Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯỚI TẠI VÙNG CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.4 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
------------------------------------------

NGUYỄN KIM BẰNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯỚI
TẠI VÙNG CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ LÀO
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.
Mã số

: 60 - 62 - 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫ khoa học:
1. TS. Vũ Kiên Trung
2. TS Nguyễn Việt Anh

HÀ NỘI- 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tác giả được hoàn thành ngoài sự phấn đấu nổ lực của bản thân tác
giả còn có sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo các đồng
nghiệp và bạn bè.
Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn cán bộ, giảng viên Trường Đại học
Thủy lợi Hà Nội nói chung và các thầy, cô giáo khoa Kỹ thuật tài nguyên nước nói
riêng đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tác giả trong thời gian tác gia


học tập và làm luận văn tại trường.
Đặt biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo đã hướng
dẫn. TS. Vũ Kiên Trung, TS. Nguyễn Việt Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và đóng góp
những ý kiến quý báu cho tác giả để hoàn chỉnh luận văn được tốt nhất.
Cuối cùng xin cảm tạ tấm lòng của những người thân trong gia đình, đã tin
tưởng động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Do hạn chế về trình độ
cũng như thời gian và tài liệu thu thập, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi các
thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý chân tình của các thầy, cô
giáo và đồng nghiệp.

TÁC GIẢ

Nguyễn Kim Bằng


PHỤ LỤC


1

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Style Definition: TOC 1: Line
spacing: Multiple 1,4 li

Hà Tĩnh trải dài từ 17054’ đến 18050’ vĩ bắc và từ 103048’ đến 108000’ kinh
đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp
nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Là một tỉnh thuần nông với diện tích đất nông
nghiệp 117.344ha, trong đó diện tích trồng lúa vụ đông xuân hơn 54.000 ha, vụ hè
thu hơn 41.000 ha và vụ mùa 6.000 ha. Là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền bắc và miền
nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền nam và có một mùa đông
giá lạnh của miền bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Đặc biệt vào mùa khô
từ tháng 3 đến tháng 8 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào)
khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, Hà Tĩnh cũng là vùng chịu nhiều thiên tai bão lũ. Để
phục vụ công tác tưới tiêu, trong những năm qua đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh
được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung Ương đã
cùng nhau xây dựng và phát triển thuỷ lợi nhằm cung cấp nguồn nước tưới, hạn chế
những thiệt hại do thiên tai, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Bằng nhiều
nguồn vốn đã đầu tư xây dựng hơn 700 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ.
Có thể khẳng định rằng công tác thuỷ lợi trong những năm qua đã đi đúng
hướng và tạo động lực tích cực trong việc tăng trưởng kinh tế nông thôn của tỉnh
nhà. Tuy vậy, nhiều năm qua hệ thống công trình thủy lợi được quy hoạch, thiết kế
với mức tưới, hệ số tưới áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Thủy lợi (nay là Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) đã quá cũ và áp dụng cho vùng có khí hậu như ở
tỉnh Hà Tĩnh là không hợp lý bởi nhiều nguyên nhân: cơ cấu, giống và thời vụ cây
trồng thay đổi; khí hậu khu vực tỉnh Hà Tĩnh đều chịu ảnh hưởng của gió tây nam
khô nóng đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu qua các năm có sự diễn biến
phức tạp nên nhu cầu nước của cây trồng qua các mùa vụ canh tác cũng biến động
khá lớn đây cũng là vùng chịu lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra.
Để xác định lượng nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đề ra kế

hoạch tưới cho cây trồng phải xuất phát từ việc xác định nhu cầu nước của cây

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


2

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

trồng trong điều kiện thời tiết, khí hậu và chế độ canh tác cụ thể.. . Việc xác định
nhu cầu nước, tổng lượng nước tưới, hệ số tưới cho lúa trên vùng chịu ảnh hưởng
của gió Lào có một ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc quản lý khai thác các công
trình thuỷ lợi trong vùng; đây cũng là tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác quy
hoạch, thiết kế hệ thống công trình thuỷ lợi trên các địa bàn tương tự của Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định chế độ tưới cho lúa vùng chịu ảnh hưởng của gió Lào
3. Phạm vi nghiên cứu
Chế độ tưới cho cây lúa ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: Ứng dụng phần mềm tính toán chế độ tưới do
PGS.TS. Trần Viết Ổn soạn thảo để xác định chế độ tưới.
- Phương pháp thực nghiệm. Thực hiện xác định trong ô có kích thước (1.5 x
1.5 x 0.45)m ngoài thực địa.

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)



3

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA
TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xác định nhu cầu nước tưới cho cây trồng đã được nhiều tác giả trên thế giới
nghiên cứu và xây dựng được một số công thức tính toán lượng bốc-thoát hơi nước
với các yếu tố liên quan, như: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, bức xạ, gió, cây trồng...
Trong đó, Thornthwaite (1948) xác định lượng bốc-thoát hơi nước dựa vào
hàm số của nhiệt độ không khí bình quân tháng; Blaney-Criddle (1950) thấy rằng,
lượng bốc-thoát hơi nước tỷ lệ thuận với lượng nước bốc hơi gây ra bởi nhiệt độ
trung bình và số giờ chiếu sáng trong cả năm của từng vĩ độ khác nhau; Penman
(1948) đưa ra công thức xác định lượng bốc-thoát hơi nước tiềm năng, tác giả đã
tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khác nhau (năng lượng bức xạ của mặt
trời và năng lượng gió); Kotchiacop (1951) cho rằng, lượng bốc-thoát hơi nước có
quan hệ chặt chẽ với năng suất của cây trồng; Kapop (1958) đề suất công thức tính
bốc-thoát hơi nước dựa vào lượng bốc hơi nước tự do; FAO (1977) đã nghiên cứu
tổng hợp và đề suất bổ sung cho 4 phương án phổ biến nhất là, phương pháp
Blaney-Criddle, phương pháp bức xạ, phương pháp Penman, phương pháp thùng
bốc hơi. Về nghiên cứu hệ số tưới đã được nghiên cứu ở các nước có nền nông
nghiệp phát triển như Trung Quốc. Nước này đã xây dựng được trên 400 trạm
nghiên cứu thí nghiệm tưới trên toàn quốc, đặc biệt là cây lúa nước.
Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về chế
độ tưới cho cây lúa trong các điều kiện đặc biệt: thiếu nước, các vùng có khí hậu,

đất đai đặc trưng….
Dưới đây tác giả xin giới thiệu một số nghiên cứu trên thế giới về chế độ tưới
trong điều kiện đặc biệt.

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


4

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

- Các nghiên cứu ở Philippines
Trong giai đoạn từ 1968 đến 1995, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI dã tiến
hành một số nghiên cứu nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng nước tưới và
năng suất lúa. Thí nghiệm được tiến hành trên các ô ruộng với nội dung thí nghiệm
như sau:
+ Vụ khô năm 1968
Trong 60 ngày đầu (sau khi cấy đến kết thúc đẻ nhánh), tất cả các ô ruộng thí
nghiệm được duy trì một lớp nước 50 mm. Sau đó các ô được tách ra làm 3 nhóm
với mức tưới mỗi nhóm là 2 mm/ngày; 4 mm/ngày và 6 mm/ngày; 5 ngày tưới một
lần. Kết quả cho thấy trong thời gian thí nghiệm, độ ẩm đồng ruộng trên tất cả các ô
ruộng thí nghiệm không giảm xuống dưới 50% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng. ở
mức tưới 2mm/ngày, năng suất lúa bị giảm không đáng kể so với tưới ngập liên tục.
+ Vụ khô năm 1969
Các thí nghiệm được mở rộng và thay đổi mức tưới áp dụng ngay sau khi gieo
cấy với mức tưới các nhóm ô thay đổi từ 8mm/ngày đến 2mm/ngày, cứ 5 ngày tưới
một lần. Kết quả cho thấy ở mức tưới 7mm/ngày trở lên năng suất lúa không giảm.

ở mức tưới 6 mm ngày trở xuống, năng suất lúa giảm rõ rệt. Năng suất bằng không
ở mức tưới 4mm/ngày.
Một số các nghiên cứu khác do Bhuiyan và Tuong tiên hành năm 1995, kết quả
cho thấy, đối với lúa nước, không cần phải luôn luôn duy trì một lớp nước trên
ruộng nhằm đạt năng suất tối đa. Với biện pháp tưới nông lộ phơi hợp lý áp dụng
ngay từ đầu vụ gieo cấy, có thể giảm được lượng nước tưới tối đa từ 40% đến 45%
so với tưới ngập liên tục. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là không hạn
chế được cỏ dại. Có thể khắc phục hạn chế của biện pháp này bằng việc áp dụng
công thức tưới nông lộ phơi sau khi gieo cấy từ 35 đến 40 ngày (khi tán lúa đã phủ
kín mặt đất). Trong trường hợp này có thể tiết kiệm được lượng nước tối đa từ 25
dến 35%.

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


5

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

- Các nghiên cứu ở Mỹ
Nghiên cứu ở Mỹ được tiến hành ở các bang Texas, Missouri, Louisiana và
Arkansas đã đi đến các kết luận lúa có thể sinh trưởngường và phát triển trong điều
kiện tưới dải, tưới rãnh hay tưới phun nhưng không kinh tế trong điều kiện của Mỹ.
Việc giảm năng suất là yếu tố quyết định của biện pháp tưới ẩm này. Do vậy trong
trường hợp thiếu nước thì tốt nhất là nên theo phương pháp tưối nông lộ phơi hơn là
tưới ẩm. Kết luận quan trọng được rút ra từ các nghiên cứu này là:
+ Cây lúa trong điều kiện tưới ẩm thường giảm năng suất tỷ lệ thuận với việc

giảm lượng nước tưới, đặc biệt là trong các giai đoạn cây lúa nhạy cảm đối với việc
thiếu nước.
+ Năng suất lúa trung bình đối với tưới ẩm thường thấp hơn năng suất lúa tưới
ngập là 20% trong điều kiện tương tự về chăm sócđất đai và bón phân. Trong điều
kiên tốt nhất năng suất này cũng giảm từ 10% đến 15%.
+ Tuy nhiên đối với các giống lúa năng suất thấp, sự khác nhau giữa tưới ngập
và tưới phun được giảm nhỏ.
+ Sự khác nhau giữa tưới ngập và tưới không ngập thay đổi từ 20% đến 50%
tuỳ thuộc vào loại đất, mưa, và công tác quản lý nước của hệ thống.
+ Thời gian giữa các lần tưới rất quan trọng đối với tưới không ngập vì nếu áp
dụng thời gian tưới hợp lý sẽ tránh được stress đối với lúa và tăng được lượng nước
mưa hiệu quả.
- Các nghiên cứu ở Nhật Bản
Phơi ruộng vào giữa giai đoạn sinh trưởng của lúa được công nhận là yếu tố
tăng năng suất lúa ở Nhật Bản. Biện pháp này đã được áp dụng từ những năm cuối
của thập kỷ 60 và ngày nay đã trở thành phổ biến ở Nhật Bản. Tuy nhiên việc
nghiên cứu biện pháp nông lộ phơi mới được các nhà khoa học Nhật Bản quan tâm
nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Đáng chú ý là các
nghiên cứu của Anbumozhi và các công sự được tiến hành vào năm 1998. Bằng
biện pháp tưới nông lộ phơi với lớp nước mặt ruộng tối đa là 90mm, áp dụng 30
ngày sau khi cấy. Kết quả như sau:

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


6

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed

Formatted: Font: 4 pt

+ Năng suất lúa không giảm so với tưới ngập.
+ Chỉ số sản phẩm lúa trên một đơn vị nước của phương pháp tưới nông lộ
phơi là 1.26kg/m3 so với 0.96kg/m3 của phương pháp tưới ngập.
+ Việc tiết kiệm nước mà không làm giảm năng suất có thể thực hiện được khi
duy trì một chế độ nước trong điều kiện ngập-lộ hợp lý.
- Các nghiên cứu ở Ấn Độ
Các nghiên cứu ở Ấn Độ được tiến hành trong 3 thập kỷ qua về một loạt các
biện pháp tưới (gồm tưới ngập truyền thống, tưới nông lộ phơi và một số các biện
pháp khác) trên hầu hết các khu vực thuộc các hệ thống tưới chính trên toàn ấn Độ
đã đi đến một số kết luận sau đây:
+ Kết quả tại tất cả các khu thí nghiệm đều cho thấy có sự tăng năng suất lúa
và giảm lượng nước tưới khi áp dụng biện pháp tưới nông lộ phơi so với biện pháp
tưới ngập liên tục hay các phương pháp khác. Tuy nhiên tỷ lệ tăng năng suất hay tỷ
lệ giảm mức tưới có sự khác nhau rất lớn tuỳ theo kết quả thí nghiệm tại từng vùng
và từng địa phương. Giải thích cho sự khác nhau về kết quả thí nghiệm gồm 3 lý do
sau đây:
Sự khác nhau về sự tăng năng suất khác nhau là do sự không đồng nhất về các
yếu tố chi phối khác như giống, khí hậu, loại đất, và lượng phân bón, sâu bệnh vv.
Sự khác nhau về lượng nước tiết kiệm được là do chế độ mưa (lượng và sự
phân bố), loại đất và vị trí thí nghiệm ở các khu vực tthí nghiệm là yếu tố chi phối
sự khác nhau này.
Các kết luận chung cho các thí nghiệm này chủ yếu xoay quanh việc khẳng
định biện pháp tưới nông lộ phơi đã tiết kiệm được một lượng nước tưới từ 10% đến
77% so với tưới ngập truyền thống. Năng suất lúa cũng tăng từ 20% đến 87%.
- Các nghiên cứu của Trung Quốc
Các nghiên cứu ở Trung Quốc trong thời gian qua được tiến hành trên cả 2 hai
phạm vi toàn hệ thống và tại mặt ruộng. Nhiều công trình nghiên cứu được công bố
trong các thời kỳ từ thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ

XXI. Đáng chú ý là các nghiên cứu sau:

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

7

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Bảng 1.1: Trung bình các giá trị bốc hơi, thấm, và mức tưới yêu cầu của các
phương pháp tưới ngập và tiết kiệm nước
TT

Biện pháp tưới

Bốc hơi (mm)

Thấm (mm)

Mức tưới (mm)

1

Tưới ngập

765.4


514.9

1280.3

2

Tưới tiết kiệm (nông lộ phơi)

688.8

169.3

858.1

Trên phạm vi mặt ruộng: phương pháp tưới truyền thống cho đến những năm
cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20 là tưới nông thường xuyên. Tuy nhiên phương pháp
tưới này được thay đổi kể từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Thời kỳ
này một phương pháp mới gọi là tưới tiết kiệm nước cho lúa đã được tiến hành
nghiên cứu (Mao Zhi, 1996). Cơ sở khoa học của phương pháp này là không duy trì
thường xuyên một lớp nước trên ruộng lúa nhằm giảm thấm, giảm bốc hơi, giảm
lượng nước tiêu từ ruộng lúa. Kết quả nghiên cứu bằng 2 biện pháp tưới ngập
thường xuyên và tưới nông lộ phơi không những làm giảm đến 67% lượng nước
tưới mà còn làm tăng năng suất lúa (Bảng 1.1).
Theo Mao Zhi, ngoài việc giảm lượng nước tưới, tưới nông lộ phơi còn làm
giảm mực nước ngầm trong ruộng từ 0.3 đến 0.5 m. Do vậy lượng ô xy hoà tan
trong đất tăng lên từ 120 đế 200% so với tưới ngập.
Cũng theo Mao Zhi, nếu áp dụng biện pháp tưới này cho 30.000 ha ở vùng
Quangxi Autonomous, có khoảng 100 triệu m3 nước tưới được tiết kiệm. Tuy
nhiên, trong trường hợp áp dụng đối với phạm vi lớn như trên, sẽ rất khó để xác

định đâu là lượng nước tưới được tiết kiệm từ ruộng và đâu là lượng nước tưới được
tiết kiệm từ việc nâng cấp hệ thống kênh dẫn.
Dựa trên cơ sở kết quả thí nghiệm trên diện rộng, lượng nước tưới được tiết
kiệm vào khoảng từ 20 đến 35% (lượng nước tưới giảm từ 4080-5780m3/ha/vụ
xuống còn 3100-4500 m3/ha/vụ). Năng suất lúa tăng từ 15% đến 28%. Lượng sản
phẩm nông nghiệp trên một đơn vị m3 nước tưới tăng từ 0.65-0.82 kg/m3 nước tưới
trước đây lên 1.18-1.50 kg/m3 nước tưới.
Thí nghiệm trên toàn hệ thống tưới thuộc huyện Juankou cũng cho kết quả
tương tự, diện tích tưới của hệ thống là 2.100 ha. Trước năm 1989, chỉ canh tác

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

8

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

được một vụ lúa nước do thiếu nước tưới. Từ năm 1990 trở đi, do áp dụng biện
pháp tưới tiết kiệm nước (tưới nông lộ phơi), lượng nước tưới được tiết kiệm lên
đến 180 mm. Do vậy khoảng một nửa diện tích được trồng màu trong vụ còn lại.
Điều này đã làm tăng thu nhập cho nông dân khu vực lên khoảng 27%.
Tưới nông lộ phơi cho thấy rất hiệu quả ở các vùng đất cát. ở các vùng này do
cường độ thấm và bốc hơi lớn và đất có xu hướng ít nứt nẻ. Hiện nay, đã có khoảng
100.000 ha diện tích tại vùng nam Trung Quốc đang áp dụng phương pháp tưới tiết
kiệm nước.
- Các nghiên cứu ở Pakistan

Các nghiên cứu ở Pakistan được thực hiện chủ yếu ở trên phạm vi đồng ruộng
trên cả 2 giai đoạn làm đất và giai đoạn sinh trưởng của lúa. Ở giai đoạn làm đất,
nghiên cứu được các tác giả như Sanchez, De Datta and Kerim, Kawasaky,
Dayanand and Sing tiến hành trong các giai đoạn từ 1973 đến 1980. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy, nếu làm đất kỹ, kết cấu đất bị phá huỷ đã làm giảm thấm thẳng
đứng. Lượng nước tổn thất giảm xuống tới 60% so với không làm đất kỹ. Kết quả
cũng cho thấy nếu làm đất kỹ, năng suất úa cùng tăng thêm 1,2 tấn/ha-vụ. Hệ số sử
dụng nước hiệu quả cũng tăng lên 2,5 lần so với không làm đất hoặc làm đất không
kỹ (7,9kg/ha-mm so với không àm đất là 2,9kg/ha-mm).
Ở giai đoạn sinh trưởng, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế dộ nước mặt ruộng
sau khi gieo cấy, kết quả nghiên cứu của Gill tại vùng lúa cao sản của Ấn Độ cho
thấy nếu duy trì chế độ ngập nước mặt ruộng một tuần sau khi gieo cấy và duy trì
độ ẩm thích hợp (đất ướt) sau đó đã không làm giảm đáng kể năng suất lúa mà còn
tiết kiệm được 33% lượng nước tưới so với phương pháp tưới ngập thường xuyên
(Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Ảnh hưởng của thời gian ngập sau khi gieo cấy đối với NS lúa
Nguồn: Gill, 1994
Thời gian ngập mặt ruộng sau khi gieo cấy (tuần)
Năng suất lúa (Tấn/ha/vụ)

1

2

3

7,2

7,25


7,25
Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

9

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Ở khía cạnh khác, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian phơi ruộng đối
với năng suất lúa trên đất thịt pha cát trong thời đoạn 4 năm, Sandhu cho thấy
phương pháp tưới ngập liên tục đòi hỏi lượng nước tươi lớn nhất. Hiệu quả sử dụng
nước tăng từ 30, 54, 57 và 88 phần trăm tương ứng với các thời gian để khô ruộng 1
ngày, 2 ngày, 3 ngày và 5 ngày so với phương pháp tưới ngập truyền thống (Bảng
1.3). Kết quả trên đây cho thấy không cần thiết phải thường xuyên duy trì một lớp
nước măt ruộng để đảm bảo năng suất tối đa của lúa. Sau thời gian gieo cấy, có thể
để khô ruộng một thời gian sau khi nước mặy ruộng đã cạn mà không làm thay đổi
năng suất lúa. Tiềm năng tiết kiệm nước theo phương pháp này có thể giảm được
một lượng nước tưới từ 20 đến 50% so với phương pháp tưới ngập liên tục. Các tác
giả cung chỉ ra sự khác biệt này là do việc giảm tổn thất do thấm thảng đứng trong
thời kỳ ruộng cạn nước.
Bảng 1.3: Ảnh hưởng của chế độ tưới khác nhau đến hiệu quả tưới
Nguồn: Sandhu, 1980
Mức tưới (cm)
Chế độ tưới

Hiệu quả sử

dụng nước

1974

1975

1976

1977

B.quân

bình quân
(kg/ha-cm)

Chênh lệch
về hiệu quả
SDN (%)

Ngập liên tục

204

195

170

192

190


28,9

-

lộ 1 ngày

151

138

130

160

145

37,6

30

lộ 2 ngày

-

117

121

136


125

44,4

54

lộ 3 ngày

114

92

107

128

113

45,3

57

lộ 5 ngày

96

94

81


112

96

54,4

88

Bhuiyan trong các năm 1992, 1993 đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế
độ nước mặt ruộng đến việc giảm mức tưới. Nghiên cứu được tiến hành bằng việc
duy trì nông một lớp nước mặt ruộng sau khi gieo cấy là 45 ngày. Sau đó chế độ
nước ruộng luôn được duy trì ở chế độ bão hoà nước. Lượng nước tiết kiệm được
do áp dụng phương pháp này đạt tới 40% so với phương pháp tưới truyền thống mà
không làm giảm năng suất lúa.

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

10

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Các nghiên cứu của Tabbal (1992) và cộng sự cũng cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu được tiến hành trên ruộng lúa có chất đất là thịt pha sét với chiều sâu
mực nước ngầm trên ruộng lúa vào mùa khô là 95cm. Chế độ nước ruộng được thí

nghiệm trong 4 trường hợp: (1) Ngập liên tục từ 2-7 cm, (WR1); (2) ngập liên tục
đến 45 ngày sau khi gieo cấy (sau giai đoạn đẻ nhánh), sau đó duy trì độ ẩm bầôh
trên ruộng, (WR2); (3) Duy trì độ ẩm bão hoà trên ruộng suốt thời gian sinh trưởng
của lúa (WR3); (4) ngập, lộ liện tiếp suốt thời gian sinh trưởng của lúa, (WR4). Két
quả nghiên cứu cho thấy, sự chênh lệch về mức tưới ở công thức WR3 so với công
thức WR1 là 40% ít hơn. Chênh lệch ở công thức WR4 so với công thức WR1 là
60% ít hơn. Chênh lệch ở công thức WR2 sơ với công thức WR1 là 35%. Ở các
công thức WR2 và WR3 không có sự giảm năng suất so với công thức WR1. Công
thức WR4 sự giảm năng suất lên tới 28% so với công thức WR1 (Bảng 1.4).
Bảng 1.4: Ảnh hưởng của chế độ nước mặt ruộng đến năng suất, hiệu quả sử dụng
nước, hiệu quả và lượng nước tưới được tiết kiệm. Nguồn: Tabbal, 1992

Công

Năng suất (kg/ha)

Mức tưới

(mm)

thức
tưới

Hiệu quả tưới
(kg/ha-mm)

Lượng nước
được tiết kiệm
(%)


88-

90-

Bình

88-

90-

Bình 88- 90- Bình 88- 90- Bình

89

91

quân

89

91

quân

89

91

quân


89

91

quân

WR1 5552 5102 5327 1793 2786 2289

3

2

3

-

-

-

WR2 5237 4833 5035 1168 1804 1486

5

3

4

35


35

35

WR3 5153 4198 4676 1068 1644 1356

5

3

4

40

41

40,5

WR4 4336 3757 4046

6

4

5

59

62


61

728

1065

896

Kijne (1994) đề nghị 3 phương án tưới thay thế phương án tưới ngập truyền
thống như sau:
(1) Tưới không liên tục: Ruộng được tưới khi độ ẩm đất xuống thấp hơn độ ẩm
đồng ruộng chút ít. Lượng nước tưới duy trì ở mức ngập nông. Phương án này có
thể tiết kiệm được 20% lượng nước tưới so với tưới ngập liên tục.
Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


11

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

(2) Phương pháp tưới ngập giai đoạn đầu: Phương pháp này có kết quả là
lượng nước được tiết kiệm đến 40% nhưng năng suất cây trồng giảm 25%.
(3) Phương pháp tưới nông-lộ-phơi: Phương pháp này được thực hiện như sau:
trong thời kỳ trước khi kết thúc thời kỳ trỗ bông 30 ngày, ruộng được tưới ngập
nông, các giai đoạn khác luôn duy trì độ ẩm không nhỏ hơn 75% độ ẩm bão hoà.
Phương pháp này có thể tiết kiệm được một lượng nước 25% ma không làm giảm
năng suất.

Singh và các công sự đã nghiên cứu 4 chế độ tưới gồm:
- Chế độ tưới nông thường xuyên.
- Chế độ tưới nông thường xuyên sau khi gieo cấy 2 tuần, sau đó tiến hành tưới
1 ngày sau khi ruộng cạn nước.
- Chế độ tưới nông thường xuyên sau khi gieo cấy 2 tuần, sau đó tiến hành tưới
2 ngày sau khi ruộng cạn nước.
- Chế độ tưới nông thường xuyên 1 tuần sau khi gieo cấy, sau dó tiến hành tưới
2 ngày sau khi ruộng cạn nước.
Kết quả nghiên cứy cho thấy chế độ tưới ngập 2 tuần sau khi cấy và duy trì chế
độ tưới sau khi ruộng cạn nước 2 ngày cho kết quả khả quan. Năng suất lúa giảm
không đáng kể, tiết kiệm được lượng nước tưới bình quân 27%.
Một nghiên cứu khác của Mishra và cộng sự cho thấy có thể đạt được một sự
tối ưu trong năng suất lúa và hiệu quả sư dụng nước với 3,21-3,67 kg/ha-mm băng
việc sử dụng kỹ thuật tưới nông lộ liên tiếp với thời gian lộ tuỳ thuộc vào mực nức
ngầm nông hay sâu. Với mực nước ngầm nông (dao động từ 7 -92cm), thời gian lộ
từ 3-5 ngày. Với mực nước ngầm trung bình (dao động từ 13-126 cm), thời gian lộ
từ 1-3 ngày.
Từ các kết quả nghiên cứu trên đây có thể đi đến một số nhận xét như sau:
+ Làm đất kỹ trong khâu làm đất không những có tác dụng diệt cỏ dại, tăng
năng suất cây trồng mà còn là biện pháp tốt làm giảm rất đáng kể lượng nước tưới
do giảm lượng nước thấm thẳng đứng từ việc cấu trúc đất bị phá huỷ. Cần duy trì
Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


12

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt


lượng ẩm không cho xuất hiện các vết nứt trong đất. Nếu để vấn đề này xảy ra
lượng nước thấm thẳng đứng sẽ tăng hơn cả trong trường hợp tưới ngập liên tục.
+ Quy trình tưới đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm lượng nước
tưới. Chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa bao gồm việc lựa chọn quy trình tưới hợp
lý. Việc áp dụng quy trình tưới nông lộ phơi cho thấy kết quả rất khả quan trong
việc tiết kiệm nước tưới cho lúa.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu chế độ tưới ở Việt Nam
Là nước được đánh giá có tài nguyên nước dồi dào, tuy nhiên trong số hơn 800
tỷ m3 nước được hình thành hàng năm, có 2/3 được hình thành bên ngoài lãnh thổ.
Điều này không đảm bảo sự ổn định về nguồn nước hàng năm vì sự phụ thuộc vào
tỷ lệ khai thác, sử dụng nước của các nước vùng thượng nguồn. Mặt khác trong số
gần 300 tỷ m3 nước được hình thành trong nội địa, sự phân bố rất không đồng đều
cả theo không gian và thời gian đã làm cho nhiều vùng rất khan hiếm nước.
Bên cạnh đó, nhu cầu nước của các ngành kinh tế như công nghiệp, thủy sản,
giao thông thủy, du lịch dịch vụ... đang ngày càng gia tăng làm cho tình hình cấp
nước càng trở nên khó khăn. Ngành nông nghiệp đang đứng trước thách thức to lớn
trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các về nguồn nước cấp cho tưới. Thực tế
đó đã thúc đẩy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong tưới là giải
pháp sống còn trong điều kiện cấp nước cho nông nghiệp ngày càng hạn chế. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng nước là việc nghiên cứu các giải pháp trong quy trình,
công nghệ tưới cả trên 2 phạm vi hệ thống hay lưu vực và phạm vi mặt ruộng nhằm
giảm tôn thất nước vô ích, giảm lượng nước tiêu thụ để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm nông nghiệp. Hay nói cách khác là tăng khối lượng sản phẩm nông nghiệp
trên một đơn vị nước tiêu thụ.
- Trên phạm vi hệ thống:
Nghiên cứu trên phạm vi hệ thống ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu. Dưới
đây là một số các nghiên cứu đáng chú ý.
- Theo Nguyễn Đức Châu (2001) [2], đối với vùng duyên hải nam Trung bộ
lượng nước tưới tính toán lý thuyết của lúa đông xuân thay đổi từ 6.622 ÷


Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

13

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

11.469m3/ha, hè thu từ 5.910 ÷ 7.240 m3/ha, vụ mùa từ 3.962 ÷ 5.900 m3/ha. Lượng
nước cần thực tế đo đạc tại khu thí nghiệm Tuy Phước, Bình Định cho thấy, vụ
đông xuân thay đổi từ 490,5 ÷ 519,1 mm, vụ hè thu từ 461,1 ÷ 488,9 mm, vụ mùa từ
502,7 ÷ 540,0 mm. Hệ số cây trồng Kc bình quân trong các thời kỳ sinh trưởng của
lúa được thống kê trong bảng 1.5.
Bảng 1.5- Hệ số cây trồng Kc
Giai đoạn

Vụ

Bình quân

GĐ1

GĐ2

GĐ3


GĐ4

vụ

Đông xuân

1,17

1,38

1,28

1,05

1,21

Hè thu

0,93

1,07

1,15

0,76

0,98

Mùa


0,95

0,97

1,09

1,09

1,02

- Theo Nguyễn Tuấn Anh (1995) [1], lượng nước cần tính toán lý thuyết cho
lúa chịu hạn vùng núi Tây bắc Việt Nam vụ xuân 4.870 m3/ha, vụ mùa 4.440 m3/ha.
Hệ số Kc đã được hiệu chỉnh đối với điểm thí nghiệm tại Sơn La được nêu trong
bảng 1.6.
Bảng 1.6 -Tổng hợp hệ số Kc đã được hiệu chỉnh trên cơ sở thực nghiệm ở Sơn La.
Vụ

Giai đoạn
GĐ1

GĐ2

GĐ3

GĐ4

Lúa chịu hạn vụ xuân

0,74


0,74 → 1,26

1,26

1,13

Lúa chịu hạn vụ mùa

0,70

0,70 → 1,34

1,34

1,04

- Nguyễn Quang Kim (2003) [4] sử dụng phần mềm ISPM1.0 tính tổng
lượng nước hao do ngấm và bốc hơi cho lúa hè thu vùng Khe Giao- Hà Tĩnh là
10.724 m3/ha, tổng lượng mưa sử dụng được là 3.201 m3/ha, tổng mức tưới toàn vụ
là 7.825 m3/ha, lượng nước tháo cuối vụ là 302 m3/ha.
- Theo Hà Học Ngô (1978) [15], lượng nước cần của lúa xuân ở vùng Gia
Lâm - Hà Nội biến động theo các thời kỳ sinh trưởng như sau:
Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

14


Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

+Thời kỳ Cấy - Đẻ nhánh

1,94 ÷ 2,20 mm/ngày

+Thời kỳ Đẻ nhánh – Phân hoá đòng

3,03 ÷ 4,03 mm/ngày

+Thời kỳ Phân hoá đòng – Trổ bông

4,75 ÷ 6,27 mm/ngày

+Thời kỳ Trổ bông – Chín

7,28 ÷ 8,77 mm/ngày

Tổng lượng nước cần trong vụ xuânbiến động từ 5.084,8 ÷ 5.705,1 m3/ha và trong
vụ mùa 5.211,7 m3/ha ÷ 6.838,6 m3/ha.
- Theo Nguyễn Văn Dung (1998) [9], lượng nước cần ở La Khê - Hà Tây của
lúa vụ xuân biến đổi từ 3.632 ÷ 3.831 m3/ha, lúa vụ mùabiến đổi từ 3.449 ÷ 3.570
m3/ha.
- Nguyễn Văn Thắng (2000) [6] dùng mô hình WBL để tính toán theo mô
hình mưa vụ thiết kế của các trạm Phan Rang, Ba Tháp, Tân Mỹ, Nha Hố cho kết
quả tính toán lý thuyết như sau:
+ Mức tưới mặt ruộng của lúa nước vụ đông xuân từ 8000 ÷ 8400 m3/ha,
trung bình là 8250 m3/ha.
+ Mức tưới mặt ruộng của lúa nước vụ hè thu biến đổi theo các vùng do ảnh

hưởng của mưa trong vụ hè thu, trung bình là 7900 m3/ha.
+ Mức tưới mặt ruộng của lúa nước vụ mùado ảnh hưởng của mưa chính vụ
nên biến động tương đối lớn từ 4000 ÷ 6000 m3/ha.
Với khu ruộng canh tác ba vụ lúa trong năm thì mức tưới lúa tại mặt ruộng
cả năm từ 20.000 ÷ 30.000m3/ha. Mức tưới lớn nhất là trong vụ đông xuân, sau đó
đến vụ hè thu và ít nhất là vụ mùa.
- Theo Nguyễn Thế Quảng [19], kết quả nghiên cứu thí nghiệm định mức
tưới lúa vụ xuân giống mới tại Thường Tín - Hà Tây cho thấy, mức tưới ải là 1.967
m3/ha với hệ số tưới 1,15 l/s/ha (thời gian 20 ngày), mức tưới dưỡng 5.421 m3/ha hệ
số tưới dưỡng lớn nhất 0,91 l/s/ha. Cường độ hao nước ngày lúa xuân đầu vụ 4,8
mm/ngày, giữa vụ 7,8mm/ngày, cuối vụ 2,6 mm/ngày.
- Theo Nguyễn Văn Sáng, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thành [19], kết quả thí
nghiệm chế độ tưới cho cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long tại trạm nghiên cứu

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

15

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

thuỷ nông Tiền Giang (1987-1989) ứng với thí nghiệm tưới cho lúa 3 vụ (đông xuân,
hè thu và lúa mùa) như bảng 1.7.
Bảng 1.7- Kết quả thí nghiệm chế độ tưới lúa (bình quân năm 1987 - 1989)
Vụ


Lượng

Lượng

Lượng

Lượng

Lượng

Số lần

nước hao

nước

nước

mưa có

nước tưới

tưới

(m3/ha)

mưa

tháo


ích

(m3/ha)

(ngày)

3

3

3

(m /ha)

(m /ha)

(m /ha)

Đông xuân

8078

126

0

126

7655


21

Hè thu

7596

5210

148

3727

3789

15

Thu đông

6954

8864

3929

4935

1766

8


- Theo Lê Sâm, Hổ Phi Long [24], nhu cầu nước cho cây trồng ở vùng đất ngọt
đồng bằng sông Cửu Long tại Trạm Nghiên cứu Thuỷ nông Tân Mỹ Chánh, Mỹ tho,
Tiền Giang như bảng 1.8:
Bảng 1.8- Công thức tưới, lượng nước cần và năng suất lúa thí nghiệm
Hạng mục nghiên cứu

Vụ lúa
Đông xuân

Hè thu

Thu Đông

Đẻ nhánh – chín

30 – 0

30 – 0

30 – 0

Chín – Thu hoạch

60 – 30

90 – 0

60 – 0

0


0

0

6.950

5.725

4.930

-Thí nghiệm

5,2

6,5

4,2

-Đối chứng

4,3

5,9

3,5

1.Công thức tưới theo thời kỳ sinh trưởng
Sạ - đẻ nhánh


2.Lượng nước cần (m /ha)
3

Năng suất (T/ha)

Hệ số cây trồng Kc xác định từ tài liệu thí nghiệm nhu cầu nước của cây lúa cấy
(1981 ÷ 1985) tại Tân Mỹ Chánh, kết quả ghi trong bảng 1.9.
Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

16

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Bảng 1.9- Hệ số cây trồng Kc
Vụ

Ngày
1 ÷ 10

10 ÷ 20 20 ÷ 30 30 ÷ 40 40 ÷ 50 50 ÷ 60

Đông xuân

1,09


1,10

1,27

1,63

1,63

1,57

Hè thu

1,31

1,33

1,44

1,93

2,10

1,77

Ghi chú
Đảm bảo
tin cậy
Có sai số

- Theo Lê Sâm, Nguyễn Văn Sáng, Trần Văn Tuấn [24], nhu cầu nước của

cây trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long theo bảng 1.10.
Bảng 1.10- Lượng bốc thoát hơi của lúa sạ (bình quân 3 năm thí nghiệm 1987 ÷ 1989)
Lượng bốc

Tổng lượng

Hệ số cần

thoát hơi trung

bốc thoát hơi

nước K

Năng suất bình

bình thời đoạn

thời đoạn

(m3/tấn sản

quân (T/ha)

(mm/ngđ)

(mm)

phẩm)


Đông xuân

6,6

657,8

1264

5,2

Hè thu

5,6

573,5

882

6,5

Thu đông

5,2

545,2

1298

4,2


Vụ

Bảng 1.11- Lượng bốc thoát hơi của lúa cấy (bình quân 5 năm thí nghiệm 1981 ÷ 1985)
Lượng bốc

Tổng lượng

Hệ số cần

thoát hơi trung

bốc thoát hơi

nước K

Năng suất bình

bình thời đoạn

thời đoạn

(m /tấn sản

quân (T/ha)

(mm/ngđ)

(mm)

phẩm)


Đông xuân

5,6

590,4

1230

4,8

Hè thu

6,3

659,4

1080

6,1

Thu đông

5,3

561,3

1403

4,0


Vụ

3

- Đào Khương, Bùi Đình Lâm [23] đã thí nghiệm hiện trường để xác định được
lượng nước cần cho lúa vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa ở các tỉnh phía Nam (bảng 1.11).
Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

17

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Bảng 1.12- Lượng nước cần của lúa tại các tỉnh phía Nam
STT

Địa phương

1

E toàn vụ (mm)
Xuân

Hè thu


Mùa

Khánh Hưng

759

554,5

462

2

Quản Long

603

174,5

416

3

Rạch Giá

804

609,4

567


4

Sài Gòn

976

698,0

570,6

5

Cần Thơ

763

625,5

551,6

6

Vĩnh Long

775

715

635,6


- Vương Đình Đước, Võ Xuân Hảo, Vũ Văn Đô, Đinh Mỹ Sơn [23] thí nghiệm
chế độ tưới của một số giống lúa mới trên đất phù sa Sông Hồng cho kết quả như sau:
+ Lượng nước cần của vụ xuân từ 280 ÷ 455,5 mm, trung bình là 351,4 mm.
Lượng nước cần của vụ mùatừ 433 ÷ 645,2 mm, trung bình 444,7 mm. Cường độ cần
nước của vụ lúa xuân từ 3,5 ÷ 4,5 mm/ngày, trung bình là 3,8 mm/ngày. Cường độ cần
nước của vụ lúa mùa từ 4,9 ÷ 5,8 mm/ngày, trung bình là 5,4 mm/ngày.
+ Tổng mức tưới vụ xuân từ 3.000 ÷ 3.700m3/ha, cả vụ tưới 10 ÷ 11 lần, mức
tưới mỗi lần 200 ÷ 400 m3/ha, hệ số tưới lớn nhất từ 0,52 ÷ 0,54 l/s/ha. Tổng mức
tưới trong vụ mùatừ 2.636 ÷ 3.364 m3/ha, toàn vụ tưới 5 ÷ 9 lần, mức tưới mỗi lần
250 ÷ 600 m3/ha, hệ số tưới lớn nhất từ 0,55 ÷ 0,59 (l/s/ha).
+ Chế độ tưới tiêu thích hợp có thể làm tăng năng suất từ 109 ÷ 125% ở vụ
Lúa xuân và 108 ÷ 150% ở lúa mùa so với đối chứng.
- Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC-12 [18], hệ số Kc các thời đoạn sinh
trưởng của các loại cây trồng trình bày trong bảng 1.13.

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


Formatted: Space Before: 6 pt

18

Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Bảng 1.13- Thời đoạn sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của lúa
T

Thời kỳ


T

sinh trưởng

Lúa Đông xuân
Số

Kc

ngày

Lúa Hè thu
Số

Lúa Mùa

Lúa Tái Sinh

Kc

Số ngày

Kc

Số ngày

Kc

Formatted Table


ngày

1 Cấy-Bén rễ

10

1,04

15

1,04

10

1,04

5

0,67

2 Đẻ nhánh

35

1,20

30

1,17


31

1,17

10

1,10

3 Đứng cái -

35

1,35

30

1,35

35

1,35

15

1,10

27

1,20


20

1,20

27

1,20

15

1,00

15

0,95

15

0,95

17

0,95

10

0,95

làm đòng

4 Trỗ cờ Chắc xanh
5 Chín vàng
Tổng cộng

122

110

120

55

- Theo báo cáo rà soát quy hoạch thuỷ lợi Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
(1998) [25], mức tưới trung bình vụ xuân7.000 m3/ha, vụ mùa4.500 m3/ha, vụ Đông
1.500 m3/ha, Màu 1.500 m3/ha.
Nhìn chung trên phạm vi hệ thống, các nghiên cứu mới chỉ đi sâu giải quyết
theo hướng công nghệ tưới hay quy trình vận hành hệ thống riêng rẽ. Các nghiên
cứu này chưa kết nối được quy trình công nghệ tưới trên toàn hệ thống và tại mặt
ruộng. Đây là yếu tố đảm bảo sự thành công trong ứng dụng các kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn.
- Trên phạm vi mặt ruộng:
Nghiên cứu quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước trên phạm vi mặt ruộng đã
được rất nhiều người quan tâm trên cả 2 khía cạnh ứng dụng và nghiên cứu cơ bản.
Về khía cạnh ứng dụng, bằng phương pháp quan trắc mực nước ngầm trong ống tại
ruộng, nhiều nông dân đã áp dụng phương pháp này trong tưới lúa theo phương
pháp nông lộ phơi tại An Giang, Tiền Giang, Thừa thiên-Huế và một số địa điểm tại

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)



19

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Bắc Ninh, Hà Tây cũ, Thanh Hoá... Kết quả đã tiết kiệm được từ 2 đến 4 đợt bơm
tưới, Năng suất lúa không giảm, chống được một số bệnh như khô vằn, đốm rỉ ...
Trên khía cạnh nghiên cứu cơ bản, Nguyễn Xuân Đông (2008) đã tiến hành
nghiên cứu trên phạm vi ô thí nghiệm có kích thước 1,5 x 1,5 m, bố trí 12 ô tại xã
Liêm Tuyết, hưyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trên nền đất sét pha với giống lúa trồng
đại trà IR 203. Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong 4 vụ từ 2005-2007. Thí
nghiệm được tiến hành theo 10 công thức tưới gồm:
Tưới nông thường xuyên với lớp nước mặt ruộng 30-50mm,
Tưới sâu thường xuyên với lớp nước mặt ruộng 50-100mm,
Tưới nông lộ liên tiếp với công thực tưới 0-50 mm (tưới ngay sau kho ruộng cạn
nước),
Tưới nông lộ phơi với công thức tưới 0-50mm (tưới sau khi ruộng cạn nước 3
ngày).
Tưới nông lộ phơi với công thức tưới 0-50mm (tưới sau khi ruộng cạn nước 6
ngày).
Tưới nông lộ phơi với công thức tưới 0-50mm (tưới sau khi ruộng cạn nước 9
ngày).
Tưới sâu lộ liên tiếp với công thức tưới 0-100mm (tưới ngay sau khi ruộng cạn
nước).
Tưới sâu lộ phơi với công thức tưới 0-100mm (tưới sau khi ruộng cạn nước 3 ngày).
Tưới sâu lộ phơi với công thức tưới 0-100mm (tưới sau khi ruộng cạn nước 6 ngày)
Tưới sâu lộ phơi với công thức tưới 0-100mm (tưới sau khi ruộng cạn nước 9 ngày).
Kết quả cho thấy sự dao động của năng suất lúa của các công thức thí nghiệm

là không đáng kể. Trong toàn bộ các công thức thí nghiệm, mức độ dao động không
quá 10% giá trị so với năng suất của ô đối chứng.
Tuy nhiên về mức tưới, kết quả thí nghiệm cho thấy mức tưới dao động khá
lớn. Ở các công thức tưới nông lộ phơi, thời gian phơi ruộng càng nhiều, hệ số sử
dụng nước mưa càng tăng. Tuy nhiên nếu trong thời kỳ phơi ruộng, nếu để bề mặt
đất ruộng bị nứt nẻ, khả năng mất nước do thấm sẽ tăng lên. Do vậy mức tưới lại

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


20

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

tăng lên đáng kể. Tuỳ theo mức độ nứt nẻ lượng nước bị mất do thấm lậu theo chiều
thẳng đứng có khác nhau.
Nhận xét:
Ở nước ta, tuy số liệu thí nghiệm về chế độ tưới chưa nhiều, nhưng bước đầu
đã có một số kết quả nghiên cứu cho cây trồng đại diện một số vùng trên toàn quốc
có thể dùng tài liệu tham khảo khi tính toán cho các dự án tưới. Từ những kết quả
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng như trong nước cho thấy, nhu cầu
nước tưới cho cây trồng luôn có sự biến động theo các điều kiện khí hậu và phi khí
hậu. Để xác định chính xác, cần nghiên cứu cho mỗi vùng cụ thể, trong những điều
kiện nhất định.
Trên phạm vi mặt ruộng, cả về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, kết quả cho
thấy bước đầu các nghiên cứu này đã cho kết quả khá tốt. Đặc biệt là các khu trình
diễn tưới nước tại các vùng. Số lần tưới đã giảm đi từ 2 đến 4 lần tưới. Tuy nhiên sự

giảm lần tưới nhiều khi chưa hẵn đã giảm mức tưới vì khi giảm số lần tưới, mức
tưới mỗi lần có thể tăng lên. Mức tưới do vậy chưa chắc đã giảm.
Mặt khác, việc áp dụng quy trình tưới bằng cách quan trắc mực nước ngầm
trong ruộng chỉ có thể thực hiện dược trên quy mô nhỏ (hộ gia đình) mà không thể
thực hiện được trên quy mô hệ thống từ vài trăm đến vài chục ngàn thậm chí vaì
trăm ngàn ha. Việc thực hiện ở quy mô hệ thống chỉ có thể thực hiện được bằng
việc xác định thời gian giữa các đợt tưới một cách hợp lý trên cơ sở xác định tốc độ
hao nước theo từng thời kỳ của các vụ. Đây là vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết
để có thể áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước trên phạm vi hệ thống.
Đối với các khu vực chịu ảnh hưởng của gió Lào thường yêu cầu hệ số tưới
cũng như tổng mức tưới rất lớn. Do vậy đối với các khu vực này ngoài việc nghiên
cứu điều chỉnh hệ số tưới phù hợp với điều kiện khí hậu đặc trưng cần nghiên cứu
kết hợp các quy trình tưới tiết kiệm nước nhằm giảm lượng nước tưới.
1.3. Chế độ tưới và mức tưới đang được áp dụng tại các vùng trong cả nước
Cho đến nay việc tưới nước cho lúa trên phạm vi cả nước ở các hệ thống tưới
đều được thực hiện thống nhất theo Quy trình tưới nước cho lúa và cây lương thực,

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


21

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

cây thực phẩm được Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thôn ban
hành năm 2004. Theo đó, về chế độ tưới cho lúa theo các vùng được thực hiện như
sau:

- Đối với khu vực trung du miền núi và đồng bằng bắc bộ
+ Lúa chiêm
Thời kỳ đổ ải: mức tưới dao động từ 1.600 đến 2000m3/ha,
Thời kỳ tưới dưỡng: Trong thời kỳ cấy đến bén rễ, lớp nước duy trì ở mức từ
3-6cm. Trong thời kỳ phát triển, lớp nước duy trì ở mức từ 3-10cm. Trong thời kỳ
trổ bông, ngạm sữa, chắc xanh, mức nước cao nhất là 10 cm.
Tổng mức tưới cả vụ từ 5500m3/ha/vụ đến 6000 m3/ha/vụ.
+ Lúa xuân
Thời kỳ đổ ải: mức tưới dao động từ 1.600 đến 2000m3/ha,
Thời kỳ tưới dưỡng: Trong thời kỳ cấy đến bén rễ, lớp nước duy trì ở mức từ
3-5cm. Trong thời kỳ phát triển, lớp nước duy trì ở mức từ 4-8cm. Đầu vụ thấp nhất
là 3cm. Trong thời kỳ trổ bông, ngạm sữa, chắc xanh, mức nước cao nhất là 8 cm.
Tổng mức tưới cả vụ từ 4500m3/ha/vụ đến 5500 m3/ha/vụ.
+ Lúa mùa
Thời kỳ cấy đến bén rễ, lớp nước duy trì ở mức từ 4-6cm.
Trong thời kỳ phát triển, lớp nước duy trì ở mức từ 5-10cm. Đầu vụ thấp nhất
là 4cm. Trong thời kỳ trổ bông, ngạm sữa, chắc xanh, mức nước cao nhất là 10 cm.
Tổng mức tưới cả vụ từ 4500m3/ha/vụ đến 5500 m3/ha/vụ.
- Đối với khu vực Trung Bộ
Lúa cấy
+ Lúa xuân
Thời ky cấy đến bén rễ, duy trì một lớp nước mặt ruộng 4-6cm,
Thời kỳ phát triển: duy trì lớp nước mặt ruộng từ 5-9cm, đầu vụ thấp nhất là 4
cm, thời kỳ trổ bông, ngậm sữa, chắc xanh, cao nhất là 9 cm.
Tổng lượng nước tưới cho cả vụ từ 6500m3/ha/vụ-7500m3/ha/vụ.
+ Lúa hè thu

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)



22

Formatted: Space Before: 6 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 4 pt

Thời ky cấy đến bén rễ, duy trì một lớp nước mặt ruộng 4-6cm,
Thời kỳ phát triển: duy trì lớp nước mặt ruộng từ 5-9cm, đầu vụ thấp nhất là 4
cm, thời kỳ trổ bông, ngậm sữa, chắc xanh, cao nhất là 9 cm.
Tổng lượng nước tưới cho cả vụ từ 6500m3/ha/vụ-7500m3/ha/vụ.
- Lúa gieo sạ
+ Lúa đông xuân
Thời kỳ gieo sạ đến mọc cây mạ, tưới giữ độ ẩm từ 85-100% độ ẩm tối đa
đồng ruộng.
Thời kỳ phát triển: duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3-10cm, đầu vụ thấp nhất là 3
cm, thời kỳ trổ bông, ngậm sữa, chắc xanh, cao nhất là 10 cm.
Tổng lượng nước tưới cho cả vụ từ 6500m3/ha/vụ-7500m3/ha/vụ.
+ Lúa hè thu
Thời kỳ gieo sạ đến mọc cây mạ, tưới giữ độ ẩm từ 85-100% độ ẩm tối đa
đồng ruộng.
Thời kỳ phát triển: duy trì lớp nước mặt ruộng từ 6-9cm, đầu vụ thấp nhất là 3
cm, thời kỳ trổ bông, ngậm sữa, chắc xanh, cao nhất là 9 cm.
Tổng lượng nước tưới cho cả vụ từ 5700m3/ha/vụ-7000m3/ha/vụ.
- Khu vực Nam Bộ
Lúa cấy
+ Lúa xuân
Thời kỳ cấy đến bén rễ, duy trì một lớp nước mặt ruộng 4-5cm,
Thời kỳ phát triển: duy trì lớp nước mặt ruộng từ 4-7cm, đầu vụ thấp nhất là 4
cm, thời kỳ trổ bông, ngậm sữa, chắc xanh, cao nhất là 7 cm.

Tổng lượng nước tưới cho cả vụ từ 6000m3/ha/vụ-7500m3/ha/vụ.
+ Lúa hè thu
Thời kỳ cấy đến bén rễ, duy trì một lớp nước mặt ruộng 6cm,
Thời kỳ phát triển: duy trì lớp nước mặt ruộng từ 6-8cm, đầu vụ thấp nhất là 6
cm, thời kỳ trổ bông, ngậm sữa, chắc xanh, cao nhất là 8 cm.
Tổng lượng nước tưới cho cả vụ từ 5000m3/ha/vụ-6000m3/ha/vụ.

Formatted: Border: Top: (Double
solid lines, Auto, 0,5 pt Line width)


×