Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Xây dựng giáo án dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy bài Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 291945 đến trước ngày 19121946 – môn Lịch sử lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 76 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ hiện nay thì vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển
cảu đất nước là vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới
ở nước ta. Giáo dục – đào tạo chính là yếu tố quyết định nguồn nhân lực. Mục tiêu của
giáo dục - đào tạo cũng đã được Đảng ta xác định, đó là: đào tạo những người lao động
tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra...Để
đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu đó, giáo dục và đào tạo cần phải có những thay đổi một
cách căn bản, toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức dạy – học…nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể
tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy, phát triển
chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu
khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức”
hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả
các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn
học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này. Quan điểm dạy học tích
hợp, với mục tiêu phát triển các năng lực ở người học, giúp họ có khả năng giải quyết
và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại để đem lại thành công cao
nhất trong cuộc sống.
Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi
nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các
năng lực và phẩm chất cá nhân. Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của
giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học
này sang ngôn ngữ của môn học khác, học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến
thức, kĩ năng và những thao tác để giải quyết một tình huống phức hợp, thường gắn
với thực tiễn. Chính nhờ quá trình đó, học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái
niệm phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.
Trong chương trình Lịch sử phổ thông, giáo viên vận dụng phương pháp dạy học


tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống, có thể dễ
1


dàng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. Chính qua đó, tạo
điều kiện phát triển các phương pháp và kĩ năng cơ bản ở người học như: lập kế hoạch,
phân tích, tổng hợp thông tin, đề xuất các giải pháp một cách sáng tạo …tạo cơ hội
kích thích động cơ, lợi ích và sự tham gia vào các hoạt động học, thậm chí với cả học
sinh trung bình và yếu về năng lực học.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Xây dựng giáo án dạy
học tích hợp liên môn trong giảng dạy bài Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày
2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 – môn Lịch sử lớp 12”
2. Tên sáng kiến
Xây dựng giáo án dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy bài “Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” – môn Lịch sử lớp 12
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bến Tre, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0986738969
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Bến Tre về kinh phí, đầu tư cơ sở vật
chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng giáo án dạy học tích hợp bằng các
phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Khi xây giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp:
+ Giáo viên:
• Chủ độngsử dụng phương pháp dạy học mới, không phải lúng túng và tỏ ra lo sợ




rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được
giao trong giờ học.
Giáo viên tự xây dựng nội dung phù trình độ nhận thức của từng lớp từ đó phát

huy khả năng sáng tạo của giáo viên.
+ Học sinh:
• Hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội
dung ; tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những
2




vấn đề khác trong học tập và thực tiễn; không cảm thấy nhàm chán trong các
buổi học, các em được chủ động làm việc trong các giờ học.
Thông qua hoạt động trao đổi giữa các học sinh rèn luyện cho các em kĩ năng

hợp tác trong giải quyết các vấn đề.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng
Bài 17 – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946 được dạy thực nghiệm ngày 5/12/2018 tại trường THPT Bến Tre
trong buổi dạy mẫu về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung sáng kiến
7.1.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Bến Tre có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu:
+ Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối cảnh đổi

mới căn bản toàn diện ngành giáo dục.
+ Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết.
+ Giáo viên: Là 1 giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, hiện đang dạy lớp 12, có lòng nhiệt
tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực, chủ động; thành
tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên.
7.1.2. Các bước thực hiện và giải pháp xây dựng giáo án dạy học tích hợp
I. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học và bài học sẽ đạt được trong dự
án
1.1. Về kiến thức
Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân,
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
Tin học để hiểu được kiến thức bài học lịch sử:
- Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

3


- Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói,
nạn dốt, khó khăn về tài chính. Kết quả và ý nghĩa của những biện pháp đó.
- Hiểu được chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đấu tranhvới quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản động cách mạng ở miền Bắc,
và thực dân Pháp. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đó
- Việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám,
đẫ để lại bài học kinh nghiệm gì? Bài học đó được vận dụng như thế nào trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
1.2. Về kĩ năng

Môn Lịch sử:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
- Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình lịch sử (sử dụng tranh ảnh
trong bài để hiểu hơn về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám và những biện
pháp của chính quyền cách mạng giải quyết các khó khăn đó).
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng, liên hệ thực tế: rút ra bài học kinh nghiệm từ việc
giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,
qua đó liên hệ, vận dụng bài học đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.
Môn Địa lý:
Kĩ năng sử dụng bản đồ để xác định được vị trí của quân Đồng minh khi tiến
vào nước ta giải giáp quân đội phát xít.
Môn Ngữ văn:
Kĩ năng đọc hiểu văn bản và phân tích nội dung các tác phẩm văn học để thấy
được khó khăn của nước ta cũng như các biện pháp giải quyết khó khăn về nạn dốt của
chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Môn Giáo dục công dân:
Kĩ năng so sánh, phân tích để thấy được biện pháp xây dựng chính quyền và bản
chất của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
4


Kĩ năng liên hệ thực tế để hiểu rõ được việc thanh niên vận dụng bài học kinh
nghiệm rút ra từ việc giải quyết khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng
Tám như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Kĩ năng vận dụng, liên hệ để thấy được chủ trương, biện pháp giải quyết khó
khăn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hơn năm đầu sau Cách mạng

tháng Tám năm 1945; đặc biệt là vai trò của Hồ Chí Minh. Từ đó, khuyến khích việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Môn Tin học:
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Kĩ năng lập bài thuyết trình bằng Power Point.
- Kĩ năng vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Mind Manager 9.0.
- Sử dụng phần mềm Word, Excel.
Ngoài ra cònrèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như:
+ Làm việc nhóm (tinh thần hợp tác)
+ Ngoài ra, phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông; kĩ
năng tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng; …
1.3. Về thái độ
- Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc
của bọn phản cách mạng.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Hình thành ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhất là ý thức lao động và cống hiến.
- Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, có thái
độ khách quan khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong đời sống.
1.4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp
tác, sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt là năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
5


+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử: trình bày được những biện pháp của chính
quyền cách mạng và kết quả đạt được trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt

và chuẩn bị cho kháng chiến trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945;
trình bày được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai và đối phó với
Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: xác định được vị trí của quân Đồng minh
khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít trên bản đồ Việt Nam.
+ Năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử: đánh giá ý nghĩa của việc giải
quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh
giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa
Dân quốc cùng bọn tay sai và với thực dân Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945;
+ Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế: rút ra bài học kinh nghiệm từ việc giải
quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự vận
dụng bài học đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
+ Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử: tra
cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến,
vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn
2. Tính liên môn, tích hợp của dự án
Để thực hiện dự án này, học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn
học sau:
Môn học
Địa lý

Văn học

Bài liên quan đến
Ý nghĩa
chủ đề tích hợp
Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Làm rõ vị trí của quân Đồng
Wikipedia.com)
minh khi tiến vào nước ta để

tiến hành giải giáp quân đội
phát xít từ đó làm nổi bật
mối đe dọa của giặc ngoại
xâm - khó khăn lớn nhất của
nước ta trong hơn năm đầu
sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Bài vè “Bình dân học vụ” (nguồn:
)
Làm rõ biện pháp trước mắt
Thư gửi học sinh nhân dịp khai và lâu dài của chính quyền
6


Giáo dục
công dân

Hoạt động
ngoài giờ
lên lớp

giảng năm học mới năm 1945 - Hồ
Chí Minh.
(nguồn:)
Đọc thêm: Những ngày đầu của
nước Việt Nam mới – SGK Ngữ Văn
12
Bài 14 - “Công dân với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - SGK
Giáo dục công dân 10.

Bài 15 - “Chính sách đối ngoại” SGK Giáo dục công dân 11.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng
12 với chủ đề “Thanh niên với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.

Học tập và
Nói đi đôi với làm.
làm theo tấm Cần, kiệm, liêm, chính.
gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Lấy dân làm gốc (cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhân dân)
Tinh thần yêu nước, sẵn sàng đem
hết khả năng của mình phục vụ cho
lợi ích của Tổ quốc.

cách mạng trong việc giải
quyết nạn dốt trong hơn năm
đầu sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Làm rõ bài học kinh nghiệm
cần rút ra từ việc giải quyết
khó khăn trong hơn năm đầu
sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hiện
nay; những bài học đối với
với việc đề ra và thực hiện
chính sách đối ngoại của

Đảng ta hiện nay.
Ý thức và trách nhiệm của
thế hệ trẻ, đặc biệt là ý thức
lao động và cống hiến trong
công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
- Khuyến khích việc học tập
và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh của thế hệ
trẻ trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tính giản dị.
Lịch sử

Bài 1- “Sự hình thành trật tự thế Liên hệ đề làm rõ khó khăn
giới mới sau Chiến tranh thế giới về giặc ngoại xâm – khó
thứ hai” – SGK Lịch sử 12 – Cơ bản khăn lớn nhất của nước ta
sau Cách mạng tháng Tám
Bài 2 - “Liên Xô và các nước Đông Làm rõ hệ thống xã hội chủ
Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga nghĩa thế giới đang dần hình
(1991 -2000)” - SGK Lịch sử 12 - thành , đây là điều kiện
Cơ bản.
khách quan thuận lợi của
nước ta sau Cách mạng
7


Bài 3 - “Các nước Đông Bắc Á” SGK Lịch sử 12 - Cơ bản.
Bài 4 - “Các nước Đông Nam Á” SGK Lịch sử 12 - Cơ bản.

Bài 5 - “Các nước Châu Phi và Mĩ
Latinh” - SGK Lịch sử - Cơ bản.
Bài 16 - “Phong trào giải phóng
dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám (1939 - 1945)” - SGK Lịch sử
12 - Cơ bản.

Tin học

tháng Tám năm 1945.
Làm rõ sự phát triển của
phong trào giải phóng dân
tộc thế giới sau Chiến tranh
thế giới thứ hai để thấy rõ
đây là điều kiện thuận lợi
khách quan của nước ta sau
Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Làm rõ thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám đưa tới sự
ra đời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa; nhân dân
giành quyền làm chủ, bước
đầu được hưởng quyền lợi
do chính quyền cách mạng
mang lại nên rất tin tưởng và
gắn bó với chế độ. Đây là
thuận lợi cơ bản của nước ta
sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945.


- Phần mềm Word, Excel, Power
Point.
- Phần mềm Mind Manager 9.0

II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh lớp 12A4 (32 học sinh) – Trường THPT Bến Tre, Thị xã Phúc Yên,
Vĩnh Phúc
Đặc điểm của học sinh:
+ Ưu điểm:
• Là học sinh theo ban khoa học xã hội, đa phần có ý thức học tập khá tốt


Học sinh có khả năng công nghệ thông tin khá tốt



Học sinh có kĩ năng làm việc nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.



Học sinh đã bước đầu được làm quen với những đổi mới về phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá mà các thầy cô đã áp dụng trong quá trình giảng
dạy.

8


+ Hạn chế: Là học sinh lớp 12 , đa phần các em không xác định thi đại học theo
khối C nên gặp khó khăn trong việc đầu tư thời gian nghiên cứu bài, khó khăn trong

việc sắp xếp thời gian trao đổi nhóm để hoàn thành sản phẩm của nhóm.
Chính vì vậy, khi chọn đối tượng học sinh trên, tôi mong muốn với những đổi mới
của mình trong phương pháp dạy học tích hợp, sử dụng kiến thức liên môn sẽ làm tăng
hứng thú cho các em trong việc học tập môn lịch sử, giúp các em tìm tòi và khám phá,
gắn với thực tiễn.
III. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
1. Ý nghĩa đối với nhà trường
- Góp phần thực hiện nghị quyết 29 - NQ/ TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục.
- Góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Dạy tốt - Học tốt”, “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Học tập suốt đời” của Bộ Giáo
dục và đào tạo.
2. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học
* Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Phát triển năng lực dạy học tích hợp theo chủ đề.
- Phát triển năng lực vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy.
- Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học.
- Giúp giáo viên thêm yêu nghề, say mê với nghề, say nghề nghiên cứu khoa học
để phát triển hơn trong nghề.
* Đối với học sinh:
- Phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tự học, tự sáng tạo;
năng lực lập kế hoạch hoạt động; năng lực hợp tác và năng lực vận dụng các kiến thức
liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, còn phát triển một số năng lực
chuyên biệt của môn Lịch sử như năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực thực hành
bộ môn, năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử, năng lực vận dụng và liên
hệ thực tế.
- Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử. Phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

9


- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Như vậy, việc tham gia dạy học theo chủ đề tích hợp này giúp phát triển cả về
mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như năng lực cho cả giáo viên và học sinh.
3.Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội
- Dự án khắc họa lại sinh động lịch sử Việt Nam trong hơn một năm đầu sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 (từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946)với
nội dung quan trọng là việc xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ trong những ngày
đầu sau khi giành được chính quyền. Đây là những cơ sở quan trọng, là nền tảng cho
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì
dân ở Việt Nam hiện nay.
- Góp phần định hình ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, khuyến khích các em “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy tính, máy chiếu, giáo án, các slide bài giảng của giáo viên.
- Phiếu học tập, phiếu KWL, phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm.
- Các slide kết quả hoạt động nhóm của học sinh.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa:
+ Lịch sử 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
+ Lịch sử 12 Cơ bản (Sách giáo viên) - NXB Giáo dục, HN, 2008.
+ Ngữ văn 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
+ Giáo dục công dân 10 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
+ Giáo dục công dân 11 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12 - NXB Giáo
dục, HN, 2010.

- Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, NXB Đại học sư
phạm, HN, 2014.
- Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn, Lĩnh vực: Khoa học xã hội dành
cho CBQL và giáo viên Trung học phổ thông, Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội, 2015.
10


- Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo, HN, 2014.
- Tranh ảnh về các khó khăn của nước ta và các biện pháp giải quyết khó khăn
của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia.com).
- Bộ câu hỏi định hướng và đáp án.
- Các website:
+ Google.com.vn
+ Wikipedia.com
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Power Point trong thiết kế bài giảng điện
tử của giáo viên và các sản phẩm nhóm của học sinh khi thuyết trình
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word, Exel trong việc thiết kế bài giảng
điện tử của giáo viên và tổng hợp kết quả kiểm tra học sinh.
- Sử dụng phần mềm Edraw Mind Map để vẽ sơ đồ tư duy làm sản phẩm nhóm
của học sinh
- Phòng học bộ môn.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Thời lượng dự kiến
Dự án này được thực hiện trong 02 tiết và 01 tuần chuẩn bị.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính xách tay, máy chiếu, giáo án điện tử và word.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, bộ câu hỏi định hướng.
- Phân chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và danh sách các tài
liệu tham khảo cho học sinh.
- Xây dựng giáo án mẫu, các mẫu phiếu học tập, phiếu K - W - L, các phiếu
đánh giá dự án
2.2 Học sinh
- Lập kế hoạch thực hiện dự án của nhóm.
- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập dưới dạng bài Power Point.
11


- Tập thuyết trình, tìm kiếm các nguồn tài liệu, tranh ảnh liên quan tới nội dung
của dự án để chuẩn bị cho thảo luận.
- Hoàn thành các phiếu học tập, phiếu K - W - L và phiếu học sinh tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau trong nhóm.
- Sử dụng các phần mềm Microsoft Office Power Point, phần mềm vẽ sơ đồ tư
duy Mind Manager
3. Hoạt động dạy và học
TIẾT 26
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Sau khi học xong, học sinh nắm được các kiến thức cơ bản:
- Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trình bày được những biện pháp của chính quyền cách mạng trong việc giải
quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Kết quả và ý nghĩa
của những biện pháp đó
- Từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng

Tám, rút ra bài học kinh nghiệm gì? Bài học đó được vận dụng như thế nào trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
2. Về kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng:
- Kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, kênh hình lịch sử.
- Kĩ năng tái hiện, đánh giá sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của bài học.
3. Về thái độ
- Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc
của bọn phản cách mạng.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Giáo dục ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Năng lực hình thành
12


- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, sử
dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt là năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn; năng lực tái hiện, đánh giá sự
kiện, nhân vật lịch sử; khai thác và sử dụng kênh hình; liên hệ thực tế; vận dụng kiến
thức liên môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn…
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, giáo án, các slide bài giảng của giáo viên.
- Các phiếu học tập, KWL.
- Các slide kết quả thảo luận nhóm của học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nhóm 1:
+ Đáp án bộ câu hỏi định hướng.

+ Các slide kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: Những kết quả chủ yếu đạt
được trong bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, sơ đồ tư duy về xây dựng chính quyền cách mạng.
- Nhóm 2:
+ Đáp án bộ câu hỏi định hướng.
+ Các slide kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: biện pháp giải quyết nạn
đói, kết quả, sơ đồ tư duy về giải quyết nạn đói.
- Nhóm 3:
+ Đáp án bộ câu hỏi định hướng.
+ Các silde kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: biện pháp giải quyết nạn
dốt, kết quả, sơ đồ tư duy về giải quyết nạn dốt.
- Nhóm 4:
+ Đáp án bộ câu hỏi định hướng.
+ Các slide kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: biện pháp giải quyết khó
khăn về tài chính, kết quả, sơ đồ tư duy về giải quyết khó khăn về tài chính.
Thông qua sách giáo khoa các môn:
- Lịch sử 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
- Lịch sử 12 Cơ bản (Sách giáo viên) - NXB Giáo dục, HN, 2008.
- Ngữ văn 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
13


- Giáo dục công dân 10 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
- Giáo dục công dân 11 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008.
- Tranh ảnh về các khó khăn của nước ta và các biện pháp giải quyết khó khăn
của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia.com).
- Tin học, ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Phần mềm Power Point.
+ Phần mềm Microsoft Word.

+ Phần mềm Mind Manager
- Các website:
+ Google.com.vn
+ Wikipedia.com
III. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
1. Phương pháp - kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học:
+ Dạy học giải quyết vấn đề.
+ Dạy học theo dự án (chủ đề tích hợp)
- Kĩ thuật dạy học:
+ Vấn đáp.
+ Thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
+ K - W - L.
2. Kiểm tra đánh giá
- Thông qua sản phẩm các nhóm thực hiện dự án.
- Thông qua thuyết trình sản phẩm các nhóm.
- Thông qua phiếu K - W - L.
IV. Tiến trình tổ chức dạy và học
1.Xây dựng ý tưởng dự án. Xác định chủ đề (được tiến hành trong vòng 5 phút sau
khi giáo viên dạy xong bài 16 - tiết 25: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi
nghĩa Tháng Tám (1939 - 1945)”).

14


- Giáo viên chiếu slide 1 số hình ảnh về nước Việt Nam mới trong những ngày
đầu sau Cách mạng tháng Tám sau đó yêu cầu học sinh đoán chủ đề (phương pháp“bàn
tay nặn bột”)


Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại Quảng trường Ba Đình (2/9/1945)

Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945

15


Ngày 23-9-1945, Thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, các chiến sỹ Thủ đô rời Hà Nội vào Nam chiến đấu

t
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội). Ảnh: Võ An Ninh

- Giáo viên chốt chủ đề: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945
đến trước ngày 19/12/1946
2.Xây dựng kế hoạch học tập
- Được tiến hành trong vòng 04 phút
- Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm.
- Giáo viên giới thiệu về phiếu KWL, hướng dẫn các nhóm tìm hiểu trước ở nhà
những thông tin ở cột K và W về chủ đề Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau
ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946) (trên máy tính)
PHIẾU KWL
K
(Những điều đã
biết)

W
(Những điều muốn
biết)
16


L
(Những điều đã học
được)


- Giáo viên giới thiệu cho cả lớp về nội dung thực hiện dự án: “Bước đầu xây
dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tàichính”,
các nhóm đề xuất ý tưởng dự án.
- Các nhóm lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của dự án:
+ Nhóm 1: Những biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng và kết quả đạt được
+ Nhóm 2: Giải quyết nạn đói (Biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài và kết
quả).
+ Nhóm 3: Giải quyết nạn dốt(Biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài và kết
quả).
+ Nhóm 4: Giải quyết khó khăn về tài chính(Biện pháp trước mắt, biện pháp lâu
dài và kết quả).
- Thời gian chuẩn bị: dự kiến 07 ngày
3. Giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá kết quả học tập
-Được tiến hành trong vòng 02 phút
- Điểm đánh giá được tính bằng điểm trung bình cộng của phiếu đánh giá sản
phẩm nhóm học sinh của giáo viên, điểm đánh giá mức độ tham gia hoạt động
nhóm của các thành viên và điểm bài trả lời bộ câu hỏi định hướng cá nhân nhân
hệ số 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN
Họ và tên người đánh giá:
Nhóm:
Lớp:
Trường:
Tên chủ đề:

Stt

1

Mục đánh giá

Bài
trình
bày
Power point của nhóm

Tiêu chí
Chi tiết
Nội dung
Hình thức
Thuyết trình
Sơ đồ tư duy
17

Kết quả
Điểm
tối đa
4
2
2
2


2
3


Tổng
Thuyết trình trên
Nội dung
Thuyết trình
giấy Ao của nhóm
Tổng điểm
Phiếu KWL
Nội dung
Điểm TB cộng của các mục đánh giá

18

10
7
3
10
10


PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG NHÓM
(Phiếu này dành cho các học sinh trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau)
Họ tên người đánh giá:
Nhóm:
Lớp:
Trường:
2 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm.
1 = Trung bình.
0,5 = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm.

0 = Không giúp ích gì cho nhóm.
Thành
viên

Nhiệt tình
trách
nhiệm

Tinh thần
hợp tác,
tôn trọng
lắng nghe

Tham gia
tổ chức
quản lí
nhóm

Đưa ra ý
kiến có
giá trị

Hiệu quả
công việc

Tổng
điểm

4. Thực hiện dự án(thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp)
4.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

- Các nhóm học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ, trao đổi cách
thực hiện, thời gian hoàn thành và báo cáo giáo viên thường xuyên.
- Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ. Biên bản thảo
luận họp nhóm được ghi đầy đủ trong Sổ theo dõi dự án.
- Triển khai thực hiện dự án (1 tuần)
+Hoạt động của giáo viên:
• Theo dõi học sinh thực hiện, hướng dẫn học sinh, kịp thời giải quyết những


vướng mắc
Giáo viên cung cấp cho học sinh các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có).

+ Hoạt động của học sinh:
• Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
• Thực hiện dự án: thu thập thông tin, tổng hợp kết quả thu thập, phân tích và xử
lý thông tin và viết báo cáo.
19





Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong quá trình thực hiện qua điện
thoại, email hoặc gặp trực tiếp.
Thảo luận, sửa chữa và hoàn chỉnh sản phẩm.

4.2. Thực hiện dự án
- Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công.
- Tìm kiếm và thu thập tài liệu thông qua sách báo, thư viện, internet …sau đó
tổng hợp kết quả thu nhập lại

- Viết báo cáo và thảo luận để hoàn thiện sản phẩm nhóm. Các nhóm lựa chọn
01 thành viên đại diện cho nhóm để thuyết trình sản phẩm nhóm.
5. Tiến trình tổ chức dạy và học trên lớp
5.1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp
Tiết
Bài
Ngày dạy
Kiểm diện
12A4
26
17
05/12/2018
Vắng 0
5.2. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên sử dụng câu hỏi: Nối sự kiện ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp
Cột A
1. Ngày 15/8/1945
2. Ngày 19/8/1945
3. Ngày 23/8/1945
4. Ngày 25/8/1945
5. Ngày 30/8/1945
6. Bắc Giang, Hải Dương, Hà
Tĩnh, Quảng Nam.
7. Thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám là sự chuẩn bị
Đáp án:
Cột A
1. Ngày 15/8/1945
2. Ngày 19/8/1945

3. Ngày 23/8/1945
4. Ngày 25/8/1945
5. Ngày 30/8/1945

Đáp án

Cột B
a. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Sài Gòn giành thắng lợi.
b. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
c. Giành chính quyền sớm nhất
trong cả nước.
d. Trong suốt 15 năm.
e. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng
minh vô điều kiện.
f. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Hà Nội giành thắng lợi.
g. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Huế giành thắng lợi.

Đáp án
Cột B
1-e
a. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Sài Gòn giành thắng lợi.
2-f
b. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
3-g
c. Giành chính quyền sớm nhất
trong cả nước.

4-a
d. Trong suốt 15 năm.
5-b
e. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng
20


minh vô điều kiện.
f. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Hà Nội giành thắng lợi.
g. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Huế giành thắng lợi.

6. Bắc Giang, Hải Dương, Hà
6-c
Tĩnh, Quảng Nam.
7. Thắng lợi của Cách mạng
7-d
tháng Tám là sự chuẩn bị
5.3. Bài mới
Giới thiệu bài:
Giáo viên đặt câu hỏi để khởi động bài học:
(?) Thành quả to lớn mà Cách mạng tháng Tám đã đạt được là gì?
Học sinh sẽ đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau và giải thích lí do vì sao có
sự lựa chọn như vậy.
Giáo viên chốt vấn đề: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã phá tan xiềng
xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm,
lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Vì thế, thành tựu to
lớn của Cách mạng tháng Tám là Việt Nam hoàn toàn độc lập và chính quyền về tay

nhân dân. Tuy nhiên, Lênin từng nói: “Việc giành chính quyền đã khó, việc bảo vệ
chính quyền lại càng khó hơn”. Vậy nhân dân ta phải tiếp tục làm gì để xây dựng và
bảo vệ chính quyền hay chính là bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm
1945? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình xây dựng và bảo vệ thành quả của Cách
mạng tháng Tám trong những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công
thông qua bài 17 - tiết 26: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945
đến trước ngày 19/12/1946”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm
1945
*Hình thức: Hoạt động cả lớp, cá nhân.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; phát vấn, học
sinh suy nghĩ, trình bày ý kiến; giáo viên nhận xét, kết luận.
* Tiến trình
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản cần nắm
Tích hợp Lịch sử - Lịch sử; Lịch sử - Địa lý; I. Tình hình nước ta sau Cách mạng
Lịch sử - Ngữ văn.
tháng Tám năm 1945
Hoạt động cả lớp, cá nhân.
21


-GV nêu câu hỏi: Sau khi Cách mạng tháng
Tám 1945 thành công, nước ta có những thuận
lợi cơ bản nào? Theo em, thuận lợi nào là cơ
bản nhất.
- HS tìm hiểu SGK, suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
+ GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức Lịch

sử lớp 12 - Bài 16 - “Phong trào giải phóng
dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời”- phần ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 để giải thích nhân dân ta đã giành
quyền làm chủ.(Tích hợp Lịch sử - Lịch sử)
+ GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức Lịch
sử lớp 12 - Bài 2 - “Liên Xô và Các nước Đông
Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 2000)” để thấy được hệ thống xã hội chủ nghĩa
đang dần hình thành.(Tích hợp Lịch sử - Lịch
sử)
+ GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức Lịch
sử lớp 12 - Bài 3 - “Các nước Đông Bắc Á”;
Bài 4 - “Các nước Đông Nam Á” và Bài 5 “Các nướcChâu Phi và Mĩ Latinh” để giải thích
sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.(Tích hợp Lịch
sử - Lịch sử)
- HS lắng nghe, ghi chép
- GV nêu vấn đề: Bên cạnh những thuận lợi cơ
bản nêu trên, tình hình nước ta trong những
ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám cũng gặp
muôn vàn khó khăn. Vậy đó là những khó khăn
nào?
- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:GV liên hệ bài
1 – Lịch sử 12 “Sự hình thành trât tự thế giới
mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai” để giải
thích vì sau sau CM tháng Tám, quân đội các
nước Đồng minh có mặt ở nước ta (Tích hợp
Lịch sử - Lịch sử). Đồng thời vận dụng kiến
thức Địa lý, sử dụng Bản đồ Việt Nam để giúp

HS thấy rõ vị trí của quân Đồng minh khi tiến
22

1. Thuận lợi
- Nhân dân ta đã giành quyền làm
chủ, bước đầu hưởng quyền lợi do
chính quyền cách mạng đưa lại nên
rất phấn khởi, gắn bó với chế độ
- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Đây là thuận lợi cơ bản nhất.

-Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
đang hình thành, phong trào giải
phóng dân tộc thế giới phát triển.

2. Khó khăn

* Giặc ngoại xâm và nội phản


vào nước ta giải giáp quân đội phát xít, từ đó,
hiểu rõ hơn những mối đe dọa từ giặc ngoại
xâm từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.(Tích hợp Lịch
sử - Địa lý)

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn
quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn
tay sai kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu
hết các tỉnh.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân
Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược.
- Cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ
giải giáp.
 cùng một lúc nước ta phải đối phó
với nhiều kẻ thù nguy hiểm.

* Chính trị
- Chính quyền cách mạng vừa mới
thành lập, chưa được củng cố.
- Lực lượng vũ trang còn non yếu.
* Kinh tế
- Nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá,
nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm
1945 chưa được khắc phục; lũ lụt và
hạn hán.
-Công nghiệp chưa được phục hồi.
* Xã hội
Đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn.
* Tài chính
- Ngân sách Nhà nước trống rỗng.
- Chính quyền cách mạng chưa quản lí
được ngân hàng Đông Dương.
* Văn hóa - Giáo dục
23


- Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ

thực dân, phong kiến nặng nề.
- Hơn 90% dân số không biết chữ.

 Những mối đe dọa trên đẩy nước ta
vào tình thế “ngàn cân theo sợi tóc”.

24


QUÂN PHÁP
6 VẠN QUÂN NHẬT

20 VẠN QUÂN TRUNG HOA DÂN QUỐC

HƠN 1 VẠN QUÂN ANH

25


×