1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN CÔNG ĐỊNH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS
JAVANICA (BLUME) HOOK. F.) TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9 62 02 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM SINH
HUẾ - 2019
Luận án được hoàn thành tại: Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
2
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Lợi
2. TS. Trần Minh Đức
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư
viện Quốc gia.
3
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đảng sâm là cây dược liệu quý của Việt Nam, có tác dụng chữa bệnh như nhân sâm nhưng giá lại rẻ. Trong tất
cả các bài thuốc điều trị bệnh trong Đông y đều có tên đảng sâm với vai trò là vị thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng, tăng
cường sức khỏe cho người bệnh.
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là địa phương có cây đảng sâm phân bố tự nhiên và bước đầu được nhân dân
gây trồng. Để đảng sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa đáp ứng yêu cầu cần thiết phải bảo vệ,
lưu giữ nguồn gen quý cho tương lai. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, bằng chứng khoa học cụ thể nhằm đề xuất các
giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý và phát triển cây đảng sâm mang lại hiệu quả
cao tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái và ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa đến phân bố tự nhiên loài
đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hạt và gây trồng loài đảng sâm.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dữ liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, tái sinh và ảnh hưởng của các nhân tố
lập địa đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm.
- Cung cấp các thông tin khoa học về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài đảng sâm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển loài đảng sâm tại
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố của loài đảng sâm.
- Đã xác định được và bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài đảng sâm.
- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể, có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm gây trồng, phát triển bền vững
loài đảng sâm cho người dân trong vùng nghiên cứu.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ
1.1.1.1. Khái niệm
4
Trên thế giới có nhiều khái niệm về lâm sản ngoài gỗ khác nhau theo tác giả, tổ chức và theo thời gian. Tuy
nhiên, trong lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ
(minor forest product/ secondary forest product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm
nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, ngày 5 tháng 8 năm 1991: “lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product)
bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ
những cây thân gỗ”. Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lich sinh
thái.
1.1.1.2. Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ
Theo tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992), “Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc
cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm khác quý như
nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng”. Theo nghĩa hẹp, những thực vật cho sản phẩm
không phải gỗ hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho nhiều sản phẩm có giá trị khác gọi chung là thực vật cho lâm
sản ngoài gỗ. Theo nghĩa rộng, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ gồm mọi thực vật của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ thống
sử dụng đất tương tự có khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ.
1.1.1.3. Phân loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ như: phân loại theo hệ thống tài
nguyên thực vật, phân loại theo hình dạng thân cây, phân loại theo giá trị sử dụng. Riêng việc phân loại lâm sản ngoài gỗ
theo giá trị sử dụng vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo FAO (1984) thì các loại lâm sản ngoài gỗ được phân
thành các nhóm theo giá trị sử dụng như sau: 1) Làm lương thực, thực phẩm; 2) Làm vật liệu xây dựng; 3) Làm hàng thủ
công mỹ nghệ; 4) Làm dược liệu, hương liệu; 5) Làm cảnh.
1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa
1.1.2.1. Khái niệm
Theo Katherine Warner (1991), tri thức bản địa là tri thức địa phương - dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn
hóa hay một xã hội nhất định. Đây là kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, chăm
sóc sức khỏe, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động chủ yếu của cộng đồng nông
thôn. Khác với tri thức bản địa, hệ thống tri thức hàn lâm thường được xây dựng từ các trường đại học, viện nghiên cứu.
1.1.2.2. Kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng
Quản lý lâm nghiệp bản địa gần đây đã trở thành mối quan tâm của cả khoa học lâm nghiệp và sự hợp tác phát
triển lâm nghiệp. Trước đây lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp tập quán không được đề cập tới, đặc biệt lâm nghiệp cộng
đồng đã bị bỏ qua trong rất nhiều trường hợp, trong khi đó những sáng kiến và quản lý rừng bản địa lại rất có giá trị. Ngày
nay, lâm nghiệp chuyên nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến sự thành công của lâm nghiệp bản địa và quá trình truyền thông
và tổng hợp đã được mở ra.
1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu
1.1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu trên thế giới
Theo số liệu của Tổ chức y học thế giới (WHO) đến năm 1995 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong 250.000 loài
được biết) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài,
Trung Quốc có khoảng 5.000 loài. Các nước có mức sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như Trung Quốc tiêu thụ
700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979
đã nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương với 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ ở
các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho y học cổ truyền phát triển mạnh.
1.1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu tại Việt Nam
Rừng nhiệt đới Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong phú. Việt Nam hiện nay có khoảng
12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loài tảo lớn: trong đó có hơn 3.200 loài thực vật
bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh cho người được phân bố khắp các điều kiện lập
địa khác nhau ở nước ta.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước
1.2.1.1. Phân loại đảng sâm
Chi Codonopsis có đặc điểm phân loại học như sau:
- Liên giới: Eukaryyota (Sinh vật nhân thực
- Giới: Plantae (Thực vật)
5
- Phân giới: Viridaeplantae (Thực vật xanh)
- Ngành: Magnoliophyta (Thực vật có hoa; Mộc lan; Hạt kín)
- Lớp: Magnoliopsida (Thực vật 2 lá mầm)
- Phân lớp: Asteriades
- Bộ: Astarales (Bộ Cúc)
- Họ: Campanulaceae (Họ Hoa chuông; Cát kiến)
- Phân học: Campanuloideae
- Chi: Codonopsis
1.2.1.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002), trên thế giới, chi Codonopsis Blume có 44 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á và châu Âu. Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc,
Mianma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập
trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là sâm
leo, phòng đảng sâm, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà
Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam.
Đinh Thị Hoa và Đoàn Thị Thùy Linh (2003), khi nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái sinh loài đảng sâm tại
khu bảo tồn thiên nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra những kết luận bước đầu về: i) phân bố đảng
sâm tại các dạng sinh cảnh, ii) phân bố đảng sâm theo vị trí, iii) đặc điểm tái sinh.
1.2.1.3. Đặc điểm sinh thái
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002), đảng sâm thường mọc ở ven rừng, nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, các
trảng cỏ tranh ở độ cao 900 - 2.200 m. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây được
trồng để lấy củ làm thuốc, gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 3 năm đã cho thu hoạch. Ra hoa kết quả tháng 12 - 1.
1.2.1.5. Thành phần hóa học
Theo tác giả Đào Kim Long và cộng sự (2012), các chất β - sitosterrol, daucosterrol, hesperidin, kaemferol 3 - O
- β - D - sophoroside, lobetyol lần đầu tiên được phát hiện trong rễ của loài đảng sâm (Codonopsis javanica). Trong đó,
lobetyol có thể trong quá trình chiết xuất, lobetyolin đã bị cắt 1 phân tử glucoza trở thành lobetyol. Lobetyolin là chất chỉ
thị, dùng để định tính đảng sâm Trung Quốc.
Theo Hoàng Minh Chung và cộng sự (2002), trong rễ đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.
f.) sống và chế biến có đường, saponin, acid amin và chất béo. Nghiên cứu cho thấy chỉ số tạo bột của đảng sâm sống là
8, chỉ số phá huyết là 5,7, hàm lượng Saponin là 3,12 ± 0,08 %.
1.2.1.6. Tác dụng dược lý, công dụng
Theo Đỗ Tất Lợi (2006), trong Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế Nhân sâm trong các bệnh thiếu máu,
da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa
ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là “nhân sâm của người nghèo” vì có mọi công dụng của nhân sâm
nhưng lại rẻ tiền hơn.
Ngày dùng 6 - 12 gam, có thể tăng tới 30 gam, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống luôn 7 đến 14 ngày. Theo tài liệu
cổ, đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư,
ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung.
Người thực tà không dùng được.
1.2.1.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng
Năm 2006, Đỗ Tất Lợi đã hướng dẫn rất cụ thể cách chọn hạt giống và gieo trồng bằng hạt. Ứng dụng công nghệ
cao trong kỹ thuật nhân giống, Đoàn Trọng Đức (2014) đã đưa ra quy trình kỹ thuật nhân giống đảng sâm bằng phương
pháp nuôi cấy mô với 5 bước cụ thể: i) nuôi cấy tạo nguồn nguyên liệu ban đầu, ii) nhân nhanh callus, iii) nuôi cấy tạo
chồi, iv) nhân cụ chồi, v) chăm sóc cây vườn ươm.
1.2.1.8. Thu hái và chế biến
Theo Lê Quý Ngưu và Trần Thị Như Đức (1999), mùa xuân và mùa thu đều có thể đào lấy, nhưng lấy vào mùa
thu thì tốt hơn loại trồng, sau khi đào rễ lên thì vứt bỏ mầm cành trên mặt đất và bùn đất, vừa phơi vừa lăn, làm cho phần
vỏ gắn chặt với phần chất gỗ, phơi khô là được. Loại mọc hoang thì phơi khô hoặc dùng lửa nhỏ sấy khô là được.
Để bào chế Đảng sâm: lấy nước rửa sạch, sau khi ủ mềm thì cắt bỏ đầu núm, cắt thành đoạn hoặc thành phiến,
khô là được.
Bào chế mễ đảng sâm bằng cách: cho gạo vào trong nồi, đun lên, phun ít nước vào cho đến khi hạt gạo gắn dính
lên nồi. Khói tỏa ra thì cho đảng sâm đã cắt thành đoạn vào, sao trộn nhè nhẹ cho đến lúc đảng sâm vàng thì lấy ra, để
6
nguội rồi bỏ gạo đi là được. Cứ 50 kg đảng sâm thì dùng 10 kg gạo.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây đảng sâm ngoài nước
1.2.2.1. Tác dụng dược lý
Đảng sâm phân bố tự nhiên chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á và tập trung nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Cây đảng sâm được sử dụng rộng rãi trên thế giới như là một vị thuốc quý để chữa các
trường hợp thiếu máu, tỳ vị suy yếu, chữa đau dạ dày, ho viêm thận, nước tiểu có chứa albumin .... Y học cổ truyền Trung
Quốc gọi đảng sâm là Dangshen bởi vì nó có tác dụng gần như nhân sâm, được đề cập lần đầu tiên vào năm 1751 bởi tác
giả Wu Yiluo, sau đó là Zhao Xuemin vào năm 1765. Loài Codonopsis sp. Có nguồn gốc từ châu Á và phát triển hoang
dại trong tự nhiên. Rễ đảng sâm được thu hoạch vào mùa thu sau 3 năm phát triển, có vị ngọt dịu và được sử dụng như là
thực phẩm chức năng có giá trị bổ dưỡng, chữa bệnh (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi [29]).
1.2.2.2. Thành phần hóa học
Kết quả nghiên cứu cho thấy rễ đảng sâm chứa các thành phần chủ yếu là saponin triterben và steroid. Theo
Slupki W., Ankanna S., và Bhuni G. (2011), thành phần hóa học trong rễ đảng sâm gồm có: glucose, galactose, arabinose,
mannose, xylose, rhamnose, syringing, n-hexyl b - D-glucopyranoside, ethyl a - d - Pructofuranoide.
1.2.2.3. Công dụng
Theo Chen K. N. (2014), đảng sâm đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc từ thời cổ đại.
Trong nghiên cứu đã đánh giá tác dụng hạ insulin huyết và chống oxy hóa của cao chiết đảng sâm trên mô hình động vật
kháng insulin (IR) gây bởi chế độ ăn bổ sung fructose lâu dài.
1.2.2.4. Nhân giống, gây trồng
Theo Sun N. X. và cộng sự (2008), thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Cam Túc, Trung Quốc đã gieo hạt giống
Codonopsis tangshen Oliv. Vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè trên giá thể phối trộn compost được bổ sung gibberellin
trong nhà màng, thường xuyên giữ ẩm, sau 4 - 6 tuần ở nhiệt độ 20 oC hạt bắt đầu nảy mầm.
Theo Huang P. và cộng sự (1999), đã ghi nhận trong điều kiện canh tác, năng suất và đường kính củ trung
bình loài Codonopsis pilosula Franch có mối tương quan thuận với bón phân N ở mức cao. Năng suất đạt 3.750 kg/ha,
đường kính cổ rễ trung bình > 1,5 cm. Ảnh hưởng của 3 loại phân bón chính lên năng suất và đường kính củ là K > P
> N. Lượng phân bón 155 kg N, 250 kg P2O5 và 60 kg K2O tính cho 1 ha (1:1,6:0,4) sẽ đạt năng suất cao. Phân bón có
ảnh hưởng tích cực đến năng suất trồng trọt cây đảng sâm.
1.2.2.5. Bệnh hại
Theo Ji - Hyun Park và cộng sự (2014) , đã phát hiện sự thối rễ sau thu hoạch tại các kho lưu trữ đảng sâm
(Codonopsis lanceolata) ở khu chợ ở Seoul, Hàn Quốc từ năm 2012. Dựa trên đặc điểm hình thái và phân tích phân tử
của vùng ITS rDNA và D1/D2 của LSU (tiểu đơn vị lớn), đã xác định được nguyên nhân là do nấm Rhizopus oryzae. Đây
là ghi nhận đầu tiên về bệnh thối rễ liên quan đến nấm Rhizopus ở Codonopsis lanceolata.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
Tây Giang là huyện miền núi nằm ở về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ
190 km về phía Tây Bắc và trung tâm thành phố Đà Nẵng 125 km về phía Tây. Vị trí địa lý từ 15 045’ đến 16005’ vĩ độ
Bắc và từ 107005’ đến 107035’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 91.368,05 ha. Địa hình hầu hết là đồi núi, có
độ dốc cao, mức độ chia cắt mạnh, có trên 95 % diện tích tự nhiên có độ dốc từ 20 0 trở lên. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 1.200 - 1.400 m, có nơi cao nhất 2005 m ở Tr’hy, thấp nhất
là trên 400 m (xã Dang). Tây Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Trường Sơn nóng ẩm, mưa nhiều và
mưa theo mùa, nhiệt độ trung bình năm 22 0C, lượng mưa trung bình/năm từ 2.000 - 2.500 mm, độ ẩm trung bình hàng
năm 86 %. Nhóm đất đỏ vàng (FR) là chủ yếu có diện tích khoảng 87.579,93 ha, chiếm khoảng 96,99 % diện tích tự
nhiên. Với điều kiện như vây, Tây Giang có nhiều lợi thế để phát triển các loài cây dược liệu, trong đó có loài đảng sâm.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2018.
- Về không gian nghiên cứu: Vùng nghiên cứu được chọn là huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
7
- Cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) phân bố tự nhiên và gây trồng tại huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam.
- Kiến thức bản địa của người dân địa phương về kỹ thuật chọn giống và gây trồng cây đảng sâm.
- Các mô hình trồng cây đảng sâm tại địa bàn nghiên cứu.
- Một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm gồm: đất đai, địa hình và các dạng
sinh cảnh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm sinh học loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2. Nghiên cứu thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm
3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm
4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết quả nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thống kê các tài liệu nghiên cứu về loài đảng sâm trong và ngoài nước, các báo cáo tổng kết của các cơ quan,
tổ chức đóng trên địa bàn huyện Tây Giang và tỉnh Quảng Nam.
2.3.2. Phương pháp điều tra kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm
Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng PRA (Participatory Rural Appraisal), phỏng
vấn các đối tượng có kinh nghiệm trong thôn bản: già làng (10 người), trưởng bản (30 người), phụ nữ tham gia trồng đảng
sâm (50 người). Phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở phiếu điều tra đơn giản nêu một số câu hỏi chính đáp ứng các mục
tiêu, nội dung của đề tài.
2.3.3. Phương pháp điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm dựa trên cơ sở GIS.
Căn cứ vào bản đồ phân bố đảng sâm dựa vào cộng đồng, bản đồ địa hình, kết quả đi điều tra, tham khảo ý kiến
người dân và cán bộ quản lý để lập các tuyến điều tra.
- Điều tra theo tuyến: Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, lập 10 tuyến điều tra với độ rộng của tuyến điều tra là 3
mét theo các dạng sinh cảnh khác nhau: Rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phục hồi, trảng cỏ, nương rẫy. Trên các tuyến
điều tra tiến hành thu thập các thông tin về số lượng các thể, tình hình sinh trưởng, phát triển và các yếu tố sinh thái.
- Điều tra trong các ô tiêu chuẩn:
+ Tiến hành lập 30 ô tiêu chuẩn đại diện cho các trạng thái rừng. Do đảng sâm là loài thân thảo, dạng leo nên
diện tích mỗi ô tiêu chuẩn được lập có diện tích 25 m2 (5 m x 5 m).
+ Trong ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra về số lượng cá thể đảng sâm, tình hình sinh trưởng của các cá thể trưởng
thành và đặc điểm tái sinh. Trình tự các bước xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm được thực hiện theo các bước như
sau:
- Xây dựng dữ liệu không gian
- Xây dựng dữ liệu thuộc tính
- Xác định một số nhân tố lập địa và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến vùng phân bố loài đảng sâm
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu
- Xác định trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm
- Xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm
- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm
8
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 100 hạt với các công thức sau:
Công thức 1: nhiệt độ nước 25 0C. Công thức 2: nhiệt độ nước 35 0C. Công thức 3: nhiệt độ nước 45 0C. Công thức 4:
nhiệt độ nước 55 0C.
+ Tỷ lệ nẩy mầm được xác định theo công thức:
E%
n
.100
N
Trong đó:
E% là tỷ lệ nẩy mầm bình thường
n là số hạt nẩy mầm bình thường
N là số hạt kiểm tra
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Số hạt nẩy mầm, tỷ lệ nẩy mầm.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 100 hạt với các công thức sau:
Công thức 1: gieo ngay không cất trữ. Công thức 2: gieo sau cất trữ 1 tháng. Công thức 3: gieo sau cất trữ 2 tháng. Công
thức 4: gieo sau cất trữ 3 tháng. Công thức 5: gieo sau cất trữ 4 tháng. Công thức 6: gieo sau cất trữ 5 tháng. Công thức
7: gieo sau cất trữ 6 tháng.
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Số hạt nẩy mầm, tỷ lệ nẩy mầm.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể hỗn hợp luống gieo đến tỷ lệ tạo cây mạ
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 100 hạt với các công thức sau:
Công thức 3.1: hỗn hợp 1 : 2 : 1 (1 đất phù sa + 2 cát + 1 phân chuồng hoai). Công thức 3.2: hỗn hợp 2 : 1: 1 (2 đất phù
sa + 1 xơ dừa + 1 phân chuồng hoai). Công thức 3.3: hỗn hợp 2 : 1 : 1 (2 đất phù sa + 1 cát + 1 phân chuồng hoai). Công
thức 3.4: hỗn hợp 2 : 1 : 1 (2 cát + 1 xơ dừa + 1 phân chuồng hoai).
+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ tạo cây mạ
- Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến sinh trưởng và phát triển của cây đảng sâm trong giai đoạn vườn
ươm
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 cây với các công thức sau:
Công thức 4.1: hỗn hợp 3 : 0 : 1 (3 đất phù sa + 1 trấu hun + 1 phân chuồng). Công thức 4.2: hỗn hợp 3 : 1 : 1 (3 đất phù
sa+ 1 cát + 1 phân chuồng). Công thức 4.3: hỗn hợp 2 : 1 : 1 : 1 (2 đất phù sa + 1 cát + 1 trấu hun + 1 phân chuồng). Công
thức 4.4: hỗn hợp 1 : 2 : 1: 1 (1 đất phù sa + 2 cát + 1 trấu hun + 1 phân chuồng).
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng số lá.
- Ảnh hưởng của độ che bóng đến sinh trưởng và phát triển của cây đảng sâm trong giai đoạn vườn ươm
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 cây với các công thức sau:
Công thức 5.1: độ che bóng 0 %. Công thức 5.2: độ che bóng 25 %. Công thức 5.3: độ che bóng 50 %. Công thức 5.4: độ
che bóng 75 %.
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng số lá.
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây đảng sâm
- Vật liệu giống để trồng là rễ củ được chọn từ rẫy trồng đảng sâm được 3 năm tuổi trở lên, cây khỏe, không bị
sâu bệnh. Rễ củ có đường kính từ 5 - 10 mm, không bị vết thương cơ giới, có từ 80 - 100 củ/kg.
- Các mô hình trồng đảng sâm được bố trí trên đất mùn vàng đỏ trên núi nghèo bazơ (fruvth), có độ dày tầng đất
> 60 cm, độ pH dao động từ 5,8 - 6,2. Hàm lượng mùn trong đất 6 %, đất hơi ẩm, có thành phần cơ giới thịt trung bình.
Độ dốc 20 - 220, khả năng thoát nước tốt. Ngoài những đặc điểm chung, thì giữa các mô hình có sự sai khác như sau:
+ Mô hình 1: Đảng sâm được trồng ở vườn rừng, dưới tán của các loài cây gỗ lớn có độ tàn che < 0,3, đã tiến
hành phát dọn sạch cỏ dại và cây bụi.
+ Mô hình 2: Đảng sâm được trồng trên đất nương rẫy luân canh, trong năm thứ nhất trồng xen ngô với mật độ 1 m x
1 m, năm thứ 2 trồng xen sắn với mật độ 1 m x 1 m.
+ Mô hình 3: Đảng sâm được trồng trên đất nương rẫy luân canh, không áp dụng trồng xen, không làm giàn leo.
+ Mô hình 4: Đảng sâm được trồng trên đất nương rẫy luân canh, không áp dụng trồng xen nhưng có làm giàn
leo.
- Các số liệu về sinh trưởng chiều dài thân, số nhánh/cây, đường kính đầu củ, tỷ lệ ra hoa, đậu quả được theo dõi
và thu thập định kỳ mỗi năm 1 lần vào cuối giai đoạn sinh trưởng của mỗi năm.
9
- Số liệu về tỷ lệ sống được thu thập vào các thời điểm: sau trồng 30 ngày, sau trồng 60 ngày và sau trồng 90
ngày.
- Số liệu về năng suất được thu thập một lần vào cuối năm thứ 3.
2.3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh của mô hình trồng đảng sâm
- Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV):
Công thức tính:
NPV = BPV - CPV
𝑛
𝑁𝑃𝑉 = ∑
(Bt − Ct)
(1 + i)t
𝑡=0
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập thuần.
BPV: Giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong chu kỳ kinh doanh.
𝑛
𝐵𝑃𝑉 = ∑
(Bt)
(1 + i)t
𝑡=1
CPV : Giá trị hiện tại của các khoản chi phí trong chu kỳ kinh doanh.
𝑛
𝐶𝑃𝑉 = ∑
(Ct)
(1 + i)t
𝑡=1
Bt : thu nhập ở năm thứ t, bao gồm toàn bộ những gì chủ đầu tư thu được (đồng).
Ct : chi phí ở năm thứ t, bao gồm tất cả những gì chủ đầu tư bỏ ra (đồng).
i: Tỷ suất chiết khấu (tính theo lãi suất vay vốn hay tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư)
n: Số năm của chu kỳ sản xuất.
t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
1
(1+𝑖)𝑡
: Hệ số chiết khấu.
- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR):
BCR (Benefit Cost Rate) là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa
về giá trị hiện tại công thức tính theo Jonh Gunter như sau:
BCR = BPV/CPV
Trong đó:
BPV: Giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong chu kỳ kinh doanh.
CPV: giá trị hiện tại của các khoản chi phí trong chu kỳ kinh doanh.
10
Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế. Nó phản ánh về mặt chất lượng đầu tư. Tức là nó cho biết cứ một
đồng bỏ ra thì thu được mấy đồng (các khoản thu và chi được đưa về bằng thời gian hiện tại). Phương án nào có BCR lớn
thì sẽ được lựa chọn.
+ Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có lãi.
+ Nếu BCR = 1 thì phương án kinh doanh hòa vốn.
+ Nếu BCR < 1 thì phương án kinh doanh thua lỗ.
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố với m lần lặp trên phần mềm Microsoft
Excel.
So sánh các mẫu về lượng: sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố, 3 lần lặp để đánh giá mức độ
biến động giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng tiêu chuẩn t (Student) để chọn công thức thí nghiệm tốt nhất.
So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ205 để so sánh, đánh giá và chọn công thức thí nghiệm tốt nhất.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm học của loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài đảng sâm
Đảng sâm là cây thân thảo, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn, phân cành, dài 1,5 - 2,5 m, có rễ củ nạc. Toàn
thân có nhựa màu trắng như sữa, ngọn và lá non thường có lông mịn, khi già nhẵn. Lá mỏng, mọc đối, hình tim thuôn dài
3 - 5 cm, rộng 2,5 - 5 cm, gốc xẻ thành 2 thùy tròn sâu, đầu nhọn hoặc tù, mặt dưới nhạt, có lông nhỏ, gân nổi rõ, mép
nguyên, hơi lượn sóng; cuống lá dài 3 - 6 cm. Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, có cuống dài 1,2 - 2 cm, đài có 5 phiến hẹp, dài
1 - 1,5 cm, dính nhau ở gốc; tràng hình chuông, đường kính 1 - 2 cm; 5 cánh hoa màu trắng ngà, mép ngoài có màu tím;
nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn dính gốc; bầu trên, 5 ô, noãn đính giữa, nhụy có đầu dạng đĩa. Quả mọng, gần hình cầu,
có 5 cạnh mờ, đường kính 1 - 1,5 cm, đầu hơi dẹt, hình ngũ giác do vết tích của 5 cánh hoa để lại, ở giữa có núm nhọn
nhỏ, khi chín màu tím hoặc tím đen, đài tồn tại; hạt nhỏ, mỗi quả có từ 700 - 800 hạt, nhẵn, màu vàng nâu hoặc hơi tím.
Mùa hoa: tháng 7 - 8, mùa quả: tháng 11 - 12. Rễ củ hình trụ, phía dưới thường phân nhánh, kích thước thay đổi theo
tuổi cây và nơi mọc. Rễ nạc, màu trắng ngà, giữa có lõi gỗ, có nhựa trắng như sữa, khi khô dễ bẻ, màu vàng nâu nhạt,
mùi thơm, vị hơi ngọt.
3.1.2. Đặc điểm sinh thái của loài đảng sâm
Đảng sâm là cây thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi tàn vào mùa đông hàng năm,
phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời gian. Hàng năm, sau mùa quả chín từ tháng 12 (năm trước) các
bộ phận trên mặt đất bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3 - 4 phần đầu rễ củ sẽ phát sinh chồi mới và sinh trưởng, phát
triển mạnh trong những tháng mùa khô. Đến tháng 7 - 8 cây ra hoa, kết quả và kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
Cây mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám nhỏ gồm nhiều cá thể ở các tuổi khác nhau ở ven rừng, trên nương rẫy đã
bỏ hóa, lẫn trong cây bụi dọc theo đường đi, trên các hốc đá có mùn. Cây phát triển mạnh trên đất mùn vàng đỏ trên núi
và đất feralit vàng đỏ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đảng sâm là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu
ngập nước, nếu ngập nước sẽ thối rễ củ làm chết cây.
3.1.3. Đặc điểm phân bố, tái sinh
3.1.3.1. Tần số xuất hiện đảng sâm
Kết quả điều tra trên 10 tuyến với 42 km chiều dài cho thấy số lượng đảng sâm phân bố trong tự nhiên còn khá
nhiều nhưng phân bố không đều trên các tuyến điều tra. Tần số xuất hiện cao nhất là tuyến 5 (24 cây/km) và thấp nhất là
tuyến 1 (0,71 cây/km). Trên 42 km đường điều tra gặp 476 cây với tần số xuất hiện trung bình là 11,33 cây/km. Thời
điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, kết quả nhưng số lượng cây ra hoa, kết quả chỉ chiếm 27,52 %. Kết quả phỏng vấn
người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng đảng sâm phân bố rất nhiều ven rừng, rẫy bỏ hoang, trên rẫy lúa, rẫy ngô,
rẫy sắn nào cũng có đảng sâm, người dân khi làm cỏ chừa lại để chăm sóc.
3.1.3.2. Đặc điểm phân bố đảng sâm theo độ cao
11
Kết quả điều tra trên 10 tuyến và 30 ô tiêu chuẩn cho thấy, trên tất cả các tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn đều có
xuất hiện đảng sâm. Số lượng đảng sâm phân bố ở vùng cao ( > 1000 m ) chiếm tỷ lệ 58,96 % và vùng thấp ( ≤ 1000 m )
chiếm tỷ lệ 46,64 %.
3.1.3.3. Đặc điểm phân bố của đảng sâm theo vị trí
Kết quả điều tra trên 10 tuyến và 30 ô tiêu chuẩn cho thấy, trên các tuyến điều tra tỷ lệ đảng sâm ở các vị trí chân
(24,65 % ), sườn (23,27 % và đỉnh (25,36 %) là không có sự khác biệt lớn. Trong các ô tiêu chuẩn tỷ lệ đảng sâm ở các
vị trí chân (12,02 %), sườn (7,70 %) và đỉnh (6,93 %) có sự khác biệt. Tuy nhiên, kết quả chung trên các tuyến và ô tiêu
chuẩn cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các vị trí chân (36,67 %), sườn (30,97 %) và đỉnh (31,29 %).
3.1.3.4. Đặc điểm phân bố đảng sâm ở các dạng sinh cảnh
Từ số liệu thu thập được 10 tuyến điều tra và 30 ô tiêu chuẩn, tiến hành thống kê và tổng hợp đặc điểm bố loài
đảng sâm ở 5 sinh cảnh là trảng cỏ, nương rẫy, rừng trồng, rừng phục hồi và rừng nguyên sinh cho thấy: đảng sâm có
phân bố trên tất cả các dạng sinh cảnh. Tuy nhiên, số lượng phân bố khác nhau trên các dạng sinh cảnh. Số lượng tập
trung chủ yếu ở nương rẫy (34,43 %) và rừng phục hồi (22,95 %), thấp nhất là trong rừng tự nhiên (4,92 %). Kết quả này
hoàn toàn phù hợp vì đảng sâm là ưa sáng và leo bằng thân quấn nên phát triển tốt trên các dạng sinh cảnh có độ chiếu
sáng cao. Nhận định này cũng phù hợp với nhiều tác giả trong nước khi nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và phân bố của
đảng sâm.
3.1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng, tái sinh của đảng sâm
Kết quả quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn cho thấy, số lượng cây đảng sâm tái sinh là 173 cây, tương đương với
mật độ 2.307 cây/ha. Trong đó, cây trưởng thành chiếm tỷ lệ 41,62 % nên khẳng định loài đảng sâm phân bố tự nhiên
trong khu vực nghiên cứu còn tương đối nhiều. Tuy nhiên, cây trưởng thành chỉ chiếm 41,62 % là khá thấp, còn lại 58,38
% là cây tái sinh. Điều này xảy ra bởi nguyên nhân người dân thường xuyên đi khai thác trong tự nhiên để bán nên số
lượng cây trưởng thành giảm đi nhiều.
Đảng sâm đã thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên sinh trưởng và phát triển tốt. Có đến
88,89 % số cây trưởng thành đạt chất lượng tốt (loại A), cây loại B và loại C chiếm tỷ lệ 5,56 %. Những cây đạt chất
lượng loại B và loại C là do bị động vật ăn củ hoặc mọc tại nơi đất ướt lâu ngày.
3.1.3.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên loài đảng sâm
a) Xác định các nhân tố lập địa và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến vùng phân bố loài đảng sâm.
Trên cơ sở căn cứ yêu cầu sinh thái của loài đảng sâm, tiến hành phân hạng 9 chỉ tiêu của các nhân tố lập địa gồm:
loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, độ cao tuyệt đối, độ dốc, vị trí địa hình, thảm thực vật che phủ và
độ tàn che theo 4 cấp: thích hợp cao, thích hợp trung bình, thích hợp thấp và không thích hợp.
b) Xác định trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm
Chín nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở vùng nghiên cứu được gộp thành ba
nhóm nhân tố chính để xây dựng bản đồ vùng phân bố thích hợp cho loài đảng sâm, bao gồm: 1) Nhân tố đất: loại đất,
thành phần cơ giới, độ dầy tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, 2) Nhân tố địa hình: Độ cao tuyệt đối, độ dốc và vị trí địa hình (tiếp cận
nguồn nước) và 3) Sinh cảnh rừng: Loại rừng và độ tàn che. Qua điều tra trên thực địa cho thấy ba nhân tố lập địa chính
và chín nhân tố lập địa phụ có tầm ảnh hưởng khác nhau đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên. Do đó, việc xác định
tầm quan trọng của các nhân tố chính và nhân tố phụ là rất cần thiết. Kết quả xác định trọng số của một số nhân tố lập địa
trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm
Thứ
tự
Nhân tố lập địa
chính
Trọng số
chính (W1)
Nhân tố
sinh thái phụ
Trọng số phụ
(W2)
Trọng số tổng
hợp
(Wj=W1*W2)
1
Đất
0,404
Loại đất
0,366
0,148
12
2
3
Địa hình
Trạng thái rừng
Tổng
0,335
0,260
1,000
Thành phần
cơ giới
0,287
0,116
Độ dày
tầng đất
0,212
0,086
Tỷ lệ đá lẫn
0,135
0,055
Đai cao
0,460
0,154
Độ dốc
0,319
0,107
Vị trí địa hình
0,221
0,074
Thảm thực vật che
phủ
0,600
0,156
Độ tàn che
0,400
0,104
-
1,000
Để kiểm tra lại độ tin cậy của các trọng số của các nhân tố chính và phụ ảnh hưởng đến vùng phù hợp cho loài
đảng sâm, theo phương pháp phân tích thứ bậc AHP, cần phải tính toán các tham số của ma trận so sánh cặp đôi. Kết quả
tính toán các tham số cho thấy: tỷ số nhất quán của nhân tố chính và nhân tố phụ của các nhân tố lựa chọn đều < 0,1; điều
này chứng tỏ trọng số của các nhân tố chính và phụ tính đạt yêu cầu và được chấp nhận để đưa vào tích hợp trong GIS
tính toán các chỉ số vùng thích hợp (SI) cho loài đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
c) Ảnh hưởng của nhân tố sinh cảnh rừng
Kết quả phân tích và đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng tổng hợp của hai nhân tố sinh thái này đến phân loài
đảng sâm được trình bày ở bảng 3.9.
13
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm
TT
Phân cấp thích hợp phân bố
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Thích hợp cao
3.689,60
4,04
2
Thích hợp trung bình
18.065,92
19,77
3
Thích hợp thấp
359,83
0,39
4
Không thích hợp
69.252,70
75,80
91.368,05
100,00
Tổng
Qua bảng ảnh hưởng của nhân tố sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên, kết quả cho thấy
khoảng 22.115,35 ha, chiếm 24,20 % tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu, được đánh giá là có thể có loài đảng sâm
phân bố, trong đó phần lớn diện tích có đảng sâm phân bố được đánh giá là vùng phân bố ở mức độ thích hợp trung bình
thuộc rừng phục hồi, có độ tàn che từ 0,1 - 0,2 với 18.065,92 ha (chiếm 19,77 %), trong khi đó diện tích được đánh giá
có thể có đảng sâm phân bố trong tự nhiên ở mức độ thích hợp cao và thấp chỉ có diện tích tương ứng lần lượt là 3.689,60
ha (4,04 %) và 359,83 ha (0,39 %).
d) Ảnh hưởng của nhân tố địa hình
Kết quả phân tích và đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố địa hình đến phân bố loài đảng sâm
được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố loài đảng sâm
TT
Phân cấp thích hợp phân bố
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Thích hợp cao
9.722,82
10,64
2
Thích hợp trung bình
18.336,71
20,07
3
Thích hợp thấp
536,66
0,59
4
Không thích hợp
62.771,86
68,70
91.368,05
100,00
Tổng
Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy diện tích có đảng sâm phân bố tự nhiên ở huyện Tây Giang là 28.596,19
ha, chiếm 31,30 % tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu. Trong đó, phân bố ở mức thích hợp trung bình 18.336,71 ha
(chiếm 20,07 %), mức thích hợp cao 9.722,82 ha (chiếm 10,64 %) phân bố ở độ cao từ 1.000 - 1.400 m so với mực nước
biển, còn lại mức thích hợp thấp chỉ có 536,66 ha (chiếm 0,59 %) nằm rãi rác ở độ cao từ 1.700 - 2.000 m.
e) Ảnh hưởng của nhân tố đất
Kết quả phân tích và đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đất đến phân bố loài đảng sâm được
trình bày ở bảng 3.11.
14
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm
TT
Phân cấp thích hợp phân bố
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Thích hợp cao
21.222,09
23,23
2
Thích hợp trung bình
27.749,95
30,37
3
Thích hợp thấp
0
0
4
Không thích hợp
42.396,01
46,40
91.368,05
100,00
Tổng
Qua bảng ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên, kết quả cho thấy diện tích có đảng sâm
phân bố là 48.972,04 ha, chiếm 53,60 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Tây Giang. Trong đó, diện tích có đảng sâm
phân bố ở mức thích hợp cao là 21.222,09 ha (chiếm 23,23 %) và phân bố ở mức thích hợp trung bình 27.749,95 ha
(chiếm 30,37 %), không có đảng sâm phân bố ở mức thích hợp thấp. Đảng sâm sinh trưởng, phát triển tốt trên loại đất
mùn vàng đỏ trên núi và đất feralit vàng đỏ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình.
f) Xây dựng bản đồ vùng phân bố loài đảng sâm
Kết quả tích hợp các lớp dữ liệu cho thấy diện tích vùng nghiên cứu được đánh giá là có đảng sâm phân bố tự
nhiên ở các mức độ khác nhau trên địa bàn huyện Tây Giang là 13.867,17 ha, chiếm 15,18 % tổng diện tích tự nhiên.
Trên toàn bộ diện tích có đảng sâm phân bố, phần lớn diện tích được đánh giá vùng thích hợp cho phân bố loài đảng sâm
ở mức thích hợp trung bình với diện tích là 12.622,74 ha (chiếm 13,82 %). Trong khi đó, diện tích được xác định phân
bố ở mức độ thích hợp cao cho loài đảng sâm trong tự nhiên chỉ có diện tích 1.176,75 ha (chiếm 1,29 %), mức độ thích
hợp thấp có diện tích 67,68 ha (chiếm 0,07 %). Những địa điểm loài đảng sâm phân bố trong tự nhiên tập trung chủ yếu
ở các xã Ga Ri, Ch’ơm, A Xan, Tr’Hy.
Hình 3.4. Bản đồ dự báo các khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên
ở huyện Tây Giang, Quảng Nam.
3.2. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm
3.2.1. Thực trạng gây trồng loài đảng sâm
Kết quả điều tra cho thấy, tổng diện tích trồng đảng sâm được gây trồng tại 4 xã vùng cao của huyện Tây Giang
đến năm 2016 là 300,18 ha, trong đó phần lớn diện tích được gây trồng tập trung ở xã Ch’ơm với 169,00 ha chiếm 56,30
15
% tổng diện tích trồng hiện có. Năm 2011, toàn huyện có diện tích trồng lên đến 47 ha. Đến năm 2013, diện tích trồng
đảng sâm toàn huyện tăng thêm 71,00 ha. Năm 2014, chỉ trồng mới 47 ha và giảm nhanh đến mức thấp nhất vào năm
2015 còn 4,4 ha. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do năm 2014, 2015 người dân gặp khó khăn về tài chính. Tuy
nhiên, đến năm 2016, được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án trồng cây dược liệu của huyên, diện tích trồng đảng sâm được mở
rộng, cả huyện trồng mới được 118,78 ha.
3.2.2. Kênh thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm đảng sâm
Trong những năm gần đây, sản phẩm đảng sâm Tây Giang được nhiều người biết đến với vai trò là dược liệu
dùng để bồi bổ cơ thể nên thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, giá trị kinh tế mang lại cho người khai thác, người
trồng ngày càng cao. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng với 2 dạng là củ tươi và củ
khô. Chủ yếu là dùng để chế biến thực phẩm. Giá củ đảng sâm tươi người trồng bán ra 120.000 đồng/kg, người mua tại
Quảng Nam với giá 150.000 đồng/kg, người mua tại Đà Nẵng với giá 180.000 đồng/kg.
3.2.3. Kiến thức bản địa về loài đảng sâm
3.2.3.1. Kiến thức bản địa về sinh thái, phân bố
Đảng sâm là cây thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi tàn vào mùa đông hàng năm,
phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời gian. Hàng năm, sau mùa quả chín từ tháng 12 năm trước đến
tháng 2 năm sau các bộ phận trên mặt đất bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3 - 4 phần đầu rễ củ sẽ phát sinh chồi mới và
sinh trưởng, phát triển mạnh trong những tháng mùa khô. Đến tháng 6 - 10 cây ra hoa, kết quả. Mùa quả chín kéo dài từ
tháng 9 - 12.
3.2.3.2. Kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng
Thời điểm khai thác đảng sâm tự nhiên thích hợp nhất vào tháng 7, tháng 8 vì lúc này thời tiết thuận lợi để đi
rừng, cây đã ra hoa, kết quả nên dễ phát hiện.
Đa số các già làng đều cho rằng người Cơ Tu biết sử dụng cây đảng sâm như một loại dược liệu quý để bồi bổ
cơ thể với nhiều cách chế biến khác nhau như: Nấu canh, hầm đảng sâm với thịt, ngâm rượu.
3.2.3.3. Kiến thức bản địa về kỹ thuật trồng và chăm sóc
a) Kiến thức bản địa về giống
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài đảng sâm hiện nay ở Tây Giang có 2 dạng khác nhau đó là đảng sâm mọc
hoang và đảng sâm gây trồng. Nhìn chung, 2 dạng này đều mang những đặc điểm chung đặc trưng của loài đảng sâm Việt
Nam nhưng vẫn có những đặc điểm phân biệt được qua hình thái của lá, mùi lá, nhựa mủ, hình thái củ, đặc điểm phát
sinh rễ củ và sinh trưởng, phát triển.
b) Kiến thức về nhân giống
Trong quá trình làm cỏ, vun đất lấp các đoạn thân đã già từ 1 - 3 cm. Nếu điều kiện thời tiết có mưa, độ ẩm đất
cao khoảng 7 - 10 ngày sau khi lấp thân tại điểm dưới của nách lá đã phát sinh rễ mới, rễ phát triển rất nhanh, 1 - 3 tháng
sau đã phình to thành củ. Cây đảng sâm có lá mọc đối nên mỗi đoạn thân có 2 nách lá thường phát triển từ 1 - 2 củ.
c) Kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Kiến thức về thời vụ trồng
Thời điểm thích hợp để trồng đảng sâm là sau khi trời có mưa, đất đủ ẩm, không khí mát mẻ. Thường thì người
dân trồng vào các ngày 24, 25, 26 của tháng 3, tháng 4 hàng năm (âm lịch).
- Kiến thức về kỹ thuật làm đất
Theo người dân đất trồng đảng sâm được chọn phải là rẫy cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp, giàu mùn. 100 %
người Cơ Tu cho rằng đất đồi mới khai phá có màu nâu xám rất phù hợp để trồng đảng sâm. Đất trồng đảng sâm được
làm sạch bằng cách phát dọn cỏ, cây bụi để đến khô sau đó đốt sạch chờ có mưa thì trồng.
- Kiến thức về kỹ thuật trồng
16
Kỹ thuật trồng của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do điều kiện đất trồng có độ dốc lớn nên
người dân áp dụng kỹ thuật trồng theo đám, không trồng theo hàng, theo luống. Các hố cách nhau 40 - 60 cm,
mỗi hố trồng 1 cây độ sâu lấp đất từ 3 - 5 cm.
Kỹ thuật trồng xen được người dân áp dụng rất có hiệu quả, đối tượng chính trồng xen vào vườn đảng sâm là
cây ngô, lúa rẫy và sắn.
- Kiến thức về kỹ thuật chăm sóc
Mỗi năm tiến hành làm cỏ kết hợp xới đất 2 đợt: đợt 1; sau trồng 1 - 2 tháng, đợt 2; sau trồng 3 - 4 tháng. Từ
tháng thứ 7 sau trồng trở về sau dù có cỏ nhiều cũng không làm cỏ vì ở giai đoạn này cây phát triển rễ củ rất mạnh, đặc
biệt là hình thành rễ củ ở thân, nếu làm cỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh rễ củ.
- Kiến thức về kỹ thuật thu hoạch
Đảng sâm thu hoạch sau trồng 2 - 3 năm tùy theo loại đất. Thời điểm thích hợp nhất là khi cây đã rụng hết lá,
thường vào tháng 1, tháng 2 hàng năm. Dụng cụ thu hoạch chủ yếu là bằng thủ công, đất tơi xốp thì dùng tay để nhổ, đất
hơi cứng thì dùng cuốc để đào.
3.3. Kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm
3.3.1. Tuyển chọn cây mẹ lấy hom giống, hạt giống
Cây đảng sâm chọn để lấy hạt và hom giống được trồng trên nương rẫy 2 năm. Cây có hình thái đặc trưng của
giống đảng sâm Việt Nam, thân lá phát triển bình thường, không có dị tật, là những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Cây sinh trưởng tốt, có chiều cao cây từ 1,5 m trở lên, cây có từ 4 nhánh trở lên.
Các chỉ tiêu về hạt giống: khối lượng khô của quả biến động từ 3,34 - 5,89 gam/quả, khối lượng trung bình mỗi
quả khô là 4,31 gam. Số hạt trong mỗi quả dao động từ 502 - 1.104 hạt/quả, trung bình mỗi quả có 753,83 hạt. Kích thước
hạt rất nhỏ từ 0,1 - 0,3 mm. Khối lượng 1000 hạt đạt 0,16 g. Độ thuần được xác định là 96 %. Các mẫu hạt dùng để nghiên
cứu được sàng lọc, loại bỏ tạp chất, hạt bị lép, chỉ chọn những hạt chắc, nhẵn bóng.
3.3.2. Kỹ thuật nhân giống
3.3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nẩy mầm của các thí nghiệm có sự chệnh lệch đáng kể từ 62,00 - 72,00 %.
Trong đó, tỷ lệ nẩy mầm đạt cao nhất ở nhiệt độ nước xử lý 35 0C (72,00 %) và tỷ lệ nẩy mầm thấp nhất ở nhiệt độ nước
xử lý 55 0C (62,00 %).
3.3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống
Đủ cơ sở để kết luận: Nhiệt độ nước xử lý hạt giống có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm, dùng nước có
nhiệt độ 25 - 35 0C để xử lý hạt giống đảng sâm đạt tỷ lệ nẩy mầm cao nhất.
3.3.2.3. Ảnh hưởng thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống
Kết quả các thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống đảng sâm đạt cao nhất là gieo ngay không cất trữ
(72,00 %), ổn định sau cất trữ 1 tháng (70,00 %) và sau cất trữ 2 tháng (71,33 %). Từ tháng thứ 3 trở đi bắt đầu có sự suy
giảm tỷ lệ nẩy mầm (62,67 %) và giảm mạnh ở các tháng tiếp theo, đến tháng thứ 6 sau cất trữ tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn
24,33 %. Đủ cơ sở để kết luận: Thời gian cất trữ hạt giống tốt nhất là 3 tháng sau khi thu hoạch.
3.3.2.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể luống gieo đến kết quả tạo cây mạ
Kết quả thí nghiệm cho thấy: tỷ lệ tạo cây mạ giữa các hỗn hợp giá thể luống gieo khác nhau là khác nhau. Công
thức 3.3 có khả năng tạo cây mạ cao nhất (62,67 %) và công thức 3.4 có khả năng khả năng tạo cây mạ kém nhất (6,67
%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hỗn hợp giá thể luống gieo với tỷ lệ 2 phần đất phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân
chuồng hoai đạt tỷ lệ tạo cây mạ tốt nhất.
3.3.2.5. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến sinh trưởng và phát triển của cây đảng sâm trong giai đoạn vườn
ươm
a) Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm
17
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì khác nhau.
Hỗn hợp giá thể ruột bầu đạt tỷ lệ sống cao nhất là hỗn hợp ở công thức 4.1 (97,78 %) và thấp nhất là giá thể ruột
bầu ở công thức 4.4 (91,11 %). Giá thể ruột bầu (3 đất phù sa + 1 trấu hun + 1 phân chuồng) và giá thể ruột bầu (3 đất
phù sa+ 1 cát + 1 phân chuồng) đều đạt tỷ lệ sống cao.
b) Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến chiều cao trung bình của cây con
Sau 45 ngày gieo ươm, sinh trưởng chiều cao trung bình có sự chênh lệch giữa các hỗn hợp giá thể ruột bầu khác
nhau, dao động từ 16,09 - 18,97 cm. Kết quả phân tích cho thấy: để cây đảng sâm đạt giá trị sinh trưởng chiều cao cây tốt
trong giai đoạn vườn ươm nên chọn hỗn hợp giá thể ruột bầu theo tỷ lệ 3 phần đất phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân
chuồng hoai.
c) Ảnh hưởng của giá thể ruột bầu đến số lá của cây đảng sâm trong vườn ươm
Kết quả thí nghiệm cho thấy: sinh trưởng về số lá cây đảng sâm giữa các giá thể ruột bầu khác nhau có sự chênh
lệch. Hỗn hợp giá thể ruột bầu ở công thức 4.2 cho sinh trưởng số lá cao nhất (8,97 lá) và hỗn hợp ruột bầu ở công thức
4.4 cho sinh trưởng số lá thấp nhất (7,28 lá). Kết quả phân tích cho thấy: hỗn hợp giá thể ruột bầu với tỷ lệ 3 phần đất phù
sa + 1 phần cát + 1 phần phân chuồng hoai cho sinh trưởng số lá tốt nhất.
3.3.2.6. Ảnh hưởng của độ che sáng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đảng sâm trong vườn ươm
a) Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây đảng sâm
Kết quả thí nghiệm cho thấy: chế độ che sáng 50 % đạt tỷ lệ sống 97,78 % và chế độ che sáng 75 % đạt tỷ lệ
98,89 %. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì chọn chế độ che sáng 50 % là thích hợp nhất.
b) Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm
Kết quả thí nghiệm cho thấy: chế độ che sáng 50 % đạt chiều cao trung bình 16,11 cm và chế độ che sáng 75 %
đạt chiều cao trung bình 17,43 cm. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì chọn chế độ che sáng 50 % là thích hợp nhất.
c) Ảnh hưởng của độ che sáng đến số lá của cây đảng sâm
Kết quả thí nghiệm cho thấy: chế độ che sáng 50 % đạt số lá trung bình 7,8 lá và chế độ che sáng 75 % đạt số
lá trung bình 9,49 lá. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì chọn chế độ che sáng 50 % là thích hợp nhất.
3.3.2.7. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng (IBA, 3-indolebutitie axit) đến tỷ lệ sống của hom
Kết quả thí nghiệm cho thấy, hom giống đảng sâm xử lý IBA có nồng độ khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau.
Các công thức có xử lý IBA đều cho tỷ lệ sống cao hơn đối chứng, tỷ lệ sống đạt cao nhất (66,67 %) ở công thức có xử
lý IBA với nồng độ 1000 ppm. Tiếp tực tăng nồng độ 1500 ppm tỷ lệ sống của hom giống giảm xuống còn 36,46 %. Kết
quả phân tích cho thấy: Hom giống đảng sâm dùng IBA để xử lý với nồng độ 1000 ppm cho tỷ lệ sống cao nhất.
3.3.2.8.. Kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt
Từ kết quả các thí nghiệm nhân giống, phỏng vấn, thảo luận với người dân địa phương và tham vấn các nhà khoa
học có liên quan về kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt luận án đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gồm 3 bước: i) công
tác chuẩn bị. ii) gieo tạo cây mầm, cây mạ. iii) ươm tạo cây con.
3.3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm
3.3.3.1. Sinh trưởng, phát triển của đảng sâm trong các mô hình
a) Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Sau trồng 30 ngày, tỷ lệ sống của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau
biến động từ 89,59 % đến 96,88 %, trong đó, phương thức trồng thuần có làm giàn leo đạt tỷ lệ sống cao nhất (96,88 %).
Sau trồng 60 ngày, tỷ lệ sống có giảm, đáng chú ý là ở phương thức trồng dưới tán rừng có tỷ lệ sống (84,38 %) giảm rất
nhiều so với các phương thức trồng còn lại. Sau trồng 90 ngày thì tỷ lệ sống vẫn tiếp tục giảm nhưng tỷ lệ giảm không
lớn. Trong các phương thức trồng thì phương thức trồng thuần có làm giàn leo có tỷ lệ sống cao nhất (95,83 %), kế đến
là phương thức trồng thuần không có giàn leo (90,63 %), thấp nhất là phương thức trồng dưới tán rừng (82,29 %).
b) Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của đảng sâm
* Sinh trưởng chiều cao cây
18
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Chiều cao cây cuối giai đoạn sinh trưởng của đảng sâm trong năm thứ nhất đạt từ
165,09 - 193,03 cm. Theo đó, chiều cao cây của đảng sâm trong mô hình 4 lớn nhất đạt 193,03 cm. Chiều cao cây cuối
giai đoạn sinh trưởng của đảng sâm trong năm thứ 2 đạt từ 188,97 – 254,84 cm. Theo đó, chiều cao cây của đảng sâm
trong mô hình 4 lớn nhất đạt 254,84 cm. Chiều cao cây cuối giai đoạn sinh trưởng của đảng sâm trong năm thứ 3 đạt từ
191,09 - 336,56 cm. Theo đó, chiều cao cây của đảng sâm trong mô hình 4 lớn nhất đạt 336,56 cm.
Kết quả phân tích cho thấy: Đảng sâm trồng có làm giàn leo sinh trưởng chiều cao cây lớn nhất, năm thứ 1 đạt
193,03 ± 7,06 cm, năm thứ 2 đạt 254,84 ± 10,16 cm và năm thứ 3 đạt 336,56 ± 10,37 cm.
* Sinh trưởng số nhánh/cây
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Vào cuối năm sinh trưởng thứ nhất, số nhánh/cây của đảng sâm trồng trong các mô
hình đạt từ 3,55 - 5,06 nhánh/cây. Trong đó mô hình 4 đạt chỉ tiêu số nhánh/cây lớn nhất. Cuối năm sinh trưởng thứ 2,
kết quả cho thấy mô hình 4 có sinh trưởng số nhánh/cây (4,49 ± 0,26) thấp hơn các mô hình còn lại. Cuối năm sinh
sinh trưởng thứ 3, kết quả cho thấy mô hình 3 có sinh trưởng số nhánh/cây (6,16 ± 0,32) đạt cao nhất so với các mô hình
còn lại.
Kết quả phân tích cho thấy: Đảng sâm trồng thuần trên đất nương rẫy không làm giàn leo sinh trưởng số
nhánh/cây mạnh nhất (6,16 nhánh/cây).
* Sinh trưởng đường kính đầu củ
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Cuối năm sinh trưởng thứ nhất, đường kính đầu củ đảng sâm dao động từ 1,29 1,58 cm, đạt cao nhất là mô hình trồng đảng sâm có làm giàn leo (1,58 cm). Cuối năm sinh trưởng thứ 2, đường kính đầu
củ của tất cả các mô hình đều tăng so với năm thứ nhất và có sự khác biệt giữa các mô hình, mô hình trồng đảng sâm có
làm giàn leo đạt đường kính đầu củ cao nhất (1,95 cm). Cuối năm sinh trưởng thứ 3, đường kính đầu củ của tất cả các mô
hình đều tăng so với năm thứ 2 và có sự khác biệt giữa các mô hình. Theo đó, mô hình 4 đạt đường kính đầu củ lớn nhất
(2,27 cm).
Kết quả phân tích cho thấy: Sinh trưởng đường kính đầu củ của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau
là khác nhau. Trong đó, trồng thuần đảng sâm có làm giàn leo sinh trưởng đầu củ lớn hơn so với các phương thức còn lại.
* Số cây ra hoa, đậu quả
Trong năm sinh trưởng thứ nhất, cây trong tất cả các mô hình đều ra hoa, đậu quả nhưng tỷ lệ cây ra hoa, đậu
quả còn thấp. Mô hình 1 có 53,13 % số cây ra hoa nhưng chỉ có 25,00 % số cây đậu quả. Mô hình 2 có 46,88 % số cây ra
hoa nhưng chỉ có 25,00 % số cây đậu quả. Mô hình 3 có 46,88 % số cây ra hoa nhưng có 28,13 % số cây đậu quả. Đáng
lưu ý là ở mô hình 4 có 59,38 % số cây ra hoa và 46,88 % số cây đậu quả, cao hơn so với 3 mô hình còn lại.
Trong năm sinh trưởng thứ 2, tỷ lệ ra hoa, đậu quả của đảng sâm trong các mô hình có tăng lên so với năm thứ
nhất. Mô hình 1 có 75,00 % số cây ra hoa và trong đó có 50,00 % số cây đậu quả. Mô hình 2 có 71,88 % số cây ra hoa và
trong đó có 50,00 % số cây đậu quả. Mô hình 3 có 78,13 % số cây ra hoa và trong đó có 62,50 % số cây đậu quả. Mô
hình 4 một lần nữa có số cây ra hoa, đậu quả cao hơn so với các mô hình còn lại (84,38 % số cây ra hoa, 68,75 % số cây
đậu quả).
Trong năm sinh trưởng thứ 3, khả năng ra hoa, đậu quả của các mô hình thể hiện sự khác biệt rất lớn. Đáng chú
ý là giữa mô hình 1 (75,00 % số cây ra hoa và 50,00 % số cây đậu quả) và mô hình 4 (100 % số cây ra hoa và 87,50 % số
cây đậu quả. Kết quả phân tích cho thấy: Để tăng cường khả năng ra hoa, đậu quả của đảng sâm ta phải tạo giá leo cho
cây.
3.3.3.2. Cấu trúc sản phẩm và năng suất của các mô hình trồng đảng sâm
a) Cấu trúc sản phẩm đảng sâm phân theo cấp cỡ đường kính
Đảng sâm trồng sau 3 năm thu hoạch được phân cấp theo cỡ đường kính gồm 7 cấp: Cấp I gồm những củ có
đường kính ≤ 5 mm, cấp II gồm những củ có đường kính từ 5,1 - 10 mm, cấp III gồm những củ có đường kính từ 10,1 15 mm, cấp IV gồm những củ có đường kính từ 15,1 - 20 mm, cấp V gồm những củ có đường kính từ 20,1 - 25 mm, cấp
VI gồm những củ có đường kính từ 25,1 - 30 mm, cấp VII gồm những củ có đường kính > 30 mm. Trong đó, củ cấp I và
II nằm ở 1 năm tuổi, củ cấp III nằm ở 2 năm tuổi và của cấp IV, V, VI, VII là những củ được trồng ban đầu nằm ở 3 năm
tuổi.
19
Số lượng củ giao động từ 88 - 172 củ, trong đó nhiều nhất là mô hình 3 (172 củ) và ít nhất là mô hình 4 (88 củ).
Khối lượng củ thu được ở các mô hình cũng rất khác nhau, cao nhất là mô hình 3 (4.373,80 g), mô hình 4 (3.695,20 g),
mô hình 2 (3.371,30 g) và thấp nhất là mô hình 1 (2.815,60 g).
Khối lượng bình quân củ giữa các mô hình có điểm khác biệt rất lớn, điều đáng lưu ý là ở mô hình 4 đạt khối
lượng bình quân củ là 41,99 g, cao nhất trong các mô hình. Các mô hình còn lại khối lượng bình quân củ đạt từ 18,17 g
đến 25,43 g.
Kết quả phân tích cho thấy: khối lượng trung bình củ tươi của cấp kính I, II, III trong các mô hình tương đối
đồng nhất. Khối lượng trung bình củ tươi từ cấp kính IV, V, VI, VII đã có sự phân hóa rất rõ ràng theo 2 nhóm, khối
lượng trung bình của mô hình 3 và mô hình 4 cao hơn nhiều so với mô hình 1 và mô hình 2.
b) Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo cấp kính và độ tuổi
Về sinh khối theo cấp kính: Các mô hình trồng đảng sâm khác nhau có phân bố sinh khối khác nhau theo cấp
kính. Mô hình 1 có tổng sinh khối nhỏ nhất là 2.815,60 gam, tập trung chủ yếu ở cấp kính III, IV và II. Mô hình 2 có tổng
sinh khối 3.435,30 gam và tập trung chủ yếu ở cấp kính III, IV và II. Mô hình 3 có tổng sinh khối lớn nhất 4.261,80 gam,
tập trung chủ yếu ở cấp kính IV, III và V. Mô hình 4 có tổng sinh khối lớn thứ 2 và tập trung chủ yếu ở cấp kính V, IV
và VI. Riêng mô hình 4 có phân bố sinh khối ở các cấp kính lớn cao hơn nhiều so với các cấp kính nhỏ.
Về sinh khối theo độ tuổi: độ tuổi 1 bao gồm những cây phát sinh mới từ cây trong năm thứ 2, giữa các mô hình
thì mô hình 3 có tổng sinh khối củ 1 năm tuổi cao nhất (665,80 gam) và mô hình 4 có tổng sinh khối củ 1 năm tuổi thấp
nhất (162,30 gam).
Độ tuổi 2 bao gồm những cây phát sinh mới từ cây trong năm thứ 1, mô hình 2 có tổng sinh khối củ 2 năm tuổi
cao nhất (1.111,70 gam), kế đến là mô hình 3 (871,00 gam), mô hình 1(725,20 gam) và mô hình 4 có tổng sinh khối củ 2
năm tuổi thấp nhất (285,90 gam).
Độ tuổi 3 bao gồm những cây giống trồng ban đầu, giữa các mô hình thì mô hình 4 có tổng sinh khối củ 3 năm
tuổi cao nhất (3.247,00 gam) và thấp nhất là mô hình 1 (1.441,00 gam).
c) Năng suất củ tươi đảng sâm
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm dao động từ 2.815,60 g/12 m 2
đến 4.261,80 g/12 m 2 tương ứng với năng suất 2.346,33 kg/ha đến 3.551,50 kg/ha. Trong đó, mô hình 3 đạt năng suất củ
tươi cao nhất (3.551,50 kg/ha). Kết quả phân tích kết cho thấy: mô hình 3 cho năng suất cao nhất.
3.3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng đảng sâm
Kết quả tính toán cho thấy: tổng mức đầu tư cho giai đoạn trước thu hoạch đối với 1 ha trồng đảng sâm dao động
từ 117.440.000 đồng đến 225.440.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đầu tư cho trồng mới bao gồm tiền mua giống và công
phát dọn thực bì, công trồng, công chăm sóc. Các mô hình trồng đảng sâm đều có giá trị NPV > 0 và BCR > 1 chứng tỏ
rằng các mô hình đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá trị NPV giữa các mô hình trồng khác nhau thì khác nhau, trong đó mô
hình 2 đạt hiệu quả cao nhất (212.815.600 đồng), đứng thứ 2 là mô hình 4 (155.437.600 đồng), đứng thứ 3 là mô hình 3
(83.215.600 đồng) và thấp nhất là mô hình 1 (57.497.200 đồng).
3.3.3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm
Từ kết quả xây dựng các mô hình, kết hợp với phỏng vấn, thảo luận với người dân địa phương và tham vấn các
nhà khoa học có liên quan về kỹ thuật trồng đảng sâm luận án đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gồm 3 bước: i) chuẩn bị
trước khi trồng. ii) trồng và chăm sóc. iii) thu hoạch, chế biến và bảo quản.
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết quả nghiên cứu
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình trồng đảng sâm trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam. Chúng tôi tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thánh thức và cơ hội của các mô hình trồng đảng sâm.
Xác định tiềm năng phát triển mô hình trồng đảng sâm gồm các yếu tố sau: Điều kiện sinh thái, tài nguyên sinh
vật, tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng, tài nguyên nhân lực, cơ chế - chính sách.
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và thực nghiệm xây dựng các mô hình trồng đảng sâm, đề
tài đã đề xuất 6 nhóm giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam gồm:
20
1) giải pháp bảo tồn tại chỗ, 2) Giải pháp về tổ chức, 3) Giải pháp về kỹ thuật, 4) giải pháp về vốn, 5) Giải pháp về xã
hội, 6) giải pháp thị trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay có 2 dạng khác nhau là đảng sâm mọc hoang và
đảng sâm gây trồng. Về hình thái cả 2 dạng này có điểm phân biệt nhưng đều mang đặc điểm chung đặc trưng của loài
đảng sâm ở Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.).
Đảng sâm là cây ưa ẩm, ưa sáng, không chịu ngập úng. Ngoài tự nhiên, cây mọc đơn lẻ hoặc theo đám nhỏ gồm
nhiều cá thể có các tuổi khác nhau ở ven rừng, trên nương rẫy đã bỏ hóa, lẫn trong cây bụi dọc theo đường đi, trên các
hốc đá có mùn. Cây phát triển mạnh trên đất mùn vàng đỏ trên núi và đất feralit vàng đỏ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ
đến trung bình. Đảng sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ cao tuyệt đối từ 800 - 1.400 m so với mực nước biển.
Tần số xuất hiện đảng sâm tự nhiên là 11,33 cây/km, cây thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Mật độ cây tái sinh là 1.347 cây/ha (58,38 %). Tái sinh bằng hạt và rễ củ là 2 hình thức tái sinh tự nhiên được ghi nhận ở
loài đảng sâm.
Vùng thích hợp phân bố cho loài đảng sâm được xác định là 13.867,17 ha, chiếm 15,18 % tổng diện tích tự nhiên
ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn diện tích được đánh giá ở mức độ thích hợp trung bình với 12.622,74 ha,
trong khi đó diện tích thích hợp cao và thích hợp thấp được xác định với diện tích tương ứng lần lượt là 1.176,75 và 67,68
ha. Vị trí thích hợp cho loài đảng sâm phân bố trong tự nhiên được xác định tập trung chủ yếu ở bốn xã Gari Ch’ơm,
Axan, Tr’hy và rải rác ở một số địa điểm ở xã Lăng và xã Dang.
Tổng diện tích trồng đảng sâm trên toàn huyện Tây Giang đến nay là 300,18 ha. Tuy nhiên, hoạt động gây trồng
phát triển chưa bền vững, còn phụ thuộc vào kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và chịu nhiều tác động bất lợi do biến
đổi khí hậu gây nên.
Cộng đồng người Cơ Tu đã mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, quá trình sinh trưởng, phát triển
của loài đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng. Kinh nghiệm nhân giống, trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến
phù hợp với điều kiện sẵn có, đáp ứng được nhu cầu tăng cường sức khỏe của nhân dân địa phương.
Thời gian cất trữ hạt giống đảng sâm tối đa là 3 tháng kể từ ngày thu hoạch. Nhiệt độ nước xử lý hạt giống có
ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm, dùng nước có nhiệt độ 25 - 35 0C để xử lý hạt giống đạt tỷ lệ nẩy mầm cao
(69,33 - 72,00 %). Hỗn hợp giá thể luống gieo với tỷ lệ 2 phần đất phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân chuồng hoai đạt tỷ
lệ tạo cây mầm cao nhất (62,67). Thành phần hỗn hợp ruột bầu có tỷ lệ 3 phần đất phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân
chuồng hoai đạt tỷ lệ sống (96,67 %), sinh trưởng chiều cao đạt 18,97 cm và số lá trung bình trên một cây là 8,97 lá/cây.
Chế độ che sáng 50 % và 75 % đều cho sinh trưởng số lá trung bình tốt. Tuy nhiên, xét về lợi ích kinh tế và huấn luyện
cây con sớm thích nghi với điều kiện tự nhiên thì nên chọn độ che sáng 50 %.
Hom giống đảng sâm dùng IBA để xử lý với nồng độ 1.000 ppm đạt tỷ lệ sống 66,67 %.
Tỷ lệ sống của cây con sau 90 ngày trồng đạt rất cao từ 82,29 - 95,83 %, phương thức trồng thuần có làm giàn
leo đạt tỷ lệ sống cao nhất (95,83 %).
Đảng sâm có khả năng sinh trưởng chiều dài thân rất nhanh và có sự khác biệt giữa các mô hình theo năm. Đảng
sâm trồng thuần có làm giàn leo đạt chiều dài thân cao nhất so với các mô hình còn lại (năm 1: 193,03 cm; năm 2: 254,84
cm; năm 3: 336,56 cm).
Đảng sâm trồng thuần trên đất nương rẫy không làm giàn leo sinh trưởng số nhánh/cây mạnh nhất (năm thứ 3:
6,16 nhánh/cây) so với các mô hình còn lại.
Khả năng ra hoa, đậu quả của đảng sâm theo phương thức trồng khác nhau thì khác nhau. Trồng đảng sâm có
làm giàn leo cho khả năng ra hoa, đậu quả cao nhất ( năm 1: 59,38 % cây ra hoa, 46,88 % cây đậu quả; năm thứ 2: 84,38
% cây ra hoa, 68,75 % cây đậu quả; năm thứ 3: 100 % cây ra hoa, 87,50 % cây đậu quả) so với các mô hình còn lại không
làm giàn leo.
Củ đảng sâm thu hoạch được phân thành 7 cấp theo cỡ đường kính, số lượng củ giao động từ 88 - 172 củ/12 m2,
trong đó cao nhất là mô hình 3 (172 củ) và thấp nhất là mô hình 4 (88 củ).
21
Phương thức trồng khác nhau thì năng suất thu hoạch đảng sâm cũng khác nhau, dao động từ 2.346,33 kg/ha đến
3.551,50 kg/ha. Đảng sâm trồng thuần trên đất nương rẫy không làm giàn leo đạt năng suất cao nhất (3.551,50 kg/ha).
Các mô hình trồng đảng sâm đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá trị NPV của phương thức trồng xen đạt cao nhất
(212.815.600 đồng), đứng thứ 2 là phương thức trồng thuần có cắm choái (155.437.600 đồng), đứng thứ 3 là trồng thuần
trên đất nương rẫy (83.215.600 đồng) và thấp nhất là trồng dưới tán vườn rừng (57.497.200 đồng).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp quản lý và phát triển cây đảng sâm tại
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Các giải pháp đề xuất đồng bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kiến thức bản địa
của người dân, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Tồn tại
Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu, đầy đủ về ảnh hưởng của tất cả các nhân tố lập địa đến sinh trưởng
và phát triển của cây cây đảng sâm. Mối tương quan giữa mật độ trồng và năng suất, tình hình sâu bệnh hại và biện pháp
phòng trừ. Vấn đề về tác động của chính sách đến người dân, chưa phân tích được vai trò cũng như tác động của chính
sách đến người dân tham gia trồng đảng sâm.
3. Kiến nghị
Đảng sâm là cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao nên sớm mở rộng sản xuất ở vùng thích nghi và những
vùng có điều kiện sinh thái tương đồng.
Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất để hoàn thiện quy trình nhân
giống, trồng và chăm sóc đảng sâm phù hợp với vùng sinh thái và kiến thức bản địa của người dân.
Phát triển các mô hình trồng đảng sâm phải gắn liền với quy hoạch vùng, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng
người dân sản xuất tự phát, phá rừng tự nhiên để trồng đảng sâm.
Xây dựng hệ thống chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ để đảm bảo lợi ích của người khai thác, người trồng
đảng sâm.
Tăng cường kêu gọi đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển nông lâm nghiệp, lồng ghép các mô hình phát
triển đảng sâm với các dự án phát triển nông thôn, miền núi.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
22
1.
Trần Công Định, Huỳnh Kim Tân, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2017), Đặc điểm sinh thái và phân bố
loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí khoa học
đại học huế, số 126, tập 3D.
2.
Trần Minh Đức, Trần Công Định, Phạm Minh Toại (2016), Ảnh hưởng của độ cao so với mực nước biển đến tỷ
lệ sống và sinh trưởng của đảng sâm trồng tại huyện Tây Giang- Quảng Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, số 22, tr. 124 - 129.
.
3.
Trần Công Định, Trương Trịnh Nguyễn, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2017), Kiến thức bản địa về loài
đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) của cộng đồng người Cơtu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, số 2, tập 1, tr. 257
- 264.
4.
Trần Công Định, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2018), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
bảo tồn loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí
rừng và môi trường, số 87, tr. 17 - 23.
5.
Trần Công Định, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2018), Xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm
(Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) dựa trên cơ sở GIS ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 336, tr. 130 - 136.
23
HUE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY
TRAN CONG DINH
A STUDY ON SCIENTIFIC BASES TO SUGGEST SOLUTIONS
TO MANAGE AND DEVELOP CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.
SUSTAINABLY IN TAY GIANG DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
Major: Sivilculture
Code: 9 62 02 05
DOCTORAL THESIS IN SIVILCULTURE
HUE - 2019
The thesis was completed at: Department of Forestry, University of Agriculture and Forestry, Hue University
24
Scientific supervisor: 1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Loi
2. Dr. Tran Minh Duc
Reviewer 1:
Reviewer 2:
Reviewer 3:
The thesis will be defended at Thesis Assessing Council of Hue University at…
At ………. on …….
The thesis can be accessed at: The Library of University of Agriculture and Forestry, Hue University, Learning
Resource Centre of Hue University, and National Library.
25
INTRODUCTION
1. Study background
Codonopsis javanica (brume) hook. f. is a valuable pharmaceutical plant which can be used for medicinal
treatment like ginseng, but with a lower cost. Codonopsis javanica (brume) hook. f. appears in all prescriptions of Oriental
medicine as tonic which can help patients to increase resistance and improve health.
Tay Giang district of Quang Nam province is where Codonopsis javanica (brume) hook. f. is naturally distributed
and artificially planted by local people. In order for Codonopsis javanica (brume) hook. f. to become a main plant in
socio-economic development and meet social needs, it is necessary to protect and preserve its precious genes for future
generations. Based on previous study findings and specific scientific evidence, this study aims to suggest solutions for
managing and developing Codonopsis javanica (brume) hook. f. sustainably in Tay Giang district of Quang Nam province.
2. Study objectives
2.1. General objectives
To identify scientific and practical bases to support the management and development of Codonopsis javanica
(brume) hook. f. so that it can yield high productivity.
2.2. Specific objectives
- To identify biological, ecological characteristics of Codonopsis javanica and [lập địa] factors affecting its
natural distribution in Tay Giang district of Quang Nam province.
- To propose a guideline about multiplying techniques using seeds and planting Codonopsis javanica (brume)
hook. f.
- To suggest some solutions to manage and develop Codonopsis javanica (brume) hook. f. sustainably in Tay
Giang district, Quang Nam province.
3. Scientific and practical contributions
3.1. Scientific contributions
- Provide scientific data about biological and ecological characteristics , distributions, reproductions and influences
of [lap dia] factors on the natural distribution of Codonopsis javanica (brume) hook. f.
- Provide scientific information about multiplying and planting techniques of Codonopsis javanica (brume) hook.
f.
3.2. Practical contributions
The research findings provide a scientific basis on which solutions can be suggested to manage and develop
Codonopsis javanica (brume) hook. f. sustainably in Tay Giang district, Quang Nam province.
4. New contributions of the thesis
- Identified biological, ecological characteristics and distribution of Codonopsis javanica (brume) hook. f.
- Identidied and added some techniques to breed and plant Codonopsis javanica (brume) hook. f.
- Suggested some specific solutions based on scientific evidence and feasibility to plant and develop Codonopsis
javanica (brume) hook. f. sustainably for local people in the study area.
5. Organization of the thesis
In addition to Introduction, Conclusion, References and Appendices, the thesis includes three chapters:
Chapter 1: Literature Review
Chapter 2: Research subjects, content and method
Chapter 3: Findings and discussions
CHAPTER 1 LITERATURE REVIEW