Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN THUỶ LỢI PHÍ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HOÀ BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

KIỀU THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH
SÁCH MIỄN THUỶ LỢI PHÍ NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH HOÀ BÌNH

Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Mã số: 60 - 31 - 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Phạm Hùng

Hà Nội – 2012


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2012


Tác giả

Kiều Thị Huyền Trang

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Lun vn thc s

GVHD: PGS.TS Phm Hựng

LI CM N
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Pham
Hung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong
bộ môn kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Khoa Kinh tế , trường
Đại học Thủy Lợi đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ xã, HTX
dịch vụ nông nghiệp, công ty khai thác công trình thuỷ lợi, UBND huyện,
chi cục thuỷ lợi, sở NN & PTNT đã quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình điều tra và thu thập số liệu phục vụ cho luận văn.
Em xin gưỉ lời cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn động
viên, khích lệ, giúp đỡ em về cả mặt vật chất và tinh thần trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2012
Tác giả


Kiều Thị Huyền Trang

HVTH: Kiu Th Huyn Trang

Lp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ........................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................ 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm chính sách và vai trò KT - XH của chính sách miễn thuỷ lợi phí ... 5
1.1.2 .Một số khái niệm và vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp.................... 5
1.1.3. Đặc điểm của hệ thống thuỷ lợi và công trình thủy lợi........................................ 7
1.2. Cơ sở khoa học của chính sách miễn thuỷ lợi phí ................................................... 8
1.2.1. Mô hình trợ giá đầu vào cho nông dân .................................................................. 8
1.2.2. Mô hình quy luật cung cầu, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu
dùng ....................................................................................................................................... 9

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.......................................................................................... 11
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách thuỷ lợi phí ở Việt Nam .......... 11
1.3.2. Hệ thống công trình thuỷ nông, công tác thu và sử dụng thuỷ lợi phí ở Việt
Nam ..................................................................................................................................... 16
1.3.3. Kinh nghiệm của các nước về chính sách thuỷ lợi ............................................. 24
1.3.4. Thực tiễn của chính sách miễn thuỷ lợi phí ở Việt Nam ................................... 27
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 32
1.4.1. Khung phân tích ...................................................................................................... 32
1.4.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................... 33
1.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................ 34
1.4.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và xử lý số liệu ......................................................... 37
Kết luận chương I: ............................................................................................................. 38

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY LỢI
PHÍ TỈNH HÒA BÌNH TRONG NHỮNG NĂM QUA .............................................. 39
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................... 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................................ 41
2.2. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi, quản lý và chính sách miễn thuỷ lợi phí
nông nghiệp tỉnh Hòa Bình .............................................................................................. 48
2.2.1. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh ............................................... 48

2.2.2. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi.............................. 49
2.2.3. Cơ chế chính sách miễn thuỷ lợi phí từ năm 1995 đến nay của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình.............................................................................................................. 54
2.3.Quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí NN tại tỉnh Hòa Bình .............. 58
2.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước......................................................................... 58
2.3.2 Đối với công ty Khai thác CTTL .......................................................................... 60
2.3.3 Đối với các HTX quản lý và sử dụng nước .......................................................... 71
2.3.4. Đối với các hộ nông dân ........................................................................................ 79
2.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi
phí nông nghiệp tại tỉnh Hòa Bình .................................................................................. 91
2.4.1. Thuận lợi và khó khăn của các cơ quan quản lý Nhà nước ............................... 91
2.4.1.2. Khó khăn .............................................................................................................. 92
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty khai thác công trình thuỷ lợi .................... 92
2.4.3. Thuận lợi và khó khăn của hợp tác xã, tổ thuỷ nông ........................................ 95
2.4.4. Thuận lợi và khó khăn của hộ nông dân .............................................................. 97
2.5. Đánh giá quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp ở tỉnh
Hòa Bình thông qua các cơ quan liên quan .................................................................... 99
2.5.1. Đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, huyện ................................. 99
2.5.2. Đánh giá của các đơn vị quản lý và khai thác công trình thuỷ lơị cấp cơ sở
(xã, thôn, HTXDVNN) ..................................................................................................... 99
2.5.3. Đánh giá của đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống CTTL ............. 100
2.5.4. Đánh giá của hộ nông dân ................................................................................... 101
2.6. Nhận định chung về qúa trình thực thi chính sách miễn TLP trên địa bàn ...... 103
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

2.6.1. Tính ưu việt của chính sách ................................................................................. 104
2.6.2. Những bất cập khi thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí ở tỉnh Hòa Bình .. 104
Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 106
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH MIỄN THỦY LỢI PHÍ NÔNG NGHIỆP ......................................... 107
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới .......... 107
3.1.1. Mục tiêu. ................................................................................................................ 107
3.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu. ............................................................................................ 107
3.1.3. Nhiệm vụ và giải pháp. ........................................................................................ 108
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong quá trình thực thi chính sách
miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình và khuyến nghị để hoàn thiện chính
sách .................................................................................................................................... 112
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước....................................................................... 112
3.2.2 Đối với công ty Khai thác công trình thủy lợi ................................................... 113
3.2.3 Đối với đơn vị thuỷ nông cơ sở (xã, HTX) ........................................................ 114
3.2.4 Đối với người nông dân ........................................................................................ 115
Kết luận chương 3 ........................................................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 117
1. Kết luận ........................................................................................................................ 117
2 . Khuyến nghị................................................................................................................ 120
2.1. Đối với các cơ quan chức năng .............................................................................. 120
2.2. Đối với các xí nghiệp KTCTTL ............................................................................. 121
2.3. Đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp ................................................................. 121
2.4. Đối với người nông dân .......................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 122
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 126

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang


Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Doanh nghiệp Nhà nước KTCTTL...........................................................18
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thu thuỷ lợi phí của cả nước ........................................20
Bảng 1.3: Một số điều chỉnh mới nhất về miễn thuỷ lợi phí theo Nghị định
115/2008 ....................................................................................................................31
Bảng 2.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hòa Bình qua 3 năm (2008 – 2010) ...............42
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất của tỉnh Hòa Bình qua 3 năm (2008 – 2010) ..................46
Bảng 2.3: Nghị định 115CP thay đổi về mức thu TLP so với NĐ154CP ................57
Bảng 2.5: So sánh sự khác nhau của các công ty KTCTTL trước và sau khi thực
hiện chính sách miễn TLP. ........................................................................................61
Bảng 2.6: Bảng kê diện tích tưới tiêu của các công ty KTCTTL tỉnh Hòa Bình ......64
Bảng 2.7: Tình hình thu chi TLP trước và sau khi thực thi chính sách miễn TLP ...66
Bảng 2.8: Tình hình nợ đọng thuỷ lợi phí của các công ty khai thác công trình thuỷ
lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ...................................................................................68
Bảng 2.9: Tình hình cấp bù thuỷ lợi phí sau khi thực thi chính sách........................70
Bảng 2.10: So sánh sự khác nhau của các HTXDVNN trước và sau khi thực hiện
chính sách miễn TLP. ................................................................................................72
Bảng 2.10: Tình hình thu chi TLP của các HTXDVNN ..........................................74
Bảng 2.11: Nợ đọng thủy lợi phí trước khi có chính sách miễn TLP .......................77
Bảng 2.12: Chi phí sản xuất lúa bình quân trên 1 sào của 3 nhóm hộ vụ xuân năm
2008 ...........................................................................................................................80
Bảng 2.13: Chi phí sản xuất khoai tây bình quân trên 1 sào của 3 nhóm hộ vụ đông

năm 2008 ...................................................................................................................82
Bảng 2.14: Thu nhập bình quân từ sản xuất lúa tính trên 1 sào của 3 nhóm hộ vụ
xuân năm 2008 ..........................................................................................................84
Bảng 2.15: Thu nhập bình quân từ sản xuất khoai tây tính trên 1 sào của 3 nhóm hộ
vụ đông năm 2008 .....................................................................................................85

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

Bảng 2.16: Ảnh hưởng của chính sách miễn TLP với việc gieo trồng cây lúa của các
hộ dân điều tra ...........................................................................................................86
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của chính sách miễn TLP với việc gieo trồng cây vụ đông
của các hộ dân điều tra ..............................................................................................87
Bảng 2.18: Ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí nội đồng sau khi thực thi
chính sách miễn thuỷ lợi phí .....................................................................................90
Bảng 2.19: Đánh giá của hộ nông dân về thái độ phục vụ của các đơn vị QL &
KTCTTL sau khi thực hiện chính sách ...................................................................103

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2010 .............................47
Đồ thị 2.2: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của HTXDVNN trước và sau khi
miễn thuỷ lợi phí .......................................................................................................76
Đồ thị 2.3: So sánh chi phí sản xuất lúa trước và sau khi miễn TLP .......................81
Đồ thị 2.4: So sánh chi phí trồng khoai tây trước và sau khi miễn TLP ...................83
Đồ thị 2.5: So sánh thu nhập của các hộ trồng lúa trước và sau MTLP ...................85
Đồ thị 2.6: So sánh thu nhập của các hộ trồng khoai tây trước và sau MTLP ................86
Đồ thị 2.7: Ý kiến của dân về tình hình cung cấp nước đầy đủ, kịp thời (% ý kiến)
...................................................................................................................................89
Đồ thị 2.8: Ý kiến của người dân về mức thu nộp TLP ............................................91

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Tác động của chính sách trợ giá đầu vào đến cung và cầu .........................9
Hình 1.2. Miễn TLP ảnh hưởng tới chi phí và lượng cung của trang trại, hộ nông
dân cũng như thị trường nông sản .............................................................................10
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích .......................................................................................33
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức và quản lý các công trình thuỷ lợi ................................52

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng


DANH MỤC VIẾT TẮT
QLKTCTTL

Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

KTCTTL

Khai thác công trình thuỷ lợi

CTTL

Công trình thuỷlợi

HTX

Hợp tác xã

TLP

Thuỷ lợi phí

TL

Thuỷ lợi

NN

Nông nghiệp


NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CP

Chính phủ

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

UBND

Uỷ ban nhân dân



Quyết định



Nghị định

TC

Tài chính

UBTVQH


Uỷ ban thường vụ quốc hội

PL

Pháp lệnh

SL

Sắc lệnh

BVTV

Bảo vệ thực vật

NSNN

Ngân sách Nhà nước

THT

Tổ hợp tác

TW

Trung ương

CP

Chi phí


CPSX

Chi phí sản xuất

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

1

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Bảo đảm đủ lương thực cho con người và chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là
một vấn đề căng thẳng, nóng bỏng đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển”. Cuộc khủng hoảng lương thực trên phạm vi toàn cầu bắt đầu từ tháng 2 năm
2008 đã một lần nữa cảnh báo các nước trên thế giới cần đề cao vai trò nông nghiệp
hơn nữa trong quá trình phát triển đất nước .
Với Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế đất nước. Năm 2008, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, nền kinh tế Việt
Nam suy giảm tốc độ tăng trưởng, các ngành công nghiệp xuất khẩu giảm mạnh,
duy nhất ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì được tăng trưởng, trở thành bệ đỡ cho
nền kinh tế. Trong ba khu vực lớn của nền kinh tế, khu vực nông nghiệp tuy chiếm
tỷ trọng nhỏ (năm 2007 là 20,3% và 2008 là 21,99%) và có tốc độ tăng trưởng thấp
hơn hai khu vực còn lại nhưng tăng trưởng lại ổn định hơn .
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì nước là một tài nguyên vô cùng

quý giá. Vậy phải sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào để vừa tiết kiệm vừa
đạt hiệu quả cao nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu, đồng thời phân phối một cách
hợp lý, đúng mục đích là vấn đề cần quan tâm xem xét. Mặt khác, theo quan niệm
cổ truyền về kỹ thuật trồng lúa nước thì nước là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong
4 yếu tố chính: ''nước, phân, cần, giống''. Sự đúc rút kinh nghiệm này cho đến nay
đã trở thành câu nói ''cửa miệng'' của những người nông dân, đó là: ''Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống''. Điều này chứng tỏ thuỷ lợi chiếm một phần quan trọng
trong chi phí sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp.
Hiện nay thu nhập và mức sống nông dân còn rất thấp và tăng chậm so với
mặt bằng chung của cả nước. Trong khi đó, người nông dân phải đóng góp cho các
cơ quan, hiệp hội, tổ chức. Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT thì trung bình một hộ
nông thôn phải đóng góp 28 khoản với mức từ 250.000 đồng đến 800.000 đồng, cá
biệt có địa phương đóng góp đến 2 triệu đồng/hộ/năm, 20% các khoản đóng góp của
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

2

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

hộ để trả cho phí dịch vụ của HTX. Trong các khoản đóng góp cho HTX thì thuỷ lợi
phí chiếm 56%, phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng 24% .
Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO, theo cảnh báo chung lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ chịu tác động nhiều
nhất do sức cạnh tranh sản phẩm kém. Trong khi đó, hộ nông dân đều mua vật tư nông
nghiệp, phân bón, giống…theo giá thị trường .

Nhằm giảm bớt chi phí sản xuất của người nông dân, tăng sức cạnh tranh của
nông sản, hỗ trợ đầu vào cho sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện để nông dân có thêm
nguồn vốn để đầu tư sản xuất, nâng cao đời sống Chính phủ đã ban hành
NĐ154/2007/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ - CP, trong
đó quy định miễn thuỷ lợi phí. Và gần đây nhất là NĐ 115/2008/NĐ-CP ngày
14/11/2008, sửa đổi một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ - CP, trong đó quy
định miễn thuỷ lợi phí đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp.
Chính sách miễn thuỷ lợi phí theo Nghị định NĐ154/2007/NĐ-CP có 2 mục
tiêu: i, Giảm bớt mức đóng góp của người nông dân, tạo điều kiện tăng đầu tư sản
xuất; ii, Duy trì năng lực hệ thống công trình thuỷ lợi, chống xuống cấp hệ thống
công trình, sử dụng công trình có hiệu quả hơn.
Việc miễn thuỷ lợi phí không phải chỉ được thực hiện từ khi có Nghị định
154/2007. Nghị định 143/2003/NĐ - CP đã quy định các trường được miễn, giảm
thuỷ lợi phí. Tuy nhiên, việc miễn giảm thuỷ lợi phí mới chỉ được giới hạn trong
phạm vi các địa bàn có điều kiện, kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và trong trường
hợp thiên tai, mất mùa. Việc miễn giảm thuỷ lợi phí theo Nghị định 143/2003/NĐ CP được thực hiện từ năm 2004, Nghị định 154/2007 miễn thuỷ lợi phí cho sản
xuất nông nghiệp ở tất cả các địa bàn. Nghị định 115/2008 miễn thuỷ lợi phí cho
sản xuất nông nghiệp ở tất cả các địa bàn kể cả các công trình xây dựng ngoài vốn
ngân sách.
Tỉnh Hòa Bình đã bắt đầu áp dụng miễn thuỷ lợi phí từ ngày 1/1/2008 trên
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

3


GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

phạm vi toàn tỉnh. Với chính sách đó đã tạo ra sự phấn khởi và được sự ủng hộ nhiệt
tình của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, khi thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí để hỗ
trợ nông dân thì ngân sách Nhà nước phải bù đắp khoản kinh phí này, mặt khác khi
miễn thuỷ lợi tức là người sử dụng dịch vụ thuỷ lợi không phải trả thuỷ lợi phí cho
người cung cấp dịch vụ thuỷ lợi nữa, thì quan hệ giữa họ có thể bị phá vỡ hoặc lỏng
lẻo, việc cung cấp và sử dụng dịch vụ có thể giảm hiệu qủa. Từ đó một số câu hỏi
được đặt ra cho nghiên cứu này: Miễn thuỷ lợi phí có ảnh hưởng như thế nào đến tổ
chức quản lý, vận hành hệ thống thuỷ nông? Ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà
nước, đơn vị làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thuỷ lợi, người sử dụng nước tưới về
chính sách? Miễn thuỷ lợi phí có thuận lợi, khó khăn như thế nào đối với hoạt động
của các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thuỷ lợi,
người sử dụng nước tưới? Làm thế nào để khắc phục những khó khăn còn tồn tại đó
? Do vậy việc thực thi chính sách này vẫn đang là bài toán khó với cả nước nói
chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp tại
tỉnh Hòa Bình''
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1

Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí từ đó

phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ
lợi phí nông nghiệp, góp phần hoàn thiện quá trình thực thi và khuyến nghị cải tiến
chính sách cho phù hợp.
2.2


Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách thuỷ lợi phí nông nghiệp và chủ

trương miễn thuỷ lợi phí của Nhà nước.
- Nghiên cứu, phân tích quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí thông
qua cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi, hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh.

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

4

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính
sách miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn trong quá trình thực thi
chính sách miễn thuỷ lợi phí và khuyến nghị hoàn thiện hơn chính sách.
3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1

Đối tượng nghiên cứu

Tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quá trình thực thi

chính sách miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp (trước và sau khi có chính sách miễn thuỷ lợi
phí nông nghiệp), để thấy được thuận lợi và khó khăn, mặt được và mặt mất của hộ
nông dân, đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi, cơ quan quản lý Nhà nước sau khi thực thi
chính sách miễn thuỷ lợi phí. Với các chủ thể là
- Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp tỉnh Hòa Bình
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tổ hợp tác dùng nước.
- Công ty Khai thác công trình thủy lợi
- Chi cục thuỷ lợi & PCLB Hòa Bình
- UBND huyện, sở NN và PTNT, sở TC tỉnh Hòa Bình
3.2

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu tình hình thực thi chính

sách miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp tại tỉnh Hòa Bình. Thông qua chỉ tiêu về chi phí
thuỷ lợi phí, chi phí sản xuất, thu nhập để tiến hành tổng kết, so sánh và chỉ ra
những thuận lợi và khó khăn, tính ưu việt và tồn tại khi thực thi chính sách miễn
thuỷ lợi phí nông nghiệp, đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn trong quá
trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí và khuyến nghị hoàn thiện hơn chính
sách.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên khu vực toàn tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 11/2011 đến tháng
3/2012. Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố và số liệu điều tra trong
khoảng thời gian năm 2006 – 2011.

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11



Luận văn thạc sĩ

5

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1

Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Khái niệm chính sách và vai trò KT - XH của chính sách miễn thuỷ lợi phí
1.1.1.1. Khái niệm chính sách
- Chính sách là những công cụ của Nhà nước, được Nhà nước ban hành để
thực hiện một mục tiêu cụ thể của đất nước
- Chính sách miễn thuỷ lợi phí là những công cụ của Nhà nước, được Nhà
nước ban hành để thực hiện hai mục tiêu chính sau:
+ Giảm bớt chi phí sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tạo điều kiện
cho người nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất và cải thiện một bước thu nhập của
nông dân.
+ Đảm bảo năng lực tưới, tiêu của hệ thống công trình thuỷ lợi, chống xuống
cấp công trình. Nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của các tổ
chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên cơ sở củng cố, nâng cao phương
thức quản lý, phân cấp quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi rõ ràng, hợp lý.
1.1.1.2. Vai trò KT - XH của chính sách miễn thuỷ lợi phí
Thực hiện nghị quyết 24 của chính phủ về chương trình hành động thực hiện

nghị quyết TW7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn triển khai tám nội dung chính,
trong đó có nội dung tham gia xây dựng 4 luật: thuỷ lợi, nông nghiệp, thú y, bảo vệ và
kiểm dịch thực vật. Trong những năm qua chính sách đầu tư cho nông nghiệp, thuỷ lợi
đã góp phần quan trọng tạo ra chương một hệ thống công trình thuỷ lợi tương đối đồng
bộ, cơ bản đã chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đối phó được với hạn
hán, lũ lụt nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.
Chính sách miễn thuỷ lợi phí bản chất là hỗ trợ chi phí đầu vào trong sản
xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống
nhân dân gắn với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
1.1.2 Một số khái niệm và vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Nước và vai trò của nước tưới trong sản xuất nông nghiệp
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Nước là
tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường,
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

6

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước và các tổ chức cá nhân được
quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
Diễn đàn nước Thế giới lần thứ 2 tổ chức tại Nhật bản năm 2003, trong tuyên
bố đã đề cập: Nước là nhân tố thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông

thôn nhằm cải thiện an ninh lương thực và xoá nghèo. Nước tiếp tục giữ nhiều vai
trò quan trọng trong sản xuất lương thực, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo bền vững
môi trường.
Theo chuyên viên nông học Sandria Postele thì: trong hơn thập niên qua, việc
tăng cường hiệu suất tưới nước là một trong những yếu tố căn bản đem đến lượng
nông phẩm dồi dào.
Ở Việt Nam, nhờ có nước tưới, diện tích gieo trồng hàng năm được tăng lên, hệ
số sử dụng đất tăng từ 1,3 lên 2,2; đặc biệt đã có nơi tăng từ 2,4 đến 2,7; đã góp phần
đưa sản lương thực tăng từ 16 triệu tấn (1986) và 34 triệu tấn (1999) và 39,341 triệu tấn
(năm 2005) .
Để đảm bảo an ninh lương thực trong những thập kỷ tới người ta vẫn trong
chờ vào những vùng đất được tưới. Tiến sỹ Martin Snick nghiên cứu sự phát triển
của hệ thống tưới đã chỉ ra rằng: tỷ lệ phát triển các hệ thống tưới ở Châu Á chỉ đạt
mức 3% trong những năm 1970 và hiện tại tỷ lệ này ở Châu Á chỉ đạt 1,4% và có
thể giảm xuống 1% trong những năm 2010, đó là do không có nguồn đất thích hợp,
thiếu nguồn nước đồng thời giá thành đầu tư cao. Trong khung cảnh đó, để thoả
mãn nhu cầu lương thực ngày càng tăng, ngoài xây dựng các hệ thống mới thì nay
chuyển sang biện pháp hướng vào quản lý hiệu quả tưới, nhấn mạnh không chỉ vào
khía cạnh kỹ thuật của tưới mà còn ở khía cạnh tổ chức, kinh tế, xã hội và các yếu
tố môi trường trong tưới tiêu.
1.1.2.2. Khái niệm thuỷ lợi
Là sự tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước trên
mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống các thiệt hại do nước gây ra với nền
kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường .
1.1.2.3. Khái niệm thuỷ lợi phí
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về thuỷ lợi phí.
Sự khác nhau đó tập trung chủ yếu ở hai khía canh: TLP là chi phí sản xuất hay TLP là
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11



Luận văn thạc sĩ

7

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

khoản thu của nhà nước đối với nông dân trong việc sử dụng nước.
Theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PLUBTVQH10 thì TLP là “chi phí dịch vụ thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc
làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần
chi phí giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng
nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp”.
Như vậy, theo pháp lệnh trên thì TLP thực chất là giá nước quy định đối với
sản xuất nông nghiệp, trong đó nhà nước đã bao cấp trên 50% giá thành. Hay nói
cách khác, TLP chính là chi phí đầu vào của sản phẩm nông nghiệp có tưới mà
ngưới sản xuất phải trả.
1.1.2.4. Khái niệm miễn, giảm thuỷ lợi phí
Giảm thuỷ lợi phí trong nông nghiệp là việc Nhà nước trợ giá một phần chi
phí về thuỷ lợi cho sản xuất nông nghiệp, phần còn lại sẽ do người nông dân chi trả
để xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới tiêu, nạo vét kênh mương, phát dọn bờ
kênh và một số chi phí khác.
Miễn thuỷ lợi phí là việc Nhà nước trợ giá 100% về thuỷ lợi cho sản xuất nông
nghiệp để người nông dân có thể giảm bớt chi phí sản xuất nông nghiệp của người
nông dân, tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất và cải thiện
một bước thu nhập của nông dân .
1.1.3. Đặc điểm của hệ thống thuỷ lợi và công trình thủy lợi
Hệ thống thuỷ lợi (công trình thuỷ lợi) có những đặc điểm chung sau:
- Các hệ thống thuỷ lợi đều phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mục tiêu trở
lên), trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, thuỷ sản, sản xuất công nghiệp, phát

điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai, môi trường sinh thái.
- Vốn đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi thường rất lớn. Tuỳ theo điều kiện
cụ thể ở từng vùng, để có công trình khép kín trên 1 ha được tưới thì bình quân phải
đầu tư thấp nhất 30 - 50 triệu đồng cao nhất 100 - 200 triệu đồng .
- Công trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng đồng
bộ, khép kín từ đầu mối (phần do Nhà nước đầu tư) đến tận ruộng (phần do dân tự
xây dựng).
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

8

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

- Mỗi công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cho một vùng nhất
định theo thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu
nước theo yêu cầu thời vụ. Mỗi công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi đều phải có
một tổ chức của Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu
cầu của các hộ sử dụng nước.
- Hệ thống công trình thuỷ lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có
khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động trực
tiếp của con người (người dân).
- Hiệu quả của công trình thuỷ lợi hết sức lớn và đa dạng, có loại có thể xác
định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không thể
xác định được. Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả thể hiện ở mức độ tưới hết
diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời vụ, đảm bảo yêu cầu dùng nước

của mỗi loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây
trồng… góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân ở nông thôn.
Từ những đặc điểm trên cho thấy: Công trình thuỷ lợi không đơn thuần
mang tính kinh tế, kỹ thuật mà còn mang tính chính trị, xã hội. Vì vậy việc đầu tư
xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thuỷ lợi phải có sự tham gia của
người dân (PIM), thông qua việc thực hiện chủ trương ''Nhà nước và nhân dân cùng
làm'', chính sách của Nhà nước, trong đó có chính sách thuỷ lợi phí''.
1.2

Cơ sở khoa học của chính sách miễn thuỷ lợi phí

1.2.1 Mô hình trợ giá đầu vào cho nông dân
Nếu coi thuỷ lợi phí cũng là một trong những chi phí sản xuất đầu vào như
phân, giống, thuốc BVTV…thì chính sách miễn thuỷ lợi phí cũng là một chính sách
trợ giá đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

9

P

S1

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng


S2
P1
a

P2

d

b
c

e

Q1

Q2

Q

Hình 1.1: Tác động của chính sách trợ giá đầu vào đến cung và cầu
- Giá giảm: ∆P = P1 – P2
- Sản lượng tăng: ∆Q = Q2 – Q1
- Thặng dư người sản xuất thay đổi: ∆Ps = d +c – a
( Nếu d + c >a thặng dư người sản xuất tăng. Nếu d + c < a thặng dư người
sản xuất giảm)
1.2.2. Mô hình quy luật cung cầu, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng
Khi Nhà nước ban hành chính sách miễn thuỷ lợi phí sẽ ảnh hưởng tới cung
của trang trại, hộ nông dân và toàn ngành nông nghiệp. Khi thuỷ lợi phí được tính
vào giá thành sản xuất của sản phẩm nông nghiệp, lượng cung sản phẩm của trang

trại, hộ nông dân là q với mức giá là P, đồng thời lượng cung của ngành nông
nghiệp là Q, điểm cân bằng cung cầu của ngành nông nghiệp tại E. Khi có miễn
thuỷ lợi phí, chi phí đầu vào của các trang trại, hộ nông dân giảm. Vì vậy lượng
cung của các trang trại, hộ nông dân tăng lên. Cũng chính vì vậy cung của toàn
ngành nông nghiệp dịch chuyển từ S sang Ss làm cho lượng cung của ngành nông
nghiệp tăng từ Q tới Qs giá các sản phẩm sẽ giảm xuống từ P đến Ps. Điểm cân
bằng mới tại F thay cho điểm E trước khi miễn thuỷ lợi phí. Như vậy, mặt tích cực
của Chính sách miễn thuỷ lợi phí là sản phẩm nông sản sẽ được cung nhiều hơn, xét
dưới góc độ an toàn lương thực sẽ được đảm bao hơn; Phân phối lại thặng dư của xã
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


10

Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

hội: Người nông dân được lợi do được trợ cấp đầu vào, người tiêu dùng được lợi do
sản phẩm nông nghiệp bán ra với giá rẻ hơn; Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn sẽ được
giảm bớt do lượng cung tăng.
Tuy nhiên, chính sách miễn thuỷ lợi phí thể hiện một số hạn chế như: Làm
mất cân bằng thị trường nông sản; Một số lượng nông dân làm ăn không hiệu quả
(Sản xuất lượng sản phẩm từ Q đến Qs) nếu không có miễn thuỷ lợi phí đã bị “Phá
sản sáng tạo” đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Số lượng nông dân này tồn tại trong
nên kinh tế được là nhờ giá tưới tiêu nước bằng 0; Vì hệ thống thủy nông vẫn phải
hoạt động bình thường thậm chí còn cao hơn khi so với khi không miễn giảm thủy
lợi phí (Ý thức tiết kiệm kém của nông dân). Do đó toàn bộ chi phí của hệ thống

thuỷ nông do ngân sách nhà nước chi trả, Mà ngân sách chủ yếu thu từ thuế nên tạo
ra phúc lợi xã hội âm; Do không phải trả tiền nên gây lãng phí nguồn nước cạn kiệt
nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường nước. Mặt khác ý thức bảo quản duy tu
thuỷ nông cũng không được coi trọng gây xuống cấp nhanh hơn.

MC

MC

S
D

ATC
ATC

P

P

E

Ps

Qs

Q
Trang trại, hộ nông dân
trước khi miễn thuỷ lợi phí

Ss


Trang trại, hộ nông dân
sau khi miễn thuỷ lợi phí

F

Q Qs
Cung, cầu t hị trường sau
khi miễn thuỷ lợi phí

Hình 1.2. Miễn TLP ảnh hưởng tới chi phí và lượng cung của trang trại, hộ
nông dân cũng như thị trường nông sản

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

11

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển chính sách thuỷ lợi phí ở Việt Nam
Trên cơ sở truyền thống, yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt
Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định,
Thông tư … về thuỷ lợi. Nội dung cụ thể được thể hiện thông qua các văn bản sau:
* Sắc lệnh số 68 - SL: Sau cách mạng thành công, ngày 18/6/1949 Nhà nước

đã ban hành Sắc lệnh số 68 - SL, về việc: ''ấn hành kế hoạch thực hành các công tác
thuỷ nông và thể lệ bảo vệ công trình thuỷ nông'', nhằm huy động sự tham gia của
người dân ''bằng cách giúp đổi công và của vào việc xây dựng, tu bổ và khai thác
công trình thuỷ nông…''.
* Nghị định 1028 - TTg: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ngày 29
tháng 8 năm 1956, Thủ tướng Chính Phủ đã ký, ban hành Nghị định 1028 - TTg,
''ban hành điều lệ tạm thời về thuyền bè đi trên nông giang'' (thuỷ lợi phí đối với
giao thông, vận tải) quy định thu vận tải phí theo loại thuyền, sà lan, bè, trọng tải,
m2 … (thuyền và sà lan từ 3 - 10 tấn thu 150,00đ; 61 tấn trở lên thu 550,00đ, bè gỗ
1m2 thu 8,00đ…)
* Nghị định 66 - CP: Ngày 5 tháng 6 năm 1962 Thủ tướng Chính phủ đã ký,
ban hành Nghị định số 66 - CP ''về việc ban hành điều lệ thu thuỷ lợi phí'', nhằm
mục đích làm cho việc đóng góp của nhân dân được công bằng, hợp lý, đảm bảo
đoàn kết ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện tiến lên, quản lý nông giang theo chế
độ quản lý kinh tế, thúc đẩy việc tiết kiệm nước, hạ giá thành quản lý để phục vụ tốt
sản xuất nông nghiệp. Tất cả các nông giang do Nhà nước đầu tư vốn phục hồi hoặc
xây dựng mới và sản lượng của ruộng được tưới hay tiêu nước đã tăng lên, đều do
nhân dân, hợp tác xã… có ruộng đất được hưởng nước chịu phí tổn về quản lý và tu
sửa. Phí tổn này gọi là thuỷ lợi phí. Mức thu thuỷ lợi phí sẽ căn cứ vào lợi ích
hưởng nước của ruộng đất và chi phí về quản lý và tu sửa của hệ thống nông giang
tuỳ theo từng loại…, quy định mức thu thuỷ lợi phí chỉ đối với lúa: tối đa
180kg/ha/năm, tối thiểu 60kg/ha/năm.

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ


12

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

* Nghị định 141 - CP: Ngày 26/3/1963, thủ tướng Chính phủ ký Nghị định
số 141- CP ''ban hành kèm theo điều lệ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình
thuỷ nông'' bước đầu thực hiện việc phân công, phân cấp, phát huy vai trò của người
dân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và trả thuỷ lợi phí. Đối
vớc các hệ thống thuỷ nông loại nhỏ và tiểu thuỷ nông có liên quan đến nhiều hợp
tác xã trở lên, các chi phí về quản lý, tu bổ, khai thác đều do hợp tác xã và nông dân
có ruộng đất hưởng nước cùng nhau thoả thuận đóng góp. Ở mỗi hệ thống thuỷ
nông loại nhỏ hoặc tiểu thuỷ nông chỉ liên quan đến một vài xã hoặc nhiều hợp tác
xã thì giữa các xã hoặc hợp tác xã hưởng nước thoả thuận cử người phụ trách hoặc
phân công quản lý.
* Thông tư số 13 - TL/TT Ngày 6/8/1970 Bộ Thuỷ lợi ''Qui định về tổ chức
quản lý các hệ thống thuỷ nông'', nhằm thực hiện tốt nội dung: ''quản lý nước, quản
lý công trình, quản lý kinh tế'', ''lấy hệ thống thuỷ nông làm đơn vị để tổ chức bộ
máy quản lý'' và ''thực hiện quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế'', mỗi hệ thống
nông giang ''thành lập một công ty quản lý thuỷ nông''.
* Nghị quyết số 118 - CP Ngày 16/6/1972 về đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống
thuỷ nông đến tận khoảnh ruộng (phạm vi 5 - 10 ha) thuộc 12 tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà
Tây), 2 tỉnh trung du (Bắc Giang, Vĩnh Phú - chủ yếu là Vĩnh Phúc), 2 tỉnh Bắc khu
bốn cũ, đảm bảo công trình khép kín, dẫn nước thông suốt từ đầu mối đến mặt
ruộng trên diện tích 730.000 ha.
* Nghị định số 112/HĐBT Ngày 25/8/1984: ''về thu thuỷ lợi phí '' thực hiện
trong phạm vi cả nước, thay cho Nghị định 66 - CP. Đây là Nghị định về thuỷ lợi
phí đầu tiên được áp dụng chung cho cả nước kể từ khi đất nước thống nhất. Mục
đích của Nghị định là: ''Nhằm đảm bảo duy trì và khai thác tốt các công trình thuỷ
nông bằng sự đóng góp công bằng, hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về

nước… ''
''… Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc bảo
vệ, quản lý, sử dụng tốt công trình thuỷ nông… ''
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

13

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

Nghị định 112/HĐBT qui định thuỷ lợi phí thu bằng thóc và được quy đổi
thành tiền theo giá thóc do Nhà nước qui định. Mức thu theo tỷ lệ % năng suất lúa
bình quân trên một đơn vị diện tích ha được tưới, theo mùa vụ, loại công trình (cao
nhất là 8%, thấp nhất 4%)
* Nghị định 143/2003/NĐ- CP: Thực hiện Luật tài nguyên nước (1998).
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (sửa đổi) 4/4/2001, khắc phục
những tồn tại, bất hợp lý của Nghị định 112/HĐBT, nên ngày 28/11/2003, Thủ
tướng Chính Phủ đã ký, ban hành Nghị định 143/2003/NĐ - CP ''Qui định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi'', trong
đó qui định việc giao công trình thuỷ lợi cho ''Tổ chức hợp tác dùng nước'', cá nhân
quản lý, việc Nhà nước cấp kinh phí trong các trường hợp bơm nước chống úng,
hạn, đại tu nâng cấp công trình, thất thu thuỷ lợi phí do thiên tai, khôi phục công
trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại. Đặc biệt Nghị định qui định mức thu thuỷ lợi phí
đối với tất cả các hộ sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi, nhằm giảm bớt mức thu
đối với đối tượng sử dụng nước tưới cây lương thực (nông dân) và đảm bảo công
bằng trong việc sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi.

Nghị định 143/NĐ - CP qui định khung mức thuỷ lợi phí, thu thuỷ lợi phí
bằng tiền, được phân biệt theo 2 đối tượng:
- Đối với đối tượng sử dụng nước để tưới cho lúa, rau, màu, cây vụ đông, cây
công nghiệp ngắn ngày thì mức thu thấp (Nhà nước đã bao cấp trên 60%). Trong
phạm vi doanh nghiệp tư nhân phục vụ, mức thu được tính tại vị trí đầu kênh của
''tổ chức hợp tác dùng nước''. Trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng
nước'' thì mức thu do tổ chức tổ hợp dùng nước thoả thuận với tổ chức, cá nhân sử
dụng nước…''
- Đối với đối tượng sử dụng nước ''không phải sản xuất lương thực'', như
''cấp nước dùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cấp nước cho nhà máy
nước sinh hoat, chăn nuôi, tưới cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây
dược liệu, nuôi trồng thuỷ sản, vận tải qua âu thuyền, công trình thuỷ lợi phát điện,
kinh doanh du lịch nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, casino,
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ

14

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

nhà hàng)'' thì mức thu thuỷ lợi phí được qui định cho từng loại, trong đó Nhà nước
đã bao cấp khoảng 50% (ví dụ cấp nước cho nhà máy sinh hoạt thì mức thuỷ lợi phí
đối với hệ thống bơm điện là 300đ/m3, hồ chứa 250đ/m3, chỉ xấp xỉ bằng 10% giá
nước mà người tiêu dùng phải trả).
* Nghị định 154/2003/NĐ - CP: Ngày 15/10/2007 Chính phủ đã ban hành
Nghị định 154/2007/NĐ - CP về việc sửa đổi, bổ sung thêm một số điều của Nghị

định 143/2003/NĐ - CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi như sau:
- Miễn thuỷ lợi phí đối với: '' Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức
giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng,
nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương
quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng''.
''Địa bàn có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội khó
khăn theo quy định của Luật đầu tư được miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích
đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối,
không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất''.
- Không miễn thuỷ lợi phí đối với: Diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ
gia đình, cá nhân; Các doanh nghiệp hoạt động cung cấp nước cho sản xuất công
nghiệp, nước cấp cho các nhà máy nước sạch, thuỷ điện, kinh doanh du lịch, vận tải
qua cống, âu thuyền và các hoạt động khác được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi;
Các tổ chức, cá nhân nộp thuỷ lợi phí cho tổ chức hợp tác dùng nước theo thoả
thuận để phục vụ cho hoạt động của các tổ hợp tác dùng nước từ vị trí cống đầu
kênh của hợp tác dùng nước đến mặt ruộng.
- Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để cấp bù cho các đơn vị quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi tương ứng với số thuỷ lợi phí được miễn. Riêng các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có điều tiết nguồn thu về ngân sách trung ương thì tự
đảm bảo kinh phí để cấp bù cho các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi của
địa phương ứng với số thuỷ lợi phí được miễn.
HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


Luận văn thạc sĩ


15

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng

* Thông tư số 26/2008/TT-BTC của Bộ tài chính về “Hướng dẫn thi hành
một số điều tra của Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 sửa đổi bổ
sung một số điều tra của một số điều tra của Nghị định số 143/200/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”.
* Nghị định 115/2008/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 14/11/2008, nghị

định: sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi như sau:
+ Miễn TLP đối với “diện tích mặt đất, mặt nứơc trong hạn mức giao đất
nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối, bao gồm: đất do Nhà nước giao, được
thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích 5% công
ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu
quyền sử dụng”.
+ Miễn TLP đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối của hộ gia đình, cá nhân tại
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ.
+ Quy định rõ biểu mức thu TLP đối với các loại diện tích đất trồng lúa,
mạ,… và biểu mức thu TLP đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm
dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất
lương thực.

+ Các trường hợp không thuộc diện miễn TLP quy định tại khoản 5 điều 1
thì phải nộp TLP theo quy định.
- Thông tư số 36/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành
nghị định 115 của Chính phủ.

HVTH: Kiều Thị Huyền Trang

Lớp 18 KT11


×