Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SÊ SAN TỚI VÙNG HẠ LƯU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TRUNG QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG
SÊ SAN TỚI VÙNG HẠ LƯU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TRUNG QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG
SÊ SAN TỚI VÙNG HẠ LƯU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU
Chuyên ngành : Khoa học Môi Trường


Mã số

: 60 -85 -02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: TS Lê Hùng Nam
2: PGS.TS Lê Đình Thành

Hà Nội, 2012


LỜI TÁC GIẢ
Luận văn Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các thủy điện
trên sông Sê San tới vùng hạ lưu và đề xuất giải pháp giảm thiểu bắt đầu được
thực hiện từ tháng 7 năm 2011, ngoài sự nỗ lực hết mình của bản thân, tác giả
còn nhận được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè và gia
đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Đình Thành, TS.
Lê Hùng Nam đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần
thiết cho tác giả để có thể hoàn thành luận văn này hôm nay.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học,
các thầy cô giáo tận tâm giảng dạy trong quá trình học tập để học viên có được
nền tảng kiến thức như ngày hôm nay đồng thời đã giúp đỡ cung cấp những tài
liệu cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện Nước, Tưới
tiêu và Môi trường và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp
những tài liệu cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do trình độ vẫn còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu

với khối lượng lớn nên những thiếu sót của luận văn là không thể tránh khỏi, tác
giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như những ý
kiến đóng góp quý báu của bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 3 năm 2012.
Tác giả

Nguyễn Trung Quân


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................................... 8

1.1 Lưu vực sông Sê San ..................................................................................................... 8
1.2 Nguồn nước sông Sê San ............................................................................................... 11
1.2.1 Mưa .......................................................................................................................... 11
1.2.2 Nước mặt và phân bố theo thời gian và không gian ............................................ 18
1.3 Hệ thống công trình thủy điện trên sông Sê San ........................................................ 23

CHƯƠNG II: Nghiên cứu các tác động môi trường của hệ thống thủy điện đến hạ lưu .................. 32

2.1 Hiện trạng tài nguyên nước và môi trường vùng hạ lưu ........................................... 32
2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................... 32
2.1.1.1 Tài nguyên đất......................................................................................................... 32
2.1.1.2. Tài nguyên rừng ..................................................................................................... 34
2.1.1.3. Tài nguyên nước và thuỷ năng .............................................................................. 34
2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản .......................................................................................... 35

2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội trên lưu vực phía Việt Nam .................... 35
2.1.2.1 Hiện trạng phát triển trồng trọt ............................................................................... 35
2.1.2.2 Hiện trạng phát triển lâm nghiệp ............................................................................ 40
2.1.2.3 Hiện trạng phát triển chăn nuôi .............................................................................. 41
2.1.2.4 Hiện trạng phát triển thủy sản................................................................................. 42
2.1.2.5 Hiện trạng phát triển công nghiệp .......................................................................... 43
2.1.2.6. Hiện trạng phát triển thủy lợi................................................................................. 44
2.1.2.7 Hiện trạng phát triển hạ tầng kết cấu ...................................................................... 46
2.1.3 Hiện trạng môi trường ........................................................................................... 50
2.2 Đánh giá các tác động môi trường đến hạ lưu ............................................................ 59
2.2.1 Kết quả nghiên cứu của những đề tài gần đây..................................................... 59
2.2.2 Ứng dụng mô hình toán đánh giá tác động .......................................................... 62
2.2.2.1 Các mô hình có thể ứng dụng và mô hình được lựa chọn ..................................... 62
2.2.2.2 Kết quả ứng dụng mô hình MIKE11 và ECOLab đánh giá tác động đến hạ
lưu ........................................................................................................................................ 65
2.3 Tổng hợp những tác động đến môi trường nước vùng hạ du ................................... 93
2.3.1 Sự thay đổi dòng chảy trên sông ........................................................................... 93
2.3.2 Sự thay đổi chế độ bùn cát ..................................................................................... 95
2.3.3 Sự thay đổi chất lượng nước .................................................................................. 95
2.3.4 Những tác động khác.............................................................................................. 97

CHƯƠNG III: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hệ thống thủy điện đến hạ lưu
sông Sê San ............................................................................................................................................... 100

3.1 Giải pháp công trình ..................................................................................................... 100
3.2 Giải pháp phi công trình............................................................................................... 100
3.2.1 Công tác quản lý...................................................................................................... 100
3.2.2 Mạng lưới giám sát ................................................................................................. 101
3.3 Phối hợp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ....................................................... 102


KẾT LUẬN ............................................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 104
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................. 1045

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


2

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Sê San............................................................. 6

Bảng 1.2:

Đặc trưng hình thái sông..................................................................................................... 10

Bảng 1.3:

Thống kê các trạm và tài liệu thu thập được trong lưu vực ............................................ 11

Bảng 1.4:

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm 1977- 2006 ......................................................... 13

Bảng 1.5:

Lượng mưa trung bình nhiều năm..................................................................................... 17


Bảng 1.6:

Kết quả tính tần suất mưa năm .......................................................................................... 18

Bảng 1.7:

Mạng lưới trạm đo thủy văn thu thập được trong lưu vực............................................... 19

Bảng 1.8:

Đặc trưng dòng chảy các trạm thủy văn sông Sê San ...................................................... 20

Bảng 1.9:

Lưu lượng nước nhỏ nhất trên hệ thống sông Sê San ...................................................... 21

Bảng 1.10:

Đặc trưng dòng chảy bùn cát các nhánh sông trên lưu vực Sê San .............................. 22

Bảng 1.11:

Thông số chính của công trình thủy điện Yaly .............................................................. 24

Bảng 1.12:

Các thông số chính của công trình thủy điện Plêikrông (PECC1) ............................... 26

Bảng 1.13:


Các thông số chính của công trình thủy điện Sê San 3 (PECC1) ................................. 27

Bảng 1.14:

Các thông số chính của công trình thủy điện Sê San 3A ( PECC1) ............................. 28

Bảng 1.15:

Các thông số chính của công trình thủy điện Sê San 4 (PECC1) ................................. 29

Bảng 1.16:

Thông số chính của hồ điều hoà Sê San 4A (PECC1) .................................................. 30

Bảng 1.17:

Các thông số chính của công trình thủy điện Thượng Kon Tum ................................. 31

Bảng 2.1:

Diện tích các loại đất lưu vực sông Sê San ........................................................................ 33

Bảng 2.2:

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất Kon Tum từ năm 2004-2007 .............................. 37

Bảng 2.3:

Thay đổi sử dụng đất ở Gai Lai (ha) .................................................................................. 38


Bảng 2.4:

Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp lưu vực sông Sê San ................................................. 41

Bảng 2.5:

Dự kiến số lượng đàn gia súc năm 2020 ............................................................................. 42

Bảng 2.6:

Dự kiến bố trí diện tích nuôi trồng thủy sản 2020 ........................................................... 43

Bảng 2.7:

Sản phẩm chủ yếu trên địa bàn lưu vực ............................................................................. 44

Bảng 2.8:

Nhu cầu nước tương lai của hai vùng thuộc Sê San và Srêpok ....................................... 45

Bảng 2.9:

Các thủy điện nhỏ trên dòng nhánh................................................................................... 47

Bảng 2.10:

Các thủy điện trên dòng nhánh ....................................................................................... 48

Bảng 2.11:


Các công trình thuỷ điện trên dòng nhánh .................................................................... 48

Bảng 2.12:

Quan hệ Q = f(H) tại biên giới việt nam và campuchia ................................................. 66

Bảng 2.13:

Vị trí nhập lưu của các lưu vực nhánh trên sông Sê San ............................................... 67

Bảng 2.14:

Thiết lập kết nối các nhà máy thủy điện trong mô hình ............................................... 67

Bảng 2.15:

Bảng kết quả bộ thông số mô hình thủy lực của từng đoạn sông ................................. 70

Bảng 2.16:

Bảng kết quả bộ thông số mô hình chất lượng nước ..................................................... 72

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


3

Bảng 2.17:

Lưu lượng bùn cát lơ lửng trạm Kon Tum và Trung Nghĩa ........................................ 95


Bảng 2.18:

Chất lượng nước mặt 29/11/2006 .................................................................................... 97

Bảng 2.19:

Chất lượng nước mặt 16/7/2007 ...................................................................................... 97

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


4

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1:

Bản đồ lưu vực sông Sê San ................................................................................................ 9

Hình 1.2:

Mưa và bốc hơi tại PleiKu .................................................................................................. 14

Hình 1.3:

Mưa và bốc hơi tai Kon Tum.............................................................................................. 14

Hình 1.4:

Mưa và bôc hơi tại Đăk To ................................................................................................. 15


Hình 1.5:

Bản đồ lưới trạm và đẳng trị mưa năm lưu vực Sê San ................................................... 16

Hình 1.6:

Phân phối dòng chảy tháng trong năm trạm Kon Tum ................................................... 21

Hình 1.7:

Vị trí của các dự án thủy điện trên sông Sê San (phần Việt Nam) .................................. 24

Hình 1.8:

Đập và công trình xả lũ hồ Yaly ......................................................................................... 25

Hình 1.9:

Công trình thủy điện Pleikrong .......................................................................................... 27

Hình 1.10:

Công trình thủy điện Sê San 3A ...................................................................................... 28

Hình 2.1:

Cá Chitala ornata (Mai Đình Yên, 2008)........................................................................... 60

Hình 2.2:


Cá Chitala blanci (Mai Đình Yên, 2008) ........................................................................... 60

Hình 2.3:

Sơ đồ mạng lưới sông Sê San .............................................................................................. 66

Hình 2.4:

Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh mực nước thượng lưu đập Ialy ...................................... 69

Hình 2.5:

Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh mực nước thượng lưu đập Sê San 3 .............................. 69

Hình 2.6:

Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh mực nước thượng lưu đập Sê San 3A ........................... 69

Hình 2.7:

Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh BOD tại cầu Krongpoco .................................................. 73

Hình 2.8:

Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh NH4 sau thủy điện Sê San4 ............................................. 74

Hình 2.9:

Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh NO3 tại cầu Đakbla ......................................................... 74


Hình 2.10:

Diễn biến hàm lượng DO theo thời gian tại ví trị cách đập YALY 500m ................... 77

Hình 2.11:

Diễn biến hàm lượng DO theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3 800m ................. 77

Hình 2.12:

Diễn biến hàm lượng DO theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3A 500m .............. 78

Hình 2.13:

Diễn biến hàm lượng DO theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4 600m ................. 78

Hình 2.14:

Diễn biến hàm lượng BOD theo thời gian tại ví trị cách đập YALY 500m ................. 79

Hình 2.15:

Diễn biến hàm lượng BOD theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3 800m............... 80

Hình 2.16:

Diễn biến hàm lượng BOD theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3A 500m ............ 80

Hình 2.17:


Diễn biến hàm lượng BOD theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4 600m............... 81

Hình 2.18:

Diễn biến hàm lượng BOD theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4A 500m ............ 81

Hình 2.19:

Diễn biến hàm lượng BOD toàn sông (tính đến qua biên giới 10km) .......................... 82

Hình 2.20:

Diễn biến hàm lượng NH 4 theo thời gian tại ví trị cách đập YALY 500m.................. 83

Hình 2.21:

Diễn biến hàm lượng NH 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3A 500m............. 83

Hình 2.22:

Diễn biến hàm lượng NH 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4 600m................ 83

Hình 2.23:

Diễn biến hàm lượng NH 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4A 500m............. 84

Nguyễn Trung Quân – CH18MT



5

Hình 2.24:

Diễn biến hàm lượng NH 4 toàn sông (tính đến qua biên giới 10km) ........................... 84

Hình 2.25:

Diễn biến hàm lượng NO 3 theo thời gian tại ví trị cách đập YALY 500m.................. 85

Hình 2.26:

Diễn biến hàm lượng NO 3 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3 800m................ 86

Hình 2.27:

Diễn biến hàm lượng NO 3 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3A 500m............. 86

Hình 2.28:

Diễn biến hàm lượng NO 3 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4 600m................ 87

Hình 2.29:

Diễn biến hàm lượng NO 3 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4A 500m............. 87

Hình 2.30:

Diễn biến hàm lượng NO 3 toàn sông (tính đến qua biên giới 10km) ........................... 88


Hình 2.31:

Diễn biến hàm lượng PO 4 theo thời gian tại ví trị cách đập YALY 500m .................. 89

Hình 2.32:

Diễn biến hàm lượng PO 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3 800m ................ 89

Hình 2.33:

Diễn biến hàm lượng PO 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San3A 500m ............. 90

Hình 2.34:

Diễn biến hàm lượng PO 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4 600m ................ 90

Hình 2.35:

Diễn biến hàm lượng PO 4 theo thời gian tại ví trị cách đập Sê San4A 500m ............. 91

Hình 2.36:

Diễn biến hàm lượng PO 4 toàn sông (tính đến qua biên giới 10km) ........................... 91

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


6

MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sông Sê San là sông nhánh thuộc hệ thống Sông Mê Kông với chiều dài
273km trên lãnh thổ Việt Nam chảy qua hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam cho đến biên giới Campuchia. Với diện tích lưu vực 11.450km2
và nguồn nước dồi dào ổn định, Sê San là một dòng sông có tiềm năng thủy điện
lớn thứ 3 trong hệ thống sông ở Việt Nam với tổng công suất 1.738MW, tổng sản
lượng điện trung bình đạt 8,373 Tỷ Kwh/năm. Việc xây dựng hệ thống thủy điện
bậc thang trên dòng sông Sê San đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt
năm 2001 với hệ thống gồm 6 công trình thủy điện gồm Thượng Kon Tum,
PleiKrông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 và gần đây nhà máy thủy điện thứ
bảy - Sê San 4A đã khởi công năm 2008.
Bảng 1.1: Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Sê San
TT

Tân công trình
thuỷ điện

1
2
3

Thượng Kon Tum
Pleikrong
Yaly

4
5
6

Sê San 3

Sê San 3A
Sê San 4
Tổng

Dtich
lưu vực
( km2)
350
3216
7455

MNDBT
(m)
1170
570
515

7788
8084
9326

304
239
215

Công suất
(MW)
220
100
720

260
108
330
1738

ĐLượng
TBnăm
Tr.Kwh
944
417
3.845
1.274
503
1390
8.373

Nguồn: Bộ Công nghiệp cũ

Với hệ thống thủy điện bậc thang như vậy trên sông Sê San, những tác động
bất lợi đến môi trường nước ở hạ du các nhà máy thủy điện là không thể tránh khỏi.
Nhằm giảm thiểu các tác động đó đến hạ du, học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tác động môi trường của các thủy điện trên sông Sê San tới vùng
hạ lưu và đề xuất giải pháp giảm thiểu”. Căn cứ vào những phương án giảm thiểu
có thể thực hiện, học viên sẽ sử dụng phương pháp mô hình để đánh giá và đề xuất
giải pháp khả thi nhằm kiểm soát và giảm thiểu các tác động môi trường có thể xảy
ra với hạ lưu các thủy điện trên sông Sê San.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Nguyễn Trung Quân – CH18MT



7

Đánh giá được các tác động môi trường do hệ thống thủy điện trên dòng
sông Sê San lên hạ lưu.
Ứng dụng mô hình đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động môi trường tới hạ
lưu của các thủy điện trên dòng sông Sê San.
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận hệ thống
+ Hiện trạng tài nguyên môi trường lưu vực sông Sê San trước và sau khi có
hệ thống thủy điện.
+ Hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến những tác động tới môi trường nước
vùng hạ lưu sông Sê San.
Tổng hợp, đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố trên để có cơ sở khoa học và
thực tiễn đưa ra các giải pháp phù hợp trong quản lý giảm thiểu tác động tới môi
trường nước vùng hạ lưu.
- Cách tiếp cận kết hợp khoa học tiên tiến với biện pháp truyền thống: Ứng dụng
mô hình toán vào đánh giá phương án giảm thiểu tác động môi trường từ đó đề xuất
các giải pháp khả thi.
* Phương pháp nghiên cứu
(i) Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan:
- Thu thập tài liệu, đánh giá tổng quan trong và ngoài nước về các biện pháp
giảm thiểu tác động của hệ thống thủy điện lên hạ lưu sông đặc biệt từ các nước
đang phát triển có điều kiện xã hội tương tự như ở Việt Nam.
(ii) Phương pháp điều tra thực địa: xem xét đánh giá diễn biến dòng chảy và các
nguồn xả thải dọc sông để chỉnh lý mô hình.
(iii) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý địa
phương, Trung ương, các nhà khoa học về đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu
các tác động môi trường lên hạ lưu sông Sê San.

(iiii) Phương pháp mô hình: Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán đánh giá tác động
môi trường lên hạ du sông.

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lưu vực sông Sê San
Sông Sê San là một trong các nhánh lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông.
Sông Sê San được bắt nguồn từ vùng núi cao Ngọc Linh Bắc Tây Nguyên của Việt
Nam, chảy sang CamPuChia, nhập với các sông Sêrêpôk và SêKông đổ vào sông
Mê Kông ở Strung treng. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê San nằm trên 2 tỉnh Kon
Tum và Gia Lai với chiều dài 230 km,diện tích lưu vực là 11.620 km2.
Tọa độ địa lý:
13045’ đến 15014’ vĩ độ Bắc
107010’ đến 108024’ Kinh độ đông
Ranh giới với các lưu vực sông: Phía Bắc giáp sông Thu Bồn.
Phía Nam giáp sông Ba,Ia Đrăng.
Phía Đông giáp sông Trà Khúc, sông Ba. Phía tây giáp Lào và CamPuChia.
Lưu vực sông Sê San trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 46,3% diện tích tự nhiên
của 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trong đó nằm trên địa phận của Kon Tum là
87,61%, Gia Lai là 20,63 % thuộc đất đai của 14 huyện, thị, thành phố là: Đắc Glêi,
Đăc Tô, Đắc Hà, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Plong, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Chư Pah,
Ia Grai, Đức Cơ, Đắc Đoa, thị xã Kon Tum và TP Plêi Ku.
Sông Sê San có mật độ lưới sông vào loại trung bình, so với sông Sêrêpôk
sông Sê San có mật độ lưới sông nhỏ hơn. Đổ vào dòng chính Sê San có 27 nhánh
sông suối lớn nhỏ, nhỏ nhất là suối Đắc Mi có diện tích lưu vực là 20 km2 và lớn
nhất là lưu vực sông Đak BLa có diện tích lưu vực là 3507 km2 Những nhánh lớn

đổ vào dòng chính Sê San phải kể đến là các nhánh: Đak PSi, Đak Bla, Prông Pô
Kô, Sa Thầy.
Sông ĐakBLa là nhánh trái của sông Sê San có diện tích lưu vực 3507 km2,
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Cơ Rinh cao 2025m, phía Bắc giáp với hệ thống sông
Thu Bồn, phía Đông giáp với hệ thống sông Ba, phía Nam là hạ lưu sông Sê San.

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


9

Sông Đakbla chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam và hợp với sông Sê San cách Ya
Ly 16km về phía hạ lưu. Từ phần trung lưu đến chỗ hợp lưu với Prông Pô Kô sông
chảy trên cao nguyên cổ Kon Tum với độ dốc khoảng 1,3%, lòng sông uốn khúc,
nhiều ghềnh, thung lũng có nhiều lòng cũ và bãi bồi, mang nét điển hình của sông
đồng bằng. Tốc độ chảy trung bình của sông vào khoảng 0.2 - 0.5m/s với độ rộng
lòng sông thay đổi từ 15 - 20m trong mùa kiệt và 1.5- 3m/s với độ rộng lòng sông
thay đổi từ 100 - 200m trong mùa lũ, với những năm lũ lớn mặt nước rộng đến trên
400m.

Hình 1.1:

Bản đồ lưu vực sông Sê San

Sông ĐakBla có độ cao nguồn sông là 1650m, tại vị trí nhập lưu vào Sê San
có độ cao là 1100m. Đổ vào Đakbla có 18 nhánh sông suối chính, có độ dài đa số từ
10 - 70km. Những suối lớn nhất là Đak Akol, Đak Pơ Ne, Ia Krom với tổng diện
tích lưu vực chiếm 60% diện tích lưu vực sông Đakbla. Mật độ lưới sông Đakbla là
0.49km/km2 với hệ số uốn khúc 2.03, độ dốc trung bình lòng sông chính là 4%.


Nguyễn Trung Quân – CH18MT


10

Sông Krông Pô Kô: Dòng chính Sê San từ chỗ nhập lưu với sông Đakbla lên
phía thượng nguồn dòng chính sông có tên là Krông Pô Kô có diện tích lưu vực là
3530km2 với chiều dài là 121km. Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Ngọc linh có đỉnh
cao 2598m. Đoạn thượng nguồn dài khoảng 21.5 km mang đặc điểm sông miền núi
chảy trong thung lũng hẹp dạng chữ V với độ dốc khoảng 3.3%. Đoạn trung lưu
thoải hơn có độ rộng lòng sông khoảng 20-30 m trong mùa kiệt và 50-70 m trong
mùa lũ đoạn này dài 144 km, có độ dốc khoảng 1.8% Độ cao nguồn sông là 2000m
và giảm dần tới chỗ hợp lưu.
Sông Krông Pô Kô có 10 nhánh đổ vào nhưng đáng kể nhất là nhánh Đak Psi
có diện tích lưu vực là 869km2 với chiều dài là 80.5km. Sông bắt nguồn từ vùng núi
cao Chư Prông, chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam và có độ cao nguồn sông là
1700m.
Từ sau chỗ hợp lưu giữa sông Krông Pô Kô với sông Đakbla đến YaLy
thung lũng sông Sê San thu hẹp, đặc biệt là đoạn từ thác YaLy đến cửa sông dòng
sông chảy trong lòng dẫn toàn đá cứng có nhiều thác ghềnh mang đặc điểm sông
miền núi điển hình, lòng sông có chỗ thu hẹp đột ngột chỉ còn khoảng 15- 20m.
Sông Sa Thầy có diện tích lưu vực là 1570 km2 với chiều dài là 91km. Sông
bắt nguồn từ vùng núi cao Cơ Lung Cơ Lui cao 1511m, sông chảy theo hướng Bắc
Nam và đổ vào dòng chính Sê San ở gần biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia cách
cửa sông Sê San 18 km, sông Sa Thày có hệ số uốn khúc là 1,24. Mật độ lưới sông
là 0.27 km/km2.
Bảng 1.2: Đặc trưng hình thái sông
Sông

F (km2) Lsông

(km)

Đak Psi Đak 869
Bla Krông
3507
PôKô
3530
Sa Thầy
1570
Sê San
11450

80.5
152
121
91
237

Mật độ lưới sông
(km/km2)

Hệ số uốn
khúc

J lòng sông
%

Độ cao bq
(m)


0.42
0.49

1.74
2.03

4

1216
963

0.27
0.38

1.24
1.45

2.3
2.9

673
737

Nguồn: Quy hoạch sử dụng tổng hợp & bảo vệ nguồn nước sông Sê San, 2007

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


11


1.2 Nguồn nước sông Sê San
1.2.1 Mưa
Lưu vực sông Sê San có lượng mưa trung bình hàng năm vào loại trung bình,
khoảng 2200mm phân bố không đều theo không gian và thời gian. Qua phân tích số
liệu mưa và theo tiêu chuẩn phân mùa mưa thì trong năm mưa được phân thành 2
mùa, mùa mưa từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm khoảng 85-90% lượng mưa của cả
năm trong nửa đầu mùa mưa từ tháng V đến tháng VIII là thời kỳ hoạt động mạnh
của gió mùa Tây nam, lượng mưa tập trung khá lớn. Tổng lượng mưa của 3 tháng
VII, VIII, IX đạt 52 % lượng mưa của cả năm tại Kon Tum và bằng 59.6% lượng
mưa năm tại Plêi Ku.
Phía Tây Nam của lưu vực thuận lợi cho việc đón gió mùa Tây Nam lượng
mưa 3 tháng lớn nhất sớm hơn so với toàn lưu vực là vào các tháng VI, VII, VIII
mà trạm mưa đại diện là trạm ChưPRông.
Những vùng chịu ảnh hưởng mạnh của những nhiễu động thời tiết gây mưa
lớn như bão, áp thấp nhiệt đới tan, tạo nên những trận mưa lớn vào các tháng IX, X,
thậm chí kéo dài sang tháng XI như vùng Kon Plong. Mùa khô từ tháng XI đến
tháng IV năm sau, lượng mưa trong mùa khô chiếm 1 tỉ lệ nhỏ của lượng mưa trong
năm. Tại Kon Tum lượng mưa trong mùa khô chiếm 12% so với lượng mưa của cả
năm, tại Plêi Ku là 8.3%, tại Đak Tô là 10% và ở Chư Prông là 6.7%.Tháng có
lượng mưa nhỏ nhất trong năm là tháng I và nhìn chung trong các tháng XII, I, II
trong năm hầu như không có mưa trên toàn lưu vực hoặc nếu có thì không đáng kể.
Thời kỳ này nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước ngầm.
Bảng 1.3: Thống kê các trạm và tài liệu thu thập được trong lưu vực
Đắk Măng Sa Trung Đắk
môn Giang Thày Nghĩa Đoa

Biển
Hồ


Đắk
Mốt

o

o

o

x

o

x

o

o

o

o

x

o

o

o


o

o

o

x

o

o

o

o

o

x

TT

Năm

1

1961

o


o

o

o

2

1962

o

o

o

3

1963

o

o

4

1964

o


o

Nguyễn Trung Quân – CH18MT

Đắk


Đắk
Min

o

o

o

x

o

o

o

o

x

o


o

o

o

x

o

o

o

Kon
Kôn
Tum YaLi PleiKu Plông


12

5

1965

o

o


o

o

o

o

o

-

o

x

o

o

o

6

1966

o

o


o

o

o

o

o

-

o

x

o

o

o

7

1967

o

o


o

o

o

o

o

-

o

x

o

o

o

8

1968

o

o


o

o

o

o

o

-

o

x

o

o

o

9

1969

o

o


o

o

o

o

o

o

o

x

o

o

o

10

1970

o

o


o

o

o

o

o

o

o

x

o

o

o

11

1971

o

o


o

o

o

o

o

o

o

x

o

o

o

12

1972

o

o


o

o

o

o

o

-

o

x

o

o

o

13

1973

o

o


o

o

o

o

o

o

o

x

o

o

o

14

1974

o

o


o

o

o

o

o

o

o

x

o

o

o

15

1975

o

o


o

o

o

o

o

-

o

x

o

o

o

16

1976

o

o


o

o

o

o

o

x

o

x

o

o

o

17

1977

o

o


o

o

o

o

o

x

o

x

o

x

o

18

1978

o

o


o

o

o

o

o

x

o

x

o

x

o

19

1979

o

o


o

x

o

o

o

x

o

x

o

x

o

20

1980

o

o


o

x

o

o

o

x

o

x

o

x

o

21

1981

o

o


o

x

o

x

o

x

o

x

o

x

o

22

1982

o

o


x

x

x

x

o

x

o

x

o

x

o

23

1983

o

o


x

x

x

x

o

x

o

x

o

x

o

24

1984

o

o


x

x

x

x

o

x

o

x

o

x

o

25

1985

o

o


x

x

x

-

o

x

o

x

o

x

o

26

1986

o

o


o

x

x

x

o

x

o

x

o

x

o

27

1987

o

o


o

x

x

-

o

x

o

x

o

x

o

28

1988

o

o


x

x

x

x

o

x

o

x

o

x

o

29

1989

o

o


x

x

-

o

o

x

o

x

o

x

o

30

1990

o

o


x

x

-

o

o

x

o

x

o

x

o

31

1991

x

x


x

x

o

o

o

x

o

x

o

x

o

32

1992

-

-


x

x

o

o

o

x

o

x

o

x

o

33

1993

x

x


x

x

x

x

o

x

o

x

o

x

o

34

1994

x

x


x

x

x

x

o

x

x

x

o

x

o

35

1995

o

x


x

x

x

x

o

x

x

x

o

x

o

36

1996

o

o


x

x

x

x

o

x

-

x

o

x

o

37

1997

o

x


x

x

x

x

x

x

o

x

x

x

o

38

1998

o

x


-

-

x

-

o

x

o

x

o

x

x

39

1999

o

x


x

o

x

x

x

x

o

x

x

x

x

40

2000

o

x


x

o

x

x

x

x

o

x

x

x

x

41

2001

o

x


x

o

x

x

x

x

o

x

x

x

x

42

2002

o

x


x

o

x

x

o

x

x

x

x

X

x

43

2003

o

x


x

o

x

x

o

x

x

x

x

X

X

44

2004

o

x


x

o

x

x

x

x

o

x

x

X

x

45

2005

o

x


x

o

x

x

x

x

o

x

x

X

x

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


13

46

2006


o

x

x

o

x

x

o

x

x

x

x

X

x

47

2007


o

x

x

o

x

x

o

x

x

x

x

X

X

Ghi chú: X: có số liệu

o: không có số liệu


-: thiếu số liệu

Mưa trên lưu vực sông Sê San thuộc vùng mưa nhiều,song sự phân bố không
đều theo lãnh thổ. Lượng mưa trung bình năm dao động từ (2600 ÷ 3000) mm ở
vùng núi phía Bắc và vùng cao nguyên Pleiku, ở phía Tây Nam lưu vực lượng mưa
trung bình vào khoảng (1700 ÷ 1800) mm, ở vùng trũng Kon Tum và ở phía Nam
lưu vực nơi gần tuyến công trình do bị chắn gió và bị bao bởi các dãy núi lượng
mưa trung bình khoảng 1700 mm.
Bảng 1.4: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm 1977- 2006
TT

Vị trí trạm

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Pleiku
Kon Tum
Măng Đen
Trung Nghĩa
Sa Thầy
Đak Đoa

Đak Tô
Đak Mon
Chư Prông

10
11
12
13

Kon Plong(TV)
Biển Hồ
Đak Mốt
Măng Xăng

14

Đak Lei

Cao độ tuyệt đối
(m)
800
536
1050
550
720
650
570
990

Lượng mưa trung

bình nhiều năm (mm)
2231,5
1801,2
2567,4
1767,9
1817,1
1983,7
1920,6
2835,8
2327,6

Thời kỳ tính toán
Từ năm đến năm
1977-2006
1977-2006
-

450
743
810

1659,2
2027,1
2075,4
2449,1

-

1641,7


1977-2006

Nguồn: Báo cáo hàng năm Ủy hội sông Mê Kông - 2009

Trên lưu vực sông Sê San, mùa mưa từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ
tháng XI đến tháng IV năm sau. Trong đó lượng mưa trong mùa mưa chiếm (80 ÷
90)% lượng mưa năm. Số ngày mưa trong năm đạt khoảng 160 ngày ở các vùng có
lượng mưa lớn, và khoảng 110 ngày ở các vùng có lượng mưa nhỏ, trong đó khoảng
90% số ngày mưa rơi vào các tháng có ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và Tây.
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm lưu vực sông Sê San (đến tuyến biên giới
Việt Nam – Campuchia) khoảng X 0 = 2290 mm.

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


14

PHÂN BỐ MƯA, BỐC HƠI TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM
TRAM PLEIKU
600
500
(mm)

400

Mưa

300

Bốc hơi


200
100
0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VII

IX

X

XI

XII

Tháng


Mưa và bốc hơi tại PleiKu

Hình 1.2:

PHÂN BỐ MƯA, BỐC HƠI TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM
TRAM KON TUM
350
300
(mm)

250
200

Mưa

150

Bốc hơi

100
50
0
I

II

III

IV


V

VI

VII

VII

IX

X

XI

Tháng

Hình 1.3:

Nguyễn Trung Quân – CH18MT

Mưa và bốc hơi tai Kon Tum

XII


15

PHÂN BỐ MƯA, BỐC HƠI TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM
TRAM ĐĂK TO
500


(mm)

400
300

Mưa

200

Bốc hơi

100
0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VII


IX

X

XI

Tháng

Hình 1.4:

Nguyễn Trung Quân – CH18MT

Mưa và bôc hơi tại Đăk To

XII


16

Hình 1.5:

Bản đồ lưới trạm và đẳng trị mưa năm lưu vực Sê San
Nguồn: Báo cáo hàng năm Ủy hội sông Mê Kông - 2009

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


17
- Lượng mưa năm
Nơi có lượng mưa năm nhỏ nhất trung bình nhiều năm đạt 1500mm như ở

Kon PLong, vùng núi cao Ngọc Linh từ 2500 - 2800mm, vùng phía Tây Nam của
lưu vực như ở Chư Pảh nơi có địa hình thuận lợi cho sự hội tụ gió mùa tây nam
lượng mưa đạt tới 2400mm - 2600mm. Lượng mưa năm có xu hướng tăng dần từ
thấp đến cao và theo thời gian cũng có nhiều biến đổi. Tại Kon Tum năm có lượng
mưa lớn xấp xỉ 2 lần so với năm có lượng mưa nhỏ. Nhưng nhìn chung sự chênh
lệch mưa năm lớn nhất và nhỏ nhất tại mỗi trạm trên lưu vực là không lớn (từ 1,6 ÷
2,2 lần). Hệ số biến sai của lượng mưa năm ở một số trạm trên lưu vực biến đổi
trong phạm vi 0.18 ÷ 0.22. Riêng tại Kon plong lượng mưa năm biến động khá lớn
hệ số Cv=0.41.
Phân bố lượng mưa năm tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình đón gió, tại Kon
Tum và Đak Đoa nằm ở nơi có địa hình thấp bị các khối núi cao bao bọc nên lượng
mưa năm tương đối thấp so với toàn lưu vực.
Vùng phía Tây Nam lưu vực là cao nguyên Plêi Ku lượng mưa năm đạt 2260
mm, tại ChưPrông đạt 2550 mm. Khu vực phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực có địa
hình thuận lợi cho sự hội tụ của gió mùa Tây Nam lượng mưa đạt từ 2600 ÷
2800mm. Vùng dọc thung lũng sông Prông Pô Kô từ Đak Tô về Kon Tum lượng
mưa năm chỉ dao động trong khoảng 1800 ÷2000 mm.
Trong nhiều năm chênh lệch mưa giữa năm lớn và nhỏ nhất không lớn nhưng
trong năm lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô chênh nhau khá lớn, lên đến trên
10 lần.
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình nhiều năm
Trạm

1

2

3

4


5

THÁNG
6
7

8

9

10

11

12

Năm

Kon Tum 0.7 10.0 25.3 86.3 231.0 275.0 275.0 312.0 284.0 173.0 47.2 7.3 1730
Plêiku

3.9 5.6 29.0 80.0 238.0 366.0 375.0 490.0 383.0 208.0 70.0 11.5 2260

Trung
Nghĩa

0.6 7.3 27.0 103.0 215.0 293.0 279.0 357.0 301.0 149.0 49.0 7.6 1790

Nguyễn Trung Quân – CH18MT



18
SaThầy

1.1 2.9 26.0 118.0 193.0 296.0 302.0 335.0 229.0 161.0 33.0 1.9 1699

ĐakTô

2.3 8.1 48.0 87.0 235.0 295.0 312.0 430.0 282.0 153.0 57.0 12.0 1920

KonPLong 0.4 1.0 21.0 272.0 139.0 188.0 209.0 257.0 190.0 131.0 69.0 9.3 1466

Bảng 1.6: Kết quả tính tần suất mưa năm
Trạm
Kon Tum
PlêiKu
Trung Nghĩa
SaThầy
ĐakTô
KonPLong

Thời đoạn
1976-2002
77- 02
78- 97
80- 01
77- 02
78- 98


Xomm
1752
2260
1790
1700
1920
1263

Cv
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.4

Cs
0.03
-0
0.77
-0.8
-0.5
0.5

X5%
2303
3074
2381
2240
2490

2182

X10%
2180
2895
2220
2151
2385
1950

X75%
1527
1925
1554
1473
1683
895

X90%
1327
1621
1409
1185
1411
634

- Tình hình mưa lớn trên lưu vực
Mưa lớn là nguyên nhân gây nên lũ lụt trong sông và làm xói mòn bề mặt lưu
vực làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Căn cứ vào
số liệu mưa ngày đo được ở các trạm đo mưa trên lưu vực thì lượng mưa lớn nhất

ngày đêm thường xảy ra vào tháng VIII hàng năm và một cực đại phụ thường xảy ra
vào tháng X trong năm. Tuy nhiên cũng có những năm lượng mưa cực đại ngày
đêm xảy ra sớm hơn vào tháng VI đó là năm 1979 tại Kon Tum và Plêiku có lượng
mưa lớn nhất năm xảy ra ngày 21/VI/1979 với trị số là 155mm và 228mm và cũng
là trị số mưa 1 ngày lớn nhất của dãy quan trắc 27 năm từ 1976 ÷ 2002 ở cả Kon
Tum và PlêiKu. Năm 1996 là năm có lũ lớn nhất (từ 1977÷2002) xảy ra trên lưu
vực, lượng mưa ngày đêm lớn nhất nhỏ hơn lượng mưa ngày đêm lớn nhất năm
1979 nhưng lượng mưa 3,5,7 ngày max thì lớn hơn.
Qua thống kê tài liệu cơ bản ở các trạm đo mưa thì lượng mưa 1ngày max
thường nằm trong lượng mưa 3,5,7 ngày max và các lượng mưa thời đoạn 1,3,5,7
ngày lớn nhất cũng không nằm ngoài qui luật chung của lượng mưa năm.

1.2.2 Nước mặt và phân bố theo thời gian và không gian
Trên sông Sê San có 6 trạm đo thuỷ văn, trong đó có 2 trạm cấp I còn lại là
các trạm dùng riêng. Nhưng cho đến nay, đầy đủ và có chất lượng chỉ có trạm Kon

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


19
Tum, còn các trạm khác khi dùng đều phải có sự phân tích kỹ lưỡng và kéo dài
thêm tài liệu. Mạng lưới trạm đo thủy văn được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1.7: Mạng lưới trạm đo thủy văn thu thập được trong lưu vực
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36


Năm
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994

1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

Kon
Tum
x
x
x
x
x
o
x
o
o
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
X

Kông
Plông
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
x
x
x
o
o
o
o
o
o

Nguyễn Trung Quân – CH18MT

Đắk
Mốt

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
x
x
x

o
o
o
o
o
o

Đắk

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
x
o
o
o
o
o
o
o
o

Sa Bình
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
x
x
x
x
x
x
x
x
x
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

Trung
Nghĩa
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
x
x
x
x
x
x
x
x
x
o
o

o
o

Yali
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
x

x
x
x
o
o
o
o
o
o
o


20
37
38
39
40
41

2003
2004
2005
2006
2007

X
X
X
X
X


o
o
o
o
o

Ghi chú: X: có số liệu

o
o
o
o
o

o
o
o
o
o

o
o
o
o
o

o
o
o

o
o

o: không có số liệu

o
o
o
o
o

-: thiếu số liệu

Với lượng mưa năm trung bình lưu vực sông Sê San ước tính khoảng 2250
mm tương ứng lượng dòng chảy năm khoảng 13 tỷ m3, (mô đuyn dòng chảy năm
trung bình là 35 l/s/km2). Trong phần lãnh thổ Việt Nam, hàng năm có hai mùa rõ
rệt:
- Mưa lũ từ tháng VII đến tháng XI, tuy nhiên trên nhánh Đăkbla do ảnh
hưởng của khí hậu đông Trường Sơn nên mùa lũ bắt đầu muộn hơn sông
KrôngPôko một tháng (VIII - XI, của năm mưa lũ đến tháng XII). Tổng lượng dòng
chảy mùa lũ chiếm khoảng (75- 80)% tổng lượng dòng chảy năm, lũ lớn nhất năm
thường xuất hiện vào các tháng VIII, IX, X.
- Mưa kiệt bắt đầu vào tháng XII kết thúc vào tháng VI đối với sông Krông
Pôkô, tháng VII năm sau đối với sông Đăkbla. Tổng lượng dòng chảy mùa kiệt
chiếm khoảng (20-25)%. Thời kỳ kiệt nhất năm kéo dài từ tháng II đế tháng IV.
Trong mùa kiệt có thời kỳ chuyển tiếp từ mùa kiệt sang mùa lũ là tháng VI và từ
mùa lũ sang mùa kiệt là tháng XII. Theo kết quả đo đặc thì mô duyn dòng chảy kiệt
tuyến Kon Tum là 4,251 l/skm2 (năm 2005) và tại Trung Nghĩa là 4,81 l/skm2 (năm
1988).
Bảng 1.8: Đặc trưng dòng chảy các trạm thủy văn sông Sê San

TT

Tên trạm

Q tb (m3/s)

M o (l/s/km2)

W(109m3)

Q max (m3/s)

Q min (m3/s)

1

Konplong

41,13

43,6

1,30

1653

6,33

2


Kon Tum

95,5

32,2

3,01

4320

12,6

3

Đăk Mốt

75,9

58,7

2,39

1520

0,53

4

Trung Nghĩa


132

40,8

4,15

2560

15,5

Nguyễn Trung Quân – CH18MT


21

Q(m3/s)
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0

Tháng
VIII


IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

VI

VII

Phân phối dòng chảy tháng trong năm trạm Kon Tum

Hình 1.6:

Theo kết quả nghiên cứu, lưu lượng nước tháng kiệt nhất tại Sa Bình
Qthángmin như sau:
Q thángmin = 69, 2m3 / s


;

Cv = 0,3

Qthángmin95% = 39 m3/s

Cs = 0

Mthángmin95% = 5,79 l/skm2

Từ đó có thể tính được lưu lượng tháng nhỏ nhất tại tuyến hạ Sê San 1 là:
Qthángmin95%SS1/SS5 = 64,5m3/s
Lưu lượng nước nhỏ nhất tại các trạm thủy văn trên hệ thống sông Sê
San quan trắc được như bảng 2-11.
Bảng 1.9: Lưu lượng nước nhỏ nhất trên hệ thống sông Sê San
Trạm

Sông

F (km2)

Q min m3/s

Thời gian

M min
(l/s.km2)

Kon Tum


Đăk Bla

3060

12,6

23-VI-2005

4,12

Đăk Mot

Krông PôKô

1292

0,53

22-III-2001

Konplong

Đăk Bla

6,33

27-VII-1998

Bản Đôn


Sêrêpôk

8,23

12-IV-1998

10600

0,776

Nguồn: Báo cáo hàng năm Ủy ban sông Mê Công Việt Nam– 2009

Dòng chảy bùn cát
Nguyễn Trung Quân – CH18MT


22
Nguồn gốc bùn cát có trong sông là do tác động qua lại giữa dòng nước
với bề mặt lưu vực, là quá trình vận động của dòng nước trên bề mặt lưu vực
sinh ra. Lượng bùn cát trong sông có quan hệ mật thiết với độ dốc lưu vực, tình
hình mặt đệm, lớp phủ thực vật trên bề mặt lưu vực, các hoạt động của con
người như chặt phá rừng, cày cấy, gieo trồng…..
Trên lưu vực Sê San chỉ có tài liệu đo bùn cát của trạm ĐakBLa từ năm
1990 - 2002. Căn cứ vào số liệu đo được cho thấy lượng vận chuyển bùn cát trong
các tháng mùa lũ tương đối lớn thể hiện ở hàm lượng bùn cát bình quân tháng có
thể đạt tới 369 g/m3 vào tháng VIII/1996. Hàm lượng bùn cát ngày lớn nhất đạt tới
2120 g/m3 vào ngày 3/11/96, hàm lượng bùn cát nhỏ nhất xuống đến 8 g/m3 rơi vào
các tháng mùa khô.
Tại ĐakBLa có diện tích lưu vực F= 2990 km2 hàm lượng bùn cát trung

bình nhiều năm (1991-2002) đo được là 109.4 g/m3 ứng với lưu lượng chất lơ
lửng năm bình quân nhiều năm Ro= 11.2kg/s và tổng lượng vận chuyển bùn cát
hàng năm trung bình nhiều năm là G=0.353 x 106 tấn.
Theo thiết kế kỹ thuật của hồ Sê San 4A do Công ty Cổ phần tư vấn xây
dựng Điện 1 lập thì hàng năm hồ Sê San 4A sẽ xả xuống hạ lưu 24821 m3 bùn cát
(tổng lượng bùn cát đến hồ Sê San 4 sẽ tích lại 90% và xả xuống hạ lưu 10%). Vì
vậy lượng bùn cát tích lại hồ Hạ Sê San 1 bao gồm bùn cát khu giữa Sê San 4A và
Hạ Sê San 1 cộng với lượng bùn cát lơ lửng mà hồ Sê San 4 xả xuống hạ lưu nói
trên.
Trên lưu vực Sê San chỉ có tài liệu đo bùn cát của trạm Đakbla nên khi
tính hàm lượng bùn cát cho các nhánh sông khác trong lưu vực phải dùng phương
pháp tương tự để tính. Kết quả như sau:
Bảng 1.10:
Vị trí

Đặc trưng dòng chảy bùn cát các nhánh sông trên lưu vực Sê
San
Qo
Po
R
G
K
F (km2)
(kg/s)
(m3/s)
(g/m3)
(tấn.106)
(t/km2/n)

Nguyễn Trung Quân – CH18MT



×