Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá được hiện trạng thủy lợi và cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp công trình tiêu nước thích ứng với biến đổi khí hậu cho HTTN Bắc Thái Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 104 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành vào tháng 9 năm 2011 tại khoa Sau đại học
trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
thạc sĩ, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành, sự chỉ bảo tận tình của tập
thể các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên của trường cùng toàn thể cán
bộ khoa sau đại học.
Trước hết tự đáy lòng mình xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Lê Quang
Vinh người thầy hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
hướng đi cũng như cung cấp các thông tin và căn cứ khoa học cần thiết cho luận
văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Sau đại học, tập thể giáo
viên và cán bộ khoa, viện Quy hoạch Thủy lợi, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh
Thái Bình, Chi cục Quản lý nước và công trình thủy lợi Thái Bình, gia đình cùng
các anh chị đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh
thần và cung cấp tài liệu chuyên ngành cho tác giả học tập và hoàn thành luận
văn này.
Tác giả xin gửi tới ban lãnh đạo Trung tâm khoa học & Triển khai kỹ
thuật thủy lợi và tập thể đơn vị nơi tác giả công tác lời cảm ơn chân thành đã tạo
điều kiện để hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả được trình bày luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Hồng Thân



LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: NGUYỄN HỒNG THÂN................. Giới tính: .Nam.............


Ngày, tháng, năm sinh: ..06/08/1984......................Nơi sinh: . Vĩnh Phúc...................
Quê quán: Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc........ Dân tộc: .Kinh................
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:.......................
......................................Cán bộ kỹ thuật...............................................................................
Chỗ ở hiện nay hoặc địa chỉ liên lạc: ....................................................................................
Nhà 46 ngõ 191 Khương Thượng – Đống Đa – Hà Nội....................................................
Điện thoại cơ quan: ........................................ Điện thoại nhà riêng: ...................................
Fax: ........................... Email: ..................................... Di động: .0982096118....................
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: ............................ Thời gian từ: .........../............... đến ............../.......................
Nơi học (trường, thành phố):.................................................................................................
Ngành học: ............................................................................................................................
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy.......... Thời gian từ: ......09/2004....... đến ....06/2009.....................
Nơi học (trường, thành phố):......Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội................................................
Ngành học: ................Kỹ thuật Tài Nguyên Nước.............................................................
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Thiết kế trạm bơm tưới Đại Định – Vĩnh
Phúc.... ..................................................................................................................................
Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:...19/05/2009 - Đại học Thuỷ Lợi..
Người hướng dẫn: .............Th.s Lưu Văn Quân................................................................
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Sau đại học...... Thời gian từ:...............đến .....................................................
Nơi học (trường, thành phố):.......Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội..............................................
Ngành học: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Tên luận văn: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng thủy lợi và cơ sở khoa học của một số
giải pháp công trình tiêu nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cho hệ thống
thủy nông Bắc Thái Bình………………………………………………………………….
Ngày và nơi bảo vệ......................................................:.........................................................
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Quang Vinh ......................................................................

4. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): TOEFL 477
5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày cấp và nơi cấp:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian
06/2009 đến nay

Công việc đảm nhiệm

Nơi công tác
Trung tâm khoa học & Triển khai kỹ thuật
thủy lợi – Trường Đại Học Thủy Lợi

Cán bộ kỹ thuật

VI. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC


Giám đốc

Hà Nội, Ngày 28 tháng 09 năm 2011
Người khai

Nguyễn Hồng Thân


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống thuỷ nông (HTTN) Bắc Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên
89.271ha, trong đó có 57.999 ha đất nông nghiệp, bao gồm các huyện Đông Hưng,
Hưng Hà, Quỳnh Phụ và một phần thành phố Thái Bình nằm phía bắc sông Trà Lý.
Hệ thống Bắc Thái Bình có truyền thống và trình độ cao vể thâm canh lúa nước,
có nhiều khu vực chuyên canh rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, có phong trào
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha đang diễn ra rất
mạnh. Bắc Thái Bình cũng là một hệ thống phức tạp về mặt cấu trúc, có đủ loại hình
tưới tiêu nước và phụ thuộc rất nhiều vào chế độ thuỷ triều.
Hiện nay hệ thống thuỷ nông Bắc Thái Bình có 86.759 ha đất nằm trong đê
cũng là diện tích cần tiêu, trong đó có 18.127 ha tiêu bằng động lực và 68.632 ha tiêu
tự chảy, tiêu trực tiếp ra các sông lớn bao bọc xung quanh là sông Luộc, sông Hoá,
sông Hồng, sông Trà Lý và biển Đông.
Hệ thống công trình thuỷ lợi đã có trên hệ thống thuỷ nông Bắc Thái Bình được
xây dựng khá đồng bộ và hoàn chỉnh từ đầu mối đến mặt ruộng. Tuy nhiên, trải qua
nhiều thập kỷ xây dựng và khai thác, đến nay hầu hết các công trình này đều đã bị
xuống cấp, bị hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, không đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong hệ thống.

Cũng như nhiều hệ thống thuỷ lợi khác ở ĐBSH, trên hệ thống Bắc Thái Bình
đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử dụng đất (SDĐ): diện tích ao hồ, đất
trồng lúa nước bị giảm dần, diện tích đất đô thị và công nghiệp không ngừng mở rộng,
nhu cầu tiêu nước tăng lên nhanh chóng...Trong hệ thống đang tồn tại mâu thuẫn giữa
nhu cầu tiêu và khả năng đáp ứng của các công trình thuỷ lợi đã có. Do có địa hình
bằng phẳng và thấp, lại gần biển nên HTTN Bắc Thái Bình là một trong những vùng
chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu và cả mực nước biển dâng. Liên
tiếp trong các năm 2003, 2004 và 2008 hệ thống này bị úng ngập rất nặng nề gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Do vậy, nghiên cứu đánh giá hiện trạng thuỷ lợi và cơ sở khoa học của một số
giải pháp công trình tiêu nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cho HTTN Bắc
Thái Bình là rất cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng thủy lợi và cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp
công trình tiêu nước thích ứng với biến đổi khí hậu cho HTTN Bắc Thái Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là các công trình tiêu nước đã và sẽ xây dựng trên HTTN
Bắc Thái Bình.


-2Phạm vi nghiên cứu là các cơ sở khoa học và các giải pháp công trình tiêu nước
thích ứng với BĐKH.

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công trình tiêu và khả năng đáp ứng tiêu của các công
trình này trong HTTN Bắc Thái Bình.
- Phân tích các mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tiêu nước của các công
trình tiêu nước đã có trên hệ thống thủy lợi.

- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD)
đối với yêu cầu tiêu nước trong HTTN Bắc Thái Bình theo kịch bản BĐKH ở Việt
Nam đã được công bố.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình thủy lợi nhằm thích ứng với
BĐKH và NBD và cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải pháp
đề xuất.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành tựu
khoa học công nghệ của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu liên quan đến
đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và
tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực
tiễn.
5.3. Phương pháp tự nghiên cứu
Tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu nêu trên.

6. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình.


-3-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY NÔNG BẮC THÁI BÌNH
1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là vùng đồng bằng ven biển thuộc hạ du
sông Hồng bao gồm các huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, huyện
Thái Thụy và một phần thành phố Thái Bình. Vị trí địa lý của hệ thống được giới hạn
bởi:
- Phía Tây Bắc giáp sông Luộc và tỉnh Hưng Yên.
- Phía Đông Bắc giáp sông Hóa và thành phố Hải Phòng.
- Phía Tây và Tây Nam giáp sông Hồng và sông Trà Lý.
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Nam là sông Trà Lý và hệ thống Nam Thái Bình.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình do phù sa sông Hồng bồi tụ tạo thành nên
địa hình tương đối bằng phẳng so với các vùng đồng bằng khác, cao độ biến đổi từ
0,5÷3m. Nhưng chủ yếu tập trung ở cốt đất 0,75÷2,0m.
Trong hệ thống hướng dốc chính là hướng Tây Bắc – Đông Nam cao từ huyện
Hưng Hà thấp xuống huyện Đông Hưng, nhưng lại có xu thế cao lên ở vùng ven biển
Thái Thụy. Đặc biệt các giải đất trũng phần lớn chạy dài theo các triền sông như: Ven
sông Hồng là vùng Minh Tân, Văn Lang, Độc Lập; Ven sông Trà Lý là vùng Tịnh
Xuyên, Hoa Hồng Bạch, Sa Lung;ven sông Luộc là vùng Ba Trai, ven sông Sành là
vùng Họ An và vùng sông Sinh.
Cao độ địa hình:
-Thấp nhất: + 0,50m.
-Trung bình: +1,00 ÷ +2,00m.
-Cao nhất: +3,00m.
Bảng 1.1. Phân bố cao độ theo diện tích ruộng đất
Cao độ(m)
Diện tíc(ha)
Tỉ lệ(%)

< 0.75
8.763

15,11

0.75 ÷ 1
14.398
24,82

1 ÷ 1.25
10.576
18,23

1.25 ÷ 1.5
9.947
17,15

> 1.5
14.315
24,68

∑F ct
57.999
100

1.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất
Về địa chất qua các hố khoan của các công trình đã xây dựng cho thấy tình hình
địa chất được khái quát như sau:
Tầng canh tác trung bình từ 7 ÷ 10cm đây là lớp đất màu có lẫn nhiều phù sa. Dưới
đó là lớp đất sét mỏng 3 ÷ 5cm hạt mịn ít thoát nước, dưới nữa là lớp đất sét hạt thô


-4dày từ 0,5 ÷ 2m, có lẫn nhiều vỏ sò, hến, xác sú vẹt, có vùng phần lớn là đất sỏi, lớp

đất này làm cho tầng nước sạch mạch di động nhanh làm mái kênh mương và hố móng
công trình không ổn định.
Lớp nước mạch nằm ở rất nông thường chỉ cách mặt đất từ 0,5 ÷ 1,0m, có
nhiều vùng mực nước ngầm nằm ngay ở tầng đất canh tác, vì nước ngầm ở nông nên
muối từ trong lòng đất dễ đưa lên tầng canh tác.
Cấu tạo địa chất trong vùng về cơ bản gồm các lớp sau:
- Lớp 1: Tầng sét mặt là đất thổ nhưỡng dày 10-15cm.
- Lớp 2: Dưới lớp 1 là lớp đất sét dày từ 0,5 đến 2,0m, trạng thái dẻo mềm, dẻo
chảy đến chảy, góc ma sát trong φ = 5-80, có lẫn nhiều vỏ sò, vỏ hến, xác sú vẹt, có nơi
là tầng đất cát, sỏi khiến cho tầng nước mạch di động nhanh.
- Lớp 3: Là lớp á sét đến á sét nhẹ dày trên 4,0m có φ = 6-70.
- Lớp 4: Là lớp á cát nhẹ đến cát hạt nhỏ, trạng thái xốp đến chặt vừa, nằm ở
cao độ (-6m) đến (-16m) có φ = 19-230, độ dày lớp 4 trên 10,0m.
- Lớp 5: Là đất sét nhẹ, màu xám nhạt, trạng thái dẻo chảy, nằm ở cao độ (16m) đến (-25m) có φ = 7-80, độ dày lớp 4 trên 10,0m.
- Lớp 6 là đất sét nhẹ, trạng thái dẻo chảy, nằm dưới lớp 5, có φ = 7-80.
Nhìn chung địa chất công trình là tương đối phức tạp, lớp dưới đáy công trình
nói chung là lớp đất yếu, cần có gia cố khi xây dựng công trình.
1.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình được hình thành trong quá trình nâng dần
do phù sa bồi đắp, do vậy đất đai của hệ thống thuộc loại đất trẻ giàu chất dinh dưỡng,
nhưng sự phân bố chất dinh dưỡng lại không đều có vùng giàu đạm nhưng lại nghèo
kali và ngược lại, vùng cao thường bị rửa trôi, đất bị bạc màu, vùng thấp trũng tầng đất
canh tác được tăng dần chất dinh dưỡng nhiều nhưng độ chua lớn, đất canh tác thường
bị ngập nước quanh năm. Vùng ven biển thường là bãi đất cao, lượng muối hòa tan
trong đất còn khá lớn. Hàng năm do tác dụng xâm thực của nước biển qua mạch nước
ngầm làm độ mặn tăng lên.
Theo tài liệu thu thập của trung tâm nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Thái Bình hệ
thống thủy nông Bắc Thái Bình có diện tích tự nhiên là 89.271ha với các loại đất chính
sau:
- Đất phèn hoạt tính:

821 ha
- Đất phèn tiềm tàng:
6.199 ha
- Đất nhiễm mặn:
1.020 ha
- Đất phù sa được bồi:
2.966 ha
- Đất phù sa trong đê:
7.790 ha


-5Đất phù sa bị glây hóa:
Đất phù sa loang lổ đỏ vàng:
Đất cát ven sông:
Đất cồn cát ven biển:
Đất khác:

-

16.770 ha
6.916 ha
1.340 ha
3.265 ha
47.087ha

Bảng 1.2. Phân loại đất theo thành phần một số chất dinh dưỡng chủ yếu
Đạm(%)

Mùn(%)
Phân theo


Khá

Nghè
o

Trun
g
bình

15.10
2

38.64
4

8.530

26,04

66,63

1,47

Nghè
o

Trung
bình


Diện
tích(ha)

4.253

Tỷ lệ (%)

7,33

Lân(%)

Khá

Nghè
o

Trun
g
bình

Khá

46.89
0

10.25
6

27.27
1


14.33
7

16.39
1

80,85

17,68

47,02

24,72

28,26

Với tài liệu thổ nhưỡng cho thấy:
-

Tiềm năng đất đai trong vùng còn rất khá, hiện tại chưa khai thác hết.
Diện tích đất chua, mặn chiếm tỉ lệ tương đối cao cần được cải tạo để nâng
cao độ đồng đều về năng suất trong vùng.

1.1.5 Đặc điểm khí tượng,khí hậu
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là vùng nhỏ thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên
đặc điểm chung về khí tượng, thủy văn đều mang nét chung của đồng Bằng Bắc Bộ.
Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng được bố trí rộng khắp trên địa bàn như: trạm
Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thái Ninh, Thụy Anh và thành phố Thái Bình.
Trạm khí tượng quan trắc đày đủ nhất và dài năm nhất là trạm thành phố Thái

Bình có đủ các yếu tố khí tượng từ năm 1960 đến nay và vẫn tiếp tục quan trắc. Ngoài
ra còn có các trạm đo mưa từ 1961 đến năn 2002 là Thái Thụy (1961 – 2002), Đông
Hưng (1960 – 2002), Hưng Hà (1960 – 2002).
1.5.1.1 Mưa
Hàng năm có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70-80% lượng mưa cả
năm.
- Lượng mưa trung bình nhiều năm: 870,9mm.
- Những đợt mưa lớn 200-350 mm trở lên thường xảy ra vào tháng 8,9 mưa
lớn thường gắn liền áp thấp nhiệt đới, bão.
- Lượng mưa lớn nhất ngày tại Thành phố Thái Bình trong tháng 7 là
294,9mm, tháng 8 là 253,6mm, tháng 9 là 418mm.


-6Lượng mưa trung bình nhiều năm trong các tháng khác nhau cụ thể: Tháng
7 là 116,0mm, tháng 8 là 77,20mm, tháng 9 là 69,10mm.

-

Bảng 1.3.Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Thái Bình
TB
năm(mm)

1

870,9

2


3

4

Trung bình tháng (mm)
5
6
7
8

9

10

11

12

58,5 41,5 40,1 50,6 88,4 98,4 116,0 77,2 69,1 79,1 80,6 71,4

1.5.1.2 Gió
Có hai mùa gió chính trong năm:
- Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió thổi từ ngoài biển vào
mang theo hơi nước gây ra mưa rào.
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, khô và
gây ra mưa phùn.
Bảng 1.4. Tốc độ gió trung bình hàng tháng
Tháng
V
(m/s)


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2.0

2.0

1.8


2.1

2.1

2.0

2.2

1.6

1.7

1.9

1.8

1.8

1.5.1.3 Bão
Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão
ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, thủy văn khu vực.
1.5.1.4 Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 23÷24oC.
- Nhiệt độ trung bình mùa hè: 27-29 oC.
- Nhiệt độ cao nhất:
31-37 oC.
- Nhiệt độ thấp nhất:
<10 oC.
1.5.1.5 Độ ẩm

Độ ẩm trung bình giữa các tháng trong năm thay đổi ít dao động từ 80-85%.
Riêng tháng 1 đến tháng 3 độ ẩm cao hơn các tháng khác, độ ẩm trung bình 90-91%.
Tháng 11 đến tháng 12 có độ ẩm nhỏ nhất, độ ẩm trung bình 65-68%.
1.5.1.6 Bốc hơi
Thông thường bốc hơi có liên quan đến nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm và gió.
- Lượng bốc hơi trung bình năm:
752 mm/năm.
- Lượng bốc hơi lớn nhất (tháng 11): 90÷100 mm/tháng.
- Lượng bốc hơi nhỏ nhất ( tháng 2,3): 33÷41 mm/tháng.
1.5.1.7 Nắng
Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng từ 1600-1750 giờ. Các tháng mùa hè
từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Các tháng


-72,3 là những tháng ít nắng, chỉ đạt khoảng 30 đến 40 giờ mỗi tháng.
1.5.1.8 Mây
Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 70% bầu trời. Tháng 3 trời nhiều
mây nhất có lượng mưa cực đại, chiếm trên 90% bầu trời. Tháng 10 trời quang đãng
nhất, lượng mưa trung bình chỉ chiếm khoảng 60% bầu trời.
1.5.1.9 Sương mù
Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương mù. Hiện tượng này
xảy ra chủ yếu vào các tháng đầu đông xuân, nhiều nhất vào các tháng 11,12.
1.1.6 Đặc điểm sông ngòi, thủy- hải văn
1.1.6.1 Sông lớn
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình có đặc điểm là xung quanh bao bọc bởi các
sông lớn như sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, sông Trà Lý và biển. Là vùng đồng
bằng ở hạ du sông Hồng lại ở ven biển nên hệ thống sông ngòi ở đây đều chịu ảnh
hưởng của nguồn nước thượng lưu chế độ thủy triều biển Đông, sự điều tiết của hệ
thống thủy nông.
Sông Hồng phân nước qua sông Thái Bình qua hai phân lưu lớn còn lại là sông

Đuống (dài 64 km), sông Luộc (dài 72,4km). Phân nước sang sông Đáy qua sông Nam
Định (dài 31,5 km) và chảy thẳng ra biển (Vịnh Bắc Bộ) ở cửa Ba Lạt và hai phân lưu
nữa là sông Trà Lý (dài 64 km) và sông Ninh Cơ dài 51,8 km.
Sông Trà Lý có hướng chung là Tây – Đông. Bắt đầu từ xã Hồng Minh, huyện
Hưng Hà tỉnh Thái Bình, chảy quanh co, uốc khúc qua Quyết Chiến, An Tiến, Đồng
Phú, Đồng Công của huyện Đông Hưng, thành phố Thái Bình, Đông Mỹ, Đông Huy
rồi đến Thái Hà, Thái Phú của huyện Thái Thuỵ đột ngột đổi hướng Bắc – Nam đến
Thái Thành, Thái Thọ cuối cùng tới Định Cư rồi đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại cửa Trà Lý,
sông dài 64 km. Sông Trà Lý vẫn là sông thiên nhiên, mới chỉ có tác động của con
người là đê được đắp hai bên bờ và ngăn các sông nhỏ bằng các cống.
Sông Hoá có hướng chảy chung từ Bắc – Đông Bắc, bắt đầu từ xã An Khê,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình chảy uốn khúc qua các xã An Đồng, An Thái, An
Ninh, Thị trấn An Bài, An Thanh, An Mỹ, Thụy Ninh, Thụy Việt, Hồng Quỳnh cuối
cùng qua xã Thụy Tân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình rồi đổ ra sông Thái Bình rồi
ra biển. Sông Hóa có chiều dài 38,04 km.
Sông Luộc cũng là một phân lưu của sông Hồng nối sông Hồng với sông Thái
Bình. Sông Luộc chảy theo hướng Tây – Đông, hướng thấp dần của đồng bằng Bắc
Bộ. Cửa vào ở độ cao trung bình +4 - +6m, xuống Quý Cao, Vĩnh Bảo chỉ còn +1 –
0m. Sông Luộc ít dốc và chảy quanh co, độ rộng lòng sông trung bình từ 300 – 400 m,
độ cao đáy sông khoảng từ 1-5m.


-8Mực nước sông ngoài phụ thuộc vào sự điều tiết của nhà máy thủy điện Hòa
Bình. Trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhà máy chỉ xả nước vận hành
phụ thuộc vào mực nước trong hồ, trong những năm gần đây tình trạng thiếu nước tích
trữ trong hồ đã làm mực nước trên các sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc , sông Hóa
xuống thấp gây khó khăn cho các cống lấy nước thượng lưu, đồng thời hạ lưu bị mặn
xâm nhập làm giảm chất lượng nước tưới.
Về mùa lũ mực nước sông chịu sự chi phối chủ yếu của lũ thượng nguồn, nước
tuy chứa hàm lượng phù sa lớn nhưng thường gây lũ trên các triền sông. Sự điều tiết

của hồ Hòa Bình đã làm kéo dài thời gian có lũ trên sông. Theo số liệu thống kê công
ty TNHH một thành viên khai thác CTTL Bắc Thái Bình, mực nước lũ duy trì tại cống
Lão Khê trên triền sông Luộc như sau:
Báo động I: cao nhất 30 ngày, trung bình 15-16 ngày.
Báo động II: cao nhất 12 ngày, trung bình 10-12 ngày.
Báo động III: cao nhất 16 ngày, trung bình 5-7 ngày.
1.1.6.2 Sông nội đồng
Bảng 1.5: Sông trục nội đồng chính vùng Bắc Thái Bình
Tên sông
Tiên Hưng
Diêm Hộ
Sa Lung 1
Sa Lung 2
Tà Sa
Việt Yên
Yên Lộng
Đại Nẫm

Sinh
Hộn
Sông Hoài
Đồng Cống
Sông Sành

Từ - đến
Nhâm Lang – Trà Linh
Trà Linh Tân Sơn
Lão Khê - Bến Suý
Bến Suý - Ngã ba sông Hoài
Hàng Tổng – Rí

Cống Việt Yên – Tà Sa
Cống Hiệp - Âu Vĩnh
Cống Đại Nẫm - Đập Rồi Công
Cầu Me - Đập Rồi Công
Cầu Cấp – Diêm Điền
Cống Hộn – Cầu Hồ
Thuyền Quang – Tích Thuỷ
Đồng Cống – K15
Ngọc Quế - Đò Mom

Chiều dài
(Km)
54,211
7,600
24,280
13,25
15,700
14,040
12,512
16,210
14,845
18,900
19,000
9,392
3,275
26,450

1.1.6.3 Chế độ triều
Chế độ thủy triều ở vùng biển hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là chế độ nhật
triều, mỗi ngày có một đỉnh và chân triều. Một tháng có 2 chu kỳ triều, mỗi chu kỳ

triều là 14 con nước, trong đó có giai đoạn triều cường và giai đoạn triều kém. Giai
đoạn triều cường mực nước đỉnh triều cao nhất và chân triều thấp nhất, chênh lệch
giữa chân triều và đỉnh triều dao động lên đến 3.0 - 3.5m, triều trung bình từ 1,7 -


-91.9m và khi triều kém, đỉnh và chân dao động trong khoảng 0.3 – 0.5m. Số ngày triều
cường từ 3m trở lên trong một năm có từ 152 – 176 ngày.
Bảng 1.6: Mực nước bình quân tháng mùa kiệt tại cống Nhâm Lang trên
sông Luộc- Huyện Hưng Hà- Tỉnh Thái Bình trong một số năm điển hình
Năm
Tháng
MN trung bình
(m)
MN thấp nhất
(m)
MN cao nhất
(m)

1

2004
2

1

2005
2

3


0.74

0.86

0.30
1.26

1

2006
2

3

3

0.92

0.80

0.87

0.87

0.98

1.05

0.90


0.40

0.45

0.25

0.40

0.02

0.25

0.32

0.32

1.40

1.26

1.45

1.30

1.45

1.67

1.55


1.40

Bảng 1.7: Mực nước bình quân tháng 1 và 3 tại một số trạm đo trên sông
Hồng và sông Trà Lý
Đơn vị: cm
Trạm

Sông Hồng

Tháng
1
3

Sông Trà Lý

Phú Nha

Ngô Xá

Ba Lạt

TP.Thái Bình

Định Cư

105.3
84.7

77.2
57.2


39.0
29.8

67.1
53.3

-6.3
-17.6

( Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy Lợi)
Bảng 1.8: Mực nước bình quân 1,3,5,7 ngày đỉnh và chân triều trong mùa lũ
ứng với tần suất 5%, 10%, 20%
Đơn vị: cm
Mực nước đỉnh triều

Mực nước chân triều

Thời
đoạn

P = 5%

P = 10%

P = 20%

P = 5%

P = 10%


P = 20%

Ngô Xá
(Sông
Hồng)

1
3
5
7

544
535
515
454

500
490
474
450

453
440
428
412

525
517
475

475

477
470
435
435

429
420
368
368

Thái
Bình
(Sông
Trà Lý)

1
3
5
7

544
535
515
454

500
490
474

450

453
440
428
412

525
517
475
475

477
470
435
435

429
420
368
368

Trạm đo

(Nguồn: Cty Tư vấn TL Thái Bình)


-10Bảng 1.9. Mực nước báo động và thời gian duy trì tại một số trạm đo
Đơn vị: cm
Vị trí


Sông
Sông
Hồng
Sông Trà


Mức báo động 1

Mức báo động 2

Mức báo động 3

MN(cm)

Số ngày

MN (cm)

Số ngày

MN (cm)

Số ngày

Ngô Xá

280

12-15


340

8-10

420

4-7

TP. Thái
Bình

220

12-15

280

8-10

350

4-7

Bảng 1.10. Chu kỳ triều thiết kế P =10% (18÷28/09/1983)
Giờ
Ngày
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28

1

3

5

7

9

11

13

15

17

19

21


23

-12
-13
1
18
27
40
55
58
59
39
1

-17
-21
-11
1
10
22
39
55
71
78
58

-17
-25
-19

-11
-7
5
24
44
67
94
99

1
-14
-24
-18
-17
-7
3
19
43
86
104

49
12
-9
-11
-18
-17
-8
4
22

61
89

97
64
35
22
4
-18
-4
0
8
41
71

121
108
79
64
43
4
16
5
3
24
51

125
123
103

93
75
43
36
17
3
12
27

95
111
108
97
83
75
50
25
1
-5
1

60
88
92
89
80
69
49
24
-3

-20
-17

27
54
68
71
71
66
51
28
-7
-31
-33

2
25
41
49
57
63
53
39
7
-26
-37

1.1.7 Nhận xét và đánh giá chung
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên
mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu, thủy văn

thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, phù hợp với chuyên canh lúa nước và nhiều loại
cây có giá trị kinh tế khác. Mặt khác vùng cũng chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến
đổi khí hậu đang diễn ra gây ra những khó khăn, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Đây là thách thức lớn đòi hỏi công tác điều hành hệ thống thủy nông ngày càng phải
có những hành động tích cực, chủ động nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sự
biến đổi khí hậu gây ra.

1.2 Hiện trạng kinh tế, xã hội và định hướng phát triển kinh tế
1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
Năm 2009 tổng diện tích tự nhiên của hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là
89.270 ha được phân chia từng loại như bảng 1.11.


-11Bảng 1.11 Hiện trạng sử dụng đất Bắc Thái Bình năm 2009
Hạng mục

Tổng

Đông
Hưng

Quỳnh
Phụ

Hưng Hà

Thái
Thuỵ

Tổng diện tích tự nhiên


89,270.58

19,576.95

20,961.97

20,873.85

26,503.64

20% TP
Thái
Bình
1,354.17
678.71

TT

1

Đất nông nghiệp

57,998.79

13,474.57

14,122.61

13,561.94


16,160.96

1.1

Đất trồng cây hàng năm

54,570.71

12,863.07

13,181.55

12,661.63

15,210.89

653.57

1.1.1

Đất trồng lúa

51,627.06

12,625.19

12,480.94

11,507.46


14,405.48

607.99

1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

2,943.64

237.88

700.60


1,154.18

805.40

45.58

1.2

Đất trồng cây lâu năm

3,326.69

597.54

938.16

873.81

892.36

24.82

1.3

Đất nông nghiệp khác

101.40

13.96


2.90

26.50

57.72

0.32

2

Đất lâm nghiệp

420.02

0.00

0.00

0.00

420.02

0.00

2.1

Đất rừng sản xuất

2.44


0.00

0.00

0.00

2.44

0.00

2.2

Đất rừng phòng hộ

417.58

0.00

0.00

0.00

417.58

0.00

2.3

Đất rừng đặc dụng


0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

3

Đất nuôi trồng thủy sản

6,425.01

1,089.68

998.40

1,426.21

2,735.52

175.20

4


Đất làm muối

64.08

0.00

0.00

0.00

64.08

0.00

5

Đất phi nông nghiệp

21,467.74

4,579.77

5,030.01

4,829.51

6,438.72

589.73


5.1

Đất ở

6,987.34

1,688.58

1,471.82

1,701.48

1,960.72

164.74

5.1.1

Đất ở tại nông thôn

6,625.02

1,673.13

1,397.46

1,551.25

1,909.49


93.69

5.1.2

Đất ở tại đô thị

362.33

15.46

74.36

150.23

51.23

71.05

5.2

Đất chuyên dùng

11,960.85

2,499.11

3,048.06

2,323.70


3,745.06

344.92

5.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp

180.42

38.95

45.27

47.03

43.00

6.17

5.2.2

Đất quốc phòng, an ninh

26.18

7.95


5.48

1.74

7.27

3.74

5.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp

540.80

125.90

53.99

109.78

155.78

95.35

5.2.4

Đất có mục đích công cộng

11,213.44


2,326.31

2,943.33

2,165.15

3,539.00

239.65

5.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

243.78

59.14

53.53

61.30

65.78

4.03

5.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa


894.36

175.13

175.66

226.73

302.41

14.43

5.5

Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng

1,361.39

154.77

276.54

511.80

360.96

57.32


5.6

Đất phi nông nghiệp khác

20.03

3.04

4.40

4.50

3.79

4.30

6

Đất chưa sử dụng

382.94

63.92

67.97

156.17

84.35


10.53

6.1

Đất bằng chưa sử dụng

382.94

63.92

67.97

156.17

84.35

10.53

6.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

0.00

0.00

0.00

0.00


0.00

0.00

6.3

Núi đá không có rừng cây

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

7

Đất có mặt nước ven biển

2,512.00

0.00

0.00


0.00

2,512.00

0.00

7.1

Đất mặt nước ven biển nuôi
trồng thuỷ sản

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

7.2

Đất mặt nước ven biển có rừng

1,021.99

0.00


0.00

0.00

1,021.99

0.00

7.3

Đất mặt nước ven biển có mục
đích khác

1,409.01

0.00

0.00

0.00

1,409.01

1,354.17

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2009)


-12- Đất nông nghiệp có 57.998,79 ha chiếm 64,97%.

- Đất lâm nghiệp: có 420,02 ha chiếm 0,47%.
- Đất nuôi trồng thủy sản: có 6.425,01 ha chiếm 7,20%.
- Đất làm muối: có 64,08 ha chiếm 0,07%.
- Đất phi nông nghiệp có 21.467,74 ha chiếm 24,05%.
-

Đất chưa sử dụng có 382,94 ha chiếm 0,43%.

-

Đất ven biển có 2.512 ha chiếm 2,81%.

1.2.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp
Nghành nông nghiệp hơn 10 năm qua trong vùng nghiên cứu đã có bước phát
triển khá vững chắc, trên lĩnh vực trồng trọt liên tiếp có sự chuyển biến mới về năng
suất, là một trong những vùng có năng suất lúa bình quân cao nhất trong cả nước, giá
trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngày một tăng, từng bước tạo
nên sự đồng đều giữa các khu vực và hình thành ngày càng rõ nét các vùng chuyên
canh, chuyển biến tích cực trong việc đưa nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng ngành nghề.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, mở rộng ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nhưng
tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt vẫn rất lớn chiếm 81,7% sản phẩm nông nghiệp. Tỷ
trọng chăn nuôi còn thấp, chiếm 16,5%; thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm
1,8%.
1.2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp toàn khu vực là
57.998,79 ha chiếm 64,97%. diện tích đất tự nhiên. Đất sử dụng cho nông nghiệp bao
gồm các loại sau:
- Đất trồng cây hàng năm có 54.570,71 ha chiếm 94,09 % diện tích đất nông

nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm có 3.326,69 ha chiếm 5,74 % diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp khác 101,40 ha chiếm 0,17% diện tích đất nông nghiệp.
1.2.2.2. Trồng trọt
Cây lương thực chủ yếu là lúa nhưng diện tích lúa có xu hướng giảm, năm 2005
diện tích trồng lúa của vùng là 52.849 ha, năm 2006 là 52.669 ha, năm 2007 là 51.769
ha đến năm 2009 là 51.627 ha. Năng suất lúa trong vùng luôn ở mức cao, ổn định và
tăng lên năm 2005 là 60,49 Tạ/ha đến năm 2008 là 65.34 Tạ/ha.
- Thời vụ cây trồng: Hiện nay phần lớn diện tích trồng lúa xuân muộn chiếm


-13khoảng 80-85% diện tích, vụ mùa 90% là nhóm giống ngắn ngày, chủ yếu là giống lúa
lai và lúa thuần Trung Quốc.
Thời vụ gieo cấy:
- Vụ xuân: Trong khu vực thường gieo cấy vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2
hàng năm. Thời kỳ bơm nước đổ ải thường bắt đầu từ đầu tháng 1 cho các trà xuân
sớm và từ trung tuần tháng 1 cho các trà xuân muộn.
- Vụ mùa: Gieo cấy trong tháng 6 và thu hoạch vào cuối tháng 9.
1.2.2.3 Chăn nuôi
Chăn nuôi là phần quan trọng trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia
cầm phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh với quy mô sản xuất hộ gia đình là chủ yếu.
Miền Bắc Thái Bình trong những năm gần đây cũng phát triển chăn nuôi rất mạnh, tỷ
trọng tăng dần từ 19,2% năm 1990 lên 25,2% năm 2005 trong tổng giá trị sản xuất
nông lâm ngư nghiệp. Mô hình chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, nhưng bước đầu hình
thành các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, trong đó có các điểm chăn nuôi lớn
được quy hoạch tổng thể như Đông Kinh huyện Đông Hưng những mô hình này đã và
đang được triển khai thực hiện. Điều đó làm giảm tác động đến môi trường, nâng cao
năng suất và đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.
1.2.2.4 Quy hoạch phát triển nông nghiệp
Theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020: Xây dựng

nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phù hợp với hệ sinh thái, phát triển bền vững, áp
dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến để tạo ra các sản
phẩm có chất lượng và giá trị cao; đặc biệt, chú ý lựa chọn và sản xuất bộ giống mới
phù hợp cho năng suất, chất lượng cao. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo
hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn trong từng vùng.
Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
đạt mức bình quân 3,7%/năm và giai đoạn năm 2016 - 2020 đạt mức 2,6%/năm.
1.2.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển thủy sản
1.2.3.1 Hiện trạng nghành thủy sản
Từ năm 1998 đến nay vị trí của ngành thuỷ sản kinh tế trong lưu vực đóng một
vai trò quan trọng và được coi là nhành kinh tế mũi nhọn, giá trị sản suất của ngành
thuỷ sản năm 1998 là 272 tỷ đồng, năm 2003 là 352,018 tỷ đồng.Trong năm 2005 sản
lượng khai thác toàn hệ thống là 22,2 nghìn tấn đến năm 2007 là 25,3 nghìn tấn và
đến năm 2008 là 27,4 nghìn tấn.
Các lĩnh vực khai thác thuỷ sản chủ yếu:
• Nuôi trồng thuỷ hải sản:
- Thuỷ sản nước ngọt: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 1998 là 3.843 ha, năm
2000 là 4.030ha, năm 2006 là 3.734 ha. Huyện có diện tích nuôi nhiều nhất là Hưng


-14Hà và Thái Thụy. Đối tượng nuôi rất đa dạng đã thể hiện được tính khoa học trong
việc chọn đối tượng nuôi với phổ thức ăn khác nhau, nhằm tận dụng hết nguồn dinh
dưỡng trong chuỗi thức ăn của thuỷ vực, đồng thời giảm bớt mật độ quá dày bằng cách
phân đều theo các tầng mặt nước khác nhau trong ao nuôi.
-Thuỷ sản mặn lợ: Diện tích nuôi thuỷ sản mặn lợ nằm ở huyện Thái Thuỵ.
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ có xu hướng chuyển đổi từ diện tích làm muối,
trồng lúa ven biển với năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.Năm 2005 đã chuyển
đổi đã chuyển đổi được trên 500 ha làm muối, trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản trong
đó có những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở Thụy Hải, Thái Đô huyện Thái

Thụy.
1.2.3.2 Quy hoạch phát triển thủy sản
Theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020: Phấn đấu giá
trị sản xuất ngành thủy sản tăng 9,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và tăng 6,7%/năm
giai đoạn 2016 - 2020.
Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở bãi triều, đẩy mạnh nuôi thâm canh
thủy, hải sản ở vùng nước lợ; mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ của các cơ sở sản
xuất giống thủy sản; đẩy mạnh cải tạo ao hồ, ruộng chuyển đổi thành các vùng tập
trung để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh, có khối lượng sản
phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao.
Đẩy mạnh khai thác hải sản trên biển, tăng cường khai thác đánh bắt xa bờ, hạn
chế khai thác gần bờ.
1.2.4. Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp
1.2.4.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp
Những ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực là công nghiệp chế biến nông
sản - thực phẩm, công nghiệp dệt da may mặc , công nghiệp sành sứ thuỷ tinh và sản
xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp, các ngành nghề thủ công
truyền thống có thêu ren, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt vải, trạm bạc...
Hiện trong khu vực có 39 làng nghề, xã nghề. Trong đó Đông Hưng 8, Vũ Thư
11, Quỳnh Phụ 10, Thái Thuỵ 7, Hưng Hà 14, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu
hút nhiều lao động. Miền Bắc Thái Bình nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như
dệt lụa Thái Phương, đồ gỗ mỹ nghệ An Thái, bánh cáy làng Nguyễn ... mang lại
những hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là
lúc nông nhàn.
1.2.4.2 Quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp
Theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020: Ưu tiên phát
triển các ngành công nghiệp có thị trường ổn định trong nước và ngoài nước, hiệu quả
cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, sử dụng nhiều lao



-15động. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư chiều sâu nhằm trang bị công
nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ.
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm,
giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%/năm.
1.2.5. Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị
Trong khu vực có thành phố Thái Bình và các thị trấn huyện lỵ: Hưng Hà,
Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thuỵ, Diêm Điền.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 xây
dựng kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh đô thị hóa là lĩnh vực quyết định, là nhiệm vụ
xuyên suốt thời kỳ quy hoạch. Đến trước năm 2020 đưa thị trấn Diêm Điền huyện Thái
Thụy và thị trấn Đông Hưng huyện Đông Hưng trở thành thị xã thuộc tỉnh.
1.2.6. Hiện trạng và quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng
1.2.6.1 Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông:
• Đường bộ:
Là vùng có mật độ lưới đường giao thông lớn với các trục đường chính:
- Quốc lộ số 10 chạy giữa hệ thống từ Bắc xuống Nam dài khoảng 41 km là trục
giao thông chính nối liền Thái Bình với Hải Phòng, Nam Định.
- Quốc lộ 39 nối liền cảng Diêm Điền vào mạng quốc lộ số 10 ở Gia Lễ.
- Tỉnh lộ 217 xuất phát từ ngã ba Đọ chạy qua thị trấn Quỳnh Côi rồi nối với
quốc lộ 5.
- Tỉnh lộ 39B từ Thành phố Thái Bình sang Thành phố Hải Phòng.
- Ngoài ra còn các mạng lưới đường liên huyện, liên xã khá dày đặc nối liền
các khu dân cư với mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ.
• Đường thuỷ:
Hệ thống có mạng lưới sông ngòi dầy đặc thuân lợi cho phát triển giao thông
đường thuỷ, mật độ lưới đường sông 0,33 km/km2. Các sông chạy qua lưu vực gồm:
sông Hồng dài 10 km, sông Luộc dài 71 km, sông Hoá dài 36 km, sông Trà Lý dài 65
km ngoài ra còn có 14 sông cấp 1 nhỏ có chiều dài 250 km. Trong hệ thống có cảng
biển Diêm Điền cho phép tầu có trọng tải dưới 600 tấn ra vào, cảng thành phố trên

sông Trà lý với loại tầu thuyền dưới 100tấn có thể ra vào được, ngoài ra còn một số
bến hàng hoá nhỏ như bến Hiệp trên sông Luộc...
1.2.6.2 Du lịch - dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, dịch vụ tăng tương đối nhanh chiếm
28,86% trong tổng thể nền kinh tế. Là một vùng ven biển có khu du lịch thương mại
Diêm Điền – Cồn, ngoài ra còn có thể thăm quan các làng nghề mang tính truyền
thống của địa phương như Đông Kinh – Đông Hưng...


-161.2.6.3 Hệ thống Y tế
Trong vùng 100% số xã có trạm xá và có mạng lưới y tế đến thôn, xóm. Các
huyện trong hệ thống có từ 1 đến 2 bệnh viện khu vực. Tuyến trên bệnh viện đa khoa
của tỉnh Thái bình nằm tại thành phố Thái Bình.
1.2.6.4 Về giáo dục
100% số xã trong vùng có các trường tiểu học và phổ thông cơ sở, tất cả các
cháu đều được đến trường phổ cập giáo dục. Mỗi huyện có từ 1 đến 3 trường phổ
thông trung học và có một số trường trung cấp, hướng nghiệp.
1.2.6.5 Quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng
a) Lĩnh vực giao thông
Cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông để gia tăng sự giao thương giữa
Thái Bình với Hà Nội và các tỉnh trong Vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nâng cấp, mở rộng
quốc lộ 39, xây dựng mở rộng cảng biển Diêm Điền, cảng sông Tân Đệ; nâng cấp một
số tuyến đường quan trọng và xây dựng các cầu nối với tỉnh ngoài, xây dựng các công
trình thủy lợi, cấp nước, cấp điện; xây dựng hạ tầng các khu du lịch, khu công nghiệp.
b) Mạng lưới điện
Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khu vực tăng trên 11%/năm giai
đoạn 2011 - 2020. Xây dựng, cải tạo đồng bộ đường dây tải điện 220 KV, 110 KV,
trung thế, hạ thế và hệ thống các trạm biến áp.
c) Mạng lưới bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin
Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại và rộng khắp,

công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng công nghệ
thông tin, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nâng cao chất lượng phục vụ.
Phấn đấu đến năm 2020 có 38 máy điện thoại/100 dân.
d) Cấp, thoát nước, vệ sinh và bảo vệ môi trường
- Đối với khu vực đô thị: xây dựng, mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành
phố Thái Bình, các thị trấn, các khu công nghiệp. Hướng đến 100% số hộ được sử
dụng nước máy, đến năm 2020 đạt 180 đến 200 lít nước/người/ngày.
- Đối với nông thôn, phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp
với phân bố dân cư và địa hình từng vùng. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư sống
ở nông thôn được sử dụng nước sạch.
- Cùng với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển đô thị, cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, giữ
gìn cảnh quan thiên nhiên, thực hiện vệ sinh đô thị.
e) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng
lực lượng vũ trang sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
f) Dân số, lao động việc làm


-17Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng trung tâm
đào tạo nghề quy mô vùng để đào tạo nghề cho Tỉnh và các địa phương lân cận.
Cơ cấu lao động phải được thay đổi mạnh theo hướng giảm mạnh lao động sản
xuất nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp - xây dựng, lao động dịch vụ. Dự
kiến đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 33% của tổng số lao động.
g) Giáo dục - đào tạo
Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cân đối, đồng bộ và
chất lượng cao để bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân, thực hiện công
bằng trong giáo dục.
h) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Quan tâm chăm lo sức khỏe cho các đối tượng chính sách xã hội; mọi người

đều được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao.Tăng cường cơ sở vật chất, nhân
lực cho mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến xã phường.
Phấn đấu đạt tỷ lệ: 8 bác sĩ, 0,5 dược sĩ đại học và 18 giườngbệnh/10.000 dân
vào năm 2012.
i) Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao
- Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa thông tin.. Phấn đấu đến năm 2012:
80% gia đình; 55% thôn, làng; 80% cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa, đến năm
2020 tỷ lệ tương ứng sẽ là 90%, 65% và 90%.
- Tuyên truyền vận động và tổ chức để phát triển phong trào toàn dân tham gia
tập luyện thể dục, thể thao, đẩy mạnh xã hội hóa về thể dục, thể thao.
1.2.7. Những mâu thuẫn và xu hướng dịch chuyển cơ cấu SDĐ trong sự nghiệp
CNH và nền kinh tế thị trường.
- Trước đây phần lớn các hệ thống thủy lợi đã xây dựng mới chỉ hướng vào
mục tiêu chính là phục vụ phát triển nông nghiệp, phần lớn diện tích của hệ thống
được canh tác hai vụ lúa, vì vậy vấn đề tiêu chỉ xác định đơn thuần là nông nghiệp.
chưa chú trọng đến yêu cầu cấp thoát nước cho các nhu cầu khác đặc biệt là tiêu nước
cho các khu vực công nghiệp và đô thị. Hiện nay tất cả các hệ thống thủy lợi đều có sự
chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất rất mạnh. Tỷ lệ diện tích chuyển đổi thành đất đô thị,
khu công nghiệp và nuôi trồng thủy sản ngày một tăng. Mặt khác hồ ao và khu trũng
có khả năng trữ và điều tiết nước mưa ngày một thu hẹp, do mặt đất các khu đô thị và
công nghiệp phần lớn đều được bê tông hóa làm hạn chế khả năng tổn thất nước do
ngấm và làm tăng lượng dòng chảy mặt. Vì vậy những xu hướng chuyển dịch cơ cấu
đất này đòi hỏi chế độ tiêu rất khẩn trương, làm tăng hệ số tiêu và tổng lượng tiêu.
- Chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển
đổi một bộ phận đất trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng
các loại cây khác có giá trị hàng hoá cao hơn... đang đặt ra hàng loạt vấn đề thay đổi


-18về yêu cầu tiêu thoát nước cho các mùa vụ lúa, màu, cây công nghiệp, phục vụ yêu cầu
nuôi trồng thuỷ sản....

- Sự phát triển mạnh của nền sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm
qua đã làm thay đổi quan trọng về chế độ tiêu và hệ số tiêu. Trước đây phần lớn diện
tích đất nông nghiệp được trồng các loại lúa cao cây có thời gian sinh trưởng dài, khả
năng chịu ngập lớn. Vì thế các công trình thủy lợi thiết kế trước đâychỉ với hệ số tiêu
từ 1,60 l/s.ha đến 3,00 l/s.ha là đã thỏa mãn nhu cầu tiêu. Hiện nay nền sản xuất nông
nghiệp của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc làm thay đổi cơ bản về cơ cấu mùa
vụ và cây trồng. Các giống lúa thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao
nhưng khả năng chịu ngập kém được gieo cấy trên phần lớn diện tích trồng lúa nước.
Các loại cây có giá trị cao về kinh tế được đưa vào sản xuất ngày một nhiều đang thay
thế dần những loại cây nông nghiệp truyền thống ít có giá trị kinh tế. Những cây trồng
cạn thuộc loại này đều có yêu cầu về chế độ cấp nước và tiêu thoát nước rất cao. Vì
vậy các công trình tiêu nước cho nông nghiệp hiện nay hầu hết được thiết kế với hệ số
tiêu trên 6,0 l/s.ha, nhiều trường hợp trên 7,0 l/s.ha hoặc cao hơn.
- Do những diễn biến khí hậu phức tạp trong những năm gần đây dưới tác động của
biến đổi khí hậu toàn cầu, mưa gây úng có xu hướng tăng cao về cường độ mưa, xuất
hiện đồng thời trên diện rộng và diễn biến bất thường đã làm nhu cầu tiêu nước trong
các hệ thống thủy lợi trở nên căng thẳng hơn trong khi khả năng tiêu thoát của các
công trình tiêu lại có hạn.

1.3 Hiện trạng công trình tiêu
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là hệ thống có khả năng tiêu tự chảy khá tốt,
nhưng có một số vùng trũng cục bộ vẫn phải tiêu bơm. Các biện pháp tiêu của khu vực
hiện nay vẫn là tiêu tự chảy kết hợp tiêu bơm. Với các hướng tiêu chính sau:
- Tiêu tự chảy cho các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, một phần
thành phố Thái Bình và một phần Thái Thụy qua cống Trà Linh I và Trà Linh II ra
biển. Trục tiêu chính của hướng này là sông Tiên Hưng, sông Sa Lung và hệ thống
sông trục xương cá. Trong vùng tiêu tự chảy có những vùng thấp trũng nằm rải rác sâu
trong nội đồng thì dùng trạm bơm điện nhỏ đổ vào các sông trục.
- Tiêu tự chảy cho hạ du sông Hóa, sông Trà Lý bằng các cống dưới đê ven
sông, ven biển của huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy.

- Tiêu động lực cho những vùng trũng tập trung nằm ven đê sông Hồng, sông
Trà Lý, sông Luộc và sông Hóa của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và
thành phố Thái Bình.
Trong vụ Đông Xuân hầu hết các vùng thực hiện tưới tiêu kết hợp, hệ thống
sông ngòi nội đồng trữ và điều tiết nước tưới là chủ yếu. Khi nguồn nước ở vùng ven
biển bị nhiễm chua mặn thì tiêu đuổi thải ra biển.


-19Vụ mùa đầu vụ tổ chức lấy phù sa đại trà, hệ thống dâng cao mực nước đế lấy
nước phù sa tự chảy. Giai đoạn lúa mùa đã cấy trở đi, hệ thống thực hiện phương thức
tưới tiêu tách rời là chủ yếu, mực nước các sông chìm được giữ ở mức thấp để phòng
úng, khi có mưa gây úng thì lợi dụng thủy triều xuống mở cống Trà Linh I và II tiêu ra
biển.
1.3.1 Hiện trạng các công trình tiêu nước
1.3.1.1 Hiện trạng các công trình tiêu đầu mối
1) Cống Trà Linh I
Cống Trà Linh I được xây dựng năm 1934 tại xã Thụy Liên huyện Thái Thụy
với quy mô:
• Kích thước: 3 cửa mỗi cửa rộng 6,5m.
• Cao trình đáy cống: -4m.
• Lưu lượng thiết kế 135m3/s.
• Lưu lượng max: 189,67 m3/s.
Hiện tại cống đã bị hư hỏng nhiều, qua kết quả kiểm tra các bộ phận kết cấu bê
tông của cống không còn đạt yêu cầu về cường độ thiết kế, chỉ còn khoảng 21-58%
cường độ thiết kế, độ đồng nhất của bê tông bị suy giảm, phía biển giảm nhiều so với
phía đồng. Do ảnh hưởng của mực nước bị thay đổi cùng với sự khắc nghiệt của môi
trường vùng biển cho nên bề mặt bê tông trong vùng có mực nước thay đổi bị xâm
thực mạnh, cửa van đổ ra biển bề mặt bê tông bị xâm thực làm rỗ bề mặt, thép chịu lực
bị hở và bị ăn mòn rất nghiêm trọng làm giảm sự chịu lực của kết cấu. Vì vậy cống đã
xuống cấp nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc tiêu nước vụ mùa. Từ năm 20062010 cống Trà Linh I đã được cải tạo nâng cấp bằng nguồn vốn vay ADB 3 .

2) Cống Trà Linh II:
Cống Trà Linh II xây dựng tại xã Thái Nguyên huyện Thái Thụy năm 1976
có quy mô:
• Kích thước 6 cửa mỗi cửa rộng 8m.
• Cao trình đáy: -4m.
• Lưu lượng thiết kế: 333 m3/s.
• Lưu lượng max: 466,89m3/s.
• Hình thức cống sáng, cánh van cung bằng thép hình, đóng mở bằng tời
điện 6 TĐ 2 .
• Cầu giao thông: tải trọng thiết kế xe H13, chiều rộng cầu 5,8m.
Hiện tại cống còn tốt đang khai thác bình thường.
1.3.1.2 Hiện trạng các công trình tiêu khác
- Các sông trục tiêu: Trục tiêu chính gồm hai sông là sông Tiên Hưng và sông
Sa Lung. Sông Tiên Hưng là sông tự nhiên bắt đầu từ Từ cống Nhâm Lang đến cửa


-20Diêm Điền dài 61,8km có nhiệm vụ tiêu nước cho toàn hệ thống qua các mạng trục
sông xương cá. Ngoài ra còn có sông Sa Lung bắt đầu từ cống Lão Khê đến ngã ba
Tích Thủy dài 40,9 km có nhiệm vụ dẫn nước tiêu cho hầu như toàn bộ các xã phía
nam của sông Tiên Hưng vào sông Tiên Hưng.
- Sông Tiên Hưng chủ yếu là trục tưới tiêu cho hệ thống Bắc Thái Bình, nhưng
nhiệm vụ tiêu là chính sông chảy đều từ Nhâm Lang đến Trà Linh I, II để tiêu ra biển
cho toàn bộ sông Tiên Hưng bị bồi lắng nhiều. Vì vậy những trận mưa lớn các vùng
trũng thấp vẫn bị úng cục bộ khu lớn như vậy vẫn phải giải quyết bơm nội đồng 4.800
ha. Dù có nạo vét kênh trục nhưng trong vùng tiêu vào sông Tiên Hưng ra cống Trà
Linh I, II vẫn có những nơi trũng thấp cục bộ nằm rải rác, cao độ từ 0,75 trở xuống.
Hiện nay lòng dẫn sông Tiên Hưng đảm bảo nhu cầu tiêu chung cho hệ thống. Hiện
trạng sông Sa Lung và sông Tiên Hưng xem bảng 1.12 và bảng1.13
Bảng 1.12 Hiện trạng sông Sa Lung từ Lão Khê đến Tích Thủy
TT


Đoạn sông ( Từ … Đến)

Chiều dài
(m)

Chiều
rộng
(m)

Hệ số mái

Cao độ
đáy
(m)

1

Lão Khê - Cầu Nai

5975

10

1,5

-1,0

2


Đập Nai - Khuốc

1025

10

1,5

-1,5

3

Khuốc - Hà Nguyên

3000

12

1,5

-1,5

4

Hà Nguyên - Bản

2332

15


1,5

-1,5

5

Đập Hà Nguyên - Thượng Ngạn

5753

8

2,0

-1,7

6

Thượng Ngạn - Đập Ngạn

1684

12

2,0

-1,8

7


Đập Ngạn - Kim Bôi

5303

19

2,0

-2,1

8

Kim Bôi - Bến Súy

1540

20

2,0

-2,2

9

Đồng Cống - Minh Châu

3624

8


1,5

-1,4

10

Minh Châu - Đồng Năm

2888

12

1,5

-1,5

11

Đồng Năm - Hàng Tích

1357

14

1,5

-1,6

12


Hàng Tích - Cổ Hội

4747

16

1,5

-1,7

13

Cổ Hội - Tích Thủy

4007

20

2,0

-2,0

- Các trạm bơm tiêu qua đê: Một số diện tích úng trũng cục bộ nằm tập trung tại
các ven sông lớn phải tiêu bằng các trạm bơm qua đê ra các sông Hồng, Trà Lý, sông
Hóa, sông Luộc. Các vùng tiêu động lực gồm 3 khu trũng lớn tập trung với 12 trạm
bơm tiêu gồm 12 máy 8000 m3/h; 54 máy 4000 m3/h; 58 máy 1000 m3/h; 12 máy 2500
m3/h. Hiện trạng các trạm bơm tiêu xem ở bảng 1.14.
- Các cống tiêu hạ du: Các cống dưới đê hạ du tiêu ra sông Hóa, sông Trà Lý,



-21tổng số 35 cống với khẩu độ 138m, giải quyết tiêu cho diện tích ven đê sông Hóa,
sông Trà Lý. Hiện trạng các cống đang hoạt động tốt.
Bảng 1.13: Hiện trạng sông Tiên Hưng từ Nhâm Lang đến Diêm Điền

0

Chiều
rộng
(m)
20

2

Cao độ
đáy
(m)
-1,7

Nhâm Lang - Bản

5850

20

2

-2,0

3


Bản - Sông 224

2480

30

2

-2,0

4

Sông 224 - Cống Hà

1770

30

2

-2,5

5

Cống Hà - Bến Súy

12150

40


2

-2,5

6

Bến Súy - Rí

10000

50

2

-2,5

7

Rí - Tích Thủy

8000

50

2

-3,5

8


Tích Thủy - Mon

4000

50

2

-4,0

9

Mon - Trà Linh

9100

60

2

-4,0

10

Trà Linh - Diên Điền

8600

90


2

-4,0

Đoạn sông ( Từ … Đến)

TT
1

Nhâm Lang

2

Chiều dài
(m)

Hệ số mái

Bảng 1.14: Hiện trạng các trạm bơm tiêu hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình
Tên trạm
TT
bơm

Diện tích (ha)
Loại
Tiêu ra
Số
Q tk
Hiện
Vị trí xây dựng

máy
Thiết Thực
3
(m /s) trạng
sông
máy
(m3/h)
kế
tiêu
Sông
K29+300 đê phải sông Luộc
3479 3032 18 4000 20,00 Xuống cấp
Luộc

1

Đại Nẫm

2

Cao Nội

K6+450 đê phải sông Hoá

Sông
Hoá

1995

1667


10

4000 11,11 Còn tốt

3

Hệ

K18+300 đê phải sông Hoá

Sông
Hoá

4155

4155

22

4000 24,44 Còn tốt

S. Hồng 3157

3157

8

8000 17,78 Còn tốt


Trà Lý

1300

1300

34

1000 9,44 Xuống cấp

Trà Lý

1000

1000

7

1000 1,94 Xuống cấp

7 Cống Lấp K15+150 đê trái sông Trà Lý

Trà Lý

648

648

2


2500 1,39

Còn tốt

8 Trung Hiệp K26+850 đê trái sông Trà Lý

Trà Lý

300

240

4

4000 4,44

Còn tốt

9 Xóm Đền K27+100 đê trái sông Trà Lý

Trà Lý

192

192

12

1000 3,33


Còn tốt

10 Sa Lung K32+350 đê trái sông Trà Lý

Trà Lý

877

877

4

1000 1,56

Còn tốt

Trà Lý

158

158

20

1000 5,56 Xuống cấp

K14+150 đê phải sông Luộc Trà Lý

1701


1701

20

1000 5,56

4 Minh Tân K45+655 đê phải sông Hồng
5

Tịnh
Xuyên

6

Hậu
K7+780 đê trái sông Trà Lý
Thượng

11

Hoàng
Diệu

12 Hà Thanh

K2+838 đê trái sông Trà Lý

K27+670 đê trái sông Trà Lý

Tổng cộng


19696 18127

Còn tốt


×