Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích kinh tế kỹ thuật cho phương án xử lý nước thải dân sinh phi tập trung cho khu tái định cư của phường Đại Phúc Thành phố Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 97 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của tập thể các giáo sư, phó
giáo sư, tiến sỹ, giảng viên trường Đại học Thuỷ Lợi, sự tham gia góp ý của các nhà
khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp cùng sự nỗ lực của bản thân tác giả,
luận văn này được hoàn thành vào tháng 03 năm 2012 tại khoa Sau đại học trường
Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội.
Tự đáy lòng mình tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc
tới nhà giáo PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng người thầy hướng dẫn khoa học trực
tiếp đã tận tình chỉ bảo hướng đi cũng như cung cấp các thông tin và căn cứ khoa
học cần thiết cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể giảng viên trường Đại học Thuỷ
Lợi, gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học
tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi để tác giả được trình bày luận văn này.
Hà nội, tháng 03 năm 2012
Tác giả

Trần Thanh Khiêm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được
công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Trần Thanh Khiêm



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.5.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người.....................10
Bảng 1.5.2 Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo các phương pháp của
APHA ........................................................................................................................11
Bảng 1.5.3 Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp ..............................12
Bảng 1.5.4 Tính chất đặc trưng của nước thải 1 số ngành công nghiệp ...................13
Bảng 2.1.1 Áp dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải ............................18
Bảng 2.1.2 Áp dụng các công trình xử lý hoá học trong xử lý nước thải.................20
Bảng 3.1.4.1 Mật độ xây dựng các hạng mục công trình .........................................48
Bảng 3.1.4.2 Tải trọng bổ sung từ các bể tự hoại .....................................................48
Bảng 3.1.4.3 Tiêu chuẩn nước sau xử lý ..................................................................49
Bảng 3.1.4.4 Chu trình làm việc của C-tech .............................................................53
Bảng 3.3.1 Tải trọng ô nhiễm và đặc tính nước thải ................................................63
Bảng 3.4.2 Đánh giá so sánh các phương án xử lý nước thải bằng phương pháp cho
điểm ...........................................................................................................................77


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1.2 Hệ thống keo tụ bông kết hợp với bể lắng Lamella ..............................23
Hình 2.1.3 Lực phân tán London (đóng vai trò chính trong quá trình hấp phụ) .....25
Hình 2.1.4 Quá trình phân huỷ kỵ khí .....................................................................28
Hình 2.1.5 Hình minh hoạ cơ chế xử lý của ao sục khí ..........................................30
Hình 2.1.6 Bể bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám.
(Attacted Growth Activated Sludge Reactor – AASR) ..............................................31
Hình 2.1.7 Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt ...........................................................32
Hình 3.1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Bắc Ninh ...............................................40
Hình 3.1.2 Vị trí thành phố Bắc Ninh trong vùng kinh tế .......................................42
Hình 3.1.3 Nhà văn hoá trung tâm thành phố Bắc Ninh đang được xây dựng ........45
Hình 3.1.4 Chu kỳ hoạt động của bể C-tech ............................................................54

Hình 3.2.1 Nước thải và rác nông nghiệp được đổ trực tiếp ra kênh tiêu ................58
Hình 3.2.2 Rác thải nông nghiệp được đốt trên kênh tiêu ........................................59
Hình 3.2.3 Rác nông nghiệp thải trực tiếp trên kênh tiêu ........................................59
Hình 3.2.4 Nước thải của nhà dân không được tiêu thoát gây lắng đọng và bốc mùi
khó chịu .....................................................................................................................60
Hình 3.2.5 Nước đọng tại các rãnh thoát nước gây ô nhiễm ....................................61
Hình 3.2.6 Nước thải tại các rãnh thoát nước chính lẫn rác khi mưa xuống không
được tiêu thoát ...........................................................................................................61
Hình 3.3.3 Sơ đồ công nghệ .....................................................................................64
Hình 3.4.1 Các yếu tố của hệ thống xử lý nước thải ................................................66
Hình 3.4.2 Hai khu vực khác nhau về cơ bản khi áp dụng xử lý nước thải phi tập
trung ..........................................................................................................................66
Hình 3.4.3 Hệ thống xử lý nước thải tập trung phục vụ trung tâm thành phố .........67
Hình 3.4.4 Hệ thống xử lý nước thải tập trung phục vụ trung tâm thành phố và các
vùng phụ cận (Đây là phương pháp xử lí điển hình của phương tây) .......................67
Hình 3.4.5 Hệ thống xử lý nước thải tập trung có bổ sung xử lý phi tập trung trong
khu vực nông thôn (Đây là mô hình điển hình cho nhiều khu vực tại Châu Âu) .....68


Hình 3.4.6 Hệ thống xử lý nước thải tập trung và phi tập trung phục vụ trung tâm
thành phố và các vùng phụ cận (đây là giải pháp cho các đô thị Việt Nam) ............68
Hình 3.4.7 Mô hình ứng dụng xử lý nước thải phi tập trung điển hình ...................69
Hình 3.4.8 Tỉ lệ chi phí đầu tư cho các hệ thống xử lý tập trung/phi tập trung .......70
Hình 3.4.9 Tỉ lệ chi phí đầu tư cho các hệ thống cống và đường ống......................71
Hình 3.4.10 Mô hình kết hợp giữa xử lý nước thải phi tập trung và tập trung ........75
Hình 3.4.11 So sánh giữa các phương án vệ sinh theo thu nhập ..............................76
Hình 3.4.12 Chi phí cho thoát nước và xử lý nước thải theo mật độ dân cư ...........76
Hình 3.4.13 Đề suất xây dựng NM xử lý nước thải phi tập trung tại kênh tiêu ......79



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD:

Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh học

BOD:

Nhu cầu ôxy sinh hoá sau 5 ngày

COD:

Chomical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học

DO:

Dissolved Oxygen - Lượng oxy hoà tan

SS:

Suspended Soild - Chất rắn lơ lửng

F/M:

Food – Microganism Ration - Tỷ lệ thức ăn cho vi sinh vật

MLSS:

Mixed Liquor Suspends Soid - Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng,


mg/l
MLVSS:

Mixed liquor Volatile Suspends Soid - Chất rắn lơ lửng bay hơi

trong bùn lỏng, mg/l
VS:

Volatile Soild - Chất rắn bay hơi, mg/l

SVI:

Sludge Volume Index - Chỉ số thể tích bùn mg/l

TCXD:

Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

XLNT:

Xử lý nước thải

ODA:

Official Development Assistance- Vốn đầu tư nước ngoài


WWWTP:

Hệ thống xử lý nước thải

Sewer System: Hệ thống cống rãnh
WRT:

Wastewater Reception Tank - Ngăn tiếp nhận nước thải

NMXLNT:

Nhà máy xử lý nước thải

NMXLNTTT: Nhà máy xử lý nước thải tập trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ..........................................
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................
4.1 Cách tiếp cận ..............................................................................................................
4.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC............................
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ......................................................................
CHƯƠNG1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ ........................................................................................ 1
1.1 PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG .......................................................................... 1
1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ............................................. 2

1.3 THỰC TRẠNG VIỆC TIÊU THOÁT NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ ................................... 6
1.4 QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ .............................................................................. 7
1.5 ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ............................................................................. 9
1.5.1 Nước thải sinh hoạt ................................................................................................ 9
1.5.2 Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất)........................................................ 11
1.5.3 Nước thải là nước mưa ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP TRUNG ............................................ 17
2.1 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN ................................................... 17
2.1.1 Xử lý cơ học ........................................................................................................ 17
2.2.2 Phương pháp xử lý hoá học và hoá lý ................................................................. 20
2.1.3 Phương pháp sinh học ......................................................................................... 25
2.2 PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP TRUNG ........... 34
2.2.1 Phương án xử lý nước thải tập trung ................................................................... 34
2.2.2 Phương án xử lý nước thải phi tập trung ............................................................. 34
2.3 LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN TRONG HOÀN CẢNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
HIỆN NAY....................................................................................................................... 37


CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ PHI TẬP
TRUNG VÀ ÁP DỤNG CHO KHU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC PHƯỜNG ĐẠI PHÚC
THÀNH PHỐ BẮC NINH .................................................................................................. 40
3.1 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ BẮC NINH VÀ DỰ ÁN TIÊU THOÁT VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TẬP TRUNG CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH....................................... 40
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................... 40
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 43
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và quản lý đô thị thành phố Bắc Ninh .......... 45
3.1.4 Dự án tiêu thoát và xử lý nước thải tập trung của thành phố Bắc Ninh. ............. 47
3.2 GIỚI THIỆU KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHƯỜNG ĐẠI PHÚC THÀNH PHỐ BẮC
NINH 56

3.2.1 Điều kiện tự nhiên xã hội .................................................................................... 56
3.2.2 Thực trạng tình hình vệ sinh môi trường tại khu giãn dân Phường Đại Phúc ..... 57
3.2.2 Sự cần thiết phải đầu tư ....................................................................................... 62
3.3 PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ PHI TẬP TRUNG CỦA KHU TÁI
ĐỊNH CƯ PHƯỜNG ĐẠI PHÚC THÀNH PHỐ BẮC NINH ....................................... 63
3.3.1 Tải trọng ô nhiễm ................................................................................................ 63
3.3.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước thải đã qua xử lý .................................................... 63
3.3.3 Lựa chọn công nghệ xử lý ................................................................................... 64
3.4 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ
TIÊU ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................ 65
3.4.1 Lý do thực hiện xử lý nước thải phi tập trung tại các đô thị và đâu là cách xử lý
phù hợp - Tập trung hay phi tập trung? ........................................................................ 65
3.4.2 Áp dụng phương pháp so sánh và chỉ tiêu đánh giá cho Phường Đại Phúc ........ 77
A. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 80
B. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 82
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật và sự
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của loài người nói chung, của từng quốc gia và
từng địa phương nói riêng. Trong quy hoạch và xây dựng đô thị nếu không cân
nhắc, tính toán đến các yếu tố môi trường một cách đầu đủ thì có thể gây ra hậu quả
xấu, làm sa sút, suy thoái môi trường, nguy hại đến sức khỏe con người và hạn chế
sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta quan tâm đến môi trường chính là chúng ta
quan tâm và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Hiện nay quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra rất nhanh nhưng cơ sở hạ
tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại

các đô thị, khu tái định cư vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng, người Việt Nam đang
làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra hàng ngày. Nước
thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên
nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày
càng xấu đi. Việc nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn
không theo kịp được với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục. Hiện tại, chỉ có 60%
dân số đô thị được đấu nối vào hệ thống cấp nước tập trung, trong khi đó mức độ
bao phủ dịch vụ thu gom nước thải lại tương đối thấp. Tuy nhiên, công tác xử lý
nước thải vẫn còn hạn chế. Việc xả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
chưa qua xử lý vào sông, kênh cũng như xả bừa bãi các chất thải độc hại sẽ gây ran
guy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và môi trường ở phạm vi rộng.
Vấn đề môi trường nước do nước thải gây ra hiện nay đã trở nên trầm trọng ở
nhiều địa phương. Theo quan trắc các chỉ tiêu như BOD, COD, SS, kim loại nặng
của hệ thống thoát nước đã vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép TCVN 1995. Tỷ lệ các
bệnh liên quan đến nguồn nước ngày càng cao. Tại các đô thị và khu tái định cư
hiện nay chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải dân sinh được xử lý
sơ bộ qua bể phốt, tại các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện có trạm xử lý nước
thải nhỏ chỉ chiếm 5% tổng lượng nước thải đô thị, phần còn lại chưa được xử lý xả


thẳng vào hệ thống thoát nước đô thị đã gây ra ô nhiễm môi trường đến mức báo
động cho khu vực xung quanh và vùng lân cận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sự
phát triển bền vững.
Công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải đô thị và khu tái định cư đã được
quan tâm nhiều hơn trong mấy năm gần đây, ở một số tỉnh thành phố, khu công
nghiệp đã đã có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải đang được triển khai. Tại
thành phố Bắc Ninh dự án thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải được đầu tư bằng
vốn vay của theo hình thức ODA của Đức, đã tiến hành cải tạo và xây mới hệ thống
tiêu thoát nước nhằm giảm thiểu tình trạng úng ngập, đồng thời thu gom và xử lý
nước thải. Tuy nhiên quy định pháp luật chưa hoàn thiện, quy hoạch đô thị chưa

đồng bộ, đầu tư hạn hẹp, những hạn chế khó khăn về thể chế, thu hồi chi phí không
đủ để vận hành và bảo dưỡng công trình cũng như thiếu ý thức môi trường của
người dân là những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém và thiếu hụt trong ngành thoát
nước hiện nay.
Phường Đại phúc nằm ở phía nam Thành Phố Bắc Ninh cách trung tâm thành
phố 1,5 km, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền Thành Phố Bắc Ninh với các
tỉnh khác nhờ quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn, cửa ngõ vào thành phố Bắc Ninh.
Phường Đại Phúc đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ thuần nông
chuyển dần sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay Phường Đại Phúc đang
tiến hành xây dựng các khu tái định bên cạnh diện tích canh tác nông nghiệp, hệ
thống thu gom xử lý nước thải của khu tái định cư chủ yếu là thu gom vào hệ thống
thoát chung của thành phố để đưa về nơi xử lý nước tập trung do đó cự ly vận
chuyển xa và chi phí lớn.
Mặt khác khu tái định cư Phường Đại Phúc gần với khu sản xuất nông nghiệp
nên cần phải tận dụng nguồn nước đã qua xử lý để tưới cho cây trồng nhằm tận
dụng nguồn nước và giảm bớt chi phí cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp là
một vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống thoát nước của khu tái định cư.
Từ thực trạng hoạt động của hệ thống thu gom sử lý nước thải của khu tái định
cư, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu phương án xử lý nước thải dân sinh


cho khu đô thị mới vừa đảm bảo giảm chi phí xử lý và phải kết hợp sử dụng được
nguồn nước sau xử lý để tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp ở bên cạnh.
Xuất phát từ thực trạng hệ thống thu gom xử lý nước thải kết hợp vối những
kiến thức đã được nghiên cứu học tập, kết hợp với những kinh nghiệm hiểu biết qua
môi trường công tác thực tế, tác giả chọn đề tài: Phân tích kinh tế - kỹ thuật cho
phương án xử lý nước thải dân sinh phi tập trung cho khu tái định cư của
phường Đại Phúc Thành phố Bắc Ninh làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phân tích kinh tế kỹ thuật cho phương án xử lý nước thải dân sinh ở các đô thị,

khu tái định cư và làng nghề, từ đó lựa chọn phương án xử lý nước thải dân sinh phi
tập trung cho khu tái định cư Phường Đại Phúc Thành Phố Bắc Ninh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG


Đối tượng nghiên cứu: Phân tích kinh tế - kỹ thuật cho phương án xử lý
nước thải dân sinh phi tập trung, chủ yếu là gắn liền với khu đô thị, khu tái
định cư và làng nghề.

− Phạm vi nghiên cứu: Phân tích kinh tế kỹ thuật cho phương án xử lý nước
thải dân sinh phi tập trung cho khu tái định cư của phường Đại Phúc Thành
phố Bắc Ninh.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cách tiếp cận
− Theo quan điểm hệ thống;
− Theo quan điểm thực tiễn và tổng hợp;
− Theo quan điểm bền vững;
− Theo sự tham gia của người hưởng lợi.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, trong luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:


− Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả
nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ của các tác giả trong và ngoài
nước đã nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
− Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá: Điều tra thu thập tài liệu, khảo
sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu để từ đó rút
ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
− Phương pháp phân tích tổng hợp: Việc nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải

có liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ thuật, kinh tế, xã hội..., có tác động
rộng rãi đến cuộc sống của cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu vì vậy việc
phân tích tổng hợp là cần thiết đối với nghiên cứu này.
− Và một số phương pháp khác.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC


Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản cho phương án xử lý nước
thải dân sinh phi tập trung.



Phân tích kinh tế - kỹ thuật.



Đề xuất lựa chọn phương án xử lý nước thải dân sinh phi tập trung cho khu
tái định cư của phường Đại Phúc Thành phố Bắc Ninh.

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
a) Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần tìm hiểu, lựa chọn phương án xử lý nước thải dân sinh phi
tập trung cho khu tái định cư của phường Đại Phúc Thành phố Bắc Ninh. Từ đó góp
phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong
sạch hơn, giúp các nhà quản lý làm viẹc hiệu quả và dễ dàng hơn.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ được nghiên cứu bổ sung để làm tài liệu lựa chọn phương án xử lý
nước thải cho các khu đô thị mới, khu tái địng cư, làng nghề trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh và trên toàn quốc. Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm
tài nguyên nước.



1

CHƯƠNG1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
1.1 PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ thống “khung xương” phát triển của
mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia. Ngay từ khi mới xuất hiện, các đô thị đã trở thành các
hạt trung tâm thu hút tài nguyên tự nhiên, nhân văn của lãnh thổ; các trung tâm phát
triển tổng hợp (hành chính, kinh tế, chính trị…) của lãnh thổ. Chính sự ra đời và
phát triển của hệ thống đô thị đã đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ hơn,
sung túc hơn, tiện nghi hơn… Tuy nhiên, bản thân mỗi đô thị trong quá trình phát
triển đã và đang bộc lộ những mặt trái của nó, những tiêu cực về kinh tế, xã hội và
môi trường. Vì vậy, để có thể phát triển đô thị bền vững đặc biệt là bền vững về môi
trường, thì mỗi quốc gia cần phải có những chiến lược và kế hoạch cụ thể. Đây
cũng là những vấn đề đang được đặt ra đối với hệ thống đô thị ở Việt Nam khi mà
Nhà nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Một đô thị bền vững trong quá trình phát triển khi nó đạt được một số tiêu
chuẩn sau:
-

Phát triển bền vững thống nhất cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong
một khuôn khổ nhất định

-

Nâng cao chất lượng cuộc sống con người


-

Phát triển mà không để ảnh hưởng tới thế hệ sau

-

Các đô thị đều có quan hệ mật thiết với các vùng xung quanh

-

Quy hoạch và quản lý thống nhất, đồng thuận ở mọi cấp

-

Rủi ro về môi trường có thể chấp nhận được trong mục đích phát triển.

-

Quy mô phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị phải phù hợp
với “chức năng môi trường”, phù hợp với “khả năng chịu tải” của môi trường và
tài nguyên thiên nhiên.

-

Các hoạt động của đô thị thải ra ít chất thải nhất, các chất thải đều được xử lý
đúng kĩ thuật vệ sinh môi trường.


2


-

Bảo đảm nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường đều đạt tiêu chuẩn môi
trường, sức khỏe cộng đồng được bảo vệ tốt.

-

Kiến trúc các công trình trong đô thị đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên, tiết
kiệm nhiên liệu và năng lượng trong quá trình xây dựng và sử dụng.

-

Để phát triển đô thị bền vững thì chúng ta phải thực hiện các giải pháp sau:

-

Lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô
thị

-

Lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển công nghiệp ở các thành
phố.

-

Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển giao thông đô thị

-


Phát triển cây xanh và bảo tồn mặt nước trong đô thị

-

Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân đô thị
Trong 5 giải pháp trên thì giải pháp “Lồng ghép bảo vệ môi trường với quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị”là quan trong nhất và hiệu quả nhất
trong phát triển đô thị bền vững về môi trường ở nước ta hiện nay. Việc lồng ghép
này phải được thực hiện trên quan điểm lợi ích chung của toàn vùng với cách nhìn
tổng thể và lâu dài về bảo vệ môi trường.
1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
Hệ thống đô thị của Việt Nam được hình thành và phát triển trải qua từng
thời kỳ nhất định. Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau hệ thống các đô thị mang
những đặc điểm khác nhau.
Những năm đô hộ của phong kiến phương Bắc là thời kỳ hình thành các đô
thị Việt Nam, các thế lực phương Bắc đã tập trung lực lượng kinh tế và quân sự
dưới các hình thức sở (cấp tỉnh), lỵ (cấp huyện). Hoạt động thủ công nghiệp phát
triển với những cảng sông để thiết lập các trạm dịch, các đầu mối giao lưu kinh tế
như Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Long Biên, Đại La (Hà Nội), Lạch Trường
(Thanh Hóa). Cùng với các cảng sông là các đồn trú của quân đội, và các thương
gia. Hoạt động buôn bán phát triển như cảng Hội An (Quảng Nam), Phố Hiến


3

(Hưng Yên)... đã làm cho hình thức cư trú đô thị xuất hiện một cách nhanh chóng.
Các đô thị như Huế, Đại La, và Thăng Long hình thành vào thời kỳ này.
Khi nước Đại Việt giành được tự chủ, trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự
của các triều đại phong kiến Đinh, Lý, Trần đã trải qua nhiều lần di chuyển do sự

thay đổi của các triều đại. Các đô thị thương mại kiểu trạm dịch, cảng sông vẫn tiếp
tục hình thành và phát triển cùng với sự hình thành các đồn biên phòng để bảo vệ
nền tự chủ của dân tộc. Tiêu biểu cho các đô thị này là các đô thị Vĩnh Bình (Lạng
Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI - XIV; cảng thị như Phố Hiến (Hưng Yên),
Hội An (Quảng Nam) vươn lên hoạt động nhộn nhịp phồn vinh với những đòi hỏi
giao lưu, buôn bán ngày càng đông. Đến thế kỷ XVII các đô thị Việt Nam trong
thời kỳ này là dựa vào các trung tâm hành chính, chính trị kết hợp với các đồn trú
để tạo nên thành trì bảo vệ quyền lợi của các thế lực phong kiến. Ở thời kỳ này là sự
xuất hiện của các đô thị - cảng mới như Hải Phòng và Đà Nẵng với sức trẻ đang trỗi
dậy mạnh, và sự tiếp tục phát triển của các đô thị cổ có từ trước như Thăng Long,
Nam Định, Quy Nhơn, Sài Gòn - Gia Định, Hà Tiên... Đặc biệt là sự phát triển vượt
trội của Huế - kinh tế nhà Nguyễn, cũng như sự bắt đầu phát triển của các đô thị
như Thanh Hóa, Hải Dương, Vinh... làm cho bức tranh khái quát về các đô thị Việt
Nam vẫn phản ánh được dáng vẻ, nhịp độ phát triển của đô thị cổ Việt Nam của các
thế kỷ trước đó.
Đặc điểm chung của đô thị Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu gắn liền với
mục đích hành chính - chính trị. Vì thế, phần "đô" xuất hiện trước, kéo theo nó là
phần "thị" xuất hiện nhằm phục vụ trước tiên cho bản thân gia đình những vua chúa,
quan lại, tầng lớp trên trong xã hội. Yếu tố "Đô" trong đô thị Việt Nam luôn gắn
liền với "Thành", "Dinh", "Trấn" là những trung tâm cai trị của chính quyền nhà
nước quân chủ, được xây dựng do ý trí chủ quan của lực lượng cầm quyền trong xã
hội. Mặt khác, do nhu cầu phát triển kinh tế, cũng có các đô thị được hình thành đây là nơi giao lưu của các luồng hàng trong quan hệ thương mại, nơi tập trung các
cư dân buôn bán, tạo thành các "thị"; sau đó do nhu cầu quản lý, nhà nước phong
kiến đặt các cơ sở kiểm soát, các nhiệm sở của mình, dần hình thành lên đô thị,


4

chẳng hạn như Hội An (Quảng Nam) hay Vĩnh Bình (Lạng Sơn). Phần “đô” luôn
điều hành, quản trị phần “thị”. Các tầng lớp thị dân trong phần "thị" luôn bị chi phối

bởi tầng lớp trên là các tầng lớp quan lại, quý tộc. Nhìn chung ở Việt Nam trong các
giai đoạn đó, sự phát triển hay lụi tàn của các đô thị luôn gắn liền với sự thăng trầm
của các triều đại phong kiến.
Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã áp dụng chính sách chia để trị nên tổ
chức mạng lưới đô thị hành chính cùng với các đồn trú rải đều trên khắp lãnh thổ
nước ta. Các đô thị này thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu, còn kinh tế kém
phát triển. Sự nổi bật của thời kỳ này là hệ thống quản lý đô thị kiểu Pháp được
hình thành. Nhà cửa và cơ sở hạ tầng được quy hoạch, đường sá được mở mang,
môi trường được cải thiện. Các hoạt động thương mại và sản xuất đi vào chuyên
môn hóa cao hơn. Các tầng lớp xã hội đô thị hình thành rõ nét như thương nhân, trí
thức, viên chức.
Từ sau 1954, đất nước ta tạm thời chia làm 2 miền với hai chế độ chính trị
khác nhau. Sự phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành theo hướng "ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ...". Các đô thị
được xây dựng theo kiểu tầng bậc rải đều trên khắp lãnh thổ nhằm xóa bỏ dần sự
cách biệt giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, miền xuôi và miền ngược...
Chiến lược phát triển đô thị là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và an
ninh quốc phòng. Thời kỳ này tại các đô thị, hệ thống công trình phúc lợi công cộng
tương đối hoàn chỉnh như trường học, bệnh viện, công viên, nhà máy sản xuất nước
sạch, viện bảo tàng, nhà hát... Những thành phố mới được xây dựng trong thời kỳ
chống Mỹ như Việt Trì, Thái Nguyên, Uông Bí…
Trong khi đó miền Nam đi theo một chiến lược đô thị khác. Các đô thị miền
Nam hình thành nhanh chóng nhờ có sự viện trợ của Mỹ cùng với những căn cứ
quân sự, các thị tứ hình thành cùng với các ấp chiến lược. Mục tiêu chủ yếu của các
đô thị là phục vụ cho bộ máy quân sự của Mỹ. Khu công nghiệp duy nhất là khu
công nghiệp Biên Hòa. Thành phố được đầu tư chủ yếu là Sài Gòn với đầy đủ các
công trình phúc lợi. Các đô thị khác thực chất là các đô thị quân sự và hành chính.


5


Sau 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, hệ thống đô thị hai miền Nam - Bắc có
những khác nhau về cấu trúc đô thị. Để phù hợp với tiến trình chung của cả nước,
chúng ta phải tiến hành điều chỉnh từ sự phân bố các khu công nghiệp cho đến phân
bố dân cư trên lãnh thổ nhằm đạt được sự phân bố lực lượng sản xuất hợp lý. Hệ
thống đô thị hình thành, chức năng từng đô thị được xác định nhằm khai thác tiềm
năng của từng đô thị. Đánh giá chung là hệ thống đô thị của ta rải đều trên khắp
lãnh thổ với đủ các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị hành chính, đô
thị du lịch, đô thị tổng hợp, song quy mô còn nhỏ bé.
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có
khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này
lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị,
trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị
xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia:
Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên
Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ
Long, Hoà Bình… Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức
năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao
thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông
thôn, các đô thị mới.
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020
sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45
triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu
đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị, nhưng hiện
nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát
triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn
đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá.
Đó là vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành
thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn



6

xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản
lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước...
Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần tăng cường công tác giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành
quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên
cả nước. Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư
dân đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự
xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược,
lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và và phát triển mạng lưới cơ sở hạ
tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm
môi trường.
Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi
trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp
tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt
thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu
tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công
cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển
công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm
môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm
nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất
nước.
1.3 THỰC TRẠNG VIỆC TIÊU THOÁT NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
Có thể nói thoát nước và xử lý nước thải đang là thách thức lớn đối với lĩnh
vực thoát nước. Việc nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp, các cơ sở
chế biến hải sản thực phẩm, nước thải bệnh viện, làng nghề chưa qua xử lý đã xả
trực tiếp vào hệ thống nước thải chung gây ô nhiễm rất nghiêm trọng đối với môi

trường sống của con người. Các dòng sông và kênh mương nội đô, nước có màu
xám và bốc mùi hôi thối, đã đổ trực tiếp vào các sông lớn gây ô nhiễm cả một vùng
rộng lớn, nguy hại hơn là nó đang huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nước vô cùng


7

quý giá của quốc gia. Trong khi đó thể chế, chính sách phát triển và quản lý thoát
nước còn thiếu, Chiến lược và Định hướng phát triển lĩnh vực này còn một số bất
cập, chưa đảm bảo các yếu tố bền vững về tài chính,… đã hạn chế lớn đến hiệu quả
quản lý thoát nước.
Việc quản lý hệ thống tiêu thoát nước thải đang đối diện với những thách
thức lớn, khi thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, cơ sở và vật chất không theo kịp với
yêu cầu phát triển của xã hội. Đó là các vấn đề như: Kết nối tiêu thoát nước thải của
hộ dân với hệ thống của công ty tiêu thoát nước thải không chuyên nghiệp và không
cưỡng bức; Quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý không
cập nhập kịp thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới; Quản lý xây
dựng đô thị và hạ tầng còn nhiều hạn chế, ... để lại một thực trạng là bộ mặt kiến
trúc đô thị thiếu bản sắc cùng với môi trường đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại các đô thị của Việt Nam hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phần lớn hệ thống được
dùng chung cho thoát nước mưa và nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên,
nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có trạm xử lý
nước thải sinh hoạt cho toàn thành phố. Thiếu quy hoạch dẫn đến tình trạng hệ
thống thoát nước của một số khu vực chưa được đấu nối vào hệ thống thoát chung
gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ.
Trong những năm tới, vấn đề khắc phục ô nhiễm, bảo vệ môi trường là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, gắn liền với các mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Việc tổ chức nhìn nhận, đánh giá
lại thực trạng của ngành thoát nước, xác định nguyên nhân của những tồn tại, bất

cập và định hướng cho những giải pháp từ cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, công
tác quy hoạch, đầu tư cho đến lựa chọn công nghệ thích hợp,… là điều hết sức cần
thiết cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.
1.4 QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
Sự gia tăng dân số ồ ạt tại các đô thị ở Việt Nam làm cho cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là thoát nước, thu gom và xử lý nước thải chưa được ưu tiên đầu tư đúng yêu


8

cầu và hiện chưa theo kịp với sự phát triển của đô thị. Điều này gây ảnh hưởng tới
môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên diện rộng và ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế xã hội của đô thị.
Nền kinh tế thành phố Bắc Ninh chủ yếu là buôn bán, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, hành chính nhà nước và một phần nhỏ nông nghiệp. Thành phố Bắc
Ninh hiện nay đang trên đà phát triển, các cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư như
đường, điện, trường học, bệnh viện. Tuy nhiên các công trình về thoát nước, thu
gom và xử lý nước thải hiện chưa được đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng đến môi
trường và cuộc sống của người dân trong khu vực tái định cư.
Nhằm thực hiện Quyết định số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 và chương trình
khung thực hiện “Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020”
với mục tiêu xây dựng kế hoạch lập Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước cho
các đô thị, lập dự án đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên xây dựng hệ thống thoát nước
mưa, thu gom xử lý nước thải cho các đô thị, đảm bảo đến năm 2020 xóa bỏ tình
trạng ngập úng cục bộ. Trên cơ sở xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nước
thải cho các khu đô thị lớn, các khu đô thị có tiềm năng về phát triển du lịch, công
nghiệp, dịch vụ nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất
lượng hạ tầng đô thị, hạn chế việc di chuyển dân cư từ các đô thị nhỏ ra các đô thị
lớn. Bên cạnh các vấn đề về kỹ thuật, việc xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ nguồn

nước, bảo vệ môi trường đô thị, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao mức sống
cho nhân dân.
Đối với thành phố Bắc Ninh, việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu
gom và xử lý nước thải là hết sức cần thiết. Hiện nay Thành Phố Bắc Ninh đang xây
dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung có quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Ninh do Công
ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh làm chủ đầu tư, có công suất xử
lý 12.000 m3 /ngày đêm, với tổng mức đầu tư 16 triệu Euro (tương đương 288 tỷ
đồng VN), trong đó vốn vay của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) là 11 triệu Euro,
vốn đối ứng của Việt Nam là 5 triệu Euro. Dự án sẽ xây dựng mới và cải tạo 24,5


9

km đường ống, cống thoát nước có kích thước đường kính ống cống từ 0,2 m đến
3,2 m để thu gom và chuyển tải nước mưa, nước thải nhằm giải quyết triệt để tình
trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố, xử lý giảm thiểu việc ô nhiễm do
nước thải gây ra cho các nguồn nước, bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn
vệ sinh môi trường trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung.
1.5 ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
Ở nước ta hiện nay, môi trường ở nhiều đô thị, khu vực công nghiệp và làng
nghề ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự
gia tăng dân số. Các cơ sở sản xuất công nghiệp do không có quy trình và thiết bị
xử lý chất thải đã gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Dựa trên mục đích sử dụng và cách xả thải chia ra ba loại nước thải như: nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải là nước mưa.
1.5.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường
được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công
trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân

số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 loại:
-

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

-

Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat: cặn bã từ nhà bếp, các chất
rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất
hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40-50%);
hydrat cacbon (40-50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5-10%).
Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150-450%
mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họat


10

không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào
mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước
được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các
chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình
tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình
bày trong Bảng 1.5.1

Bảng 1.5.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Tổng chất thải

Chất thải hữu cơ

Chất thải vô cơ

(g/người.ngày)
190

(g/người.ngày)
110

(g/người.ngày)
80

Các chất tan

100

50

50

Các chất không tan

90

60


30

Chất lắng

60

40

20

Chất lơ lửng

30

20

10

Các chất
Tổng lượng chất thải


11

Bảng 1.5.2 Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo các phương pháp của
APHA
Mức độ ô nhiễm (g/người.ngày)

Các chất(mg/l)
Nặng

1000

Trung bình
500

Thấp
200

Chất rắn hòa tan

700

350

120

Chất rắn không hòa tan

300

150

8

Tổng chất rắn lơ lửng

600

350


120

Chất rắn lắng

12

8

4

BOD5

300

200

100

DO

0

0

0

Tổng nitơ

85


50

25

Nitơ hữu cơ

35

20

10

Nitơ ammoniac

50

30

15

NO2

0,1

0,05

0

NO3


0,4

0,2

0,1

Clorua

175

100

15

Độ kiềm

200

100

50

Chất béo

40

20

0


-

8

-

Tổng chất rắn

Tổng photpho

Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau:
COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ
hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l.
Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao,
đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình xử
lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1
Một tính chất đặc trưng nữa của Nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất
hữu cơ đều có thể bị phân hủy.
1.5.2 Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất)
Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại hình công nghiệp.
Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc
vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.


12

Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay
phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền
nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy
trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý riêng.

Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu
bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Bảng 1.5.3 Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp

Tính cho

Lưu lượng nước thải

-Sản xuất bia

1 l bia

5,65 (l)

-Tinh chế đường

1 tấn củ cải đường

10 - 20 (m3)

-Sản xuất bơ sữa

1 tấn sữa

5-6 (l)

-Sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa


-

-

-Sản xuất nước khoáng và nước chanh

-

-

-Nhà máy đồ hộp rau quả

1 tấn sản phẩm

4,5 - 1,5

-Giấy

-

-

-Giấy trắng

1 tấn

-

-Giấy không tẩy trắng


1 tấn

-

-Dệt sợi nhân tạo

1 tấn sản phẩm

100 (m3)

-Xí nghiệp tẩy trắng

1 tấn sợi

1000 - 4000 (m3)

Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý
nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau. Lưu
lượng nước thải sản xuất lại dao động rất lớn. Bởi vậy số liệu trên thường không ổn
định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do sử dụng hệ
thống tuần hoàn trong sản xuất.


13

Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong một ngành
công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công
nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường.
Căn cứ vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và
các kỹ thuật xử lý. Sau đây là 1 số số liệu về thành phần nước thải của 1 số ngành

công nghiệp (Bảng 1.5.4)
Bảng 1.5.4 Tính chất đặc trưng của nước thải 1 số ngành công nghiệp
Sản xuất

Dệt sợi

Sản xuất

1000

thịt hộp
1400

tổng hợp
1500

clorophenol
4300

- COD (mg/l)

1900

2100

3300

5400

- Tổng chất rắn


1600

3300

8000

53000

(mg/l)

300

1000

2000

1200

- Chất rắn lơ lửng(mg/l)

50

150

30

0

- Nitơ (mgN/l)


12

16

0

0

- Photpho (mgP/l)

7

7

5

7

- pH

29

28

-

17

- Nhiệt độ (0C)


-

500

-

-

- Dầu mỡ (mg/l)

-

-

-

27000

- Clorua (mg/l)

-

-

-

140

Các chỉ tiêu


Chế biến sữa

- BOD5 (mg/l)

- Phenol (mg/l)

Nói chung, nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng nitơ
và photpho đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các chất dinh
dưỡng này trong nước thải của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so với nhu cầu
phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra, nước thải ở các nhà máy hóa chất thường chứa 1
số chất độc cần được xử lý sơ bộ để khử các độc tố trước khi thải vào hệ thống nước
thải khu vực.
Có hai loại nước thải công nghiệp:


×