Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.63 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Bác Hồ từng nói “Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt
một phần, mỗi người dân khỏe mạnh là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”. Điều
đó cho thấy Thể dục thể thao (TDTT) là một phần quan trọng không thể thiếu
trong đời sống xã hội. Tập thể thao làm cho con người có vóc dáng khỏe mạnh,
tinh thần sảng khoái, chống mệt mỏi, bệnh tật và tạo ra sự hăng say cho người tập.
Cùng với việc xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế thì TDTT luôn nhận được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để đi đến xã hội hóa TDTT. Sự chuyển mình
của nước ta sau này sẽ phần lớn trông chờ vào thế hệ trẻ, những người chủ tương
lai của đất nước. Muốn vậy thế hệ trẻ ngày nay ngoài việc bồi dưỡng tri thức trong
mọi lĩnh vực cần việc tham gia rèn luyện thân thể để cho mình có một sức khỏe tốt
gánh vác nhiệm vụ của đất nước.
TDTT không chỉ có vai trò đặc biệt đối với việc bảo vệ phát triển và hoàn
thiện thể lực mà thể dục thể thao có ý nghĩa xã hội to lớn tự khẳng định và hoàn
thiện mình tạo cho con người niềm vui giao tiếp gắn bó với tập thể cộng đồng và
xã hội, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh nâng cao tính tích cực của xã hội.
Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của TDTT trong việc bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người tạo ra động lực để phát triển đất nước.
Trong nhưng năm gần đây Thể thao Việt Nam đã có những bước tiến đáng
kể trên đấu trường thế giới và khu vực. Ví dụ đội tuyển bóng đá U20 Việt nam có
mặt tại vòng chung kết U20 thế giới tại Hàn Quốc, Huy chương bạc U23 châu Á...
Điền kinh là “Nữ hoàng” của các môn thể thao nó ngày càng có sức quyến
rũ bởi Điền kinh được bắt nguồn trong lao động sản xuất và chiến đấu, các quốc
gia đều lấy Điền kinh làm nội dung và phương tiện để rèn luyện thể lực trong nhân
dân là chủ yếu.
Thành tích thi đấu trong Điền kinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song có thể
khẳng định rằng, ở mỗi nội dung Điền kinh (chạy, nhảy, ném, đẩy...) thành tích thi
đấu phụ thuộc vào những yếu tố chuyên môn mang tính đặc thù. Nói một cách
khác, mỗi môn thi đấu, thậm chí mỗi một cự ly thi đấu lại phụ thuộc vào những
yếu tố khác nhau.


Trong Điền kinh “Nhảy xa” là hoạt động dùng tốc độ chạy đà và sức bật của
một chân để đưa cơ thể vượt qua chướng ngại vật nằm nagng, thành tích môn nhảy
xa thể hiện ở độ xa đo được, thành tích được đo bằng (m), chính xác đến (cm).
Nhảy xa là một nội dung có kỹ thuật đa dạng và phức tạp gồm nhiều giai đoạn
trong kỹ thuật.
Qua quan sát thực tế và qua kết quả kiểm tra thành tích nội dung nhảy xa
kiểu ưỡn thân của nam học sinh khối 12 trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc những
năm gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân của các
em còn thấp, nguyên nhân chính là chưa có hệ thống bài tập thực sự khoa học và
1


phong phú phù hợp với đặc điểm của học sinh THPT nhằm phát triển tốc độ và sức
sức mạnh trong chạy đà và giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp với đặc điểm của đối
tượng và điều kiện thực tiễn hiện nay của Nhà trường góp phần nâng cao thành tích
kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác
GDTC trong Nhà trường hiện nay là việc vô cùng cần thiết và thiết thực.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao
thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre –
Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc ”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này bước đầu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre –
Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi xác định hai nhiệm
vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sủ dụng một số bài tập phát triển sức
mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường
THPT Bến Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiệm vự 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát
triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp
12 trường THPT Bến Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Giả thiết khoa học.
Trong điều kiện hiện nay của trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc, với thực tế
sức mạnh của học sinh còn hạn chế do chưa có hệ thống bài tập phù hợp trong
giảng dạy và huấn luyện. Nếu ứng dụng các bài tập mà chúng tôi lựa chọn sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả trong môn nhảy xa kiểu ưỡn thân. Góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy nội dung nhảy xa ưỡn thân.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Khái niệm sức nhanh:
- Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất
2


- Sức nhanh là năng lực bột phát và vận tốc với tốc độ nhanh nhất. Hay nói
cách khác “tốc độ của xung động thần kinh gây ra cho sự co cơ trong thời gian
phản ứng ngắn nhất có tác dụng đối với tốc độ vận động”
1.1.2. Khái niệm và phân loại sức mạnh:
1.1.2.1.Khái niệm sức mạnh.
Sức mạnh là năng lực của cơ bắp để khắc phục lực cản bên ngoài bằng sự
căng cơ. Sức mạnh được thể hiện ở nhiều hoạt động vận động khác nhau:
VD: Nâng vật nặng, cử tạ...
1.1.2.2. Phân loại sức mạnh.
Sức mạnh được phân thành các dạng như sau:

Sức mạnh có rất nhiều loại hình biểu hiện, do đó chỉ dùng một định nghĩa để
biểu đạt khái niệm sức mạnh là không xác thực. Trong thực tiễn thể thao biểu hiện
của sức mạnh đại thể có thể phân ra các loại sau:
- Sức mạnh tối đa (hay còn gọi là sức mạnh tuyệt đối).
- Sức mạnh tương đối.
- Sức mạnh tốc độ.
- Sức mạnh bền.
* Sức mạnh tối đa:
Sức mạnh tối đa là tốc độ căng cơ lớn nhất để khắc phục trọng lượng tối đa.
Khi số lượng cơ co tối đa, các sợi cơ đều co và độ dài cơ là tối ưu thì cơ sẽ co với
lực tối đa.Sức mạnh tối đa thường đạt dược trong co cơ tĩnh.
* Sức mạnh tương đối:
Sức mạnh tương đối được thể hiện trong các hoạt động mà người tập hoặc
vận động viên phải di chuyển toàn bộ cơ thể hoặc một trọng lượng tối đa.
* Sức mạnh tốc độ:
Sức mạnh tốc độ là một lọa sức mạnh biểu hiện ở sự tăng tốc độ khi khắc
phục một lực cản nhất định. Sức mạnh tốc độ lớn hay nhỏ có quan hệ đến tốc độ
vận động của các chi trên cơ thể nhằm khắc phục lực cản. Hay nói cách khác sức
mạnh tốc độ là tốc độ tác động lớn nhất dược thực hiện trong diều kiện lượng vận
động quy định. Hình thức biểu hiện của sức mạnh tốc độ là sức mạnh bột phát.

I=
Trong đó: I: Là sức mạnh tốc độ
: Là lực tối đa trong khi thực hiện động tác
3


t: Là thời gian đạt được chỉ số tối đa
* Sức mạnh bền:
Sức mạnh bền là khả năng duy trì động tác sức mạnh trong thời gian dài nhất

hoặc có thể lặp lại số lần nhiều nhất khi khắc phục một lực cản bên ngoài nhất
định.
* Sức mạnh bột phát:
Ngoài ra chúng ta còn thấy sức mạnh bột phát, sức mạnh bột phát là khả
năng con người phát huy một lực lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng vì nó giải quyết tương đối tốt
nhiệm vụ của các môn thể thao có chu kỳ và không có chu kỳ. Nhảy xa là một kỹ
thuật khó, đòi hỏi nhiều tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp
vận động... Trong đó sức mạnh tốc độ ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là một
trong những tố chất quyết định đến thành tích nhảy xa. Từ các ý kiến trên chứng tỏ
bản chất của sức mạnh tốc độ là sức mạnh và sức nhanh nên có thể nói sức mạnh
tốc độ là tố chất đặc thù quyết định thành tích nhảy xa.
1.2. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu có liên
quan.
Để nâng cao thành tích các kỹ thuật cơ bản trong chương trình giảng dạy các
nội dung GDTC bắt buộc cho học sinh Phổ thông trong đó có điền kinh với các nội
dung cơ bản như chạy, nhảy xa và nhảy cao... đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu. Trong đó tính riêng đến nội dung kỹ thuật nhảy xa và nhảy cao được nhiều
giáo viên giáo dục thể chất, huấn luyện viên TDTT đặc biệt chú ý quan tâm khi
giảng dạy cũng như trong công tác huấn luyện.
Có thể khẳng định rằng, các kết quả nghiên cứu trên, dù ở lĩnh vực này hay
ở lĩnh vực khác tuy chưa nhiều, song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý cả
về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng và về phương pháp nghiên cứu đối với đối
tượng chủ yếu là học sinh trường THPT.
Tuy nhiên do quy trình, điều kiện, đối tượng nghiên cứu có khác nhau,
việc đi sâu nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực, hay sửa chữa sai lầm thường
mắc trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa có khác nhau, đặc biệt là các bài tập phát
triển sức nhanh, sức mạnh trong giảng dạy – huấn luyện kỹ thuật nhảy xa cho
học sinh thì còn ít tác giả quan tâm nghiên cứu. Do vậy chúng tôi chỉ sử dụng
các kết quả nghiên cứu này để mang tính chất tham khảo, phục vụ cho công tác

nghiên cứu của mình.
1.3. Cơ sở khoa học (Sư phạm, y sinh học) đề tài nghiên cứu.
1.3.1. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT(16 - 18 tuổi)
Ở lứa tuổi này, cơ thể các em đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ trưởng thành;
sự phát triển các chức năng sinh lý, tâm lý đã tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển các năng lực hoạt động thể lực cũng như năng lực hoạt
4


động tư duy. Sự phát triển các cấu trúc cơ thể, tố chất vận động cũng như các yếu
tố tâm lý, cảm xúc ở lứa tuổi này là cơ sở để cơ thể các em sẵn sàng tiếp nhận
lượng vận động ở mức độ rất lớn cùng với sự nỗ lực ý chí rất cao. Đây là lứa tuổi
thuận lợi nhất để phát triển tố chất sức nhanh và sức mạnh.
* Đặc điểm sinh lý
Học sinh các trường phổ thông trung học thường ở lứa tuổi từ 16 -18, cơ thể
các em đã phát triển, các chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động
của các cơ quan bộ phận của cơ thể được nâng cao, sự phát triển thể hình đã tương
đối hoàn thiện.
- Hệ thần kinh: Các bộ phận thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện tạo điều
kiện cho việc tiếp thu, hình thành và hoàn thiện kỹ thuật động tác, kích thước não
và hành tuỷ đạt đến mức của người trưởng thành. Hoạt động phân tích của não
tăng. Trên vỏ não, các quá trình tri giác vận động có định hướng sâu sắc hơn, khả
năng nhận biết cấu trúc động tác và tái hiện chính xác, khả năng vận động được
nâng cao. Ngoài ra, do hoạt động của các tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục có ảnh
hưởng đến hoạt động TDTT nên các bài tập đơn điệu, thiếu hấp dẫn sẽ làm cho các
em dễ cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Vì vậy, cần có nhiều hình thức tập luyện
khác nhau trong buổi tập.
- Hệ cơ: chưa hoàn thiện, sức cơ chưa tốt lên cần tập những bài tập phát triển
sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơ, số lượng cơ tăng chậm nhưng
chiều dài sợi cơ phát triển mạnh. Tính đàn hồi của cơ tăng nhưng không đều, do đó

để củng cố phát triển sức mạnh - tốc độ khi áp dụng các bài tập cần nâng từ từ
lượng vận động (LVĐ) để các em dễ thích nghi một cách hợp lý nhất. Tránh tăng
LVĐ đột ngột dễ dẫn đến chấn thương. Các bài tập phải đảm bảo tính vừa sức,
phát triển đồng đều các nhóm cơ. Cần chú trọng các bài tập cơ chi dưới.
- Hệ tuần hoàn: tiếp tục phát triển và dần hoàn thiện. Buồng tim phát triển
tương đối hoàn thiện, tim đập từ 70 - 80 lần/phút. Phản ứng của hệ tuần hoàn tương
đối rõ rệt. Sau khi hoạt động, mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh
chóng cho nên có thể tập được bài tập tốc độ hoặc sức mạnh – tốc độ.
- Hệ hô hấp: Sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi này làm biến đổi chức năng của
hệ hô hấp và có sự thay đổi về độ dài của 1 chu kỳ hô hấp. Vòng ngực của nam từ
(68 - 74cm). Diện tích tiếp xúc từ (100 – 120cm). Dung tích phổi tăng nhanh, tần
số thở 10 - 20 lần/phút. Dung tích sống và thông khí phổi tăng tối đa, hấp thụ oxy
tối đa. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ
yếu là cơ giãn cơ hoành. Vì vậy trong tập luyện cần thở sâu và tập chung chú ý thở.
- Hệ vận động: Xương đã phát triển tương đối ổn định, sụn ở 2 đầu xương
còn dài nhưng sụn chuyển thành xương. Cột sống đã ổn định về hình dạng nhưng
chưa hoàn thiện có thể cong vẹo.
- Hệ máu: Trong giai đoạn này, đối với các em, hoạt động cơ bắp làm cho hệ
máu có những thay đổi nhất định. Hàm lượng hemoglobin cũng như hồng cầu
5


trong máu đều tăng làm cho dung tích oxi trong máu cũng tăng lên sau các hoạt
động xảy ra nhanh.
- Trao đổi chất và năng lượng: ở giai đoạn này, đòi hỏi về các chất đường,
đạm, mỡ, muối khoáng rất lớn, quá trình chuyển hoá xảy ra rất nhanh, một mặt
chuyển hoá cho quá trình trưởng thành cơ thể, mặt khác để cung cấp cho quá trình
vận động thể lực.
1.3.2. Đặc điểm tâm lý
Các em ở lứa tuổi này luôn tỏ ra mình đã lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh

coi trọng mình. Các em đã có sự hiểu biết, ưa hoạt động, có hoài bão ước mơ. Do
quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em tiếp thu cái mới
nhanh nhưng lại dễ chán nản. Khi đạt được một số kết quả nào đó, các em dễ tỏ ra
tự mãn và điều đó sẽ tác động không tốt đến tập luyện. Khi tiến hành tập luyện cần
nhắc nhở, chỉ bảo tận tình, ân cần, nhẹ nhàng động viên, khen thưởng kịp thời.
Những em tiếp thu chậm thường hay tự ti, từ đó các em tỏ ra chán nản. Vì vậy, cần
động viên khích lệ ngay, có định hướng để hiệu quả các bài tập được nâng lên.
Về đời sống tình cảm: Những đức tính quý báu của lứa tuổi này nói chung và
lứa tuổi THPT nói riêng là những nét cách mà không phải ở lứa tuổi nào cũng có
được. Ở lứa tuổi THPT, tính độc lập, tính kiên quyết quả cảm, tính thẳng thắn đã
bắt đầu hình thành. Các em luôn có sự tự tin, ham hiểu biết, tìm tòi khám phá, đào
sâu giải quyết mọi vấn đề theo ý muốn. Tính kiên quyết quả cảm là nét tiêu biểu
của tính cách thanh niên, gắn kết với tính độc lập sáng tạo, nên các em thường có
thái độ dứt khoát quả quyết trong mọi hành vi, tình huống. Đây cũng là một động
lực tâm lý giúp thanh niên có thể vượt qua khó khăn, thử thách trong học tập và
sinh hoạt, đặc biệt là trong tập luyện TDTT hết sức gian khổ.

Chương 2 . ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số bài tập phát triển sức mạnh
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT
Bến Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài 20 nam học sinh lớp 12 trường THPT Bến
Tre – Vĩnh Phúc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
6



Mục đích: Phương pháp này nhằm tìm hiểu các cơ sở lý luận khoa học, các
thành quả nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến việc phát triển các kỹ thuật điền kinh nói
chung và nhảy xa nói riêng.
Cách tiến hành: Các tài liệu được phân tích, tổng hợp trong đề tài này bao
gồm các sách, tạp chí lý luận và phương pháp giảng dạy, huấn luyện như lý luận và
phương pháp giáo dục thể dục thể thao, học thuyết huấn luyện, sinh lý học thể
thao, sinh hoá học thể thao và tâm lý học thể thao.
Cách xử lý số liệu: Từ những thông tin đã thu nhận được chúng tôi tổng hợp
lại, đưa ra những kết luận, xác định hướng nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Mục đích: Nắm được lượng vận động tập luyện, nhìn nhận đánh giá được
những ưu điểm, nhược điểm của các những bài tập thể lực.
Cách tiến hành: thông qua quan sát để nắm được lượng vận động tập luyện,
nhìn nhận, đánh giá được những ưu điểm nhược điểm của các những bài tập thể
lực. Từ đó có những nhận định chính xác liên quan đến đề tài.
Phương pháp sử lý số liệu và cách đánh giá: Dựa vào thành tích kỹ thuật
các em đạt được để tìm ra phương pháp, biện pháp xử lý để có hiệu quả cao.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn.
Mục đích : Phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin để có cơ sở
đánh giá thực trạng thành tích kỹ thuật nhảy ưỡn thân và lựa chọn các bài tập, lựa
chọn test để kiểm tra, đánh giá sức mạnh nhằm nâng cao thành tích trong nhảy xa
kiểu ưỡn thân cho nam học sinh nam trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.
Cách thực hiện: Trong đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và
phỏng vấn gián tiếp
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề
mà phiếu hỏi chưa đáp ứng được. Đối tượng là các huấn luyện viên, chuyên gia
điền kinh, giáo viên TDTT.

+ Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: Nhằm thu nhập những ý kiến và số lượng
cần thiết cho nghiên cứu. Trên cơ sở nội dung phỏng vấn gồm các vấn đề cụ thể
theo phiếu phỏng vấn để đi sâu vào việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao sức
mạnh góp phần nâng cao thành tích trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh
lớp 12 trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.
Phương pháp phỏng vấn cũng là một trong các phương pháp quan trọng được
sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục đích tìm hiểu các bài tập cần thiết và
các bài Test nhằm đánh giá một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao
thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre –
Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
7


Cách đánh giá: Tập hợp các số liệu thu được từ phiếu phỏng vấn, chúng tôi
lựa chọn những bài tập đạt được ít nhất 70% ý kiến lựa chọn.
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập được trình bày ở phần kết quả nghiên
cứu của đề tài.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Mục đích: Xác định thành tích của học sinh trước và sau thực nghiệm. Làm cơ
sở dữ liệu để xác định kết quả nghiên cứu của đề tài, xác định trình độ thể lực
chuyên môn.
Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 giai đoạn: trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm.
Để đánh giá kiểm tra hiệu quả của các bài tập chúng tôi lựa chọn 3 Test sau:
- Chạy 30m XPC (s):
+ Mục đích: Phát triển sức nhanh
+ Yêu cầu: Khi chạy thân người phải gần như thẳng, tư thế thoải mái, cần phải
duy trì tốc độ cao đến cuối cự ly tần số động tác nhanh.
+ Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị và xuất phát cao như trong chạy cư ly ngắn.
- Bật xa tại chỗ (m):

+ Mục đích: Phát triển sức mạnh bật nhảy cơ đùi
+ Yêu cầu: Bật mạnh duỗi thẳng chân, gập nhanh với chân về trước tốt.
+ Cách thực hiện: Bật bằng hai chân.
- Nhảy xa toàn đà (m):
+ Mục đích: Đối chiếu thành tích của hai nhóm để biết được hiệu quả của các
bài tập mang lại.
+ Yêu cầu: Học sinh thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật.
+ Cách đánh giá và phương pháp kiểm tra: Áp dụng cách đánh giá điểm theo
thang điểm của sách giáo viên do Bộ giáo dục biên soạn.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Mục đích: Kiểm nghiệm hiệu quả lựa chọn một số bài tập phát triển sức
mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường
THPT Bến Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Cách tiến hành: Đề tài đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm tự
nhiên. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 10 học sinh,
trong đó tổng số đối tượng tham gia là 20 học sinh.
- Tổng số tuần là: 7 tuần
- Số buổi tập trong tuần là: 2 buổi ( thứ 3, thứ 5 )
8


- Thời gian một buổi tập là: 90 phút
- Tổng thời gian tập luyện: 14 giờ
* Nhóm A (Nhóm đối chứng gồm 10 nam học sinh): Nội dung áp dụng là các
bài tập theo tiến trình mà kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân thông thường đã được áp
dụng thường xuyên trong các buổi tập của trường THPT Bến Tre– Vĩnh Phúc.
* Nhóm B (Nhóm thực nghiệm gồm 10 nam học sinh): Nội dung và hình
thức tập luyện là các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và áp dụng.
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
Mục đích: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các

số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
Cách tiến hành: Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá
trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
trên máy vi tính.
Trong quá trình xử lý các số liệu đề tài, các tham số và các công thức toán
thống kê truyền thống được trình bày trong cuốn “Đo lường thể thao”, “Những cơ
sở của toán học thống kê”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”.
Các công thức ứng dụng trong xử lý số liệu của đề tài bao gồm :
1. Giá trị trung bình cộng với (n < 30).
n

 xi

X  i 1
n

Trong đó:

X : là giá trị trung bình cộng

Xi : là giá trị các mẫu riêng biệt
 : ký hiệu tổng
n: kích thước tập hợp mẫu
2. Phương sai.
n

 ( xi 

 2  i 1


X )2

với n < 30

n 1

3. Độ lệch chuẩn.
 = 2
4. So sánh 2 số trung bình quan sát.
t

XA  XB
 2A  2B với n < 30

nA nB

9


2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
Toàn bộ đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2017 đến tháng
05/2018 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2017 đến tháng 11/2017 - Là giai đoạn xác định
các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ đề
cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2017 đến 04/2018 - Là giai đoạn tiến hành giải
quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2018 đến 05/2018 - Là giai đoạn xử lý các số
liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và

hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Chuẩn bị và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội
đồng nghiệm thu.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.

10


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng một số bài tập phát triển sức mạnh
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường
THPT Bến Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.1. Thực trạng sử dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến
Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Để có cơ sở thực tiễn lựa chọn sử dụng một số bài tập phát triển sức mạnh
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường
THPT Bến Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Bằng hai phương pháp
phỏng vấn và quan sát sư phạm chúng tôi phỏng vấn các giáo viên về thực trạng sử
dụng bài tập thể lực chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu
ưỡn thân. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các bài tập thể lực từng giai đoạn nhảy
cao. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng các bài tập thể lực tại
trường THPT Bến Tre– Vĩnh Phúc (n = 20).
Nội dung
giai đoạn
nhảy xa

Kết quả
Không

Thường
thường
xuyên
xuyên
n
% n %
10 50 9 45

Nội dung bài tập
1. Bật cóc.

Nhóm
bài tập 2. Bật nhảy đổi chân
phát triển
3. Chạy đạp sau với dây cao su.
sức mạnh
chân
4. Bật thu gối trong hố cát.
giậm
nhảy
5. Lò cò chân giậm 30m.

Nhóm
bài tập
chạy đà
giậm
nhảy

1.Chạy tăng tốc độ 30,50m đường
thẳng

2. Chạy đà theo vạch định sẵn (có
đánh dấu các bước đà)
3. Chạy đà 3 bước giậm nhảy bước
bộ liên tục đường thẳng 30m
4. Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước
bộ vào hố cát.
11

Ít sử
dụng
n
1

%
5

7

35

6

30

7

35

8


40

12

60

13

65

4

20

3

15

8

40

5

25

7

35


4

20

12

60

4

20

5

25

8

40

7

35

7

35

5


25

8

40

4

20

9

45

7

35


Nhóm
bài tập
trên
không
Hoàn
thiện kỹ
thuật

1. Đứng tại chỗ từ tư thế bước bộ
thực hiện động tác thu chân giậm.
2. Đi thường 3 bước thực hiện động

tác thu chân giậm mô phỏng bước bộ
3. Chạy 3 bước đà thực hiện động
tác giậm nhảy trên không trong hố
cát
1. Đà ngắn 3-5 bước hoàn thiện kỹ
thuật.
2. Đà trung bình hoàn thiện kỹ thuật
3. Đà dài hoàn thiện kỹ thuật.

6

30

5

25

11

55

8

40

5

25

7


35

16

80

4

20

9

45

3

15

8

40

17
17

85
85

1

3

5
15

2

10

Qua bảng 3.1 phỏng vấn thực trạng sử dụng bài tập thể lực trong giảng dạy
và huấn luyện của giáo viên và huấn luyện viên cho thấy có nhiều ý kiến trả lời
phân tán không tập trung giữa cách chọn các bài tập cũng như động tác mức độ cần
thiết của bài tập. Qua thực tế tìm hiểu chúng tôi thấy các bài tập hoàn thiện kỹ
thuật được các giáo viên sử dụng nhiều mà chưa thực sự chú trọng đến các bài tập
phát triển sức mạnh cho các em.
3.1.2. Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho
học sinh 12 trường THPT Bến Tre– Vĩnh Phúc .
Để giải quyết vấn đề này, trước hết đề tài tiến hành khảo sát thực trạng học
tập kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân thông qua biên bản kiểm tra đánh giá thành tích và
kỹ thuật đối với hai lớp của hai năm học trước cụ thể là: Kết quả kiểm tra học sinh
lớp 11A6 và 11A7 năm 2016 – 2017 khi học nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân với
tổng số là 89 học sinh cả nam và nữ. Kết quả khảo sát thu được như trình bày ở
bảng 3.2 và bảng 3.3.
Bảng 3.2. Thực trạng chất lượng học thực hành kỹ thuật xa kiểu ưỡn
thân của học sinh lớp 11A6 và 11A7 năm 2016 – 2017 ( n= 89).
Kết quả học tập
T
TT

1


2

Lớp
Khối

Giới tính

11A6 Nam(n = 32)
năm
2016 - Nữ (n = 12)
2017
11A7
năm Nam(n = 30)
2016 2017 Nữ (n = 15)

Giỏi/Khá

Trung bình

Thành
tích
Tỷ lệ (m)
%

Kém

n

Tỷ lệ

%

n

Tỷ lệ
%

9

28

14

44

9

28

4.10

3

25

7

58

2


17

3.21

8

27

14

47

8

26

4.12

7

46

5

33

3

21


3.23

12

n


Bảng 3.3. Kết quả đánh giá kỹ thuật khi học nhảy xa kiểu ưỡn thân của
học sinh lớp 11A6 và 11A7 năm 2017 – 2018 (n= 89).
T Lớp
T Khối

1.

2.

Giới
tính

11A6
năm Nam (n = 32)
2016 2017 Nữ (n = 12)
11A7
Nam (n = 30)
năm
2016 2017 Nữ (n = 15)

Kết quả đánh giá thực hiện kỹ thuật
A

B
C
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
n
n
n
%
%
%

Điểm
đạt
(điểm)

5

16

10

31

17

53

7.00


1

8

2

17

9

75

7.00

4

13

9

30

17

57

7.5

3


20

7

47

5

33

7.00

Từ kết quả thi được ở bảng 3.2 và 3.3 cho thấy:
- Kết quả học tập thực hành kỹ thuật nhảy kiểu ưỡn thân của học sinh lớp
11A6 và 11A7 năm 2016 – 2017 còn thấp, số học sinh đạt kết quả học tập loại
trung bình và loại kém chiếm tỷ lệ tương đối cao (từ 33 % đến 58 % đối với mức
trung bình và 17% đến 28% đối với loại kém), số học sinh xếp loại khá và giỏi
chiếm tỷ lệ thấp hơn (từ 25% đến 46%).
- Kết quả thực hiện kỹ thuật nhảy kỹ thuật nhảy kiểu ưỡn thân của học sinh
lớp 11A6 và 11A7 năm 2016 – 2017 cũng có kết quả tương tự. Trình độ kỹ thuật
loại A đạt tỷ lệ thấp (từ 8% đến 20%), trình độ kỹ thuật đạt loại B và C chiếm tỷ lệ
khá cao so với loại A (từ 17% đến 47% đối với loại B; từ 33% đến 75% đối với
loại C).
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, cho phép đi đến một số kết luận sau:
- Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Kỹ thuật,
thể lực, tâm lý… Giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học
sinh THPT phải gắn liền với giảng dạy kỹ thuật, thể lực và tâm lý…, trong đó cần
đặc biệt chú trọng thời kỳ ban đầu là chuẩn bị kỹ thuật cơ bản.
- Bài tập thể lực trong giảng dạy kỹ thuật là các bài tập mang tính chuẩn bị,
tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng

môn thể thao khác nhau. Dựa vào lý luận chung về bài tập thể chất, xác định các
loại bài tập thể lực dùng để bổ trợ phát triển kỹ thuật cơ bản và thể lực chuyên môn
cho học sinh thực hành môn nhảy xa.
- Đánh giá kỹ thuật cơ bản nói chung và kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân nói
riêng cho nam học sinh THPT phải gắn liền với việc đánh giá về tố chất thể lực.
13


3.2. Lựa chọn sử dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến
Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.1. Lựa chọn sử dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến
Tre – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau khi dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bảy ở trên, quá
trình lựa chọn bài tập của chúng tôi đã tiến hành theo 2 hướng.
Bước 1: Tổng hợp các bài tập từ tài liệu tham khảo và quan sát sư phạm.
Bước 2: Xác định mức độ ưu tiên các bài tập thể lực bước đầu lựa chọn bằn
phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
* Bước 1: Ngoài quan sát các giờ tập của các em học sinh, chúng tôi còn
tiến hành tham khảo các tài liệu về chuyên ngành điền kinh, các tạp chí khoa học
công nghệ TDTT, các tài liệu giảng dạy, huấn luyện trong nước và nước ngoài. Từ
thực tiễn các trung tâm huấn luyện, dựa vào cơ sở khoa học và các yêu cầu lựa
chọn bài tập bước đầu đã lựa chọn được 16 bài tập thể lực giúp nâng cao thành tích
nhảy cao bao gồm các bài tập sau:
- Bài tập 1: Chạy tăng tốc độ 60 m TĐC.
Mục đích: Bài tập giúp cho người học có cảm giác về tốc độ chạy đà,
phương hướng để làm quen và nắm bắt được đặc tính của chạy đà từ đó thích ứng
dần với đặc tính của chạy đà.
Yêu cầu: Khi chạy đà thân người phải gần như thẳng, tư thế thoải mái, cần

phải duy trì tốc độ cao đến cuối cự ly tần số động tác nhanh.
Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị và xuất phát cao như trong chạy cự ly ngắn.
Khối lợng: Thực hiện 3-5 lần.
- Bài tập 2: Chạy đà 3 bước thực hiện động tác giậm nhảy bước bộ liên
tục 30m (Có phối hợp đá lăng đánh tay).
+ Mục đích: Giúp người tập thực hiện kỹ thuật giậm nhảy bước bộ.
+ Yêu cầu: Đảm bảo tốc độ tăng đột ngột cho bước cuối có phối hợp đánh
tay, chân lăng, đảm bảo tính nhịp điệu.
+ Cách thực hiện: Chạy 30m đà trên đường thẳng
+ Khối lượng thực hiện: 3 - 5 lần.
- Bài tập 3: Chạy đà 3 bước thực hiện giậm nhảy bước bộ tăng dần cự ly
và tốc độ đà.
+ Mục đích: Tạo tốc độ chạy lớn.
+ Yêu cầu: Đảm bảo tư thế, thoải mái trong quá trình chạy.
+ Cách thực hiện: Chạy 30m.
14


+ Khối lượng thực hiện: 2 - 3 lần.
- Bài tập 4: Chạy đà ngắn đến trung bình kết hợp giậm nhảy bước bộ
trong hố nhảy xa.
+ Mục đích: Giúp cho người học tạo khái niệm đúng về kỹ thuật giậm nhảy
bước bộ.
+ Yêu cầu: Đúng kỹ thuật.
+ Khối lượng thực hiện. 3- 5 lần
- Bài tập 5: Tại chỗ đặt chân giậm nhảy.
+ Mục đích: Giúp người tập nắm được kỹ thuật đặt chân giậm nhảy đúng.
+ Yêu cầu: Phải thực hiện đúng động tác.
+ Khối lượng thực hiện: 5 - 8 lần.
- Bài tập 6: Đi bộ 3 bước đặt chân giậm nhảy.

+ Mục đích: Nhằm giúp cho người tập đang ở trạng thái động đặt chân giậm
nhảy một cách chính xác.
+ Yêu cầu: Thực hiện nhanh 1 cách chủ động và chính xác.
+ Khối lượng thực hiện: 5 - 8 lần.
- Bài tập 7: Chạy 3-5 bước giậm nhảy bước bộ qua xà ngang.
+ Mục đích: Người tập có cảm giác tốt về kỹ thuật bước bộ, giữ thăng bằng.
+ Yêu cầu: Khi thực hiện bài tập thì phải tập trung.
+ Khối lượng thực hiện: 3 - 5 lần.
- Bài tập 8: Bật đổi chân.
+ Mục đích: Phát triển cơ chân đùi.
+ Yêu cầu: Bật cao thân người thẳng duỗi hết khớp cổ chân.
+ Khối lượng 3 tổ x 20 lần, nghỉ giữa mỗi tổ 3 phút.
+ Thời gian: 10 - 12 phút.
- Bài tập 9: Lò cò.
+ Mục đích: Phát triển sức mạnh các nhóm cơ chi dưới, khả năng phối hợp.
+ Yêu cầu: Đúng động tác, khi chân tiếp đất cần bật nhảy tích cực.
+ Cách thực hiện: Một chân đưa về sau gấp ở khớp khuỷu chân còn lại thực
hiện lò cò bằng cách bật nhảy đưa đùi lên cao về phía trước và ngược lại để làm
động tác giữ thăng bằng.
+ Khối lượng thực hiện: 3 tổ x 30m.
- Bài tập 10: Bật nhảy thu gối trên cát:
15


+ Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ.
+ Yêu cầu: Bật nhảy tích cực, thân trên không đưa ra trước sau mà phải thẳng.
+ Cách thực hiện: Bật nhảy trong hố cát hai chân duỗi thẳng thu gối vào
bụng thực hiện liên tục như vậy cho hết khối lượng.
+ Khối lượng 3 tổ x 15 lần.
- Bài tập 11: Gánh tạ đứng lên ưỡn thân xuống 1/2.

+ Mục đích: Phát triển sức mạnh bật nhảy cơ đùi.
+ Yêu cầu: Xuống chậm, ưỡn thân 1/2 đứng lên nhanh kiễn mũi chân.
+ Cách thực hiện: Hai chân đứng rộng bằng vai mũi bàn chân xoay thẳng
hướng, gánh tạ trên vai ưỡn thân xuống 1/2 đúng lên, lưng phải thẳng.
+ Khối lượng: Trọng lượng 75% cơ thể thực hiện 3 tổ mỗi tổ 5 -6 lần.
- Bài tập 12: Gánh tạ kiễng chân.
+ Mục đích: Phát triển các nhóm cơ phía sau và các cơ bàn chân
+ Yêu cầu: Khi hạ gót chân chậm, kiễng lên phải nhanh.
+ Cách thực hiện: Để tạ tren vai, hai nửa bàn chân trên đứng trên bục cao
10-15cm thân người thẳng đứng, gót chân chạm đất, thực hiện kiễng gót chân căng
khớp cổ chân.
+ Khối lượng: Gánh tạ 60% trọng lượng cơ thể, thực hiện 3 tổ mỗi tổ 8 - 10 lần.

- Bài tập 13: Cõng người cùng tập đứng lên ưỡn thân xuống
+ Mục đích: Phát triển cơ chân đùi.
+ Yêu cầu: Người có trọng lượng tương đương vào 1 cặp.
+ Khối lượng: 3 tổ x 15 lần 1 tổ nghỉ giữa 3 phút.
+ Thời gian: 10 - 12 phút.
- Bài tập 14: Gánh tạ bước bục
+ Mục đích: Bổ trợ cho kỹ thuật giậm nhảy.
+ Yêu cầu: Tập trung chú ý khi bước bục phải tích cực.
+ Cách thực hiện: Gánh tạ 70% trọng lượng cơ thể, chân giậm nhảy để phía
sau thực hiện đưa chân bước bục đồng thời khi chân giậm đã thực hiện bước bục
trọng tâm cơ thể được đưa ra trước lên cao chân lăng nâng đầu gối đánh lăng sao
cho đủi chân lăng song song với mặt đất thì dừng lại kết thúc chân giậm duỗi thẳng
kiễng mũi chân.
+ Khối lượng: 3 tổ x 6 lần/ tổ.
- Bài tập 15: Hất tạ bằng hai tay ra trước và ra sau.
+ Mục đích: Phát triển cơ lưng, bụng và khả năng phối hợp
16



+ Yêu cầu: Thực hiện bài tập nhanh, mạnh, tích cực.
+ Cách thực hiện: Hất tạ bằng hai tay ra trước tư thế chuẩn bị tạ cầm trên hai
tay buông thẳng xuống dưới ở phía trước, hai chân đứng rộng bằng vai tạo đà ưỡn
thân xuống vuông 1/2 sau đó đứng dậy đưa tạ lên cao tiếp tục ưỡn thân xuống đưa
tạ xuống dưới sau đó đạp chân nhanh, mạnh tích cực hất tạ ra trước lên cao.
Hất tạ bằng hai tay qua đầu ra sau: Tư thế chuẩn bị vào tạo đà như bài tập
hất tạ ra trước, chỉ khác khi hất tạ phải qua đầu ra sau và lên cao.
+ Khối lượng: 3 tổ mỗi tổ gồm hất tạ trước, hất tạ sau mỗi tổ 6 lần.
* Bước 2: Sau khi lựa chọn được các bài tập trên, để đảm bảo tính khách
quan, độ tin cậy trong việc lựa chọn bài tập chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo
viên, giảng dạy môn GDTC tại Vĩnh Phúc có kinh nghiệm và thâm niên công tác
đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện.
Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn được thể hiện trong biểu đồ 3.1:
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh lớp 12 trường THPT
Bến Tre– Vĩnh Phúc . (n= 20)
Kết quả phỏng vấn n=20
STT
1
1
2
2

Số
phiếu
phát ra

Số

phiếu
thu về

Số
phiếu
tán
thành

Tỷ lệ %

Chạy tăng tốc độ 30 m đường thẳng

20

20

14

70

Chạy đà 3 bước thực hiện động tác giậm
nhảy bước bộ liên tục 30m (Có phối hợp đá
lăng đánh tay).

20

20

15


70

20

20

11

35

20

20

14

70

20

20

6

40

20

20


12

60

20

20

14

70

20

20

16

80

20

20

16

80

20


20

16

80

Tên các nhóm bài tập

3 Chạy đà 3 bước thực hiện giậm nhảy
3 bước bộ tăng dần cự ly và tốc độ đà.
4 Chạy đà ngắn đến trung bình kết hợp
4 giậm nhảy bước bộ trong hố nhảy xa.
5
Tại chỗ đặt chân giậm nhảy.
5
6
Đi bộ 3 bước đặt chân giậm nhảy.
6
7 Chạy 3-5 bước giậm bước bộ nhảy qua xà
7 ngang.
8
Bật đổi chân.
8
9
Lò cò.
9
1 Bật nhảy thu gối trên cát
17



10
1
11
1
12

Gánh tạ đứng lên ưỡn thân xuống 1/2.

20

20

14

70

Gánh tạ kiễng chân.

20

20

16

80

20

20


16

80

20

20

18

90

20

20

18

90

1 Cõng người cùng tập đứng lên ưỡn thân
13 xuống.
1
Gánh tạ bước bục.
14
1
Hất tạ bằng hai tay ra trước và ra sau.
15

Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.4 chúng tôi đã lựa chọn được những bài tập

đạt mức độ ưu tiên cao và có số phiếu tán thành từ 70% trở lên đó là các bài tập:
- Bài tập 1: Chạy tăng tốc độ 30m đường thẳng.
- Bài tập 2: Chạy đà ngắn đến trung bình kết hợp giậm nhảy bước bộ.
- Bài tập 3: Chạy đà 3 bước thực hiện động tác giậm nhảy bước bộ liên tục
30m (Có phối hợp đá lăng đánh tay).
- Bài tập 4: Chạy 3-5 bước giậm bước bộ nhảy qua xà ngang.
- Bài tập 5: Bật đổi chân.
- Bài tập 6: Lò cò.
- Bài tập 7: Bật nhảy thu gối trên cát.
- Bài tập 8: Gánh tạ đứng lên ưỡn thân xuống 1/2.
- Bài tập 9: Gánh tạ kiễng chân.
- Bài tập 10: Gánh tạ bước bục.
- Bài tập 11: Cõng người cùng tập đứng lên ưỡn thân xuống.
- Bài tập 12: Hất tạ bằng hai tay ra trước và ra sau.
3.2.2. Lựa chọn test kiểm tra đánh giá.
Qua phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận của các nhà khoa học các nhà chuyên
môn trong và ngoài nước và thực tiễn huấn luyện VĐV về các chỉ tiêu, nhằm đánh
giá các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật nhảy xa của VĐV điền
kinh như: Tố chất thể lực và kỹ thuật, ở các lứa tuổi khác nhau làm cơ sở lựa chọn
test song sự lựa chọn, ứng dụng hệ thống các test đánh giá phải đảm bảo các
nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Phải đánh giá được toàn diện về mặt tố chất thể lực, kỹ thuật,
phù hợp tâm sinh lý của người được đánh giá.
Nguyên tắc 2: Các test phải đảm bảo về độ tin cậy và mang tính thông báo
cần thiết, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
18


Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, có hình
thức tổ chức đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đánh giá các chỉ số đánh giá hiệu quả của bài tập thể lực chuyên môn
trước và sau thực nghiệm, các chỉ số đánh giá về hình thái thể lực, khả năng phối
hợp vận động, hoàn thiện kỹ thuật. Qua tham khảo ý kiến 20 người kết quả thu
được trên 93% ý kiến tán thành. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một số
bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam
học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre– Vĩnh Phúc . (n= 20)
Kết quả phỏng vấn
TT

Các chỉ tiêu

Phiếu tán thành
(n=20)

Tỷ lệ %

1

Chạy xuất phát cao 30m (s)

20

100

2

Gánh tạ đứng lên ưỡn thân xuống ½

8


40

3

Bật xa tại chỗ (m)

19

95

4

Nhảy xa toàn đà (m)

20

100

5

Hất tạ bằng hai tay qua đầu ra sau (m)

8

40

Qua bảng 3.5 cho thấy test thành tích chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ và
Nhảy xa toàn đà là những test có số phiếu tán thành cao chiếm tỷ lệ 95% trở lên.
Đây là những test được chúng tôi lựa chọn để đánh giá hiệu giá hiệu quả một số

bài tập nhằm nâng cao hiệu quả trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh lớp
12 trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.
3.2.3. Đánh giá giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh lớp 12
trường THPT Bến Tre– Vĩnh Phúc.
3.2.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
Đối tượng thực nghiệm của đề tài là 20 nam học sinh 12 trường THPT Bến
Tre – Vĩnh Phúc, trong đó 10 nam học sinh nhóm thực nghiệm, và 10 nam học sinh
nhóm đối chứng, các đối tượng này được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.
Nhóm đối chứng sẽ tập theo các bài tập cũ mà giáo viên của nhà trường vẫn
sử dụng.
Nhóm thực nghiệm tập luyện theo hệ thống bài tập nhằm nâng cao hệu quả
chạy đà và giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân mà chúng tôi lựa chọn.
19


Trong quá trình thực nghiệm, khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành
kiểm tra ban đầu và kiểm tra sau thực nghiệm theo kế hoạch giảng dạy, chúng tôi
không lấy làm căn cứ để đánh giá mức độ tác động của các bài tập đã lựa chọn.
Học sinh ở cả 2 nhóm (đối chứng và thực nghiệm) trước thực nghiệm sư
phạm đều được chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm nhằm xác định mức độ đồng
đều của cả hai nhóm.
3.2.3.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm.
* Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra các test đã lựa
chọn nhằm đánh giá mức độ đồng đều giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (nA=nb=10).
Nhóm
Thông số


Nhóm thực
nghiệm

Nhóm đối
chứng

ttính

tbảng

p

xA



xB



1. Bật xa tại chỗ (m)

2.37

0.11

2.36

0.12


0.19 2.101

>0,05

2. Chạy 30m XPC(s)

4.93

0.14

4.91

0.19 0.268 2.101

>0,05

3. Nhảy xa toàn đà
(m)

4.62

1.13

4.63

1.16

>0,05


Chỉ số

1.98 2.101

Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy, kết quả kiểm tra ở các test lựa
chọn giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt, t tính < tbảng =
2.101 ở ngưỡng xác suất P > 0.05), điều đó chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực
nghiệm, thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân của 2 nhóm là tương đối đồng đều nhau.
* Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Sau thời gian thực nghiệm, các đối tượng nghiên cứu đã được trang bị một
cách tương đối đầy đủ về năng lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật, thể lực cũng như
tâm lý, đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh giậm nhảy trong kỹ thuật xa kiểu ưỡn
thân, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh hiệu quả thực hiện kỹ thuật của đối tượng
nghiên cứu. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

20


Nhóm
Thông số

Nhóm thực
nghiệm

Nhóm đối
chứng

ttính


tbảng

p

xA



xB

1. Bật xa tại chỗ (m)

2.48

0.076

2.39

0.071 2.81 2.101

<0,05

2. Chạy 30m XPC(s)

4.41

0.18

4.50


0.16

2.26 2.101

<0,05

3. Nhảy xa toàn đà
(m)

4.84

1.45

4.64

1.36

3.63 2.101

<0,05

Chỉ số



Từ kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy:
- Ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá sức của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng đã có sự khác biệt rõ rệt t tính đều > tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất P < 0.05.
Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện cũng như hệ

thống các bài tập mà đề tài lựa chọn đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc phát triển sức
nhanh và sức mạnh giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích trong nhảy xa kiểu ưỡn
thân cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre– Vĩnh Phúc.
Biểu đồ 3.2: Kết quả trước và sau thực nghiệm

Bật xa tại chỗ (m)

21


Chạy XPC 30m (s)

Thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân (m)
Tóm lại sau gần 2 tháng thực nghiệm ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng. Nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập đã lựa chọn và nhóm đối chứng tập
theo các bài tập cũ của nhà trường. Từ các bài tập mới đã lựa chọn thể hiện tính
hiệu quả cao hơn trong huấn lyện và phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa cho học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.

22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau một thời gian nghiên cứu chúng tôi đi đến kết luận như sau:
- Thực trạng sử dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả trong kỹ thuật
nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc
hiện nay chưa được đáp ứng yêu cầu.
- Quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả của nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre

– Vĩnh Phúc, bao gồm:
Bài tập 1: Chạy tăng tốc độ 30m đường thẳng.
Bài tập 2: Chạy đà ngắn đến trung bình kết hợp giậm nhảy bước bộ.
Bài tập 3: Chạy đà 3 bước thực hiện động tác giậm nhảy bước bộ liên tục
30m (Có phối hợp đá lăng đánh tay).
Bài tập 4: Chạy 3-5 bước giậm bước bộ nhảy qua xà ngang.
Bài tập 5: Bật đổi chân.
Bài tập 6: Lò cò.
Bài tập 7: Bật nhảy thu gối trên cát.
Bài tập 8: Gánh tạ đứng lên ưỡn thân xuống 1/2.
Bài tập 9: Gánh tạ kiễng chân.
Bài tập 10: Gánh tạ bước bục.
Bài tập 11: Cõng người cùng tập đứng lên ưỡn thân xuống.
Bài tập 12: Hất tạ bằng hai tay ra trước và ra sau.
- Qua kiểm nghiệm trong thực tiễn, các bài tập đều đem lại hiệu quả cao khi
ứng dụng vào giảng dạy và huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả của chạy đà và
giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho nam học sinh lớp 12 trường
THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc và đảm bảo độ tin cậy thống kê cần thiết P < 0.05.
2. Kiến nghị:
Từ những kết luận trên của đề tài chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Nhà trường và tổ môn Thể dục cần cải tiến, bổ sung và đa dạng hơn nữa
các dạng bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện môn điền kinh
nói chung và nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh.
- Hệ thống các bài tập và các nội dung kiểm tra đánh giá kết quả nghiên cứu
của đề tài đã chọn lựa cần thiết phải được coi là các phương tiện hữu hiệu và cần
được áp dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong kỹ thuật nhảy xa kiểu
ưỡn thân cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.
23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Harre. D - "Học thuyết huấn luyện" - Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế
Hiển - NXB TDTT. Hà Nội 1996. (558 tr).

2.

Ivanôp. V.X. - "Những cơ sở của toán học thống kê" - Dịch: Trần Đức
Dũng - NXB TDTT. Hà Nội 1996. (224 tr).

3.

Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao - Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ HLV các môn thể thao - Chủ biên: Nguyễn Ngọc Cừ - Hà Nội
1997 - (90 tr).

4.

Lý luận và phương pháp TDTT - SGK dùng cho sinh viên các trường ĐH
TDTT - Chủ biên: Hoàng Thị Đông - NXB TDTT - 2010

5.

Nabatnhicôva .M.Ia - "Quản lý và đào tạo VĐV trẻ" - Dịch: Phạm Trọng
Thanh - NXB TDTT. Hà Nội 1985.

6.

Philin. V.P - "Lý luận và phương pháp thể thao trẻ" - Dịch: Nguyễn Quang

Hưng - NXB TDTT. Hà Nội 1996. (226 tr)

7.

Phạm Xuân Thành + Lê Văn Lẫm - "Đo lường thể thao" - NXB TDTT. Hà
Nội 1998.

8.

Phạm Thị Thiệu – “Sinh lý TDTT” NXB TDTT Hà Nội, 1996

9.

Võ Đức Phùng, Dương Nghiệp Chí - "Điền kinh" - SGK dùng cho sinh
viên các trường ĐH TDTT - NXB TDTT. Hà Nội 1975.

10.

Tài liệu lớp tập huấn nâng cao trình độ huấn luyện viên Điền kinh - Tài
liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ HLV Điền kinh - Hà Nội
1997. (60 tr).

môc lôc
PHẦN MỞ ĐẦU

24

Tran



1. t vn .
2. Mc ớch v nhim v nghiờn cu.
3. Gia thit khoa hc.
PHN NI DUNG
CHNG 1. TNG QUAN CC VN NGHIấN CU.
1.1. Cỏc khỏi nim cú liờn quan n vn nghiờn cu.
1.2. Lch s cỏc vn nghiờn cu v cỏc kt qu nghiờn cu cú liờn quan.
1.3. C s khoa hc (S phm, y sinh hc) ti nghiờn cu.
CHNG 2: đối tợng - phơng pháp và tổ chức nghiên
cứu.
2.1. Đối tợng nghiên cứu :
2.2. Phơng pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
2.2.2. Phơng pháp quan sát s phạm:
2.2.3. Phơng pháp phỏng vấn:
2.2.4. Phơng pháp kiểm tra s phạm.
2.2.5. Phơng pháp thực nghiệm s phạm.
2.2.6. Phơng pháp toán học thống kê
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Chơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. ỏnh giỏ thc trng s dng cỏc bi tp b tr nhm nõng cao hiu qu
ca nhy xa n thõn cho hc sinh lp 12 trng THPT Bn Tre Vnh
Phỳc.
3.2. La chn v ỏnh giỏ hiu qu ng dng mt s bi tp nhm nõng cao
thnh tớch trong nhy xa kiu n thõn cho nam hc sinh lp 12 trng
THPT Bn Tre Vnh Phỳc Vnh Phỳc .
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


g
1
2
2
2
2
2
4
4
6
6
6
6
7
7
8
8
9
10
11
11
14
23
23
23
24

Phỳc Yờn, ngy . thỏng 2 nm 2019 Phỳc Yờn, ngy 16 thỏng 2 nm 2019
TH TRNG N V

TC GI SNG KIN

Trn c

25


×