Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ ĐA NĂNG T – 03 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ SATIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.15 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ ĐA NĂNG T – 03 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ SATIMEX

Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ THUỶ
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006 - 20010

Tháng 7/2010


THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ ĐA NĂNG T – 03 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ SATIMEX

Tác giả

BÙI THỊ THUỶ

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Hoàng Thị Thanh Hương

Tháng 7/2010
i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài như hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn:
 Cha Mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay.
 Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đã đào tạo tận tình trong những năm học tại trường.
 Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lâm nghiệp, đặc biệt quý
thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong những
năm qua.
 TS. Hoàng Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như làm đề tài.
 Ban lãnh đạo công ty cổ phần gỗ SATIMEX, phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch,
phòng Vật tư, cùng toàn bộ anh em công nhân tại công ty cổ phần gỗ Satimex
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
 Các anh chị trong gia đình, tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản K32 và bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn!
Thủ Đức, ngày 30 tháng 6 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thuỷ

ii


TÓM TẮT
Ngày nay, xã hội càng phát triển và văn minh thì nhu cầu thẫm mỹ của con
người đòi hỏi ngày càng cao nên các sản phẩm được làm từ gỗ cũng luôn nằm trong sự
vận chuyển của quá trình phát triển đó. Cùng với sự phát triển của xã hội thì tốc độ đô
thị hoá ngày càng cao, những căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hẹp, hạn chế hoạt động
sống của con người. Để phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người

tiêu dùng thì đòi hỏi người thiết kế phải luôn thay đổi kết cấu, kiểu dáng, mẫu mã, đa
chức năng, vật liệu, nguyên liệu….
Trước những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống về một sản phẩm giường ngủ
nhưng đa dạng về chức năng, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thiết Kế Bộ Bàn Ghế
Đa Năng T – 03” tại công ty cổ phần Satimex chi nhánh Thủ Đức. Trụ sở đặt tại 234
Trường Sơn, Bình Chiểu, Quận Thủ Đức.
Nguyên liệu chính được sử dụng là gỗ thông. Tỷ lệ lợi dụng gỗ tương đối cao
62,845 %. Thể tích nguyên liệu cần dùng cho sản phẩm là 0,1639 m3. Công nghệ gia
công sản phẩm đơn giản phù hợp với tình hình máy móc và trình độ tay nghề công
nhân tại công ty. Sản phẩm sử dụng liên kết đơn giản chủ yếu là liên kết mộng và chốt
nên rất tiện lợi cho việc tháo lắp, di chuyển dễ dàng.
Giá thành sản phẩm là 2.145.396 đồng đây là mức giá phù hợp với người tiêu
dùng trong và ngoài nước.

iii


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... viiiix
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu.........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................4
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần Satimex ..................................................................4
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ......................................................................5
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận..............................................................6
2.4. Chức năng của các phân xưởng ............................................................................7
2.5. Tình hình sản xuất của công ty .............................................................................7
2.5.1. Nguyên liệu ....................................................................................................7
2.5.2. Qui trình công nghệ sản xuất .........................................................................8
2.5.3. Tình trạng máy móc thiết bị tại nhà máy .......................................................8
2.5.4. Một số sản phẩm công ty sản xuất ...............................................................10
2.6. Khái quát chung về lĩnh vực thiết kế sản phẩm mộc ..........................................12
2.7. Yêu cầu về thiết kế sản phẩm mộc ....................................................................13
2.7.1. Yêu cầu về thẩm mỹ.....................................................................................13
2.7.2. Yêu cầu sử dụng ...........................................................................................14
2.7.3. Yêu cầu về kinh tế ........................................................................................14
iv


2.7.4. Yêu cầu tính khoa học ..................................................................................14
2.7.5. Yêu cầu tính phổ biến ..................................................................................15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................16
3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................16
3.2.1. Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc .......................................................................17
3.2.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc .................................17
3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc ............................................................18
3.2.4. Trình tự thiết kế sản phẩm ...........................................................................18
3.3. Thiết kế sản phẩm ...............................................................................................19
3.3.1. Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ......................................................................19

3.3.2. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại ............................................................22
3.3.3. Tạo dáng sản phẩm ......................................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................27
4.1. Mô hình sản phẩm thiết kế..................................................................................27
4.2. Lựa chọn các giải pháp liên kết ..........................................................................28
4.3. Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền .................................................................31
4.3.1. Lựa chọn kích thước ....................................................................................31
4.3.2. Kiểm tra bền .................................................................................................32
4.4. Tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật.............................................................................39
4.4.1. Cấp chính xác gia công ................................................................................39
4.4.2. Sai số gia công .............................................................................................40
4.4.3. Dung sai lắp ghép .........................................................................................40
4.4.4. Lượng dư gia công .......................................................................................40
4.4.5. Yêu cầu độ nhẵn bề mặt ...............................................................................44
4.4.6. Yêu cầu lắp ráp.............................................................................................44
4.4.7. Yêu cầu trang sức bề mặt .............................................................................44
4.5. Tính toán công nghệ ...........................................................................................45
4.5.1. Nguyên liệu chính ........................................................................................45
4.5.2. Tính toán vật liệu phụ ..................................................................................49
4.6. Thiết kế lưu trình công nghệ ...............................................................................52
v


4.6.1. Lưu trình công nghệ .....................................................................................52
4.6.2. Biểu đồ gia công sản phẩm ..........................................................................53
4.6.3. Lập bản vẽ thi công của từng chi tiết ...........................................................55
4.7. Tính toán giá thành sản phẩm .............................................................................56
4.7.1. Chi phí mua nguyên liệu ..............................................................................56
4.7.2. Chi phí mua vật liệu .....................................................................................56
4.7.3. Phế liệu thu hồi.............................................................................................58

4.7.4. Các chi phí khác ...........................................................................................59
4.7.5. Giá thành sản phẩm ......................................................................................59
4.7.6. Nhận xét và một số biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm .........................59
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................61
5.1. Kết luận ...............................................................................................................61
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 STT:

Số thứ tự.

 TCCT:

Tinh chế chi tiết.

 TCSP:

Tinh chế sản phẩm.

 SCCT:

Sơ chế chi tiết.

 SCSP:


Sơ chế sản phẩm.

 SCPP:

Sơ chế phế phẩm.

 SL:

Số lượng.

 NL:

Nguyên liệu.

 GN:

Giấy nhám.

 BN:

Băng nhám.

 BV:

Bông vải.

 LK:

Liên kết.


 VLP:

Vật liệu phụ.

 ĐN:

Điện năng.

 L:

Lương.

 KHM:

Khấu hao máy móc

 QL:

Quản lý.

 BSKT:

Bội số kích thước.

 NM:

Nhà máy

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Thống kê các loại máy móc thiết bị tại phân xưởng sơ chế và tinh chế. .. 9
Bảng 4.1: Số lượng và kích thước thiết kế của các chi tiết sản phẩm .....................32
Bảng 4.2: Sai số gia công chi tiết .................................................................................42
Bảng 4.3: Lượng dư gia công ......................................................................................43
Bảng 4.4: Bảng thống kê lượng sơn cần dùng ...........................................................51

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty .......................................................5
Hình 2.2: Night stand – 3 draw .....................................................................................10
Hình 2.3: Dining Table ..................................................................................................10
Hình 2.4: Bàn coffee Table ...........................................................................................11
Hình 2.5: Dresser and Mirro ..........................................................................................11
Hình 2.6: Night Stand – 2 Draw ....................................................................................12
Hình 3.1: Thông ba lá ....................................................................................................20
Hình 3.2: Mặt cắt thông ba lá ........................................................................................21
Hình 3.3: Mẫu khảo sát sản phẩm 1 [2]. ......................................................................23
Hình 3.4: Mẫu khảo sát sản phẩm 2 [2].........................................................................23
Hình 3.5: Mẫu khảo sát sản phẩm 3 [2]........................................................................24
Hình 4.1: Bộ bàn ghế đa năng T – 03 khi làm bàn. .......................................................27
Hình 4.2: Bộ bàn ghế đa năng T – 03 khi làm giường ngủ. ..........................................28
Hình 4.3: Liên kết vis ....................................................................................................29
Hình 4.4: Liên kết mộng ................................................................................................29

Hình 4.5: Liên kết chốt ..................................................................................................30
Hình 4.6: Liên kết bánh xe trượt – rãnh ........................................................................31
Hình 4.7: Liên kết bulông ..............................................................................................31
Hình 4.8: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh..............................................................................33
Hình 4.9: Biểu đồ ứng suất nén .....................................................................................38
Hình 4.10: Biểu đồ ứng suất nén của chân ghế. ............................................................39
Hình 4.11: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu ..............................................................49
Hình 4.12: Sơ đồ lắp ráp ghế. .......................................................................................54
Hình 4.13: Sơ đồ lắp ráp bàn. .......................................................................................55

ix


LỜI NÓI ĐẦU
Nhiều ý kiến rằng bước sang thế kỉ 20 khi mà các loại vật liệu như: sắt, thép,
polime… phát triến thì sẽ làm lu mờ đi vai trò của gỗ nhưng thực tế đã chứng minh
không một loại vật liệu nào có thể thay thế được vai trò quan trọng của gỗ đối với đời
sống con người vì cấu tạo đặc biệt của nó.
Gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng, đồ trang trí nội thất, đồ
dùng gia đình, dược liệu, công cụ, vật dụng chi tiết máy, hay các mặt hàng mỹ nghệ và
trang trí nội ngoại thất….
Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng
cao trong tất cả các lĩnh vực. do đó để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thời đại và
của người tiêu dùng thì người thiết kế phải luôn tìm hiểu để đa dạng hoá các sản phẩm
mộc, tìm ra các nét mới, nét độc đáo hơn các sản phẩm mộc đã có để đáp ứng nhu cầu
và thị hiếu của người tiêu dùng, sáng tạo được cả về kiểu dáng, vật liệu, mẫu mã, kết
cấu, độ bền…của các loại hình sản phẩm mộc. Chính vì vậy vấn đề thiết kế sản phẩm
mộc để tạo ra nhiều mẫu mới sẽ đem lại vai trò đích thực của các sản phẩm mộc trang
trí nội ngoại thất.
Đựoc sự phân công của Khoa lâm nghiệp và sự chấp thuận của công ty cổ phần

Satimex tôi tiến hành thực hiện đề tài thiết kế “Bộ bàn ghế đa năng T – 03 tại công ty
cổ phần gỗ Satimex”.

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỉ 21 nghành chế biến gỗ của Việt Nam đã tiến một bước khá
dài, với sự có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, xuất khẩu tăng gấp đôi. 9
tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ tiếp tục tăng trưởng khá cao,
đạt hơn 1,35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2005, với con số này, ngành gỗ
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia,
Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua thị phần xuất khẩu đồ gỗ. Theo Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong
khi đó, thị phần đồ gỗ của VN chưa đạt tới con số 1% (khoảng 0,78%) tổng thị phần
đồ gỗ thế giới. Sản phẩm gỗ đã trở thành mặt hàng chủ lực đứng thứ 5 trong các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản và gạo
và đứng trước các sản phẩm điện tử-máy tính, cà phê, cao su, than đá, dây và cáp điện
là 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Do đó ta nhận thấy hàng
nội thất là mặt hàng rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.[1] .
Cùng với sự phát triển của xã hội thì các chủng loại sản phẩm, hình dáng, chất
liệu, mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm mộc cũng phải thay đổi phù hợp theo nhu
cầu và xu hướng của thời đại. Đối với các sản phẩm mộc thì tính nghệ thuật, sự sáng
tạo, tính kinh tế, tính công năng, tính khoa học phải luôn nằm trong mối quan hệ hài
hòa nhằm mục đích tạo lập được một môi trường sống phù hợp với quá trình phát triển
của con người và tạo đuợc sự thoải mái cho người sử dụng.
Ngày nay, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, những căn hộ chung cư có

diện tích nhỏ hẹp, hạn chế không gian cho mọi hoạt động sống của con người. Chính
vì vậy đặt ra thách thức lớn cho người thiết kế về sự biến đổi cách thức của sản phẩm
1


mộc. Với một không gian như vậy, người thiết kế phải làm sao bố trí, cải tiến các sản
phẩm nội thất một cách hợp lý nhất, với cùng một sản phẩm nhưng phải đa dạng về
chức năng sử dụng để có thể hiệu quả từng m2 diện tích, quan trọng hơn cả vẫn là thỏa
mãn các nhu cầu thiết yếu của con người.
Trước những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống về một sản phẩm giường ngủ
nhưng đa dạng về chức năng, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Thiết Kế Bộ Bàn Ghế
Đa Năng T – 03” tại công ty cổ phần Satimex.
1.2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế “ Bộ bàn ghế đa năng T – 03” mà tôi thiết kế cần đạt được các mục
tiêu sau :
Thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm bộ bàn ghế đa năng mang phong cách
hiện đại, mới lạ, tiện dụng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo được các
yêu cầu về thẩm mỹ, kinh tế, đồng thời tính toán các chỉ tiêu về kỹ thuật, độ bền cũng
như độ an toàn trong quá trình sử dụng, thuận tiện trong vận chuyển và quá trình gia
công sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại công ty cổ phần gỗ Satimex,
đưa ra quy trình lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm.
1.2.2. Mục đích nghiên cứu
Với sự góp mặt của sản phẩm này nhằm góp phần đa dạng hoá sản phẩm mộc
trên thị trường, hơn nữa khi đưa ra thị trường chắc chắn đây sẽ là một sản phẩm mới
lạ, độc đáo, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Sản phẩm mang tính khoa hoc, công nghệ hiện đại, thiết kế dựa trên những căn
cứ khoa học như sử dụng phần mềm Autocad, Excel đáp ứng được yêu cầu khắt khe

của người tiêu dùng. Ngoài ra sản phẩm cũng đóng góp vào kho tàng thư viện sản
phẩm mộc ngày càng đa dạng và phong phú.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong nghành chế biến gỗ hiện nay ở nước ta thì công việc của người thiết kế
có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với dòng sản phẩm trong nước nếu chú trọng đến công
tác thiết kế sẽ dần bỏ được phương thức sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm, theo
2


catalogue của nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp có thể đa dạng hoá các dòng sản phẩm
của mình đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của xã hội. Đối với dòng sdản phẩm xuất
khẩu sẽ giúp cho các sản phẩm mang đậm phong cách, văn hoá Việt nhằm tạo uy tín
trên thị trường cũng như giúp nhân dân thế giới hiểu thêm về đất nước, con người Việt
Nam.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần Satimex
Nhà máy tinh chế và gỗ xuất khẩu Savimex hiện nay là một trong những nhà
máy sản xuất đồ gỗ lớn của nước ta bao gồm 4 công ty thành viên:
Satimex
Savihome
Savidecor
Saviwoodtech
Lịch sử hình thành công ty:
Công ty được thành lập năm 1985 trên tổng diện tích hơn 5 Ha. Máy móc thiết
bị và công nghệ hiện đại nhập từ Nhật, Châu Âu. Hệ thống Quản Lý Chất Lượng được

áp dụng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo chất luợng tốt nhất, ngay cả đối với
những sản phẩm phức tạp và Hệ thống Quản Lý Môi trường được quan tâm triệt để
nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, phần lớn
được huấn luyện tại Nhật Bản. Satimex đang là đơn vị hàng đầu tại Viêt Nam trong
việc sản xuất hàng loạt và xuất khẩu các sản phẩm gỗ chất lượng cao.
Thành tựu:
 Satimex là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ sản xuất đồ mộc hàng loạt vào
Việt Nam.
 Satimex đã ứng dụng thành công kỹ thuật hiện đại tại công đoạn trang trí bề
mặt sản phẩm: Veneer, in vân, tạo sớ gỗ, sấy bằng tia cực tím (UV)...
 Ngày 21/04/2000 Satimex vinh dự là Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt
Nam đạt giấy chứng nhận ISO 9002 do BVQI cấp và đến 01/11/2002 chuyển phiên
bản ISO 9001:2000.
 Ngày 13/03/2002 Satimex là Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt Nam
đạt giấy chứng nhận ISO 14001:1996.
4


 Sản phẩm của Satimex được sản xuất hoàn chỉnh theo kiểu lắp ráp cụm chi
tiết (knock-down) đóng gói giao thẳng đến tay người tiêu dùng.
 Sản phẩm của Satimex đã và đang có mặt tại các thị trường của các nước
Nhật, Mỹ, Châu Âu, EU…
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Giám đốc

Tr.p kế toán tài
vụ

Kỹ sư trưởng
NM


Ban năng suất
chất lượng

P.Tổ chức hành
chính

PGD sản xuất

Trưởng phòng
KHKD

Tổ trưởng tổ cơ
điện

Quản đốc xưởng 1

Quản đốc xưởng 2

Phó quản đốc

Phó quản đốc

Phó quản đốc

Phó quản đốc

Phó quản đốc

Phó quản đốc


Tổ trưởng

Tổ trưởng

Tổ trưởng

Công nhân

Công nhân

Công nhân

Quản đốc xưởng 3

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
5


2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
 Ban giám đốc:
- Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc phụ trách các công trình, kinh
doanh và kỹ thuật sản xuất.
- Giám đốc nhà máy là người đại diện cho công nhân viên chức có quyền quyết
định và điều hành mọi hoạt động của nhà máy theo đúng chế độ chính sách pháp luật
của nhà nước
 Trợ lý ban giám đốc: có trách nhiệm giúp ban giám đốc giải quyết các vấn
đề về đối ngoại và công việc hang ngày.
 Phòng hành chính:
- Hoạch định nguồn nhân lực và các chính sách nhân sự cho nhà máy.

- Tổ chức bộ máy quản trị và sản xuất của nhà máy, các chương trình đào tạo,
khen thưởng cho nhân viên.
 Phòng kế toán:
- Hoạch định các phương án tài chính, kế toán thu chi.
- Quản lý, kiểm kê tài sản của nhà máy.
- Điều hành có hiệu quả các hoạt động tài chính của nhà máy.
 Phòng kinh doanh:
- Đảm bảo thực hiện các kế hoạch sản xuất của nhà máy.
- Kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động trong phạm vi chức năng.
 Quản lý phân xưởng:
- Thực hiện đúng các kế hoạch sản xuất của công ty.
- Kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động của xưởng sản xuất.
- Hoạch toán báo sổ các vật tư, nguyên liệu được giao.
 Các cán bộ phận kỹ thuật:
- Khắc phục các vấn đề lien quan đến kỹ thuật trong quá trình vận hành sản xuất.
- Trực tiếp tham gia giám sát các công đoạn sản xuất sản phẩm.
- Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân trong vận hành thiết bị sản xuất
 Công nhân: Tham gia trực tiếp vào các khâu của quá trình sản xuất.

6


2.4. Chức năng của các phân xưởng
 Phân xưởng 1: Là phân xưởng cung cấp nguyên liệu cho các xưởng khác,
đồng thời là phân xưởng chuyên về tạo dáng cho chi tiết.
 Phân xưởng 2: Thực hiện trang sức bề mặt, lắp ráp và đóng gói các chi tiết
được nhận từ xưởng 1.
 Phân xưởng 3: sản xuất các sản phẩm bàn, ghế, tủ, giường…xuất sang thị
trường Mỹ, Nhật, Ý và chuyên sản xuất hàng trang trí nội thất tiêu thụ trong nước.
2.5. Tình hình sản xuất của công ty

2.5.1. Nguyên liệu
Nhà máy Satimex là một trong những nhà máy sản xuất và suất khẩu hàng đầu
của Việt nam với các sản phẩm đồ mộc chất lượng cao, để góp phần vào việc đạt chất
lượng cao của sản phẩm thì nguyên liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng đến
chất lượng và độ bền sản phẩm. Nắm bắt được tính chất quan trọng của nguyên liệu
nhà máy đã tiến hành kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên lưu tâm chú ý đến nguyên
liệu đầu vào. Bên cạnh đó nguyên liệu phải đảm bảo phù hợp với sản phẩm cũng như
chất lượng giá thành và yêu cầu khách hàng đặt ra.
Nguyên liệu của nhà máy có nhiều chủng loại xong gỗ cao su được sử dụng
nhiều nhất.
Gỗ tự nhiên
 Gỗ Nara (Sồi nga): gỗ đã sấy với độ ẩm <=12%.
 Gỗ cao su: gỗ này phần lớn nhà máy mua nguyên liệu gỗ trong nước, gỗ
sấy với độ ẩm <=12%.
 Gỗ thông Thuỵ Điển nhập về từ Thuỵ Điển, gỗ có màu sắc vân thớ rất
đẹp, vân thớ màu vàng hơi cam.
 Gỗ thông New Zealand nhập về từ New Zealand, gỗ có màu sắc vân thớ
rất đẹp, vân thớ màu vàng, gỗ đã sấy với độ ẩm 15- 16%.
 Gỗ nhẹ Kiri nhập từ Trung Quốc.
 Gỗ Maple có màu sang vân thớ đẹp, gỗ đã sấy với độ ẩm 6 – 8%.
 Gỗ Poplar nhập từ Mỹ, có vân thớ màu xanh nâu đậm, gỗ đã sấy với độ
ẩm =<12%.
7


Gỗ nhân tạo
 Gỗ nhân tạo chủ yếu ở nhà máy là MDF nhập từ Gia Lai, Indonexia,
Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc…
 Gỗ nhân tạo sử dụng khá nhiều là PB (ván dăm) chủ yếu mua ở Tuy Hoà.
2.5.2. Qui trình công nghệ sản xuất

Do đặc thù của nguyên liệu gỗ cao su được dùng để sản xuất những mặt hàng
yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật và mang tính trang trí, nên sản phẩm của công ty
được kiểm tra giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu
vào cũng như trong quá trình sản xuất, bởi đội ngũ những kỹ sư có trình độ và kinh
nghiệm về chế biến đồ gỗ.
Quá trình sản xuất thực hiện khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến
khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các công đoạn bằng những máy móc, thiết
bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia có trình độ kỹ thuật về chế tạo máy chế biến
gỗ như: Nhật, Đức, Đài Loan. Vì vậy sản phẩm của công ty làm ra luôn đảm bảo độ
chính xác cao và đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Quy trình sản xuất chi tiết bao gồm: Công đoạn bào phôi và ghép, Công đoạn
định hình chi tiết, Công đoạn chà nhám, Công đoạn lắp ráp, Công đoạn sơn, Công
đoạn tái chế, Công đoạn đóng gói.
2.5.3. Tình trạng máy móc thiết bị tại nhà máy
Máy móc tại nhà máy phần lớn là máy móc thiết bị của Nhật, Đức và Đài Loan
với hình dáng gọn, làm việc đạt năng suất cao với độ chính xác gia công cao. Ngoài ra
nhà máy còn có các máy CNC lập trình điều khiển tự động, gia công tạo dáng sản
phẩm với độ chính xác cao và đẹp.
Thiết bị chủ yếu của nhà máy: cưa đĩa, máy bào, máy phay, khoan, chà nhám,
thiết bị ép thủy lực, phun sơn…các thiết bị này tham gia trực tiếp vào công việc gia
công sản phẩm.
Ngoài những thiết bị chủ yếu tham gia trực tiếp vào gia công sản phẩm thì còn
có những thiết bị hỗ trợ khác không trực tiếp vào sản xuất nhưng góp phần cho việc
sản xuất liên tục bao gồm thiết bị hàn mài, máy nén khí, hút bụi, băng chuyền vận
chuyển…
Thống kê các loại máy móc thiết bị tại phân xưởng sơ chế và tinh chế
8


Bảng 2.1: Thống kê các loại máy móc thiết bị tại phân xưởng sơ chế và tinh chế.

Stt

Tên loại máy

1
2
4
5
7
8
9
10
11
13
14
15
16
17
18
19
20
22
23
24
25
26
27

Máy bào 2 mặt
Máy bào 4 mặt

Máy Ripsaw
Máy ghép tấm
Máy cắt 2 đầu
Máy cắt cạnh
Máy chà nhám thùng
Máy chà nhám cạnh
Máy chà nhám băng
Máy cưa đĩa
Máy tuopi đôi ( 2 trục )
Máy tuopi đơn ( 1 trục )
Máy khoan đơn đứng
Máy khoan đơn nằm
Máy khoan đơn đứng nhiều mũi
Máy router ( mũi trên )
Máy router ( mũi dưới )
Máy đục mộng dương
Máy đục mộng âm
Dây chuyền sơn tĩnh điện uv
Hệ thống in vân
Máy phay CNC
Máy phay mộng dương

9

Số
lượng
2
1
3
1

2
3
3
3
3
2
2
3
4
3
2
2
2
2
2
4
4
5
2

Xuất xứ
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật

Việt Nam
Nhật
Nhật
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Nhật
Nhật
Việt Nam
Việt Nam
Nhật
Nhật
Nhật
Việt Nam


2.5.4. Một số sản phẩm công ty sản xuất

Hình 2.2: Night stand – 3 draw

Hình 2.3: Dining Table
10


Hình 2.4: Bàn coffee Table

Hình 2.5: Dresser and Mirro

11



Hình 2.6: Night Stand – 2 Draw
2.6. Khái quát chung về lĩnh vực thiết kế sản phẩm mộc
Từ lâu thiết kế hàng mộc đã ra đời và phát triển không ngừng cho đến hôm nay,
nó khác với với những loại hình thiết kế khác. Ban đầu hàng mộc chỉ xuất hiện ở các
nhà bếp hay các nông trại, nhưng cho đến bây giờ chúng ta đã tự khẳng định vị trí của
mình và hiện diện ngay trong nhà của tầng lớp thượng lưu. Giới thượng lưu ưa thích
chúng ở hình dáng, nguyên liệu đơn giản nhưng không kém phần độc đáo và gần gũi
với thiên nhiên. Nhưng không vì vậy mà các hàng mộc điêu khắc cầu kỳ, tinh xảo biến
mất. Nó phục hồi vào đầu thế kỷ XX. Hàng mộc điêu khắc xuất hiện lần đầu tiên tại
Belgium và sau đó trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu khác. Thiết kế mang tính độc
quyền nên giá đắt, với những đường cong và sự vận động đa dạng của hoa văn nhưng
nhẹ về trang trí.
Điều quan trọng chúng ta cần quan tâm khi thiết kế là hàng mộc không chỉ là
vật sử dụng thông thường mà còn là một phần của nghệ thuật trang trí nội thất. Điều
này đã tồn tại xuyên suốt 20 thế kỷ qua dù nó áp dụng với những hướng khác nhau.
Năm 1918, Gerrit Rietveld – một người tài hoa Hà Lan đã thiết kế một chiếc ghế tựa
12


với tên gọi Red – Blue – chair. Chiếc ghế không được trang trí gì cả, mang phong cách
đơn giản về cấu trúc và trang sức bề mặt tinh khiết với những màu cơ bản và màu đen.
Sự trù tượng sâu sắc này có thể cho thấy sự bắt đầu của thời đại hiện đại hóa, đánh dấu
một bước phát triển mới cho nghành thiết kế.
Thế kỷ XX hiện đại hóa mang nhiều thể loại khác nhau. Thời kỳ chối bỏ cách
trang trí mang tính trang hoàng và ủng hộ các kiểu dáng nhấn mạnh chức năng của sản
phẩm. Tượng trưng cho sự thay đổi này là Marcel Breued, người đã thiết kế hàng mộc
mang dáng dấp hiện đại, để đánh dấu cho phong cách mới của hàng mộc ông đã gọi
chiếc ghế của ông là “Mechanic for sitting”.
Những năm 30 của thế kỷ XX, vài kiến trúc sư đã đóng góp to lớn cho nghành

thiết kế hàng mộc, họ xuất thân từ dân tộc thiểu số trên các nước, trong số họ là Alvar
Aulto (Phần Lan) và Arne Jacoben (Đan Mạch), họ sử dụng những hình dáng cong và
vật liệu hầu hết bằng gỗ.
Xu hướng mới đến Mỹ trong thập niên 40-50, khác biệt với những hình dáng
thẳng đã từng ăn khách ở Châu Âu trong suốt thời kỳ hiện đại hóa trong cách nhìn thì
thị hiếu người Mỹ đã thật sự thay đổi, họ hướng tới những hình dáng tròn, kết cấu tự
nhiên, nó tượng trưng cho sự hoàn hảo toàn diện và sự ổn định. Do vậy, đến những
năm 60 việc thiết kế hướng về những đường tròn và màu sáng, trong đó sử dụng
những chất liệu khác nhau như nhựa, keo….Đây là thời kỳ sản phẩm mộc thật sự đăng
quang. Tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong một thời gian không dài, cuối cùng thiết kế đã
chuyển sang một hướng mới, việc thiết kế không đòi hỏi về kiểu cách chức năng cũng
như hình dáng vật ký truyền thống.
2.7. Yêu cầu về thiết kế sản phẩm mộc
2.7.1. Yêu cầu về thẩm mỹ
- Hình dáng: hình dáng hài hòa, cân đối phù hợp với môi trường sử dụng và
đảm bảo sự trang hoàng của căn phòng có thẩm mỹ, đường nét sắc sảo tạo cảm giác
êm dịu và phải tạo cảm giác thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, bộ phận
và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo đúng theo một tỷ lệ nhất định.
- Đường nét: đường nét cũng là yếu tố góp phần làm nâng cao giá trị thẩm mỹ
của sản phẩm, các đường cong phải mềm mại, sắc sảo gây ra nhiều cảm súc khác nhau
và tạo ra cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
13


- Màu sắc: màu sắc của sản phẩm cũng là yếu tố không kém phần quan trọng
nâng cao vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy màu sắc của sản phẩm phải
hài hòa, trang nhã, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với
môi trường sử dụng.
- Mẫu mã: sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại nhưng cũng phải mang tính cổ
truyền dân tộc, phù hợp với đối tượng sử dụng, tính thẩm mỹ cao và hợp lý về kết cấu,

công nghệ chế tạo đơn giản. Vì vậy khi thiết kế thì người thiết kế phải luôn tạo ra mẫu
mã sản phẩm mới lạ, phù hợp với chức năng và môi trường sử dụng, phù hợp với kiến
trúc xung quanh.
2.7.2. Yêu cầu sử dụng
- Công dụng trực tiếp: sản phẩm phải đảm bảo tính công năng, công dụng. Do
vậy sản phẩm phải phù hợp với tâm sinh lý người sử dụng, kiến trúc nhà ở và tiện nghi
phải đi kèm với tính đồng bộ.
- Độ bền và tuổi thọ: đảm bảo tuổi thọ lâu dài, có tính ổn định, giữ nguyên hình
dạng khi sử dụng lâu dài, liên kết vững chắc giữa các chi tiết, các bộ phận phải đảm
bảo bền khi sử dụng. Do đó khi sản xuất phải chọn kĩ nguyên liệu.
- Tính tiện nghi, tiện dụng: sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di
chuyển dễ dàng và phải tiện lợi trong sử dụng. Theo xu hướng sử dụng sản phẩm mộc
trong các tòa nhà chung cư cao tầng thì việc tháo lắp là vấn đề cần quan tâm hàng đầu,
sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện tích.
2.7.3. Yêu cầu về kinh tế
Một sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng, có giá trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn
cao thì chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó để đáp ứng yêu cầu đó
thì giá tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp, không quá cao đối với người sử dụng. Để đạt
được các yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra các giải pháp sao cho: sử dụng
nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp với tay nghề công nhân
và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm chi phí sản xuất …
2.7.4. Yêu cầu tính khoa học
Thiết kế các sản phẩm mộc, đặc biệt là các sản phẩm mộc hiện đại đã không
còn như thiết kế các loại dụng cụ sinh hoạt đơn giản không quan trọng. Nó có tác dụng
rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất làm việc, tăng tính tiện lợi và tính thoải
14


×