Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

“Phân tích chi phí lợi ích của Dự án duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 103 trang )

Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính
trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Nguyễn
Trung Dũng - người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Đại học
và sau đại học, Khoa Kinh tế và quản lý. Tôi xin trân trọng cảm ơn các
giáo sư, tiến sĩ của Khoa Kinh tế và quản lý - những người đã trang bị cho
tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Khoa học và công nghệ,
Sở Tài nguyên và môi trường, Công ty cây xanh và công trình công cộng
Thành phố Đà Nẵng đã giúp tôi trong quá trình tìm và điều tra số liệu.
Do trình độ, kinh nghiệm, điều kiện thực hiện và thời gian nghiên cứu
hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp.
Hà Nội, tháng 03 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Trang

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Trang

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Không gian xanh trên đường giao thông (dải phân cách)................. 3
Hình 1.2: Người dân tập thể dục, sinh hoạt tập thể trong công viên .............. 10
Hình 1.3: Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế ................................ 13
Hình 1.4: Mô hình đánh giá tổng giá trị kinh tế của không gian xanh ........... 14
Hình 2.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế........................................ 45
Hình 2.2: Hình ảnh vệ tinh thành phố Đà Nẵng ............................................ 53

Hình 2.3: Không gian xanh đô thị bên dòng sông Hàn.................................. 56
Hình 2.4: Diện tích không gian xanh/người định hướng đến năm 2020 ........ 58
Hình 2.5: Các thành phần hệ thống không gian xanh đô thị ........................... 60
Hình 3.1: Diễn biến giá bán tín chỉ cácbon (CER) ......................................... 67
Hình 3.2: Một góc khu đô thị mới tại Đà Nẵng (Các khu đô thị xanh) ......... 81

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Chi phí trồng cỏ ........................................................................................ 20
Bảng 1.2: Chi phí tưới nước thảm cỏ ........................................................................ 20
Bảng 1.3: Chi phí xén lề cỏ, làm cỏ tạp .................................................................... 21
Bảng 1.4: Chi phí phun thuốc trừ sâu cỏ ................................................................... 21
Bảng 1.5: Chi phí bón phân thảm cỏ ......................................................................... 22
Bảng 1.6: Chi phí phát thảm cỏ bằng máy ................................................................ 22
Bảng 1.7: Chi phí duy trì bồn cảnh lá màu ............................................................... 23
Bảng 1.8: Chi phí duy trì cây hàng rào, đường viền ................................................. 24
Bảng 1.9: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình.............................................................. 24
Bảng 1.10: Chi phí trồng bồn hoa ............................................................................. 25
Bảng 1.11: Chi phí trồng cây cảnh ............................................................................ 26
Bảng 1.12: Chi phí tưới nước bồn hoa, bồn cảnh ..................................................... 26
Bảng 1.13: Chi phí trồng cây mới ............................................................................. 27
Bảng 1.14: Chi phí duy trì cây mới trồng ................................................................. 28

Bảng 1.15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1 ........................................................ 29
Bảng 1.16: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 2 ........................................................ 30
Bảng 1.17: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 3 ........................................................ 31
Bảng 1.18: Chi phí quét vôi gốc cây ......................................................................... 31
Bảng 1.19 : Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh .............................. 32
Bảng 2.1 Cơ cấu ngành kinh tế của Đà Nẵng .......................................................... 42
Bảng 2.2 Danh sách các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng ............................. 44
Bảng 2.3 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế ............................................... 45
Bảng 2.5 Các chỉ số thống kê về không gian xanh thành phố Đà Nẵng .................. 53
Bảng 3.1: Chi phí duy trì và trồng mới thảm cỏ ....................................................... 64
Bảng 3.2: Chi phí duy trì và trồng mới cây xanh trang trí ........................................ 65
Bảng 3.3: Chi phí duy trì và trồng mới cây bóng mát............................................... 66
Bảng 3.4: Tổng hợp các lợi ích thu được .................................................................. 70
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

Bảng 3.5 Tổng chi phí hàng năm duy trì và phát triển không gian xanh ................. 72
Bảng 3.6 Lợi ích kinh tế từ việc thu gom gỗ, củi hàng năm .................................... 73
Bảng 3.7 Lợi ích kinh tế từ việc mua bán CO 2 hàng năm ....................................... 74
Bảng 3.8 Lợi ích kinh tế của giá trị phi thị trường của không gian xanh ................ 75
Bảng 3.9 Tổng chi phí và lợi ích tính theo từng năm .............................................. 76

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang


Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

BV

: Giá trị lưu truyển hay để lại

BXD

: Bộ Xây Dựng

CBA

: Phân tích chi phí lợi ích

CDM

: Cơ chế phát triển sạch

CER


: Tín chỉ giảm phát thải

CVM

: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DUV

: Giá trị sử dụng trực tiếp

EXV

: Giá trị tồn tại

IUV

: Giá trị sử dụng gián tiếp

NUV

: Giá trị phi sử dụng

OV

: Giá trị tuỳ chọn

KGX

: Không gian xanh


TEV

: Tổng giá trị kinh tế

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TP

: Thành phố

WCDE

: Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển

WTP

: Sẵn lòng chi trả

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................
2. Mục đích của đề tài ...............................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................
5. Nội dung chính của Luận văn ..............................................................
CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN XANH VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ .................. 1
1.1. Khái niệm về không gian xanh ...................................................................... 1
1.1.1. Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh ........................... 1
1.1.2. Phân loại không gian xanh .............................................................. 2
1.2. Cách thức tổ chức không gian xanh tại các đô thị ..................................... 2
1.2.1. Tổ chức không gian xanh ở trên đường giao thông ........................ 3
1.2.2. Tổ chức không gian xanh cấp đô thị ............................................... 3
1.2.3. Tổ chức không gian xanh tại các khu ở .......................................... 4
1.2.4. Tổ chức không gian xanh tại các khu đô thị cũ .............................. 4
1.2.5. Tổ chức không gian xanh tại các khu công nghiệp ......................... 5
1.3. Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh đối với đời sống của con
người .................................................................................................................. 5
1.3.1. Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị,
ảnh hưởng tích cực đến vi khí hậu ............................................................ 6
1.3.2. Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị .......................................... 9
1.3.3. Không gian xanh giúp giảm stress cho người đô thị...................... 9
1.3.4. Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng không gian xanh .................... 9
1.3.5. Ý nghĩa nhân văn xã hội................................................................ 10
1.3.6. Lợi ích kinh tế ăn theo................................................................... 11
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

1.4. Giá trị kinh tế của không gian xanh ........................................................... 11
1.4.1. Giá trị kinh tế của không gian xanh .............................................. 11
1.4.2. Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh .. 15
1.5. Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển
không gian xanh ............................................................................................ 18
1.5.1. Các chi phí ..................................................................................... 18
1.5.2. Các lợi ích...................................................................................... 33
1.5.3. Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của không gian xanh 34
1.6. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN XANH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 39
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng .................................................. 39
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của Thành phố Đà Nẵng ............... 39
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế, xã hội thành phố Đà Nẵng .............................. 40
2.1.3. Dân cư và lao động thành phố Đà Nẵng ....................................... 44
2.2. Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng .......................................... 45
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Đà Nẵng ................................. 46
2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ................................. 48
2.2.3. Đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm ............................................... 50
2.3. Hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng ...................................... 51
2.3.1. Hiện trạng hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng ........... 51
2.3.2. Định hướng phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng ....... 55
2.4. Tiểu kết chương hai ....................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ

VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ... 63
3.1. Giới thiệu về Dự án ....................................................................................... 63
3.2. Xác định chi phí của Dự án.......................................................................... 64
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

3.2.1. Thảm cỏ ......................................................................................... 64
3.2.2. Cây xanh trang trí .......................................................................... 64
3.2.3. Cây xanh bóng mát ........................................................................ 65
3.3. Xác định lợi ích Dự án .................................................................................. 67
3.2.1. Lợi ích kinh tế của việc sử dụng gỗ tạp ........................................ 67
3.2.2. Lợi ích kinh tế của việc bán CO 2 .................................................. 67
3.2.3. Lợi ích kinh tế do việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm stress,
tăng vẻ đẹp mỹ quan của thành phố ........................................................ 68
3.4. Phân tích chi phí lợi ích của Dự án ........................................................... 70
3.4.1. NPV ............................................................................................... 70
3.4.2. Tỉ số B/C ....................................................................................... 76
3.5. Các quan điểm căn cứ để đề xuất giải pháp .............................................. 77
3.5.1. Quan điểm về văn hoá, lịch sử, môi trường và kinh tế ................. 77
3.5.2. Quan điểm về kỹ thuật, hiện trạng quỹ đất ................................... 78
3.5.3. Quan điểm phân bố không đồng đều, xây dựng đồng bộ không
gian xanh ................................................................................................. 79
3.6. Các giải pháp................................................................................................... 79
3.6.1. Giải pháp quy hoạch, mở rộng hợp lý diện tích xanh ................... 79

3.6.2. Giải pháp quản lý .......................................................................... 82
3.6.3. Giải pháp vốn đầu tư ..................................................................... 83
3.6.4. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng ..................... 84
3.6.5. Giải pháp khoa học kỹ thuật.......................................................... 85
3.7 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 86
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt
bậc về cả kinh tế, chính trị và xã hội. Đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng cao, chính trị xã hội ổn định, góp phần quan trọng trong công cuộc xây
dựng đất nước.
Đà Nẵng là một trong các thành phố đi đầu trong mọi lĩnh vực phát triển,
đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng đáng
là hòn ngọc của miền trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, vấn đề môi trường đặc
biệt chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững, xây dựng thành phố Đà
Nẵng là thành phố xanh vào 2020. Tuy nhiên Đà nẵng là một thành phố trẻ,
sự phát triển còn nhiều bất cập, đã có hàng loạt các vấn đề môi trường xảy ra

trong đó có chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm được coi là vấn đề
mang tính thời sự trong thời gian gần đây. Có rất nhiều biện pháp cải thiện
chất lượng ô nhiễm không khí được đưa ra, trong đó có một biện pháp vừa
mang lại hiệu quả trong việc bảo đảm chất lượng không khí trong lành, vừa
tạo ra cảnh quan đẹp: Đó chính là không gian xanh, một yếu tố được coi là
cực kỳ quan trọng và không thể tách rời với môi trường sống của con người,
đặc biệt là các vùng đô thị với mật độ dân số ngày càng tăng. Hiện nay diện
tích không gian xanh bình quân trên đầu người là thấp so với chỉ tiêu cân
bằng sinh thái đô thị là 15 m2/người. Chính vì lẽ đó việc quy hoạch không
gian xanh cho thành phố đang là một yêu cầu cấp thiết.
Do vậy tôi chọn đề tài: “Phân tích chi phí - lợi ích của Dự án duy trì và
phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng”.

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

2. Mục đích của đề tài
Thông qua việc phân tích chi phí - lợi ích của Dự án duy trì và phát triển hệ
thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng, tính toán lợi ích ròng của việc
thực hiện quy hoạch này. Trên cơ sở lợi ích đó, đưa ra các giải pháp và kiến
nghị để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn một cách có hiệu quả cao nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Về thời gian nghiên cứu:


Các số liệu dữ liệu tổng hợp của năm 2010 và quý I/ 2011.



Nguồn số liệu được tập hợp thông qua: các công trình nghiên cứu, Cục

thống kê, các website…



Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 5/2011 đến tháng 11/2011.

Phạm vi nghiên cứu: ở khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng (gồm 6

quận nội thành Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ
Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Quận Cẩm Lệ).


Đối tượng nghiên cứu:



Chi phí của Dự án



Lợi ích (hiệu quả) của Dự án


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp tài liệu thứ cấp và phỏng vấn

trực tiếp.


Phương pháp thực địa: Khảo sát hiện trạng hệ thống không gian xanh

thành phố Đà Nẵng.


Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra về thu nhập, giới tính, trình

độ, mức độ hiểu biết để làm cơ sở cho việc định giá lợi ích của không gian
xanh

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng


Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel, Eview 5.0: Phần

mềm Excel được sử dụng để xử lý các thông tin thu thập được, phần mềm
Eview 5.0 được sử dụng để mô hình hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là
sự sẵn lòng chi trả (WTP) với các biến độc lập (thu nhập, giới tính, trình độ
học vấn, sự hiểu biết về vai trò của không gian xanh).


Phương pháp giá thị trường: Phương pháp này được sử dụng để định giá

các sản phẩm có giá trên thị trường của không gian xanh như gỗ củi, CO 2 …


Phương pháp lượng giá giá trị phi thị trường: phương pháp định giá

ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để định giá giá trị phi thị trường của không
gian xanh (cải thiện chất lượng không khí, tăng vẻ đẹp cảnh quan, giảm
stress…).


Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA Cost Benefit Analysis):

Được sử dụng để tính toán các chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch
duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng, từ đó xem xét, cân
nhắc có nên thực hiện quy hoạch này hay không thông qua lợi ích ròng chúng
ta tính toán được.
5. Nội dung chính của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm:
Chương 1: Không gian xanh và giá trị kinh tế của không gian xanh
Chương 2. Thực trạng và định hướng không gian xanh thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Phân tích chi phí lợi ích của Dự án duy trì và phát triển không
gian xanh thành phố Đà Nẵng

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

1

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN XANH VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ
1.1. Khái niệm về không gian xanh
1.1.1. Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh
Không gian xanh gồm các loại công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh trên
đường phố… có ý nghĩa cấp quốc gia, thành phố, cấp quận, phường, đơn vị…
Không gian xanh là một phần thiết yếu của các thành phố, nó bao gồm các
không gian chức năng đặc trưng riêng: vườn hoa, công viên, thảm cỏ, giải
phân cách, hành lang xanh ven sông, quanh hồ, vườn thú, vườn thực vật,
nghĩa trang… Không gian xanh là những bộ phận hợp thành của môi trường
vật chất thành phố.
URGE đã đề cập khái niệm không gian xanh đô thị là: không gian ngoài
các tòa nhà, được xây dựng, kế thừa và là một thành tố hữu hình quan trọng
và ảnh hưởng đế đời sống hàng ngày của thành phố. Không gian xanh gợi đến
đa dạng sinh thái và sự tăng độ hấp dẫn của cả thành phố và khu ở của người
dân và khách du lịch.
Nhóm nghiên cứu thuộc khoa Không gian kinh tế, (Free University

Amsterdam), cho rằng: “không gian xanh đô thị bao gồm cả không gian mở
thuộc về công cộng hay tư nhân, được bao phủ bởi thực vật, có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường đô thị và người sử dụng.”
Không gian xanh là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò
thiết yếu của môi trường sống đồng thời tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị
giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao cả về vật chất lẫn
tinh thần cho người dân sống trong đô thị.
Mạng lưới không gian xanh là tổ chức các không gian xanh có sự phân cấp,
kết nối với nhau từ khu vực trung tâm của vùng dân cư đô thị tới những khu
vực không gian tự nhiên rộng lớn ở vành đai để có thể đảm nhận các chức

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

2

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

năng giải trí, sinh học và thẩm mỹ vốn rất cần cho môi trường sống của con
người ở trong vùng.
1.1.2. Phân loại không gian xanh
Hệ thống không gian xanh trong đô thị có nhiều cách phân loại. Tuy nhiên
phân loại theo chức năng của không gian xanh được xem là cách phân loại
đơn giản và dễ hiểu nhất.
- Không gian xanh trong các công trình: các khoảng không gian trồng cây
xanh trong các công trình công cộng.

- Không gian xanh công viên: Là khu trồng cây xanh tạo thành công viên
nhằm phục vụ cho các sinh hoạt ngoài trời cho người dân đô thị.
- Không gian xanh vườn hoa:. Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài ba
hecta trở xuống. Là không gian xanh để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ
ngơi trong một thời gian ngắn.
- Không gian xanh đường phố: Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven
đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, thảm cỏ ngăn cách giữa các
đường, hướng giao thông…
Đây là khoảng không gian công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo…)
bao gồm cả cây xanh, thảm cỏ, mặt nước góp phần làm phong phú đời sống
văn hóa của dân cư, nơi nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, nơi tổ
chức hoạt động vui chơi, giải trí công cộng cho mọi lứa tuổi.
- Không gian xanh chuyên dụng: gắn liền với các khu chức năng chuyên
dụng như cây xanh phục vụ nghiên cứu khoa học, vườn ươm, cây xanh phòng
hộ, cây xanh trồng phòng hộ, trồng ở khu công nghiệp, khu thể thao, kho
tàng...
1.2. Cách thức tổ chức không gian xanh tại các đô thị
Tổ chức không gian xanh trong các đô thị tùy thuộc vào chức năng chủ yếu
của không gian xanh, vị trí không gian xanh và các yếu tố môi trường, khí
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

3

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng


hậu… mà có cách tổ chức khác nhau. Tổ chức công viên - cây xanh phải làm
sao cho bất kỳ ai đến cũng phải cảm thấy có phần phù hợp với mình. Tùy quy
mô, vị trí các khu vực đô thị mà có các yêu cầu tổ chức không gian công viên,
vườn hoa khác nhau.
1.2.1. Tổ chức không gian xanh ở trên đường giao thông
Cây xanh trên đường phố được tổ chức tùy theo tuyến đường có thể trồng
thàng các hàng cây, dải cây xanh, hàng rào, các thảm cỏ. Tuy nhiên cần bố trí
cây xanh trên đường phố để không được che chắn tầm nhìn vì như thế có thể
gây mất an toàn giao thông.

Hình 1.1: Không gian xanh trên đường giao thông (dải phân cách)

1.2.2. Tổ chức không gian xanh cấp đô thị
Công viên đa chức năng (tổng hợp) gồm có 5 thành phần chủ đạo. Đó là
nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và khoa học, ngoài ra các hoạt
động trong công viên còn mang tính cộng đồng cao nhất của đô thị.

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

4

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

Công viên này thường được lựa chọn ở vị trí đẹp nhất trong bố cục không
gian đô thị, có thể ở vị trí thuận lợi cho các khu dân cư, các khu chức năng

khác và liên hệ trực tiếp với trung tâm công cộng thành phố.
- Công viên vui chơi giải trí: Là không gian được xây dựng có các loại hình
vui chơi giải trí và có thu phí đối với người sử dụng các tiện ích trong công
viên (có thể theo các mô hình như công viên Hồ Tây – Hà Nội, Đầm Sen,
Suối Tiên… ở TP Hồ Chí Minh).
- Công viên chuyên đề: Là nơi bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm có
thể kết hợp với bảo tàng. Đây vừa là nơi để nghiên cứu khoa học đồng thời
phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên… Ở Việt Nam có
một số công viên như Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội hay Thảo Cầm
Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí: Đây là loại hình công
viên với chức năng chính là vui chơi, nghỉ ngơi, thể dục thể thao. Thông
thường đây là những khu vực có sự kết hợp giữa cây xanh và mặt nước, cùng
với một số khu đất trong công viên được phân chia rõ ràng phục vụ nhu cầu
nghỉ ngơi giải trí của người lớn và trẻ em… Ví dụ như công viên Thống Nhất,
công viên Nghĩa Tân… tại Hà Nội, công viên 29/3 ở Đà Nẵng, công viên Tao
Đàn, Lê Văn Tám ở TP Hồ Chí Minh…
1.2.3. Tổ chức không gian xanh tại các khu ở
Không gian xanh tại các khu ở gồm, cây xanh ven đường, vườn hoa, cây
xanh trong khuôn viên các công trình công cộng (nhà trẻ, trường phổ thông,
khu chung cư…) và cây xanh quanh nhà. Trong các khu ở mới có thể tăng
cường các sân vườn, các không gian xanh nối liền giữa các nhà.
1.2.4. Tổ chức không gian xanh tại các khu đô thị cũ
Không gian xanh vốn có trong các đô thị cũ cần khai thác triệt để và sử
dụng hợp lý các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên như đồi núi, rừng
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21



Luận văn thạc sĩ

5

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

cây, đất ven sông, suối, biển, hồ. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ gìn
khai thác gắn với không gian xanh để sử dụng vào mục đích tạo cảnh quan
môi trường đô thị.
1.2.5. Tổ chức không gian xanh tại các khu công nghiệp
- Cây xanh cách ly: Trồng thành các hàng rào (trong đất khu công nghiệp
hoặc ngoài khu công nghiệp). Cũng có thể trong khu công nghiệp cây xanh
trồng cách ly giữa cụm công nghiệp không độc hại và cụm công nghiệp độc
hại. Tác dụng ngăn cách chống độc hại giữa khu công nghiệp với khu dân cư
hoặc các khu chức năng khác cần bảo vệ.
- Cây xanh tập trung: là khoảng không gian trồng thành mảng cây xanh
lớn, có thể là những vườn hoa hay công viên không mang nhiều chức năng,
thường tận dụng các khu đất ít thích hợp xây dựng nhà máy do trũng ngập,
nền đất yếu... hay sẵn có mặt nước, có đồi núi cao... và bố cục gắn liền với
khu quản lý, điều hành dịch vụ tạo kiến trúc cảnh quan chủ đạo khu trung tâm
của khu công nghiệp.
1.3. Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh đối với đời sống của
con người
Không gian xanh có chức năng và ý nghĩa quan trọng, là một thành phần
không thể thiếu được của đô thị. Không gian xanh tạo môi trường sống tốt
cho con người, tạo cảnh quan đẹp, gây nguồn cảm xúc cho con người, góp
phần chia sẻ nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc, giảm stress, đặc biệt trong bối
cảnh xã hội không ngừng phát triển như hiện nay… Do đó cần phải được xem
xét để phân bố đồng đều, để hài hoà giữa nội thành và ngoại thành, giữa các
khu chức năng đô thị, thuận tiện cho mọi cư dân tiếp cận.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên thì cây xanh là sự cần thiết để cải
thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như: cây xanh làm giảm lượng khí
CO 2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn,
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

6

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão. Cây giúp ta chống
xói mòn và giữ đất. Cây tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho
các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố…
Không gian xanh gồm có 5 chức năng và ý nghĩa chính:
1.3.1. Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị,
ảnh hưởng tích cực đến vi khí hậu
Không gian xanh được coi là lá phổi xanh của thành phố. Ngành thực vật
học đã chứng minh rằng: Cây xanh có nhiều chức năng, riêng ở góc độ môi
trường cây xanh có rất nhiều giá trị.
Có rất nhiều nghiên cứu, chỉ ra những ảnh hưởng tích cực, về khía cạnh
sinh thái của không gian xanh đô thị, đã được Wittig và nhóm nghiên cứu tập
hợp lại. Một thực tế không thể phủ nhận là, các khu định cư đô thị thải nhiều
khí nhà kính hơn các khu định cư nông thôn, hay mức độ ô nhiễm ở các khu
quần cư đô thị là cao hơn so với các khu quần cư nông thôn. Khi ấy, không
gian xanh đô thị giúp giảm nồng độ ô nhiễm do ảnh hưởng tích cực đến hầu
hết các nhân tố sinh thái đô thị.

- Giảm ô nhiễm: Cây xanh giúp giảm ô nhiễm không khí nhờ khả năng nhả
hơi nước, giữ bụi bẩn và giảm ô nhiễm đất – đặc biệt là ô nhiễm kim loại
nặng, ô nhiễm chất hữu cơ nhờ khả năng hút của bộ rễ cây. Theo nghiên cứu
của Michigan State University, Urban Forestry sự hiện diện của một cây ở
gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây phong có đường kính
30 cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng lớn kim loại nặng trong đất
như 60 mg cadmium, 140 mg chrome, 820 mg Nickel, và 5200 mg chì.
Lá của một số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, nhờ vậy cây
xanh có khả năng hút bụi bẩn trong không khí. Không gian xanh đô thị có
chức năng làm sạch không khí, bởi khả năng giữ bụi, hấp thụ khí cacbonic và
số khí khác, làm bầu không khí quanh đó trở nên trong lành hơn. Fetzer chỉ ra
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

7

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

trong cuốn sách của ông năm 1995 rằng, những cây lá kim có khả năng bắt
80% hàm lượng bụi trong không khí, còn đối với những cây rụng lá theo mùa
là 60%.
Bề mặt lớp phủ thực vật có tác dụng hấp thụ nước mặt tốt hơn so với các bề
mặt đất trống và các bề mặt bị bao phủ khác. Do đó, các khu vực không gian
xanh đô thị, một mặt hạn chế dòng chảy mặt, mặt khác, cùng với hệ thống các
hồ chứa có ảnh hưởng lớn đối với việc điều hòa mực nước ngầm. Đây là điều
vô cùng quan trọng đối với các thành phố đang phát triển với tốc độ đô thị

hóa cao, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện và tối ưu.
- Giảm nhiệt độ: Không gian xanh đô thị có khả năng làm giảm nhiệt độ môi
trường xung quanh vì mỗi ngày cây xanh thải một lượng hơi nước lớn. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Không gian xanh làm giảm 20 K trong khu vực
rộng 100 m2 . Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 40C, độ
ẩm có thể tăng từ 10 đến 14% và tốc độ gió tại những vùng này có thể giảm từ
20 đến 60% tuỳ theo bề rộng, độ lớn và mật độ cây xanh bằng cách tiết hơi
nước qua lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt
đất và giảm hấp thu nhiệt.
Thêm vào đó, các vườn hoa, công viên thường bao gồm cả không gian mặt
nước (như: ao, hồ…). Các loại hồ chứa này có dụng làm mát không khí lên
tới 20 m theo chiều cao, tính từ mặt nước trở lên. Quá trình bốc hơi không
những làm mất nhiệt của nước mà còn làm hạ nhiệt độ không khí xung quanh.
Đó là hầu hết những ảnh hưởng ngay lập tức đến nhiệt độ không khí trong các
công viên vào những ngày nắng nóng, với một ít gió và độ ẩm thấp.
- Cung cấp Oxi: Cây xanh là sinh vật duy nhất sản sinh ra oxy trong khí
quyển. Một hecta Thông có thể tạo ra 30 tấn oxy trong một năm.
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây
khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO 2 /năm, một cây trưởng thành có
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


8

Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng


thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi trên 1 mét khối không khí. Một cây
trưởng thành có thể cung cấp lượng O 2 cần thiết cho 4 người.
- Tổng hợp chất hữu cơ: Cây xanh còn thông qua chất diệp lục của mình đã
sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để duy trì sự sống trên trái đất.
6CO 2 + 6H 2 O  C 6 H 12 O 6 + H 2 O
- Chống ồn: Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn và phản xạ lại
75% tiếng ồn. Lagstrom chỉ ra rằng: “khả năng làm giảm tiếng ồn của các dải
ngăn cách xanh”. Thí nghiệm của ông cho thấy: các hàng cây chắn gió có bề
rộng 10m chỉ giảm độ ồn đi 3 - 6 dB. Để giảm độ ồn đi 20 dB, thì kết quả
đầu tiên nhận được ở độ rộng của hàng cây là 50 m.
- Diệt vi khuẩn: Cây tiết ra phitônxit có khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ gìn tính đa dạng sinh học: Các không gian xanh là nơi cư trú tập
trung của hệ động thực vật trong tự nhiên, hoặc ở những môi trường gần với
tự nhiên. Số lượng cá thể và loài đều vô ùng thưa thớt ở các khu đã bị bê tông
hóa. Vì vậy, nếu mọi nơi trong đô thị đều là nhà ở, văn phòng, xí nghiệp,
đường giao thông... thì chúng ta sẽ mất đi đáng kể hệ sinh thái bản địa.
Bên cạnh chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của môi
trường sống đô thị, cây xanh còn có nhiều tác dụng trong tổng thể hệ sinh thái
cảnh quan đô thị, có tác dụng cải thiện môi trường sống, tăng tính thẩm mỹ
cho không gian đô thị, tạo cảm xúc cho con người và đóng góp cho các phân
hệ thứ cấp khác phát triển như với đối tượng sử dụng khác nhau trong đô thị,
đặc biệt là khách du lịch.
Thực chất hệ sinh thái cảnh quan có thể hiểu bao gồm cả hệ cảnh quan
thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Tuy nhiên, đã là hệ sinh thái cảnh quan thì
cảnh quan đó phải dựa chủ yếu vào yếu tố tự nhiên nhưng hầu hết hệ sinh thái
cảnh quan có nhiều giá trị xúc cảm và có sự phối hợp cảnh, như cảnh sông
nước, cảnh núi cận biển…
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21



Luận văn thạc sĩ

9

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

Hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên và nhân tạo trong đô thị là động lực sinh
thái cho đô thị. Hệ sinh thái cảnh quan sẽ là yếu tố chính trong bộ khung thiên
nhiên của đô thị.
1.3.2. Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị
Vẻ đẹp của cây xanh sẽ làm mềm mại hơn những công trình xây dựng, tạo
ra những mảng xanh, mảng màu rực rỡ, khiến cho các công trình, các đường
phố trở nên đẹp hơn, thoáng mát hơn, đặc biệt tại các đô thị với mật độ các
công trình xây dựng rất lớn.
1.3.3. Không gian xanh giúp giảm stress cho người đô thị
Nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, công việc của mỗi
người càng ngày càng bận rộn và căng thẳng, càng dễ phát sinh căn bệnh
stress. Không gian xanh giúp con người thư thái, thoải mái hơn về tinh thần vì
thế nó giúp giảm stress. Màu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc
sống.
Thực tế đã chứng minh rằng, cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi
phục sức khỏe nhanh hơn. Vì vậy hiện nay những khu nghỉ dưỡng gắn liền
với thiên nhiên, các công viên, quảng trường là địa điểm lý tưởng đối với
người dân thành phố để trút bỏ những bận rộn, lo toan của cuộc sống thường
nhật. Đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn liền với thiên
nhiên đang ngày càng thu hút được du khách trong và ngoài nước.
1.3.4. Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng không gian xanh
Có rất nhiều loài cây xanh gắn liền với ý nghĩa tâm linh và rất được con

người coi trọng khi sử dụng, ví dụ như các cây gạo, cây si, cây sanh… thường
trồng nơi đầu làng hoặc gần các miếu, đình… vì người xưa thường nói đây là
nơi có những linh hồn ẩn nấu hoặc coi cây như những linh hồn. Chính vì vậy,
người đời tin rằng những cây đó mang ý nghĩa tâm linh rất lớn.

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

10

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

Việc trồng các cây này do tâm lý con người, con người luôn tâm niệm rằng
trồng những cây đó thì mang lại may mắn. Một số tâm lý truyền thống như
ngày tết có cây quất trong nhà sẽ có nhiều may mắn, vàng bạc nhiều như
những trái quất trĩu nặng trên cây. Cây Phất lộc, Mai tứ quý, Lộc vừng thường
được nhiều người lựa chọn để trồng vì họ tin rằng nó sẽ đem lại nhiều may
mắn và tài lộc đến cho gia đình.
1.3.5. Ý nghĩa nhân văn xã hội
Người dân coi công viên và vườn hoa là nơi hội họp khi họ tập thể dục, đi
bộ. Không gian xanh đô thị cũng là nơi gặp gỡ ngoài trời của cộng đồng dân
cư khu vực đó. Chính nhờ những nơi này mà cộng đồng trở nên gần gũi hơn.
Không gian xanh là không gian mở, nơi mọi người có thể tụ tập, tạo cơ hội
cho sự tương tác xã hội tích cực và hỗ trợ nhau trong môi trường thân thiện.
Hiện nay, khi mọi người có thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, họ dành nhiều
thời gian hơn, dài hơn và thường xuyên hơn cho các hoạt động thư giãn ngoài

trời. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng các cư dân sống gần không gian xanh
thường có nhiều hoạt động xã hội hơn và nhiều khách tham quan hơn (News
Network môi trường).

Hình 1.2 . Người dân tập thể dục, sinh hoạt tập thể trong công viên

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

11

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

Không gian xanh thúc đẩy hình thành các khu phố an toàn. Khi người dân
có quyền lợi được giao lưu nhiều hơn ở một nơi, họ tăng ý thức cảnh giác
cộng đồng và ý thức bảo vệ không gian chung.
Nhiều bài hát, bài thơ đã được các tác giả dùng cây xanh để diễn đạt hình
ảnh quê hương hay chính là nơi ở để truyền đạt những tâm tư tình cảm, những
yêu thương của mình đối với mảnh đất quê hương.
Từ đó ta có thể thấy rằng cây xanh cũng là một thành phần quan trọng góp
phần tạo dựng bản sắc riêng cho các đô thị. Với sự phong phú về chủng loại
cây của Việt Nam, các nhà thiết kế cần nghiên cứu để tạo ra được một hệ
thống đô thị Việt Nam với các loài cây đẹp, tạo nét riêng biệt khó phai đối với
từng đô thị.
1.3.6. Lợi ích kinh tế ăn theo
Không gian xanh đô thị góp phần hỗ trợ phát triển thương mại khu vực lân

cận, bởi sự hấp dẫn nhiều khách hàng đến khu vực đó mua bán hơn so với các
không gian ít xanh. Cùng với sự hấp dẫn của các khu vực đó là những thiết
kế, quản lý không gian công cộng tốt gây ra cảm giác dễ chịu, thoải mái cho
khách hàng cũng như người lao động.
Không gian xanh làm gia tăng độ hấp dẫn và giá thành của các bất động
sản xung quanh. Ngoài ra, những không gian xanh đô thị có giá trị văn hóa,
lịch sử cao còn hấp dẫn lượng lớn khác du lịch quốc tế và nội địa mang lại lợi
nhuận kinh tế lớn.
1.4. Giá trị kinh tế của không gian xanh
1.4.1. Giá trị kinh tế của không gian xanh
Không gian xanh có giá trị kinh tế vô cùng to lớn nhưng hiện nay cây xanh
đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Nhìn
chung các nghiên cứu về lợi ích kinh tế của không gian xanh đô thị còn chưa
nhiều. Tuy chỉ có một số ít các nghiên cứu chi tiết của Anh và Mỹ về lợi ích
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


Luận văn thạc sĩ

12

GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

kinh tế của không gian xanh đô thị, nhưng đây cũng là những bằng chứng hữu
ích cho thấy không gian xanh đô thị đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của một khu đô thị theo hướng bền vững.
Một nhà khoa học Ấn Độ từng nói rằng: “Một cây xanh 50 năm tuổi trong
một năm đóng góp 31.200 đô la giá trị gỗ, 62.500 đô la giá trị phòng ô nhiễm

khí quyển, 31.250 đô la giá trị phòng chống đất xâm thực và tăng độ phì nhiêu
của đất, 2.500 đô la giá trị giữ nước cho trái đất. Nếu làm một phép nhân lên
với số lượng cây tại các đô thị thì giá trị kinh tế của cây xanh là rất lớn”.
Nguồn: />Tuy nhiên, giá trị này rất trừu tượng, không phải người dân nào cũng biết
và hiểu rõ. Vì vậy việc nghiên cứu, đưa ra những con số cụ thể, chính xác sẽ
giúp người dân, các nhà quản lý hiểu rõ nhất về giá trị của hệ thống không
gian xanh mà họ đang sở hữu.
Tổng giá trị kinh tế (TEV: Total economics Value) của không gian xanh
bao gồm: Giá trị sử dụng (UV: Use values) và giá trị phi sử dụng (NUV:
Nonuse values). Các giá trị của không gian xanh được hiểu như sau:
- Các giá trị sử dụng trực tiếp (DUV: Direct use values): là giá trị mà
trong thực tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của hàng hóa, chất lượng môi
trường mà con người có thể xác lập được trên thị trường và có giá trên thị
trường.
Đối với không gian xanh đó là giá trị của gỗ củi thông qua việc thu gom
các cành cây gãy, cưa cây sâu bệnh, các loại quả (quả sấu, quả me, dâu da
xoan...), các loại hạt, mủ cây… giá trị của việc thu cá, tôm… tại các hồ ở các
công viên…
- Các giá trị sử dụng gián tiếp (IUV: Indirect use values): là giá trị kinh tế
của dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà không gian xanh tạo ra

HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


13

Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng

như: duy trì chất lượng không khí, duy trì nước ngầm, duy trì nhiệt độ, giảm ô
nhiễm môi trường, hấp thụ cacbon..
- Các giá trị lựa chọn (OV: Option values): Là giá trị hiện tại có thể chưa
được biết đến của các loài cây quý hiếm, chức năng sinh thái của không gian
xanh nhưng trong tương lại chúng có thể ứng dụng trong lĩnh vực giải trí,
dược phẩm, nông nghiệp.
- Các giá trị tồn tại (EXV: Existence values): Là giá trị nội tại đi kèm với
sự tồn tại của các loài cây mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa
về văn hóa, tâm linh, thẩm mỹ…
- Các giá trị để lại (BV: Bequest values): Là những giá trị trực tiếp hoặc
gián tiếp để lại cho thế hệ mai sau. Ví dụ như: việc đảm bảo chất lượng không
khí tốt cho thế hệ mai sau, đảm bảo thế hệ mai sau.
Để tính giá trị kinh tế của không gian xanh, TEV đã được khái quát hoá
bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)
TEV

UV

DUV

IUV

NUV

OV

BV


EXV

Độ khó lượng hóa tăng dần
Hình 1.3 Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế

Nguồn: Tác giả tự xử lý

Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- NUV (Non use values) là giá trị phi sử dụng
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Lớp CH18KT21


×