Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LÊ THỊ NGỌC XUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG
HỢP VÀ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÃ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60.62.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Vũ Thế Hải

Hà Nội – 2012


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và bền vững
nguồn nước lưu vực sông Mã” được hoàn thành ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản
thân tác giả còn có sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và
các đồng nghiệp, bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thuỷ Lợi, các thầy
giáo, cô giáo Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền đạt
những kiến thức chuyên môn trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Vũ


Thế Hải đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Nước, Tưới tiêu & Môi trường - Viện
Khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập và làm luận văn.
Xin cảm ơn các các cán bộ Viện Nước, Tưới tiêu & Môi trường, các cơ quan,
đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập tài liệu đề tài,
và ý kiến góp ý để tôi hoàn thành luận văn.
Hà nội, tháng 2 năm 2012
TÁC GIẢ

Lê Thị Ngọc Xuân


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là:

Lê Thị Ngọc Xuân

Học viên:

Lớp CH18Q

Ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước
Trường: Đại học Thủy lợi
Tôi xin cam đoan quyển luận văn này được chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo TS. Vũ Thế Hải với đề tài nghiên cứu trong luận văn là:
““Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và bền vững nguồn nước
lưu vực sông Mã”, đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận
văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kỳ luận văn nào. Nội dung
luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và

sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì đối với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm theo quy định.

Người viết cam đoan

Lê Thị Ngọc Xuân


PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................1
T
4

T
4

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1

I.
T
4

T
4

T
4

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2


II.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 2

IV.
T
4

T
4

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................... 2


III.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

4.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................. 2
T
4

T
4

T
4

T
4


4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
T
4

T
4

T
4

T
4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC.....4
T
4

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .................. 4

1.1.
T
4

T
4

T
4

T

4

1.1.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới ...................................................................... 4
T
4

T 4
4
T

T
4

1.1.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước trên thế giới ............................................................ 5
T
4

T 4
4
T

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM .................... 8

1.2.
T
4

T
4


T
4

T
4

T
4

1.2.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam ................................................................................... 8
T
4

T 4
4
T

T
4

1.2.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước tại Việt Nam ........................................................... 9
T
4

T 4
4
T

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC HIỆN NAY ........ 10


1.3.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ ........13
T
4

ĐẶC ĐIỂM CHUNG .......................................................................................... 13

2.1.
T
4

T
4

T

4

T
4

2.1.1. Vị trí, giới hạn lưu vực, giới hạn nghiên cứu ........................................................ 13
T
4

T 4
4
T

T
4

2.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................................... 14
T
4

T 4
4
T

T
4

2.1.2.1.
T
4


T
4

2.1.2.2.
T
4

T
4

2.1.2.3.
T
4

T
4

Địa hình núi cao .......................................................................................... 14
T
4

T
4

Địa hình đồi ................................................................................................. 14
T
4

T

4

Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển .............................................. 14
T
4

T
4

2.1.3. Đặc điểm sông ngòi, lòng dẫn ................................................................................ 15
T
4

T 4
4
T

T
4

2.1.3.1.
T
4

T
4

2.1.3.2.
T
4


T
4

2.1.3.3.
T
4

T
4

2.1.3.4.
T
4

T
4

2.1.3.5.
T
4

T
4

2.1.3.6.
T
4

T

4

2.1.3.7.
T
4

T
4

2.1.3.8.
T
4

T
4

Hình thái lưới sông...................................................................................... 15
T
4

T
4

Dòng chính sông Mã ................................................................................... 16
T
4

T
4


Sông Chu ..................................................................................................... 16
T
4

T
4

Sông Bưởi .................................................................................................... 17
T
4

T
4

Sông Cầu Chày ............................................................................................ 17
T
4

T
4

Sông Hoạt .................................................................................................... 17
T
4

T
4

Sông Lèn ...................................................................................................... 18
T

4

T
4

Sông Lạch Trường ...................................................................................... 18
T
4

T
4


ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN ............................................................ 18

2.2.
T
4

T
4

T
4

T
4

2.2.1. Đặc điểm khí hậu, khí tượng .................................................................................. 18
T

4

T 4
4
T

T
4

Đặc điểm thời tiết , khí hậu ......................................................................... 18

2.2.1.1.
T
4

T
4

T
4

Đặc điểm mưa ............................................................................................. 19

2.2.1.2.
T
4

T
4


T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

Bốc hơi ......................................................................................................... 25

2.2.1.5.
T
4

T
4

Độ ẩm không khí ......................................................................................... 25

2.2.1.4.

T
4

T
4

Nhiệt độ ....................................................................................................... 24

2.2.1.3.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

2.2.2. Đặc điểm thủy văn .................................................................................................. 26
T
4

T 4
4

T

T
4

Dòng chảy năm ............................................................................................ 26

2.2.2.1.
T
4

T
4

T
4

Dòng chảy kiệt ............................................................................................ 27

2.2.2.2.
T
4

T
4

T
4

T

4

ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI TRÊN LƯU VỰC ............................................................ 28

2.3.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

2.3.1. Dân số ...................................................................................................................... 28
T
4

T 4
4
T

T
4


2.3.2. Tổ chức xã hội trên lưu vực ................................................................................... 28
T
4

T 4
4
T

T
4

2.3.3. Đời sống văn hoá xã hội trên lưu vực .................................................................... 29
T
4

T 4
4
T

HIỆN TRẠNG CÁC NGÀNH KINH TẾ TRÊN LƯU VỰC ........................... 30

2.4.
T
4

T
4

T

4

T
4

T
4

2.4.1. Hiện trạng kinh tế nông nghiệp .............................................................................. 30
T
4

T 4
4
T

T
4

2.4.2. Thuỷ, hải sản ........................................................................................................... 33
T
4

T 4
4
T

T
4


2.4.3. Lâm nghiệp .............................................................................................................. 33
T
4

T 4
4
T

T
4

2.4.4. Công nghiệp ............................................................................................................ 34
T
4

T 4
4
T

T
4

2.4.5. Các ngành giao thông vận tải, y tế, giáo dục và du lịch ....................................... 35
T
4

T 4
4
T


T
4

2.4.5.1.
T
4

T
4

2.4.5.2.
T
4

T
4

2.4.5.3.
T
4

T
4

2.4.5.4.
T
4

T
4


T
4

Y tế ............................................................................................................... 35
T
4

T
4

Giáo dục ....................................................................................................... 35
T
4

T
4

Du Lịch ........................................................................................................ 36
T
4

T
4

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG MÃ........... 36

2.5.
T
4


Giao thông vận tải ....................................................................................... 35
T
4

T
4

T
4

T
4

2.5.1. Sử dụng nguồn nước không tiêu hao ..................................................................... 36
T
4

T 4
4
T

T
4

2.5.1.1.
T
4

T

4

2.5.1.2.
T
4

T
4

Sử dụng nguồn nước cho giao thông thuỷ ................................................. 36
T
4

T
4

Sử dụng nguồn nước phát điện ................................................................... 36
T
4

T
4

2.5.2. Sử dụng nước cho dân sinh và công nghiệp tập trung .......................................... 37
T
4

T 4
4
T


T
4

2.5.2.1.
T
4

T
4

2.5.2.2.
T
4

T
4

Sử dụng nước ngầm .................................................................................... 37
T
4

T
4

Sử dụng nước mặt cho công nghiệp tập trung (Bảng 2.12) ...................... 37
T
4

T

4

2.5.3. Sử dụng nước cho nông nghiệp.............................................................................. 38
T
4

T 4
4
T

T
4


Phân vùng để đánh giá nguồn nước ........................................................... 38

2.5.3.1.
T
4

T
4

T
4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ ....... 43

2.6.
T

4

T
4

T
4

T
4

T
4

2.6.1. Những chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển kinh tế lưu vực.................... 43
T
4

T 4
4
T

T
4

Chỉ tiêu về dân số ........................................................................................ 43

2.6.1.1.
T
4


T
4

T
4

Chỉ tiêu kinh tế cơ bản ................................................................................ 43

2.6.1.2.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

2.6.2. Định hướng phát triển nông nghiệp ....................................................................... 45
T
4

T 4

4
T

T
4

Chỉ tiêu lương thực và sản lượng nông nghiệp trên lưu vực , bảng 2.17 . 45

2.6.2.1.
T
4

T
4

T
4

Diện tích sản xuất nông nghiệp .................................................................. 46

2.6.2.2.
T
4

T
4

T
4


T
4

T
4

T
4

Thủy sản....................................................................................................... 48

2.6.2.4.
T
4

T
4

Phát triển kinh tế Lâm Nghiệp ................................................................... 47

2.6.2.3.
T
4

T
4

T
4


T
4

T
4

2.6.3. Định hướng phát triển Công nghiệp ...................................................................... 48
T
4

T 4
4
T

T
4

2.6.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .................................................... 50
T
4

T 4
4
T

T
4

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÃ......................51
T

4

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ..................................................................................... 51

3.1.
T
4

T
4

T
4

SỐ LIỆU ĐẦU VÀO MÔ HÌNH ........................................................................ 52

3.2.
T
4

T
4

T
4

T
4

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC HIỆN


3.3.
T
4

T
4

T
4

T
4

TRẠNG VÀ TƯƠNG LAI .................................................................................................. 54
T
4

3.3.1. Sơ đồ tính toán ........................................................................................................ 54
T
4

T 4
4
T

T
4

3.3.2. Phân vùng tưới ........................................................................................................ 56

T
4

T 4
4
T

T
4

Vùng thượng nguồn sông Mã – Vùng I ..................................................... 56

3.3.2.1.
T
4

T
4

T
4

Vùng Mộc Châu - Mường Lát – Vùng II ................................................... 57

3.3.2.2.
T
4

T
4


T
4

3.3.2.3.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T

4

T
4

T
4

Vùng lưu vực sông Âm – Vùng VIII ......................................................... 59

3.3.2.8.

T
4

T
4

T
4

Vùng lưu vực sông Chu – Vùng IX ........................................................... 59

3.3.2.9.
T
4

T
4


Vùng Bá Thước, Cẩm Thuỷ – Vùng VII ................................................... 59

3.3.2.7.
T
4

T
4

Vùng lưu vực sông Cầu Chày – Vùng VI .................................................. 59

3.3.2.6.
T
4

T
4

Vùng bắc sông Mã - Vùng V...................................................................... 58

3.3.2.5.
T
4

T
4

Vùng lưu vực sông Bưởi – Vùng IV .......................................................... 58

3.3.2.4.

T
4

T
4

Vùng Quan Hoá, Mai Châu – Vùng III ..................................................... 57

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

3.3.2.10. Vùng Nam Sông Chu, Bắc Tĩnh Gia – Vùng X ........................................ 60
T
4


T
4

T
4

T
4

3.3.3. Tần suất cấp nước tưới............................................................................................ 60
T
4

T 4
4
T

T
4

3.3.4. Hệ số sử dụng kênh mương .................................................................................... 61
T
4

T 4
4
T

T
4


3.3.5. Nhu cầu nước cho nông nghiệp.............................................................................. 61
T
4

T 4
4
T

T
4


3.3.6. Số liệu đầu vào cho mô hình dòng chảy NAM ..................................................... 61
T
4

T 4
4
T

T
4

3.3.7. Tính toán modul dòng chảy .................................................................................... 62
T
4

T 4
4

T

CÂN BẰNG NƯỚC HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG ÁN TƯƠNG LAI .......... 64

3.4.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

3.4.1. Cân bằng nước (CBN) hiện trạng .......................................................................... 64
T
4

T 4
4
T

T
4


3.4.2. Cân bằng nước phương án 2020 ............................................................................ 67
T
4

T 4
4
T

T
4

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG HỢP
T
4

VÀ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC SÔNG MÃ ....................................................................71
PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN ......................................................... 71

4.1.
T
4

T
4

T
4

T

4

4.1.1. Xét yếu tố nguồn nước............................................................................................ 71
T
4

T 4
4
T

T
4

4.1.2. Yếu tố hộ dùng nước............................................................................................... 72
T
4

T 4
4
T

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỦY LỢI .......................................................... 73

4.2.
T
4

T
4


T
4

T
4

CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC 75

4.3.
T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

4.3.1. Giải pháp công trình ............................................................................................... 75
T
4

T 4
4

T

T
4

4.3.1.1.
T
4

T
4

4.3.1.2.
T
4

T
4

4.3.1.3.
T
4

T
4

4.3.1.4.
T
4


T
4

4.3.1.5.
T
4

T
4

4.3.1.6.
T
4

T
4

4.3.1.7.
T
4

T
4

4.3.1.8.
T
4

T
4


Vùng Thượng nguồn sông Mã ................................................................... 76
T
4

T
4

Vùng II : Mộc Châu-Mường Lát ................................................................ 77
T
4

T
4

Vùng III : Quan Hóa + Mai Châu .............................................................. 78
T
4

T
4

Vùng IV : Lưu vực sông Bưởi.................................................................... 79
T
4

T
4

Vùng V : Vùng Bắc Sông Mã .................................................................... 81

T
4

T
4

Vùng VII: Bá Thước + Cẩm Thủy ............................................................. 85
T
4

T
4

Vùng VI, VIII, IX: Nam sông Mã-Bắc sông Chu ..................................... 87
T
4

T
4

Vùng X: Nam sông Chu ............................................................................. 88
T
4

T
4

4.3.2. Giải pháp phi công trình ......................................................................................... 90
T
4


T 4
4
T

T
4

4.3.2.1.
T
4

T
4

4.3.2.2.
T
4

T
4

4.3.2.3.
T
4

T
4

Các giải pháp chung cho vùng nghiên cứu ................................................ 90

T
4

T
4

Giải pháp cho Vùng Thượng lưu ............................................................... 95
T
4

T
4

Giải pháp cho Vùng Hạ lưu sông Mã ........................................................ 97
T
4

T
4

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
T
4

5.1.
T
4

T
4


5.2.
T
4

T
4

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 100
T
4

T
4

KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 101
T
4

T
4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B
0

CTTL:

Công trình thủy lợi


CBN:

Cân bằng nước

LVS:

Lưu vực sông

FAO:

Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc

TNN:

Tài nguyên nước

BQL:

Ban Quản lý

NVTK:

Nhiệm vụ thiết kế

IWMI:

Viện Quản lý Nước Quốc tế

CN:


Công nghiệp

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

EM:
T
8

NAM:

Effective microorganisms
T
8

Nedbor - afstromnings – Mode
T
8


1

MỞ ĐẦU
B
1

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
B

1

Nước ta là một nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng mưa
bình quân hàng năm cao (1960mm), mật độ sông suối dày đặc, nhưng do có hơn
60% lượng nước của các sông lớn lại từ lãnh thổ bên ngoài chảy vào nên tài nguyên
nước phụ thuộc nhiều vào mức độ sử dụng của các nghành và giải pháp quản lý sử
dụng tài nguyên nước hợp lý. Mặt khác, dưới sức ép của tăng trưởng kinh tế và dân
số nên tài nguyên nước đang đứng trước sức ép về việc sử dụng không hợp lý, các
nguy cơ về suy thoái do ô nhiễm và cạn kiệt luôn là một thách thức lớn.
Sông Mã là một trong những hệ thống sông lớn của nước ta, nằm ở vùng Bắc
Trung Bộ, lưu vực sông Mã trải rộng trên lãnh thổ của Cộng hoà dân chủ Nhân
dân Lào và 5 tỉnh thuộc Việt Nam là Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá và
Nghệ An. Tổng diện tích lưu vực sông 28.490 km2. Lưu vực sông Mã có tiềm năng
P

P

rất lớn và đất đai, tài nguyên nước, thuỷ năng, rừng và thủy hải sản. Sông Mã nằm
trong 2 vùng khí hậu khác nhau, phần thượng nguồn thuộc vùng khí hậu Tây Bắc
Bắc bộ, phần hạ du nằm trong vùng khí hậu khu 4. Thời tiết khí hậu trên lưu vực rất
thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng, thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.
Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế trên lưu vực đang trên đà
phát triển và đang phát triển theo xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng. Vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao và chuyển dịch mạnh cơ cấu
kinh tế thuộc hạ du, nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hoá. Ở đây đang hình thành các
khu công nghiệp lớn, đang mở rộng các thành phố, thị xã. Do đó, ngồn nước đang
bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một trong những nguyên nhân:
i) Nguồn nước ngày càng cạn kiệt do tác động của Biến đổi khí hậu, ngày
càng có nhiều vùng trở nên hạn hán, những trận mưa với cường độ lớn nhưng lại tập
trung trong thời gian ngắn, phân bố mưa trong năm không đều mà chỉ tập trung vào

những mùa mưa với những trận mưa lớn. Do vậy tạo thành những dòng chảy mặt


2

lớn chảy ra biển, khả năng giữ nước của thảm phủ thực vật bị hạn chế.
ii) Cùng với sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa, con người ngày càng
khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, thảm phủ thực vật. Điều đó là một trong
những tác động đã ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi về chất lượng và số lượng, đồng
thời, thay đổi yếu tố về dòng chảy thượng lưu và hạ lưu của sông.
iii) Nguồn nước hiện nay đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, dưới sức ép
của tăng dân số và phát triển đô thị, nhu cầu về nguồn nước trong lưu vực, đặc biệt
là nguồn nước mặt trở nên khá gay gắt.
Chính vì vậy, việc đánh giá tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông Mã và
cân đối nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế nói riêng và các đối tượng dùng
nước nói chung là rất cấp thiết trong thời điểm hiện tại. Từ đó Nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp phát triển tài nguyên nước, khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước
trên cơ sở phát triển bền vững. Vì vậy trong luận văn nghiên cứu sẽ đề cập tới vấn
đề này qua đề tài: ’’Nghiên cứ u đề xuất các giải giải pháp sử dụng tổng hợp và
bền vững nguồn nước lưu vực Sông Mã’’
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
B
2
1

Đề xuất một số giải pháp tổng hợp nhằm sử dụng nước bền vững trong điều
kiện nguồn nước thiếu do nhu cầu sử dụng nước tăng. Trên cơ sở đánh giá diễn biến
sự thay đổi lượng dòng chảy và nhu cầu nước của lưu vực.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
B

3
1

− Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực
sông Mã.
− Phạm vi nghiên cứu: Nguồn nước lưu vực sông Mã.
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B
4
1

4.1.

Cách tiếp cận
B
4
3

− Kế thừa có chọn lọc;
− Phân tích hệ thống;


3

4.2.

Phương pháp nghiên cứu
B
5
3


− Phương pháp kế thừa; Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về lưu vực sông
Mã.
− Phương pháp thu thập tài liệu , số liệu;
− Phương pháp phân tích , xử lý, đánh giá số liệ u;
− Phương pháp sử dụng mô hình toán : Sử dụng mô hình Mike basin để tính toán
cân bằng nước cho các khu vực thuộc lưu vực sông Mã phương án hiện tại và
2020.


4

CHƯƠNG I
B
2

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC
B
3

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
B
5
1

1.1.1.

Tình hình sử dụng nước trên thế giới
B
6

3

Nước là thành phần thiết yếu trong sự sống của các sinh vật trên trái đất, và từ
lâu, con người đã biết khai thác và sử dụng nước như một yếu tố không thể thiếu
của sự sống. Trải qua nhiều thập kỷ, ngày nay chất lượng cuộc sống con người được
cải thiện, kèm theo đó là nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng.
Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, việc sử dụng nước sạch của nhân loại
tăng nhanh gấp 2 lần so với mức tăng dân số. Với tốc độ này trong vòng 20 năm tới
nhu cầu về nước sẽ bùng nổ thêm 650%. Với mức tiêu thụ như vậy sẽ là một nguy
cơ đè nặng lên các nguồn nước. Cho đến nay, trên 80% lượng nước ngọt được khai
thác dùng để tạo ra lương thực và các nghiên cứu cho thấy lượng nước dùng để tạo
ra lương thực cho thế giới trong vòng 20 năm tới sẽ tăng thêm 24% nữa. Theo giáo
sư Frank Rijsberman, Tổng giám đốc Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI) dân số
của thế giới sẽ tăng thêm 2 tỷ người nữa vào năm 2025 và 95% số người này sẽ
sống ở các đô thị, 80 tỷ đô la được đầu tư mỗi năm vào phát triển nguồn nước,
nhưng vào năm 2025 con số này sẽ tăng ít nhất gấp đôi.
Trong hội nghị về nước ở thủ đô Stockholm (Thụy điển) gần đây, các nhà khoa
học đã đưa ra cảnh báo nguy cơ các cuộc chiến tranh mới về nước đang tăng lên.
Những nguy cơ này bắt nguồn từ sự bùng nổ dân số và sự sử dụng nước hoang phí
đang trở nên phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở những nước giàu, kèm theo đó là
những diễn biến bất lợi về thời tiết gây ra. Giáo sư William Mitsch của trường Đại
học Ohio (Mỹ) cho rằng thế giới đã chứng kiến các cuộc chiến tranh về dầu lửa và
hiện nay ngoài sự biến đổi khí hậu đang gây khô hạn tại nhiều vùng trên trái đất ,
chính sự sử dụng nước hoang phí sẽ gây nên các cuộc chiến tranh nhằm giành
quyền sử dụng nước. Khu vực có nguy cơ chiến tranh vì nước nhiều nhất sẽ là khu


5

vực Trung Đông. Báo cáo của Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI) cũng khẳng

định nếu nhân loại tiếp tục sử dụng nước như hiện nay, thế giới sẽ xảy ra nhiều cuộc
xung đột nữa. Theo thống kê của một số tổ chức Quốc tế, 50 năm qua, đã 37 lần xảy
ra các cuộc chiến tranh, xung đột vì nước, trong đó 27 lần giữa Israel và Syrie do
tranh chấp 2 con sông Jourdain và Yarmouk. Tình hình ngày càng trầm trọng hơn
và cả khu vực có thể lại nóng lên một lần nữa. Theo Jean – Fracois, Chủ tịch cơ
quan nước Quốc tế, không dưới 1800 cuộc tranh chấp đã nổ ra quanh khu vực các
con sông trên hành tinh và Liên hiệp quốc cũng đã ghi nhận 300 khu vực có nguy
cơ xảy ra xung đột về nước, như ở Sudan, Ethiopie và Aicập tranh chấp sông Nil
hay việc kiểm soát sông Senegal tại tây bán cầu, Mehico và Mỹ cũng đang tranh
chấp nước sông Colorado...
Các nghiên cứu đã chỉ ra: Hiện nay con người đang lâm vào cuộc khủng hoảng
thiếu nước trầm trọng, nhưng nguyên nhân không phải do nguồn nước hạn chế, trái
đất có đủ, thậm chí dư thừa cho nhu cầu của hàng chục tỷ người . Nhưng do phân
phối không đều, không được sử dụng một cách hợp lý, tiêu thụ quá mức và ngày
càng bị ô nhiễm nên nguy cơ thiếu nước sạch không chỉ nghiêm trọng mà còn ở
ngay trước mắt.
1.1.2.

Quản lý tổng hợp nguồn nước trên thế giới
B
7
3

Với nhận thức nguy cơ thiếu nước ngọt là trầm trọng và có thể dẫn tới các cuộc
tranh chấp, chiến tranh là do việc quản lý sử dụng nước không hợp lý làm cho
nguồn nước bị suy thoái do ô nhiễm và cạn kiệt. Năm 2000 Liên Hợp Quốc đã thiết
lập mục tiêu thiên niên kỷ. Một trong những mục tiêu đó là “Phát triển quản lý
tổng hợp nguồn nước và sử dụng nước có hiệu quả” giúp các nước đang phát
triển thông qua hành động về nước ở tất cả mọi cấp. Năm 2003, Diễn đàn nước
quốc tế lần thứ 3 đã được tổ chức tại Nhật Bản với 24.000 người đến từ 182 nước

tham dự. Diễn đàn đã tổ chức 351 hội nghị chuyên đề trong đó có 38 chuyên đề
được thảo luận sâu. Điểm nổi bật của diễn đàn này khác với các diễn dàn trước là
bàn các hành động cụ thể về nước ở cấp cao, các chuyên đề được bàn rất cụ thể và
có số lượng lớn các ý kiến kỹ thuật được tập hợp từ các quốc gia trước khi diễn đàn


6

được tổ chức. Một số chủ đề chính được thảo luận sâu như: Quản lý tổng hợp nguồn
nước và lưu vực sông bao gồm quản lý các dòng sông, nước cho con người và sinh
thái, quản lý các hệ sinh thái trên các lưu vực, bồi lắng hồ chứa, nước, tự nhiên và
môi trường, vấn để bảo vệ rừng đầu nguồn; Hợp tác khu vực trong cảnh báo và
giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra; Khoa học công nghệ và quản lý nước ... Tuyên bố
của Hội nghị Bộ trưởng tại diễn đàn đã đưa ra 29 điều nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, trong đó tập trung cho các lĩnh vực:
− Chính sách chung về nguồn nước và các hoạt động có liên quan.
− Quản lý tổng hợp nguồn nước và chia sẻ lợi ích.
− An toàn nước và vệ sinh môi trường.
− Nước cho lương thực và phát triển nông thôn.
− Phòng chống ô nhiễm nước và bảo tồn các hệ sinh thái.
− Giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro.
Nhận thức được nước ngọt là tài nguyên hữu hạn, thiết yếu và cần được bảo vệ
để duy trì cuộc sống, phát triển và môi trường (nguyên tắc Dublin -1992). Các quốc
gia trên thế giới đang có những nỗ lực để quản lý và sử dụng nguồn nước có hiệu
quả, bảo vệ nguồn nước không bị suy thoái và ô nhiễm. Những cố gắng đó tập trung
vào các vấn đề chủ yếu như: Thể chế, chính sách, tổ chức, Khoa học - công nghệ,
kinh tế - xã hội… cả ở cấp quốc gia và cấp lưu vực.
Xu hướng chính hiện nay là tổ chức quản lý nguồn nước theo lưu vực hay phụ
lưu đối với những sông lớn và chảy qua địa phận nhiều nước. Cơ quan chịu trách
nhiệm chính về vấn đề này là Tổ chức quản lý lưu vực sông. Nhiều nước đã tổ chức

theo mô hình này và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ở Trung Quốc, từ
những năm 30’ của thể kỷ trước đã hình thành các tổ chức theo lưu vực để trị thủy,
khai thác và sử dụng nguồn nước. Trải qua quá trình điều chỉnh chức năng nhiệm
vụ, hiện nay đã hình thành các Ủy ban quản lý lưu vực sông cho 9 con sông lớn.
Các Ủy ban quản lý lưu vực sông là cơ quan đại diện của Bộ thủy lợi có nhiệm vụ


7

quản lý tổng hợp và phát triển tài nguyên nước trên toàn lưu vực, chịu trách nhiệm
lập và chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, quản lý
công tác khai thác các hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai như hạn hán, lũ lụt.
Ủy ban quản lý lưu vực sông Hoàng Hà là một ví dụ, biên chế tổ chức của Ủy ban
này gồm 29.000 người với chức năng quản lý thống nhất nguồn nước và dòng sông,
xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi quan trọng; Thực hiện quy hoạch, quản
lý, điều phối và bảo vệ nguồn nước. Ủy ban có cơ cấu tổ chức từ cấp lưu vực đến
các tiểu lưu vực và các hệ thống khai thác nguồn nước, trong đó có cả các Viện
nghiên cứu, các trạm thủy văn, các trạm quản lý chất lượng nước, các Công ty tư
vấn và Công ty xây dựng... Ở Pháp thực hiện Luật tài nguyên nước ban hành năm
1964, năm 1966 đã thành lập 6 cơ quan quản lý lưu vực trên cả nước. Mỗi lưu vực
có một Cục lưu vực (Agence de Bassin) với các chức năng chính là: Định hướng và
khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý tài nguyên nước thông qua các công
cụ kinh tế; Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án phát triển tài nguyên
nước, điều hòa các lợi ích địa phương trong khai thác tài nguyên nước. Quản lý tổng
hợp lưu vực sông và sử dụng hợp lý tài nguyên nước đang là một xu thế tất yếu của
cả thế giới, ngoài một số mô hình như đã trình bày trên, nhiều nước khác cũng đã áp
dụng như Mỹ với ban quản lý lưu vực sông Tenessi, Australia với lưu vực sông
Murray - Darling; Mexico với lưu vực sông Lerma Chapana. 10 nước ven sông Nile
đã chấp nhận việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước như là một chủ đề chính của
sáng kiến lưu vực sông để tạo ra một diễn đàn chung cho việc phát triển một tầm

nhìn chia sẻ về sử dụng nguồn nước và các lợi ích khác của dòng sông. Ở
Zimbabue, các ban quản lý lưu vực sông cũng được thiết lập nhằm giải quyết các
vấn đề phức tạp trong phân phối nước, thiết lập các ưu tiên cho sử dụng nước và
thực thi quyền dùng nước…
Ngoài những vấn đề về thể chế, chính sách và công tác tổ chức, nhiều dự án cụ
thể cũng đã được triển khai ở các nước như: Dự án kiểm soát thất thoát nước trong
chiến lược quản lý nước của Malta. Do phải đối mặt với việc thiếu nước và nguồn
nước mặt hạn chế và việc dùng nước thái quá trong nông nghiệp nên việc kiểm soát


8

thất thoát nước đã trở thành yếu tố quan trọng mang tính chiến lược trong quản lý
tài nguyên nước và đã được sử dụng để đạt tới sự cân bằng tối ưu về kinh tế giữa
cung cấp và nhu cầu sử dụng nước. Với nghiên cứu “Cải cách ngành nước tại Bang
Queensland – Australia đã đề xuất một loạt những thể chế và chính sách và đã được
triển khai tại bang này. Đây là một ví dụ minh họa sát thực về các yêu cầu liên quan
đến môi trường sông ngòi có thể được thiết lập trong quá trình lập quy hoạch, bao
gồm việc đánh giá hiện trạng để xác định yếu tố nào tác động đến dòng sông và làm
thế nào để kế hoạch cấp lưu vực sông có thể được phát triển bởi sự tham gia của
người sử dụng. Một nghiên cứu khác tại Benelux về việc bảo tồn tài nguyên nước
và sự tham gia của nông dân đã nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất
nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện để nông dân và người làm vườn tham gia vào
quá trình thực hiện các giải pháp về kỹ thuật và quản lý. Dự án quy hoạch tổng hợp
vùng Veluwe Randmeren- Hà Lan đã tạo điều kiện cho mười địa phương, hai ban
quản lý nước, ba tỉnh và một số chuyên gia kỹ thuật cùng các nhóm quan tâm tham
gia để xác định những vấn đề hệ trọng nhất của khu vực Veluwe Randmeren. Qua
sự tham gia của tất cả các bên liên quan đã thiết kế được một kế hoạch tổng hợp chú
trọng tới tất cả các vấn đề trong khu vực. Kế hoạch này đã đề cập đến những giải
pháp liên quan đến nước, bao gồm các giải pháp về tự nhiên, văn hóa và lợi ích kinh

tế.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
B
6
1

1.2.1.

Tài nguyên nước ở Việt Nam
B
8
3

Mặc dù là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân
hàng năm cao (1960mm), mật độ sông suối dày đặc, nhưng do lượng mưa phân phối
không đều theo không gian và thời gian, đặc điểm của điều kiện tự nhiên và phân bố
địa lý cũng như sức ép của tăng trưởng kinh tế và dân số nên tài nguyên nước đang
đứng trước sức ép về việc sử dụng không hợp lý, các nguy cơ về suy thoái do ô
nhiễm và cạn kiệt luôn là một thách thức lớn. Tính đến nay, dân số Việt Nam đã lên
tới 84 triệu người, trong khi đó, tài nguyên nước mặt chúng ta có 847 tỷ m3 nhưng
P

P

chỉ có 340 tỷ m3 (37,7%) là nước phát sinh nội địa, còn lại 507 tỷ m3 (62,3%) là
P

P

P


P


9

nguồn nước ngoại sinh. Tài nguyên nước Việt Nam nói chung so với trung bình của
thế giới có dồi dào hơn (11,500 m3/người) nhưng phân bố không đồng đều: trên
P

P

60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc lưu vực
sông Mê Kông, toàn bộ phần lãnh thổ còn lại chiếm tới gần 80% dân số nhưng chỉ
có xấp xỉ 40% lượng nước. Phân phối dòng chảy không điều hoà: lượng nước trung
bình trong 3 - 5 tháng mùa lũ chiếm khoảng 70 - 80%, trong khi 7 - 9 tháng mùa
kiệt dòng chảy chỉ đạt 20 - 30% lượng dòng chảy năm nên đã gây ra tình trạng thiếu
nước ở nhiều nơi. Lượng dòng chảy giữa các năm cũng biến đổi rất lớn; lượng nước
ứng với mức bảo đảm 75% chỉ bằng khoảng 60 - 70% lượng nước trung bình hàng
năm. So với tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2010 thì nhiều lưu vực ở Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã có nhu cầu nước ngọt vượt quá 1/3 nguồn, đặc
biệt là vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc...
Việt Nam có khoảng 2.360 sông suối có chiều dài từ 10 km trở lên, có 782 sông
có diện tích lưu vực từ 100 km2 trở lên, 279 sông có diện tích lưu vực từ 300 km2
P

P

P


trở lên, 174 sông có diện tích lưu vực từ 500 km2 trở lên, 94 sông có diện tích lưu
P

P

vực từ 1.000 km2 trở lên, 13 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 3.000 km2 trở
P

P

P

P

lên, 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên là: sông Mê Kông,
P

P

sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Ba, sông Bằng Giang, sông Kỳ
Cùng, sông Thu Bồn. Có 800 hồ, đầm, phá có dung tích tổng cộng từ 1 triệu m3 trở
P

P

lên. Song thực tế trong những năm qua, nhiều sông suối đã bị suy thoái, cạn kiệt,
không còn dòng chảy trong mùa khô.
1.2.2.

Quản lý tổng hợp nguồn nước tại Việt Nam

B
9
3

Nhiều nhà khoa học cho rằng đến năm 2025, Việt nam sẽ là một trong những
quốc gia thiếu nước ngọt. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước đối
với sự phát triển bền vững, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, quản lý lưu vực
sông đã được Nhà nước quan tâm với sự ra đời của Ủy ban Trị thủy sông Hồng. Sau
sự ra đời của Ủy ban này, một quy hoạch chiến lược về sử dụng tổng hợp tài nguyên
nước hệ thống sông Hồng ra đời như quy hoạch hệ thống bậc thang thủy điện sông
Đà, Lô, Gâm, các hệ thống thủy nông lớn vùng hạ lưu, nâng cấp hệ thống đê điều…

P


10

Năm 2002 Nhà nước đã quyết định thành lập 3 Ban quản lý lưu vực sông là Sông
Hồng – Thái bình; sông Đồng nai; sông Mê Kông và một loạt các hoạt động khác
liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước như Ủy ban bảo vệ môi trường sông Cầu;
sông Nhuệ - sông Đáy… Mặc dù những hoạt động của các Ủy ban này đang chỉ
dừng lại ở khung tổ chức mà chưa có hiệu quả cao, nhưng về nhận thức rõ ràng
chúng ta đang tiếp cận với xu thế chung của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên
nước và lưu vực sông.
Về Khoa học – Công nghệ, trước những năm 80 của thế kỷ 20 các nghiên cứu
tập trung vào các giải pháp công trình khai thác nguồn nước như công nghệ xây
dựng hồ chứa, đập dâng, các trạm bơm, cống lấy nước và các hệ thống tưới tiêu
phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề quản lý
tổng hợp tài nguyên nước và lưu vực đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm
với những phương pháp sử dụng nước hiệu quả bằng biện pháp công trình mà còn

sử dụng những biện pháp phi công trình nhằm đảm bảo sử dụng nguồn nước hiệu
quả và bền vững.
1.3. M ỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC HIỆN NAY
B
7
1

Tài nguyên nước có ý nghĩa sống còn đối với con người và cũng như các hoạt
động kinh tế - xã hội. Trong thời gian gần đây, những diễn biến phức tạp của biến
đổi khí hậu, nước biển dâng và tình hình suy giảm nguồn nước ở các hệ thống sông
quốc tế do các quốc gia ở thượng nguồn tăng cường khai thác đòi hỏi phải thực hiện
nhiều giải pháp để đẩy mạnh quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, bảo đảm an
ninh nguồn nước Quốc gia.
Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nguồn nước tại một số
sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các khu công nghiệp, các đô thị và nông
thôn thải xả trực tiếp vào các nguồn nước và không được xử lý làm sạch. Tình trạng
ô nhiễm các nguồn nước càng nghiêm trọng hơn nhiều so với sự thiếu hụt nguồn
nước, chúng lây lan nhanh, ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đời sống
xã hội.


11

Hiện nay, việc khai thác, sử dụng và quản lý Tài nguyên nước đã có những
thay đổi trong thời gian gần đây. Nếu trước kia, con người khai thác và sử dụng
nguồn nước như một nguồn tài nguyên vô tận và tái tạo. Thì ngày nay, trước sức ép
của sự gia tăng dân số, chất lượng sống của con người tăng cao thì nhu cầu dùng
nước ngày càng tăng. Trong khi đó nguồn nước thì có hạn và đang ngày càng cạn
kiệt do các nguyên nhân như phá rừng, ô nhiễm, biến đổi khí hậu.v.v. . Do vậy, tư
duy về quản lý nước cũng đang dần thay đổi, đó là:

- Cần phải sử dụng tồng hợp nguồn nước, đáp ứng đa ngành như sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, thủy điện, dịch vụ, sinh
thái môi trường.
- Vì sử dụng đa mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của nhiều nghành, nên quản lý
nước cần có sự tham gia của toàn xã hôi, như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong
công tác quản lý.
- Bảo vệ mội trường đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn nước. Do vậy cần
tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường.
Để phát triển bền vững, tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên khác
cần phải được quản lý một cách tổng hợp, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông,
không chia cắt theo địa giới hành chính.Hiện nay các Chương trình quốc tế và quốc
gia được xây dựng dựa trên quan điểm tăng cường các biện pháp quản lý tài nguyên
nước, nhất là các biện pháp điều hòa nguồn nước, các công cụ kỹ thuật, biện pháp
kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nước... trên nền tảng hệ thống thông tin, dữ liệu
về tài nguyên nước toàn diện, thông suốt; đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân và huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động giám sát bảo vệ
tài nguyên nước, chống lãng phí, kém hiệu quả.
Do vậy cần thực hiện quản lý nước tổng hợp theo lưu vực sông và đây là một xu
thế và định hướng sẽ cần phải thực hiện trong các giai đoạn tới. Tuy nhiên đây là
vấn đề rất mới và trong bối cảnh của nước ta thì việc thực hiện trong thực tế không
phải dễ dàng, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để từng bước giải
quyết.


12

Sông Mã là hệ thống sông lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, lưu vực sông Mã
trải rộng trên lãnh thổ của Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào và 5 tỉnh thuộc Việt
Nam là Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Tổng diện tích lưu
vực sông 28.490 km2.

P

P

Lưu vực sông Mã có tiềm năng rất lớn và đất đai, tài nguyên nước, thuỷ
năng, rừng và thủy hải sản. Sông Mã nằm trong 2 vùng khí hậu khác nhau, phần
thượng nguồn thuộc vùng khí hậu Tây Bắc Bắc bộ, phần hạ du nằm trong vùng khí
hậu khu 4. Thời tiết khí hậu trên lưu vực rất thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng,
thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp. (Xem Bảng 2.1).
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình sử dụng nước hiện
nay, tài nguyên nước lưu vực sông Mã đang bị xâm hại cả về chất lượng và số
lượng. Trong luận văn nghiên cứu sẽ đánh giá về nguồn nước lưu vực sông Mã,
điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và định hướng phát triển, từ đó tính toán cân
bằng nước cho hiện tại và tương lai. Qua đó đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng
bề vững tài nguyên nước lưu vực sông Mã.


13

CHƯƠNG II
B
4

GIỚI THIỆU NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ
B
5

2.1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

B
8
1

Vị trí, giới hạn lưu vực, giới hạn nghiên cứu

2.1.1.

B
0
4

Toàn bộ lưu vực sông Mã nằm trong toạ độ địa lý:
+ Từ 22o37’30” đến 20o37’30” độ vĩ Bắc.
P

P

P

P

+ Từ 103o05’10” đến 106o05’10” độ kinh Đông.
P

P

P

P


Nơi bắt nguồn của lưu vực thuộc Tuần Giáo tỉnh Lai Châu có toạ độ địa lý:
+ 22o37’30” độ vĩ Bắc và 105o35’15”độ kinh Đông.
P

P

P

P

+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Đà, sông Bôi chạy suốt từ Sơn La về đến Cầu
Điền Hộ.
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Hiếu, sông Yên, sông Đơ.
+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mê Kông.
+ Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ chạy dài từ cửa sông Càn đến cửa sông Mã với
chiều dài bờ biển 40 km.

Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Mã và phân bố trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực


14

Đặc điểm địa hình

2.1.2.

B
1
4


Lưu vực sông Mã trải rộng trên nhiều tỉnh thuộc hai nước Việt Nam, Lào và
chạy dài từ đỉnh Trường Sơn đến Vịnh Bắc Bộ nên địa hình trên lưu vực rất đa
dạng. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Cao độ biến
đổi từ 2.000 m đến 1,0 m. Có thể chia địa hình sông Mã thành 3 dạng chính, (xem
Bảng 2.1).
2.1.2.1.

Địa hình núi cao
B
6
7

Dạng địa hình này nằm ở thượng nguồn lưu vực sông: Phía sông Mã từ Bá
Thước trở lên thượng nguồn, phía sông Chu từ Cửa Đạt trở lên thượng nguồn. Đỉnh
cao nhất dạng địa hình này là núi Phu Lan 2.275 m. Độ cao giảm theo hướng Bắc
Nam. Diện tích mặt bằng dạng địa hình này chiếm tới 80% diện tích toàn lưu vực và
vào khoảng 23.228 km2. Trên địa hình này chủ yếu là cây lâm nghiệp. Đất có khả
P

P

năng nông nghiệp khoảng 75.968 ha chiếm 3,26% diện tích tự nhiên vùng miền núi,
diện tích hiện đang canh tác nông nghiệp 51.466 ha. Trên dạng địa hình này có
nhiều thung lũng sông có khả năng xây dựng các kho nước lợi dụng tổng hợp phục
vụ cho các mục tiêu phát điện, cấp nước hạ du, phòng chống lũ và cải tạo môi
trường nước.
2.1.2.2.

Địa hình đồi

B
7

Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở trên các huyện Thạch Thành, Cẩm
Thuỷ, Ngọc Lạc, Triệu Sơn, Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá, Tân Lạc, Lạc Sơn,
Yên Thuỷ (tỉnh Hoà Bình). Dạng địa hình này có cao độ từ 150m đến 20m, diện
tích mặt bằng chiếm tới 3.305 km2 vào khoảng 11,75% diện tích lưu vực. Đây là
P

P

vùng có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản với diện tích đất
nông nghiệp 85.100 ha, diện tích hiện đang canh tác 58.100 ha. Trên dạng địa hình
này nhiều sông suối nhỏ có khả năng xây dựng các hồ chứa phục vụ tưới và cấp
nước sinh hoạt, hạn chế một phần lũ lụt, cải tạo môi trường.
2.1.2.3.

Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển


15

Dạng địa hình này nằm trọn vẹn trong tỉnh Thanh Hoá có cao độ từ +20 ÷
+1.0m. Do sự chia cắt của các sông suối mà tạo nên các vùng đồng bằng có tính độc
lập như Vĩnh Lộc (hạ du sông Bưởi); Nam sông Mã - Bắc sông Chu, Bắc sông Lèn,
Nam sông Lèn và đặc biệt khu hưởng lợi Nam sông Chu.
Bảng 2.0.1: Diện tích theo địa giới hành chính và dạng địa hình lưu vực sông Mã
Đơn vị : ha
Đơn vị hành


Diện tích tự

Đất khả năng

Đất khả năng

chính

nhiên

nông nghiệp

lâm nghiệp

I

Lào PDR

1.098.751

32.962

824.063

II

Việt Nam

1.750.249


287.828

1.299.987

1

Lai Châu

209.475

19.649

188.452

địa hình núi cao

2

Sơn La

477.038

29.981

394.115

địa hình vùng núi

3


Hoà Bình

177.836

38.734

83.527

đồi - núi

4

Nghệ An

62.810

5.000

45.000

địa hình vùng núi

5

Thanh Hoá

823.090

194.464


588.893

đồng bằng - đồi núi

III

Khu hưởng lợi

185.466

81.125

55.639

đồng bằng - đồi thấp

Tổng

3.034.466

401.915

2.179.689

dạng địa hình núi cao

Đặc điểm sông ngòi, lòng dẫn

2.1.3.
2.1.3.1.


Thuộc dạng địa hình

B
2
4

Hình thái lưới sông
B
9
7

Sông Mã bắt nguồn từ Tuần Giáo - Lai Châu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam chiều dài dòng chính 512 km, chiều rộng bình quân lưu vực 42km. Hệ số hình
dạng sông 0,17, hệ số uốn khúc 1,7. Hệ số không đối xứng của các lưu vực 0,7. Mật
độ lưới sông 0,66 km/km2. Độ dốc bình quân lưu vực 17,6%. Sông Mã có 39 phụ
P

P

lưu lớn và 2 phân lưu. Các phụ lưu phát triển đều trên lưu vực. Lưới sông Mã phát
triển theo dạng cành cây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu. Các chi lưu quan trọng
của sông Mã là: Nậm Lệ, Suối Vạn Mai, sông Luồng, sông Lệ, sông Bưởi, sông
Cầu Chày, sông Hoạt, sông Chu.


16

2.1.3.2.


Dòng chính sông Mã
B
0
8

Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần Giáo - Lai Châu) sông
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua đất Lào
và trở lại đất Việt Nam tại Mường Lát. Từ Mường Lát đến Vạn Mai sông Chảy theo
hướng Tây Đông, từ Vạn Mai đến Hồi Xuân sông chảy theo hướng Bắc Nam, từ La
Hán đến Đồng Tâm sông chảy theo hướng Nam - Bắc và từ Cẩm Thuỷ đến cửa
biển, sông lại chuyển hướng theo Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa chính
là Cửa Hới.
Từ Hồi Xuân lên thượng nguồn lòng sông hẹp cắt sâu vào địa hình, không có
bãi sông và rất nhiều ghềnh thác. Từ Cẩm Hoàng ra biển lòng sông mở rộng có bãi
sông và thềm sông. Độ dốc dọc sông phần thượng nguồn tới 1,5% nhưng ở hạ du độ
dốc sông chỉ đạt 2 ÷ 3‰. Đoạn ảnh hưởng triều độ dốc nhỏ hơn. Dòng chính sông
Mã tính đến Cẩm Thuỷ khống chế lưu vực 17.400 km2.
P

2.1.3.3.

P

Sông Chu
B
1
8

Là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên đất Lào
(PDR) chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Sông Chu đổ vào

sông Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông Mã về phía thượng lưu 25,5 km. Chiều dài
dòng chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km. Tổng diện tích
lưu vực sông Chu 7.580 km2. Diện tích lưu vực sông Chu hầu hết nằm ở vùng rừng
P

P

núi. Từ Bái Thượng trở lên thượng nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều ghềnh thác,
lòng sông hẹp có thềm sông nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa sông
Chu chảy giữa hai tuyến đê, bãi sông rộng, lòng sông thông thoáng, dốc nên khả
năng thoát lũ của sông Chu nhanh. Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông
Khao, sông Đạt, sông Đằng, sông Âm. Tiềm năng thuỷ điện của sông Chu rất lớn,
dọc theo dòng chính có rất nhiều vị trí cho phép xây dựng những kho nước lớn để
sử dụng đa mục tiêu. Trên sông Chu từ năm 1918 ÷ 1928 dòng chảy kiệt sông Chu
đã được sử dụng triệt để để tưới cho đồng bằng Nam sông Chu. Hiện tại trong mùa
kiệt lượng nước ở hạ du Bái Thượng đều nhờ vào nguồn nước của sông Âm và
dòng nước triều đẩy ngược từ sông Mã lên. Sông Chu có vị trí rất quan trọng đối


17

với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác lũ sông Chu
là hiểm hoạ lớn đe dọa nền kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Sử dụng triệt để tiềm năng
của sông Chu và hạn chế được lũ sông Chu sẽ hỗ trợ rất lớn cho phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
Sông Bưởi

2.1.3.4.

B

2
8

Là phụ lưu lớn thứ 2 của sông Mã. Sông Bưởi bắt nguồn từ núi Chu thuộc tỉnh
Hoà Bình. Dòng chính sông Bưởi chảy theo hướng Bắc Nam đổ vào sông Mã tại
Vĩnh Khang. Chiều dài dòng chính sông Bưởi 130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km2
P

P

trong đó 362 km2 là núi đá vôi. Độ dốc bình quân lưu vực 1,22%, thượng nguồn
P

P

sông Bưởi là 3 suối lớn: suối Cái, suối Bìn và suối Cộng Hoà đến Vụ Bản 3 nhánh
hợp lại tạo thành sông Bưởi. Từ Vụ Bản đến cửa sông dòng chảy sông Bưởi chảy
giữa hai triền đồi thoải, lòng sông hẹp, nông. Lòng dẫn sông Bưởi từ thượng nguồn
đến cửa sông đều mang tính chất của sông vùng đồi. Nguồn nước sông Bưởi đóng
vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế 3 huyện thuộc tỉnh Hoà Bình
và 2 huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc của Thanh Hoá.
Sông Cầu Chày

2.1.3.5.

B
3
8

Bắt nguồn từ núi Đèn chảy theo hướng gần như Tây - Đông chảy qua đồng

bằng Nam sông Mã - Bắc sông Chu. Tổng chiều dài sông 87,5 km. Diện tích lưu
vực 551 km2. Khả năng cấp nước và thoát nước của sông Cầu Chày rất kém, phần
P

P

từ Cầu Nha đến cửa sông Cầu Chày đóng vai trò như một kênh tưới tiêu chính. Khả
năng phát triển nguồn nước trên lưu vực sông Cầu Chày rất hạn chế.
Sông Hoạt

2.1.3.6.

B
4
8

Sông Hoạt là một sông nhỏ có lưu vực rất độc lập và có hai cửa đổ vào sông
Lèn tại cửa Báo Văn và đổ ra biển tại cửa Càn. Tổng diện tích lưu vực sông Hoạt
250 km2 trong đó 40% là đồi núi trọc. Để phát triển kinh tế vùng Hà Trung - Bỉm
P

P

Sơn ở đây đã xây dựng kênh Tam Điệp để cách ly nước lũ của 78 km2 vùng đồi núi
P

P

và xây dựng âu thuyền Mỹ Quan Trang để tách lũ và ngăn mặn do vậy mà sông



×