Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO TỈNH NINH BÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC
SINH HOẠT CHO TỈNH NINH BÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

CHUYÊN NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC
MÃ SỐ: 60 - 58 - 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN CHÍN

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Văn Chín, được
sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của
bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước
đúng thời hạn và nhiệm vụ với đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải
pháp cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Ninh Bình trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu và nước biển dâng”
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình.


Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số
liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh khỏi. Do
đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng
như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn
Chín, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những
thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt những
kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác
giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho Luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng 08 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Đình Đức


BẢN CAM KẾT
Tên tác giả: Nguyễn Đình Đức
Học viên cao học CH19CTN
Người hướng dẫn: TS Lê Văn Chín
Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cấp nước
sinh hoạt cho tỉnh Ninh Bình trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và

nước biển dâng”
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được
thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước…để
tính toán ra các kết quả, từ đó cân bằng, đánh giá và đưa ra một số đề xuất giải pháp.
Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó.

Tác giả

Nguyễn Đình Đức


Phần mở đầu :
U

Hiện nay, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đang là vấn đề cần được giải
quyết và rất quan tâm trên thế giới . Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo
thế kỷ 21 loài người sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa thiên nhiên , đặc biệt
là phải đối mặt với hiểm họa thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những
năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục
được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng,
Nhà nước và Chính phủ, cụ thể là Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh
nông thôn gai đoạn 2000 – 2030, với mục tiêu chung là nâng cao điều kiện sống
cho người dân nông thôn qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh, nâng
cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo bảo vệ môi trường, vệ
sinh và vệ sinh cá nhân. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh
kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường trong cộng đồng.
Vì vậy việc “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cấp nước

sinh hoạt cho tỉnh Ninh Bình trong điều kiện ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và
nước biển dâng” là hết sức cần thiết và cấp bách.

Luận văn thạc sĩ

1

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

2

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


(Nguồn Internet)
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và
mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng
ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu
tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên
thế giới. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã
Luận văn thạc sĩ

3

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN



tăng khoảng 0.5 đến 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng
P

P

El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự
đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính
toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có
P

P

thể dâng 1m vào năm 2100.
BĐKH tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống nhân loại trên
phạm vi toàn cầu như nước, lương thực, sức khỏe và môi trường. Những năm
gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ
lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại tác động đến Ninh Bình cũng khắc nghiệt và khó
lường hơn. Năm 2007, do ảnh hưởng của bão kèm theo mưa lớn đã làm nước lũ
lên nhanh, tại Bến Đế (Nho Quan) đỉnh lũ là 5,17m (vượt báo động 3 là 1,17m)
khiến cho 23 xã thuộc 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn nằm trong vùng phân lũ
và chậm lũ bị ngập sâu trong nước từ 2,0m đến 3,5m. Theo thống kê , diện tích
đất tự nhiên bị ngập là 12.139ha, số hộ dân bị ngập là 16.456 hộ,với khoảng
68.000 người. Tháng 11/2008, lũ lớn trên sông Hoàng Long đã làm đập tràn Lạc
Khoái ngăn nước sông Hoàng Long bục vỡ, nhấn chìm 12 xã với hơn 12 vạn
dân của huyện Gia Viễn. Tại huyện Nho Quan, mưa lũ với tần suất lớn đã tràn
qua hai tràn Đức Long và Gia Tường thuộc tuyến đê Đức Long – Gia Tường –
Lạc Vân, gây ngập úng 10 xã. Tại vùng ven biển, ngập xâm nhập mặn gia tăng,
độ mặn 1‰ đã vào sâu trong đất liền 24,1km gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất nông nghiệp.

Khi mực nước biển dâng 50 cm so với trung bình nhiều năm, thì ở tỉnh
Nình Bình có khả năng bị ngập khoảng 3,34 % diện tích toàn tỉnh. Tương ứng
với các kịch bản NBD 60 cm, 70 cm thì diện tích ngập lần lượt 3,92% và 5,17%.
Trong trường hợp mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 10,18% tổng diện tích
của tỉnh Ninh Bình có khả năng sẽ bị ngập.

Luận văn thạc sĩ

4

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


CHƯƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên
U

1.1.1. Phạm vi và vị trí địa lý
U

Ninh Bình là tỉnh nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía
Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông
Giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên
hơn 1.400km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 68,17 ngàn ha, chiếm 49% diện
P

P

tích đất tự nhiên. Dân số năm 2012 là 922.582 ngàn người, chiếm khoảng 1,3% dân

số cả nước.
Ninh Bình là tỉnh có địa hình đa dạng, bao gồm biển, ven biển, đồng bằng,
gò đồi, bán sơn địa, núi đất, núi đá vôi. Tỉnh có nhiều cảnh quan du lịch, di tích lịch
sử như vườn quốc gia Cúc Phương, khu động Tam Cốc, Bích Động, Địch Lộng,
Tràng An, đền Đinh Lê, Nhà Thờ Phát Diệm, Chùa Non Nước… với vị trí địa lý
thuận lợi giao lưu với Thủ đô Hà Nội, với các tỉnh trong vùng, trong nước. Ninh
Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế tổng hợp bao gồm các
ngành Công nghiệp, nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch mang lại hiệu quả cao về
kinh tế, xã hội, môi trường.
Kinh tế nông nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan, tốc độ phát
triển ngành nông nghiệp đạt 4,5%/năm (bình quân giai đoạn 2010- 2012), cơ cấu
kinh tế nông thôn đã có chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ giá trị sản lượng
ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng, ngành trồng trọt giảm. Đời sống của nông dân
đã được cải thiện: 100% số xã có đường giao thông đến xã và có điện (98% số
hộ trong tỉnh đã được dùng điện); 67,74% số dân đã được dùng nước sạch trong
sinh hoạt; 100% số xã có trường cấp I, cấp II và trạm y tế; 30,3% số hộ có nhà
kiên cố, 62% số hộ có nhà bán kiên cố, 8,5% số hộ có nhà tranh tre nứa lá.
Ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) hiện nay là
ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. Trong những năm qua kinh tế của tỉnh nói
Luận văn thạc sĩ

5

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


chung, ngành nông lâm nghiệp nói riêng đã có những bước phát triển khá. Sản
lượng lương thực tăng từ 460,9 ngàn tấn năm 2010 lên 484,3 ngàn tấn năm
2012. Bình quân lương thực trên đầu người tăng từ 505 kg/đầu người (năm
2010) lên 525 kg/người (năm 2012). Hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi phát

triển mang lại thành quả đáng kể. Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ, diện tích
rừng trồng được phát triển. Quy mô, sản lượng khai thác thuỷ sản được chú ý
đầu tư mở rộng, tăng cường công suât cho tàu thuyền có khả năng đánh bắt xa
bờ, do vậy sản lượng đánh bắt thuỷ sản tăng nhanh. Đã xuất hiện nhiều mô hình
nông lâm nghiệp kết hợp, nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả khá về kinh tế,
sản xuất phát triển đồng hành với việc môi trường bị đe doạ suy thoái, nhất là
môi trường nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ, hữu cơ và
các chất thải chăn nuôi và sản xuất công nghiệp dịch vụ.
Tuy vậy, nhìn chung Ninh Bình là tỉnh nghèo, bình quân GDP trên đầu
người thấp so với bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chủ yếu ở nông
thôn vẫn là nông nghiệp, nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
của tỉnh. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp. Sản xuất
nông nghiệp chủ yếu là thủ công, năng suất chưa cao. Tỷ suất hàng hoá nông sản
và thu nhập của người dân thấp. Đời sống của nhân dân tuy đã được cải thiện
nhưng nhìn chung còn nghèo, đặc biệt là đời sống của đồng bào các miền núi
còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của
dân nói chung và trạm cấp nước sinh hoạt nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Luận văn thạc sĩ

6

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH

1.1.2. Đặc điểm địa hình
a, Vùng đồi núi phía tây: huyện Nho Quan, phía bắc - đông bắc huyện Gia
Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp, địa hình là các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn,

núi đất và đồi đan xen các thung lũng lũng chảo hẹp, trong tiểu còn có dạng địa
hình bình nguyên có nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử là tiềm năng để phát triển du
lịch. Vùng này cũng có nguồn tài nguyên đặc biệt là đá vôi, là nguồn nguyên liệu
phong phú phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là công nghiệp xi
măng.
b, Vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá: có đầm lầy, ruộng
trũng và nhiều núi đá vôi nổi lên với các hang động đẹp. Gồm phần còn lại của
của vùng đồi núi của 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện
Luận văn thạc sĩ

7

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Hoa Lư, thành phố Ninh Bình cùng một phần của hai huyện Yên Khánh, Yên
Mô.
c, Vùng đồng bằng ven biển: vùng này gồm toàn bộ huyện Kim Sơn với
khoảng 25km bờ biển và phần diện tích còn lại của 2 huyện Yên Khánh, Yên Mô.
+ Vùng có biển và đồng bằng phì nhiêu nên thuận lợi trong phát triển sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng đồng chiêm trũng thuộc xã Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành, Yên
Hòa, Yên Thắng, Yên Bình cao độ ruộng đất từ +0,4÷+0,8 m, trũng nhất từ 0÷
+0,2m.
+ Vùng ven biển (tả Vạc) tương đối bằng phẳng, cao độ đất đai đại bộ
phận từ +0,75 ÷ +1,25 m, địa hình vùng này có xu thế nghiêng về phía sông Vạc.
Vùng bồi ven biển (hữu Vạc) đang phát triển nhanh có điều kiện khai thác và
phát triển các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi.
Xu thế chung, địa hình Ninh Bình có hướng dốc Tây Bắc ÷ Đông Nam
và Bắc ÷ Nam tạo hướng thoát nước chính ra sông Đáy, sông Càn và Biển. Với

điều kiện địa hình như trên, biện pháp công trình thuỷ lợi cũng rất đa dạng, có sự
liên hệ, ràng buộc trong việc cấp nước, tiêu úng, thoát lũ và phũng chống lũ.
1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
1/. Nhóm đất phù sa: Tổng diện tích 74.529,8 ha chiếm 53% diện tích tự nhiên.
a. Đất phù sa bồi (Pb): Diện tích 283,7ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên.
Phân bố thành dải hẹp dọc theo phía ngoài đê của các hệ thống sông. Đất được
hình thành do phù sa sông Đáy và sông Bôi bồi đắp. Đất có độ phì khá, thành
phần cơ giới nhẹ nên thích hợp cho việc trồng rau, hoa màu và cây trồng cạn
ngắn ngày. Có thể đào giếng khai thác nguồn nước mặt chứa trong cát và lọc
trong để phục vụ sinh hoạt chú ý phải cách xa công trình phụ.
b. Đất phù sa không được bồi: Diện tích 25.979,8 ha, chiếm 18,5% diện
tích tự nhiên. Phân bố tập trung thành những vùng lớn trong đê ở hầu hết các
huyện. Đất phù sa sông Đáy có hàm lượng NPK tổng số, dễ tiêu từ trung bình
đến khá, hàm lượng Cation trao đổi cao. Ngược lại, đất phù sa không được bồi
Luận văn thạc sĩ

8

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


của các sông khác có độ phì thấp hơn đặc biệt ở tầng trên 70cm xuất hiện sản
phẩm Feralitic. Đây là vùng dân cư tập trung nên hầu hết diện tích đất phù sa
không được bồi đã được bố trí trồng lúa, lúa- màu, chuyên rau màu và cây công
nghiệp ngắn ngày.
c. Đất phù sa Gley: Diện tích là 30.717,2 ha chiếm 21,9%. Phân bố ở địa hình
thấp, trũng ngập nước thường xuyên. Đất chua, pHkcl= 4,3- 4,5. Thành phần cơ giới
R

R


thường là thịt nặng, hàm lượng mùn thấp, N, P205 tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến
R

R

R

R

trung bình. Hàm lượng Cation trao đổi cao. Diện tích đất này sử dụng trồng lúa hai
vụ, năng suất khá cao.
d. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích 8.835,3ha, chiếm 5,4%.
Phân bố ở huyện Nho Quan tạo thành một dải lớn dọc theo đường 12 từ xã Đồng
Phong đến xã Sơn Lai, Quảng Lạc và rải rác ở một số xã huyện Gia Viễn. Do
ảnh hưởng của chế độ nước và quá trình canh tác đã xuất hiện quá trình tích luỹ
Fe và Al hình thành kết vôi, đá ong. Tỷ lệ kết vôi trong đất khá cao, có chỗ tới
60%, một số nơi hình thành tầng đá ong chặt ở độ sâu 40cm, thậm chí tầng kết
vôi đá ong ngay ở tầng canh tác 15- 20 cm. Đất thành phần cơ giới từ thịt nhẹ
đến thịt trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số và dễ tiêu
trung bình. Loại đất này sử dụng chủ yếu canh tác một vụ lúa, một vụ màu và
chuyên màu.
Biểu1: Tổng hợp diện tích đất tự nhiên và đất đồi núi

hiÖu

Tªn ®Êt

TT


Tæng diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn
B
2

DiÖn tÝch
(ha)

Tû lÖ
(%)

138.372,07

100,0

A

§Êt vïng ®ång b»ng

92.205,2

65,6

I

Nhãm ®Êt mÆn

14.194,4

10,1


1

§Êt mÆn só vÑt

Mm

832,4

0,6

2

§Êt mÆn nhiÒu

Mn

1.642,9

1,2

3

§Êt mÆn trung b×nh vµ Ýt

Mi&M

11.719,1

8,3


II

Nhãm ®Êt phï sa

74.529,8

53,0

B
0

Luận văn thạc sĩ

9

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


4

Đất phù sa được bồi

Pb

283,7

0,2

5
6


Đất phù sa không được bồi
Đất phù sa Gley

Ph
Pg

25.979,8
30.717,2

18,5
21,9

7

Đất phù sa úng trũng

Pj

7.603,8

5,4

8
9

Đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Ps

Pf

192,6
8.835,3

0,1
6,3

10

Đất lầy thụt

J

673,6

0,5

11

Đất than bùn

T

243,9

0,2

III


Nhóm đất xám bạc màu

3.481,0

2,5

12

Đất bạc màu trên phù sa cổ

3.481,0

2,5

B

Đất vùng đồi núi

26.598,5

18,9

IV

Nhóm đất đỏ vàng

24.997,3

17,8


13

Đất nâu vàng trên đá vôi

Fn

9.738,4

6,9

14
15

Đất đỏ nâu trên đá vôi
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét

Fv
Fs

3.115,7
10.462,7

2,2
7,4

16

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp


487,3

0,3

17

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

Fl

1.193,2

0,8

V

Nhóm đất thung lũng dốc tụ

1.601,2

1,1

18
19

Đất thung lũng dốc tụ
Đất đen trên sản phẩm bồi thụ của đá vôi

162,4

1.438,8

0,1
1,0

VI

Hồ, ao, đầm

1.330,0

0,9

VII Sông suối

2.607,9

1,9

VII
Núi đá vôi
I

17.836,1

12,7

B
1


B

D
RDv

e. t phự sa cú tng phốn tim tng sõu: Din tớch 192,6 ha, chim 0,1%.
Phõn b ch yu cỏc xó Gia Ho, Gia Võn, Gia Phng (huyn Gia Vin),
Trng Yờn (huyn Hoa L) v mt din tớch nh thuc Th xó Ninh Bỡnh. Nhỡn
chung, loi t ny vn mang tớnh cht ca t phự sa nờn canh tỏc lỳa hai v
cho nng sut khỏ cao.
f. t phự sa ỳng trng, t ly v t than bựn: Din tớch 8.521,3 ha,
chim 6,1%. Phõn b a hỡnh trng, ngp nc thng xuyờn gia mt thung
Lun vn thc s

10

Nguyn ỡnh c CH19CTN


lũng hẹp bao bọc xung quanh là đồi và núi đá vôi, không có chỗ thoát nước. Đất
thường có màu đen, hàm lượng mùn rất cao do tích tụ xác hữu cơ (trên 2%). Đạm
tổng số dao động từ 0,2- 0,8%, Lân tổng số thấp nhỏ hơn 0,05%. Hiện tại phần
lớn diện tích được sử dụng trồng một vụ lúa chiêm, chỉ có phần nhỏ diện tích bố
trí vụ lúa + 1 vụ cá hiệu quả kinh tế cao.
2/. Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 3.481 ha, chiếm 2,5%. Phân bố ở
các xã Gia Lâm, Gia Tường, Xích Thổ, Thạch Bình, Phú Sơn, Lạc Vân, Đồng
Phong, Phú Lộc, Sơn Hà, Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan). Do phân bố ở địa hình
dốc nên quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra liên tục làm đất cũng bị mất các
chất dinh dưỡng. Các kim loại kiềm cũng bị rửa trôi còn lại sắt, nhôm, magiê bị
thấm dần và tích tụ lại thành lớp kết vón khá dày ở độ sâu 70- 100cm nên đất có

thành phần cơ giới nhẹ, tầng mặt chủ yếu là cát pha, xuống tầng sâu đất càng
mạnh dần. Phản ứng đất chua, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng đều nghèo.
3/. Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 1.601,2ha, chiếm 1,1%. Bao gồm đất thung
lũng dốc tụ và đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá vôi. Phân bố ở những thung lũng
thấp, nhỏ trong các vùng đồi núi, do sản phẩm phong hoá của đá mẹ sa thạch, phiến
thạch, đá vôi đưa xuống bồi tụ thành. Tầng đất mỏng nhỏ hơn 30cm, tỷ lệ kết vôi
cao tới hơn 80% có thành phần cơ giới nặng, đất có phản ứng chua nghèo mùn,
nghèo các chất dinh dưỡng.
4/. Nhóm đất mặn: Diện tích 14.194,4ha, chiếm 10,1%. Đất mặn được
hình thành trên trầm tích biển và trầm tích sông biển. Tuỳ theo khoảng cách với
bờ biển và mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nước biển, đất mặn ở
Ninh Bình được chia ra 3 loại:
a. Đất mặn sú vẹt (Mm): Diện tích 832,4ha, chiếm 0,6%. Phân bố ở ngoài
đê Bình Minh 2. Tính chất hoá học nổi bật của loại đất này là nồng độ muối rất
cao, đất mặn Cl- và hàm lượng Cl- hoà tan 0,60- 0,75%. Những đặc tính lý hoá
P

P

P

P

học trên đây không cho phép thực hiện sản xuất nông nghiệp trên loại đất này.
Biện pháp tối ưu để khai thác sử dụng là trồng rừng ngập mặn phòng hộ ven
biển kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phần diện tích sát đê Bình Minh 2 có thể
bố trí trồng cói.
Luận văn thạc sĩ

11


Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


b. Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 1.642,9 ha, chiếm 1,2%. Phân bố ở các
xã Cồn Thoi, Kim Mỹ, Kim Tân trong đê Bình Minh 2. Hạn chế lớn nhất của
loại đất này đối với sản xuất nông nghiệp là hàm lợng muối cao trong đất do bị
nhiễm mặn, đặc biệt là vụ đông xuân và xuân hè. Hiện nay trên loại đất này mới
chỉ bố trí một vụ lúa mùa đặc sản và phần diện tích còn lại trồng cói.
c. Đất mặn ít và trung bình (Mi&M): Diện tích 11.719,1 ha, chiếm 8,3%.
Phân bố trong đê Bình Minh 1 gồm đất của Nông trường Bình Minh và một số
xã thuộc huyện Kim Sơn. Do đất chỉ bị nhiễm mặn một thời gian ngắn, khả năng
rửa trôi của đất trong mùa mưa nhanh. Mặt khác, do hệ thống thuỷ lợi khá hoàn
thiện nên việc ngăn mặn dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi canh tác hai vụ lúa
năng suất cao.
5/. Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 24.997,3ha, chiếm 17,8%.
a. Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 487,3ha, chiếm 0,3% diện tích
tự nhiên. Phân bố ở xã Quỳnh Lưu, Đồng Phong, Phú Sơn (Nho Quan). Đất có
thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn trung bình.
Phản ứng đất chua, pH KCL 4,3. Hàm lượng chất dinh dưỡng dạng tổng số, dễ tiêu
R

R

từ nghèo đến trung bình và giảm dần theo chiều sâu phẫu diện, cation trao đổi thấp.
b. Đất đỏ nâu trên đá vôi: Diện tích 3.115,7 ha, chiếm 2,2%. Phân bố ở
địa hình cao nên thường bị hạn vào vụ chiêm. Độ che phủ của thảm thực vật
thấp, quá trình bốc hơi nước cao. Do đó thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình
thành kết vôi. Đất màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét trung
bình. Tầng đất dày, phản ứng dung dịch đất chua mặn pH KCL 4,3. Hàm lượng các

R

R

chất dinh dưỡng dạng tổng số và dễ tiêu nghèo cation trao đổi thấp.
c. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 10.462,7 ha, chiếm 7,4%.
Phân bố ở các xã Quỳnh Lưu, Kỳ Phú, Sơn Lai, Quảng Lạc (Nho Quan), Yên
Sơn, Yên Thắng, Đồng Giao (Thị xã Tam Điệp). Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ,
nâu vàng thành phần cơ giới thịt nặng. Phản ứng đất chua, càng xuống sâu độ
chua càng tăng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng dạng tổng số trung bình, dễ tiêu
nghèo. Cation trao đổi thấp.
Luận văn thạc sĩ

12

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


d. Đất nâu vàng phát triển trên đá vôi: Diện tích 9.738,4 ha, chiếm 6,9%.
Phân bố chủ yếu ở Thị xã Tam Điệp thuộc xã Quang Sơn, Nông trường Đồng
Giao; Xã Quỳnh Lưu, Xích Thổ, Vườn quốc gia Cúc Phương (Nho Quan) và
diện tích nhỏ ở các huyện Yên Mô và Gia Viễn đất có phản ứng chua trong toàn
phẫu diện và độ chua có xu hướng giảm dần theo chiều sâu. Hàm lượng mùn
trung bình ở tầng mặt càng xuống sâu càng nghèo mùn. Hàm lượng N, P,K tổng
số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.
*. Nhận xét chung:
Tài nguyên đất ở Ninh Bình rất phong phú, bao gồm nhiều loại đất từ đất
vùng biển (đất mặn) đến đất đồng bằng (đất phù sa) và đất đồi núi. Đây là thế
mạnh để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng đa dạng hóa.
- Diện tích đất mặn tập trung chủ yếu ở huyện Kim Sơn, là vùng lúa đặc sản

truyền thống có năng suất cao. Phần diện tích đất mặn nhiều có thể bố trí trồng hai vụ
cói và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đối với đất mặn sú,vẹt, đước thì bố trí trồng sú
vẹt để chắn sóng, ngăn mặn đảm bảo sinh thái ven biển. ở vùng này nguồn nước
phục vụ sinh hoạt phải đưa nước ngọt từ nơi khác đến, hứng chứa nước mưa hoặc
khai thác nước ngầm tầng sâu.
- Đất phù sa với diện tích 74.529,8 ha chiếm 53% diện tích tự nhiên, đây là
nhóm đất có diện tích lớn nhất và phân bố ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Loại
đất này thích hợp với canh tác lúa, lúa- màu và chuyên rau màu cho hiệu quả kinh tế
cao. Nước sinh hoạt vùng này chủ yếu khai thác nước mặt kết hợp một phần với
nước ngầm và nước mưa.
- Đất xám bạc màu có độ phì tự nhiên thấp nên diện tích này chủ yếu bố
trí trồng vụ lúa- một vụ màu, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc,
đậu đỗ các loại vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng cải tạo đất.Nguồn
nước sinh hoạt vùng này chủ yếu khai thác nước mặt.
Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá Mắcma axit và biến chất và đất thung
lũng dốc tụ với diện tích 24.997,3 ha, chiếm 17,8% diện tích tự nhiên. Diện tích
đất tốt thích hợp cho phát triển loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dứa,
Luận văn thạc sĩ

13

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Nguồn nước khai thác phục vụ sinh hoạt
vùng này kết hợp nước ngầm với nước mặt.
1.1.4. Đặc điểm địa chất địa mạo
Địa chất vùng nghiên cứu khá phức tạp, chủ yếu là trầm tích có 3 hệ chính:
hệ Triát (T), hệ Neogen (N) và hệ Đệ Tứ (Q).
- Hệ Triat (T) với đá vôi xuất hiện trên diện rộng cả ở khu vực đồng bằng

60 và hầu hết khu vực bán sơn địa, đồi núi. Trong khu vực đá vôi thường có
nhiều hang nước, mỏ nước, nguồn sinh thuỷ và mất nước khó xác định. Việc
tính toán thuỷ văn, phương án và kết cấu công trình là gặp nhiều khú khăn.
- Hệ Neogen Hệ tầng Hang Mon (N 1 3 - N 2 1 hm), lộ ra một diện nhỏ khoảng
R

RP

P

R

RP

P

vài km2 ở gần ga Đồng Giao.
P

P

- Hệ Đệ Tứ, bao gồm các hệ tầng trầm tích, phân bố trên toàn tỉnh Ninh
Bình, việc xây dựng công trình đều cần phải xem xét, xử lý nhất là vùng trầm
tích ven biển do ổn định kém, độ mất nước lớn (do đất pha cát và đất cát).
a. Địa tầng: Theo cỏc tài liệu điều tra, đánh giá tài nguyên và môi trường
nước ngầm tỉnh Ninh Bình bao gồm những phân vị địa tầng sau :
- Giới Proterozol;
- Giới Mzozol;
- Giới Kalnozol;
b. Đặc điểm thủy động lực nước dưới đất ở Ninh Bình.

Trên địa bàn tỉnh gồm đới 2 chứa nước chính là đới trao đổi nước tự do và
đới rất khó trao đổi nước.
- Đới có khả năng trao đổi nước ngầm: Gồm toàn bộ đất đá chứa nước của
trầm tích Jura, Trias.Pecmi, và các đá cổ hơn ở ven rỡa đồng bằng,kể cả phần
trên của trầm tích Neogen, nơi chúng nằm trực tiếp dưới đất đá chứa nước của
trầm tích Đệ tứ.
- Đới khó trao đổi nước: Gồm có tất cả các loại đá nứt nẻ của các trầm tích
trước Đệ tứ. Đối với tầng thủy động lực trên, tốc độ và phương chuyển động của
Luận văn thạc sĩ

14

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


nước dưới đất được xác định bằng góc dốc thủy lực, tính thấm của đất đá và
mức độ liên quan thủy lực giữa các tầng chứa nước khác nhau. Trong tầng này,
miền cung cấp cũng là miền thoát, chủ yếu là hệ thống sông Hồng.
1.2 Đặc điểm khí tượng và thuỷ văn
1.2.1 Khí tượng, khí hậu
Khí hậu Ninh Bình mang những đặc điểm của tiểu khí hậu Đồng bằng sông
Hồng là nóng ẩm, có mùa đông lạnh ít mưa; mùa hè nắng nóng mưa nhiều.
Ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Đông Nam cũng chịu
ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi.
a) Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,0÷23,70C.
P

P

b) Số giờ nắng: số giờ nắng trong năm khoảng 1600 ÷1700 giờ/năm.

c) Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình tháng và năm trong vùng cũng chịu
ảnh hưởng trực tiếp của gió biển nên tốc độ gió bình quân trong năm lớn, từ 3,8
÷ 5,0m/s. Các nơi khác trong đất liền tốc độ gió trung bình năm chỉ ở mức từ 2,5
÷ 3,0m/s.
d) Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi đo theo ống Piche trung bình nhiều năm tại
các trạm quan trắc trong vùng biến đổi không nhiều, dao động từ 840 ÷ 1000 mm.
e) Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối của không khí trong vùng nhiều năm
dao động không nhiều, từ 82÷85
f) Chế độ mưa: phụ thuộc vào sự hoạt động của chế độ gió mùa. Tổng lượng
mưa trung bình năm 1750÷1850mm, mưa lớn thường tập trung ở vùng núi cao (ven
dăy Tam Điệp, đầu nguồn sông Hoàng Long) và vùng băi ven biển. Mưa được phân
bố thành hai mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa từ tháng 6 đến 10, lượng mưa mùa mưa chiếm trên 80÷85%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa chiếm khoảng 15 ÷ 20 % tổng
lượng mưa năm.

Luận văn thạc sĩ

15

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Bảng 2. Lượng mưa tháng và năm trung bình nhiều năm 2012
(Đơn vị: mm)
TT

Tháng
Trạm


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12 Năm

11

1

Nam
24,2 28,5 49,3 90,4 175,8 210,3 228,2 301,9 326,0 223,8 62,5 28,2 1749
Định


2

Ninh
24,6 28,5 54,5 76,7 163,0 236,0 231,2 308,0 370,4 244,3 66,5 30,0 1834
Bình

3

Kim
Sơn

20,0 23,0 43,1 67,3 137,0 190,5 185,3 330,9 406,5 249,9 66,4 25,9 1746
Bảng 3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm 2012
Đơn vị: %

Trạm

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Năm

Hòa Bình

84

86

89

89

84

82

81

85


86

84

82

82

84

Thanh Hóa 84

88

90

89

85

84

84

86

86

84


82

82

85

Nam Định

85

88

91

89

85

83

82

85

85

83

82


82

85

Ninh Bình

85

88

91

89

84

83

81

85

85

83

82

83


85

Bảng 4. Tốc độ gió trung bình tháng, năm 2012
Đơn vị: m/s
Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Năm

Hòa Bình

2,2 2,0 1,9 2,1 2,1 1,9 2,0 1,7 1,9 2,1 2,0 2,1

2,0

Thanh Hóa

2,1 2,0 1,9 2,1 2,1 1,8 2,0 1,6 1,7 1,8 1,8 1,9

1,9

Nam Định

2,4 2,3 2,0 2,3 2,4 2,3 2,4 2,0 2,2 2,5 2,2 2,3

2,3

Ninh Bình

2,2 2,0 1,7 1,9 2,0 1,9

2,0

,1

1,6 2,0 2,2 2,1 2,1


1.2.2 Đặc trưng mưa
Do vị trí của tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ lại có dãy núi đá vôi nằm ở phía
tây chắn gió Đông Nam và gió Đông Bắc mang hơi ẩm từ biển vào nên lượng
mưa ở đây tương đối lớn. Lượng mưa trung bỡnh nhiều năm biến động từ 1700 2200mm, mưa có tổng lượng lớn ở vùng núi bán sơn địa Hữu Đáy rồi giảm dần
Luận văn thạc sĩ

16

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


sang phía Đông ở các khu vực ven sông Hồng. Lượng mưa phân bố không đều
và được phân thành hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa cả
năm. Tháng VIII, IX là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm (trung bình 310
- 320mm), đây là thời gian tập trung mưa bão và lũ lụt. Lượng mưa ngày lớn
nhất đo được tại Ninh Bình là 331mm/ngày (22/IX/1978). Tuy nhiên cũng có thể
xẩy ra hạn lớn như tháng VIII/1965 và tháng VII/4966.
Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau chiếm khoảng 25% tổng lượng
mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa phùn, mưa nhỏ.
Bảng 5. Lượng mưa trung bình tháng, năm 2012
Đơn vị: mm.
Trạm
Hòa
Bình
Thanh
Hóa
Nam
Định

Ninh
Bình

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

29,9 29,3 50,2 103,6 177,3 254,1 251,3 312,0 325,8 233,4 86,1 36,0 1889,0


24,8 34,4 42,3 85,4 162,7 237,0 160,0 328,1 280,5 185,2 64,4 24,1 1728,9

27,8 35,0 50,8 81,6 174,7 192,7 230,2 325,2 347,7 194,6 67,5 29,2 1757,0

23,7 35,6 46,0 82,7 166,8 224,1 227,2 301,5 381,8 235,2 69,8 34,1 1828,5
1.3 Tình hình nguồn nước
1.3.1 Nguồn nước mặt
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có các sông lớn bao gồm sông Đáy, sông

Bôi, sông Lạng, sông Hoàng Long bắt nguồn từ tỉnh Hoà Bình. Sông Lạng, sông
Bôi như những chiếc máng thu nước từ các dãy núi Thạnh Bình, Xích Thổ, Cúc
Phương; sông Bến Đang, sông Hoàng Long thu nước từ các dãy núi Gia Thanh,
Gia Trung, Trường Yên rồi đổ vào sông Đáy và chảy ra biển Đông. Ngoài ra còn
có các nhánh sông như sông Chanh, sông Vạc, sông Vân, sông Trinh Nữ… Toàn
bộ các lưu vực của sông cuối cùng đều dồn ra biển Đông.
Luận văn thạc sĩ

17

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Theo các tài liệu của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Ninh Bình
cung cấp:
a. Sông Lạng:
Chảy từ Hoà Bình qua xã Thạch Bình, thị trấn Nho Quan rồi đổ vào sông
Hoàng Long ở Tứ Mỹ (Lạc Vân). Lòng sông hẹp nên khi mưa to, nước từ sườn
núi dãy Thạch Bình đổ về làm mực nước sông dâng lên rất nhanh. Mùa lũ lụt có
mực nước ở cao trình 3,48 m, còn mùa khô nước xuống ở cao trình 0,21m.

b. Sông Bôi:
Bắt nguồn từ Hoà Bình chảy qua Xích Thổ cắt đường quốc lộ 12 ở An
Hội (Gia Tường) và đổ vào sông Hoàng Long ở Đức Long.
Lưu lượng chảy qua sông Bôi khá lớn vào khoảng 35 – 135 m3/s. Mùa lũ
P

P

nước tại bến Đế ở cao trình 3,70 m. Mùa kiệt ở cao trình 0,3 m.
c. Sông Hoàng Long: Là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi, chảy qua
Gia Lạc, Gia Sinh, Trường Yên đổ vào sông Đáy ở Gián Khẩu. Mực nước cao
nhất dao động ở cao trình 3 – 3,7 m, thấp nhất ở 0,05 – 0,02 m; trung bình ở
1,01 – 1,35 m.
Do là hợp lưu của sông Bôi và sông Lạng và nước miền đồi núi phía Tây đổ
xuống nên thường gây ngập lụt trong vùng trũng thuộc lưu vực sông Hoàng Long.
d. Hệ thống các sông phía Nam
Bao gồm có sông Chanh, sông Hệ Dưỡng, Sông Bến Đang (mới được
đào) các sông này đều đổ ra sông Vạc và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
đ. Hệ thống suối
Các địa phương miền núi tỉnh Ninh Bình có rất nhiều suối như:
- Suối Phú Hữu bắt nguồn từ nam Phú Long đổ vào đập trời Quảng Lạc,
có Q tb = 118,23 l/s, diện tích lưu vực = 4,83 km2.
R

R

P

P


- Suối Vĩnh Khương: Bắt nguồn từ Lão Thành chảy đến An Ngãi ra sông
Bến Đang, lưu lượng trung bình = 25,84 l/s, diện tích lưu vực = 9,19 km2.
P

P

- Các suối sông Cầu, sông Thủng, suối Tam Điệp, suối Rồng…
f. Ao hồ

Luận văn thạc sĩ

18

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Ở các huyện của tỉnh có rất nhiều hồ chứa như Yên Đồng, Yên Thắng,
Yên Quang, Gia Hưng, Bãi Sãi, Đập Trời, Đồng Chương, Đá Lải và các hồ nhỏ
có dung tích từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn m3 nước.
P

P

Tổng diện tích mặt nước của các hồ là 1.591 ha và 593 ha sông suối là
nguồn cung cấp nước quan trọng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Nhìn chung, với tổng nước mặt của tỉnh Ninh Bình bao gồm:
+ Ao:

107.444 m3/năm


+ Hồ:

35.845.104 m3/năm

P

P

P

P

+ 356 km chiều dài sông = 10,15 tỷ m3/năm
P

P

Tổng cộng gần 11 tỷ m3 và kết hợp với lượng mưa bình quân nguồn nước
P

P

cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân.
1.3.2. Nguồn nước ngầm
Do cấu tạo địa hình phức tạp, dẫn đến đặc điểm địa chất thuỷ văn cũng rất
phức tạp. Nguồn nước ngầm trong tỉnh Ninh Bình có 2 loại nước tồn tại trong
môi trường khác nhau. Đó là môi trường lỗ hổng và môi trường khe nứt – castơ,
các tầng chứa nước chính chứa trong trầm tích đề tứ. Các trầm tích phân bố
trong địa bàn tỉnh Ninh Bình có tuổi từ Mezozoi đến Kainozoi. Dựa vào địa
tầng, thành phần thạch học, mức độ chứa nước có thể phân ra các tầng, phức hệ

chứa nước và cách nước gồm 7000 đơn vị chứa nước và 2 lớp cách nước tuần tự
từ trẻ xuống như sau:
a. Tầng chứa nước vỉa – lỗ hổng trầm tích tuổi Holocen trên, hề tầng Thái Bình.
Tầng chứa nước này xuất lộ trên mặt đất và phân bố chủ yếu ở phía đông của tỉnh,
trong các huyện Yên Khánh, Kim Sơn và một phần huyện Yên Mô, Hoa Lư, Gia
Viễn, Nho Quan.
Đất đá chứa nước được tạo thành từ nhiều nguồn gốc. Thành phần thạch
học là sét, cát nâu đen kép lớp bùn chứa tàn tích thực vật. Bề dày tầng chứa
nước trung bình từ 2 – 20 m với hệ số dẫn nước trung bình khoảng 100 m3/ngày.
P

P

Để sử dụng tầng chứa nước này, nhân dân địa phương đã tiến hành đào
giếng khơi và khoan nông. Chiều sâu giếng đào từ 2 – 5 m, trung bình 4 m, với
chiều sâu mực nước tĩnh dao động trong khoảng 0,0 5 – 2,8 m, trung bình 1,4 m.
Luận văn thạc sĩ

19

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Theo các tài liệu đã phân tích trước đây, hiện nay vẫn đang sử dụng ở
vùng Hoa Lư (trừ ven sông Vân) và phía nam Kim Sơn (giáp với biển), thành
phần hoá học của nước thuộc loại Clorua. Diện tích còn lại chủ yếu là ở vùng
ven sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vân, Yên Mô có nước thuộc loại
Bircarbonat – clorua.
Tầng chứa nước này không dày, trữ lượng không lớn nhưng đối với các
huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Tam Điệp lại là một

trong những nguồn nước chính đã được nhân dân khai thác từ lâu theo quy mô
hộ gia đình (đào giếng khơi) và vẫn đang sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt.
Lớp cách nước trầm tích biển – hệ tầng Hải Hưng trên, tuổi Holocen dưới giữa.
Lớp cách nước lộ trên mặt đất ở Gia Viễn với chiều dài chạy suốt từ Gia Hưng
đến Gia Trấn, chiều rộng từ Gia Vân đến Gia Thắng với diện tích khoảng 30 km2.
P

P

Riêng ở Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, nó bị các trầm tích của hệ tầng Thái
Bình phủ lên.
Thành phần thạch học là sét màu xám xanh, phớt nâu, phớt vàng. Hệ số
thấm của sét ở 0,004 – 0,03 m/ngày với chiều dày khoảng 2 – 5 m.
b. Tầng chứa nước vỉa – lỗ hổng các trầm tích sông biển, đầm lầy, tuổi
Holocen dưới – giữa, hệ tầng Hải Hưng dưới. Tầng chứa nước này không xuất
lộ trên mặt đất, nó phân bố ở Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.
Với thành phần đất đá chứa nước là cát, cát – bột – sét màu xám đen, vài
nơi có lẫn tàn tích thực vật. Chiều sâu mực nước tĩnh từ 0, 5 – 4 m. Lưu lượng lỗ
khoan hút nước thí nghiệm đạt 2,3 l/s với trị số hạ thấp mực nước là 8,1 m.
Tỷ lưu lượng lỗ khoan = 0,3 l/s.m.
Hệ số dẫn nước 65 – 360 m2/ngày.
P

P

Hệ số thấm 0,25 – 0,4 m/ngày.
Ở vùng ven sông Đáy thuộc các huyện Yên Khánh, Kim Sơn là nước ngọt.
Thành phần hoá học chủ yếu của nước này là Bircacbonat – Canxi, phần còn lại của
diện tích có tầng này là nước mặn hoặc lợ với thành phần hoá học của nước là Clorua
– Natri – Kali.


Luận văn thạc sĩ

20

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


Lp cỏch nc trm tớch tui Peistocen h tng Vnh Phỳc. Lp cỏch
nc ny l trờn mt t Nho Quan, Tam ip. Din tớch xut l khong 60
km2, thnh phn thch hc l sột sột bt. Trờn b mt b laterit hoỏ nờn cú mu
P

P

loang l.
H s thm ca sột = 0,06 0,3 m/ngy vi b dy ca lp = 2 5 m.
c. Tng cha nc va l hng cỏc trm tớch sụng, sụng bin tui
Pleistocen, h tng Vnh Phỳc di v Pleistocen gia trờn h tng H Ni.
Tng cha nc ny phõn b Hoa L, Yờn Khỏnh, Kim Sn v mt
phn Gia Vin, Nho Quan, Yờn Mụ, Tam ip. Nú khụng xut l trờn mt t
m b cỏc trm tớch khỏc tr hn ph lờn.
Thnh phn t ỏ cha nc thay i mnh, vựng Nho Quan, Gia
Vin, vựng ven sụng ỏy thuc Hoa L, Yờn Khỏnh, Kim Sn t ỏ cha nc
l cỏt, cui, si. Do vy, nc kh nng phong phỳ nhng cú ch mn, cú ch
nht (ngt) cũn phớa ụng Yờn Mụ v mt phn Yờn Khỏnh, Kim Sn, t ỏ
cha nc l cỏt sột nờn cha nc kộm. on a cht 47 ó khoan thm dũ
nc cỏc ni vi kt qu hỳt nc thớ nghim cỏc l khoan cho bit:
Bng 6: Kt qu cỏc l khoan thớ nghim
Chiều

sâu lỗ
khoan
(m)

Chiều
sâu
mực
nước
H (m)

Lưu
lượng
Q
(l/s)

Trị số
hạ
tầng
mực
nước

Tỷ lưu
lượng
lỗ
khoan

Độ
khoáng
hoá
(g/l)


TT

Số hiệu
lỗ
khoan

1

ĐG 11

Gia Lập-G.Viễn

48,5

1,3

2,65

10,17

0,25

4,95

2

ĐG 16

Ninh Phúc-H.Lư


46

2,55

6,4

6,2

1,01

3,27

3

ĐG 25

Gián-G.Viễn

56

0,5

1,0

18,63

0,05

3,58


4

ĐG 33

TPNB

77,5

3,7

1,11

17,46

0,1

1,56

5

LK 220 Ninh Giang-H.Lư

46

0,3

0,74

18,75


0,04

6,27

6

LK KS

150

2,18

1,81

23,09

0,08

1,3

Địa điểm

Kim Sơn

Lun vn thc s

21

Nguyn ỡnh c CH19CTN



Ở các vùng nước bị mặn, độ khoáng hoá của nước trung bình là 3,93 g/l
còn ở những vùng nước nhạt hoặc hơi lợ, độ khoáng hoá của nước dao động
trong khoảng 0,027 – 1,56 g/l, Thành phần hoá học của nước nhạt là
Bircacbonat – Natri, Kali, Canxi, Magie còn nước mặn và lợ là Clorua –
Bircacbonat – Natri, Magie, Canxi.
e. Phức hệ chứa nước vỉa, khe nứt các trầm tích lục nguyên, tuổi Neogen.
Trên toàn tỉnh Ninh Bình, phức hệ này chỉ lộ trên mặt đất thành một vài chỏm
nhỏ với diện tích 0,5 – 0,6 km2 ở Phú Ốc, bắc ga Đồng Giao. Đất đá chứa nước
P

P

là cát kết, bột kết, nét nẻ, kẹp các lớp than nâu. Bề dầy phức hệ chứa nước từ
150 – 200 m. Tỷ lưu lượng lỗ khoan hút nước thí nghiệm = 0,017 l/s/m. Thành
phần của nước thuộc loại Bircacbonat – Canxi.
g. Phức hệ chứa nước vỉa – khe nứt trầm tích lục nguyên, tuổi Triat, thống
giữa – trên. Phức hệ chứa nước được tạo thành bởi các trầm tích của điệp Suối
Bàng, hệ tầng Mường Trai và điệp Nậm Thẩm. Đất đá của điệp Nậm Thẩm lộ trên
mặt đất với diện tích khoảng 0,6 km2 ở Đông Sơn – Tam Điệp, của hệ tầng Mường
P

P

Trai với diện tích khoảng 2 km2 ở Xích Thổ – Nho Quan, còn của điệp Suối Bàng ở
P

P


xã Thạch Bình (khoảng 10 km2) và Gia Trung – Gia Viễn 1,5 km2, thành phần đất
P

P

P

P

đá chứa nước là sét – vôi, bột – sét – vôi, sét kết, cát kết, bột kết nứt nẻ. Bề dầy đất
đá chứa nước từ 150 – 850 m.
Phức hệ này chứa nước rất ít không có ý nghĩa cung cấp nước.
h. Phức hệ chứa nước khe nứt – castơ các trầm tích Carbonat, hệ Triat,
thống giữa điệp Đồng Giao.
Phức hệ chứa nước này lộ trên mặt đất với diện tích khá rộng ở Gia Viễn,
Nho Quan, Tam Điệp, nó bao gồm hai dải chạy song song với nhau theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Về phía Đông nó chìm sâu dần và bị các trầm tích trẻ hơn
phủ lên.
Thành phần đất đá chứa nước là đá vôi, vôi – sét nứt nẻ, castơ. theo kết
quả thăm dò nước của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Ninh
Bình đã hút nước thí nghiệm ở các giếng khoan, có kết quả như sau:
Luận văn thạc sĩ

22

Nguyễn Đình Đức – CH19CTN


×