Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIỆM VÀ SO SÁNH SINH TRƯỞNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP BÀU BÀNG, HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.29 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIỆM VÀ SO SÁNH SINH TRƯỞNG
MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO TẠI TRẠM
THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP BÀU BÀNG,
HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên : LÊ THANH DƯƠNG
Ngành
: LÂM NGHIỆP
Niên khóa
: 2006 – 2010

Tháng 07/2010


BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIỆM VÀ SO SÁNH SINH TRƯỞNG MỘT SỐ
DÒNG BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM
LÂM NGHIỆP BÀU BÀNG, HUYỆN BẾN CÁT
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LÊ THANH DƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. Nguyễn Minh Cảnh

Tháng 07/ 2010

i


LỜI CẢM ƠN
Để đạt kết quả trong học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh; quý Thầy Cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp và
Thầy Cô giáo Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Bộ môn Lâm sinh, cũng như lãnh
đạo, cán bộ viên chức Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ.
. Nhân dịp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
- Quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lâm nghiệp và quý Thầy Cô giáo thuộc Bộ
môn Quản lý tài nguyên rừng, Bộ môn Lâm sinh đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt những năm học vừa qua.
- Cảm ơn các anh tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng, đặc biệt chân
thành cảm ơn anh Trần Hữu Biển hiện đang công tác tại Trung tâm khoa học sản
xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp các thông tin số
liệu để tôi hoàn thành khóa luận này.
- Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, tập thể lớp DH06LN đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện khóa luận.
-

Xin chân thành cảm ơn!


Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Dương

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bước đầu khảo nghiệm và so sánh sinh trưởng một số
dòng Bạch đàn lai nhân tạo tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng,
huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại các lô thí nghiệm tại Trạm
thực nghiệm Bàu Bàng, thời gian từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2010. Các thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD).
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh
- Mục tiêu chính của đề tài là:
Tuyển chọn cây mẹ từ các xuất xứ tốt nhất theo tiêu chuẩn cây giống lâm
nghiệp.
Đánh giá khả năng sinh trưởng giữa các dòng Bạch đàn lai nhân tạo dựa trên
các chỉ tiêu định lượng tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến
Cát tỉnh Bình Dương làm cơ sở chọn dòng Bạch đàn phù hợp.
Lựa chọn 2 – 3 dòng vô tính sinh trưởng tốt nhất trong số các dòng tuyển
chọn để khuyến cáo phát triển và sử dụng cho trồng rừng Bạch đàn tại Trạm thực
nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng
Đông Nam Bộ nói chung.
- Sử dụng phần mềm Excel 2003 và Statgraphics Plus 3.0 để xử lý số liệu và
phân tích phương sai.
Kết quả thu được ở đề tài bao gồm:
- Đã tuyển chọn được 7 cây trội Bạch đàn phù hợp các tiêu chuẩn về định
tính và định lượng phục vụ nghiên cứu dẫn dòng, nhân giống, khảo nghiệm.

- Về các chỉ tiêu định lượng: Độ vượt trội đường kính (D1,3, cm) và chiều cao
(Hvn, m) đều lớn hơn 2 S. Hệ số biến động nhỏ (4,1 – 4,4 %).
- Các dòng sinh trưởng tốt, tăng trưởng trung bình các dòng thí nghiệm tại
vùng này đạt 2,8 cm/năm về đường kính và 3,2 m/năm về chiều cao.
- Tỷ lệ cây sống sau 4 năm trồng đạt tỷ lệ 67 %.
- Sinh trưởng đường kính, chiều cao, và thể tích (tuổi 4) dòng Bạch đàn dòng
1 luôn ở vị trí cao nhất; kế đến là dòng 2 và 4 và thấp nhất là dòng 3 và 5.

iii


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa ---------------------------------------------------------------------------------------- i
Lời cảm ơn --------------------------------------------------------------------------------------ii
Tóm tắt ----------------------------------------------------------------------------------------- iii
Mục lục ---------------------------------------------------------------------------------------- iv
Danh sách các chữ viết tắt ------------------------------------------------------------------- vi
Danh sách các bảng-------------------------------------------------------------------------- vii
Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------- viii
1. MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------ 1
1.1. Lý do nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2
1.3. Địa điểm và giới hạn nghiên cứu ------------------------------------------------------- 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ----------------------------------------------------------------- 4
2.1. Các công trình đã nghiên cứu trong nước --------------------------------------------- 4
2.1.1. Khảo nghiệm loài ---------------------------------------------------------------------- 4
2.1.2. Khảo nghiệm xuất xứ ------------------------------------------------------------------ 5

2.1.3. Đánh giá rừng trồng-------------------------------------------------------------------- 8
2.2. Các công trình đã nghiên cứu ở nước ngoài ------------------------------------------ 9
2.3. Cơ sở khoa học chọn lọc cây trội----------------------------------------------------- 13
2.4. Nhận định về các kết quả nghiên cứu có liên quan -------------------------------- 15
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------- 17
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu --------------------------------------------------- 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 17
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 19

iv


3.3. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 19
3.3.1. Phương pháp đánh giá và chọn lọc cây trội -------------------------------------- 19
3.3.2. Phương pháp khảo nghiệm dòng vô tính ------------------------------------------ 22
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ------------------------------------------------------- 26
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ----------------------------------------------------- 26
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN--------------------------------------- 28
4.1. Tuyển chọn cây trội -------------------------------------------------------------------- 28
4.2. Đánh giá sinh trưởng đường kính ---------------------------------------------------- 31
4.3. Đánh giá sinh trưởng chiều cao------------------------------------------------------- 37
4.4. Đánh giá sinh trưởng thể tích --------------------------------------------------------- 44
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------------------------- 47
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 47
5.2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 48

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of variance – Phân tích phương sai

Cv %

Hệ số biến động

Dc

Độ lớn cành chính phần dưới tán lá, cm

Dpc

Đường kính thân chỗ phân cành, cm

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

Gpc

Góc phân cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m


LSD

Least significant difference – Sự khác biệt có ý nghĩa nhỏ nhất

P

Xác xuất biểu thị mức tin cậy trong phân tích so sánh

R

Biên độ biến động

RCBD

Randomized complete block design – Khối đầy đủ ngẫu nhiên

S

Độ lệch tiêu chuẩn

V

Thể tích của cây, m3

X

Giá trị điều tra

X


Giá trị trung bình

4.1.

Số hiệu của bảng hay hình theo chương

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Hình ảnh các dòng Bạch đàn lai tại khu vực nghiên cứu ------------------ 24
Hình 4.1. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 dòng Bạch đàn kém nhất, trung bình và tốt nhất
sau 2 tuổi -------------------------------------------------------------------------------------- 34
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 dòng Bạch đàn kém nhất, tốt nhất sau 3 tuổi -- 35
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 dòng Bạch đàn kém nhất, trung bình và tốt nhất
sau 4 tuổi -------------------------------------------------------------------------------------- 37
Hình 4.4. Biểu đồ sinh trưởng Hvn dòng Bạch đàn kém nhất, tốt nhất sau 1 tuổi -- 39
Hình 4.5. Biểu đồ sinh trưởng Hvn dòng Bạch đàn kém nhất, trung bình và tốt nhất
sau tuổi 2 -------------------------------------------------------------------------------------- 40
Hình 4.6. Biểu đồ sinh trưởng Hvn dòng Bạch đàn kém nhất, trung bình và tốt nhất
sau tuổi 3 -------------------------------------------------------------------------------------- 42
Hình 4.7. Biểu đồ sinh trưởng Hvn dòng Bạch đàn kém nhất, trung bình và tốt nhất
sau tuổi --------------------------------------------------------------------------------------- 43
Hình 4.8. Biểu đồ sinh trưởng thể tích (V) dòng kém nhất, trung bình và tốt nhất
sau 4 tuổi -------------------------------------------------------------------------------------- 45

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất ----------------------------------------------------------- 18
Bảng 4.1 Số liệu đo sinh trưởng cây trội Bạch đàn tại Bàu Bàng -------------------- 28
Bảng 4.2 Số liệu cho điểm cây trội Bạch đàn theo các chỉ tiêu ---------------------- 30
Bảng 4.3. Đặc trưng sinh trưởng đường kính các dòng Bạch đàn tại Trạm thực
nghiệm Bàu Bàng ---------------------------------------------------------------------------- 32
Bảng 4.4. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 1 tuổi – chỉ tiêu D1,3 ------- 32
Bảng 4.5. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 2 tuổi - chỉ tiêu D1,3 -------- 33
Bảng 4.6. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 3 tuổi - chỉ tiêu D1,3 -------- 34
Bảng 4.7. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 4 tuổi - chỉ tiêu D1,3 -------- 36
Bảng 4.8. Đặc trưng sinh trưởng chiều cao các dòng Bạch đàn tại Trạm thực
nghiệm Bàu Bàng ---------------------------------------------------------------------------- 37
Bảng 4.9. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 1 tuổi - chỉ tiêu Hvn -------- 38
Bảng 4.10. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 2 tuổi - chỉ tiêu Hvn ------- 39
Bảng 4.11. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 3 tuổi - chỉ tiêu Hvn ------- 41
Bảng 4.12. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 4 tuổi - chỉ tiêu Hvn ------- 42
Bảng 4.13. Kết quả ANOVA kiểu RCBD 1 nhân tố sau 4 tuổi - chỉ tiêu V--------- 44

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Bạch đàn được dẫn giống vào Việt Nam từ trước năm 1945. Do có những
đặc tính ưu việt như sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, dễ gây trồng trên
những dạng lập địa, ít sâu bệnh, gỗ có giá trị kinh tế và nhiều công dụng như: gỗ
xây dựng, gỗ xẻ, bột giấy, xuất khẩu, làm củi, lấy tinh dầu, ta nanh, nuôi ong mật …

nên từ những năm 60, Bạch đàn đã phát triển mạnh và được gây trồng rộng rãi. Tính
đến năm 1995, Việt Nam có khoảng 144.417 ha rừng Bạch đàn các loại, chiếm 35
% diện tích rừng trồng cả nước, giữ vị trí hàng đầu trong các cây trồng rừng chủ yếu
(dẫn theo Nguyễn Ngọc Lung, 1995).
Bạch đàn dẫn giống vào nước ta có rất nhiều loài trong đó phải kể đến Bạch
đàn trắng (E. camaldulensis), Bạch đàn đỏ (E. robusta), Bạch đàn liễu (E.
exserta)… Bạch đàn là cây cho gỗ, thân thẳng. Mặc dù gỗ Bạch đàn không tốt bằng
những loài gỗ khác như: Gõ, Giỗi, Lim … nhưng gỗ của nó có thể phục vụ cho các
công trình xây dựng. Bên cạnh đó, Bạch đàn còn là vật liệu làm giấy và góp phần
tạo nên môi trường sinh thái trong lành. Hiện nay, việc trồng loài cây này được
nhiều nơi quan tâm tới.
Trong những năm gần đây thì việc trồng thử nghiệm những dòng Bạch đàn
lai nhân tạo luôn được đẩy mạnh, đặc biệt phổ biến ở Trạm thực nghiệm Lâm
nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nhằm tìm ra những dòng Bạch
đàn thích ứng với điều kiện tự nhiên, cho năng suất cao, chất lượng đồng đều và có
hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh. Trong những phép lai
có thể tạo ra những dòng Bạch đàn tốt hơn hay xấu hơn so với những cá thể ban đầu
về các chỉ tiêu như: phẩm chất, D1,3, Hvn, V… Vì vậy để có được những dòng Bạch

1


Đàn lai tốt nhất nhằm đáp ứng việc kinh doanh có hiệu quả và lâu dài thì việc đánh
giá và so sánh sinh trưởng của các dòng Bạch đàn lai nhân tạo là vấn đề cần thiết và
mang nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Bạch đàn cũng là một trong những loài nằm trong danh sách cơ cấu loài cây
dùng để trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các vùng lâm nghiệp trong toàn
quốc với mục đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cung cấp gỗ nguyên liệu cho
công nghiệp giấy sợi là chủ yếu (Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 1994). Trước
đây, nước ta cũng đã có nhiều nghiên cứu về khảo nghiệm loài, xuất xứ. Song, do

điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của từng vùng có sự khác nhau nhất định; Vì vậy, đề
tài đã thực hiện khảo nghiệm các dòng Bạch đàn lai nhân tạo trên vùng đất phù sa
cổ với thành phần cơ giới nhẹ nhưng phía dưới là tầng sét nặng tại Trạm thực
nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao
sản lượng gỗ nguyên liệu bột giấy cũng như chất lượng rừng trồng Bạch đàn cho
vùng này.
Gần 10 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã tạo ra nhiều dòng Bạch đàn,
tuy nhiên chỉ mới thành công được một số dòng và chỉ một số ít dòng được kiểm
nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ những vấn đề mang tính
thực tiễn đó, được sự đồng ý và phân công của Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Quản lý
tài nguyên rừng, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, dưới sự
hướng dẫn của thầy Th.S Nguyễn Minh Cảnh, đề tài: “Bước đầu khảo nghiệm và
so sánh sinh trưởng một số dòng Bạch đàn lai nhân tạo tại Trạm thực nghiệm
Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương” được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2010 làm cơ sở bước đầu lựa chọn
những dòng Bạch đàn lai tốt phục vụ cho công tác trồng rừng ở miền Đông Nam Bộ
nói chung và Bình Dương nói riêng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tuyển chọn cây mẹ từ các xuất xứ tốt nhất theo tiêu chuẩn cây giống lâm
nghiệp.

2


Đánh giá khả năng sinh trưởng giữa các dòng Bạch đàn lai nhân tạo dựa trên
các chỉ tiêu định lượng tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến
Cát tỉnh Bình Dương làm cơ sở chọn dòng Bạch đàn phù hợp.
Lựa chọn 2 – 3 dòng vô tính sinh trưởng tốt nhất trong số các dòng tuyển
chọn để khuyến cáo phát triển và sử dụng cho trồng rừng Bạch đàn tại Trạm thực
nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng

Đông Nam Bộ nói chung.
1.3. Địa điểm và giới hạn nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Trạm thực nghiệm Lâm
nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trên một số dòng Bạch đàn lai
nhân tạo.
Giới hạn về kết quả của đề tài: Do thời gian hạn chế, đề tài chỉ khảo
nghiệm và đánh giá sinh trưởng của một số dòng Bạch đàn lai nhân tạo (U29E1,
U29E2, U29U26, U30E5, GU) trong khi tại khu vực nghiên cứu còn rất nhiều dòng
khác cho nên kết quả của đề tài chỉ mang tính tham khảo.
Cuối cùng, về số dòng chọn sau khi khảo nghiệm. Thông thường việc chọn
dòng cho trồng rừng đại trà là dòng tốt nhất của khảo nghiệm. Song, dòng tốt nhất
chưa hẳn là dòng có các chỉ tiêu so sánh D1,3, Hvn đều cao nhất. Nếu chỉ chọn một
dòng có thể sẽ gây ra lãng phí cho một số dòng kế cận. Vì vậy, đề tài sẽ căn cứ đồng
thời vào nhiều chỉ tiêu và sẽ chọn 2 – 3 dòng tốt hơn chứ không nhất thiết chỉ chọn
một dòng tốt nhất dựa trên sự khác biệt có hay không có ý nghĩa của các chỉ tiêu so
sánh bằng phương pháp thống kê.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Khảo nghiệm loài
Chi Bạch đàn rất đa dạng, phân thành nhiều loài khác nhau, bao gồm trên
700 loài phân bố chủ yếu ở Australia, trong đó trên 50 loài đã được khảo nghiệm tại
Việt Nam. Đây là con số khá lý tưởng cho các nhà lâm nghiệp nghiên cứu về loài
này so với nhiều loài nhập nội khác. Với biên độ sinh thái rộng của Bạch đàn, các
nhà nghiên cứu đã tìm ra mức độ phù hợp nhất định của từng loài trên từng vùng.
Tại Việt Nam, cho đến trước những năm 1970, đã có trên 50 loài Bạch đàn

được khảo nghiệm và từ đó đến nay đã có hàng chục loài được khảo nghiệm trên
diện rộng với khá nhiều xuất xứ làm cơ sở cho chọn loài và xuất xứ sinh trưởng
nhanh phục vụ trồng rừng đại trà.
Vào những năm 1960, riêng ở miền Nam có 52 loài Bạch đàn đã được khảo
nghiệm cho vùng cao Lâm Đồng tại 2 địa điểm là Lang Hanh (độ cao 900 – 1.000
m) và Mang Linh (độ cao 1.500 m), trong đó có nhiều loài cung cấp gỗ lớn như E.
grandis, E. microcorys, E. obliqua, E. saligna, E. viminalis (Nguyễn Hoàng Nghĩa
và ctv, 1993).
Theo Lê Đình Khả (1996), khảo nghiệm cho 9 loài gồm: E. urophylla, E.
cloeziana, E. tereticornis, E. camaldulensis, E. brassiana, E. exserta, E. grandis, E.
microcorys, E. pellita kết quả cho thấy các loài Bạch đàn thuộc nhóm sinh trưởng
nhanh; ba loài E. tereticornis, E. camaldulensis, E. brassiana thích hợp cho các
vùng thấp của các tỉnh Nam Bộ.

4


2.1.2. Khảo nghiệm xuất xứ
Khảo nghiệm xuất xứ được tiến hành với nhiều xuất xứ trên nhiều dạng lập
địa khác nhau. Ở Việt Nam với địa hình trải dài, biên độ khí hậu và địa hình thay
đổi rộng, trong đó diện tích đất lâm nghiệp lẫn sỏi đá nghèo dinh dưỡng rất lớn.
Chính vì vậy, cần có những xuất xứ phù hợp với từng điều kiện lập địa để phát huy
tiềm năng sử dụng đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Từ những năm 1980 trở lại đây, đã có gần 200 xuất xứ của nhiều loài Bạch
đàn được các dự án và các tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, SIDA, CSIRO,...) cung
cấp cho khảo nghiệm và trồng rừng tại Việt Nam. Sau đây là những kết quả được
công bố bởi Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000):
- Khảo nghiệm 23 xuất xứ của 9 loài Bạch đàn tại Đại Lải – Phú Thọ, một số
xuất xứ sinh trưởng tốt, song xuất xứ Richmond của loài E. micrcotheca sinh trưởng
quá kém nên đã bị loại bỏ. Các loài khác là E. grandis, E. pellita và E. torelliana

đều chứng tỏ không đạt yêu cầu về sinh trưởng trên lập địa khảo nghiệm, trừ xuất
xứ Atherton của E. grandis. Xuất xứ Bạch đàn liễu nội đã thể hiện khả năng thích
nghi cao với điều kiện vùng đồi khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Tiếp theo là các xuất
xứ: Egon của E. urophylla, Garnet của E. tereticornis, Wrotham của E.
camaldulensis và Molloy của E. tereticornis. Tăng trưởng bình quân đạt 2,1 m/năm
về chiều cao và 1,6 cm/năm về đường kính ngang ngực.
- Khảo nghiệm 14 xuất xứ tại Xuân Khanh – Hà Tây của 5 loài Bạch đàn trên
đất vùng đồi thấp. Kết quả cho thấy 2 xuất xứ đầu là Kennedy và Morehead River,
tiếp đến Petford, Gibb River và Katherine của E. camaldulensis. Các giống Bạch
đàn nội liên tục đứng ở vị trí cuối bảng ngay từ những năm đầu. Mặc dù xuất xứ của
Atherton của E. grandis chỉ thường thích hợp ở vùng cao, nhưng trong khảo nghiệm
này chúng khá tốt. Tăng trưởng của xuất xứ tốt nhất đạt 2,2 m/năm về chiều cao và
3 cm/năm về đường kính.
- Khảo nghiệm xuất xứ tại Thống Nhất – Quảng Ninh trên đất nghèo dinh
dưỡng, không bón phân. Tăng trưởng bình quân của các xuất xứ đạt mức rất thấp và

5


không thể đem lại lợi ích như mong đợi. Kết quả các lô hạt Petford và Mary river là
những xuất xứ dẫn đầu.
- Khảo nghiệm 9 xuất xứ của 2 loài Bạch đàn trắng tại Đại Huệ – Nghệ An
trên lập địa nghèo dinh dưỡng có phân bón lót. Kết quả tăng trưởng đạt 1,6 cm/năm
về đường kính và 1,7 m/năm về chiều cao.
- Khảo nghiệm cho 30 xuất xứ của 6 loài Bạch đàn tại Quảng Trị. Kết quả
cho thấy các xuất xứ có triển vọng của khu vực này là Katherine, Gibb river,
Lembata của E. urophylla, 4 xuất xứ Helenvale, Woondum, Paluma và Maitland
của E. cloeziana. Tăng trưởng chiều cao đạt yêu cầu (từ 2,0 m đến 2,4 m/năm), song
tăng trưởng đường kính ngang ngực chưa thoả mãn (chỉ đạt từ 1,4 đến 1,7 cm/năm).
- Khảo nghiệm 10 xuất xứ của 2 loài Bạch đàn trắng, lấy xuất xứ nội địa làm

đối chứng tại Trảng Bom – Đồng Nai. Kết quả cho thấy xuất xứ Petford có chiều
cao xếp thứ 2, song lại chỉ xếp thứ 7 về thể tích và không được đưa vào danh sách 3
xuất xứ trội nhất của khảo nghiệm. Các xuất xứ đầu bảng là Morehead river và
Katherine của E. camaldulensis, Black mt. của E. tereticornis. Kết quả tăng trưởng
bình quân 3,0 m/năm về chiều cao và 2,5 cm/năm về đường kính.
- Khảo nghiệm 12 xuất xứ của E.camaldulensis và một xuất xứ của E.
tereticornis tại La Ngà – Đồng Nai. Kết quả tăng trưởng bình quân của xuất xứ đầu
bảng đạt trên 3 m/năm về chiều cao và 2,5 cm/năm về đường kính. Các xuất xứ dẫn
đầu là Gibert river, Mt. carbine và Petford. Còn Bạch đàn nội Nghĩa Bình xếp ở
cuối bảng.
- Khảo nghiệm 8 xuất xứ của 2 loài Bạch đàn trắng tại Sông Mây – Đồng
Nai. Kết quả là 3 xuất xứ Kennedy, Katherine và Morehead river có triển vọng cho
gây trồng ở vùng này vì tăng trưởng khá (2,6 m/năm cho chiều cao và 1,7 cm/năm
cho đường kính) và khả năng kháng bệnh cao hơn Petford .
- Khảo nghiệm 18 xuất xứ của 7 loài tại Bàu Bàng – Bình Dương. Các xuất
xứ đầu bảng là Morehead river, Mt. carbine và Katherine của E. camaldulensis;
Jackey của E. brassiana, Mt. lewotobi của E. urophylla; còn bạch đàn trắng Nghĩa

6


Bình sinh trưởng kém nhất. Tăng trưởng các xuất xứ đạt 1,6 cm/năm về đường
kính; 1,7 m/năm về chiều cao.
- Khảo nghiệm xuất xứ tại Tân Tạo – TP. Hồ Chí Minh trên đất phèn, sinh
trưởng tốt nhất là Oro bay, Sirinumu sogeri plat của E. tereticornis, Kennedy river
và Petford của E. camaldulensis. Nhìn chung, E. brassiana và E. alba không bị
bệnh và E. tereticornis bị bệnh nhẹ.
- Khảo nghiệm 15 xuất xứ tại Kiên Giang. Các xuất xứ trội là Kennedy river,
Kupiano, Petford, Wrotham và lô hạt giống nội địa của Tân Tạo. Mức độ tăng
trưởng rất khả quan trong 3 năm đầu với 3,1 cm/năm về đường kính và 2,6 m/năm

về chiều cao của xuất xứ Kennedy river.
- Khảo nghiệm 23 xuất xứ của 7 loài trong đó có loài cho vùng cao E.
grandis, E. saligna tại Lang Hanh – Lâm Đồng. Sau 7 năm các xuất xứ trội gồm 3
xuất xứ của E. grandis (Paluma, Mount lewis và lô hạt địa phương Đà Lạt), 1 xuất
xứ của E. tereticornis là Mt. Garnet và Gibb river của E. camaldulensis. Tăng
trưởng các xuất xứ ở mức kém (1,7 m/năm cho chiều cao và 1,7 cm/năm cho đường
kính).
- Khảo nghiệm hậu thế 155 gia đình của 2 loài Bạch đàn E. camaldulensis và
E. tereticornis tại Chơn Thành - Bình Phước; trong đó E. camaldulensis 141 gia
đình, E. tereticornis 14 gia đình. Kết quả sau 26 tháng cho thấy có sự khác biệt về
sinh trưởng, các xuất xứ bắc bang Australia sinh trưởng kém hơn các xuất xứ bắc
bang Queensland, đặc biệt là Kennedy river, Laura river, Kennedy creek. Tăng
trưởng bình quân đường kính, chiều cao đạt 2,8 cm/năm; 3,2 m/năm.
Theo Mai Đình Hồng (1996):
- Khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn nhóm “Red gun” trong 10 loài và
xuất xứ thì cho kết quả: xuất xứ Mt Douglat của E. exserta sau 7 tháng tỷ lệ sống
44,8%, đến 19 tháng chỉ còn 32,3%, trong khi các loài và xuất xứ khác đạt 89,5%.
- Khảo nghiệm xuất xứ Bạch đàn E. grandis cho thấy tỷ lệ sống rất thấp,
trong đó chết do cây con là 25,5%, cây chết do các nguyên nhân khác 27,7%; sau 18
tháng sinh trưởng của các xuất xứ sai khác chưa thực sự có ý nghĩa.

7


Kết quả khảo nghiệm dòng dõi Bạch đàn E. urophylla cho thấy một số gia
đình và cá thể có sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống thấp chủ yếu do mối gây ra (Huỳnh Đức
Nhân, 1996; Nguyễn Thái Ngọc, 1996).
Theo Nguyễn Sỹ Huống (1996), khảo nghiệm dòng vô tính loài Bạch đàn
trắng (E. camaldulensis) cho thấy cây hom sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn
cây hạt, thể hiện qua độ biến động H, D; tỷ lệ sống đạt 97%.

Nhìn chung, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và địa hình đồi núi của nước
ta, một số xuất xứ nội địa tỏ rõ ưu thế về sinh trưởng và sức chống chịu, nhưng
cũng những xuất xứ này khảo nghiệm trên dạng lập địa được cho là thuận lợi chúng
lại không phát huy được thế mạnh về sinh trưởng so với xuất xứ ngoại nhập. Điều
này cho thấy khả năng thích nghi với hoàn cảnh của chúng. Trong khi đó, những
xuất xứ ngoại nhập thể hiện rất rõ về sinh trưởng nhanh so với xuất xứ nội tại những
lập địa tốt hoặc với chế độ thâm canh cao.
2.1.3. Đánh giá rừng trồng
Theo Hứa Vĩnh Tùng, Phạm Trọng Nhân (2001), nghiên cứu xây dựng mô
hình Bạch đàn E. microcorys tại vùng Tây Nguyên cho thấy loài này chỉ đạt yêu cầu
sinh trưởng tại Lang Hanh và Cam Ly – Lâm Đồng. Mô hình tại các tỉnh Gia Lai,
Đắk Lắk, Kon Tum và Bình Dương đều cho sinh trưởng kém, tỷ lệ sống thấp.
Rừng Bạch đàn được trồng phổ biến tại Việt Nam chủ yếu là các rừng trồng
sản xuất phục vụ gỗ nguyên liệu bột giấy. Chúng đã không được đánh giá bằng
những con số thống kê cụ thể. Mặt khác, chủ yếu là rừng trồng từ hạt, nguồn gốc
giống không rõ ràng dẫn tới mức độ phân ly cá thể lớn, độ đồng đều rừng cây thấp.
Tóm lại, Bạch đàn được đưa vào trồng ở Việt Nam từ trước năm 1970, ban
đầu với trên 50 loài và hiện nay có khoảng gần 200 xuất xứ được nghiên cứu khảo
nghiệm, trồng rừng. Các nghiên cứu tập trung về khảo nghiệm loài, xuất xứ, nghiên
cứu giống kháng bệnh, nghiên cứu giâm hom Bạch đàn và đã được triển khai tại hầu
khắp các vùng trên toàn quốc. Tại vùng Đông Nam Bộ đã triển khai một số thí
nghiệm và cũng đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khảo
nghiệm dòng Bạch đàn vô tính sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái vùng, đem

8


lại năng suất cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu bột giấy hiện nay trong
khu vực Đông Nam Bộ vẫn là một việc làm cần thiết.
2.2. Công trình đã nghiên cứu ở nước ngoài

Bạch đàn đã được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới bởi nhà thực vật học Sir
Joseph Banks trong một chuyến đi thám hiểm năm 1770. Hiện nay, chúng đã trồng
ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở California, Brazil, Ecuador, Colombia,
Ethiopia, Morocco, Portugal, South Africa, Israel, Galicia, và Chile. Tại Spain,
Bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy thay thế loài cây bản địa. Ngoài ra, nó còn
phục vụ cho lĩnh vực cơ bản khác như gỗ tròn, nhiên liệu, sàn nhà, hàng rào, cung
cấp mật hoa cho ong.
Vào đầu những năm 1950, người ta vẫn thường cho rằng Bạch đàn là loài
cây không thể nhân giống được bằng hom cành. Vào cuối những năm 1954 nhân
giống Bạch đàn bằng hom vẫn coi là khó, song từ đó đến nay do tìm các biện pháp
thích hợp mà Bạch đàn đã trở thành loài cây nổi tiếng trong việc trồng rừng dòng vô
tính vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp.
Ngay từ năm 1961, Giordana đã giâm hom Bạch đàn E. camaldulensis một
năm tuổi đạt tỷ lệ ra rễ trên 60 %. Sau đó không lâu, nhà nghiên cứu người Pháp là
Franelet (1963) đã đưa ra một danh sách gồm 58 loài Bạch đàn đã được thử nghiệm
giâm hom và thành công ở từng mức độ khác nhau.
Từ năm 1978 đơn vị trồng rừng công nghiệp của Cônggô đã triển khai trồng
rừng Bạch đàn bằng cây hom trên phạm vi rộng. Từ 612 dòng vô tính bạch đàn lai
tự nhiên và cây được tuyển chọn, đã có ít nhất 40 dòng (gần 7 %) được gây trồng
trên 25.000 ha. Cho tới năm 1987, một số rừng trồng dòng vô tính đã được khai thác
gỗ xuất khẩu sang châu Âu và các rừng trồng bằng cây hom này đã chứng tỏ sức
sinh trưởng nổi bật và hứa hẹn tương lai đầy triển vọng. Tăng trưởng bình quân năm
ở tuổi 6 của các dòng vô tính được chọn là 35 m3/ha/năm so với 12 m3/ha/năm ở các
lô hạt chưa được tuyển chọn và 25 m3/ha/năm của các xuất xứ được chọn. Như vậy
tăng thu là từ 40 % lên tới 192% tức là gần 3 lần so với rừng trồng chưa được cải
thiện (dẫn nguồn Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).

9



Trồng rừng thành công bằng cây hom Bạch đàn ở Braxin là một điển hình
hết sức khích lệ đối với nhiều nước trên thế giới. Ngay từ năm 1980, Braxin đã sản
xuất hàng năm 8 triệu cây hom cho bạch đàn E.grandis (Hartney 1980), tới nay con
số này tăng lên rất nhiều. Trong chương trình cải thiện cây kinh điển sử dụng các
biện pháp nhân giống hữu tính đòi hỏi mất nhiều năm. Theo Campinhos và Ikemori
(1989) đối với Bạch đàn, một loài cây sinh trưởng nhanh có luân kỳ khai thác ngắn,
thời gian cần cho mỗi chương trình chọn giống kể từ khâu khảo nghiệm loài, khảo
nghiệm xuất xứ tới chọn cây trội, xây dựng vườn giống … cũng phải mất 25 năm.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu Braxin đã phải áp dụng chương trình cải thiện
giống tăng tốc bằng cách áp dụng nhân giống sinh dưỡng (giâm hom) và chọn lọc
mạnh trên các rừng trồng Bạch đàn, đã cho phép tăng thu rất nhanh sinh trưởng về
thể tích và cả các tính trạng gỗ khác nhằm phục vụ tốt nhất cho công nghệ sản xuất
bột giấy (dẫn nguồn Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Ở Nam Phi, từ năm 1983 một đơn vị trồng rừng của công ty Moldi đã triển
khai một chương trình ứng dụng nhân giống hom Bạch đàn E.grandis vào trồng
rừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về bột giấy. Các kết quả nghiên cứu
được sử dụng tuyển chọn các dòng vô tính có năng suất cao để nhân giống hàng
loạt. Các dòng vô tính trong các khảo nghiệm đều sinh trưởng đồng đều hơn là cây
con từ hạt. Đối với cây con từ hạt, hệ số biến động về chiều cao là 11,5 %, về đường
kính ngang ngực là 14,4 % và thể tích là 31,3 %, trong khi các dòng vô tính đứng
đầu bảng có hệ số biến động về chiều cao nhỏ hơn 10 %, về đường kính ngang ngực
là 9 % và thể tích là 20 % (dẫn nguồn Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Đã có khoảng trên 200 loài Bạch đàn đã được thử nghiệm ở Trung Quốc và
tới nay đã có tới khoảng 400.000 ha rừng trồng Bạch đàn ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới Trung Quốc, trong đó có 3 loài được trồng rộng rãi nhất là E. exerta, E.
citriodora và E. globuius, còn 3 loại E. camaldunlensis, E. tereticornis và E.
urophylla đứng vị trí thứ 2 (dẫn nguồn Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1993).
Các chương trình nghiên cứu về Bạch đàn ở nước ngoài chủ yếu do Trung
tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia (CSIRO) thực hiện như:


10


- Khảo nghiệm 30 dòng, 3 lần lặp lại, 16 cây/dòng/lặp cho 8 xuất xứ Bạch
đàn tại phía tây Thailand (cách Wangsala 30 km). Kết quả cho thấy cây sinh trưởng
rất tốt, tán phát triển đều và đặc biệt là không sâu bệnh hại (CSIRO, 1999).
- Nghiên cứu khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn được thiết lập tại Nam
Souang – Laos cho 2 loài Bạch đàn E. camaldulensis và E. tereticornis. Kết quả cho
thấy có sự khác biệt về sinh trưởng, các xuất xứ bang bắc Australia sinh trưởng kém
hơn các xuất xứ bắc bang Queensland (CSIRO, 1999).
- Năm 1996, chương trình nghiên cứu bệnh Bạch đàn bắt đầu triển khai ở
Thailand, Việt Nam và Australia. Kết quả điều tra tại 8 vùng phía tây của Thailand
năm 1997 cho thấy, các rừng trồng đều bị bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis
eucalypti gây ra, đặc biệt là ở những khu rừng thuần loài nhân giống vô tính từ một
dòng. Nghiên cứu còn chỉ ra mức độ bị hại của các dòng Bạch đàn cũng khác nhau
theo các dòng vô tính. Các triệu chứng bệnh đã tìm thấy là đốm lá, cháy lá, và bệnh
thối rễ. Các loại nấm gây ra đốm, cháy lá là Cryptosporiopsis eucalypti, Cercospora
spp và Colletotrichum spp, trong đó Cryptosporiopsis eucalypti gây ra cả bệnh về lá
và rễ (Kenneth và ctv, 2003).
Tại vùng Big Tree Reserve, Styx Valley, phía nam Tasmania có 10 cây Bạch
đàn cao nhất, chiều cao tối thiểu 85 m, cây cao nhất lên tới 92 m thuộc loài E.
regnans; hầu hết các cây này đều vào khoảng 400 tuổi (J.E. Hickey và ctv, 2000).
Theo nghiên cứu loài Bạch đàn (Robert L.Santos, 1997) cho thấy loài này
giai đoạn còn nhỏ rất cần lượng nước thường xuyên, cụ thể những cây mọc gần bờ
sông suối cho sinh trưởng tốt hơn. Cũng theo tài liệu công bố thì Bạch đàn có tới
trên 700 loài, chủ yếu từ dạng cây bụi đến cây gỗ lớn; vì vậy mục đích sử dụng của
chúng cũng rất đa dạng: làm được liệu (tinh dầu), bột giấy, cây bóng mát, cảnh
quan, phấn hoa lấy mật, lưu giữ nguồn nước, chống xói mòn, đóng thuyền, làm cầu,
... ngoài ra còn làm thức ăn cho loài Aborigines.
Kết quả nghiên cứu xuất xứ loài E. brassiana 13 năm tuổi tại Planaltina,

Federal District, Brazil (Vicente và ctv, 1995) cho kết xuất xứ 10976 từ Laura,
Queensland có chiều cao trung bình lớn nhất 13,6 m, trữ lượng 119 m3/ha và lượng

11


tăng trưởng hàng năm 9,0 m3/ha/năm, tỷ lệ sống thấp nhất đạt 82%. Tại vùng này
sinh trưởng của E. brassiana kém hơn so với các loài Bạch đàn khác.
Trong vùng khô hạn dọc theo những hẻm núi Bạch đàn sinh trưởng chậm,
thân có nhiều u bướu, cong keo, tán rộng nhưng thấp. Ngược lại, vùng có tầng đất
sâu, độ ẩm tốt cây con phát triển mạnh tạo ra đám rừng thân thẳng, đặc biệt đối với
E. camaldunensis là một trong những loài sinh trưởng nhanh nhất có thể đạt tới 12 –
15 m chỉ trong một vài năm.
Nhân giống Bạch đàn thường sử dụng qua hai hình thức hữu tính từ hạt và vô
tính như giâm hom cành, chiết, nuôi cấy mô. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm loài
cũng như điều kiện vùng khí hậu mà người ta chọn những phương pháp nhân giống
cụ thể có hiệu quả cao. Theo Cunningham et al (1981), Bạch đàn tái sinh rất mạnh
với mật độ dày đặc ở những vùng sau lũ ngập. Hạt Bạch đàn di chuyển được một
phần nhờ gió, một phần ít rơi vào mùa đông, còn phần lớn rơi vào mùa xuân và hè
(House, 1997). McEvoy (1992) đã phát hiện sau khi hạt rơi xuống nước sau 17 ngày
nảy mầm tốt. Chính vì vậy tác giả cho rằng vùng nước sau lũ ngập đã thúc đẩy như
là sự phân tán cây. Tỷ lệ hạt sống sót phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết (theo
mùa) và chế độ nước ngập.
Rừng trồng Bạch đàn tại California đã trồng hàng ngàn hecta từ đầu những
năm 1900 với hy vọng cung cấp nguồn gỗ tròn nguyên liệu mới cho xây dựng và
sản phẩm nội thất. Ngoài ra ở một số nơi còn trồng phục vụ băng cản gió ở các đại
lộ cũnh như các trang trại, làm cây bóng mát, cây trang trí trong thành phố. Tại
Brazil trồng Bạch đàn năm 1910 phục vụ làm gỗ tròn và củi đốt, chúng thích nghi
tốt với điều kiện môi trường Brazil. Hiện nay đã có khoảng 5 triệu hecta rừng trồng
đáp ứng rất tốt cho công nghiệp giấy sợi, than củi, băng cản gió và giúp giảm áp lực

khai thác gỗ tròn trong rừng tự nhiên. Tại Ethiopia, Bạch đàn được trồng khoảng
năm 1894, 1895 bởi vì nạn phá rừng tự nhiên do nhu cầu gỗ củi, nên người ta đã
trồng Bạch đàn với đặc điểm sinh trưởng rất nhanh, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, và
tái sinh chồi mạnh để đáp ứng lại sự thiếu hụt nhiên liệu.

12


Tóm lại, nguồn gốc chủ yếu của Bạch đàn ở Australia, vì vậy các nghiên cứu
về chúng đã được thực hiện rất thành công. Tuy nhiên, khi nhập nội loài Bạch đàn
vào các nước khác, trong đó có Việt Nam, do điều kiện môi trường thay đổi, chúng
cần có những nghiên cứu, đánh giá phù hợp hơn cho từng vùng.
2.3. Cơ sở khoa học chọn lọc cây trội
2.3.1. Biến dị cá thể
Trong lâm nghiệp, việc lựa chọn các tính trạng của cây làm mục tiêu của cải
thiện giống cũng như việc lựa chọn phương pháp chọn lọc thích hợp đối với tính
trạng cần cải thiện sẽ được tiến hành một cách có hiệu quả khi đã hiểu được bản
chất di truyền của tính trạng đó.
Biến dị cá thể là sự phân hoá về mặt di truyền giữa các cá thể trong cùng một
quần thể và được thể hiện ra kiểu hình. Biến dị cá thể có thể do điều kiện sống gây
lên thì biến dị này không có ý nghĩa về mặt di truyền. Vì vậy, người ta chú ý đến
biến dị cá thể sống trong cùng một điều kiện hoàn cảnh mà nó được tạo bởi nhân tố
di truyền và đây chính là cơ sở cho chọn lọc cây trội.
Trong các loại biến dị đó, người ta thường chú ý trước tiên đến các biến dị có
liên quan đến năng suất của cây trồng như tốc độ sinh trưởng, dạng tán cây, thân
cây, khả năng tỉa thưa tự nhiên. Những biến dị cá thể, nhất là những biến dị có liên
quan đến sản lượng cây trồng là khó phát hiện, những biến dị này gây nên bởi
những tính trạng số lượng do sự tác động của gen. Vì vậy, phải có lượng quan sát
đủ lớn, nếu tìm ra những biến dị tốt thì sẽ có ý nghĩa kinh tế lớn và đỡ tốn kém hơn
con đường tạo ra biến dị.

2.3.2. Cơ sở di truyền của các tính trạng chủ yếu trong chọn giống cây rừng
Các yếu tố gây nên biến dị giữa các cá thể, quần thể (kiều hình P) có thể tách
làm hai nguồn: Nhân tố di truyền G và điều kiện hoàn cảnh E.
P = G +E
Các nhân tố này có thể tự biến đổi để gây nên sự khác biệt giữa các cá thể,
trong đó sự biến đổi về môi trường có thể là sự biến đổi về độ dày tầng đất, độ ẩm,
độ phì của tầng đất mặt từ cây này đến cây khác trong một khu rừng. Các nhân tố di

13


truyền này lại được thay đổi theo bộ gen được thu nhận từ bố mẹ của chúng thông
qua sinh sản hữu tính.
Trong công tác chọn giống nói chung, cũng như công tác chọn giống cây
rừng nói riêng thì những biến dị cá thể nào được gây nên bởi các yếu tố di truyền
(biến dị di truyền) mới thực sự có ý nghĩa, còn các biến dị gây nên bởi các yếu tố
hoàn cảnh (thường biến) thì nó chỉ là kết quả phản ứng của cơ thể trước điều kiện
sống, nó không được giữ lại ở hậu thế qua sinh sản hữu tính hay vô tính.
Trong trồng rừng làm nguyên liệu chế biến mục tiêu chính là lấy gỗ. Những
tính trạng chi phối các loại sản phẩm nói trên là những tính trạng số lượng (trong
trường hợp này biến dị cá thể là biến dị các tính trạng số lượng), chúng chịu sự
kiểm soát đa gen với mức độ biểu hiện kiểu hình của tính trạng phụ thuộc chặt chẽ
vào sự có mặt của số lượng gen hoạt tính (số lượng gen trội hay số lượng cặp gen
trội trong kiểu gen). Những cá thể có biến dị tốt (cây trội) sẽ là những cây mà kiểu
gen của nó có chứa số lượng gen trội hoạt tính cao nhất. Số lượng cá thể biến dị này
luôn luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong quần thể thế hệ lai (thu phấn chéo).
Cây trội là vốn quý trong cải thiện giống cây rừng, cây trội được tuyển chọn
với độ vượt trội lớn sẽ là đối tượng cung cấp nguồn hạt giống có phẩm chất di
truyền được cải thiện ở mức độ thấp cho sản xuất trên quy mô lớn. Cây trội được
chọn lọc mới được đánh giá thông qua kiểu hình, mà kiểu hình thể hiện sự tác động

của kiểu gen với tuổi cây và điều kiện hoàn cảnh. Trong trường hợp rừng đồng tuổi
thì một cây được coi là trội có thể do tác động của kiểu gen là chính, trong trường
hợp này cây trội dễ dàng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau, còn khi cây trội do
điều kiện hoàn cảnh tạo nên ví dụ như (cây mọc ở bìa rừng, cây mọc gần đường đi)
thì các cây trội này khó có thể di truyền các đặc tính tốt cho đời sau.
Sau khi chọn lọc được cây trội thì công việc tiếp theo của một chương trình
cải thiện giống là phải đánh giá các đặc tính tốt của nó cho đời sau bằng khảo
nghiệm hậu thế (cây mô, cây hom), được gọi là khảo nghiệm dòng vô tính, thông
qua khảo nghiệm hậu thế để xác định những cây trội có khả năng di truyền các đặc

14


tính tốt cho đời sau (cây ưu việt). Những cá thể nào không có khả năng di truyền
các đặc tính tốt cho đời sau thì cần phải loại bỏ ngay khỏi chương trình chọn giống.
Sau khi đã khảo nghiệm và được đánh giá là những cây trội có khả năng di
truyền các đặc tính tốt cho đời sau, thì cây trội sẽ là đối tượng cung cấp nguồn vật
liệu sinh dưỡng cho các vườn giống hoặc cho công nghệ mô hom, để tạo ra hàng
loạt các bản sao giống nhau trên qui mô công nghiệp phục vụ cho trồng rừng các
dòng vô tính cao sản.
2.3.3. Ý nghĩa của chọn lọc cây trội
Chọn lọc cây trội là khâu có tính chất quyết định trong một chương trình cải
thiện giống cây rừng, những cá thể trội được tuyển chọn và được đánh giá qua quá
trình khảo nghiệm, những tính trạng trội là do gennotip gây nên thì đây là một
nguồn vật liệu rất đa dạng cho công tác chọn giống, vì vậy muốn tăng năng suất của
rừng trồng thì phải tiến hành chọn lọc cây trội.
Các cây trội đã được chọn có thể dùng để lấy giống phát triển trực tiếp vào
sản xuất hoặc phối hợp với các phương pháp chọn giống như lai giống gây đột biến
thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Khi có dòng cao sản tốt thì công việc tiếp theo là
phải lưu trữ, bảo tồn nguồn gen hoặc nhân giống hàng loạt trên qui mô công nghiệp

bằng mô hom để phục vụ trồng rừng các dòng vô tính trên quy mô lớn
2.4. Nhận định về các kết quả nghiên cứu có liên quan
- Các nghiên cứu khảo nghiệm loài và xuất xứ ở Việt Nam được tiến hành
trên nhiều vùng sinh thái với nhiều dạng lập địa khác nhau. Kết quả đã tuyển chọn
ra được một số loài, xuất xứ phù hợp cho từng vùng, cụ thể: vùng Đông Bắc Bộ có
4 xuất xứ của 3 loài, vùng Bắc Trung Bộ có 3 xuất xứ của E. urophylla, vùng cao
Lâm Đồng có 5 xuất xứ của 3 loài, vùng Tây Nam Bộ có 5 xuất xứ, vùng Đông
Nam Bộ có 9 xuất xứ của 4 loài.
- Trong các loài và xuất xứ được chọn, có những loài và xuất xứ cùng ở trên
nhiều vùng sinh thái. Với những kết quả này, chúng ta có thể thấy rõ vùng nào nên
trồng loài nào và xuất xứ nào là phù hợp, để từ đó đưa ra những định hướng cụ thể

15


hơn khi quyết định nghiên cứu sâu hơn nữa cho từng vùng cũng như để phục vụ
trồng rừng sản xuất.
- Mô hình rừng trồng trong thực tế có thể nhiều hơn, nhưng để đánh giá
chúng về mặt thống kê học thì có rất ít tài liệu công bố. Trong số tài liệu đã công bố
này, kết quả mới chỉ đưa ra được cho một số xuất xứ của ba loài trên hai vùng mà
thôi.
- Riêng nghiên cứu Bạch đàn ở nước ngoài chủ yếu do Trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp quốc tế Australia thực hiện, và tập trung vào lĩnh vực sâu bệnh là
chính.
Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000) cho thấy rừng
trồng Bạch đàn từ hạt đưa lại độ đồng đều kém, năng suất thấp. Nhằm từng bước cải
thiện chất lượng rừng này, cần chọn và trồng rừng bằng dòng tốt để đưa năng suất
cũng như chất lượng rừng lên cao hơn.
Dựa vào kết quả nghiên cứu xuất xứ của Trung tâm khoa học sản xuất Lâm
nghiệp Đông Nam Bộ, đề tài đã tiến hành các phương pháp điều tra, đánh giá và so

sánh sinh trưởng về một số chỉ tiêu định lượng nhằm chọn ra một số xuất xứ tốt tại
Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát để chọn ra dòng cụ thể
phù hợp cho vùng này. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chọn cây trội đối với loài Bạch đàn
chưa có mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chung cho cây rừng. Vì vậy đề tài cũng đề xuất
một số chỉ tiêu cụ thể cho loài này.

16


×