Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

“Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng khai thác sử dụng nước của thủy điện trên lưu vực sông Ba tới biến đổi dòng chảy trong sông và đề xuất các biện pháp quản lý kiểm soát”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.83 KB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Thị Thu Bình, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Tác giả

Trần Thị Thu Bình


LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật với đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng
khai thác sử dụng nước của thủy điện trên lưu vực sông Ba tới biến đổi dòng
chảy trong sông và đề xuất các biện pháp quản lý kiểm soát” được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Văn Tiển – Khoa Thủy văn và
Tài nguyên nước – Trường Đại học Thủy Lợi.
Với sự hướng dẫn tận tình, cụ thể của PGS.TS Dương Văn Tiển và
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng – Khoa Môi trường – Trường Đại học Thủy lợi,
cùng các giảng viên của khoa Thủy văn và Tài nguyên nước, Khoa Đào tạo
đại học và sau đại học, sự quan tâm của Ban lãnh đạo Phòng Thí nghiệm
trọng điểm Quốc Gia về động lực học sông biển luận văn thạc sĩ của tôi đã
được hoàn thành.
Trong quá trình học tập và xây dựng luận văn, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ, động viên khuyến khích tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cũng như
đồng nghiệp trong Phòng thí nghiệm trọng điểm và các cơ quan liên quan.
Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo tận
tâm giảng dạy trong quá trình học tập tại trường, của bạn bè và gia đình để tôi
hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ
quý báu đó.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong muốn nhận được
ý kiến đóng góp của các thầy cô, các chuyên gia, các bạn bè đồng nghiệp và


bạn đọc quan tâm để hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả

Trần Thị Thu Bình


CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTTĐ

: Công trình thủy điện

DCTT

: Dòng chảy tối thiểu

DCMT

: Dòng chảy môi trường

Flv

: Diện tích lưu vực

KCN

: Khu công nghiệp

MNDBT


: Mực nước dâng bình thường

MNC

: Mực nước chết

NLĐP

: Nhập lưu địa phương

TNN

: Tài nguyên nước

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

PTBV

: Phát triển bền vững

VBMT

: Ven biển miền trung

CCN

: Cụm công nghiệp


QLTHTNN

: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

HST

: Hệ sinh thái


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG BA VÀ YÊU CẦU NGHIÊN
CỨU ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC CỦA THỦY ĐIỆN............. 4
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG BA ........ 4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................4
1.1.2 Dân sinh kinh tế .............................................................................................11
1.2 TÌNH HÌNH SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ........................................ 14
1.2.1 Tình hình quan trắc số liệu khí tương thủy văn .............................................14
1.2.2 Các nghiên cứu khí tượng thủy văn ...............................................................18
1.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỦY LƠI, THỦY ĐIỆN TRÊN LƯU VỰC
SÔNG BA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ....................................... 19
1.3.1 Phát triển thủy lợi ..........................................................................................19
1.3.2 Phát triển thủy điện........................................................................................19
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU VỀ KHAI THAC SỬ DỤNG NƯỚC
CỦA THỦY ĐIỆN TRÊN LƯU VỰC SÔNG BA................................................... 24
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC
CỦA THỦY ĐIỆN TRÊN LƯU VỰC SÔNG BA................................................ 26
2.1 ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN LƯU VỰC SÔNG
BA


........................................................................................................................ 26

2.1.1 Quy hoạch phát triển thủy điện......................................................................26
2.1.2 Những tồn tại của quy hoạch thủy điện .........................................................29
2.2 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.................................................. 30
2.2.1. Những tồn tại trong thiết kế và xây dựng công trình. ....................................30
2.2.2 Tồn tại trong vận hành công trình .................................................................32
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 34


CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY ĐIỆN
TRÊN SÔNG BA ĐẾN BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY VÀ SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ
DU .......................................................................................................................... 35
3.1 PHÂN TÍCH NHẬN BIẾT TÁC ĐỘNG ......................................................... 35
3.1.1 Phương pháp phân tích nhận biết..................................................................35
3.1.2 Tác động của công trình tới biến đổi dòng chảy đoạn hạ lưu đập................37
3.2 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN AN KHÊ –
KANAK TỚI BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY VÀ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA NGƯỜI
DÂN Ở KHU VỰC HẠ DU ..................................................................................... 40
3.2.1 Tóm tắt công trình thủy điện An Khê – Ka Nak và các thông số kỹ thuật của
công trình. .................................................................................................................40
3.2.2 Tình hình đoạn sông hạ du ảnh hưởng công trình thủy điện An Khê – KaNak.
........................................................................................................................42
3.3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG BA
HẠ TỚI BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY VÀ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN Ở
KHU VỰC HẠ DU................................................................................................... 47
3.3.1 Tóm tắt công trình thủy điện sông Ba Hạ và các thông số kỹ thuật của công
trình ........................................................................................................................47
3.3.2 Tình hình đoạn sông hạ du ảnh hưởng của công trình thủy điện sông Ba Hạ ..
........................................................................................................................48

3.3.3 Phân tích đánh giá ảnh hưởng của công trình thủy điện sông Ba Hạ đến
vùng hạ du. ................................................................................................................49
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 56
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM
SOÁT ĐỂ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN TỚI BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY Ở HẠ DU..................................... 58
4.1. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XẢ DCTT CHO KHU VỰC HẠ DU VÀ QUẢN
LÝ VIỆC XẢ DCTT THÔNG QUA CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC SỬ DỤNG
NƯỚC. ...................................................................................................................... 58


4.1.1 Quy định của Nhà nước về xả dòng chảy tối thiểu ........................................59
4.1.2 Phương pháp xác định lượng dòng chảy tối thiểu đối với các công trình thủy
điện trên lưu vực sông Ba. ........................................................................................63
4.1.3. Xác định dòng chảy tối thiểu của công trình thủy điện An Khê – KaNak .....65
4.1.4. Tính toán xác định lưu lượng dòng chảy tối thiểu cần duy trì ở hạ lưu sông
Ba Hạ ........................................................................................................................68
4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN
QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA SÔNG BA ĐỂ GIẢM ẢNH
HƯỞNG LŨ LỤT HẠ DU ....................................................................................... 78
4.2.1. Tổ chức quản lý để thực hiện quy trình vận hành..........................................78
4.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quản lý vận
hành ........................................................................................................................81
4.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- 1: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba và các sông nhánh.........................7

Bảng 1- 2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%) của các tỉnh trên lưu vực .............11
Bảng 1- 2: Lưới trạm khí tượng và đo mưa lưu vực sông Ba ..................................15
Bảng 1- 4: Các trạm thuỷ văn lưu vực sông Ba ......................................................16
Bảng 1- 5: Thống kê các công trình thủy điện vừa và lớn theo quy hoạch thủy điện
trên lưu vực sông Ba .................................................................................................22
Bảng 2- 1: Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật các công trình thủy điện trên .................27
Bảng 2- 2: Dung tích chết và dung tích hiệu dụng của một số hồ thuỷ điện ............31
Bảng 3- 1: Các thông số kỹ thuật chính của công trình thủy điện An Khê – Kanak 41
Bảng 3- 2: Dòng chảy bình quân tháng tại trạm thủy văn An Khê giai đoạn trước
khi có hồ An Khê (m3/s)............................................................................................45
Bảng 3- 3: Dòng chảy bình quân tháng tại trạm thủy văn An Khê giai đoạn sau khi
có hồ An Khê (m3/s)..................................................................................................45
Bảng 3- 4: Lưu lượng tháng, ngày nhỏ nhất tại trạm thủy văn An Khê giai đoạn sau
khi có hồ An Khê (m3/s)............................................................................................46
Bảng 3- 5: Bảng lưu lượng tháng min, ngày min tại trạm thủy văn An Khê trước và
sau khi có hồ (m3/s)...................................................................................................46
Bảng 3- 6: Bảng các thông số hồ chứa thủy điện sông Ba Hạ.................................48
Bảng 3- 7: Lưu lượng bình quân tháng tại tuyến đập Sông Ba Hạ chưa có ảnh
hưởng điều tiết của hồ (m3/s) ....................................................................................52
Bảng 3- 8: Kết quả tính toán điều tiết lưu lượng dòng chảy tháng, năm tại tuyến
công trình Ba Hạ (m3/s).............................................................................................53
Bảng 3- 9: Bảng thống kế lưu lượng dòng chảy trung bình năm và lưu lượng tháng
nhỏ nhất của các năm (theo năm thủy văn) (m3/s) ....................................................54
Bảng 3- 10: So sánh lưu lượng trung bình mùa kiệt, mùa lũ của dòng chảy tự nhiên
và dòng chảy đã qua điều tiết tại tuyến công trình (m3/s) ........................................55
Bảng 4- 1: Nhu cầu nước dùng cho khu Thị xã An Khê...........................................66


Bảng 4- 2: Lưu lượng bổ sung của các nhánh suối hai bên bờ chảy vào các đoạn từ
NMTĐ đến đập Đồng Cam .......................................................................................70

Bảng 4- 3: Lưu lượng bổ sung của các nhánh suối hai bên bờ chảy vào các đoạn
sông ...........................................................................................................................71
Bảng 4- 4: Kết quả tính toán lượng nước hồi quy sau tưới.......................................71
Bảng 4- 5: Kết quả tính lượng nước nhập lưu địa phương đoạn 2 ...........................72
Bảng 4- 6: Kết quả tính lượng nước nhập lưu địa phương từ hồ sông Ba Hạ đến cửa
sông ...........................................................................................................................72
Bảng 4- 7: Nhu cầu lưu lượng nước tưới lấy tại Đồng Cam trong các tháng mùa kiệt
...................................................................................................................................74
Bảng 4- 8: Nhu cầu nước dùng hạ du hồ sông Ba Hạ đến cửa sông.........................74
Bảng 4- 9: Kết quả tính lượng DCTT của công trình phải xả xuống hạ du sông Ba
Hạ ..............................................................................................................................76
Bảng 4- 10: Kết quả tính lượng dòng chảy qua tràn đập Đồng Cam........................76


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1- 1: Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực sông Ba...........................................8
Hình 1- 2: Mạng lưới trạm KTTV lưu vực sông Ba .................................................17
Hình 1- 3: Sơ đồ hệ thống hồ chứa theo quy hoạch trên dòng chính sông Ba..........23
Hình 2- 1: Bản đồ quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Ba..................................28
Hình 3- 1: Tác động môi trường của dự án..............................................................36
Hình 3- 2: Sơ đồ phân tích nhận biết tác động môi trường

............................36

Hình 3- 3: Sơ đồ đoạn sông hạ lưu bị ảnh hưởng củacông trình thủy điện An Khê.42
Hình 4- 1: Sơ đồ biểu thị các nguồn nước đến và lấy đi trên hạ lưu thủy điện An
Khê ............................................................................................................................65
Hình 4- 2: Sơ đồ các nguồn nước đến và dùng trên hạ lưu sông Ba Hạ...................69



1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Lưu vực sông Ba là một hệ thống sông lớn, nằm trong địa giới hành
chính của bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên, với diện tích
13.508 km2. Trên lưu vực sông Ba thủy điện phát triển rõ rệt, đóng góp rất lớn
cho kinh tế xã hội địa phương.
Tuy nhiên qua quá trình phát triển trong thời gian vừa qua, từ quy
hoạch so với yêu cầu phát triển bền vững cũng như sử dụng tổng hợp tài
nguyên nước vẫn có những tồn tại cần phải xem xét đánh giá và đề xuất biện
pháp khắc phục và giảm nhẹ.
Chính vì vậy Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng khai thác sử dụng nước
của thủy điện trên lưu vực sông Ba tới biến đổi dòng chảy trong sông và đề
xuất các biện pháp quản lý kiểm soát là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp cho thủy điện từng bước khắc phục những tồn tại và cùng với các ngành
sử dụng nước khác thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu
vực sông.
Để thực hiện nội dung nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng nguồn
thông tin số liệu của các công trình thủy điện đã xây dựng trên lưu vực sông
Ba như: thủy điện An Khê – KaNak; thủy điện Đăk Sông; thủy điện sông Ba
Hạ; thủy điện sông Hinh; … cùng các thông tin số liệu thực tế vận hành công
trình. Thông qua phân tích việc thực hiện các quy định của pháp luật trong
khai thác sử dụng nước của công trình để rút ra đánh giá các vấn đề trên.
Trong quá trình thực hiện cũng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn.



2

2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của khai thác sử dụng nước của
thủy điện sông Ba tới biến đổi tài nguyên nước và môi trường;
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý kiểm soát giảm thiểu tác động
tiêu cực do khai thác sử dụng nước của thủy điện tới khu vực hạ du.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào tình hình thực tế qua việc điều tra khảo sát khu vực nghiên
cứu và việc phân tích nguyên nhân hình thành lũ. Luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây để thực hiện các nội dung nghiên cứu:
1) Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập các số liệu liên
quan đến đề tài, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng
các công trình khai thác sử dụng nước trên lưu vực sông Ba.
2) Phương pháp phân tích thống kê: ứng dụng phương pháp thống kê
trong thủy văn, phương pháp phân tích tương quan... để xử lý số liệu, nghiên
cứu mối liên quan giữa các yếu tố trong quá trình làm luận văn.
3) Phương pháp chuyên gia: dựa vào tình hình hiện tại, đánh giá dự báo
tình hình một cách khách quan xu thế có thể diễn biến tình hình của vấn đề
cần nghiên cứu.
4) Phương pháp đánh giá tác động môi trường: dựa vào phương pháp
này đánh giác tác động của khai thác sử dụng nước của công trình thủy điện
trên sông Ba đến môi trường hạ du.
5) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra thu thập số liệu
còn thiếu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và hiểu rõ vùng nghiên cứu. Đặc
biệt là số liệu điều tra thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu trong vài năm trở lại
đây.


3


4. Nội dung của luận văn
Luận văn có các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu lưu vực sông Ba và tình hình phát triển thủy điện trên lưu
vực sông, phân tích xác định những vấn đề bức xúc cần giải quyết.
- Đánh giá những tồn tại trong quy hoạch và thiết kế các công trình thủy
điện trên hệ thống sông Ba theo yêu cầu khai thác sử dụng tổng hợp và phát
triển bền vững Tài nguyên nước.
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các công trình thủy điện trên hệ
thống tới biến đổi dòng chảy và sử dụng nước ở hạ lưu. Tập trung vào công
trình thủy điện An Khê – KaNak và công trình thủy điện sông Ba Hạ.
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát để giảm thiểu tác
động tiêu cực của công trình thủy điện đến biến đổi dòng chảy ở hạ du.
Luận văn trình bày trong 86 trang đánh máy, bao gồm mở đầu, nội
dung và kết luận. Phần nội dung được chia làm 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu lưu vực sông Ba và yêu cầu nghiên cứu đánh giá
khai thác sử dụng nước của thủy điện.
Chương 2: Nghiên cứu đánh giá khai thác sử dụng nước của thủy điện
trên lưu vực sông Ba.
Chương 3: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thủy điện trên sông ba
đến biến đổi dòng chảy và sử dụng nước ở hạ du.


4

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG BA VÀ YÊU

CẦU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC SỬ DỤNG
NƯỚC CỦA THỦY ĐIỆN


1.1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG BA

1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1) Vị trí địa lý
Sông Ba là một trong những hệ thống sông lớn thuộc Tây Nguyên và
vùng ven biển Miền Trung (VBMT) có diện tích lưu vực là 13.508 km2, phía
Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc, phía Nam giáp lưu vực sông Cái và sông
Serepok và phía Tây giáp lưu vực sông Kone, sông Kỳ Lộ, phía Đông giáp
Biển Đông. Ở hạ lưu sông Ba có liên quan nguồn nước với sông Bàn Thạch
có diện tích 592 km2 , đó là một sông nhỏ nằm ở dải đất ven biển của tỉnh Phú
Yên.
Lưu vực sông Ba nằm trong khu vực vừa thuộc cả Tây Trường Sơn vừa
Đông Trường Sơn chiếm 4,3% diện tích của cả nước, thuộc 3 tỉnh Gia Lai, Đăk
Lăk, Phú Yên và một phần rất nhỏ thuộc tỉnh Kon Tum .
2) Địa hình
Lưu vực sông Ba ở trung và thượng lưu, chủ yếu là núi và cao nguyên, hạ
lưu có đồi núi thấp, thung lũng và đồng bằng bồi tụ ven biển.
Phía Đông lưu vực là các đỉnh núi thuộc dãy Trường Sơn có độ cao từ
600–1300 m. Phía Nam là dãy núi Phượng Hoàng chạy theo hướng Tây Nam
- Đông Bắc rồi đâm ngang ra biển và kết thúc tại Đèo Cả có độ cao 600–700
m. Phía Tây có các đỉnh núi cao hơn phía Đông nhưng bị chia cắt nhiều và


5

không liên tục như đỉnh Ngọc Rô (1509 m), Konkakinh (748 m), Kongquaboh
(1710 m).
Vùng núi chiếm 62% diện tích tự nhiên của lưu vực cao độ biến đổi từ

600 - 2.000 m được bao bọc ở cả 3 phía Bắc, Đông, Nam và có xu hướng mở
rộng về phía Tây với các cao nguyên đất đỏ Ba zan rất rộng là cao nguyên
PleiKu, Mang Yang, Chư Sê với độ cao 600–800 m. Do các dãy núi phía Tây
Nam của sông Ba bị chia cắt mạnh và không liên tục nên đã hình thành ở
trung lưu một vùng máng trũng với các thung lũng độc lập kéo dài từ An Khê
đến Phú Túc tương đối bằng phẳng là những cánh đồng lớn nằm dọc hai bên
sông Ba và sông Ia Yun với hàng vạn ha đất canh tác thích hợp với các cây
lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng hạ lưu có các dãy núi với cao độ từ 200 m đến 500 m bao bọc ở
cả 3 phía Bắc, Tây và Nam. Tại khu vực giữa và xuôi về cửa sông, các đồi núi
thấp giảm dần cao độ tạo nên đồng bằng Tuy Hòa là một vùng đồng bằng
rộng có diện tích tới 24.000 ha, có hướng mở ra phía biển cao độ biến đổi từ
5-10 m. Vùng cửa sông và ven biển có cao độ biến đổi từ 0,5 - 2 m có các dải
cồn cát chạy dài dọc theo bờ biển.
3) Mạng lưới sông suối
Sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô có độ cao 1.549 m của dãy
Trường Sơn. Từ thượng nguồn đến An Khê sông chảy theo hướng Tây BắcĐông Nam, sau đó chuyển hướng gần như Bắc-Nam cho đến Cheo Reo. Từ
đây sông Ba nhận thêm nhánh IaYun và lại chảy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam cho tới Củng Sơn, sau đó chảy theo hướng Tây-Đông ra tới biển. Tổng
chiều dài sông chính là 386 km. Từ nguồn đến cửa sông, sông Ba có nhiều
sông nhánh và suối nhỏ đổ vào, bao gồm 36 phụ lưu cấp I, 54 phụ lưu cấp II,
và hàng trăm phụ lưu cấp III.


6

Sông Ba có 5 sông nhánh có diện tích lưu vực lớn hơn 500 km2, bao
gồm sông IaPiHao (552 km2), sông Đắc Pô Kô (762 km2), sông IaYun (2950
km2), sông Krông Hnăng (1840 km2), sông Hinh (1040 km2).
- Sông IaYun có chiều dài 175 km, diện tích lưu vực 2950 km2. Sông

bắt nguồn từ đỉnh núi Công Lăk cao 1720 m, chảy theo hướng Bắc Nam sau
chuyển sang hướng Tây Bắc- Đông Nam, đến Cheo Reo thì nhập vào sông Ba
ở phía bờ phải.
- Sông Krông H’năng có chiều dài 130 km, diện tích lưu vực 1840 km2.
Sông bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tun cao 1215 m, chảy theo đường vòng cung
theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc- Đông Nam, nhập vào sông Ba ở phía bờ
phải.
- Sông Hinh có chiều dài 88 km, diện tích lưu vực 1040 km2. Sông bắt
nguồn từ đỉnh núi Chư H’Mu cao 2051 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam đến vĩ độ 12050’ Bắc gần thị trấn Sơn Hòa thì nhập vào dòng chính sông
Ba ở phía bờ phải. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba và các sông nhánh
chính được thể hiện trong bảng 1-1 và hình 1- 1.


7

Bảng 1- 1: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba và các sông nhánh

Tên sông

Độ cao

Diện tích

Chiều

nguồn

lưu vực


dài sông

sông (m)

(km2)

(km)

Độ cao
Bq lưu
vực
(m)

Độ dốc
bq lưu
vực (%)

Chiều
rộng bq
lưu vực
(km)

Mật độ
lưới sông
(km/km2)

Ia Yun

850


2950

175

537

7,1

25

0,41

Krông Hnăng

900

1840

130

348

11

24,5

0,54

Sông Hinh


900

1040

88

292

21

17,7

0,25

Sông Ba

1549

13.508

386

400

10,8

48,6

0,94



8
840.000

870.000

900.000

930.000

960.000

lu vực sông Ba trong tổ quốc việt nam
t rung quốc



o

pu

Đ
ak

c

D

c


hi

a

am

g
in

Krong Pa

1.620.000

1.620.000

n
n
L

D
g
on
1.590.000

Ble

1.590.000

Đak
or


r

Đa
kS

kL
Đa

e pa
y

lu vực sông sesan

g

k
Da

A

1.560.000

nh
yu

D au

hăn


lu vực sông kone

Ba

Đak

nh

'N

ng

S. Tau

yu

Đa
kR

kA
Đa

1.560.000

Ore
ng



D


ak

X

aW

on

g

D.
el
ka
Se
1.530.000

Ia

Pe
tt

1.530.000

Đak Payau

tlv.thợng nguồn sông ba

tlv.sông iayun
Ia


Đ

R in

ak

Su
ối
H

'T
kP
Da

g

Pi

ao

Da
kP

oK
or

ó

Sông Ba

'T
kP
Da
ó

Sông IaYun


1.500.000

ao
Ph

1.500.000

Ia

Ia K

Ya

o

Ea

jt ra o

Po
Ea


Gu

lu vực sông kỳ lồ

ir

R
Ea

Ea

U

r

1.470.000

tlv.khu giữa 1

Ea

Ea

Đại

Sông Đà Rằng

1.440.000

g


Ea B

tlv.khu giữa 4
Sông Con

ôn

long

tlv.khu giữa 3



tlv.khu giữa 2

Biể

o
Sông Bả

T ra
l

beu

Sông Ba

Bàu SenBa
Sông


Sông Krông Hnăng
Sông Bn Thạch

n

Sông Hinh

ic h
Pu

nh
Sông Bá

N

en



ng

áĐ

tlv.sông krông hnăng
K

Lá i

lv.sông bn thạch

Biển Hồ

an
g

S ôn

Ea

lu vự c sông serepok

Ea

Sô n
g Cạ

uk
Ea P

1.440.000

1.470.000



Ea
R

Mu
i


'Sa

i



Ea D

T hul

Ea

l
ba

Ea Thul

Ea

Sông

Ea Sol

Ia Ba

tlv.sông hinh
Ea

g

ôn

n
Hi

1.410.000

Kr

hệ

1.410.000

N

Ea

L u vực sôn g cái ninh hoà

chú giải
Tiểu lu vực
0

1.380.000

Ranh giới lu vực sông Ba

10

20


Dự án Quy hoạch ti nguyên nớc lu vực sông Ba

kilometres

Bản đồ mạng lới sông ngòi
lu vực sông Ba

Ranh giới lu vực sông Bàn Thạch
Ranh giới tiểu lu vực
Sông chính
Sông nhánh
840.000

870.000

900.000

Chủ nhiệm dự án

Ngời thực hiện

PGS.TS.Nguyễn Văn Thắng

KS. Luyện Đức Thuận

930.000

960.000


Cơ quan thành lập trung tâm thuỷ văn ứng dụng và kỹ thuật môi trờng-trờng đại học thuỷ lợi

Hỡnh 1- 1: Bn mng li sụng sui lu vc sụng Ba

1.380.000

TLV:


9

4) Đất địa chất
Lưu vực sông Ba có nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng sinh trưởng và phát triển.
a) Nhóm đất phù sa: được phân bổ ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần
sông suối, tầng đất dày, chạy theo các dải đất hẹp ven sông suối, đất đai màu
mỡ phù hợp cho phát triển nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa nước. Nhóm đất
này chiếm 3,01% (46.530 ha) diện tích đất tự nhiên ở Gia Lai, 2,06% (40.885
ha) ở Đắk Lắk, 9,8% (51.550 ha) ở Phú Yên.
b) Nhóm đất xám: được hình thành trên phù sa cổ, đá măc ma axít và
đá cát. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, dễ khô hạn, khả năng
giữ chất dinh dưỡng kém nên rất nghèo dinh dưỡng. Nhóm đất xám thường
phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, chiếm 23,42% (362.945
ha) đất tự nhiên ở Gia Lai, 54,15% (1.072.077 ha) ở Đắk Lắk và 6,9%
(36.100 ha) ở Phú Yên.
c) Nhóm đất đen: được hình thành trên sản phẩm bồi tụ đá bazan, đá
bột. Nhìn chung loại đất này có độ phì cao, nếu cải tạo tốt có thể trồng được
lúa hai vụ. Nhóm đất này chiếm 1,8% (27.870 ha) đất tự nhiên ở Gia Lai,
chiếm 3,02% (59.760 ha) ở Đắk Lắk và 3,5% (18.050 ha) ở Phú Yên.
d) Nhóm đất đỏ vàng: được hình thành trên nền đá măc ma bazơ.

Đây là nhóm đất có độ phì cao, nhiều đạm, lân, tơi xốp, có tầng đất dày
(70 – 100) cm rất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su,
chè, hồ tiêu... Nhóm đất này có diện tích lớn nhất, chiếm 50,74% (768.295 ha)
đất tự nhiên ở Gia Lai, 36,52% (723.077 ha) ở Đắk Lắk và 5,8% (21.900 ha)
ở Phú Yên
e) Nhóm đất đỏ vàng được hình thành trên nền đá mắc ma axit: Đây là
nhóm đất chiếm 55,8% (288.000 ha) đất tự nhiên ở Phú Yên.


10

f) Nhóm đất mùn vàng đỏ: bao gồm 3 loại đất là đất mùn nâu đỏ trên đá
mắc ma bazơ và trung tính trên đá bazan, đất mùn vàng đỏ trên đá mắc ma
axit và đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất. Nhóm đất này chiếm 11,33%
(175.000 ha) ở Gia Lai.
g) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: đất bị xói mòn nhiều nên tầng mặt trơ

ra những lớp đá hoặc lớp kết vón, địa hình đồi hoặc núi thấp nhưng lượn sóng
mạnh và chia cắt sâu. Nhóm đất này chiếm 7,14% (110.657 ha) đất tự nhiên ở
Gia Lai và 1,42% (28.060 ha) ở Đắk Lắk.
h) Nhóm đất thung lũng : phân bổ chủ yếu ở các hợp thuỷ hoặc thung
lũng có địa hình thấp trũng. Đất này thích hợp cho cấy lúa nước, hoa màu và
các loại rau phát triển.
i) Nhóm đất cát biển và cồn cát trắng chiếm 10.430 ha tập trung ở vùng
ven biển thuộc tỉnh Phú Yên.
j) Đất mặn, phèn trung bình chiếm 2.896 ha thuộc tỉnh Phú Yên.
Trên lưu vực sông Ba có mặt 14 phân vị địa tầng địa chất có tuổi từ
Akeozoi đến Kainozoi và các thành tạo măc ma xâm nhập
5) Lớp phủ thực vật
Hiện tại rừng ở lưu vực sông Ba có diện tích 671.407 ha và độ che phủ

rừng là 41,6%. Nói chung độ che phủ rừng ở thượng lưu có xu thế cao hơn
khu vực hạ lưu, tuy nhiên trong các thời gian vừa qua lớp phủ rừng của các
vùng biến động còn do ảnh hưởng của việc tập trung dân cư và các hoạt động
khai hoang, phát triển trồng cây công nghiệp trong từng vùng nên cũng có
trường hợp có huyện ở thượng lưu nhưng diện tích rừng còn thấp hơn ở hạ
lưu.


11

1.1.2 Dân sinh kinh tế
1.1.2.1 Dân số
Lưu vực có dân số gần 1,3 triệu người trong đó phần lớn dân cư sống
bằng nông nghiệp. Dân cư sống trong lưu vực sông Ba gồm người Kinh
(55,6%), còn lại 44,4% dân tộc thiểu số như Gia Rai, Eđê, Ba Na, Xu Đăng... và
một số dân tộc phía Bắc di cư vào như các dân tộc Mường, Thái.
1.1.2.2 Các ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Ba từ trước đến nay vẫn
lấy Nông- Lâm nghiệp là chính nên Nông- Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh
tế của các tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp-xây dựng và du lịch-dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông–
lâm nghiệp (bảng 1-2).
Bảng 1- 2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%) của các tỉnh trên lưu vực
Hạng muc
Tỉnh
Gia Lai
Tỉnh
Đăk Lăk
Tỉnh

Phú Yên

2003

2004

2008

Nông-Lâm- Thủy sản

52,41

49,53

48,50

Công nghiệp-Xây dựng

20,83

23,16

23,92

Du lịch- Dịch vụ

26,76

27,31


27,58

Nông-Lâm- Thủy sản

55,98

56,53

51,07

Công nghiệp- Xây dựng

16,31

16,98

23,56

Du lịch- Dịch vụ

27,71

26,48

25,37

Nông-Lâm- Thủy sản

38,40


36,80

35,70

Công nghiệp- Xây dựng

27,40

29,50

30,00

Du lịch- Dịch vụ

34,20

33,70

34,30

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk)


12

1) Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh hiện nay thu hút
81,6% lực lượng lao động trên lưu vực. Vùng trung và thượng lưu lưu vực
phát triển cây lương thực (như lúa, ngô, khoai sắn..) và có các vùng chuyên
canh cây công nghiệp dài ngày (như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây công

nghiệp ngắn ngày (mía, thuốc lá, bông...). Vùng hạ lưu tập trung phát triển lúa
nước tại đồng bằng Tuy Hòa.
Trên lưu vực sông Ba có 358.911 ha đất nông nghiệp, trong đó đất
trồng cây hàng năm là 358.451 ha tập trung nhiều tại các tiểu lưu vực trung và
thượng lưu như vùng Nam Bắc An Khê thuộc tiểu lưu vực thượng nguồn sông
Ba, vùng thượng IaYun của tiểu lưu vực Ia Yun, vùng Krông Pa thuộc tiểu
lưu vực khu giữa 1, mỗi vùng có từ một ngàn đến hai ba chục ngàn ha. Trên
các khu vực này tùy theo điều kiện đất địa và khí hậu người dân phát triển
trồng sắn, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, bông, mía,
thuốc lá.
Đất trồng lúa có 58.369 ha rải đều trên tất cả lưu vực, nhưng chủ yếu là
tại vùng thung lũng dọc theo các nhánh sông suối. Tuy nhiên đất trồng lúa tập
trung nhiều nhất là ở vùng Ayun Pa thuộc tiểu lưu vực sông Ia Yun, tại đây đã
có nguồn nước tưới của hồ Ayun Hạ với diện tích đất trồng lúa hiện lên đến
7000 ha và vùng đồng bằng Tuy Hòa có diện tích đất trồng lúa 2 vụ tới
18.000 ha sử dụng nguồn nước của hệ thống thủy lợi Đồng Cam.
Đất trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê,
cao su trên lưu vực sông Ba rất phong phú, tập trung trên các vùng cao
nguyên đất đỏ bazan Tây Nguyên thượng lưu các sông nhánh IaYun, Krông
H’năng thuộc các tiểu lưu vực Ia Yun và Krông Hăng...


13

Hiện tại lưu vực sông Ba có 671.407 ha đất sử dụng cho lâm nghiêp,
bao gồm 379.479 ha đất rừng sản xuất, 230.972 ha đất rừng phòng hộ và
60.956 ha đất rừng đặc dụng
Lưu vực sông Ba ở trung và thượng lưu có nhiều diện tích ao hồ tự
nhiên và hồ chứa thuận lợi cho khai thác và phát triển nuôi cá nước ngọt. Cửa
ra của lưu vực tiếp giáp với biển Đông với hơn 40 km bờ biển, thuận lợi cho

khai thác nguồn lợi hải sản, phát triển nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn.
2) Công nghiệp
Công nghiệp trên lưu vực sông Ba phát triển rất đa dạng bao gồm các
khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) tập trung, các cơ sở sản
xuất công nghiệp phân tán, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng
nghề truyền thống. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh
tế cao nhất là tỉnh Phú Yên chiếm 30%, còn tỉnh Gia Lai là 23,92%, tỉnh Đăk
Lăk là 23,56%.
- Trên lưu vực chỉ có 1 khu công nghiệp tập trung là các khu công
nghiệp An Phú thuộc tỉnh Phú Yên. Tại hạ lưu thuộc tỉnh Phú Yên còn có hai
khu công nghiệp mới xây dựng là KCN Hòa Hiệp 1 và Hòa Hiệp 2 nhưng
thuộc lưu vực sông Bàn Thạch.
- Trên lưu vực có một cụm công nghiệp là CCN EaDar ( thuộc xã
EaDar huyên Ea Kar, Đăk Lăk).
3) Du lịch dịch vụ
Lưu vực sông Ba có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. Hoạt động này
đang ngày càng được đầu tư, khai thác bước đầu có hiệu quả. Một số loại hình
du lịch tiêu biểu có tiềm năng phát triển như là:


14

- Du lịch tham quan thắng cảnh; tại các thác nước, các hồ lớn với diện
tích từ 200 - 4000 ha như hồ Ia M'la, hồ Ea D'reh, hồ Ayun Hạ... có cảnh
quan đẹp, hấp dẫn.
- Du lịch sinh thái ; tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn như vườn
Quốc gia Kon Ka Kinh, rừng đặc dụng Ea Sô, khu bảo tồn Kon Trang.
- Du lịch văn hóa: sự phong phú, đa dạng của phong tục tập quán và
sinh hoạt văn hóa của các dân tộc bản địa như Gia Rai, Ê đê, M’nông... với
những truyền thống bản sắc riêng, hình thành nên một nền văn hóa dân gian

độc đáo, mang tính đặc thù của vùng Tây Nguyên biểu thị tiềm năng phát
triển du lịch văn hóa của lưu vực.
1.2

TÌNH HÌNH SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1.2.1 Tình hình quan trắc số liệu khí tương thủy văn
1) Trạm mưa
Trên lưu vực sông Ba và khu vực lân cận có 18 trạm đo mưa và các yếu
tố khí tượng. Các điểm đo mưa trên lưu vực có tài liệu quan trắc chủ yếu từ
năm 1977 cho đến nay. Trong đó có các trạm chính như: trạm thủy văn An
Khê, Cheo Reo, Krông Pa, Sơn Hòa, Sơn Thành, Tuy Hòa ...
Mạng lưới trạm đo mưa trong lưu vực nói chung phân bố không đồng
đều. Chủ yếu đặt ở thị trấn, huyện lị, thị xã, nông trường, nơi có dân cư đông
đúc. Còn những nơi có địa hình thay đổi như vùng núi cao gần đầu nguồn các
sông, suối thì chưa bố trí được trạm quan trắc.


15

Bảng 1- 3: Lưới trạm khí tượng và đo mưa lưu vực sông Ba
TT

Tên trạm

1

An Khê

2


Pleiku

3

Kon Tum

4

M’Đrăk

5
6
7
8

Pơ Mơ Rê
Krông Hnăng
Chư Sê
Chư Prông

9

Cheo Reo

10
11
12
13
14

15
16
17
18

Phú Túc
Krông Pa
Mang Yang
Sông Hinh
Sơn Thành
Sơn Hòa
Phú Lạc
Phú Tân
Tuy Hòa

Yếu
tố
quan trắc
X
X,Z,U,V,t
X,Z,U,V,t
X,Z,U,V,t
X
X,Z,U,V,t
X
X
X
X
X
X,Z,U,V,t

X
X
X
X
X
X,Z,U,V,t
X
X
X,Z,U,V,t

Số năm

Thời gian quan trắc

42
29
61

1928-1940, 1977-2005
1978-2005
1933-1944, 1956-1974, 1976-2005

69
12
29
29
10
29
29
55

29
27

1917-1942, 1961-1974, 1976-2005
1931-1942
1978-2005
1977-2005
1979-1990
1978-2005
1978-2005
1931-1942,1961-1974, 1977-2005
1978-2005
1979-2005

12
29
29
29
15
57

1978-1995
1977-2005
1977-2005
1977-2005
1976-1990
1933-1942, 1957-1974, 1976-2002

Chú Thích: X: lượng mưa, Z: bốc hơi, U: độ ẩm không khí, V: tốc độ gió, t: nhiệt độ không khí


2) Tài liệu thủy văn
Hiện nay trên lưu vực sông Ba còn có 2 trạm thủy văn đo lưu lượng là
trạm thủy văn An Khê và Củng Sơn, nhưng cũng đều chịu ảnh hưởng của vận
hành hồ chứa thủy điện trước nó. Các trạm mực nước hiện còn quan trắc là
Cheo Reo và Phú Lâm. Trong nghiên cứu tính toán đã sử dụng toàn bộ tài liệu
của trạm thủy văn An Khê và Củng Sơn.


16

Bảng 1- 4: Các trạm thuỷ văn lưu vực sông Ba
TT Tên trạm

Tên
sông

1

An Khê

Ba

2

Cheo Reo

Ba

3


Củng Sơn

Ba

4

Phú Lâm

Ba

5

Krông
Hnăng

Krông
Hnăng

6

Sông Hinh Hinh

Yếu tố
Flv
Số Thời gian
quan
Ghi chú
(km2)
năm quan trắc
trắc

Trên dòng chính,
1967-1974,
1350 H,Q
49
hiện còn quan
1977-2012
trắc
1970, 1973,
Q,H
3
Không còn quan
6940
1974
H
26
trắc
1977-2002
Trên dòng chính,
12410 H,Q, ρ 26 1977-2005 hiện còn quan
trắc
Trên dòng chính,
H
41 1977-2012
chỉ đo H
Không còn quan
235
H,Q
10 1979-1988
trắc
Không còn quan

747
H,Q
18 1978-1995
trắc
Ghi chú: H - mực nước; Q - lưu lượng; ρ - độ đục

Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn hiện có trên lưu vực sông Ba vẫn
còn quá ít và thưa thớt. So với nhiều năm về trước, số lượng các trạm khí
tượng thuỷ văn trong lưu vực không những không tăng thêm mà còn bị bớt đi.
Một số trạm thủy văn bị bỏ không tiếp tục quan trắc nữa như Krông H’năng,
Sông Hinh… nên cũng có ảnh hưởng nhất định làm hạn chế độ chính xác của
tính toán.
Số lượng các trạm có quan trắc lưu lượng hiện nay trên dòng chính là
quá ít, không còn trạm nào trên các sông nhánh nên rất khó khăn cho tính toán
và tổng hợp các đặc trưng thủy văn cho lưu vực sông.


×