Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN DÁN TẠI XÍ NGHIỆP VÁN ÉP TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.43 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN DÁN
TẠI XÍ NGHIỆP VÁN ÉP TÂN MAI

Họ và tên sinh viên: ĐÀO THỊ PHƯƠNG DUNG
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010

1


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN DÁN
TẠI XÍ NGHIỆP VÁN ÉP TÂN MAI

Tác giả

ĐÀO THỊ PHƯƠNG DUNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Phạm Ngọc Nam

Tháng 07/2010


2


LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Xu hướng ưa
thích các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang trở nên thịnh hành và tất yếu trở thành
trào lưu. Mức sống của con người càng nâng cao thì những yêu cầu về chất lượng sản
phẩm cũng từ đó tăng theo. Vấn đề đặt ra là làm sao đáp ứng đủ mức cầu gay gắt đó
trong khi nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm theo thời gian. Chính vì vậy, ván
nhân tạo ra đời, nó không còn là sản phẩm dành riêng cho những tầng lớp cao trong xã
hội mà ngày càng trở thành một loại vật liệu quen thuộc với tầng lớp bình dân. Ván
nhân tạo có nhiều đặc điểm nổi trội hơn gỗ tự nhiên, nhờ những thành phần hóa học
được sử dụng trong quá trình chế tạo ván đã giúp cải thiện phần nào những khuyết tật
tưởng như thuộc về bản chất riêng của mỗi loại vật liệu. Trong đó các sản phẩm ván
dán với những tính năng nổi trội vẫn là một lựa chọn hoàn hảo trong sản xuất hàng
mộc và xây dựng trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai.
Là một người kỹ sư chúng tôi nghĩ việc tìm hiểu những phương thức cũng như
cách thức trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm ván dán là một yêu cầu cần nhanh
chóng thực hiện, để qua đó không ngừng nâng cao hơn nữa những tính năng nổi trội
của dòng sản phẩm này, đồng thời khắc phục những nhược điểm mà trước đây chưa
thể giải quyết. Được sự chấp thuận của Bộ môn Chế biến Lâm sản cùng sự hướng dẫn
của TS. Phạm Ngọc Nam cũng như sự chấp thuận của Ban Lãnh đạo Xí nghiệp ván ép
Tân Mai chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất ván dán tại
Xí nghiệp ván ép Tân Mai”.

3


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ là một vật liệu rất thân thiện với môi trường và con người. Thế nhưng tài

nguyên gỗ trên thế giới đang sụt giảm một cách nhanh chóng, đặc biệt là các loại gỗ
quý hiếm đang đứng trước tình trạng cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu của con người
ngày càng cao. Mâu thuẫn giữa cung và cầu là rất gay gắt.
Do đó vào thế kỷ 19 và 20 nhiều loại vật liệu mới, năng lượng mới đã ra đời để
bổ trợ và thay thế những vật liệu cũ phần nào không còn phù hợp. Nhưng hệ quả để lại
là trái đất ngày càng nóng lên do sự phát thải quá mức khí carbon dioxide của các
ngành công nghiệp nặng như sản xuất gang thép, ximăng, hóa chất…đã gây nên hiệu
ứng nhà kính toàn cầu. Năng lượng để sản xuất ra 1 m3 thép phát thải 8117 kg carbon
dioxide, khoảng 6235 kg carbon dioxide để sản xuất 1 m3 nhôm, trong khi đó 1 m3 gỗ
lại giảm 228 kg trọng lượng carbon dioxide trong khí quyển. Số liệu thiết thực trên
phần nào đã nói lên được những ưu điểm cũng như hạn chế trong việc sử dụng đúng
cách các loại nguyên vật liệu. Xu hướng quay trở lại sử dụng những sản phẩm thân
thiện với môi trường, gần gũi với tự nhiên của con người cũng xuất phát từ thực trạng
đó.
Các sản phẩm từ gỗ đang lên ngôi với mức xuất khẩu ngày càng tăng trong khi
nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm. Ván nhân tạo ra đời nhằm đáp ứng những
nhu cầu cấp thiết đó. Hiện nay, ván nhân tạo ngày càng chiếm lĩnh thị trường với
những đặc tính nổi trội như: kích thước lớn, cách âm, cách nhiệt, giá cả phù hợp với
mọi tầng lớp, đặc biệt là tính thân thiện với môi trường.
Mỗi loại ván đều có tên riêng theo công nghệ sản xuất và đặc điểm cấu tạo, trong
đó nổi bật là ván dán (ván ép) là một loại sản phẩm rất thịnh hành ở Mỹ sau Đại chiến
Thế giới thứ II. Cho tới ngày nay dòng sản phẩm này đang bị lu mờ dần, chưa được

4



quan tâm, đầu tư một cách thích đáng. Mặc dù ván dán công nghiệp có nhiều tính năng
ưu việt như: đa dạng màu sắc, mẫu mã, không bị mối mọt, khả năng chịu va đập, tính
ổn định kích thước và chống trầy xước cao. Trong đó đặc tính nổi bật là ván dán được
sản xuất chủ yếu từ gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng và các loại phế liệu lâm nghiệp nên đây
thực sự là một loại vật liệu thay thế hoàn hảo trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất và các
công trình xây dựng. Mặt khác, các tài liệu nghiên cứu, khảo sát về vấn đề này đang
còn nhiều hạn chế. Quy trình sản xuất loại ván này chưa được cụ thể hóa bằng thực
tiễn nhằm làm tài liệu tham khảo cho những người trong ngành cũng như không thuộc
lĩnh vực có thể nắm bắt một cách nhanh chóng nhất. Để đáp ứng những yêu cầu đó và
được sự chấp thuận của Khoa Lâm nghiệp – Bộ môn Chế biến Lâm sản chúng tôi tiến
hành đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất ván dán tại Xí nghiệp Ván ép Tân Mai”.
1.2.

Mục đích của đề tài
“Khảo sát quy trình sản xuất ván dán tại Xí nghiệp Ván ép Tân Mai” để hình

thành cách nhìn tổng quan về sản xuất ván dán. Qua đó tìm hiểu các loại máy móc,
nguyên, vật liệu đáp ứng cho quá trình sản xuất. Phát hiện và đề xuất những biện pháp
cải thiện các điểm chưa hợp lý trong dây chuyền sản xuất. Nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ
trong khâu bóc cũng như chất lượng sản phẩm ván dán và tính toán giá thành sản
phẩm ván dán tại xí nghiệp.
1.3.

Mục tiêu của đề tài
Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp chúng tôi tập trung vào những vấn đề sau:

-

Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ván dán.

-

Phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của một số khâu công nghệ, từ

đó đề xuất các biện pháp cải thiện.
-

Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ tại khâu bóc.

-

Tính toán giá thành sản phẩm ván dán tại xí nghiệp.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Quan sát trực tiếp quá trình sản xuất, cập nhật những thông tin mới nhất về quy

cách ván dán tại xí nghiệp. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, phục vụ cho quá trình thực
hiện đề tài như: máy ảnh, thước kẹp, thước dây, máy đo độ ẩm, máy đo độ phẳng của
ván. Tiến hành thu thập các số liệu phục vụ cho việc hoàn thành đề tài.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5


Vấn nạn thế giới đang gặp phải đó là sự cạn kiệt của một số loại tài nguyên.
Nhằm hạn chế sự hao hụt trong quá trình chế biến cũng như sử dụng nguyên vật liệu

một cách thích đáng đòi hỏi quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp phải hợp lý
và khoa học.
Mang tính tham khảo cao cho những người hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ
cũng như những ai có ý định tham khảo để đầu tư sản xuất.
Bài toán lợi nhuận lớn nhất luôn là vấn đề cơ bản trong sản xuất đối với bất kì
nhà doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh tế. Do đó để đánh giá hiệu quả của một dây
chuyền công nghệ sản xuất đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quan, thông qua đó cụ thể hóa
từng công đoạn trong sản xuất.
1.6.

Giới hạn của đề tài
Xí nghiệp có 2 phân xưởng: Phân xưởng Ván dán và Veneer. Xưởng Veneer chủ

yếu gia công trang sức bề mặt theo đơn đặt hàng nên chúng tôi không đi sâu vào quá
trình gia công đó mà chỉ tập trung vào phân xưởng Ván dán.

Chương 2
6


TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất ván dán
2.1.1. Công nghiệp sản xuất ván dán trên thế giới
Là một trong những loại vật liệu xây dựng lâu đời nhất của nhân loại. Ván dán có
nguồn gốc khoảng 3500 năm trước công nguyên tại Ai Cập. Các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy bằng chứng về ván dán thô sơ trong ngôi mộ của những vị Pharaoh.
Giữa năm 1800 các loại ván dán đã được người Hy Lạp và La Mã sử dụng trong
đồ gỗ nội thất như: đàn Piano, tủ chè, bàn ghế…
Năm 1819, ở Nga máy bóc gỗ đã được chế tạo khởi đầu và đặt nền móng cho
ngành công nghiệp sản xuất ván dán phát triển. Đến giữa thế kỷ XX, công nghiệp sản

xuất ván dán bắt đầu phát triển mạnh.
Đầu năm 1900, ở Mỹ đã có những nghiên cứu và ứng dụng các loại gỗ tạp, xốp
nhẹ, có tốc độ sinh trưởng nhanh làm nguyên liệu sản xuất ván dán.
Cũng tại Mỹ, vào năm 1905 đã sản xuất những máy bóc đầu tiên và các loại keo
động vật đã được sử dụng để chế tạo ván dán.
Vào năm 1911 ván dán được sản xuất tại Melbourne, nước Úc nhưng nhà máy
đóng cửa sau một thời gian hoạt động.
Năm 1913, ván dán lần đầu tiên được sản xuất tại British Columbia, Canada.
Năm 1914, ván dán bắt đầu được sản xuất phổ biến tại Wooloongabba, Brisbane
nước Úc. Sau đó Brisbane trở thành trung tâm chính của ngành công nghiệp sản xuất
dán với khoảng 10 nhà máy, sản xuất ra khối lượng sản phẩm chiếm khoảng 2/3 tổng
sản lượng ván dán tại Úc.
Năm 1923 – 1924, hai nhà máy ván dán bắt đầu đi vào hoạt động ổn định ở
Assam, Ấn Độ. Loại hình sản phẩm là tủ chè được sản xuất từ ván dán chủ yếu được
xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng hoạt động sản xuất của những nhà máy này rất
chậm chạp, không gây nên hiện tượng tiêu biểu. Tuy nhiên đây lại là bước khởi đầu có
ý nghĩa rất quan trọng trong nền công nghiệp sản xuất ván dán ở Ấn Độ.
Năm 1930, ván dán được sử dụng như 1 loại vật liệu trong xây dựng khi một loại
nhựa được sử dụng như một loại keo dán ván có khả năng chống thấm nước.

7


Với sự bùng nổ của Đại chiến Thế giới thứ II, ván dán công nghiệp dưới hình
thức tủ chè đã thật sự cần thiết, quy mô phát triển ván dán lan rộng ra nhanh chóng. Sẽ
không cường điệu khi nói rằng ván dán công nghiệp ở Ấn Độ là một món quà của Thế
chiến thứ II. Lúc này Cục Lâm nghiệp Hoa kì bắt đầu suy nghĩ những hướng khác
nhau trong việc tìm loại nguyên liệu thích hợp trong sản xuất tủ chè. Thí nghiệm được
tiến hành tại Viện nghiên cứu rừng Dehra Dun và đã xác định được rằng tủ chè được
làm từ ván dán tại Ấn Độ rất phù hợp, đạt chỉ tiêu để xuất khẩu. Theo đó các nhà máy

được thành lập tại nhiều nơi như: Sitapur, Bangalore, Baliapatam, Dandeli và
Coorbehar. Một số các nhà máy bị thất bại sau chiến tranh thế giới thứ II đã cố gắng
khởi động lại tủ chè nhập khẩu từ các nước khác. Hội đồng thuế quan điều tra được
thành lập và Chính phủ áp đặt một lệnh mới trên các nhà nhập khẩu Ấn độ là chỉ được
mua sản phẩm tương đương với số lượng được nhập khẩu. Qua đó chậm và từ từ
Chính phủ đã ra lệnh cấm nhập khẩu. Chính hành động này của Chính phủ đã khuyến
khích các doanh nghiệp Ấn hiện đại hóa các nhà máy của họ và đầu tư đáng kể trong
ngành công nghiệp này.
Sau 1947 – 1948, ngành công nghiệp resort (khách sạn) để đa dạng hóa các sản
phẩm của mình đã dùng các sản phẩm trước nay vẫn là gỗ tự nhiên bằng cách sử dụng
ván dán công nghiệp, ván dán trang trí. Chính điều đó đã làm cho ván dán tại Ấn Độ
được đưa vào thị trường thế giới, đứng thứ 2 về chất lượng và tính đa dạng của sản
phẩm.
Cuối năm 1950, tại bang Uttar Pradesh Sitapur, Ấn Độ các nhà máy ép đầu tiên
đã được thành lập.
Sau Đại chiến Thế giới thứ II ngành công nghiệp ván dán tại Úc mở rộng ra toàn
quốc. Năm 1960 có 63 nhà máy, tuy nhiên các nhà máy tại địa phương này đang đứng
trước nguy cơ bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu. Do đó ngành công nghiệp này đầu tư
mạnh hơn nữa vào nghiên cứu SCIRO để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất và cải thiện
năng suất của ván dán. Cũng trong thời gian này nhà máy sử dụng gỗ rừng bản địa với
khoảng 80% sản lượng đang được sử dụng trong nội thất. Ngày nay các nhà máy chủ
yếu sử dụng gỗ rừng trồng với khoảng 90% các loại sản phẩm ván dán đang được sử
dụng cho các ứng dụng kết cấu.

8


Hiện nay công nghệ sản xuất ván dán trên thế giới ngày càng được đa dạng hóa
bằng nhiều cách thức và phương tiện khác nhau. Các sản phẩm ván dán được sản xuất
và kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Một số quy trình công nghệ sản xuất ván dán tại

các công ty nước ngoài được hệ thống và trình bày tại phụ lục 1 và phụ lục 2.
2.1.2. Công nghiệp sản xuất ván dán tại Việt Nam
Năm 1958, tại miền Bắc Việt Nam nhà máy ván dán đầu tiên được xây dựng tại
Cầu Đuống – Hà Nội với sản lượng 2500 m3/năm.
Năm 1962, tại miền Nam Việt Nam nhà máy ván ép Tân Mai đi vào hoạt động
với công suất 4000 m3/năm. Công nghiệp ván dán tại miền Nam phát triển rất mạnh
vào đầu những năm 90, các cơ sở sản xuất cỡ nhỏ kết hợp nhiều công đoạn làm thủ
công đã xuất hiện khá nhiều, rải rác ở các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu ván dán tại Việt Nam đầu năm 2007 tiếp tục
tăng mạnh, ước tính 4 tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu ván dán đạt trên
9.000.000 USD, tăng khoảng 70% so với cùng kì năm 2006.
Tháng 5/2007, tại tỉnh Lạng Sơn Nhà máy chế biến gỗ ván ép cao cấp Sơn Hà
(Xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) được xây dựng với tổng vốn đầu tư
14.836.355.340 đồng, công suất dự kiến 250.000 m3/năm với diện tích đất dự kiến là
12.000 m2.
Năm 2009, tỉnh Bắc Giang được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia
là 820.000.000 đồng để thực hiện 04 đề án, trong đó đã đặc biệt chú trọng đến việc hỗ
trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ván dán công nghiệp của Công ty
TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Có thể nói Công
ty TNHH Vũ Thịnh là đơn vị tiên phong trong việc lắp đặt và vận hành dây chuyền
sản xuất ván dán công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang với mức đầu tư của dự án là
4.300.000.000 đồng, trong đó xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ là
2.400.000.000 đồng, đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền là 1.900.000.000 đồng, kinh
phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 100.000.000 đồng, còn lại là do công ty đầu tư và huy
động các nguồn vốn khác.
2.2. Tổng quan xí nghiệp Ván ép Tân Mai
2.2.1. Khái quát về Xí nghiệp Ván ép Tân Mai

9



Hình 2.1: Mặt bằng Xí nghiệp ván ép Tân Mai
- Tên đơn vị: Xí nghiệp Ván ép Tân Mai.
-

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Vật liệu xây dựng, ấp Thái Hòa, xã Hố Nai,

huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Điện thoại: 061.8880200
- Fax: 061.8880201
- Email: www.wood-tanmai.com
- Giám đốc: Ông Nguyễn Hữu Trí.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Bà Nguyễn Thị Thanh Hường.
- Phó Giám đốc kỹ thuật Xưởng Ván dán: Ông Nguyễn Đình Toàn.
- Phó Giám đốc kỹ thuật Xưởng Veneer: Ông Nguyễn Thành Hưng.
-

Thị trường: cung cấp cho các nhà sản xuất hàng mộc, các công trình xây

dựng và trang trí nột thất trong nước.
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp Ván ép Tân Mai

10


Trước đây Xí nghiệp Ván ép Tân Mai là một phân xưởng của Công ty Cổ phần
Tổng hợp Gỗ Tân Mai. Công ty Tổng hợp Chế biến Gỗ Tân Mai là một doanh nghiệp
nhà nước chuyên sản xuất chế biến gỗ được thành lập từ 1975 là công ty thuộc sở hữu
nhà nước, đơn vị chủ quản là Sở công nghiệp Đồng Nai.
Công ty gỗ Tân Mai là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh lâu đời

nhất ở miền Nam. Được hình thành từ năm 1975 khởi đầu từ một xưởng cưa của người
Pháp với tên là Xưởng cưa BIF chuyên sản xuất gỗ xẻ cho ngành xây dựng.
Năm 1956 giao lại cho chính phủ Sài Gòn tiếp tục sản xuất.
Đến tháng 5/1975, hai nhà máy trên được tiếp quản và khôi phục sản xuất với
tên mới là nhà máy gỗ Tân Mai và nhà máy ván sợi ép Vadaco.
Năm 1980, nhà máy Vadaco sát nhập vào nhà máy gỗ Tân Mai với lĩnh vực
hoạt động là sản xuất ván dán, gỗ xẻ cho xây dựng và hàng mộc dân dụng.
Tháng 3 năm 2006 chuyển thành Công ty Cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai trực
thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai hoạt động trong nhiều lĩnh
vực: sản xuất chế biến gỗ, kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho
thuê kho và may mặc xuất khẩu. Ngoài ra công ty đã có trên 30 năm hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất ván dán, ván dán coffa, ván dăm, ván veneer, hàng mộc và may mặc
xuất khẩu. Sản phẩm gỗ ván Tân Mai chiếm thị phần lớn trên thị trường nội địa và
xuất khẩu hàng mộc trong nhà và ngoài trời sang các nước: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đan Mạch, Pháp.
Trụ sở chính: Đường Nguyễn Văn Hoa, Phường Thống Nhất, Thành Phố Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai.
Điện thọai: 061. 3822258 / 3823730 – Fax: 061. 3823731.
Website:

www.wood-tanmai.com.vn



Email:

/sales@wood-

tanmai.com.vn
Ban Giám đốc Công ty:

Ông Lê Quý Hồng: Chủ tịch HĐQT – GĐ Công ty – GĐ XN May Đồng Thịnh.
Ông Phạm Văn Sơ: Phó Giám đốc Công ty – GĐ XN May Công nghiệp Đồng Nai.
Ông Nguyễn Hữu Trí: Phó Giám đốc Công ty – GĐ XN Ván ép Tân Mai.
Bà Dương Thị Mỹ Dung: Phó Giám đốc Công ty.

11


Trên diện tích gần 8 hecta với khoảng 2000 lao động hoạt động tại 06 xí nghiệp
trực thuộc và 03 phòng ban chức năng, Công ty đã sản xuất ra các sản phẩm được ưa
chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.
Tháng 2/2008 Xí nghiệp Ván ép ra đời từ phân xưởng dán của Công ty Cổ phần
Tổng hợp Gỗ Tân Mai.
Tháng 9/2009 do nhiều yếu tố khách quan nên Xí nghiệp đã di dời từ trung tâm
thành phố Biên Hòa về Trảng Bom. Và đó cũng là thời gian Xí nghiệp đi vào sản xuất,
do mặt bằng sản xuất đã được xây dựng sẵn.
2.2.3. Quy mô, năng lực hoạt động của Xí nghiệp Ván ép Tân Mai
Vốn cố định: 36 tỷ đồng.
Số lượng nhân công: 180 người.
Diện tích nhà xưởng: 12000 m2.
Gồm 2 bộ phận: bộ phận Ván ép và Veneer.
Công suất của xí nghiệp: Ván ép 5000 m3/năm, veneer 200000 m2/năm.
Trình độ tay nghề công nhân ngày càng được cải thiện thông qua những cuộc thi
để tăng bậc nghề là điều kiện để tăng lương đã thu hút được sự quan tâm đông đảo
nhân công trong từng khâu công nghệ. Xí nghiệp không ngừng mở rộng phạm vi hoạt
động, thiết lập các chính sách thu hút các nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.
Thị trường hoạt động của Xí nghiệp chủ yếu là các tỉnh thành lân cận thành phố
Hồ Chí Minh.
Đặc biệt sản phẩm ván ép của Xí nghiệp với thương hiệu Việt uy tín “Ván ép Tân
Mai” đã đạt được rất nhiều thành quả, tiêu biểu như sau:

-

Người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao qua nhiều

năm liên tục từ năm 1998 – 2008.
-

Được tặng thưởng huy chương Vàng tại Hội chợ Kinh tế – Kỹ thuật Việt

Nam.
-

Đoạt Cúp vàng Topten ngành hàng thương hiệu Việt uy tín, chất lượng

năm 2007.
-

Được tổ chức RWTV cấp chứng chỉ ISO – 900:2000 năm 2005.

Công ty luôn duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO – 9001:2000 đã được chứng nhận năm 2005. Với những thành quả đạt được Công

12


ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì,
Hạng Nhất.
2.2.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp Ván Ép Tân Mai
Số lượng công nhân tổ bóc, lạng: 10 người. Tổ sấy ván: 16 người. Tổ ép ván: 14
người. Tổ ván ruột, mặt: 28 người. Tổ hoàn thiện: 14 người.


Giám đốc
PGĐ sản xuất

PX Ván dán

Tổ
sấy
ván

Tổ
bóc
lạng

Tổ
ván
ruột,
mặt

PGĐ kinh doanh

PX Veneer

Tổ
ép
ván

Phòng nghiệp vụ

Bộ Phận

Kinh Doanh

Bộ Phận
Tài Chính

Bộ Phận
kế toán

Tổ
hoàn
thiện
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp ván ép Tân Mai

2.3.

Tình hình sản xuất tại Xí nghiệp Ván ép Tân Mai

2.3.1. Chủng loại nguyên liệu
Nguyên liệu chính của xí nghiệp để sản xuất ván mặt là Thông Newzealand được
cắt khúc có độ dài dao động trong khoảng 3 – 4,5 m. Gỗ Sồi khi nhập còn nguyên vỏ,
riêng Thông Newzealand đã được lột vỏ trước khi chuyển đến xí nghiệp để thuận tiện
cho việc bóc gỗ vì bản chất là gỗ mềm nên không cần xử lý hấp luộc. Ngoài ra tùy
theo yêu cầu chất lượng và giá thành các loại ván mà Xí nghiệp sẽ sử dụng thêm một
số loại gỗ tạp khác để phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các loại gỗ thường

13


được sử dụng làm ván lõi như: Sầu riêng, Cao su, Tràm bông vàng, Mít…Khi lượng
hàng đặt quá nhiều xí nghiệp thường thu mua các loại ván lót ở các địa phương: Bạch

Lâm, Gia Tân – Gia Kiệm…để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Những loại ván này đã được
bóc và cưa cắt phù hợp với quy cách mà xí nghiệp yêu cầu, khi ván về đến Xí nghiệp
chỉ cần qua công đoạn sấy và gia công hoàn thiện là có thể được đưa vào những công
đoạn tiếp theo.
2.3.2. Sản phẩm
Thị trường chủ yếu của xí nghiệp là thị trường nội địa nên những loại ván được
sản xuất tại đây đa số là ván loại B, C, D. Thỉnh thoảng theo yêu cầu khách hàng mà xí
nghiệp sẽ làm ván loại A. Ván ép được sản xuất tại xí nghiệp rất đa dạng về quy cách
chiều dày và chất lượng sản phẩm. Thông thường có hai loại ván phổ biến đó là ván ép
dùng trong mộc dân dụng và ván ép chịu nước dùng trong xây dựng. Không chỉ thế xí
nghiệp còn linh động trong việc tăng thêm lợi nhuận bằng cách nhận gia công trang
sức bề mặt bằng veneer với nhiều loại ván nền khác nhau.
Một số loại ván sản xuất tại xí nghiệp được thể hiện tại hình 2.2 và hình 2.3.

Hình 2.3: Ván ép chịu nước

Hình 2.4: Ván ép

14


2.3.3. Máy móc, trang thiết bị
Trước đây phân xưởng ván dán tại Thành phố Biên Hòa có hệ thống nấu keo tự
phục vụ cho sản xuất nhưng do một số yếu tố khách quan xí nghiệp di dời xuống
Trảng Bom đã tạm ngưng sản xuất keo.
Đa số máy móc tại xí nghiệp được chuyển từ cơ sở cũ xuống cơ sở mới, có
trang bị thêm hệ thống hút bụi, máy sấy, máy ép và hệ thống cầu trục (Palăng) trong
việc vận chuyển gỗ đến các khâu như cưa xẻ, hấp luộc, bóc, lạng. Quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu qua các công đoạn hoàn toàn cơ giới hóa. Máy móc chủ yếu
được nhập từ Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Đức…tùy theo thế mạnh của từng quốc gia

mà xí nghiệp ứng dụng trong việc lựa chọn máy móc phục vụ cho sản xuất cách tốt
nhất.
Máy móc của xí nghiệp còn hạn chế về số lượng do đó thường tăng ca để đáp
ứng kịp thời tiến độ sản xuất.
Thống kê máy móc tại phân xưởng ván dán được trình bày tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thống kê máy móc tại phân xưởng ván dán
Tình trạng

STT

Tên máy móc, thiết bị

Xuất xứ

Số lượng

1

Máy bóc gỗ

Nhật Bản

1

80

2

Máy bóc vô tâm


Nhật Bản

1

80

3

Máy sấy

Trung Quốc

3

90

4

Máy cắt, xén ván

Đài Loan

2

70

5

Máy tráng keo


Đài Loan

1

60

6

Máy ép thủy lực 1 tầng

Nhật Bản

1

70

7

Máy ép thủy lực 10 tầng

Trung Quốc

2

90

8

Máy cưa đĩa hai lưỡi


Đài Loan

2

60

9

Máy chà nhám thùng

Đài Loan

1

70

10

Cầu trục (palăng)

Việt Nam

1

90

11

Máy cưa xích


Việt Nam

1

60

15

(%)


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Nội dung nghiên cứu:

Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, chúng tôi tập trung nghiên cứu những
vấn đề sau:
-

Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ván dán.

-

Phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của một số khâu công nghệ.

-

Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ tại khâu bóc gỗ.


-

Tính toán giá thành sản phẩm ván dán tại xí nghiệp.

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu để
hoàn thành những mục tiêu đã đề ra bằng cách: quan sát, theo dõi quá trình sản xuất,
sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: thước dây, thước kẹp để đo quy cách của sản phẩm
ván dán cần khảo sát, sử dụng máy ảnh để minh họa cho từng công đoạn sản xuất. Sử
dụng máy đo độ phẳng để kiểm tra độ bằng phẳng của các tấm ván.
3.2.1. Phương pháp khảo sát quy trình sản xuất ván dán
Tiến hành quan sát toàn bộ dây chuyền máy móc cũng như lưu trình của sản
phẩm ván dán. Sau đó từ những kiến thức thực tế vẽ sơ đồ các khâu công nghệ trong
quá trình sản xuất. Các thiết bị hỗ trợ như: thước dây, thước kẹp, đồng hồ bấm giờ,
máy và sự cố vấn của các cán bộ kỹ thuật trong xí nghiệp. Thu thập các thông tin, số
liệu liên quan đến sản phẩm ván dán từ những thông số đầu vào như: thông số chất kết
dính, loại ván sản xuất, quy cách sản phẩm đến các thông số đầu ra như: khối lượng
thể tích, độ ẩm, lực phá vỡ mặt keo, kéo dọc thớ, kéo ngang thớ, phẩm cấp sản phẩm,
giá thành…mục đích để cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết về sản phẩm ván
dán.
Hệ thống thành bảng những thông số kỹ thuật liên quan đến sản phẩm để tiện cho
việc tra cứu và tìm hiểu.

16



3.2.2. Phương pháp tính tỷ lệ lợi dụng gỗ
Tiến hành khảo sát các cấp đường kính, chiều dài và đường kính lõi gỗ còn lại
sau quá trình bóc, mỗi cấp đường kính lặp lại 3 lần để lấy giá trị trung bình. Tiếp theo
tính tỷ lệ lợi dụng gỗ theo từng cấp đường kính và chiều dài theo công thức tính tỷ lệ
lợi dụng gỗ. Thống kê, xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel.
Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
K = (VV – (VP + VSB))/(VS)*100%
Trong đó:
VV (Vveneer): Thể tích ván mỏng thu được sau quá trình bóc
VP (Vpith): Thể tích lõi gỗ còn lại sau quá trình bóc
VSB (Vslap board): Ván mỏng nằm ở phần thót ngọn
VS (Volume of Stock): Thể tích nguyên liệu gỗ tròn ban đầu
3.2.3. Phương pháp đánh giá ưu điểm và hạn chế tại một số khâu công nghệ
Bằng những kiến thức bài bản được ghi nhận trong suốt quá trình học như: tối ưu
hóa trong quá trình sản xuất, công nghệ xẻ, an toàn lao động, công nghệ sấy, ván nhân
tạo, công nghệ trang sức bề mặt gỗ…cùng với sự tham khảo một số tài liệu về hợp lý
hóa trong xây dựng và thiết kế nhà xưởng. Từ đó chúng tôi liên hệ với thực tế sản xuất
tại xí nghiệp để tìm ra những điểm chưa phù hợp trong quá trình sản xuất và đề xuất
biện pháp khắc phục.
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, phương pháp thống kê và đồng hồ
bấm giây cũng như các dụng cụ bổ trợ khác để tính toán lượng sản phẩm được sản
xuất trong một thời gian nhất định, từ đó tính toán được lượng sản phẩm được sản xuất
trong một ca (8 giờ) trong một số khâu công nghệ, qua đó tính toán được năng suất
máy móc tại xí nghiệp.
Đa số trong tất cả các khâu công nghệ của một công ty luôn tồn tại những điểm
hợp lý và những điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề đặt ra là người kỹ sư phải biết quan sát
và tìm ra những điểm chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất đó để đề xuất biện pháp khắc
phục. Khi tiến hành khảo sát một dây chuyền công nghệ sản xuất phải luôn tự đặt
những câu hỏi để thông qua thời gian thực tế tìm được đáp án.


17


3.2.4. Phương pháp tính toán giá thành của một số loại ván dán
Dùng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để tính toán số liệu được
cung cấp bởi xí nghiệp như: giá thành nguyên liệu gỗ tròn, ván lõi, loại keo, các chất
phụ gia. Ứng với mỗi cấp chiều dày thì số lớp ván mỏng cũng theo đó biến động và
hàm lượng sử dụng chất kết dính cũng thay đổi. Từ những yếu tố cấu thành nên ván
dán tính toán được lượng nguyên, vật liệu sử dụng và tính toán giá thành của một số
loại ván dán đang được sản xuất tại xí nghiệp.

18


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Quy trình công nghệ sản xuất ván dán

4.1.1. Thiết lập quy trình công nghệ sản xuất ván dán
Xây dựng một lưu trình công nghệ bằng hình ảnh thu thập được tại xí nghiệp để
qua đó có thể so sánh được sự khác biệt tương đối giữa lý thuyết và thực hành.
Lập 1 hệ thống dây chuyền máy móc tham gia phục vụ cho quá trình sản xuất và
hoàn thiện ván dán, được trình bày tại phụ lục 3.
Mặt khác, thu thập tất cả những thông tin liên quan đến quá trình sản xuất từ
nguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm được xuất kho.
Chúng tôi tập trung vào vấn đề được coi là quan trọng nhất trong quá trình sản
xuất ván dán đó là thông số kỹ thuật của từng loại keo và hàm lượng các chất phụ gia
pha trộn vào keo. Qua đó, liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết dính.

Các biện pháp gia công ván bị hư hỏng, rách nát trong quá trình sấy, vận chuyển
và những khuyết tật thuộc về bản chất gỗ cũng như những biện pháp mà xí nghiệp sử
dụng để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu.
Trình bày các tiêu chuẩn phân loại ván tại Xí nghiệp.
Tiến hành khảo sát các thông số kỹ thuật của một số loại ván tại Xí nghiệp như:
thông số đặc trưng cho nguyên liệu loại gỗ, độ nhẵn của bề mặt ván, độ ẩm ván sấy
cũng như quy cách ván mặt, ván lõi, ván lót. Thông số đặc trưng cho vật liệu dán loại
keo, nồng độ nhớt, hàm lượng khô, khối lượng keo tráng, tỷ lệ pha trộn các chất phụ
gia. Thông số đặc trưng cho chế độ ép như: áp suất ép, thời gian ép, nhiệt độ ép.
Sơ đồ quy trình công nghệ mô tả quá trình sản xuất ván dán được trình bày tại
phụ lục 3.

19


4.1.2. Nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để sản xuất ván mặt là Thông Newzealand. Ván lõi được cung
ứng từ các địa phương khác nhau trong tỉnh Đồng Nai chủ yếu là Sầu riêng, Cao su,
Tràm bông vàng, Xoài, Xoan và 1 số loại gỗ rừng đã được cắt, xén theo 1 quy cách
nhất định. Tùy theo yêu cầu chất lượng và giá thành sản phẩm mà xí nghiệp linh động
trong việc lựa chọn nguyên liệu làm ván mặt và ván lõi khác nhau. Kết quả khảo sát
nguyên liệu được thống kê trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nguyên liệu tại xí nghiệp ván ép Tân Mai
STT
1
2

Thông số

Thông Newzealand


Ván mỏng (L × W × T)

Kích thước

Ф (300 – 750)

280 × 550 × (0,14 – 0,25)

(mm)

L (3000 – 4500)

1080 × 550 × (0,14 – 0,25)

khảo sát

Khuyết tật

Nứt tét mặt cắt ngang

Ván bị rách, mốc

tự nhiên

Tồn tại nhiều mắt gỗ

Ván bị cong vênh

Gỗ bị mốc xanh bên ngoài

3

Xử lý
khuyết tật

Đóng các ngàm sắt hình chữ S Phân loại và gia công ván
vào chỗ nứt, tét

Làm ván ruột

Gần lõi nhiều mắt và ống dẫn
nhựa được dùng làm ván lót
hoặc ruột
Dùng máy chà nhám tay loại
bỏ gỗ bị mốc xanh
4

Độ ẩm (%)

5

Vỏ cây

6

Tỷ lệ thành

100 – 110

40 – 50


Đã được bóc vỏ
75

khí (%)
7

Giá thành

180 (USD/m3)

Quy cách: 2,1 × 1,28 × 0,55:
2900 VNĐ/tấm
Quy cách: 2,1 × 1,08 × 0,55:
2750 VNĐ/tấm

20


4.1.3. Keo dán và phụ gia
4.1.3.1. Keo Ure Formandehyt (UF)
Keo UF là loại keo tổng hợp được sử dụng phổ biến ở nước ta và trên thế giới và
để tạo ra nhiều loại sản phẩm trong ngành công nghiệp ván nhân tạo do có thời gian
đóng rắn nhanh ở mọi nhiệt độ, tạo dung dịch với nước trước khi đóng rắn, có độ bám
dính tương đối cao và giá thành rẻ hơn so với một số loại keo tổng hợp khác.
Keo UF có nhiều ưu điểm như: màu trắng sữa, độ bền dán dính tốt, ít độc hại,
giá thành rẻ dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại keo này là khả năng chịu
nước, chịu nhiệt kém, độ thẩm thấu lớn dễ dẫn tới hiện tượng thấm keo bề mặt, tính
nhớt ban đầu thấp nên thường được pha trộn với chất độn để tăng độ nhớt.
Khi keo được vận chuyển tới nhà máy sẽ pha trộn thêm một số chất phụ gia tại

bồn pha keo để tăng tính chất cơ học của keo sau đó sẽ cung cấp cho máy tráng keo
thông qua một ống dẫn từ bồn pha keo.
Các thông số kỹ thuật và công thức pha keo UF tại xí nghiệp Ván ép Tân Mai
được trình bày tại bảng 4.2 và 4.3.
Bảng 4.2: Các thông số kỹ thuật của keo UF tại xí nghiệp ván ép Tân Mai
STT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Hàm lượng

1

Hàm lượng rắn (%)

50 ± 1

2

Độ nhớt đo bằng cốc BZ4 (giây)

56

3

pH

7,5

4


Thời gian đóng rắn (giây)

5

Hạn sử dụng (ngày)

6

Ngoại quan

15 – 25
15
Màu trắng sữa

Bảng 4.3: Công thức pha keo Ure Formandehyt
STT

Tên hóa chất

1

Ure formandehyt (kg)

2

Bột mì (%)

Phần trọng lượng
100

8 – 12

Mục đích sử dụng
Chất dán dính
Tăng độ nhớt, trám trét
các lỗ mạch

3

Chất đóng rắn NH4Cl (%)

0,1

21

Rút ngắn thời gian ép


4.1.3.2. Keo Phenol Formandehyt (PF)
Nhiều năm nay keo PF đang được dùng rộng rãi làm chất kết dính trong ngành
công nghiệp ván nhân tạo. Keo PF do phản ứng giữa phenol và formol ở điều kiện
kiềm tính tạo thành. Là loại keo khi đóng rắn có rất nhiều ưu điểm như: độ bền dán
dính rất cao, chịu nước, chịu nhiệt, chịu mài mòn, chịu ô nhiễm của hóa chất và cường
độ cơ giới tốt. Tuy nhiên, keo PF cũng có khuyết điểm là: tính độc hại cao hơn rất
nhiều keo UF, màu sắc tối, đóng rắn phải bằng nhiệt hoặc phải dùng acid mạnh, giá
thành cao.
Keo PF được xí nghiệp đặt mua tại Malaysia.
Các thông số kỹ thuật và công thức pha keo PF tại xí nghiệp Ván ép Tân Mai
được trình bày ở bảng 4.4 và 4.5.
Bảng 4.4: Các thông số kỹ thuật của keo PF tại xí nghiệp ván ép Tân Mai

STT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Hàm lượng

1

Hàm lượng rắn (%)

60 ± 1

2

Độ nhớt đo bằng cốc BZ4 (giây)

50

3

pH

8

4

Thời gian đóng rắn (giây)

5


Hạn sử dụng (ngày)

6

Ngoại quan

10 – 15
40
Màu nâu sẫm

Bảng 4.5: Công thức pha keo Phenol Formandehyt
STT

Tên hóa chất

1

Phenol formandehyt (kg)

2

Bột xúc tác Filler (%)

Phần trọng lượng
100
25 – 30

Mục đích sử dụng
Chất dán dính
Dùng như chất độn

và chất xúc tác

4.1.3.3. Chất phụ gia pha trộn vào keo dán
Keo Ure Formandehyt được pha trộn thêm bột mì với tỷ lệ 8 – 12% hàm lượng
keo. Được sử dụng như chất độn để giảm giá thành, tăng độ nhớt, lấp đầy những loại
gỗ có lỗ mạch lớn, giảm khả năng thẩm thấu của keo để hạn chế sự hút keo của gỗ.
Tuy nhiên khi pha trộn thêm chất độn sẽ làm giảm tính năng của keo, lượng chất độn

22


còn làm ảnh hưởng đến độ cứng màng keo. Thông thường lượng chất độn nhiều sẽ làm
màng keo cứng hơn. Khi lựa chọn chất độn chủ yếu phải xem xét đến tính hòa tan
trong dung dịch keo, hiệu quả tăng tính dẻo, tính bay hơi, tính ổn định nhiệt và quang,
tính chịu lạnh và tính ổn định hóa học. Trong đó tính chuyển dịch vị trí có ảnh hưởng
rất lớn đối với độ bám dính của các lớp ván mỏng. Chất độn có tính chuyển dịch vị trí
lớn sau khi được dán lên bề mặt ván dán sẽ dần dần chui sâu vào màng keo, làm cường
độ dán dính giảm đi nghiêm trọng. Dung dịch ổn định nhằm phòng ngừa màng keo bị
phân giải, nứt rạn, biến màu, mất đi tính mềm dẻo trong quá trình gia công, sử dụng.
Ngoài ra keo Ure Formandehyt còn được pha trộn với NH4Cl để rút ngắn thời gian
đóng rắn của keo. Tuy nhiên hàm lượng sử dụng phải hợp lý: Nếu pha trộn quá nhiều
sẽ làm màng keo dòn, dễ gãy. Ngược lại nếu pha trộn quá ít sẽ làm tăng thời gian đóng
rắn màng keo, làm giảm năng suất. Tỷ lệ pha trộn thích hợp nhất được xí nghiệp sử
dụng đó là cứ 100 kg keo sẽ được pha trộn với 100 ml NH4Cl (trong đó cứ 10 kg
NH4Cl + 7 l nước).
Đối với keo Phenol Formandehyt (Malaysia) xí nghiệp pha trộn với xúc tác bột
Filler, chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng keo.
Các thông số kỹ thuật của chất xúc tác Filler được chúng tôi ghi nhận như sau:
Tên sản phẩm: Filler MF 20.
Net weight: 25 kgs.

Đơn vị sản xuất: Malayan Adhesives and Chemicals Sdn Bhd 6336X.
Địa chỉ: No.9, Jalan Utas 15/7, 40200 Shah Alam, Selangor. Darul Ehsan, Malaysia.
4.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất ván dán tại xí nghiệp Ván ép Tân Mai
Trong quá trình thực tập chúng tôi đã hệ thống hóa dây chuyền sản xuất tại xí
nghiệp bao gồm: các thiết bị máy móc, những chỉ tiêu cũng như các thông số kỹ thuật
của từng công đoạn. Quy trình công nghệ sản xuất ván dán tại xí nghiệp ván ép Tân
Mai được thể hiện chi tiết tại hình 4.1.

23


Hình 4.1: Quy trình sản xuất ván dán tại xí nghiệp

24


4.1.4.1. Nguyên liệu
Loại gỗ sử dụng để làm ván mặt là Thông Newzealand thuộc gỗ Lá Kim, một họ
gỗ mềm nên được tiến hành bóc mà không cần qua xử lý nhiệt ẩm như các loại gỗ
khác. Gỗ có đường kính khoảng 35 – 70 cm, chiều dài khoảng 3 – 4,5 m đã được bóc
vỏ trước khi được vận chuyển về xí nghiệp. Gỗ có giác gỗ lõi phân biệt, màu vàng da
cam nhạt. Mặt gỗ mịn, thẳng thớ, mềm nhẹ. Bề rộng vòng sinh trưởng 5 – 14 mm.
Trong mỗi vòng sinh trưởng tỉ lệ gỗ sớm gỗ, muộn phân biệt rõ. Trên mặt cắt ngang
bằng mắt thường có thể thấy được ống gỗ nhựa dọc xuất hiện ở phần gỗ muộn nhiều
hơn gỗ sớm. Trên mặt cắt dọc cũng thấy rõ ống dẫn nhựa bằng mắt thường. Tia gỗ
tương đối đồng đều. Tuy nhiên nhược điểm của Thông Newzealand là gần lõi tồn tại
nhiều mắt và ống dẫn nhựa ảnh hưởng không những tới công cụ cắt mà còn đến chất
lượng ván bóc, hạn chế khả năng thoát ẩm của ván. Ngoài ra sự chênh lệch độ ẩm giữa
gỗ giác và gỗ lõi làm cho độ ẩm cuối cùng của ván không đồng đều dẫn đến không
đảm bảo nguyên tắc cấu trúc đối xứng ván. Đây là nguyên nhân chính khiến ván sau

khi ép bị cong vênh.
Nguyên liệu để làm ván ruột chủ yếu là gỗ Xoan, Sầu riêng, Cao su, Điều…
Nguyên liệu khi đưa đến xí nghiệp sẽ được tiến hành phân loại sơ bộ để thuận tiện cho
các công đoạn sau này.
4.1.4.2. Cắt khúc
Trước khi đưa gỗ vào bóc cần phải tiến hành cắt khúc nguyên liệu để phù hợp
với kích thước của sản phẩm. Bước công nghệ này đòi hỏi phải đáp ứng hai chỉ tiêu:
cắt đúng kích thước và chọn được phần nguyên liệu có chất lượng cao để sử dụng.
Chiều dài của lưỡi dao bóc là 2,6 m cộng với độ sâu kẹp gỗ thông thường khoảng
5 – 6 cm mỗi bên ngàm.
Thiết bị dùng để cắt khúc là máy cưa xích. Máy cưa xích chạy điện cầm tay có
cấu tạo gồm một động cơ điện xoay chiều một pha, chuyển động quay của động cơ
được biến thành chuyển động thẳng tiến lùi của một con chạy, trên con chạy này bắt
lưỡi cưa dây. Khi cần cưa ta tì bàn trượt lên mặt gỗ, tay cầm chốt có công tắc đóng
mở, nhẹ nhàng đẩy lưỡi cưa về phía trước.
Các thông số kỹ thuật của Máy cưa xích được chúng tôi thống kê và trình bày tại
bảng 4.6.

25


×