Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nguyễn văn Thuận sống thử của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.98 KB, 22 trang )

Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
Tương lai bạn thế nào không phụ
thuộc vào hiện tại bạn sống ra sao. Khi khảo
sát nhanh 100 người về câu hỏi “bạn có
muốn sống thử trước hôn nhân hay không?”
thì có tới 30% số người được hỏi đồng ý.
Phải chăng đây dần là xu thế trong hiện tại
và tiếp tục thay đổi trong tương lai khi mà
sinh viên hiện nay đang thay đổi nhận thức về việc “sống thử ’’. Cuộc sống ngày
càng hiện đại kéo theo nhiều hệ lụy khi ta đang phải chạy theo những bước tiến của
xã hội. Lối sống, phong cách sống của giới trẻ đang ngày càng thay đổi, cụ thể hơn
là sinh viên hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về thực
trạng sống thử của sinh viên hiện nay. Tại sao giới trẻ hiện nay lại lựa chọn hình
thức sống thử? Hậu quả của việc đó sẽ đem lại những điều gì trong cuộc sống, hay
đó chỉ là một sử trải nghiệm của những thanh niên đang mong muốn tìm đến những
điều mới mẻ và để có kinh nghiệm trước hôn nhân. Có rất nhiều ý kiến trái chiều
liên quan đến vấn đề này.
Khi tìm hiểu về vấn đề này tôi dần đồng cảm với những người đang sống thử
hoặc có ý định sống thử, bởi tôi cũng đang trải qua những năm tháng thời sinh viên.
Khi mà cuộc sống còn khá nhiều khó khăn, khi mà hai người yêu nhau muốn dành
nhiều thời gian cho nhau và hơn hết là muốn tiết kiệm chi phí cho cả hai thì việc đó
chúng ta nên đồng cảm cho họ. Tuy nhiên tôi không khuyến khích các bạn sống thử
bởi nó đem lại rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống sau này của các bạn trẻ. Các bạn
chính là những người đạo diễn cho cuộc đời của chính mình, vì thế hãy có quyết
định sáng suốt, đừng để tuổi trẻ bông bột mà đánh mất tương lại sau này.
Để làm được bài báo cáo này tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã thực hiện khảo
sát nho nhỏ của tôi để từ đó tôi có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này.

1



Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay

Mục lục
1. Tính cấp thiết của đề tài

3

2. Đối tượng nghiên cứu

4

3. Phương pháp nghiên cứu

5

I.

Khái niệm, phân loại

5

1.1 . Khái niệm

5

1.2 Phân loại

5


4. Mục đích khi nghiên cứu đề tài

6

II. Nguyên nhân

6

2.1 Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao

6

2.2 Để có kiến thức trước hôn nhân

7

2.3 Sống để tiết kiệm

7

2.4 Sống để thỏa mãn nhu cầu cá nhân

7

III.

Thực trạng, các vấn đề liên quan đến sống thử

3.1 Thực trạng sống thử hiện nay


8
8

3.2 Hệ lụy cho việc sống thử

11

3.3 Hạn chế của sống thử

15

3.4 Hạnh phúc bất ngờ

17

IV.
V.
VI.

Biện pháp
Hãy có cái nhìn tích cực về sống thử
Một số ý kiến

17
19
20

2



Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại sao hai người yêu nhau lại không đến được với nhau, yêu nhau say đắm
nhưng khi kết hôn thì cuộc sống không hạnh phúc và bần cùng dẫn đến chia tay.
Phải chăng đó là điều quá vội vàng khi quyết định kết hôn hay đó là điều chỉ khi
sống chung thì mới phát sinh ra vấn đề, nảy sinh mâu thuẫn. Đa số các bạn trẻ khi
kết hôn đều nghĩ rằng bạn đời mình hoản hảo. Nhưng khi sống chung mới phát hiện
ra những khiếm khuyết của nhau, những điều mà trước kia chưa chú ý đến. Vậy có
phải là một biện pháp sáng suốt khi sinh viên lựa chọn sống thử.
Cuộc sống không ngừng vận
động theo thời gian đòi hỏi mỗi cá
nhân phải không ngừng thay đổi để
thích nghi với cuộc sống hiện đại.
Và giới trẻ là một trong số ấy, họ
luôn phải thích nghi với sự vận
động không mệt mỏi của cuộc sống.
Vì vậy mà nhiều lối sống mới,
phong cách mới được ra đời hoặc có
thể du nhập từ phương tây về việt
nam. “Sống thử’’ là một trong số đó.
Theo thăm dò của VnExpress của
13.500 độc giả với câu hỏi “bạn có
nên sống thử?” thì có đến 56% số
người được hỏi đồng tình và 36%
không ủng hộ quan điểm trên. Mặc dù có rất nhiều hệ lụy từ việc sống thử nhưng
lối tư duy có sinh viên hiện nay dần “thoáng” hơn thì việc sống thử đang được nhìn
nhận vào mặt tích cức.
Sinh viên hiện nay ngoài học ra còn có rất nhiều điều phải lo nghĩ cho cuộc
sống của mình. Tât cả mọi chi phí được tối ưu nhất có thể để có thể tiết kiệm được

tiền bạc của gia đình. Tuy nhiên khi nói về việc sống thử với một người khác giới
thì cũng sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề hiện tại và tương lại. Liệu việc sống thử có nên
không khi mà có thể để lại nhiều hậu quả trong tương lại, trong khi đó các bạn lại
đang học tập phục vụ cho chính tương lại của các bạn.

2. Đối tượng nghiên cứu
3


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Là những bạn sinh viên đang theo học của các trường đại học( đa số là năm
nhất), hiểu được suy nghĩ và nhận thức của các bạn về vấn đề này. Tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng của các bạn khi có ý định sống thử.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để có bài báo cáo này tôi sử dụng phương pháp thống kê, sử dụng số liệu có
sẵn trên internet và tạo một cuộc khảo sát nhỏ với vài câu trắc nghiệm để thăm dò ý
kiến của các bạn sinh viên.
I.
Khái niệm, phân loại
I.1 . Khái niệm
Sống thử là sống như vợ chồng trước hôn nhân, tuy nhiên trên danh nghĩa
vẫn chưa phải vợ chông vì chưa đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật.
Về bản chất: sống thử không chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh lý mà còn về mặt
tình cảm của cả hai.
Về hình thức: sống thử liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục. Có thể nói,
phụ nữ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi quyết định sống thử.
Về tình cảm: sống thử nhằm vun đắp tình cảm của đôi bạn trẻ, giúp họ trở
nên gắn kết với nhau hơn, tuy nhiên thời gian còn rất dài nên không thể khẳng định
các cặp đôi khi quyết định sống thử đều đi đến vợ chồng thật sự.
Tính cộng đồng: vấn đề này còn khá mới mẻ nên ít nhiều nhận được cái nhìn

kì thị của xã hội. Chỉ có một số ít người nhận thức được vấn đề và dần hiểu được
nguyên nhân, tại sao lại dẫn đến việc sống thử, làm thế nào để sống thử trở nên hữu
ích với tất cả mọi người.
Tính cá thể: dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của hai người, có thỏa thuận
khi quyết định sống thử.
Phân biệt sống thử và hôn nhân:
Sống thử
Hôn nhân
Do sự thỏa thuận của hai người.
Có sự đồng ý từ gia đình.
Không có sự đồng ý từ hai bên gia
đình.
Pháp luật chưa chứng nhận
Có giấy đăng kí kết hôn, được pháp
luật bảo hộ.
4


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay

I.2 Phân loại
Theo hình thức:
- Vì nhu cầu tình cảm
- Vì lợi ích kinh tế
- Vì nhu cầu tâm sinh lý
- Theo phòng trào
4. Mục đích khi nghiên cứu đề tài
Theo thống kê, 10 nước có tỷ lệ ly hôn cao nhất thế giới:
Bỉ
71%


Bồ
đào
nha
68%

Hunga-ri

Czec
h

67%

66%

Tây
ban
nha
61%

luxemb
ourg

Estonia

cub
a

phá
p




60%

58%

56% 55% 53
%

Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng có thể ước tính rằng tỷ lệ này
khoảng ¼. Tính cấp thiết của tỷ lệ ly hôn la nguyên nhân dẫn đến việc nghiên cứu
đề tài này. Đề tài cung cấp cái nhìn tổng quát, khách quan, các mặt lợi, hại về vấn
đề này. Nó như hiện tượng khá mới mẻ khi xuất hiện ở nước ta và mọi người đang
thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ. Bài viết nhằm hướng tới thế hệ đi trước, giúp họ
có cái nhìn khách quan hơn về lối sống của sinh viên hiện nay. Tuy còn nhiều hệ
lụy ở tương lai nhưng đây lại là con đường giúp các bạn suy nghĩ chín chắn về cuộc
đời và đây không phải là lối sống quá xa lạ ở phương tây.
II.
Nguyên nhân
II.1 Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao
Tại TP HCM, cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Lập gia
đình theo quyết định của chính mình, đến với nhau bằng tình yêu, không chịu áp
lực về kinh tế, công việc tốt, con cái ngoan ngoãn. Vậy lý do là gì dẫn đến các cặp
vợ chồng quyết định ly hôn chỉ sau vài năm sống chung?
Sau đây là 7 điều các nhà khoa học dự đoán sớm muộn các cặp đôi cũng ly
hôn:
- Kết hôn còn quá trẻ hoặc sau 32 tuổi
- Lấy một người chồng không đi làm toàn thời gian
5



Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
-

Chưa học hết bậc trung học phổ thông
Thiếu tôn trọng đối phương
Qua tình cảm như hồi mới cưới
Im lặng khi xung đột xảy ra
Nói chuyện về tình cảm hôn nhân theo hướng tiêu cực

Vì vậy rất dễ xảy ra xung đột của các cặp vợ chồng. Vậy sống thử có phải
một biện pháp an toàn mà các bạn sinh viên nên cân nhắc.
II.2 Để có kiến thức trước hôn nhân
Trước khi bạn có bằng lái xe, bạn phải học lái xe. Vậy trước khi kết hôn các
bạn cũng phải có những kĩ năng cần thiết và sống thử là một ý không tồi.
Khi bạn quyết định gắn bó cả một đời với ai đó thì bạn đòi hỏi bạn đời của
mình một số kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Nếu không, các bạn sẽ luôn
trong tình trạng căng thẳng đối đầu, cuộc sống đầy mệt mỏi, bạo lực gia đình có thể
xảy ra bất cứ lúc nào, dẫn đến ly hôn. Sống thử giúp các bạn sinh viên tự tiết chế
được cảm xúc, có cái nhìn đời, nhìn cuộc sống, nhìn người một cách tinh tế nhất.
2.3 Sống để tiết kiệm
Đây là nguyên nhân mà phần lớn
các bạn cho là quan trọng nhất. Xét về
góc độ kinh tế thì có lẽ sẽ rất hợp lý với
cuộc sống sinh viên. Mọi chi phí sẽ được
tính toán một cách hợp lý nhất, phù hợp
với khả năng chi trả của các bạn. Đó cũng
là một cách nuôi dưỡng tình cảm của các bạn, giúp họ có được cuộc sống hạnh
phúc và tiến tới hôn nhân. Theo thống kê các cặp đôi đã từng sống thử thì chỉ có

15% hướng tới mục tiêu cao cả đó là hôn nhân.
Tuy nhiên cái lý do mà các bạn sinh viên đưa ra đó chỉ là một lời biện hộ.
Bởi muốn tiết kiệm các bạn có thể lựa chọn những bạn cùng giới để sống chung.
Xét về bài toán này thì có phần khả thi hơn vì sẽ có cuộc sống thoải mái, không
phải vướng bận chuyện tình cảm, lo chuyện học hành để lấy được tấm bằng đại
học. Họ mượn cớ việc sống để tiết kiệm để viện cớ cho hành động của bản thân, họ
muốn dành tất cả thời gian cho nhau, có thể lo cho cuộc sống hiện tại và sau này.
Họ cho rằng đây là lý do chính để tránh sự săm soi của người khác, làm cho bản
thân cảm thấy thoải mái, không phải nghe những lời dèm pha ở bên ngoài.
2.4 Sống để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
6


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Khi được hỏi về vấn đề này, đa số mọi người cho rẳng các bạn trẻ sống thử
nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Theo nghiên cứu của một chuyên gia tâm lý thì
có sự khác biêt biệt lớn giữa nam và nữ trong quan niệm và lợi ích của việc sống
thử. Phụ nữ thường coi sống thử là một bước đệm trước hôn nhân, trong khi đàn
ông chỉ coi chuyện đó là một cái gì đó họ muốn thử trước khi hứa hẹn với bất kì ai
trước hôn nhân. Tiến tới hôn nhân là một điều xa xỉ của các cặp đôi. Khi thỏa mãn
nhu cầu tình dục thì họ coi đó là chuyện bình thường, tình yêu chẳng còn ý nghĩa
nào hết nên dẫn đến chia tay.
Thực tế đã chứng minh rằng trong chuyện sống thử chỉ có các bạn gái chịu
nhiều thiệt thòi hơn cả. Phụ nữ thường yêu bằng cả trái tim. Họ cũng quá yếu mềm
trước sự đòi hỏi, thậm chí thúc bách của nam giới. Chính vì sự yếu mềm này mà
con gái thường trả cái giá đắt khi tình yêu tan vỡ, anh chồng hờ bỏ chạy. Tuy để
thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhưng con gái bao giờ cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.
III. Thực trạng, các vấn đề liên quan đến sống thử
III.1
Thực trạng sống thử hiện nay

a. Quan điểm của các bạn sinh viên
Giới trẻ nói chung và các bạn sinh viên nói riêng, ngày nay đã mạnh dạn hơn
trong thể hiện tình cảm của mình so với thế hệ đi trước. Các bạn trẻ với mục tiêu
sống hết mình và mang quan điểm tự do bung lụa nhưng không buông thả. Cùng
với sự phát triển mạnh của thế giới, tư tưởng của giới trẻ ngày càng thoáng hơn và
càng tự tin với bản thân nên vấn đề sống thử ngày càng nhiều.
Một vấn đề thì luôn có hai mặt. Khi tình yêu tan vỡ, một là bạn đã yêu nhầm
người, hai là bạn yêu đúng người nhưng sai cách. Khi những người sống thử chia
tay, họ nhận ra mình đã chọn nhầm người, ôm nỗi đau khổ vào trong lòng hoặc tiếp
tục sống giả vờ trong hạnh phúc hoặc cố gắng một cuộc sống mới.

7


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Đối với sinh viên, những người trẻ nhưng vẫn chưa thể có đủ khả năng lo
cho bản thân mình, luôn phải chật vật với cơm áo gạo tiền hay vẫn phải dựa vào sự
chu cấp của phụ huynh, việc sống thử có thể là động lực giúp các bạn động viên
nhau vượt qua hoặc sẽ cùng kéo nhau xuống hố. Sự non trẻ và thiếu chín chắn,
chưa trưởng thành khiến cho cả hai không đủ sự cảm thông và thấu hiểu, động viên
nhau vượt qua khó khăn mà cuộc sống chung mang lại. Sống thử vẫn mãi tồn tại
hai kết quả cuối cùng mà ai cũng dễ dàng đoán ra. Và xã hội cũng cần có cái nhìn
thiện cảm hơn về sống thử bởi tất cả mọi thứ đều có hai mặt.
Ngược lại, nếu bạn đã tự tin trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, bản thân đã
thực sự độc lập, có khả năng tự chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình, việc
sống thử sẽ không còn là vấn đề quá lớn lao, vì bạn đã trưởng thành và hoàn toàn
có khả năng quyết định tương lai của mình.
b. Thực trạng
Trong những năm gần đây, sống thử trở thành một phong trào mà nói theo
cách của người trong cuộc đó là cách giúp họ vượt qua trở ngại của cá nhân. Nói là

sống thử nhưng lại là thật, một cuộc sống vợ chồng trước hôn nhân. Nếu coi đây là
một trải nghiệm thì chắc hẳn các bạn đã có kinh nghiệm hết sức phong phú so với
những người chưa từng sống thử. Hãy coi đây như một bài học giúp ích cho cuộc
sống hôn nhân bền vững sau này của bạn. Sống thử không có trong truyền thống
của người Việt Nam. Nó là một xu hướng xảy ra ở Châu Âu trong thời kì giải
phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào, người Châu Âu đã quay lại cuộc sống hôn
nhân bền vững.
Trào lưu sống thử ở Việt
Nam được cho là bắt đầu trong giới
sinh viên vào thập niên 90, và được
gọi là “tình yêu bếp dầu”.
Một thống kê tại một trường
đại học ở Hà Nội, vào năm 2010
thì có tới một phần ba sinh viên
sống thử trước hôn nhân. Trước đó
5 năm, một nghiên cứu khác ở TP
HCM thì cho thấy tỷ lệ sống thử ở
giới trẻ là 5%. Một khảo sát không
chính thức của một blogger có khoảng 3,000 người tham gia thì phần lớn người
tham gia ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân. Tỉ lệ sống thử của sinh viên đến
8


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay kí tức xá là khá phổ biến. Tỉ lệ sống thử
cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với thế giới xung quanh. Có 47.1% sinh viên
sống thử cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 47.1% sinh viên sống thửu trên 1
năm, 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ co 48% có sử dụng
biện pháp tránh thai, khi có thai 43% lựa chọn biện pháp nạo phá, chỉ có 36% lựa
chọn hôn nhân.

Hiện không có một tài liệu nào khẳng định được độ chính xác của những con
số trên. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của trào lưu này có thể được giải thích một
phần là do thái độ cởi mở của thanh niên trước vấn đề tình dục trước hôn nhân.
Ở nhà trọ, sinh viên sống thử khá nhiều. Mỗi khi đến một khu nhà trọ sinh
viên nào chúng ta đều dễ dàng nghe được những câu chuyện về các cặp sinh viên
sống thử. Số đông các sinh viên khác thì cho rằng sống thử là để tự khẳng định
mình.
Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi họ đã vượt
qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng ban đầu. Vấn đề này đôi khi là do
quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy.
Trong xã hội mang đậm nét truyền thống Á Đông như Việt Nam, sống thử
vẫn chưa được đồng tình, nếu không muốn nói là còn rất nhiều ý kiến phê phán.
Thử thành thật
Khi quyết định sống thử hãy suy nghĩ thật kĩ trước thực hiện bởi nó sẽ mang
đến hậu quả không như chúng ta mong muốn. Cuộc sống muôn hình vạn trạng,
không ai biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra với bản thân, hãy chuẩn bị cho mình
một tâm lý vững vàng. Tuy nhiên dù có chuẩn bị đến đâu các bạn vẫn luôn bị sốc vì
những chuyện đang xảy ra với chính mình. Và trong mọi trường hợp người thiệt
thòi nhất vẫn là phụ nữ.
Quyết định sống thử là các bạn sinh viên đang có một cuộc sống hôn nhân
thật sự. Như các cặp đôi dọn ra sống thử thì luôn có một phòng ngủ, một phòng
bếp, một phòng khách. Họ chia sẻ các chi phí dành cho việc sống thử. Lên một kế
hoạch chu toàn cho dự định của mình và không để gia đình biết được sự thật. Ăn
uống, sinh hoạt như một cặp vợ chồng son.
Chỉ nên sống thử khi có quyêt định sống thật?
54.8% số người được hỏi thì sống thử ảnh hưởng rất lớn đến hôn nhân sau
này, vì vậy tôi khuyên các bản sinh viên nên tính trước cho tương lai. Tất cả các
9



Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
cặp tình nhân phải thử xem có
hợp nhau về ba vấn đề quan
trọng đó là tình dục, tiền bạc và
việc sinh con cái.
Về tình dục, nó đòi hỏi
các cặp đôi lắng nghe nhau. Khi
mình sống với bạn trai mình lâu
dài thì cuộc sống tình dục sẽ
thay đổi ra sao, và người bạn của mình có chịu thay đổi, chịu lắng nghe những
mong muốn, suy nghĩ của mình hay không.
Còn tiền bạc cũng nên rõ ràng, ai phụ trách cái gì, ai chi tiêu cái gì. Giả sử
một người không có thu nhập thì cũng phải rõ ràng, thẳng thắn với nhau hoặc trong
tương lai có kế hoạch gì với nhau thì phải rõ ràng, phải bỏ ra số tiền nhất định để
dành, phải có kế hoạch.
Còn về con cái thì cũng phải thống nhất về cái mốc thời gian của mình.
III.2

Hệ lụy cho việc sống thử

“Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về
nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn.
“Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống
chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán
nhau, nhất là những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành,
nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp bênh, thiếu một mục
đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết được, thì
hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến nhiều bạn
trẻ thiếu trách nhiệm với bản thân, người yêu và tình yêu của mình, “cả thèm chóng
chán” và mối quan hệ trở nên nhạt dần. Cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên nhàm chán

nhanh chóng nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan
hệ thì tất yếu là không vững bền.
Hơn nữa, vì chỉ có hai người coi nhau là vợ chồng, còn xã hội và gia đình thì
không, nên chẳng có ai giúp đỡ cho “vợ chồng” này khi gặp những khó khăn, trục
trặc nhỏ trong tình cảm để nó không bùng phát thành mâu thuẫn lớn; chẳng có ai
bảo vệ “gia đình” này khi có kẻ thứ ba dòm ngó. Và nỗi lo chẳng may có thai trước
khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống tình dục “vợ chồng thử”
của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như trong một
10


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
cuộc hôn nhân hợp pháp. Rồi nhiều chuyện không mong muốn xảy ra như nạo phá
thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và đặc biệt nó có thể kéo theo
nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hôn nhân
thực sự của các bạn sau này.
“Sống thử” làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán và đơn điệu,
chưa kể đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng
ngày là điều không thể tránh khỏi. Khi các bạn chưa thực sự là của nhau thì việc
chia tay là hoàn toàn có thể xảy ra. Tất nhiên, đám cưới chỉ là hình thức nhưng giấy
tờ hôn thú là sự ràng buộc về giáo luật và pháp luật, đó là kết quả của một tình yêu
chín muồi. Khi sống thật, các bạn trẻ sẽ sống có trách nhiệm hơn, yêu và tôn trọng
nhau hơn. Chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu của Trung tâm Hôn nhân và Gia đình
tại trường Đại học Crieghton (Mỹ) cho biết, những đôi bạn sống chung trước khi
thành hôn thường phải chịu đau buồn khốn khổ nhiều hơn bởi cách sống ấy, và cuối
cùng dẫn tới tình trạng không ổn định trong đời sống vợ chồng. Điều đáng ngạc
nhiên hơn nữa là những người đã chung sống trước hôn nhân như thế lại có khuynh
hướng “cãi nhau liên miên” ngay sau ngày cưới.
Một khi “sống thử” tan
vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã

đành, bạn nam cũng không phải
không bị ảnh hưởng; mất mát về
thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, mất
mát nhiều cơ hội trong cuộc
sống… chia đều cho cả hai bên.
Nhiều bạn gái gặp bế tắc sau khi
“sống thử” đã tự tử. Tỷ lệ nạo
phá thai ở Việt Nam gia tăng rất
nhanh và hiện là một nước có tỷ
lệ nạo phá thai cao nhất thế giới,
đóng góp không nhỏ là việc “sống thử” của các bạn trẻ. Họ còn chưa đủ tiềm lực về
kinh tế, nhận thức về trách nhiệm và hậu quả còn nông cạn, thường cho rằng hiện
đại là phải “sống thử”. “Sống thử” nhưng chia tay là thật, theo thống kê từ Bộ tư
pháp Mỹ cho thấy trong vòng 15 năm qua, 86% các cuộc “sống thử” đã kết thúc
bằng chia tay. Tiếp tục theo dõi 14% tiến đến hôn nhân thì tỷ lệ ly dị của những đôi
này lại cao hơn những cặp trước đó đã ra sống riêng. Vì thế, có thể khẳng định
“sống thử” không thể là bước đệm cho một cuộc hôn nhân bền vững.
11


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Giáo sư xã hội học, bà Linda Waite, sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy
đã cho biết: Những cặp chung sống gần như vợ chồng đã trải qua kinh nghiệm đau
khổ như bị ngược đãi hay phản bội nhau mà hoàn toàn không nhận được sự trợ
giúp nào từ gia đình đôi bên. Bà cho biết tiếp, 16% phụ nữ sống chung với bạn trai
hay bị đánh đập vào những lần cãi vã, trong lúc chỉ có 5% phụ nữ bị đánh đập khi
chung sống với chồng của họ. Những cặp khác, có con chung, không giáo dục nổi
con họ vì họ không cảm nhận được ràng buộc thiêng liêng của vợ chồng thực thụ.
Đặc biệt, người cha rất vô trách nhiệm, và sống bê tha, không chu cấp cho con
mình, mà tự cho mình chỉ là "bạn trai" của mẹ đứa bé, và vô hình chung, người đàn

ông đó đã chuyển trách nhiệm nuôi và dạy đứa nhỏ cho bà mẹ. Hơn nữa, bà còn

cho biết, đời sống sinh lý của những người không phải là vợ chồng cũng không
điều hòa như đời sống vợ chồng.
Khi ở chung, không có sự ràng buộc, không có sự quản lý của bố mẹ, đôi bạn
trẻ rất dễ sa ngã, buông thả vào những con đường lệch lạc, không có hạnh phúc lâu
bền. Không ít các bạn sinh viên bỏ chuyện học hành vì mang thai. Nhưng phần lớn
các bạn chọn cách nạo phá thai, nhiều người sẽ nhận trái đắng khi không còn khả
năng làm mẹ, đau đớn tột cùng. Còn một hạn chế lớn nhất đó là rất dễ nhiễm căn
bệnh thế kỉ HIV AIDS.
Trước khi xảy ra những điều đáng tiếc, các bạn trẻ hãy suy nghĩ và cân nhắc
thật kĩ lưỡng. Hãy lựa chon sao cho tương lai mình tốt đẹp nhất, đừng vì một giây
phút nông nổi của tuổi trẻ mà nhận lại kết quả không như mong muốn làm gia đình
phiền lòng. Mà trên hết sau này mình sẽ khổ khi vướng vào vòng xoáy của tội lỗi,
bệnh tật, của cơm áo gạo tiền gây ra.
a. Trả giá quá “đắt”
Một phút vui chơi bên người mình yêu, bên tình nhân tưởng như đang ở
thiên đường; những tháng ngày ngắn ngủi bên nhau tưởng giúp con người thoải mái
về tinh thần và thể xác, hay đáp ứng cách trọn vẹn khao khát sống cho nhau. Nhưng
12


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
hậu quả của nó mang lại rất lớn mà người trong cuộc thường không lường hết
được. Đó là việc gia đình sau này lục đục, bất hòa… gây hoang mang tinh thần cho
những người thân trong gia đình.
Bên cạnh nỗi đau về tinh thần còn có nỗi đau về thể xác, hậu quả của người
trong cuộc khó tiên liệu trong hiện tại, vì câu trả lời chỉ có trong tương lai. Có lẽ
chỉ với những người đang và sẽ làm mẹ mới hiểu nỗi đau không thể sinh con mà
hậu quả của những lần phá thai để lại; hiện tại họ không có lựa chọn nào khác hơn

là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang từng ngày
lớn lên trong bụng. Đó là giải pháp cuối cùng và tất yếu của cuộc ngoại tình, hôn
nhân ngoài giá thú, hay “sống thử”, vội vàng “cho” để chứng minh tình yêu của cô
gái, hay của những cuộc ăn chơi thác loạn.
Một khi cuộc sống chung không xây dựng trên nền tảng vững chắc của gia
đình, thì tất yếu sẽ dễ dàng đi đến chỗ rạn nứt và đổ vỡ với những lý do rất đời
thường như: ghen tuông, không còn yêu nhau, hay không có trách nhiệm… Và đó
cũng là nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả, bạo hành giữa vợ chồng với nhau…
trước khi chia tay. Phần lớn người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.
b. Di chứng tương lai
Một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không thành vợ thành chồng,
cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai. Nhiều phụ nữ lỡ “trải
nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người
bạn đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ti
với gia đình... Tất cả điều đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước,
và sự chọn lựa vì đó không được trọn vẹn. Và chắc chắn, không có cơ hội tận
hưởng hạnh phúc, dù chỉ là những giây phút ngắn ngủi trong cuộc đời dương thế.
Tất cả những hậu quả đó, hơn ai hết, chính bản thân người trong cuộc sẽ phải
gánh chịu, không chỉ ở thời gian hiện tại mà còn ảnh hưởng dài tới tương lai sau
này. Hậu quả của việc “sống thử”, quan hệ trước hôn nhân sẽ dễ sinh nhàm chán và
nếu có hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không hạnh phúc và tiếp theo là một
“lộ trình buồn”. Thật đáng tiếc cho giới trẻ ngày nay. Cái tai hại hơn và không đáng
có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, có thể chúng sẽ không được thấy ánh
dương mặt trời vì sự “nhẫn tâm và tàn nhẫn” của cha mẹ; hay nếu được sinh ra thì
cũng sẽ èo uột vì “thiếu vắng sự ấm áp” từ tình thương của cha hoặc mẹ. Và như
thế, chúng sẽ là những đứa trẻ phát triển không bình thường về thể lý và tâm lý.
III.3

Hạn chế của sống thử
13



Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Mặt tiêu cực:
Về mặt truyền thống: Xưa nay người dân Việt ta luôn quan niệm nam nữ kết
hôn “Danh chính ngôn thuận” thì mới có thể sống chung với nhau, còn việc sống
thử là đi ngược lại với những giá trị truyền thống từ trước đến giờ.
Về mặt xã hội: Xã hội phần nhiều có cái nhìn khắc khe đối với những người
sống thử, đặc biệt là những người nữ. Đối với những vùng quê nơi mà môi trường
không hiện đại như những thành phố lớn thì vấn đề này càng có nhiều ý kiến trái
chiều
Về mặt y tế: Tăng số lượng các trường hợp phá thai, sức khỏe giảm, nhiều
trường hợp vô sinh sau này
Đã có rất nhiều trường hợp nam nữ sống chung xuất hiện những xung đột cải
vã dẫn đến xô xát đánh đập và các hành vi phạm tội được hình thành gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý những người trong cuộc
Nếu sau sống thử họ nhận ra không hợp nhau và cả hai đường ai nấy đi thì
cũng không có gì cần bàn nhưng nếu một bên quá bi lụy sẽ gây ra những vấn đề
không thể cứu vãn được
Trong trường hợp sống thử cần đặc biệt nhấn mạnh về những tổn thương đối
với những người nữ, nếu sống thử tan vỡ họ sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần
sức khỏe, trường hợp mang thai hoặc có con là một sức ép rất lớn với họ
Những người nữ trong cuộc sống thử bất thành sẽ thường bị dị nghị, có nhiều
người không chấp nhận, tai tiếng trong những cuộc sống hôn nhân sau này.
Về mặt pháp luật: Có thể tiềm ẩn phát sinh những hành vi phạm tội, vấn đề
về con cái, quan hệ sống chung
Như vậy sống thử nên hay không nên tùy vào quan điểm của mỗi người,
quan điểm cá nhân người viết rằng “sống thử” khi bạn đủ sẵn sàng, đủ tự lập và
chính chắn.
Từ đó tôi chia thành 5 mục lớn khi nói về hạn chế của sống thử:

a.Về bản thân
Bản thân các bạn, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn
nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua những
chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái
14


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
quý giá nhất của mình. “Sống thử”, nếu “dính bầu” thì đơn giản là đi phá thôi sao?
Đừng chỉ vì một giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời khi mất luôn thiên
chức làm mẹ. Hơn nữa, các bạn nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành
mạnh, giao lưu học hỏi và phải quyết tâm nói không với việc “sống thử”.
b. Về phía gia đình
“Bởi vì cha mẹ đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan
trọng nhất, là giáo dục con cái của họ. Do đó, cha mẹ phải nhận rằng, chính họ là
những nhà giáo dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Vai trò giáo dục của họ
quyết liệt đến nỗi thật khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của
họ. Cha mẹ phải nhận trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu
và tôn kính Thiên Chúa và mọi người, để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội
được nẩy nở trong con người. Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất cả
những đức tính Giáo hội và xã hội mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải có.”
Ðây không phải là khó khăn có thể đóng khung trong khuôn khổ gia đình,
nhưng thực sự nó đã trở nên thách đố quan trọng của xã hội. Ðể đối phó, cần có sự
vận động qui mô với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, học đường và giáo xứ. Sự
hợp tác này, cho đến hiện tại vẫn còn được mô tả là chưa đúng mức, nếu không
muốn nói là quá hời hợt. Thành thật mà nói, đa số các bậc phụ huynh Việt Nam,
mặc dù có kinh nghiệm, nhưng việc nói chuyện về tình dục với con cái, đã không
được coi như “tốt lành”. Có một bà trong xứ đạo của người Việt kia, đã than phiền
rằng cha xứ đã dạy các thanh niên nam nữ trong họ đạo những điều “tục tĩu”, khi
những người trẻ này tham dự các lớp giáo lý Chuẩn Bị Hôn Nhân! Vì vậy, chính

một số phụ huynh cũng cần phải được đi “huấn luyện” thêm, học hỏi thêm, trước
khi họ có thể giúp đỡ con cái của họ.
c. Về phía xã hội
Xã hội nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn đàn
và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều
khía cạnh khác nhau trong xã hội cũng như trong Giáo hội Công giáo một cách sôi
động. Giới trẻ có rất nhiều điều hấp dẫn, bổ ích trong học tập, làm việc, giao lưu
bạn bè, giải trí… Hơn nữa, chúng ta sinh ra ở Việt Nam, một nước phương Đông
với nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp. Vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học
hỏi ở nước ngoài thế nào, cũng nên giữ lại một chút truyền thống của dân tộc mình.
Biết rằng, phương Tây họ có nhiều cái hay, cái mới mình cần nên học, nhưng họ
cũng có những cái xấu mà mình không nên học, hoặc dù có học cũng nên điều
chỉnh sao cho phù hợp với nước mình một chút.
15


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
d. Khi mang thai ngoài ý muốn
Chính vì cái tư tưởng nông cạn của các bạn trẻ cho rằng khi có thai thì sẽ tìm
đến các bác sĩ để nạo phá thai. Vì vậy mà tỉ lệ nạo phá thai ngày càng gia tăng qua
các năm và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lai. Tôi còn nhớ trên kênh VTV1 có làm về
một chuyên đề liên quan đến sống thử. Những bạn trẻ đã quá đau đớn khi phải vứt
bỏ đứa con chưa trào đời của mình. Nguyên nhân là vẫn chưa có tiềm lực về kinh
tế, cái tuổi vẫn còn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ học đại học thì tiền đâu mà có thể
lo cho con cái. Thêm một điều nữa họ chưa có ý định có con sớm, bởi thực sự còn
quá trẻ để lo nghĩ về vấn đề này. Khi cái tuổi tràn đầy nhiệt huyết nhất, năng nổ
nhất, sống vì đâm mê của bản thân mình thì chưa có thời gian lo nghĩ cho gia đình.
Người xưa có câu “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” tuy nhiên nó không còn hợp so
với thời nay. Vì vậy phải có biện pháp tránh thai hiệu quả nhất để tránh mang thai
ngoài ý muốn.

e. Tổn thương về tinh thần
Dù thế nào khi chia tay cả nam và nữ đều chịu những tổn thương nhất định.
Tình yêu tan vỡ khiến họ chán nản, nhiều lúc bế tắc vào cuộc sống, thật vọng chính
bản thân mình. Nhiều người tâm sự họ rất hối hận khi sống thử. Dành hết thời gian
cho người mình yêu nhưng để lỡ nhiều điều trong cuộc sống, bỏ lỡ nhiều cơ hội
học tập.
III.4

Hạnh phúc bất ngờ

Rất nhiều người tâm sự với tôi rằng họ cảm thấy hạnh phúc khi quyết định
sống thử. Họ cảm thấy cuộc sống thoải mái, như thêm yêu cuộc sống, yêu bản thân
hơn. Trước kia họ chưa có cảm nhận được những điều tuyệt vời trong tình yêu, chỉ
khi đưa ra quyết định khó khăn họ mới thấm nhuần những cảm giác mà trước kia
chỉ đâu đó bắt gặp. Hiểu được thế nào là cuộc sống gia đình đúng nghĩa, chuẩn bị
về mặt tư tưởng khi hai người quyết định đi đến hôn nhân thật sự.
IV.

Biện pháp

Về bản thân
Các bạn tự ý thức được việc sống thử bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc
sống sau này. Dù muốn hay không hãy tự trang bị cho mình những kiến thức liên
quan để có một cuộc sống đúng nghĩa. Quyết định là ở chính bạn vì thế hãy cân
nhắc thật kĩ lưỡng khi đưa ra quyết định. Khi sống thử, kể kể nam hay nữ hãy có

16


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay

biện pháp để tránh mang thai ngoài ý muốn, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống
sau này nếu như hai người không đến được với nhau.
Về xã hội
Cần những chương
trình tuyên truyền về lợi
ích và hạn chế của sống
thử nhằm nâng cao tầm
hiểu biết của các bạn trẻ.
Hãy có cái nhìn tích cục
hơn về lối sống thử bởi biết
đâu có là giải pháp tốt nhất
của những bạn trẻ thời nay.
Xã hội hãy thay đổi cái nhìn về sống thử bởi cái gì cũng có hai mặt của nó, không
nên đánh đồng cho rằng sống thử là xấu, không có truyền thống, mất thuần phong
mĩ tục, mất thẩm mĩ. Tuy vậy nó cũng để lại nhiều hệ lụy sau này nhưng hãy đừng
ruồng bỏ mà hãy cố chấp nhận.
Hãy “vẽ đường cho hươu”
Theo vietnamexpress, Việt Nam nằm trong top 5 nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất thế giới. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có phải do sinh viên sống thử với nhau
và gây ra hậu quả không?
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có chương trình giáo dục giới tính chính thức
trong chương trình học phổ thông. Mặc dù sinh viên đã lớn tuổi đời nhưng kiến
thức về giới tính để bảo vệ chính bản thân mình các bạn vẫn chưa hiểu biết rõ, phần
lớn còn nhiều sự e ngại và xấu hổ khi nghe đến nó, dẫn đến những hành động ham
muốn khám phá bản thân nhưng không hề mang trong mình bất kỳ sự hiểu biết và
bảo vệ nào, khiến cho hậu quả xảy ra vô cùng đáng tiếc. Những quốc gia phát triển
phương Tây, tuy vấn đề tình dục được giới trẻ quan điểm rất thoáng nhưng vấn nạn
nạo phá thai rất ít vì họ được trang bị kiến thức giới tính vững vàng, có khả năng tự
làm chủ và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đối với giáo dục Việt Nam,
các bạn trẻ chỉ cần ngày ngày đến trường lớp, mọi thứ đều được cha mẹ lo từ a đến

z nên đối với các bạn, trách nhiệm đối với bản thân và xã hội vẫn chưa được hình
thành mạnh mẽ như giới trẻ phương Tây. Hãy "vẽ đường cho hươu” chứ đừng để
hươu tự vẽ đường chạy nữa!
V.

Hãy có cái nhìn tích cực về sống thử

17


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Tôi thấy chúng ta nên có một cách nhìn đúng đắn và nghiêm túc hơn trong
vấn đề "sống tiền hôn nhân". Không nên nhìn nó ở góc độ phiến diện. Chúng ta tạm
gọi quan niệm trong lứa đôi từ trước đến nay là "truyền thống" và lối sống thử hiện
nay là "tân thời". "Truyền thống" và "tân thời" trong cảm xúc yêu có thể nói là
giống nhau, chỉ khác nhau ở cách tiếp cận và phát triển.
Không thể nói là lối sống "tân thời" là sai, vì mỗi cách sống đều có mặt tích
cực và tiêu cực. Hôn nhân là kết quả của sự chọn lựa chín chắn nhất trong tình yêu.
Thực sự mà nói cách "truyền thống" không đủ thời gian và không gian cho
việc tìm hiểu nhau một cách đầy đủ nhất. Rồi sau đó phải đương đầu và giải quyết
khá nhiều vấn đề hậu hôn nhân.
Theo tôi nghĩ giới trẻ ngày nay rất trân trọng việc hôn nhân của họ, họ ý thức
được sự quan trọng của việc kết hôn, chính vì vậy họ chọn cuộc sống "tiền hôn
nhân". Vấn đề ở đây chúng ta phải giáo dục không để "tính lợi dụng" được phát
huy, và nên cho giới trẻ một không gian để họ sống, không thể lấy cách nhìn của
cái cũ xưa mà phê bình họ. Không thể nói sống vậy sẽ dẫn đến các loại bệnh xã hội.
Vì đó là những kiến thức trong y học, cho dù sống theo kiểu "truyền thống" mà
không hiểu biết vẫn bất hạnh như thường. Tôi phê phán lối lý luận ấy.
Giáo dục là phải hiểu và hòa vào đối tượng được thụ hưởng và có cách giáo
dục hợp lý, chứ không phải chỉ phê phán và áp đặt suy nghĩ.

Mặt tích cực:
Đa số những người sống thử họ cho rằng đây là một biện pháp hữu hiệu để
xác định có tiến tới hôn nhân được hay không, đây được xem như cuộc sống tiền
hôn nhân. Qua giai đoạn sống thử này họ sẽ quyết định nên hay không xác lập một
mối quan hệ vợ chồng hợp pháp;
Sống thử diễn ra phổ biến ở những người trẻ tuổi, trong giai đoạn kinh tế
chưa ổn định, nên họ có nhu cầu để sống chung với nhau chia sẻ gánh nặng về kinh
tế, những mối lo, bận tâm trong cuộc sống
Là giai đoạn giúp cho những bạn trẻ yêu nhau có không gian để hiểu nhau
hơn, vun đắp tình cảm
Đây còn là cơ hội để những người trong cuộc có thể “thực tập” trước những
vấn đề của cuộc hôn nhân như: Tài chính, công việc, sinh hoạt, gia đình, …
Phần nào đó còn thõa mãn nhu cầu gần gũi của những người yêu nhau.
18


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
VI.

Một số ý kiến

Sau đây tôi tổng hợp một số ý kiến của các bạn sinh viên một vài câu hỏi liên
quan:
Nếu một người bạn tâm sự rằng họ muốn tiến tới sống thử vì lý do nào
đó thì thái độ của bạn là gì ? Đồng ý hay phản đối ? Tại sao ?
 Có lẽ là nên khuyên nó không nên sống thử. Tại vì cái xã hội bây giờ
không còn là nam nữ thụ thụ mất thân nữa rồi, chả ai biết trước được
điều gì . Để rồi sau này hối không kịp.
 Mình vẫn sẽ đồng ý,sống thử cũng có nhiều cái lợi,nhưng mà hãy cố
gắng dùng mọi biện pháp tránh thai không để bầu,bầu thì con gái khổ

chứ con trai khổ gì,hơn nữa hãy cố nghĩ đến tương lai 2 đứa để cùng
cố gắng.
 Mình khuyên bạn nên cân nhắc trước khi sống thử. Mình cũng không
phản đối hay đồng ý ngay lập tức, mà nhắc bạn hãy suy nghĩ trước khi
sống thử. Nếu đối phương là người tốt, trưởng thành, suy nghĩ chín
chắn thì sống thử cũng không sao. Ngược lại đối phương là người suy
nghĩ nông cạn, bộp chộp, luôn hành động theo cảm tính.... thì bạn
không nên sống thử. 😊😊😊😊
 Đa số việc sống thử là không tốt vì nó đem lại hậu quả khôn lường cho
sau này.tuy nhiên cũng có một vài trường hợp là đúng nhưng tỉ lệ của
cái đúng không cao
 Phản đối, vì lí do gì cũng có cách giải quyết khác.
 Hỏi lí do là gì, đối tượng sống thử cùng là người như thế nào.
Theo bạn thì xã hội đã thật sự quan tâm đến vấn đề sống thử ở lứa tuổi
sinh viên chưa ? Và xã hội cần phải làm gì để sinh viên có nhận thức được như
thế nào là tốt và như thế nào là xấu khi quyết định sống thử. 
 Thật sự xã hội có quan tâm nhưng thường đưa ra những ý kiến phán
xét, tiêu cực. Xã hội cần có những bài viết rõ ràng về chuyện sống thử.
Vì chúng ta còn ko biết nó có tốt hay ko thì chẳng có lí do gì để phán
xét cả
 Chưa. Xã hội cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục về ý thức
cho sinh viên.

19


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
 Xã hội thì chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nhưng mình nghĩ ở
tuổi sinh viên thì không nên chúng ta còn bồng bột trong suy nghĩ và
nhận thức

 Tôi nghĩ là xã hội đag quan tâm đến vấn đê sốg thử. Và xã hội cần
tăng cường tư vấn cho mọi trường về vấn đề này. Tất là ở đại học cần
có nhiều buổi học về vấn đề này hơn. Và tôi khuyên các bạn sinh viên
là đã xác định sống chung với nhau như vợ chồng thì không có khái
niệm sống thử mà đó là cuộc sống thật sự. Bản thân tôi cũng là sinh
viên năm nhất lên tôi sẽ trang bị kiến thức hơn về vấn đề này để giúp
mình không sai lầm trong quảng thời gian minh là sinh viên.

20


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay

KẾT LUẬN
Sống thử là cái vòng luẩn quẩn
Nhiều bạn đã rong ruổi hết người này đến người khác mà vẫn chưa tìm được
tình yêu đích thực, dường như tình cảm đã bị chai sạn. 90% các cặp lại quay về với
con số không. Và một điều hợp lý là “nồi nào vung đó”, biết chấp nhận sống thử thì
cũng phải chấp nhận người vợ (chồng) tương lai giống mình.
Sinh viên rất cần tư vấn khi quyết định sống thử
Đặc biệt là các sinh viên nữ rất lo lắng, băn khoăn trước khi chuẩn bị sống
thử. Họ rất cần có thông tin cũng như sự giúp đỡ để nhìn nhận được vấn đề này.
Không nên phê phán lối sống phương tây
Đều là con người với nhau, đều biết suy nghĩ, vui buồn hạnh phúc, thì tại sao
phải phân biệt Tây phương với Á Đông, rồi có cái nhìn tiêu cực, thiếu hiểu biết về
xã hội phương Tây? Trừ phi có sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau giữa nam và nữ thì
chẳng bao giò có chyện bàn cãi về vấn đề này.
.Sống

thử có cái lợi và cái hại

Chúng tôi chia tay trước ngày cưới của anh chưa đầy hai tháng và tôi như
người thức dậy sau một cơn mơ. Tôi thấy sống thử cũng có hai mặt và quan trọng
hơn hết là dám chịu trách nhiệm với những gì thuộc về quyết định của chính mình.
Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa
Không ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân, song nhiều chuyên gia
nghiên cứu về gia đình, văn hóa đều cho rằng phải chấp nhận nó như một tất yếu
của xã hội hiện đại. Và để giảm thiểu những hậu quả do lối sống này đem lại, bạn
trẻ cần được cảnh báo, giúp đỡ.
Sống thử chỉ thấy hại chưa thấy lợi
Tôi tự hỏi mình nếu tôi biết được người mà mình sắp gọi là bạn đời của mình
đã từng sống với 1 người đàn ông khác như vợ chồng thì chuyện gì xảy ra đây?
Sống thử có cái lợi có cái hại
Phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi khi sống thử
21


Nguyễn Văn Thuận(công nghệ gtvt) Sống thử của sinh viên hiện nay
Vì vậy, Sống thử có cái lợi và cái hại. Chúng ta nên có cái nhìn khách quan,
toàn diện về vấn đề này. Ở đây không phải là chúng ta đánh giá lối sống của
Phương Tây quá buông thả hay đánh giá quá khắt khe lối sống của phương Đông.
Tất cả vấn đề đều có hai mặt. Quan trọng là, mỗi sinh viên Việt Nam, đều là những
người trưởng thành có suy nghĩ, có chiều sâu, chúng ta đều nên biết đâu là giới
hạn và biết phân biệt cái nào nên làm, cái nào không. Tôi không ủng hộ việc sống
thử trước hôn nhân, cũng không quá khắt khe trong vấn đề đó, chỉ mong mỗi chúng
ta, sẽ có những quyết định đúng đắn nhất để không phải hối hận ở tương lai.

22




×