Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT Ở TỈNH NINH THUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO ĐẬP KHI CÓ THIÊN TAI BẤT THƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.26 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
------------------

NGUYỄN VĂN BÍNH

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT Ở TỈNH NINH THUẬN
VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO ĐẬP
KHI CÓ THIÊN TAI BẤT THƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH T0HỦY
MÃ SỐ: 60 - 58 - 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS NGUYỄN VĂN MẠO

HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn, được sự nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ
của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, bằng sự nỗ lực cố gắng học tập, nghiên
cứu và tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân đến nay đề tài “Tình hình xây
dựng đập đất ở tỉnh Ninh Thuận và các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đập khi
có thiên tai bất thường”đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định.
Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả mới phân tích những tồn tại trong
công tác quy hoạch, thiết kế, quản lý các đập đất ở Ninh Thuận có phương hại đến an


toàn công trình khi gặp bão, lũ và đề xuất các giải pháp để các đập đất ở Ninh Thuận
thích ứng được với thiên tai bất thường…
.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Nguyễn
Văn Mạo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin khoa học cần thiết
trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
và cán bộ công nhân viên Phòng Đào tạo Đại học & Sau đại học, Khoa Công trình,
Trường Đại học Thủy Lợi đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở NN&PTNT Ninh Thuận
nơi tác giả đang công tác, Viện đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung - Trường Đại
học Thủy lợi, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn
thành luận văn đúng thời hạn.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản thân tác
giả còn ít nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp và trao đổi chân thành giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Thuận, ngày

tháng

năm 2012.

HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Bính


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hà nội, ngày tháng 3 năm 2012
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
U

- Phòng Đào tạo Đại học & Sau Đại học
- Khoa Công trình
Tên học viên: Nguyễn Văn Bính
Sinh ngày: 20/3/1975
Lớp cao học: 18C- DH2
Tên đề tài luận văn“Tình hình xây dựng đập đất ở tỉnh Ninh Thuận và các
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đập khi có thiên tai bất thường”
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn là do tôi làm. Những kết
quả nghiên cứu, thí nghiệm không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào khác.
Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình thức kỷ luật
nào của nhà trường.

Học viên

Nguyễn Văn Bính


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................2
Chương 1 .....................................................................................................................4
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH HỒ ĐẬP TỈNH NINH THUẬN ..........................4
1.1 Công trình thủy lợi các tỉnh thành ven biển miền Trung ................................4

1.1.1 Thủy lợi đóng vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững miền Trung .5
1.1.2Các biện pháp thủy lợi vùng ven biển miền Trung ......................................5
1.1.3 Công trình thủy lợi các tỉnh thành ven biển miền Trung ............................6
1.2 Khái quát về công trình hồ chứa tỉnh Ninh Thuận ............................................9
1.2.1Đặc điểm địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận ................................9
1.2.2 Tình hình xây dựng hồ chứa ở Ninh Thuận ..............................................11
1.3 Hiện trạng các đập đất đã xây dựng và khai thác ở Ninh Thuận ....................14
1.3.1 Hiện trạng đập đất ở Ninh Thuận. ..............................................................14
1.3.2 Thiết bị quan trắc và tình hình theo dõi quan trắc .....................................18
1.3.3 Hiện trạng hư hỏng đập đất ở Ninh Thuận ................................................19
1.3.3.1 Sự cố vỡ đập hồ Phước Trung...........................................................19
1.3.3.2 Sự cố thấm Đập Trà Van hồ Sông Biêu ............................................19
1.3.3.3 Sự cố vỡ khối thượng lưu hồ Lanh Ra ..............................................21
1.3.3.4 Sự cố tràn nước qua đập hồ Bà Râu ..................................................22
1.3.4 Đánh giá chung về chất lượng đập đất ở Ninh Thuận ...............................23
1. 4 Một số vấn đề nghiên cứu phát triển hồ đập ở Ninh Thuận ...........................25
1.4.1 Một số tồn tại trong khảo sát thiết kế .........................................................25
1.4.2 Thực trạng thi công ....................................................................................26
1.4.3 Thực trạng về sử dụng và quản lý hồ chứa ................................................27
1.5 Nghiên cứu định hướng phát triển ..................................................................27


1. 6 Xác định mục tiêu và nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận văn ..............29
1.6.1 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................29
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................29
1.6.3 Các nội dung nghiên cứu............................................................................29
1.7 Kết luận chương 1 ...........................................................................................29
Chương 2 ...................................................................................................................30
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN
ĐẬP ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI BẤT THƯỜNG ..............................30

2.1 Cập nhật một số kết quả nghiên cứu về thiên tai bất thường và ảnh hưởng của
nó đến công trình thủy lợi miền Trung .................................................................30
2.1.1 Nghiên cứu mới về thiên tai bất thường và các đặc trưng cơ bản của bão,
lũ, trượt lở đất miền Trung ..................................................................................30
2.1.2 Nghiên cứu tác động của bão lũ và trượt lở đất đến công trình thủy lợi các
tỉnh thành ven biển miền Trung ..........................................................................35
2.1.3 Hư hỏng và sự cố các công trình thủy lợi miền Trung ..............................39
2.1.4 Kết luận về sức chịu tải của đập đất và công trình thủy lợi hiện hữu ở miền
Trung ...................................................................................................................40
2.1.5 Một số bài toán kiểm tra an toàn đập đất trong điều kiện thiên tai bất
thường .................................................................................................................43
2.2 Cấu tạo và đặc điểm làm việc của đập đất và các điều kiện kĩ thuật đảm bảo
an toàn ...................................................................................................................46
2.2.1 Cấu tạo của đập đất ....................................................................................46
2.2.2 Đặc điểm làm việc của đập đất ..................................................................47
2.2.3 Yêu cầu tính toán để đảm bảo an toàn cho đập theo tiêu chuẩn kĩ thuật
hiện hành .............................................................................................................47
2.2.4 Điều kiện kĩ thuật bổ sung để đảm bao an toàn cho đập đất trong điều kiện
thiên tai bất thường .............................................................................................49
2.3 Kết luận chương 2 ..........................................................................................50
Chương 3 ...................................................................................................................51


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP SÔNG BIÊU
TRONG ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI BẤT THƯỜNG ................................................51
3.1 Giới thiệu công trình hồ chứa nước sông Biêu ...............................................51
3.1.1 Vị trí công trình ..........................................................................................51
3.1.2 Nhiệm vụ công trình .................................................................................51
3.1.3. Quy mô công trình ....................................................................................51
3.2 Giới thiệu tóm tắt các nghiên cứu đã có về đập sông Biêu .............................54

3.2.1 Điều kiện địa chất công trình hồ Sông Biêu ..............................................54
3.2.1.1 Đánh giá điều kiện địa chất công trình trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công 54
3.1.1.2 Các đánh giá điều kiện địa chất công trình trong giai đoạn bổ sung
xử lý sự cố thấm: ...........................................................................................61
3.2.2 Giải pháp công trình ...................................................................................65
3.2.2.1 Giải pháp công trình giai đoạn TKBVTC được phê duyệt và thi công
.......................................................................................................................65
3.2.2.2 Một số giải pháp điều chỉnh và xử lý chống thấm trong quá trình thi công
.......................................................................................................................69
3.3 Tóm tắt các kết luận về an toàn của đập sông Biêu ........................................70
3.3.1 Khả năng chống tràn hiện tại .....................................................................70
3.3.3 Mức độ an toàn của kết cấu bảo vệ mái thượng lưu ..................................73
3.4 Kiểm tra khả năng chống tràn khi trong hồ có sóng xung kích và sóng gió do bão ..73
3.4.1 Tính sóng do gió bão cho hồ sông Biêu ....................................................73
3.4.2. Trượt lở bờ hồ và sóng xung kích .............................................................74
3.4.2.1. Nguyên nhân xảy ra sóng xung kích ................................................75
3.4.2.2. Ảnh hưởng của sóng xung kích .......................................................76
3.4.2.3 Tính toán sóng xung kích trong hồ chứa nước sông Biêu. ...............77
3.4.3 Khả năng chống tràn của đập sông Biêu khi có sóng xung kích và sóng do
gió bão .................................................................................................................80
3.5 Khả năng duy trì ổn định của mái hạ lưu đập khi mực nước hồ dâng cao so
với các mực nước thiết kế .....................................................................................81


3.5.1Tài liệu phục vụ tính toán ...........................................................................81
3.5.2 Các trường hợp tính toán............................................................................82
3.5.3Đánh giá an toàn đập: ..................................................................................84
3.7 Kết luận chương 3 ...........................................................................................96
Chương 4 ...................................................................................................................99
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................101


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Số lượng hồ chứa phân bố ở 61 tỉnh thành trong cả nước .........................6
T
5
2

T
5
2

Hình 1-2: Hệ thống thủy lợi hồ Tân Giang, có dung tích chứa 13,39 triệu m3 .........13
T
5
2

P

T
5
2
P

Hình 1-3: Hệ thống thủy lợi hồ sông Trâu, dung tích chứa 31,50 triệu m3 ..................14
T
5
2


P

T
5
2
P

Hình 1-4: Hệ thống thủy lợi hồ Trà Co, dung tích chứa 10 triệu m3 .......................14
T
5
2

P

T
5
2
P

Hình 2-1a: Cấu trúc chương trình ddT ......................................................................32
T
5
2

T
5
2

Hình 2-1b: Giao diện chương trình ddT....................................................................32
T

5
2

T
5
2

Hình 2-2: Giới thiệu chương trình CSDL ddT ..................................................................35
T
5
2

T
5
2

Hình 2-3: Phần mềm QMM-ĐTĐL 2009/01 ............................................................35
T
5
2

T
5
2

Hình 2-4: Nguy cơ vỡ đập Kim sơn Hà tĩnh khi có lũ lớn.......................................36
T
5
2


T
5
2

Hình 2-5: Nước lũ gây ngập và chảy tràn vùi lấp, phá công trình trên bề mặt đất ...36
T
5
2

T
5
2

Hình 2-6: Các công trình bê tông cầu máng, cống bị hư hỏng nặng ........................37
T
5
2

T
5
2

Hình 2-7: Ảnh hưởng của Bão, Lũ, Trượt lở đất đến công trình xây dựng .............38
T
5
2

T
5
2


Hình 2-8: Sơ đồ tính khả năng chịu tải KNCT ĐTĐT 2009/01 .............................41
T
5
2

T
5
2

Hình 2-9a: Quan hệ giữa thể tích khối trượt và chiều cao sóng xung kích với khoảng
T
5
2

cách x=700m .............................................................................................................45
T
5
2

Hình 2-9b: Quan hệ giữa độ vượt cao với các cấp gió bão-MNLTK .......................45
T
5
2

T
5
2

Hình 2-10a: Áp lực nước lỗ rỗng của ngày thứ năm ...............................................46

T
5
2

T
5
2

Hình 2-10b: Mức độ giảm hệ số ổn định K ................................................................46
T
5
2

T
5
2

Hình 3-1: Mặt cắt điển hình lòng suối tại D8 đập chính Trà Van ............................65
T
5
2

T
5
2

Hình 3-2: Mặt cắt điển hình đập tràn bê tông trọng lực đập phụ sông Biêu .............67
T
5
2


T
5
2

Hình 3-3: Mặt cắt điển hình đập không tràn bê tông trọng lực đập phụ Sông Biêu .68
T
5
2

T
5
2

Hình 3-4: Mặt cắt điển hình đập đất lòng suối tại E34A đập phụ Sông Biêu ...........69
T
5
2

T
5
2

Hình 3-5: Mặt cắt điển hình lòng suối tại D8 đập chính Trà Van sau điều chỉnh ....69
T
5
2

T
5

2

Hình 3-6: Mặt cắt điển hình đập đất lòng suối tại E34A đập phụ Sông Biêu sau điều chỉnh
T
5
2

T
5
2

...................................................................................................................................70
Hình 3-7: Quan hệ giữa chiều cao sóng và cấp bão ..................................................74
T
5
2

T
5
2

Hình 3-8: Cơ chế sóng tác động ở hồ........................................................................75
T
5
2

T
5
2



Hình 3-9: Sóng cưỡng bức trong hồ được phát sinh ở điểm P và lan truyền tới một đập D..76
T
5
2

T
5
2

Hình 3-10: Sơ đồ sóng hình thành trong các hồ chứa (a) Mặt bằng (b) Mặt cắt .....76
T
5
2

T
5
2

Hình 3-11: Sóng xung kích lan truyền và leo lên đập ...............................................77
T
5
2

T
5
2

Hình 3-12: Khoảng cách từ nơi có thể xảy ra trượt lở đất ........................................78
T

5
2

T
5
2

Hình 3-13: Biểu đồ quan hệ chiều cao sóng với thể tích khối trượt .........................80
T
5
2

T
5
2

Hình 3-14a: Quan hệ giữa mực nước trong hồ và lưu lượng thấm đơn vị mặt cắt..............85
T
5
2

T
5
2

Hình 3-14b: Quan hệ giữa tốc độ gia tăng lưu lượng thấm đơn vị và mực nước .....85
T
5
2


T
5
2

Hình 3-15a: Quan hệ giữa mực nước trong hồ và gradient thấm J2 .........................86
T
5
2

T
5
2

Hình 3-15b: Quan hệ giữa mực nước trong hồ và gradient thấm J3 .........................86
T
5
2

T
5
2

Hình 3-16a: Tốc độ gia tăng Gradient thấm tại điểm giữa đập J2 ............................87
T
5
2

T
5
2


Hình 3-16b: Tốc độ gia tăng Gradient thấm tại điểm hạ lưu đập J3 .........................87
T
5
2

T
5
2

Hình 3-17a: Quan hệ giữa mực nước trong hồ và hệ số ổn định ..............................88
T
5
2

T
5
2

Hình 3-17b: Quan hệ giữa mực nước trong hồ và tốc độ giảm hệ số ổn định ..........88
T
5
2

T
5
2

Hình 3-18a: Quan hệ giữa mực nước hồ với lưu lượng thấm khi có động đất .........89
T

5
2

T
5
2

Hình 3-18b: Quan hệ giữa mực nược hồ với tốc độ gia tăng lưu lượng thấm đơn vị ......89
T
5
2

T
5
2

Hình 3-19a: Quan hệ giữa mực nước hồ với gradient thấm tại điểm giữa đập.........90
T
5
2

T
5
2

Hình 3-19b: Quan hệ giữa mực nước hồ và tốc độ gia tăng Gradient thấm J2 ........90
T
5
2


T
5
2

Hình 3-20a: Quan hệ giữa mực nước hồ với gradient thấm tại điểm hạ lưu đập J3 .91
T
5
2

T
5
2

Hình 3-20b: Quan hệ giữa mực nước hồ và tốc độ gia tăng Gradient thấm J3 ........91
T
5
2

T
5
2

Hình 3-21a: Quan hệ giữa mực nước hồ và hệ số ổn định mái đập hạ lưu...............92
T
5
2

T
5
2


Hình 3-21b: Quan hệ giữa tốc độ suy giảm hệ số ổn định mái hạ lưu đập và mực nước .....92
T
5
2

T
5
2

Hình 3.22: Biểu đồ độ gia tăng hệ số ổn định mái hạ lưu đập khi rải vải chống thấm
T
5
2

tới đỉnh đập theo các mực nước ................................................................................93
T
5
2

Hình 3.23: Quan hệ giữa hệ số ổn định mái hạ lưu đập với mực nước ....................93
T
5
2

T
5
2

Hình 3.24a: Biểu đồ quan hệ độ suy giảm hệ số ổn định tại các mực nước khác

T
5
2

nhau. ..........................................................................................................................94
T
5
2

Hình 3.24b: Biểu đồ quan hệ độ suy giảm hệ số ổn định khi có xét đến tác động của
T
5
2

động đất. ....................................................................................................................94
T
5
2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Các hồ chứa được xây dựng đến năm 2000 .............................................12
Bảng1- 2: Các hồ chứa được xây dựng từ năm 2000-2011 ......................................13
Bảng 1-3: Thống kê hiện trạng hồ chứa là đập đất tỉnh Ninh Thuận .......................15
Bảng 1-4: Bảng thống kê một số sự cố công trình ....................................................24
Bảng 2-1: Cấp độ nguy cơ trượt lở áp dụng cho vùng duyên hải miền Trung .....34
Bảng 2-2: Phân tích sức chịu tải công trình vật liệu địa phương làm việc trong điều
kiện thiên tai bất thường miền Trung ........................................................................42
Bảng 3-1: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp phong hóa hoàn toàn tại tuyến đập Trà Van ..56
Bảng 3-2: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp phong hóa nhẹ tại tuyến đập Trà Van ............57

Bảng 3-3: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp phong hóa hoàn toàn tuyến đập sông Biêu.....59
Bảng 3-4: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp phong hóa nhẹ tại tuyến đập sông Biêu .........60
Bảng 3-5: Các chỉ tiêu cơ lý của đá diabaz phong hóa nhẹ tại tuyến đập sông Biêu60
Bảng 3-6: Hệ số thấm và lượng mất nước của nền và vai đập Trà Van ...................62
Bảng 3-7: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất đắp ............................................................63
Bảng 3-8: Hệ số thấm đất đắp đập Trà Van ..............................................................64
Bảng 3-9: Cao trình đỉnh đập theo các trường hợp tính toán ....................................71
Bảng 3-11: Các thông số cơ bản của đất đắp, đất nền đập........................................72
Bảng 3-12: Bảng tổng hợp kết quả tính toán đập Trà Van .......................................72
Bảng 3-13: Kết quả tính chiều cao sóng do bão hồ Sông Biêu.................................74
Bảng 3-14: Kết quả tính toán chiều cao sóng xung kích hồ sông Biêu ....................79


1

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ninh Thuận là tỉnh cực Nam trung Bộ có tổng diện tích tự nhiên 3363 km2
P

P

được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi cao giáp Đà
T
5
2

Lạt, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là
T
5

2

vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền viễn Tây của Việt Nam.
Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm
15,4% và đồng bằng là 22,4%.
Ninh Thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất nước, mang đặc điểm của khí
hậu nhiệt đới gió mùa với các đặt trưng là: Khô nóng, gió nhiều, bốc hơi nhanh. Tuy
nhiên trong mùa mưa, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn gây ra lũ lụt, lũ ống,
lũ quét và úng ngập nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Trong mấy thập kỉ trở lại đây, Ninh thuận cũng như miền Trung là nơi áp
thấp nhiệt đới và bão đổ bộ vào nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Gió bão
không chỉ trực tiếp phá hoại cây cối, nhà cửa, tàu thuyền, cơ sở hạ tầng…. mà còn
làm cho nước biển dâng, sóng cao và kéo theo mưa lớn vào đất liền. Đây là những
nguyên nhân gây ra úng ngập, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất … ở khu vực Duyên hải
Miền Trung.
Địa hình duyên hải miền Trung phân hóa mạnh nên khi có lũ lụt nhiều vùng
bị cô lập, thêm vào đó đường giao thông nhiều nơi bị sạt lở không có khả năng tiếp
cận để cứu hộ. Các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi bị nước tràn qua hoặc
ngập trong nước chịu nhiều tác động do nước gây ra cùng với các tác động khác
như lốc tố…. Chỉ tính riêng cơn bão số 6 năm 2006, bão cấp 11, cấp 12 gió giật cấp
13,14 đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng gây ra mưa lũ trên các triền sông từ Quảng
Nam đến Khánh Hòa làm 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, 350.000
ngôi nhà sụp đổ và nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng. Tổng chi phí
thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng Việt Nam.
Hiện nay, tình hình khí tượng, thủy văn, thủy triều ngày càng biến đổi phức
tạp do biến đổi của khí hậu; các hồ chứa thượng lưu dần được xây dựng và đưa vào


2


sử dụng nhưng chưa có qui trình quản lý vận hành chung cho toàn lưu vực sông;
Các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng, giao thông, thủy lợi được xây dựng phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình lũ lụt, ổn định và an toàn của hồ chứa từ đó ảnh hưởng đến đời sống và phát
triển kinh tế xã hội trong vùng.
Trong hai tháng 10 và 11 năm 2009, hai cơn bão số 9 và bão 11 liên tiếp đổ
bộ vào miền Trung đã gây ra lũ lụt, trượt lở đất làm cho các tỉnh từ Thừa Thiên Huế
đến Khánh Hòa và một số tỉnh Tây Nguyên bị tổn thất lớn về người và của.
Trong năm 2010, tình hình mưa lũ các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức
phức tạp, gây lũ lụt trên diện rộng. Tại tỉnh Ninh Thuận mưa lũ lịch sử đã xảy ra
vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2010 làm thiệt hại rất lớn về người và của,
ước thiệt hại trên 1000 tỷ đồng. Nhiều công trình thuỷ lợi trong đó có đập đất hồ
Phước Trung bị vỡ, đập đất Sông Biêu được áp dụng công nghệ chống thấm mới
đang xây dựng có những biểu hiện hư hỏng cần phải nghiên cứu làm rõ nguyên
nhân và đề ra biện pháp đảm bảo an toàn cho đập và thích ứng được cả với thiên tai
bất thường.
Nội dung luận văn sẽ tập trung nghiên cứu “Tình hình xây dựng đập đất ở
tỉnh Nình Thuận và các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đập khi có thiên tai
bất thường” nhằm đưa ra biện pháp đảm bảo an toàn cho đập đất ở Ninh Thuận và
thích ứng được cả với thiên tai bất thường.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng quan về tình hình công trình hồ đập ở tỉnh Ninh Thuận.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá an toàn đập đất trong điều
kiện thiên tai bất thường tại Ninh Thuận.
- Đánh giá an toàn đập vật liệu địa phương trong điều kiện thiên tai bất thường.
- Áp dụng các nghiên cứu cho đập vật liệu địa phương sông Biêu.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao an toàn đập vật liệu địa phương
sông Biêu và các hồ chứa tương tự tại Ninh Thuận.



3

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các đập đất ở tỉnh Ninh Thuận.
- Đối chiếu các kết quả tính toán của đập sông Biêu với các tài liệu khảo sát,
quan trắc thực tế sau sự cố thấm và ứng dụng mô hình toán (Phần mềm GEOSLOP)
để kiểm tra tính toán với các trường hợp có thể xảy ra khi gặp thiên tai bất thường
như bão, trượt lở bờ hồ….
2. Phạm vi nghiên cứu
- Các hồ chứa với hình thức đập vật liệu địa phương ở Ninh Thuận
- Công trình đập vật liệu địa phương ở hồ sông Biêu.
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
Tổng quan được hiện trạng công trình thủy lợi

(tập trung vào đập đất ) của

tỉnh Ninh Thuận , trong đó có phân tích những tồn tại do thiết kế , thi công, quản lý
vận hành…dẫn đến giảm khả năng chịu tải , tăng nguy cơ mất an toàn khi có mưa lũ
xảy ra. Luận văn đã chứng minh cụ thể bằng việc tóm tắt các kết quả tính toán đập
đất của hồ sông Biêu được áp dụng công nghệ mới bằng màn chống thấm Bentomat
GTL (như khả năng chống tràn hiện tại, mức độ an toàn về thấm, mức độ an toàn về
trượt mái, an toàn kết cấu bảo vệ mái thượng lưu) để từ đó kiểm tra khả năng chống
tràn khi trong hồ có sóng xung kích và sóng gió do bão, trượt lở đất, kiểm tra khả
năng duy trì ổn định của mái thượng hạ lưu đập khi mực nước hồ dâng cao so với
các mực nước thiết kế và đề xuất đề xuất giải pháp nâng cao an toàn đập vật liệu địa
phương sông Biêu và các hồ chứa tương tự tại Ninh Thuận.
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Các kết quả của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn đối với đập đất ở tỉnh
Ninh Thuận nói riêng và đập đất ở khu vực miền Trung nói chung để đề ra các giải

pháp công trình nhằm nâng cao an toàn cho công trình để thích ứng được với thiên
tai bất thường ngày càng diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu gây nên.


4

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH HỒ ĐẬP TỈNH NINH THUẬN
1.1 Công trình thủy lợi các tỉnh thành ven biển miền Trung
Ninh Thuận là một trong 14 tỉnh thành ven biển miền Trung từ Thanh Hóa
đến Bình Thuận. Các tỉnh, thành này nằm trên một dải đất hẹp có tổng diện tích
9.571.710 ha, kéo dài gần 10 vĩ độ, một bên: Dọc phía Đông là 1.500 km bờ biển
tây của Biển Đông thuộc Tây Thái Bình Dương (nơi thường có phát sinh bão lớn
nhất hành tinh); một bên: dọc phía Tây là dải Trường Sơn, vùng núi cao Lào và cao
nguyên Trung Bộ.
Địa hình các tỉnh thành ven biển miền Trung đa dạng: có vùng núi cao, vùng
gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Miền Trung là nơi có nhiều sông suối,
hầu hết bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra biển Đông. Chúng có đặc điểm nổi bật
là: không dài; đoạn thượng nguồn có độ dốc lớn, thung lũng hẹp; đoạn hạ lưu mở
rộng uốn khúc quanh co, độ dốc thấp; cửa sông gặp chế độ thủy triều phức tạp, cơ
chế sóng biển và tác động mạnh mẽ của dòng ven làm cho chế độ bùn cát cửa sông
diễn biến phức tạp. Bởi vậy, ở các sông miền Trung, lũ thượng nguồn xuất hiện đột
ngột, trong khi thoát lũ ở hạ du và cửa sông kém, dẫn đến: lũ thượng nguồn chủ yếu
là lũ quét, khi có lũ, vùng đồng bằng ven biển thường bị ngập lụt, vùng cửa sông
xảy ra bồi xói nghiêm trọng.
Các tỉnh thành ven biển miền Trung được đánh giá là vùng có tiềm năng
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Những mặt hàng như: cao
su mủ khô, cà phê nhân, mía cây, hoa quả tươi các loại, thóc, ngô, lạc, thuốc lá sợi
khô, chè búp tươi…đã và sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở công
nghiệp chế biến trong và ngoài vùng. Nông nghiệp miền Trung còn có vị trí quan

trọng về cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho dân trong
vùng đảm bảo an toàn lương thực và đáp ứng mức sinh hoạt ngày càng cao về thực
phẩm của 13 triệu dân của miền Trung. Với ưu thế có bờ biển dài, miền Trung là
một vùng có thế mạnh về kinh tế biển.


5

1.1.1 Thủy lợi đóng vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững miền Trung
Do đặc thù của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tương lai sản xuất nông
nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển nhanh kinh
tế, xã hội. Miền Trung có nhiều dạng địa hình như vùng núi, vùng gò đồi, vùng
đồng bằng ven biển, đụn cát nên các biện pháp và hình loại công trình thủy lợi ở
đây cũng tương đối đa dạng để phù hợp với từng loại địa hình. Miền Trung là nơi
gánh chịu nhiều thiên tai bão, mưa lớn, lũ, trượt lở đất các biện pháp và công trình
thủy lợi không chỉ làm nhiệm vụ phục vụ phát triển nông nghiệp mà nó còn là một
trong những giải pháp hữu hiệu để phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Nói một cách khác biện pháp và công trình thủy lợi có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc phát triển bền vững khu vực miền Trung Việt Nam.
1.1.2 Các biện pháp thủy lợi vùng ven biển miền Trung
Biện pháp thủy lợi ven biển miền Trung có thể chia thành bốn vùng: Biện
pháp thủy lợi vùng núi cao, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển
Vùng núi cao tỉnh thành ven biển miền Trung là thượng nguồn lưu vực của
các sông đổ ra biển Đông. Địa hình ở thượng nguồn các sông rất dốc, ở đây chủ yếu
là rừng, dân cư thưa thớt, nhiệm vụ chính của thủy lợi ở đây là cấp nước sinh hoạt,
biện pháp thủy lợi ở đây là các công trình cấp nước sạch vùng núi cao. Phần lưu vực
này rất dốc nên lũ tâp trung nhanh, hơn nữa các tầng phủ đang bị suy giảm do nạn
phá rừng. Để giảm tốc độ tập trung lũ biện pháp bảo vệ rừng và trồng rừng là những
biện pháp hữu hiệu để giảm mức độ nguy hiểm của lũ trên các triền sông đối với hạ
lưu. Cũng như các vùng gò đồi (núi thấp) ở các nơi khác trong cả nước, vùng gò đồi

ở Duyên hải miền Trung (DHMT) là nơi biện pháp thủy lợi tập trung vào trữ nước để
cung cấp cho vùng thấp, lợi dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, điều tiết lũ
cho lưu vực và cắt lũ cho hạ lưu. Công trình trữ nước chủ yếu là các hồ chứa thủy lợi
thủy điện kết hợp với các biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi
trọc.
Thủy lợi vùng đồng Bằng là các hệ thống tưới, các hệ thống tiêu thường gọi
là các hệ thống thủy nông, trong đó bao gồm công trình đầu mối là hồ chứa, đập


6

dõng, cng ly nc, cng x cỏt, õu thuyn, hng chc, hng trm km kờnh cỏc cp
v cỏc cỏc cụng trỡnh trờn kờnh nh cu mỏng, xi phụng, dc nc, bc nc .
Cựng tn ti vi cỏc h thng thy nụng l cỏc h thng ờ sụng, ờ bin v cỏc
cụng trỡnh bo v b sụng, b bin nh cỏc kố sụng, kố bin
Cỏc cụng trỡnh vựng ven bin ch yu l cỏc cụng trỡnh ngn s thõm nhp
ca nc bin v cụng trỡnh chng st l vựng ca sụng v b bin, chng vic
phõn dũng v to dũng mi vựng ca sụng.

249

250
200

166

59 53

Tây Ninh


Đồng Nai

B.Rịa-Vũng Tàu

Bình Dương

Lâm Đồng

Gia Lai

Đắc Lắc

7 9 9 14 1
Bình Phước

26

24 25
Kon Tum

Bình Thuận

Ninh Thuận

Phú Yên

11 6 13
Khánh Hoà

Bình Định


Quảng Ngãi

Đà Nẵng

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Nghệ An

23

22
Quảng Nam

33
11
Thanh Hóa

25
Hà Tây

Sơn La

Yên Bái

Hoà Bình

Phú Thọ


Hà Nội

1

Lai Châu

12 5
Vĩnh Phúc

Bắc Giang

Quảng Ninh

Hà Giang

16
Tuyên Quang

Thái Nguyên

22 17

Hải Dương

25
Bắc Cạn

13


Lạng Sơn

50

63

51

Ninh Bình

49 52 49

44

116

108

103

Quảng Trị

100

0

123

118
96

88

T.Thiên Huế

150

Cao bằng

Số lượng hồ chứa nước

300

Tỉnh, thành phố

Hỡnh 1-1: S lng h cha phõn b 61 tnh thnh trong c nc
1.1.3 Cụng trỡnh thy li cỏc tnh thnh ven bin min Trung
Min Trung l mt trong nhng vựng c u t xõy dng nhiu cụng trỡnh
thy li. im ni bt ca min Trung l ni cú nhiu h cha thy li, thy in,
chim khong 53% s h ca c nc, riờng tnh Ngh An cú s h lờn ti 13% s
h ca c nc. Cỏc h thng kờnh v cụng trỡnh trờn kờnh ti, tiờu ó c xõy
dng trờn hu ht cỏc cỏnh ng sn xut nụng nghip.
Cỏc h cha úng vai trũ quan trng trong vic cung cp nc ti, iu tit
l cho h du v cung cp mt lng in nng ỏng k. Tuy nhiờn tp trung nhiu


7

hồ cũng là nơi tập trung nguy cơ thảm họa do vỡ đập và nguy cơ hạ lưu bị ngập lụt
do sai lầm về quy trình quản lí vận hành hồ [2].
P


P

Dọc theo bờ biển miền Trung đã hình thành những hệ thống đê biển và đê
cửa sông…
Các tuyến đê biển và cửa sông khu vực Bắc Trung bộ đã được nâng cấp về
chiều cao chống được bão cấp 9, cấp 10, nhưng kết cấu mặt cắt chưa hoàn thiện,
chưa đủ khả năng chống sóng cũng chưa chú ý đến hiện tượng tràn nước khi có bão
vượt tần suất thiết kế. Các tuyến đê biển khu vực DHMT ngắn vì bị chia cắt bởi các
sông rạch, đồi cát ven biển. Đây cũng là khu vực có biên độ thủy triều thấp. Nhiệm
vụ các tuyến đê ở đây là ngăn mặn giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm, đồng
thời phải tiêu thoát lũ nhanh. Vì vậy, đê ở đây không cao nhưng kết cấu mặt cắt
phải đảm bảo an toàn khi nước lũ tràn qua. Thực trạng hầu hết các tuyến đê chưa
đáp ứng được yêu cầu này.
Từ những đặc điểm điều kiện tự nhiên và yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế
cho toàn vùng nên hình thức công trình thủy lợi miền Trung tương đối đa dạng.
a/ Công trình hồ chứa
Miền Trung, nhất là Bắc Trung bộ là nơi tập trung nhiều hồ chứa so với 61
tỉnh thành trong cả nước.
Các công trình tạo thành hồ chứa là các đập, công trình tràn và cống lấy nước.
Đập đã và đang xây dựng tạo thành hồ ở miền Trung bao gồm nhiều loại đập như đập
đất, đập đá đổ, đập bê tông trọng lực. Trong đó các đập vật liệu địa phương chiếm đa
số. Loại đập này ít có khả năng thích ứng với điều kiện thiên tai bất thường.
Công trình tràn ở các hồ chứa vừa và nhỏ đã và đang được xây dựng ở các
tỉnh miền Trung chủ yếu là các tràn tự do chỉ có một số ít hồ loại vừa và hồ lớn sử
dụng tràn có cửa van. Các hồ chứa sử dụng tràn không có cửa van khả năng thích
nghi với thiên tai bất thường rất hạn chế.
Cống lấy nước ở hồ chứa là các cống ngầm đặt xuyên qua đập có nhiều tiểm
ẩn dẫn đến nguy cơ xẩy ra sự cố đập, mặt khác kích thước không lớn nên nó không
có khả năng tham gia tháo lũ khẩn cấp.



8

b/ Đập dâng
Đập ngăn sông dâng nước là một hình thức công trình tương đối phổ biến ở
khu vực miền Trung. Đập ngăn sông là các đập bê tông trọng lực tràn nước tự do
như đập Bái Thượng, Đô Lương, Thạch nham…. . Đập có cửa van điều tiết, kết hợp
ngăn thủy triều như đập Nghi Quang Nghệ An, Thảo Long Thừa Thiên Huế … Đập
cao su là loại đập ngăn sông mới phát triển ở nước ta được xây dựng chủ yếu ở
miền Trung và Nam bộ.
c/ Kênh và công trình trên kênh
Kênh ở các hệ thống thủy nông phần lớn là các kênh đào hoặc đắp có mặt cắt
hình thang được cứng hóa để chống thấm, một số kênh xây có mặt cắt chữ nhật. Các
công trình trên kênh bao gồm cầu máng bằng bê tông cốt thép và cầu máng xi măng
lưới thép, xi phông qua sông suối bằng bê tông cốt thép và ống thép ….
d/ Đê và các công trình bảo vệ bờ: bao gồm hệ thống đê sông và đê biển
Dọc theo bờ biển miền Trung đã hình thành những hệ thống đê biển và đê
cửa sông. Các tuyến đê biển và cửa sông khu vực Bắc Trung bộ đã được nâng cấp
về chiều cao chống được bão cấp 9, cấp 10, nhưng kết cấu mặt cắt chưa hoàn thiện,
chưa đủ khả năng chống sóng cũng chưa chú ý đến hiện tượng tràn nước khi có bão
vượt tần suất thiết kế. Các tuyến đê biển khu vực DHMT ngắn vì bị chia cắt bởi các
sông rạch, đồi cát ven biển. Đây cũng là khu vực có biên độ thủy triều thấp. Nhiệm
vụ các tuyến đê ở đây là ngăn mặn giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm, đồng
thời phải tiêu thoát lũ nhanh. Vì vậy, đê ở đây không cao nhưng kết cấu mặt cắt
phải đảm bảo an toàn khi nước lũ tràn qua. Thực trạng hầu hết các tuyến đê chưa
đáp ứng được yêu cầu này.
Công trình thủy lợi cùng với các loại công trình khác thành một hệ thống cơ
sở hạ tầng. Hệ thống này được hình thành trên cơ sở các quy hoạch riêng lẻ từng
ngành, giải quyết mối quan hệ giữa các ngành chưa được chú trọng một cách đúng

mức.Vì vậy, mỗi khi có thiên tai xẩy ra ngoài những thiệt hại do sức mạnh tàn phá
bất khả kháng của thiên nhiên, còn nhiều trường hợp do chính sự tồn tại không hợp
lí hoặc vận hành không khoa học của chính các công trình gây nên.


9

Các công trình thủy lợi được xây dựng ở nhiều thời kì tương ứng với trình độ
khoa học kĩ thuật và công nghệ khác nhau. Vì vậy các công trình không chỉ khác nhau
về tuổi thọ mà còn rất khác nhau về trạng thái kĩ thuật. Một khi gặp thiên tai ngay trong
cùng loại công trình thì hình thức phá hoại cũng như mức độ phá hủy cũng khác nhau,
đòi hỏi công việc gia cố công trình cần được nghiên cứu một cách chi tiết.
Các công trình thủy lợi các tỉnh thành ven biển miền Trung, bao gồm cả Ninh
Thuận được thiết kế tuân thủ theo hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật chung của Nhà nước đã
ban hành chỉ có khả năng chịu tải nhất định theo định mức kinh tế kĩ thuật nhất định,
chưa đề cập đến khả năng chịu tải khi có bão, lũ và trượt lở đất vượt quá dự kiến của
thiết kế. Sức mạnh tàn phá của bão, lũ và trượt lở đất vượt quá mức tính toán cho công
trình, trong các nghiên cứu gần đây gọi là thiên tai bất thường (TTBT). Hiện nay chưa
có các tiêu chí đánh giá an toàn cho công trình thủy lợi khi gặp TTBT.
1.2 Khái quát về công trình hồ chứa tỉnh Ninh Thuận
1.2.1 Đặc điểm địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ có tổng diện tích tự nhiên 3.363 km2
P

P

được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi cao giáp Đà
T
5
2


Lạt, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là
T
5
2

vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền viễn Tây của Việt Nam.
Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm
15,4% và đồng bằng là 22,4%.
Ninh Thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất nước, mang đặc điểm của khí
hậu nhiệt đới gió mùa với các đặt trưng là: Khô nóng, gió nhiều, bốc hơi nhanh. Tuy
nhiên trong mùa mưa, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn gây ra lũ lụt, lũ ống,
lũ quét và úng ngập nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Dân số toàn tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2010 là 573.925 người với 27
dân tộc anh em. Là một trong những tỉnh nghèo của đất nước, thu không đủ chi,
hàng năm phải nhờ chủ yếu vào sự viện trợ từ Trung ương.
Tỉnh Ninh Thuận gồm 01 thành phố và 06 huyện, có 64 đơn vị hành chính
cấp xã phường gồm 46 xã, 15 phường và 3 thị trấn.


10

Ở Ninh Thuận, hệ thống sông Cái Phan Rang bao trùm gần hết toàn tỉnh, chỉ
trừ một số vùng ven biển thuộc các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Thuận Nam và
Ninh Phước có các sông độc lập chảy thẳng ra biển.
Trên hệ thống sông Cái Phan Rang, ngoài dòng chính sông Cái còn nhiều
nhánh sông, suối nhỏ. Phía bên bờ tả đáng kể có suối sông Sắt, suối Trà Co, suối
Cho Mo và suối Ngang...., phía bờ hữu có sông Ông, sông Chá, sông Than, sông
Quao và sông Lu....
Sông Cái bắt nguồn từ sườn Đông của dãy núi Gia Rích (1.923m) giáp ranh

với tỉnh Lâm Đồng, sông chảy theo hướng Bắc-Nam đổ ra biển Đông tại vịnh Phan
Rang. Chiều dài dòng chính sông Cái khoảng 120km. Mặt cắt dọc sông Cái có dạng
bậc thềm. Ở thượng nguồn sông chảy ven theo các sườn núi cao trên 1.500m, lòng
sông đầy đá tảng, độ dốc lòng sông lớn, sườn dốc ngắn, đất đai chủ yếu là tổ hợp
đất núi Feralít.
Hệ thống sông ngòi có dạng hình nhánh cây, ngoài dòng chính sông Cái còn
có nhiều sông, suối nhánh có tỷ lệ diện tích lưu vực khá lớn đổ vào. Tổng diện tích
tự nhiên của hệ thống Sông Cái Phan Rang là 3.043 km2, trong đó:
P

P

+ Phần thuộc tỉnh Ninh Thuận: 2.488 km2 chiếm 81,76%
P

P

+ Phần thuộc tỉnh Khánh Hòa: 336 km2 chiếm 11,04%
P

P

+ Phần thuộc tỉnh Lâm Đồng: 172 km2 chiếm 5,65%
P

P

+ Phần thuộc tỉnh Bình Thuận: 47 km2 chiếm 1,54%
P


P

Do điều kiện địa hình ở phần thượng nguồn bao bọc bởi núi cao, lưu vực
thượng nguồn sông Cái Phan Rang từ cầu Tân Mỹ trở lên có lượng mưa hàng năm
lớn hơn, từ 1.000-2.000mm. Từ Tân Mỹ trở xuống mưa giảm dần, từ 1.000mm xuống
đến chỉ còn xấp xỉ 700 mm ở vùng cửa sông là Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Ảnh hưởng của thủy triều vịnh Phan Rang lên chế độ thủy văn sông Cái
không lớn, chỉ vào sâu 4-6 km tính từ cửa biển.
Các sông chảy qua tỉnh Ninh Thuận có những đặc điểm chung như các sông
Duyên Hải Miền Trung. Hầu hết các sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển
Đông. Đặc điểm nổi bật các sông miền Trung là không dài (10-100km), đoạn


11

thượng nguồn có độ dốc lớn, thung lũng hẹp, đoạn hạ lưu mở rộng uốn khúc quanh
co, độ dốc thấp. Các cửa sông gặp chế độ thủy triều phức tạp, cơ chế sóng biển và
tác động mạnh mẽ của dòng ven làm cho chế độ bùn cát cửa sông diễn biến phức
tạp. Đặc điểm này của sông miền Trung đã dẫn đến hiện tượng lũ thượng nguồn
xuất hiện đột ngột, khả năng thoát lũ ở hạ du và cửa sông bị hạn chế, vì vậy hiện
tượng ngập lụt ở vùng đồng bằng ven biển và bồi xói ở vùng cửa sông dễ bị xảy ra.
1.2.2 Tình hình xây dựng hồ chứa ở Ninh Thuận
Trước năm 1975, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa có một
hồ chứa nào được xây dựng mà chỉ có hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh-Lâm Cấm được
lấy từ nguồn nước thủy điện Đa Nhim Lâm Đồng với nhiệm vụ tưới cho khoảng
13.000 ha bằng 02 hệ thống đập dâng chính là: đập Nha Trinh và đập Lâm Cấm.
Sau năm 1975, Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh công tác thuỷ lợi để
phục vụ phát triển các ngành kinh tế, mà trọng tâm là nông nghiệp. Đối với tỉnh
Ninh Thuận, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và từng bước phục vụ phát triển
tổng thể kinh tế-xã hội, một số nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi có liên quan đã được

thực hiện, trong đó điển hình là “Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Ninh Thuận do Trung tâm
ĐH2- Trường Đại học Thuỷ lợi thực hiện 1998 - 2000 và chính thức được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2000” là bước khởi đầu cho sự phát
triển thủy lợi nói chung và xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ nói riêng. Quy hoạch
này chủ yếu nhằm xây dựng các kế hoạch phát triển thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu
cấp bách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, đối với địa bàn tỉnh Ninh Thuận, việc xây dựng
các công trình hồ chứa là một trong những giải pháp hữu hiệu và rất quan trọng.
Trong khi đó, hiện trạng các công trình hồ chứa trước năm 2000 chỉ đáp ứng một tỷ
lệ rất nhỏ, nên việc thiếu nước và không đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội là điều khó tránh khỏi. Vì thế, việc hoạch định xây dựng
các công trình hồ chứa được thể hiện rõ trong “Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Ninh Thuận
được phê duyệt năm 2000” là việc làm cấp bách, cần được ưu tiên hàng đầu và cần
được thực hiện sớm.


12

Tính đến năm 2000: Tổng số hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 04 hồ
chứa (hồ Suối Lớn, hồ Thành Sơn, hồ CK7, hồ Ông Kinh) với tổng dung tích hữu ích
của 04 hồ: 6,31x106 m3, diện tích được tưới 720 ha. Diện tích thực tế tưới bằng các
P

P

P

P

công trình hồ chứa này chỉ chiếm diện tích rất nhỏ so với diện tích cây trồng cần tưới.

Bảng 1-1: Các hồ chứa được xây dựng đến năm 2000
TT

Dung tích

Diện tích

Năm hoàn

(106 m3)

tưới (ha)

thành

Ninh Phước

1,10

200

1990

Ninh Hải

3,05

250

1991


Ninh Phước

1,43

100

1996

Ninh Hải

0,83

170

1999

Tên hồ

Huyện

P

1

Suối Lớn

2

Thành Sơn


3

CK7

4

Ông Kinh

P

P

P

Ngoài 04 hồ chứa nước loại nhỏ được xây dựng như đã nêu ở bảng 1-1, tỉnh
Ninh Thuận còn cho xây dựng hàng chục ao chứa nước nhỏ có dung tích mỗi ao
<50.000 m3 nước phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt và cải tạo môi trường ở các địa
P

P

phương khó khăn về nguồn nước.
Tuy số hồ chứa nước xây dựng chưa được nhiều nhưng nó đã phát huy tác
dụng tưới hơn hẳn biện pháp công trình bằng các đập dâng nước.
Kết quả đạt được đến năm 2011 tổng số các hồ chứa vừa và nhỏ đã được ra
đời là 16 hồ chứa với tổng dung tích là 146,72 triệu m3, diện tích được tưới điển
P

P


hình như các hồ chứa: hồ Tân Giang, hồ Sông Trâu, hồ Sông Sắt, hồ Nước Ngọt, hồ
Trà Co… và 05 hồ chứa tiếp theo được hoàn thành trong năm 2012 là các hồ chứa:
hồ Sông Biêu, hồ Phước Trung, hồ Lanh Ra, hồ Bà Râu, hồ Núi Một và tiếp tục
đầu tư xây dựng vào các năm tiếp theo như hồ có dung tích lớn nhất là hồ Sông Cái
thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ tỉnh Ninh Thuận có dung tích 209 triệu m3 và dự
P

kiến hoàn thành năm 2015.

P


13

Bảng1- 2: Các hồ chứa được xây dựng từ năm 2000-2011
TT

Tên hồ

Huyện

Dung tích

Diện tích

Năm hoàn

(106 m3)


tưới (ha)

thành

P

P

P

P

5

Tân Giang

Thuận Nam

13,39

3.000

2001

6

Sông Trâu

Thuận Bắc


31,50

3.000

2005

7

Ba Chi

Thuận Bắc

0,40

40

2005

8

Ma Trai

Thuận Bắc

0,48

30

2005


9

Nước Ngọt

Ninh Hải

1,80

208

2006

10

Bầu Ngữ

Ninh Phước

1,60

193

2007

11

Sông Sắt

Bác Ái


69,30

3.800

2008

12

Tà Ranh

Ninh Phước

1,22

100

2010

13

Trà Co

Bác Ái

10,09

942

2011


14

Cho Mo

Bác Ái

8,79

1.242

2011

15

Phước Nhơn

Bác Ái

0,78

250

2011

16

Bầu Zôn

Ninh Phước


1,685

135

2011

Hình 1-2: Hệ thống thủy lợi hồ Tân Giang, có dung tích chứa 13,39 triệu m3
P

P


14

Hình 1-3: Hệ thống thủy lợi hồ sông Trâu,

Hình 1-4: Hệ thống thủy lợi hồ Trà Co,

dung tích chứa 31,50 triệu m3

dung tích chứa 10 triệu m3

P

P

Các kết quả nghiên cứu quy hoạch thủy lợi Ninh Thuận đến nay về cơ bản đã
tập trung giải quyết nhiệm vụ là khai thác nguồn nước phục vụ cho nhu cầu phát
triển nông nghiệp (chủ yếu là cấp nước tưới) là chính và phát triển một số ngành
khác như: công nghiệp, thủy sản, nước sinh hoạt. Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi

và nhất là đầu tư xây dựng các hồ chứa trên địa bàn Ninh Thuận là một trong những
điều kiện then chốt nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đời
sống nông dân, xây dựng nông thôn mới.
Cho đến nay, các hồ chứa đã xây dựng ở Ninh Thuận chủ yếu là các hồ thủy
lợi làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới. Các đập chính tạo thành hồ chứa chủ yếu là
đập đất có quy mô lớn nhất là cấp 3, thuộc đập loại vừa và nhỏ đã xây dựng ở miền
Trung cũng như trong cả nước
1.3 Hiện trạng các đập đất đã xây dựng và khai thác ở Ninh Thuận
1.3.1 Hiện trạng đập đất ở Ninh Thuận.
Tổng các hồ chứa được xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2011
là 21 hồ chứa, trong đó có 01 hồ là đập bê tông trọng lực, còn lại 20 hồ là đập đất.


15

Bảng 1-3: Thống kê hiện trạng hồ chứa là đập đất tỉnh Ninh Thuận

TT

Tên
hồ

Năm

Dung

hoàn

tích


thành

(106 m3)
P

P

P

Chiều
cao

Hình thức kết cấu mặt

đập

cắt ngang đập

Suối
Lớn

1990

1,10

2

Sơn

1991


3,05

chữa

(m)

10,60

chất,

Hồ đã xuống

thượng lưu đá lát, hạ lưu

cấp, cần phải

trồng cỏ, đống đá tiêu

nâng cấp, sửa

nước hạ lưu

chữa

Đập
Thành

hỏng và sửa


P

Đập
1

Hiện trạng hư

8,50

đất

đất

đồng

đồng

chất,

thượng lưu BTCT, hạ

Hồ còn tốt do

lưu trồng cỏ, rãnh thoát

mới sửa chữa,

nước hạ lưu,đống đá tiêu

nâng cấp


nước
Đập
3

CK7

1996

1,43

16,50

chất,

Hồ đã xuống

thượng lưu hạ lưu đá

cấp, cần phải

xây, đống đá tiêu nước

nâng cấp, sửa

hạ lưu

chữa

Đập

4

5

6

Ông
Kinh

Tân
Giang

Sông
Trâu

1999

2001

2005

0,83

13,39

31,50

13,00

37,50


27,00

đất

đất

đồng

đồng

chất,

Hồ đã xuống

thượng lưu đá xây, hạ

cấp, cần phải

lưu trồng cỏ, đống đá

nâng cấp, sửa

tiêu nước hạ lưu

chữa

Đập Bê tông trọng lực

Hồ còn tốt


Đập hỗn hợp 03 khối,

Sụt

thiết bị thoát nước thân

mái hạ lưu,

đập Ống khói + gối

thấm

phẳng và đống đá, Mái

tràn. Đã được

lún

xói
mang


×