Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ TÍNH HIỆU LỰC CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÓ TRÊN THỰC TẾ ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ TÍNH
HIỆU LỰC CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÓ TRÊN
THỰC TẾ
ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRỒNG MÍA TẠI
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Mã số: TSV 2013-50
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

Hậu Giang, tháng 12 năm 2013
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ TÍNH
HIỆU LỰC CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÓ TRÊN
THỰC TẾ
ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRỒNG MÍA TẠI
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Mã số: TSV 2013-50


Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
Sinh viên thực hiện: Võ Văn Dãnh Nam, Nữ: nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: HG1164A1, Khoa Phát Triển Nông Thôn
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 năm
Ngành học: Luật Thương Mại
Người hướng dẫn: Th.S Phạm Ngọc Nhàn

Hậu Giang, tháng 12 năm 2013
2


Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu
1. Nguyễn Văn Hạ 5118675 Luật Thương mại-k37 Khoa
Nông thôn

Phát

triển

2. Lâm Thị Cẩm Giang
5117300
Luật Thương mại-k37
Khoa Phát triển Nông thôn
3. Huỳnh Ngọc Tú 5118698 Luật Thương mại-k37 Khoa Phát triển
Nông thôn

3



Danh sách bảng
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang....5
Bảng 2.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra (tính bình quân/hộ)21
Bảng 4.1: Thống kê tỷ lệ nguồn thu nhập chính của 3 xã trên địa bàn
phỏng vấn......................36
Bảng 4.2: Tỷ lệ các nhóm thu nhập khác của hộ trồng mía trên địa
bàn nghiên cứu................................................................................39
Bảng 4.3: Tỷ lệ các trồng cây xen canh của hộ trồng mía trên địa bàn
nghiên cứu.......................................................................................41
Bảng 4.4: Bảng thể hiện tỷ lệ các kênh tiếp cận các thông tin của
người dân trồng mía trên địa bàn nghiên cứu..................................43
Bảng 4.5: Thể hiện tỷ lệ tham gia các tổ chức hội của nông dân tại
địa bàn nghiên cứu
.........................................................................................................46
Bảng 4.6: Tình hình cho vay nông hộ trên địa bàn 3 xã (Hiệp Hưng,
Bình Thành, Tân Phước Hưng) huyện Phụng Hiệp............................48
Bảng 4.7: Số lượng hộ gia đình tham gia hợp tác xã thuộc 3 xã khảo
sát....................................................................................................52
Bảng 4.8: Hỗ trợ của hợp tác xã đối với 8 hộ thành viên.................53
Bảng 4.9: Hiệu quả của nội dung các lớp tập huấn..........................59

4


Danh sách hình
Hình 2.1: Quyền sở hữu của các nhà máy đường ở Australia 2012 dựa trên sản lượng ép và % quyền sở hữu theo quốc gia năm 2010.
.......................................................................................................13
Hình 4.1: Độ tuổi của những người được phỏng vấn trên địa bàn
nghiên cứu.....................30
Hình 4.2: Tỷ lệ trình độ học vấn của những người được phỏng vấn

trên địa bàn nghiên cứu.................................................................31
Hình 4.3: Tỷ lệ giới tính của của đối tượng điều tra.......................32
Hình 4.4: Hộ gia đình theo chuẩn nghèo trên địa bàn nghiên cứu. 32
Hình 4.5: Tỷ lệ nguồn gốc hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu. .33
Hình 4.6: Cơ cấu tỷ lệ sử dụng đất sở hữu và đất thuê trong sản
xuất mía.........................................................................................34
Hình 4.7: Nguồn thu nhập chính của 120 hộ gia đình được phỏng
vấn.................................................................................................34
Hình 4.8: Tỷ lệ bình quân các hộ có diện tích trồng mía trên địa bàn
nghiên
cứu................................................................................................36
Hình 4.9: Tỷ lệ hộ có thu nhập khác của hộ trồng mía trên địa bàn
nghiên cứu.....................................................................................37
Hình 4.10: Tỷ lệ hộ có thu nhập khác của các xã trên địa bàn
nghiên cứu.....................................................................................38
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trồng cây xen canh tại địa bàn
khảo sát.........................................................................................40
Hình 4.12: Thông tin thời điểm xuống giống..................................41
Hình 4.13: Tỷ lệ chủ thể quyết định xuống giống..........................42
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chủ thể tiếp cận các kênh thông
tin tại địa bàn nghiên cứu..............................................................44
Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người nông dân trồng mía tham
gia các tổ chức hội.............................................................................
.......................................................................................................45
Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cho vay nông hộ trên địa bàn
phỏng vấn của Ngân hàng.............................................................47
5


Hình 4.17: Tỷ lệ những hộ gia đình biết và không biết, thành viên

và không là thành viên hợp tác xã.................................................51
Hình 4.18: Mức độ tham gia lớp tập huấn của 45 hộ tham gia tập
huấn...............................................................................................55
Hình 4.19: Tỷ lệ các các nội dung tập huấn trong các lớp tập huấn
trên địa bàn nghiên cứu.................................................................56
Hình 4.20: Tỷ lệ các hình thức tập huấn trên địa bàn nghiên cứu. 56
Hình 4.21: Tỷ lệ mức độ thường xuyên đi thực tế của các lớp tập
huấn...............................................................................................57
Hình 4.22: Tỷ lệ các đơn vị tổ chức lớp tập huấn trên địa bàn
nghiên cứu.....................................................................................58

6


Danh mục các từ viết tắt
KH: Kế hoạch.
NSNN: Ngân sách Nhà nước.
HĐND: Hội đồng nhân dân.
HTX: Hợp tác xã.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.

7


Mục lục
Chương 1: Mở Đầu
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu...............................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................2

1.3 Phạm vi nghiên cứu...................................................................2
1.3.1 Phạm vi về không gian............................................................2
1.3.2 Phạm vi về thời gian...............................................................2
Chương 2: Tổng quan tài liệu
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hậu Giang....................3
2.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên...................................................................3
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
.....................................................
4
2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu
Giang................................................................................................9
2.2.1 Điều kiện về tự nhiên..............................................................9
2.2.2 Điều kiện về kinh tế, xã hội....................................................10
2.3 Tình hình sản xuất mía đường ở một số quốc gia.....................11
2.3.1 Tình hình sản xuất mía đường tại Brazil.................................11
2.3.2 Tình hình sản xuất mía đường tại Cuba ...........................................................12
2.3.3 Tình hình sản xuất mía đường tại Australia.............................12
2.4 Tác động của chính sách đến sản xuất mía..................................13
2.4.1 Tại Thái Lan.............................................................................13
2.4.2 Tại Việt Nam...........................................................................15
2.5 Cơ sở lý luận về chính sách và áp dụng chính sách...................16
2.5.1 Khái quát chung về chính sách...............................................16
2.5.2 Khái niệm về áp dụng chính sách và tác động của chính sách
.........................................................................................................19
8


2.5.3 Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...............................................19
2.6 Vị trí của nghề trồng mía..........................................................20

2.6.1 Vị trí của nghề mía trong chính sách của Nhà nước...............20
2.6.2 Vai trò của mía đối với việc phát triển kinh tế nông hộ ở một số
địa phương.......................................................................................21
2.6.3 Vị trí cây mía trong nền kinh tế quốc dân...............................22
2.6.4 Vị trí của nghề trồng mía giữa các vùng trong cả nước........24
2.6.5 Vị trí của nghề mía trong thời kỳ hội nhập..............................25
2.6.6 Vai trò của cây mía trong phát triển kinh tế hộ tại Hậu Giang
.........................................................................................................25
2.7 Các nghiên cứu có liên quan đến áp dụng chính sách...............26
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................29
3.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp.........................................................29
3.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp...........................................................29
3.2 Phương pháp phân tích số liệu...................................................29
3.2.1 Phương pháp xử lý thông tin...................................................29
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................29
Chương 4: Kết quả và thảo luận
4.1 Đặc điểm của hộ trồng mía........................................................30
4.1.1 Độ tuổi của hộ trồng mía .......................................................30
4.1.2 Trình độ học vấn......................................................................31
4.1.3 Giới tính..................................................................................31
4.1.4 Tình trạng kinh tế của hộ gia đình..........................................32
4.2 Tình hình sản xuất mía trên địa bàn nghiên cứu........................33
4.2.1 Nguồn gốc đất........................................................................33
4.2.2 Nguồn thu nhập chính.............................................................34
4.2.3 Diện tích đất sản xuất.............................................................36
4.2.4 Nguồn thu nhập khác.............................................................37
4.2.5 Các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất....................41
4.3 Các chính sách hộ trợ cho người trồng mía...............................46
9



4.3.1 Chính sách cho vay vốn..........................................................46
4.3.2 Hỗ trợ từ hợp tác xã................................................................51
4.3.3 Hỗ trợ tập huấn kĩ thuật..........................................................54
4.4 Các giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn
nghiên cứu.......................................................................................59
4.4.1 Liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường với người nông dân
trồng mía chặt chẽ hơn....................................................................59
4.4.2 Giải pháp tín dụng cho phát triển sản xuất............................60
4.4.3 Giải pháp ổn định giá cả.........................................................61
4.4.4 Giải pháp về hệ thống thủy lợi cho vùng mía.........................61
4.4.5 Nhân rộng mô hình hợp tác xã...............................................62
4.4.6 Nâng cao vị thế của cơ quan chức năng địa phương..............62
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận.....................................................................................64
5.2 Kiến nghị....................................................................................65
Phụ lục.............................................................................66

10


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu chính sách hỗ trợ và tính hiệu lực của những
chính sách đó trên thực tế đối với nông dân trồng mía tại Huyện
Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang năm 2013” đã được thực hiện từ tháng
6/2013 đến tháng 12/2013 nhằm mục tiêu phân tích đánh giá tình
hình áp dụng và những khó khăn khi triển khai các chính sách hỗ trợ
của địa phương. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc áp dụng các chính sách hỗ trợ người dân trồng mía trên địa bàn

huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang. Trong nghiên cứu này, tác giả
tập trung vào các hộ gia đình trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Nghiên
cứu đề tài giải quyết vấn đề trọng tâm đó là khảo sát thực trạng áp
dụng các chính sách hỗ trợ người dân trồng mía trên địa bàn huyện
Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang dựa vào phương pháp phỏng vấn nông
hộ. Áp dụng phương pháp thống kê mô tả cho thấy tình hình áp dụng
các chính sách trên thực tế đối với hộ nông dân tại địa bàn phỏng
vấn vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp như mức độ tham gia hợp tác xã: hộ là
thành viên hợp tác xã chiếm tỷ lệ thấp. Dựa vào kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của người nông dân trồng
mía còn rất ít chưa đầy ½ tổng số hộ gia đình được khảo sát. Mục
tiêu trọng tâm thứ hai trong nghiên cứu là phân tích, đánh giá mức
độ áp dụng các chính sách. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả của việc áp dụng chính sách hỗ trợ người dân trồng mía
trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang. Áp dụng phương
pháp phân tích phương sai cho thấy các chỉ tiêu thống kê trên nhiều
tiêu chí, được so sánh giữa địa bàn xã này với địa bàn xã khác, các
nhóm đối tượng người trồng mía được hỗ trợ từ chính quyền địa
phương và tìm ra nhóm đối tượng người trồng mía nhận được sự
hỗ trợ cao nhất của các chính sách hỗ trợ người trồng mía từ
chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số
chính sách vẫn chưa được phổ biến và mang lại hiệu quả thực tế.
Từ đó nghiên cứu mở ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của việc áp dụng các chính sách hỗ trợ và phát triển nghề trồng mía
trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.

11


CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây do áp dụng nhiều thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản suất nên năng suất và chất lượng đường liên tục tăng. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được phát biểu tại hội nghị tổng kết
sản xuất mía đường niên vụ 2012-2013 diễn ra ngày 25/7/2013 tại tỉnh Hậu Giang cho
biết, cả nước trồng hơn 298.000 ha mía (tăng hơn 15.000 ha so với vụ trước), năng
suất mía bình quân đạt 63,9 tấn/ha; tổng sản lượng mía thu được 19,04 triệu tấn (tăng
1,5 triệu tấn so với cùng kỳ); sản xuất được 1,53 triệu tấn đường. Theo nhiều nghiên
cứu cho thấy, mặc dù tốc độ tăng năng suất mía gần 20 năm qua của Việt Nam đạt mức
gần 2.1%/năm nhưng vì một số nguyên nhân nhất định nên năng suất mía bình quân
của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước khu vực và trên thế giới. Một số nguyên
nhân chính là do điều kiện thời tiết không được thuận lợi làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây trồng, các giải pháp thâm canh để tăng năng suất chưa được đẩy mạnh,
mức độ quan tâm đầu tư của nhà nước về giao thông thủy lợi, cơ giới, khuyến nông ở
một số vùng còn thấp…Vì vậy việc nghiên cứu đến các giải pháp thâm canh nâng cao
năng suất trồng mía, các giải pháp thúc đẩy nâng cao vai trò ngành sản xuất mía được
nhiều tác giả nghiên cứu thực hiện.
Đặc biệt ở Việt Nam mía là cây nguyên liệu chủ yếu để sản xuất đường và một số
ngành công nghiệp khác, ở nước ta hiện nay chưa có cây gì thay thế được. Mía có thể
trồng được ở khắp các tỉnh trong cả nước nhưng do trồng phân tán, năng suất và chất
lượng thấp nên không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến, dù khoảng
cách đã được rút ngắn nhưng năng suất và chất lượng kém hơn, năng suất mía bình
quân ở Việt Nam chỉ 60 tấn/ha nhưng bình quân thế giới là 70 tấn/ha. Hiệu suất đường
của Việt Nam là 4-5 tấn đường/ha, trong khi Thái Lan 7-8 tấn/ha, Brazil 9-21 tấn/ha...
Nguồn gốc cây mía ở nhiệt đới, do vậy cây mía thích hợp với khí hậu mưa nhiều, nhiệt
độ cao. Điều kiện tự nhiên phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía
nên tỉnh Hậu Giang có diện tích trồng mía nguyên liệu khá lớn trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Tính đến năm 2012, tỉnh Hậu Giang hiện có diện tích trồng mía với
diện tích khoảng 14.000 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các huyện có diện tích
trồng khá lớn như huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh. Riêng

huyện Phụng Hiệp có diện tích trồng mía khoảng 9.000 ha đứng đầu trong địa bàn
tỉnh. Tuy nhiên, vì đặc điểm địa hình nên hàng năm huyện cũng là địa bàn thu hoạch
mía sớm nhất trong tỉnh do nước lũ tràn về sớm gây không ít khó khăn và thiệt hại cho
người nông dân trồng mía. Ước tính hàng năm nước lũ về sớm gây nhiều vùng trong
địa bàn huyện phải thất trắng hoặc bị giảm năng suất khá lớn gây thiệt hại hàng tỷ
đồng cho hàng trăm hecta mía của nông dân canh tác mía.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ cho
người trồng mía nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên sự hỗ trợ này mang
12


lại hiệu quả cho người dân như thế nào và sự khó khăn trong quá trình triển khai đến
người dân, sự cảm nhận của người dân ra sao. Từ tính cấp thiết đó, đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu chính sách hỗ trợ và tính hiệu lực của những chính sách đó trên
thực tế đối với nông dân trồng mía tại Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích đánh giá tình hình áp dụng và những khó
khăn khi triển khai các chính sách hỗ trợ của địa phương. Từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các chính sách hỗ trợ người dân trồng
mía của chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp
– tỉnh Hậu Giang.
• Phân tích, đánh giá mức độ áp dụng các chính sách. Tìm hiểu những hạn chế của
việc áp dụng chính sách hỗ trợ.
• Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các chính sách hỗ trợ
người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Bình Thành, xã Hiệp Hưng, xã Tân Phước Hưng - Huyện
Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Đề tài được thực hiện dựa trên dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn từ 120 hộ trồng mía từ
tháng 6 đến tháng 12 năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài này được bắt đầu từ đầu tháng 06 năm 2013 đến cuối tháng
12 năm 2013.

13


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỈNH HẬU
GIANG
2.1.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu thuộc châu thổ
sông Mê Kông. Tỉnh được thành lập vào ngày 01/01/2004 với địa giới chính xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông Bắc giáp sông Hậu Giang.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Khí hậu
Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm tương đối thấp (bình quân khoảng 1.441
mm/năm). Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, với lượng mưa không đáng kể

(chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), nguồn nước tưới từ sông Hậu trong mùa
khô về khu vực phía Tây của tỉnh hạn chế dẫn tới nhiều khu vực thiếu nước dành cho
canh tác nông nghiệp trong mùa khô. Dựa vào đặc điểm sinh thái của cây mía là cây
cần nhiều nước, nhưng sợ úng nước. Cây mía yêu cầu lượng mưa hữu
hiệu trong năm là 1500mm… cho thấy, điều kiện khí hậu của tỉnh Hậu Giang là
điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía.
2.1.2.2 Sông ngòi
Là tỉnh nằm trong trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng nước được cung
cấp từ hệ thống kênh rạch của tỉnh khá dồi dào, trên địa bàn của tỉnh có 4 hệ thống
sông lớn: Sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8 km), Sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài
15 km) sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh dài 57 km) sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh dài
16 km) ngoài ra còn có các dòng sông chính khác như: Kênh Quản Lộ, kênh Phụng
Hiệp, Kênh Xà No góp phần tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt cho tỉnh. Các
tuyến kênh rạch chính của tỉnh vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước vừa làm nhiệm vụ
tưới tiêu cho tỉnh. Nhưng lượng nước mặt của tỉnh không phù hợp cho mục đích sinh
hoạt ăn uống, mà rất phù hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm là do tình trạng vệ sinh, phèn hoá, sử dụng thuốc
sát trùng và phân vô cơ tại chỗ, cộng với quá trình bào mòn đất đai từ phía thượng lưu
chuyển về. Do nhu cầu nhiều nước cho quá trình sinh trưởng và phát triển nên kênh
14


gạch chằng chịt đảm bảo nhu cầu nước tưới cho sản xuất. Mặt khác, kênh gạch đông
đúc cũng tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển thu hoạch của người dân.
2.1.2.3 Chế độ thuỷ văn
Chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu tác động của
thủy triều biển Đông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Tây, đã tạo thành khu
vực giáp nước ở phía Tây – Nam tỉnh, làm cho quá trình tiêu thoát lũ và nước mưa bị
chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên ruộng mía trong mùa mưa lũ (3 - 4 tháng)
và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu vực có địa hình thấp trũng, nhất là địa

bàn của các huyện Long Mỹ và Vị Thủy. Mặt khác, lũ góp phần bồi đắp phù sa và rửa
phèn mặn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
phát triển sản xuất.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Điều kiện kinh tế
- Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tỉnh Hậu Giang tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
11,98%, (cùng kỳ là 14,08%, KH 14%), trong đó: khu vực I tăng 2,28% (cùng kỳ là
1,46%, KH 3,54%); khu vực II tăng 14,38% (cùng kỳ là 31,08%, KH 17,03%); khu
vực III tăng 17,04% (cùng kỳ là 16,42 %, KH 17,48%).
- Giá trị sản xuất theo giá so sánh 94 tăng 13,37% so cùng kỳ (KH là 17,88%); trong
đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,41% (KH 4,69%), công nghiệp - xây dựng tăng
15,75% (KH 20,99%), thương mại - dịch vụ tăng 18% (KH 21,72%).
- Giá trị gia tăng bình quân đầu người 6 tháng 14,33 triệu đồng, tăng 12,26% so cùng
kỳ, quy tương đương 683 USD, đạt 50,85% kế hoạch.
- Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng khu vực I chiếm 28,78% (KH 28,54%), khu vực II chiếm
32,38% (KH 32,88%), khu vực III chiếm 38,84% (KH 38,58%).
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 102,71 triệu USD,
tăng 22,12% so cùng kỳ, đạt 40,28% kế hoạch. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 86,86 triệu USD, tăng 18,65% so cùng kỳ, đạt 37,77% kế
hoạch. Kim ngạch nhập khẩu 15,849 triệu USD, tăng 45,4% so cùng kỳ, đạt 63,4% kế
hoạch.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6.839 tỷ đồng, tăng 9,41% so cùng kỳ, đạt
54,7% kế hoạch.
- Tổng thu NSNN trên địa bàn là 3.417,537 tỷ đồng, đạt 105,23% so với dự toán trung
ương giao, đạt 92,42% so với dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 98,84% so với cùng kỳ.
Tổng thu nội địa là 505 tỷ đồng, đạt 51,58% so với dự toán HĐND tỉnh giao và đạt
99,23% so với cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương 2.298,047 tỷ đồng, đạt 70,82% so với dự toán Trung
ương giao, đạt 62,20% so với dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 97,71% so với cùng kỳ.
Trong đó, chi đầu tư phát triển là 972,404 tỷ đồng, đạt 124,17% so với dự toán Trung

15


ương giao, đạt 95,96% so với dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 77,79% so với cùng kỳ,
chiếm 42,31% tổng chi.
2.1.3.2 Điều kiện xã hội
- Về Nông nghiệp
Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt kết quả khả quan, tăng trưởng khu vực I (VA) đạt
2,28% (KH 3,54%), giá trị sản xuất tăng 4,41% (KH 4,69%).
Diện tích thu hoạch vụ lúa Đông Xuân 79.948 ha, vượt 2% kế hoạch, năng suất bình
quân 7,1 tấn/ha, sản lượng 567.684 tấn, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 13.502 tấn so với
cùng kỳ. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận khoảng 64,64%, tăng 7,75% so cùng kỳ.
Tình hình sản xuất cây mía của người dân trong tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó
khăn và thuận lợi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong việc tạo thu
nhập cho người dân trong tỉnh.
Về năng suất: Năng suất sản xuất hàng năm trên địa bàn tỉnh có những thay đổi bất
thường, giảm mạnh ở năm 2006 (giảm 19 tấn/ha) và lại tăng nhẹ trong năm 2007 (tăng
6 tấn/ha). Việc giảm của năng suất sản xuất năm 2006 là do điều kiện canh tác trong
năm này gặp nhiều khó khăn, sự diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên như mưa,
bão, lũ …
Về diện tích sản xuất:
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang
Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

Trồng lúa


84.500

61

Trồng mía

14.521

11

Trồng cây ăn quả

21.500

16

Trồng rau màu

8.500

6

Trồng cây công nghiệp dài ngày và cây khác

8.806

6

Tổng
137.827

100
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang)
diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong các năm 2005, 2006, 2007 có
sự tăng giảm không đều, diện tích canh tác tăng mạnh trong năm 2006 tăng 1.142 ha,
khi sang năm 2007 thì diện tích trồng mía lại giảm 149 ha. Chính sự biến động không
ngừng này của năng suất sản xuất và của diện tích canh tác nên đã dẫn đến sự thay đổi
của sản lượng sản xuất thu hoạch được trong năm.
Mặc dù trong năm 2006 diện tích tăng lên nhanh nhưng năng suất sản xuất lại giảm
xuống mạnh và sự tăng lên của diện tích nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất
nên sản lượng sản xuất trong năm giảm 177.687 tấn và chỉ đạt 1.347.018 tấn. Sang
năm 2007, thì sản lượng sản xuất tăng lên và tăng 80.270 tấn. Do sự giảm đi của diện
16


tích canh tác trong năm này nhỏ hơn sự tăng lên của năng suất sản xuất nên sản lượng
sản xuất mới tăng lên.
Theo báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang (2011 - 2012) của tỉnh Hậu
Giang, kết quả Hậu Giang đã thực hiện 14.282 ha diện tích trồng mía, tăng 9,3%, sản
lượng 1,2 triệu tấn, tăng 11,2% so năm 2010 (Chương trình: 15.000 ha, sản lượng 1,5 1,6 triệu tấn). Xây dựng hệ thống đê bao vùng nguyên liệu mía 2.380/5.000 ha, bao
gồm: xã Hiệp Hưng (1.015 ha), Tân Phước Hưng (945 ha) và Hòa An (420 ha). Khối
lượng thực hiện ước đạt 70% (Hiệp Hưng 90%, Tân Phước Hưng 60% và Hòa An 60%
khối lượng).
Niên vụ mía năm 2013 trồng được 14.007,5 ha, vượt 1,5% so kế hoạch. Cây khóm
trồng 1.581 ha, đạt 93% kế hoạch, diện tích thu hoạch 215 ha, ước năng suất 18 tấn/ha.
Cây ăn trái 28.008 ha, đạt 94,4% kế hoạch và tăng 1.899 ha so với cùng kỳ; sản lượng
ước 156.545 tấn, đạt 57% kế hoạch. Diện tích gieo trồng rau màu 15.397 ha, đạt
65,7% kế hoạch, đã thu hoạch 7.001,5 ha, năng suất bình quân ước: bắp 6,5 tấn/ha, rau
đậu các loại 20 tấn/ha, đậu xanh 1,5 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 135.690 tấn, đạt 49,4%
kế hoạch.

Tình hình dịch bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều và phân bố khắp các huyện, thị,
thành, trên trà lúa Đông Xuân và Hè Thu 2013, sâu bệnh xuất hiện với mật số, tỷ lệ
gây hại từ nhẹ đến trung bình và có 249 ha nhiễm nặng. Trên cây mía dịch hại xuất
hiện phổ biến là sâu đục thân gây hại khá nặng. Trên cây khóm có 300 (lượt) ha nhiễm
nhẹ bệnh khô đầu lá. Trên rau màu, tỷ lệ gây hại không đáng kể. Trên cây nhãn tỷ lệ
bệnh từ 5-10%.
Gia súc gia cầm phát triển tương đối ổn định, đàn heo: 114.303 con, đạt 87,4% kế
hoạch; đàn trâu, bò: 3.405 con, đạt 93% kế hoạch, đàn gia cầm: 3.437.140 con, đạt
86% kế hoạch, trong đó, đàn gà: 1.067.200 con; đàn vịt: 2.369.940 con. Nhìn chung,
chăn nuôi 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp, giá thành
tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm mạnh
so với cùng kỳ. Dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn gà ở huyện Phụng Hiệp với tổng
đàn nuôi 1.070 con, đã được khống chế và không lây lan ra diện rộng.
Do đang vào vụ nuôi trồng thủy sản, nên tổng diện tích thả nuôi thủy sản thực hiện
4.162 ha, giảm 19% so cùng kỳ, đạt 42% kế hoạch. Trong đó diện tích nuôi thâm canh
và bán thâm canh là 416,97 ha, các đối tượng chủ lực như cá tra, rô đồng, thát lát. Diện
tích nuôi quảng canh cải tiến là 3.745 ha. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 22.681,5
tấn, đạt 24,98% kế hoạch và bằng 88,8% so với cùng kỳ, chủ yếu là giảm sản lượng cá
tra.
Chiến dịch Giao thông nông thôn - thủy lợi và trồng cây năm 2013 được các địa
phương nỗ lực thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện công tác giao thông – thủy lợi –
trồng cây năm 2013 thực hiện gần 364 tỷ đồng (vốn NSNN chiếm 72%, nhân dân
đóng góp 28%). Triển khai xây dựng được 695.300 m2 đường, đạt 175% kế hoạch;
17


6.951 m2 cầu đạt 161% kế hoạch; thủy lợi đào đắp 623.257m3, khép kín 16.511 ha,
đạt 81% kế hoạch, trồng được 90.000 cây xanh, đạt 60% kế hoạch.
Các địa phương đã đăng ký thực hiện 5 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.357,73
ha/1.506 hộ, tỉnh chọn 2 cánh đồng làm điểm chỉ đạo là cánh đồng xã Trường Long

Tây và xã Vị Thanh. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, với quy mô 5.200ha, có
các loại hình sản xuất chủ lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi,
nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn quả.
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã được củng cố, nâng chất, toàn tỉnh có 188 HTX, trong đó
trong lĩnh vực nông nghiệp có 123 HTX, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có 22
HTX; thương mại dịch vụ có 5 HTX; xây dựng có 32 HTX; vận tải có 6 HTX. 01 liên
hiệp HTX và 5.621 tổ, nhóm, câu lạc bộ. Riêng lĩnh vực nông nghiệp có 72,8% HTX
hoạt động khá trở lên.
- Về sản xuất công nghiệp – xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 94) thực hiện 2.505 tỷ đồng, tăng 7,25% so
với cùng kỳ và đạt 44% kế hoạch. Tính theo giá thực tế thực hiện 7.394 tỷ đồng, tăng
10% so với cùng kỳ và đạt 42,8% kế hoạch. Trong đó các công ty cổ phần có vốn Nhà
nước 1.994 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ; công nghiệp ngoài nhà nước 5.250 tỷ
đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 149 tỷ đồng,
tăng 19,6% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện toàn tỉnh ước đạt 97,85%, tăng 0,33% so với cùng kỳ; trong
đó khu vực nông thôn đạt 94,5%; kết quả tiết kiệm điện ước đạt 4,9 triệu kWh, đạt
56,3% kế hoạch. Đã hoàn thành công tác bàn giao lưới điện của 06 hợp tác xã điện
nông thôn cho ngành điện quản lý, với tổng số 16.594 khách hàng.
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, giai đoạn 2, đã bố
trí 1.415/3.707 hộ dân vào sinh sống, đạt 38,2% chương trình, đã xây dựng 448/3.707
căn đạt 12,1%.
- Thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu
Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ thực hiện 12.533 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng, đạt 46,4% kế hoạch. Trong đó,
ngành thương mại đạt 8.572 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ, đạt 41,8% kế hoạch;
ngành lưu trú và ăn uống đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ, đạt 63% kế
hoạch; ngành dịch vụ đạt 1.439 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 57,7% kế
hoạch.

Đã khởi công xây dựng siêu thị Co.op mart Ngã Bảy; phối hợp với nhà đầu tư khảo sát
đầu tư xây dựng chợ đêm Long Mỹ, chợ Trà Lồng, huyện Long Mỹ, đến nay trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang có 01 siêu thị loại II và 70 chợ.

18


Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tiếp tục phát triển, chất lượng phục vụ từng
bước được nâng lên, đã vận chuyển 43,05 triệu hành khách, tăng 11,4% so cùng kỳ.
Sản lượng vận tải hàng hóa được 3,8 triệu tấn, tăng 12,5% so cùng kỳ.
Dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển phục vụ cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn
thị trường, ổn định sản xuất. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn 5.086 tỷ đồng, tăng 24,2% so cùng kỳ (KH 18 – 20%), tăng 3,96% so với cuối
năm 2012, bằng 39,3% tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ tín dụng là 12.945 tỷ đồng,
tăng 21,5% so cùng kỳ (KH 17 – 18%), tăng 5,77% so với cuối năm 2012.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 102,71 triệu USD,
tăng 22,1% so cùng kỳ, đạt 40,28% kế hoạch. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 86,86 triệu USD, tăng 18,65% so cùng kỳ, đạt 37,77% kế
hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 15,849 triệu USD, tăng 45,4% so cùng kỳ, đạt 63,4%
kế hoạch.
- Đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm huy động khoảng 6.839 tỷ
đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ, đạt 54,7% so với kế hoạch; trong đó vốn đầu tư từ ngân
sách do địa phương quản lý 1.710 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ, chiếm 25% tổng vốn
đầu tư; vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước 909 tỷ đồng, tăng 4,2% so cùng
kỳ, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25 tỷ đồng, tăng
7,4% so cùng kỳ, chiếm 0,37% tổng vốn đầu tư; vốn ODA 30 tỷ đồng, tăng 8% so
cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 0,43% tổng vốn đầu tư; vốn huy động trong dân, kinh tế ngoài
nhà nước và vốn trung ương đầu tư trên địa bàn 4.165 tỷ, tăng 10,7% so cùng kỳ,
chiếm 60,9% tổng vốn đầu tư.

Tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản của nhà nước giao đầu năm là 2.396 tỷ đồng, đến
nay được bổ sung tăng lên 2.700,2 tỷ đồng, sau khi chi trả nợ vay Kho bạc, Ngân
hàng, trích quỹ phát triển đất và kinh phí đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử đất,
nguồn vốn thực tế phân bổ là 2.067,7 tỷ đồng.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ
Chất lượng của học sinh ở các cấp học phổ thông năm học 2012-2013, so với năm học
trước số học sinh khá, giỏi được duy trì ổn định.
Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục được quan tâm, số người biết chữ trong
độ tuổi từ 15 đến 35 đạt 98,95% tăng 0,09% so với cùng kỳ; phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi đạt 89,47%, tăng 1,15% so với cùng kỳ; phổ cập giáo dục trung học cơ sở
đạt 87,66%, tăng 1,32% so với cùng kỳ; phổ cập giáo dục trung học phổ thông đạt
50,12%, tăng 4,35% so với cùng kỳ. Tình hình học sinh bỏ học được cải thiện, tổng số
học sinh bỏ học là 669 em, chiếm tỷ lệ 0,53%, giảm 0,64% so với cùng kỳ (KH dưới
1,1%).
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH
HẬU GIANG
19


2.2.1 Điều kiện về tự nhiên
* Vị trí địa lí
Phụng Hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm huyện
Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 Km có diện tích
483,66 Km2. Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy
theo sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như: đường tỉnh lộ 927, đường 928,
Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh
Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía
Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Huyện chia thành 15
đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng

Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa
Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất
đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất
là trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những
đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8 oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung
bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 oC). Nắng nhiều (trung
bình 2.445 giời/năm, 6,7 giời/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh
trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng
mưa trong năm.

20


* Sông ngòi
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ. Sông Hậu là
nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện đặc biệt là trong
lĩnh vực nông nghiệp.
2.2.2 Điều kiện về kinh tế, xã hội
- Về nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý,
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Năm 2012, toàn huyện

gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh
lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp
tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng
nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng
được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960 đ/kg; gần trung tâm huyện
Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng
Hiệp, đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh
cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để
đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở
rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ
yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản
xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho
nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng
thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012, toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá
các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và
Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây
Dương... Huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị
thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
- Về công nghiệp
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản xuất
thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm
ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp với trên
3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.
21



- Về giao thông
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát triển
mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương
tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại
trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung
tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
- Về dân cư
Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập trung
nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
- Về giáo dục
Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông
trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm
Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ
thông trung học.
- Về y tế
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học,
trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn
có nhiều đổi mới.
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác y tế,
nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân
nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp
thực hiện. Các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
2.3.1 Tình hình sản xuất mía đường tại Brazil
Theo dữ liệu của Unica, sản lượng đường khu vực Trung Nam Brazil, quốc gia sản xuất
đường lớn nhất thế giới, tăng 14% trong 2 tuần cuối tháng 8 năm 2012 sau khi thời tiết
khô giúp tăng tốc thu hoạch. Các nhà máy khu vực Trung Nam, nơi sản xuất gần 1/5

đường của Thế giới, đã sản xuất 334 triệu tấn đường từ thời điểm 16 đến 31/8/2012, tăng
so với mức 2,97 triệu tấn của cùng kỳ năm trước. Sản lượng ethanol tăng 10% đạt 1,92 tỷ
lít. Các nhà máy đã ép khoảng 46,5 triệu tấn mía, tăng so với mức 40,7 triệu tấn của cùng
kỳ năm trước. Khoảng 52% mía được chế biến thành đường, tỷ lệ này của năm trước là
51%, phần còn lại được chế biến thành ethanol. Theo dự báo của Chủ tịch Unica, Ông
Pedro Parente, sản lượng mía niên vụ 2012-2013 của Brazil, mùa vụ được bắt đầu vào
1/4/2012, sẽ ít nhất đạt 509 triệu tấn, tăng so mùa vụ trước là 493,2 triệu tấn, sản lượng
đường sẽ tăng 5,8% và đạt mức 33,1 triệu tấn.
22


2.3.2 Tình hình sản xuất mía đường tại Cuba
Năm 2012, chính phủ Cuba đã cho phép tập đoàn mía đường nhà nước Azcuba thiết lập
một dự án liên doanh với vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng một nhà máy điện sinh học
tại nhà máy sản xuất đường ở Ciro Redondo. Theo lời của Phó chủ tịch Azcuba ông
Wilson Morell cho biết việc xây dựng dự án này nhằm đa dạng hóa ngành công nghiệp
mía đường để đạt được những mục tiêu kinh tế đã đề ra và quy tụ được nhiều kỹ thuật
viên có tay nghề. Nhà máy điện sinh học mới sẽ đóng góp nguồn năng lượng điện đáng
kể cho mạng lưới điện quốc gia của Cuba, đây sẽ là bước đầu tiên cho việc thiết lập các
cơ sở tương tự khác để sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng dồi dào của cây mía. Chủ tịch
Cuba Raul Castro đã nỗ lực vực lại ngành công nghiệp mía đường bằng việc chú trọng
vào công nghệ và phương pháp sản xuất mới nhằm tăng hiệu quả quản lý và tạo ra các
mặt hàng xuất khẩu có khả năng bù đắp lại các chi phí.
Mùa sản xuất mía đường 2011-2012 là mùa đầu tiên sau khi Chủ tịch Castro thực hiện
các cải cách để hiện đại hóa ngành công nghiệp mía đường trong đó có việc giải thể Bộ
Mía đường và thay thế bằng tập đoàn mía đường Azcuba có chi nhánh đại diện tại các
tỉnh của Cuba. Azcuba bao gồm 13 công ty mía đường, 56 nhà máy sản xuất, hai viện
nghiên cứu và một trung tâm kiểm định chất lượng.
2.3.3 Tình hình sản xuất mía đường tại Australia
Vụ thu hoạch mía năm 2012 đã sắp kết thúc với sản lượng đạt được khoảng 30,4 triệu

tấn, cao hơn cùng kỳ các năm trước là 27,5 và 27,9 triệu tấn tương ứng các năm 2010
và 2011. Sản xuất bị sụt giảm một phần do tác động bởi thời tiết và là một vụ mùa ẩm
ướt nhất được ghi nhận. Hiệp hội người trồng mía của Australia (CaneGrowers) tin
tưởng cho sự phục hồi đáng kể trong niên vụ 2013. Dự báo sản lượng mía 2013 có thể
đạt 31-32 triệu tấn. Steve Greenwood, Giám đốc điều hành của CaneGrowers nói:
“Người nông dân đang sử dụng công nghệ mới nhất và các kết quả nghiên cứu để tăng
năng suất, lợi nhuận và công tác quản lý của họ. Mía là mặt hàng quốc tế và người
trồng mía ở Australia đang trước đầu sóng ngọn gió của sự thay đổi phải đứng vững
trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt”. Thị phần chế biến đường trong nước
cũng được quốc tế hóa qua việc các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đa số. Các chủ sở
hữu người Australia chỉ chiếm 28% thị phần chế biến. Singapore và ThaiLand sở hữu
3/5 thị phần sản xuất đường của Australia.

23


Hình 2.1: Quyền sở hữu của các nhà máy đường ở Australia 2012 - dựa trên sản lượng
ép và % quyền sở hữu theo quốc gia năm 2010.
Mía đường là ngành công nghiệp nông thôn lớn nhất và quan trọng nhất mang tính
biểu tượng của Australia. Với khả năng sản xuất khoảng 5 triệu tấn đường mỗi năm,
đem lại doanh thu từ 1,7 đến 2 tỷ đô la Mỹ. Là nước có chi phí sản xuất đường thấp,
Australia xuất khẩu 80% đường thô và là nước xuất khẩu lớn thứ ba sau Brazil và Thái
Lan. Với sản lượng 30,4 triệu tấn mía năm 2012 trên tổng diện tích trồng mía khoảng
366.000 ha đã chế biến được 4,45 triệu tấn đường. Như vậy năng suất mía bình quân
82 tấn/ha và tỷ lệ mía: đường khoảng 6,9.
Khoảng 20% mía thu hoạch bằng cách đốt lá và 80% vẫn thu hoạch để lá. Mía sau thu
hoạch chuyển ngay về nhà máy trong vòng 16 giờ sau thu hoạch.
Với 80% đường sản xuất phục vụ xuất khẩu, ngành công nghiệp đường tập trung vào
khả năng cạnh tranh quốc tế. Mía đường của Australia thường được ép thành đường
thô và bán trực tiếp cho các nhà máy tinh luyện. Chính phủ không trợ cấp hay hỗ trợ

giá trong nước. Đường của Australia được quốc tế công nhận là chất lượng cao và
ngành công nghiệp nổi tiếng về độ tin cậy và dịch vụ cao cấp. Australia có thể dự trữ
hai triệu tấn đường trong mạng lưới thiết bị đầu cuối giúp cung cấp đường cho khách
hàng dài hạn. Khách hàng nhập khẩu chủ yếu đường của Australia là Korea,
Indonesia, Malaysia, Japan, New Zealand và US...
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN SẢN XUẤT MÍA
2.4.1 Tại Thái Lan
Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới. Năm 2011,
Thái Lan đứng hàng thứ 2 sau Braxin trong xuất khẩu đường. Thị trường xuất khẩu
đường chủ yếu là Châu Á chiếm tỷ lệ 90%, trong đó các nước ASEAN nhập khẩu
đường Thái Lan theo đường chính nghạch chiếm bình quân 45.4%. Trong chiến lược
phát triển nghành mía đường Thái Lan có những chính sách phát triển làm cho nghành
mía đường liên tục xuất khẩu giữ vị trí cao trên thế giới. Trong đó có cơ chế liên kết
sản xuất – tiêu thụ mía đường Thái Lan. Trong cơ chế này Thái Lan tập trung thực
hiện ba cơ chế chính là cơ chế hình thành giá, phân bổ lợi ích, kiểm soát chữ đường và
24


trọng lượng mía; Cơ chế phân bổ hạn ngạch và Cơ chế liên kết nông dân trồng mía,
các nhà máy chế biến đường và hình thành nhóm lợi ích.
Với cơ chế hình thành giá, phân bổ lợi ích, kiểm soát chữ đường và trọng lượng mía
thì ngay từ niên vụ 1982-1983 giá mía được xác định dựa trên hệ thống chia sẻ thu
nhập 70:30 (70/30 revenue sharing system), trước khi Chính phủ ban hành Đạo luật về
đường vào mía năm 1984, trao quyền cho chính phủ trong việc ban hành và điều chỉnh
các quy định về thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy. Theo Đạo luật
này, Chính phủ đóng vai trò người điều tiết và trung gian trên thị trường đường Thái
Lan. Quy tắc thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy chế biến được thiết
lập bởi cơ quan nhà nước. Hệ thống 70:30 là trong đó 70% của tổng thu nhập ròng từ
bán đường và mật rỉ sẽ thuộc về người trồng mía và 30% còn lại là của nhà máy. Năm
1992, Thái Lan bắt đầu áp dụng chính sách định giá dựa trên chất lượng và độ ngọt đo

bởi chữ đường (CCS). Hệ thống này nhằm mục đích kích thích cải tiến năng suất. Giá
tiêu chuẩn dựa trên CCS do chính phủ công bố. Giá này là giá trả cho mía 10 CCS.
Mỗi CCS tăng thêm sẽ nhận được thêm một khoản thanh toán bằng tỷ lệ 6% của giá
tiêu chuẩn. Mía với hàm lượng đường ít hơn 10 CCS sẽ bị trừ ở mức tương tự. Trong
thực tế, người trồng được luôn luôn được trả ở mức giá mía tiêu chuẩn như là mức tối
thiểu, bất kể chất lượng mía của họ. Hệ thống chia sẻ thu nhập 70/30 đã mang lại lợi
ích cho cả người trồng mía và cho nhà máy chế biến đường. Hệ thống này giúp cho cả
người trồng mía và các nhà máy đường tăng giá và ổn định thu nhập, điều quan trọng
là giảm sự biến động của giá của một ngành hết sức nhạy cảm với giá.
Mặt khác cơ chế Cơ chế phân bổ hạn ngạch. Để điều tiết thị trường trong nước và xuất
khẩu, Chính phủ Thái Lan đã triển khai "Chính sách hạn ngạch" (Quota policy). Mỗi
mùa, Chính phủ ước tính sản xuất nhu cầu trong nước và cam kết xuất khẩu; sau đó
phân bổ nguồn cung đường theo 3 hạn ngạch A, B và C. Theo Đạo Luật mía và đường
(1984), hàng năm hạn ngạch xuất khẩu được xác định bởi Hội đồng mía và đường.
Hạn ngạch xuất khẩu bằng ước tính tổng sản lượng trừ lượng tiêu thụ trong nước. Mục
tiêu là để đảm bảo rằng nhu cầu trong nước và thặng dư có thể được xuất khẩu. Hệ
thống phân bổ hạn ngạch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp mía đường Thái Lan. Thứ nhất là bắt buộc nông dân và các nhà máy
đường đảm bảo cung ứng trong nước do chính phủ điều hành giá mía và giá đường.
“Ngạch” thứ hai là Thái Lan ký hợp đồng cung ứng dài hạn cho các nước trên thế giới
do các công ty tư nhân thực hiện dưới sự kiểm soát của chính phủ để đảm bảo thương
mại giữa Thái Lan và các nước trong hợp đồng dài hạn. Cuối cùng là lượng đường
thặng dư tương đối lớn, các nhà máy có quyền xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào.
Cuối cùng là cơ chế liên kết nông dân trồng mía, các nhà máy chế biến đường và hình
thành nhóm lợi ích. Sản xuất theo hợp đồng (contract farming) rất phổ biến ở Thái Lan
bởi vì hầu hết các nhà máy chế biến đường không tự trồng mía mà ký kết hợp đồng với
nông dân trồng mía. Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới mối quan hệ giữa các
nhà máy chế biến đường và người trồng mía không phải luôn luôn êm đẹp. Sự bất
đồng thường xuyên liên quan đến giá mía. Với cơ chế điều hành bởi Hội đồng mía
25



×