Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu ổn định của đập vật liệu địa phương trong trường hợp mực nước rút nhanh ở khu vực duyên hải Miền Trung”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 109 trang )

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

1

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ của phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình
trường Đại học thuỷ lợi, Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP,
cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, đến nay Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
chuyên ngành Xây dựng công trình thủy với đề tài: “Nghiên cứu ổn định của đập
vật liệu địa phương trong trường hợp mực nước rút nhanh ở khu vực duyên hải
Miền Trung” đã được hoàn thành.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cơ quan đơn vị và các cá nhân đã
truyền đạt kiến thức, cho phép sử dụng tài liệu đã công bố cũng như sự giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Tổng Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam CTCP cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến, PGS.TS Nguyễn Quang
Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
của các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi.
Hà Nội, Tháng 12 năm 2010
Tác giả

Vũ Hoàng

Học viên: Vũ Hoàng


Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

2

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NÓ..10
1.1.Tình hình xây dựng đập vật liệu địa phương ở Việt Nam..............................10
1.2.Tình hình xây dựng đập vật liệu địa phương ở duyên hải Miền Trung Việt
Nam............................................................................................................................12
1.2.1.Địa hình và địa chất..............................................................................13
1.2.2.Khí hậu và thời tiết...............................................................................14
1.2.3. Tình hình mưa lũ ở miền Trung Việt Nam.......................................14
1.2.3.1. Tình hình mưa lũ ở miền Trung năm 2007...................................15
1.2.3.2. Tình hình mưa lũ ở miền Trung năm 2008...................................18
1.2.3.3. Tình hình mưa lũ ở miền Trung năm 2009...................................19
1.2.4. Tình hình xây dựng đập vật liệu địa phương ở duyên hải Miền Trung
Việt Nam…………………………………………………………………………...23.
1.2.5. Ảnh hưởng của tình hình mưa lũ tới các đập vật liệu địa phương..24
1.3. Điều kiện làm việc của đập vật liệu địa phương, và những hư hỏng sau lũ
lớn của vùng Duyên Hải Miền Trung.....................................................................25
1.4. Tính cấp thiết và nội dung nghiên cứu của đề tài...........................................27
1.4.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................27

1.4.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài...........................................................28
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH CỤC BỘ CỦA ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA
PHƯƠNG……………………………………………………………………………...30
2.1. Phân tích ứng suất – biến dạng và áp lực lỗ rỗng trong đập vật liệu địa
phương.......................................................................................................................30
2.1.1. Ứng suất và biến dạng trong đập vật liệu địa phương. .....................30
2.1.2 Áp lực lỗ rỗng trong đập vật liệu địa phương......................................31
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

3

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

2.1.3 Phương trình cơ bản và phương pháp tính..........................................32
2.1.3.a.Ứng suất:............................................................................................32
2.1.3.b. áp lực khe rỗng.................................................................................40
2.1.4 Các điều kiện đánh giá ổn định cục bộ: ..............................................41
2.1.4.a Ổn định trượt. ....................................................................................42
2.1.4.b Ổn định thấm: ....................................................................................43
2.2. Phân tích ứng suất – biến dạng và áp lực nước kẽ rỗng trong đập vật liệu
địa phương, trong điều kiện mực nước rút nhanh................................................44
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu thấm không ổn định..........................44
2.2.1.1. Phương pháp giải tích.......................................................................44
2.2.1.2. Phương pháp thí nghiệm thấm khe hẹp...........................................44

2.2.1.3. Phương pháp thí nghiệm tương tự điện−thủy động lực học..........47
2.2.1.4. Phương pháp mô hình số................................................................48
2.2.2. Cơ sở lý thuyết phương trình vi phân thấm không ổn định..............49
2.2.3. Phương trình vi phân cơ bản của dòng thấm không ổn định cho đất
bão hòa......................................................................................................................50
2.2.4. Giải bài toán thấm theo phương pháp phần tử hữu hạn..................53
2.3. Trường ứng suất hiệu quả, ảnh hưởng của áp lực nước kẽ rỗng tới sức chịu
tải của cốt đất...........................................................................................................54
2.3.1. Đặt vấn đề............................................................................................54
2.3.2. Ảnh hưởng của áp lực nước lỗ rỗng tới sức chịu tải của cốt đất....55
2.3.3. Các phương pháp tính áp lực kẽ rỗng...............................................58
2.3.3.1. Phương pháp thực nghiệm (hay còn gọi là phương pháp đường
cong nén ép).............................................................................................................58
2.3.4.2. Phương pháp lý thuyết cố kết.........................................................59
2.4. Ổn định tổng thể dưới tác dụng của mực nước rút nhanh..........................63
2.4.1. Nguyên lý chung................................................................................63
2.4.2. Những giả thiết chung của phương pháp ………….........................64
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

4

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

2.4.3. Bài toán phân tích cân bằng giới hạn chia lát...............................65

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỰC NƯỚC RÚT NHANH
TỚI ỔN ĐỊNH CỤC BỘ ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG…………………….70
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao đập tới ổn định cục bộ của đập trong
điều kiện mực nước rút nhanh..............................................................................70
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số thấm thân đập tới ổn định cục bộ của đập
trong điều kiện mực nước rút nhanh.....................................................................78
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ rút nước tới ổn định cục bộ của đập
trong điều kiện mực nước rút nhanh.....................................................................82
3.4. Nghiên cứu phân bố ứng suất trong điều kiện mực nước rút nhanh..........86
3.5. Kết luận chung..................................................................................................91
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH : HỆ THỐNG
THỦY LỢI NGÀN TRƯƠI – CẨM TRANG – TỈNH HÀ TĨNH……………..92
4.1. Giới thiệu công trình.........................................................................................92
4.2. Nghiên cứu ổn định cục bộ của đập dưới tác dụng của mực nước rút nhanh
trong một tràn lũ điển..............................................................................................96
4. 2.1. Tính thấm và kiểm tra ổn định thấm của đập chính........................96
4. 2.2. Tính ổn định trượt mái.....................................................................100
4.2.3. Tính ứng suất – biến dạng trong thân đập........................................102
4.3. Kết luận chương..............................................................................................105
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………106
5.1. Kết quả thu được của luận văn......................................................................106
5.2. Hạn chế của luận văn .....................................................................................107
5.3. Hướng nghiên cứu tiếp...................................................................................107
5.4. Kiến nghị..........................................................................................................107

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

5

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Tổng hợp số lượng các hồ chứa nước (đến năm 2002) ………………...10
Bảng 1-2: Một số hồ đập lớn ở Việt Nam (Theo thứ tự chiều cao đập) ……………11
Bảng 1-3: Một số hồ đập ở Miền Trung Việt Nam ………………………………...23
Bảng 1-4: Một số hồ đập ở duyên hải Miền Trung được sửa chữa gần đây……….26
Bảng 2-1: So sánh tương tự giữa các thông số của dòng thấm và dòng điện……...47
Bảng 2-2: Các giả thiết của một số phương pháp đại biểu.......................................66
Bảng 3.1: Tài liệu địa chất…………………………………………………………………70
Bảng 3.2 : Kết quả tính thấm và ổn định…………………………………………………71
Bảng 3.2 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 57.80, T1, K= 5*10-7…………………………………………………………….72
Bảng 3.3 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 56.50, T1, K= 5*10-7…………………………………………………………….73
Bảng 3.4 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 55.50, T1, K= 5*10-7…………………………………………………………….74
Bảng 3.5 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 44, T2, K= 5*10-7………………………………………………………………..75
Bảng 3.6 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 57.80, T2, K= 5*10-7……………………………………………………..……..76
Bảng 3.7 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 70,00, T2, K= 5*10-7……………………………………………………………77
Bảng 3.8 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 57,80, T2, K1= 5*10-7………………………………………………………….78

Bảng 3.9 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao trình
đỉnh đập 57,80, T1, K2= 5*10-7………………………………………………………….79
Bảng 3.10 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao
trình đỉnh đập 57,80, T1, K3= 5*10-7…………………………………………………….80
Bảng 3.11: tổng hợp kết quả
đánh giá sự ảnh hưởng của hệ số thấm thân đập tới ổn định cục bộ của đập….….81
Bảng 3.12 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao
trình đỉnh đập 57,80, T1, K1= 5*10-7………………………………………………..….82
Bảng 3.13 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao
trình đỉnh đập 57,80, T2, K1= 5*10-7……………………………………………………83
Bảng 3.14 : Kết quả tính thấm và ổn định trường hợp mực nước rút nhanh, Cao
trình đỉnh đập 57,80, T3, K1= 5*10-7……………………………………………………84
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của tốc độ rút nước tới ổn
định cục bộ của đập………………………………………………………………………..85
Bảng 3.16: tổng hợp kết quả tính toán ứng suất biến dạng trong thân đập………..90
Bảng 3.17: Bảng tổng hợp kết quả tính toán thấm và ổn định………………………..91
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

6

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Bảng 4.1 Các mực nước thiết kế:...............................................................................96
Bảng 4.2 Kích thước cơ bản của đập: ......................................................................96

Bảng 4.3. Kết quả tính toán:......................................................................................96
Bảng 4.4 Kết quả tính toán:.....................................................................................100
Bảng 4.5 Kết quả tính toán.......................................................................................105

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

7

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

THỐNG KÊ CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Địa hình khu vực Mũi Né ở Bình Thuận……………………………………..13
Hình 1-2: Hơn 3000 nhà dân bị ngập tới nóc - Huyện Hương Khê…………………..15
Hình 1-3: Nước lũ dâng cao nhấn chìm phố cổ Hội An (Quảng Nam) ……………..17
Hình 1-4: Cột điện gãy đổ tại tâm bão Kỳ Anh, Hà Tĩnh…………………………..18
Hình 1-5: Đường Hùng Vương ở thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) bị ngập nhiều
đoạn…………………………………………………………………………………………..19
Hình 1-6: Áp thấp nhiệt đới hoành hành ven biển khiến các tỉnh miền Trung chìm
trong mưa lớn……………………………………………………………………………..20
Hình 1-7: Lũ sông Hàn trên báo động 2 và tiếp tục lên………………………………..20
Hình 1-8: Nước dâng cao ngập nhiều tuyến đường tại Quảng Trị……………………21
Hình 1-9: Năm 1999, miền Trung từng gánh chịu trận lũ lụt khủng khiếp …………22
Hình 1-10: Nước lũ đang dâng cao lịch sử, vượt mọi kỷ lục tại miền Trung……….22
Hình 1-11: Vỡ đập Mơ (Hà Tĩnh)- lực lượng cứu đập đã không thể tiếp cận vì lượng

nước quá lớn, khiến đường vào bị phong tỏa hoàn toàn...........................................24
Hình 1-12: Sự cố tràn đập Hố Hô (4/10/2010) ...................................................24
Hình 1-13: Sự cố sạt lở mái sau lũ...........................................................................25
Hình 2.1 Tách phân tố trong thân đập…………………………………………………...33
Hình 2-2. Mạng lưới chữ nhật……………………………………………………………..38
Hình 2-3: Xác minh thực nghiệm về Định luật thấm Darcy cho dòng thấm nước qua
đất không bão hòa (theo Chids và Collis−Goerge)…………………………………….50
Hình 2-4: Dòng thấm đi qua phân tố đất………………………………………………..51
Hình 2-5: Mô hình thí nghiệm…………………………………………………………….56
Hình 2-6: Mẫu đất bão hòa nước……………………………………………………..….56
Hình 2-7: Quá trình ép nước ra ngoài của đất bão hòa nước………………….….57
Hình 2-8: Sơ đồ chia lát tính toán ổn định………………………………………………65
Hình 3.1: Quan hệ giữa lưu lượng thấm và chiều………………………………………71
Hình 3.2 Quan hệ giữa hệ số ổn định và chiều cao đập…………………………….…71
Hình 3.3: Kết quả tính thấm ………………………………………………………………72
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

8

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Hình 3.4: Kết quả tính ổn định …………………………………………………...………72
Hình 3.5: Kết quả tính thấm ……………………………………………………………….73
Hình 3.6: Kết quả tính ổn định………………………………………………………....….73

Hình 3.7 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…..….74
Hình 3.8 :Kết quả tính ổn định ………………………………………………………...….74
Hình 3.9 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…..….75
Hình 3.10 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….75
Hình 3.11 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….76
Hình 3.12 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….76
Hình 3.13 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….77
Hình 3.14 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….77
Hình 3.14 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….78
Hình 3.15 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….78
Hình 3.16 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….79
Hình 3.17 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….79
Hình 3.18 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….80
Hình 3.19 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….80
Hình 3.20 : Quan hệ giữa lưu lượng thấm tổng cộng và hệ số thấm…………………81
Hình 3.21 : Quan hệ giữa hệ số ổn định và hệ số thấm………………………………..81
Hình 3.22 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….82
Hình 3.23 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….82
Hình 3.24 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….83
Hình 3.25 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….83
Hình 3.26 :Kết quả tính thấm ……………………………………………………….…….84
Hình 3.27 :Kết quả tính ổn định ……………………………………………………….….84
Hình 3.28 :Quan hệ giữa lưu lượng thấm và tốc độ rút nước…………………………85
Hình 3.29 :Quan hệ giữa hệ số ổn định và tốc độ rút nước……………………………85
Hình 3.30 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….86
Hình 3.31 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….86
Hình 3.32 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….87
Hình 3.33 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….87
Hình 3.34 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….88
Hình 3.34 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….88

Hình 3.35 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….89
Hình 3.36 :Kết quả tính ứng suất – biến dạng trong thân đập ……………………….89
Hình 4.1 Bản đồ dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi………………………….………….92
Hình 4.2 Biểu đồ quan hệ giữa lưu lượng thấm và mực nước thượng lưu trước khi
rút..……………………………………………………………………………………………98
Hình 4.3 Kết quả tính thấm trường hợp rút nhanh từ MNLTK=54.29 xuống
MNDBT=52.00………………………………………………………………………………99
Hình 4.4 Kết quả tính thấm trường hợp rút nhanh từ MNLKT=55.16 xuống
MNDBT=52.00...........................................................................................................99
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

9

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Hình 4.5 Kết quả tính thấm trường hợp rút nhanh từ MNDBT=52.00 xuống
47.20...........................................................................................................................99
Hình 4.6: Biểu đồ quan hệ giữa hệ số ổn định và mực nước thượng lưu trước khi
rút.......................................................................................................................................100
Hình 4.7 Kết quả tính ổn định trường hợp rút nhanh từ MNLTK=54.29 xuống
MNDBT=52.00.........................................................................................................101
Hình 4.8 Kết quả tính ổn định trường hợp rút nhanh từ MNLKT=55.16 xuống
MNDBT=52.00.........................................................................................................101
Hình 4.9 Kết quả tính ổn định trường hợp rút nhanh từ MNDBT=52.00 xuống

47.20.........................................................................................................................101
Hình 4.10 Kết quả tính chuyển vị theo phương ngang (phương X) ........................102
Hình 4.11 Kết quả tính – Ứng suất tổng theo phương ngang (phương X) .............102
Hình 4.12 Kết quả tính Ứng suất hiệu quả theo phương ngang (phương X) ..........102
Hình 4.13 Kết quả tính chuyển vị theo phương đứng (phương Y) ..........................103
Hình 4.14 Kết quả tính – Ứng suất tổng theo phương đứng (phương Y) ................103
Hình 4.15 Kết quả tính –Ứng suất hiệu quả theo phương đứng (phương Y) ..........103
Hình 4.16 Kết quả tính Ứng suất tổng max..............................................................104
Hình 4.17 Kết quả tính Ứng suất tổng min...............................................................104
Hình 4.18 Kết quả tính Ứng suất hiệu quả max.......................................................103
Hình 4.19 Kết quả tính Ứng suất hiệu quả min........................................................105

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

10

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NÓ
1.1.Tình hình xây dựng đập vật liệu địa phương ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có 14 lưu vực sông lớn với nguồn tài nguyên nước
phong phú, hằng năm có khoảng 845 tỷ m3 nước chuyển tải trên 2360 trên con sông
lớn nhỏ. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên dòng chảy

cũng thay đổi theo mùa. Mùa khô kéo dài khoảng 6÷7 tháng, lượng mưa chỉ chiếm
15÷20% lượng mưa cả năm, còn lại 80÷85% lượng mưa trong 5÷6 tháng mùa mưa.
Về địa hình nước ta có nhiều đồi núi thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa phục
vụ phát triển các ngành kinh tế và nhu cầu về nước cho dân sinh.
Tình hình xây dựng hồ chứa ở nước ta cũng đã phát triển sớm từ nửa đầu thế
kỷ XX; đặc biệt là sau khi thống nhất đất nước, Nhà nước đã đầu tư xây dựng rất
nhiều hồ chứa. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm
2002, cả nước ta đã có 1967 hồ chứa có dung tích trên 0,2.106 m3 đã được xây dựng
với tổng dung tích trữ thiết kế 19 tỷ m3 và 1957 hồ chứa thủy nông với tổng dung
tích trữ trên 5,82 tỷ m3. Tổng số lượng hồ chứa theo dung tích như bảng 1-1.
Bảng 1-1: Tổng hợp số lượng các hồ chứa nước (đến năm 2002)
TT

Loại hồ chứa

1

Hồ thủy điện

2

Hồ cấp nước tưới
Tổng cộng

Số lượng
10

Tổng dung tích trữ
(106m3)
19,000


1957

5,820

1967

24,820

Trong số 63 tỉnh thành nước ta có 43 tỉnh và thành phố có hồ chứa nước. Các
tỉnh có số lượng các hồ chứa nhiều là Nghệ An (249 hồ); Hà Tĩnh (166 hồ); Thanh
Hóa (123 hồ); Phú Thọ (118 hồ); Đăk Lăk (116 hồ); Bình Định (108 hồ); Vĩnh Phúc
(96 hồ)… Hầu hết các đập dâng của các hồ chứa là đập đất.
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

11

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Do những tính năng ưu việt như : có cấu tạo đơn giản, có thể phù hợp với các
điều kiện địa chất nền mà các loại đập khác không thể xây dựng được; đập được
xây dựng chủ yếu từ vật liệu địa phương, khả năng cơ giới hoá cao trong thi công
dẫn đến đa số trường hợp có giá thành hạ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên đập
đất là loại đập được ứng dụng rộng rãi nhất trong hầu hết các nước. Ngày nay, nhờ

sự phát triển của nhiều ngành khoa học như cơ học đất, địa chất công trình, địa chất
thuỷ văn, thủy văn, lý thuyết thấm, ứng suất biến dạng, vật liệu... cũng như việc ứng
dụng các biện pháp thi công tiên tiến sử dụng các thiết bị hiện đại, ứng dụng rộng
rãi cơ giới hoá trong thi công cho nên đập đất càng có xu hướng phát triển mạnh
mẽ, có thể xây dựng được cả trong những điều kiện địa chất phức tạp. Kết cấu đập
đất có thể gồm nhiều khối có các chỉ tiêu cơ lý khác nhau, để tận dụng được các bãi
vật liệu có sẵn tại địa phương.
Bảng 1-2: Một số hồ đập lớn ở Việt Nam (Theo thứ tự chiều cao đập)
TT

Tên hồ

1

Đá Bàn

Khánh Hòa

79,20

42,50

Năm
xây
dựng
1977

2

Cấm Sơn


Bắc Giang

555,00

42,50

1966

1974

3

Xạ Hương

Vĩnh Phúc

13,43

41,00

1977

1984

4

Yên Lập

Quảng Ninh


118,10

40,00

1976

1980

5

Phú Ninh

Quảng Nam

414,40

39,40

1977

1986

6

Đa Nhim

Lâm Đồng

165,00


38,00

1960

1963

7

Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

345,00

37,50

1976

1979

8

Tà Keo

Lạng Sơn

14,00

35,00


1967

1972

9

Sông Mực

Thanh Hóa

324,00

33,40

1977

1983

10

Tiên Lang

Quảng Bình

17,90

32,30

1976


1978

11

Tuyền Lâm

Lâm Đồng

10,60

32,00

1980

1987

12

Núi Một

Bình Định

111,50

30,00

1978

1986


13

Cẩm Ly

Quảng Bình

42,00

30,00

1963

1965

Học viên: Vũ Hoàng

Tỉnh

Dung tích
(106m3)

Hmax
(m)

Lớp: CH16C1

Năm
hoàn
thành

1988


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

12

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

14

Vực Tròn

Quảng Bình

52,80

29,00

1979

1986

15

Hội Sơn

Bình Định


30,50

29,00

1982

1985

16

Liệt Sơn

Quảng Ngãi

28,60

29,00

1977

1981

17

Dầu Tiếng

Tây Ninh

1580,80


28,00

1979

1985

18

Núi Cốc

Thái Nguyên

175,50

26,00

1972

1978

19

Pa Khoang

Lai Châu

45,90

26,00


1974

1978

20

Khuôn Thần

Bắc Giang

20,10

26,00

1960

1963

21

Hòa Trung

Đà Nẵng

10,30

26,00

1979


1984

22

Khe Chè

Quảng Ninh

11,50

25,20

1986

1990

23

Yên Mỹ

Thanh Hóa

66,20

25,00

1978

1980


24

Thượng Tuy

Hà Tĩnh

19,60

25,00

1961

1964

25

Suối Hai

Hà Tây

46,50

24,00

1958

1963

26


Phú Xuân

Phú Yên

12,10

23,70

1994

1996

27

Vĩnh Trinh

Quảng Nam

20,30

23,00

1977

1980

28

Vực Trống


Hà Tĩnh

130,00

22,8

1970

1974

29

Quất Đông

Quảng Ninh

11,30

22,6

1978

1983

30

Khe Tân

Quảng Nam


43,50

22,4

1985

1989

31

Đồng Mô

Hà Tây

84,50

21,00

1970

1974

32

Biển Hồ

Gia Lai

42,50


21,00

1980

1985

33

Kinh Môn

Quảng Trị

16,70

21,00

1985

1989

1.2.Tình hình xây dựng đập vật liệu địa phương ở duyên hải Miền Trung Việt
Nam
Đồng bằng duyên hải miền Trung là một dải các đồng bằng duyên hải ở miền
Trung Việt Nam, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Do theo cấu tạo địa chất,
địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí
hậu, thời tiết thành hai vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ.
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

13

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

1.2.1.Địa hình và địa chất
Tất cả các đồng bằng miền Trung đều bắt nguồn từ một lịch sử thống nhất
liên quan đến quá trình biển tiến−mài mòn mà dấu tích ngày nay là các bậc thềm
đánh dấu sự dao động của mực nước qua các thời kì băng hà tan.
Hình 1-1: Địa hình khu vực Mũi Né ở Bình Thuận

Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m,
và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục. Bờ biển
lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió
vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Cùng thời gian đó hình
thành nên các đảo và bán đảo.
Ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những cồn cát cao tới 40-50m, và
giữa chúng hình thành những mạch nước ngọt ngầm phun lên như ở Bàu Tró
(Quảng Bình)
Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như: dãy
núi Hoành Sơn−đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã−đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

14

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Định−đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất
chân núi−ven biển.
Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự
phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát → đụn cát → đồi núi
sót → mõm đá.
Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp.
Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.
1.2.2.Khí hậu và thời tiết
Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vực Bắc
Trung Bộ chịu chế độ gió mùa mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào) từ phía Tây,
còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông
từ biển thổi vào.
Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung
nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt
vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các
cơn bão đều từ hướng đông, đông bắc đổ vào.
1.2.3. Tình hình mưa lũ ở miền Trung Việt Nam
Theo số liệu thống kê nhiều năm cho thấy miền Trung là khu vực chịu ảnh
hưởng bão và áp thấp nhiệt đới nhiều nhất, chiếm tới 65% số cơn bão ảnh hưởng
đến Việt Nam. Trong số liệu thống kê của ba năm gần đây (2007 − 2008 − 2009) ta
có thể thấy rằng các cơn mưa bão có sức tàn phá rất lớn, gây ra lũ lụt cho miền
Trung và hậu quả của nó để lại là không nhỏ. Đặc biệt, năm 2010 này, là năm của

thiên tai đối với cả thế giới, Miền Trung Việt Nam càng bị ảnh hưởng nặng nề. Trận
lũ lịch sử càn quét miền Trung, trọng tâm là tỉnh Quảng Bình chưa kịp đi qua, thì
ngay lập tức, một trận lũ lớn nhất lịch sử trong năm mươi năm qua, vượt qua cả
đỉnh lũ năm 1987, đã nhấn chìm Hà Tĩnh trong biển nước. Cột nước do cơn lũ này
gây ra, có độ cao 16,5m so với mực nước biển. Khiến 2 huyện miền núi: Hương
Khê và Vũ Quang bị nhấn chìm trong biển nước. Gây thiệt hại nặng nề về người và
của.
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

15

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Hình 1-2: Hơn 3000 nhà dân bị ngập tới nóc - Huyện Hương Khê

1.2.3.1. Tình hình mưa lũ ở miền Trung năm 2007
Theo Trung tâm Quốc gia dự báo Khí tượng thủy văn, các tỉnh từ Nghệ An
đến Quảng Bình đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa từ 1h ngày 6/8 đến 4h ngày
8/8 đo được tại trạm Hà Tĩnh là 509mm; Hương Khê là 980mm; Chu Lễ là 687mm;
Đồng Tâm là 1038mm; Mai Hóa là 849mm. Lũ trên các sông ở Hà Tĩnh lên nhanh;
lũ trên sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) đã đạt đỉnh. Tại Quảng Bình, lượng mưa
trong ngày 6 − 7/8 lên tới hơn 1.200 mm (tại Tuyên Hóa) và hơn 1.000 mm (tại
Đồng Tâm) đã đẩy lũ sông Gianh lên mực nước 18,34m vào lúc 21h đêm ngày 7/8
ở mức lũ lịch sử năm 1993 (18,32m) và mức đỉnh 19,34 mét vào 23h đêm 7/8 vượt

đỉnh lũ lịch sử năm 1993 hơn 0,6m. Nước lũ nhấn chìm 25 xã dọc sông Gianh gồm
40.000 hộ dân với khoảng 125.000 nhân khẩu ngập trong biển nước mênh mông.
Tại Mai Hóa mực nước lũ là 9,48m vào lúc 24h ngày 7/8 (trên mức báo động III là
3,48m và cao hơn lũ lịch sử năm 1993 là 0,65m). Mực nước lúc 4h ngày 8/8, trên
sông Gianh tại Đồng Tâm là 17,55m (trên báo động III là 1,55m), tại Mai Hóa là
9,22m (trên mức báo động 3 là 3,22m và cao hơn lũ lịch sử năm 1993 là 0,39m);
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

16

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ (tỉnh Hà Tĩnh) là 16,01m (trên báo động III là 3,01m và
cao hơn lũ lịch sử năm 1996 là 0,59m), tại Hòa Duyệt (tỉnh Hà Tĩnh) là 10,28m
(trên báo động III là 0,28 m); sông La tại Linh Cảm (tỉnh Hà Tĩnh) là 3,61m (dưới
báo động I là 0,39m). Như vậy chỉ trong một tháng mưa bão mà ở nhiều nơi xuất
hiện lũ vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1993 và 1996.
Hai tháng sau, miền Trung lại hứng chịu tiếp cơn bão số 5 với sức bão khá
lớn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương cho biết mực nước lũ 19h
ngày 4/10, trên sông Chu tại Bái Thượng là 19,29m (trên báo động III 1,16m) đến
21h cùng ngày nước sông Chu tại Bái Thượng lại tiếp tục lên nhanh; sông Hiếu tại
Quỳ Châu: 79,53m, xấp xỉ lũ lịch sử năm 1988 (80,05m). Sáng 5/10, nước trên sông
Chu tại Bái Thượng đạt 20,4m (trên báo động III 2,27m), tại Xuân Khánh lên mức
lũ lịch sử năm 1962 (gần 13,49 m). Do mưa lớn kéo dài nên nước từ thượng nguồn

đổ về làm đập chính hồ Cửa Đạt ( nơi đang thi công công trình thủy lợi − thủy điện
Cửa Đạt) bị vỡ dài hơn 100m, cuốn trôi 600.000m3 đá, thiệt hại gần 200 tỷ đồng.
Con đường duy nhất vào đây cũng bị nước lũ cô lập hoàn toàn.
Thừa Thiên - Huế là tỉnh hứng nhiều mưa nhất, tới 250-300mm chỉ trong
hôm 14/10. Sáng 15/10 lũ sông Bồ tại Phú Ốc đã đạt báo động III (mức nguy hiểm
nhất), sông Hương tại Kim Long vượt báo động III khoảng 0,4m.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm ngày 29/10 và trong cả ngày
30/10, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to và mưa rất to.
Tính đến 13 giờ chiều 30/10 lượng mưa đo được phổ biến 50 – 100mm, một số nơi
cao hơn như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 132mm; Trà My (Quảng Nam) 219mm;
Sơn Giang (Quảng Ngãi): 167mm; Vĩnh Sơn (Bình Định) 127mm… Ở Đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; TP. Quảng Ngãi: cấp 6, giật
cấp 8; Hoài Nhơn, TP. Quy Nhơn (Bình Định): cấp 5, giật cấp 7….
Trong khoảng thời gian từ đêm 29 đến ngày 30/10, mưa lớn đã xuất hiện trên
diện rộng của địa bàn tỉnh Quảng Nam. Lượng mưa đo được hơn 200 mm và đó là
nguyên nhân khiến lũ trên các sông lên nhanh, đặc biệt là nước trên các sông suối
lên nhanh đã gây ngập sâu, sạt lở, tắc nghẽn nhiều tuyến đường ở các xã vùng cao
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

17

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

thuộc các huyện miền núi Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Tây

Giang, Đông Giang và đường Hồ Chí Minh qua địa phận Quảng Nam.
Hình 1-3: Nước lũ dâng cao nhấn chìm phố cổ Hội An (Quảng Nam)

Sáng 30/10 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa đông
bắc nên ở lưu vực hồ chứa nước Phú Ninh (công trình thuỷ nông lớn nhất tỉnh
Quảng Nam) có mưa to đến rất to. Lúc 7h sáng 30/10, mực nước hồ Phú Ninh là
28,3m; lượng mưa tại lưu vực hồ trong 12 giờ qua là 142mm. Để bảo đảm an toàn
công trình và khống chế mực nước theo đúng quy trình, 10h ngày 30/10 Công ty
Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Nam đã cho mở tràn sâu số 2 hồ chứa nước
Phú Ninh. Sáng 30/10, mực nước các sông suối trên địa bàn huyện Bắc Trà My
đang lên, nhiều tuyến đường bị ngập làm ách tắc giao thông nhiều nơi. Ngoài ra, từ
8h sáng 30/10, toàn bộ khu vực Bắc Trà My và Nam Trà My bị cúp điện. Hồi 1h
sáng 30/10, lượng mưa đo được ở khu vực hai huyện miền núi này đã là 130mm.
Còn ở Quảng Ngãi, đợt mưa lớn trong vài ngày đã làm lũ trên các sông ở
Quảng Ngãi dâng cao trở lại, đáng lo ngại nhất là lũ ở sông Trà Khúc và sông Vệ.
Nước lũ trên sông Trà Bồng tại cầu Châu Ổ tăng lên ở mức 3,8m, dưới mức báo
động III 0,3m. Mực nước ở sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc tăng lên ở mức 6m,
vượt mức báo động III 0,3m. Mức nước ở sông Vệ tại cầu sông Vệ ở mức 4,5m,
vượt mức báo động III 0,4m. Hai đợt mưa lũ liên tiếp từ ngày 16/10 đến ngày 30/10
đã làm 8 người chết và mất tích; 2 người bị thương; 100 ngôi nhà bị sập đổ và tốc
mái, 1.448 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 40 ha ao tôm bị mất trắng, nhiều hệ thống
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

18


Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

đường giao thông bị hư hỏng. Tổng thiệt hại trên 13,8 tỷ đồng. Trung tâm dự báo
khí tượng thuỷ văn Quảng Ngãi cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gần bờ
nên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có mưa rất to, gây ra lũ quét và sạt lở đất. Cường
độ và diễn biến của áp thấp nhiệt đới đợt này rất giống với năm 1999.
Theo thống kê, bão số 5 để lại là những thiệt hại to lớn về con người và của
cải. Quảng Bình là địa phương có nhiều người bị thương nhất: 33 người, Hà Tĩnh
25 người. Gió bão cấp 11-12 đã khiến gần 900 nhà bị đổ sập, hơn 75.000 nhà bị tốc
mái, gần 750 trụ sở và công trình công cộng bị hư hại. Diện tích lúa bị ngập và hư
hại là gần 7.000 ha, hoa mầu gần 29.000 ha. Bão quật đổ hơn 600.000 cây xanh và
làm sạt lở hơn 600.000 m3 đất cùng 32.000m kênh mương. Gần 4.000 cột điện bị
gẫy, đổ và hơn 160.000m dây điện bị đứt.
Hình 1-4: Cột điện gãy đổ tại tâm bão Kỳ Anh, Hà Tĩnh

1.2.3.2. Tình hình mưa lũ ở miền Trung năm 2008
Tháng 4/2008, nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nam Định, Lai Châu... đã
xảy ra mưa lớn, lốc xoáy bất thường, đặc biệt là mưa đá với cường độ mạnh. Là thời
điểm đang trong kỳ chuyển giao mùa (vẫn có không khí lạnh và không khí nóng
hoạt động song song), có sự hoạt động, giao tranh giữa nhiều đới gió, vì vậy xảy ra
tình trạng thời tiết thay đổi bất thường không đúng quy luật tự nhiên. Ảnh hưởng
của vùng thấp kết hợp với không khí lạnh, trong 2 ngày các tỉnh từ Nghệ An đến
Bình Định có mưa to. Lũ các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã lên đến mức đỉnh
khiến nhiều khu dân cư bị ngập. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung
ương, mưa nhiều nhất là ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chỉ trong 36 giờ, lượng mưa
tại Tiên Phước (Quảng Nam) đã xấp xỉ 450 mm. Mưa lớn khiến lũ thượng nguồn
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

19

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

sông Vu Gia, Thu Bồn (Quảng Nam) và các sông ở Quảng Ngãi đã đạt đỉnh trên
báo động II và đang xuống. Riêng hạ lưu sông Thu Bồn đang lên.
Hình 1-5: Đường Hùng Vương ở thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam)
bị ngập nhiều đoạn

1.2.3.3. Tình hình mưa lũ ở miền Trung năm 2009
Trong ngày và đêm 3/9, hứng chịu ảnh hưởng của áp thấp gần bờ, các tỉnh từ
Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa to, lượng mưa phổ biến 100-200mm.
Riêng từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam đạt: 200-300mm. Nhiều nơi như Câu
Lâu (Quảng Nam): 436mm, Tam Kỳ (Quảng Nam): 421mm, Nam Đông (Huế):
413mm... Chỉ trong một ngày ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều địa phương tại
miền Trung, Tây Nguyên đã hứng chịu lượng mưa trên 300mm khiến lũ tại các
sông lên nhanh, gây ngập trên diện rộng. Mưa lớn dồn dập khiến mực nước trên các
sông lên nhanh, vượt báo động I và II. Đến trưa 4/9, lũ trên sông Hương tại Huế lên
mức 3,5m (vượt báo động III là 0,5m), sông Bồ tại Phú Ốc (Huế) lên mức 3,5m
(vượt báo động II là 0,5m). Các sông ở Quảng Nam - Đà Nẵng và Quảng Ngãi lên
trên mức báo động I và còn tiếp tục lên. Trưa 4/9, sau khi đi vào vùng bờ biển Đà
Nẵng - Quảng Ngãi, áp thấp nhiệt đới giảm cường độ. Chiều 4/9, tâm áp thấp cách
bờ biển các tỉnh Quảng Nam - Bình Định khoảng 60 km về phía đông, sức gió mạnh
nhất vùng gần tâm giật cấp 7. Đêm 4/9 và ngày 5/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển
chậm, ảnh hưởng trực tiếp ở khu vực ven biển miền Trung khiến vùng biển các tỉnh

từ Quảng Ngãi đến Bình Định có gió giật cấp 7.
Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

20

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Hình 1-6: Áp thấp nhiệt đới hoành hành ven biển khiến các tỉnh miền Trung chìm
trong mưa lớn

Do ảnh hưởng của bão số 9 nên mưa xối xả trong hai ngày 28-29/9 đã khiến
nước các sông miền Trung lên nhanh. Lũ sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã vượt mức
báo động nguy hiểm nhất tới gần 2m, vượt cả đỉnh lũ lịch sử năm 1964. Trung tâm
dự bão khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lượng mưa hai ngày 28-29/9 tại các
tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum dao động 100-200 mm. Riêng
vùng tâm bão từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi tới 300-500 mm, có nơi như
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) tới 700 m, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 670mm.
Hình 1-7: Lũ sông Hàn trên báo động 2 và tiếp tục lên

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

21

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Hình 1-8: Nước dâng cao ngập nhiều tuyến đường tại Quảng Trị

Mưa lớn khiến lũ Trung Trung Bộ và một phần Tây Nguyên đang ở mức rất
cao. Lũ các sông của Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đều vượt báo động
III, mức nguy hiểm nhất, từ 0,4 đến 1,5m. Đặc biệt, tại Quảng Ngãi, nơi tâm bão đi
qua, lũ sông Trà Bồng lên tới 5,8m, trên báo động III là 1,75m, vượt cả đỉnh lũ lịch
sử năm 1964. Tại Tây Nguyên, lũ sông Pôkô lên 588 m, vượt báo động III gần 5m
và vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2006 tới 1,4m. Lũ sông Đakbla 596m, bằng đỉnh lũ lịch
sử năm 1996.
10 năm sau lũ lịch sử 1999, miền Trung lại tiếp tục gánh thiên tai nặng nề
vào tháng 11/2009. Đó là trận lũ khủng khiếp chưa từng gặp, lượng mưa từ ngày 1 –
6/11/1999 phổ biến từ 600 – 900mm, nhiều nơi mưa lớn như Thạch Hãn 1.346mm,
Tiên Phước 1.453mm, Hiệp Đức 1.370mm, Câu Lâu 1.211mm, đặc biệt A Lưới
2.271mm, Thừa Thiên−Huế 2.288mm. Trong đó, mưa một ngày tới 1.384mm là
lượng mưa lớn chưa từng thấy trong chuỗi số liệu đo đạc hơn 100 năm ở nước ta.
Mưa lớn đã gây nên lũ lịch sử trên toàn vùng. Ngập lụt lớn, chia cắt giữa các vùng;
20 huyện, thị xã ngập lụt sâu từ 2 – 4m nước, sông Hương đổi dòng mở ra hai cửa
Hoà Duân và Vĩnh Hải thoát lũ ra biển là hiện tượng chưa từng xảy ra. Tỉnh Thừa
Thiên−Huế, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn lũ lịch sử 10 năm
trước có mưa to dồn dập, nước lên nhanh với cường suất có lúc 1m/giờ, 90% khu
dân cư vùng gò đồi phía Tây QL1A bị ngập sâu từ 1,5 – 4m; thượng nguồn sông
Hương và sông Bồ có lúc mực nước dâng cao đến 8– 9m. Mười năm qua, miền
Học viên: Vũ Hoàng


Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

22

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

Trung chỉ có 3 năm 2002, 2004 và 2008 được tạm coi là bình lặng, còn năm nào
cũng phải gánh chịu thiên tai với cường độ ảnh hưởng và mức độ tàn phá ngày càng
mạnh hơn. Trung bình, mỗi tháng có 1,1 cơn bão đổ bộ vào khu vực miền Trung
trong giai đoạn từ năm 1999 – 2008, các trận mưa lũ lớn tăng lên rõ rệt.
Hình 1-9: Năm 1999, miền Trung từng gánh chịu trận lũ lụt khủng khiếp

Trước đây, bình quân 10 năm mới có một trận lụt lớn thì 10 năm qua đã xuất
hiện nhiều cơn lũ lớn. Đặc biệt, đúng 10 năm sau cơn lũ lịch sử 1999, một tổ hợp
thiên tai nặng nề đã hình thành nên bão số 10 (Ketsana) đổ bộ vào Quảng Nam,
Quảng Ngãi với cường độ trên cấp 10 có bán kính 200km, trên cấp 6 có bán kính
350km. Tiếp đó, cơn bão số 11 đổ bộ từ Bình Định đến Khánh Hoà với sức gió cấp
11 và gây mưa lớn trên diện rộng từ 200 – 400mm, gây nên những hậu quả nặng nề.
Hình 1-10: Nước lũ đang dâng cao lịch sử, vượt mọi kỷ lục tại miền Trung

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

23

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

1.2.4. Tình hình xây dựng đập vật liệu địa phương ở duyên hải Miền Trung Việt
Nam
Hồ chứa nước là loại hình công trình thuỷ lợi phổ biến nhất ở nước ta, chỉ trừ
các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh của đồng bằng Bắc bộ như
Thái Bình, Nam Định và Hà Nam còn tất cả các tỉnh khác đều có hồ chứa.
Theo tài liệu điều tra cho đến năm 2000, toàn quốc có trên 550 hồ chứa loại
vừa và lớn (với dung tích 1 triệu m3 nước trở lên và có chiều cao đập trên 10m) và
hàng ngàn hồ chứa nước loại vừa và nhỏ có dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3 nước và
đập cao < 10m. Trong đó tuyệt đại đa số là hồ phục vụ cho tưới, có khoảng 100 hồ
sử dụng tổng hợp (tưới, phát điện, du lịch, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt và thuỷ
sản) và một số ít hồ chỉ có mục đích phát điện. Trong các loại hình đập tạo hồ thì
đại đa số là đập đất, một số ít đập đá và đập bê tông. Các hồ chứa chủ yếu tập trung
ở miền Trung và Tây nguyên, khoảng 80% còn lại là ở miền núi và trung du Bắc
Bộ.
Bảng 1-3: Một số hồ đập ở Miền Trung Việt Nam
TT

Tên
công trình

Vị trí

Chiều

cao

Chiều
dài

Hà Tĩnh

53,9

342,0

Hình thức
đập

Đập đất đá nhiều

1

Ngàn Trươi

2

Ba Hạ

Phú Yên-Gia Lai

45,5

1357


Đập đất

3

Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

37,5

345,00

Đập đất đồng chất

4

Tả Trạch

Thừa Thiên Huế

60

1187

Đập đất đá hỗn hợp

5

Hàm Thuận


Lâm Đồng-Bình Thuận

93,5

686

6

Cửa Đạt

Thanh Hóa

119

1023

7

Ea Krong Rou

Khánh Hòa

40

239,7

8

Đá Bàn


Khánh Hòa

42,5

347,5

Học viên: Vũ Hoàng

khối

đá đổ, lõi giữa
chống thấm
Đập đá đầm nén,
bản mặt BTCT
Đập đất đá hỗn hợp
nhiều khối
Đập đất

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

24

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

1.2.5. Ảnh hưởng của tình hình mưa lũ tới các đập vật liệu địa phương
Qua tình hình mưa lũ nêu trên, có thể thấy tác hại rất to lớn của mưa lũ đối với

đời sống, kinh tế của nhân dân vùng duyên hải Miền Trung. Có thể điểm qua, năm
2010, sau 2 trận lũ lịch sử, dưới áp lực của nước lũ, đập Mơ đã bị vỡ hoàn toàn
(Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) (ngày 16/10/2010)
Hình 1-11: Vỡ đập Mơ (Hà Tĩnh)- lực lượng cứu đập đã không thể tiếp cận vì lượng
nước quá lớn, khiến đường vào bị phong tỏa hoàn toàn.

Trước đó, ngày 4-10, mưa lớn, nước đổ về nhanh, khiến đập thủy điện Hố Hô
gặp sự cố về cửa xả tràn, khiến đập trong tình trạng nguy hiểm, có thể vỡ đập bất cứ
lúc nào.

Hình 1-12: Sự cố tràn đập Hố Hô (4/10/2010)

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

25

Chuyên ngành
Xây dựng công trình thủy

1.3. Điều kiện làm việc của đập vật liệu địa phương, và những hư hỏng sau lũ
lớn của vùng Duyên Hải Miền Trung.
Trong năm 2002, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức điều tra thực trạng các
hồ chứa nước trong toàn quốc và đã có những đánh giá trong Chương trình Bảo
đảm an toàn các hồ chứa nước, cụ thể :
a) Về tình trạng thấm của đập đất :

Tình trạng thấm xảy ra rất phổ biến ở các đập đất, ở nhiều hồ chứa là rất nghiêm
trọng. Theo chương trình có rất nhiều hồ được xử lý thấm (cả nước gần 400 hồ).
b) Về hiện trạng mái thượng lưu đập đất :
- Hầu hết các hồ chứa có dung tích hồ dưới 1 triệu m3, đập thấp, do địa phương tự
làm, mái thượng lưu đều không được gia cố. Phần lớn mái thượng lưu của các đập
này đều bị sạt lở cục bộ.
- Tình trạng lớp gia cố mái thượng lưu đập đất bị xô tụt là phổ biến ở các hồ chứa
nước, mái đập thượng lưu bị sạt lở, dễ gây mất an toàn cho công trình; có 12 trong
số 25 hồ chứa nước lớn do Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa chữa gần đây đã phải
thực hiện nâng cấp lớp gia cố chống sóng bảo vệ mái thượng lưu.
Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng số hồ có mái thượng lưu đập đất không được
gia cố là 631 hồ, số hồ có mái thượng lưu đập bị hư hỏng là 757 hồ.
Hình 1-13: Sự cố sạt lở mái sau lũ

Sạt lở mái thượng lưu hồ Cầu Câu

Sạt lở mái thượng lưu hồ Giang Gié

(Nghệ An)

(Đắc Lắk)

Học viên: Vũ Hoàng

Lớp: CH16C1


×