Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SAM PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SAM PHÚ

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGÀNH
:
KHÓA
:

TP.HCM, 07/2010
i

ĐỖ NGUYÊN THẢO
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2006 - 2010


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===oOo===


**************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: ĐỖ NGUYÊN THẢO

MSSV: 06149065

Khoá học: 2006 – 2010

Lớp : DH06QM

1. Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SAM PHÚ
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây :
• Nghiên cứu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.Tìm
hiểu về ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 và tình hình áp dụng tại
Việt Nam và trên thế giới.
• Tổng quan về các vấn đề môi trường của công ty cổ phần nhựa Sam Phú .
• Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần
nhựa Sam Phú .
• Kết luận và kiến nghị .
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu : tháng 03/2010
Kết thúc: tháng 07/2010
4. Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Th.S HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày

tháng


năm 2010

Ngày

Ban chủ nhiệm khoa

tháng

năm 2010

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Hoàng Thị Mỹ Hương
ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha Mẹ và Gia đình – những
người đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người .
Tiếp theo, xin gửi lời tri ân đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi thực hiện
Khóa Luận Tốt Nghiệp này :
- Cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận .
- Tất cả các Thầy Cô khoa Tài Nguyên và Môi Trường đã hết lòng giảng dạy,
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong suốt thời gian học .
- Ban Giám đốc công ty Nhựa Sam Phú đã cho phép và hỗ trợ tôi thực hiện
khóa luận tại Công ty .
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên .


Sinh viên thực hiện

Đỗ Nguyên Thảo

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đất nước ta vẫn đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, song song với những cơ hội kinh doanh mở ra
càng nhiều thì đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,…. phải tăng cường áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là những công nghệ quản lý tiên tiến để nâng
cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường .
Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường như : ISO 9000,
ISO 14000, HACCD,… trong đó ISO 14000 đã trở thành chuẩn mực quốc tế về hệ
thống quản lý môi trường, được áp dụng ở rất nhiều quốc gia ( hơn 150 quốc gia ) đã
cho được những kết quả hết sức khả quan cùng với khả năng hội nhập rất nhanh với
nền kinh tế toàn cầu .
Để hiểu rõ hơn việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho một
doanh nghiệp cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả
công tác bảo vệ môi trường, tôi quyết định thực hiện đề tài : “ Xây dựng hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty cổ phần nhựa Sam Phú “
cho khóa luận của mình .
Nội dung đề tài gồm có 5 chương :
¾ Chương Mở đầu : đưa ra lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu và giới hạn của
đề tài .
¾ Chương 1 : Tổng quan, giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO
14001, tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam ,
những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
¾ Chương 2 : Nội dung và Phương pháp nghiên cứu, trình bày đối tượng, nội

dung, địa điểm, thời gian nghiên cứu và những phương pháp nghiên cứu được
áp dụng cụ thể vào công ty.
¾ Chương 3 : Kết quả và Thảo luận theo từng nội dung của hệ thống quản lý môi
trường ISO 14001:2004 .
¾ Chương 4 : Kết luận và Kiến nghị, đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc thực
hiện việc bảo vệ môi trường tại Công ty nhựa Sam Phú .
iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................................... IV
MỤC LỤC ................................................................................................................................ V
DANH SÁCH KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. VII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... IX
CHƯƠNG: MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 2
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ............................ 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000 ............... 3
1.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .................................................................... 3
1.1.3 Nội dung .................................................................................................................... 4
1.1.4 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000.............................................. 5
1.1.5 Lợi ích khi áp dụng ISO 14001:2004 ....................................................................... 5
1.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ................ 6

1.2.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới ...................................................... 6
1.2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam .................................................... 7
1.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam ............................ 7
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA SAM PHÚ ......................................................... 11
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................... 11
1.3.2 Vị trí địa lý............................................................................................................... 11
1.3.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................... 11
1.3.4 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................... 11
1.3.5 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty .......................................................... 12
1.3.6 Quy trình sản xuất tại Công ty ................................................................................. 13
1.3.7 Hiện trạng môi trường tại Công ty .......................................................................... 14
1.3.8 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty ............................................... 18
1.3.9 Sự cần thiết xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty ..... 21
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 22
2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ........................................ 22
2.1.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện ............................................................... 22
2.1.2 Mục đích phương pháp ............................................................................................ 22
2.1.3 Kết quả..................................................................................................................... 23
2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY...................... 23
2.2.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện ............................................................... 23
2.2.2 Mục đích phương pháp ............................................................................................ 24
2.2.3 Kết quả..................................................................................................................... 24
v


2.3 XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 .................................. 25
2.3.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện ............................................................... 25
2.3.2 Mục đích phương pháp ............................................................................................ 25
2.3.3 Kết quả..................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 27

3.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG (ĐIỀU KHOẢN 4.1) ............................................................. 27
3.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT ............................................................................ 27
3.1.2 Thành lập Ban ISO .................................................................................................. 27
3.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CÔNG TY (ĐIỀU KHOẢN 4.2) ............ 27
3.2.1 Sự cam kết của Ban lãnh đạo................................................................................... 27
3.2.2 Thực hiện chính sách môi trường ............................................................................ 28
3.2.3 Kiểm tra chính sách ................................................................................................. 28
3.3 LẬP KẾ HOẠCH (ĐIỀU KHOẢN 4.3).......................................................................... 29
3.3.1 Xác định các khía cạnh môi trường (Điều khoản 4.3.1):......................................... 29
3.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác (Điều khoản 4.3.2) .......................................... 32
3.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và xây dựng chương trình môi trường (Điều khoản 4.3.3) ........ 34
3.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH (ĐIỀU KHOẢN 4.4).................................................... 36
3.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (Điều khoản 4.4.1) ......................... 36
3.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức (Điều khoản 4.4.2) ................................................ 37
3.4.3 Trao đổi thông tin (Điều khoản 4.4.3) ..................................................................... 39
3.4.4 Tài liệu (Điều khoản 4.4.4) ...................................................................................... 42
3.4.5 Kiểm soát tài liệu (Điều khoản 4.4.5)...................................................................... 44
3.4.6 Kiểm soát điều hành ( Điều khoản 4.4.6) ................................................................ 44
3.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp (Điều khoản 4.4.7)...... 46
3.5. KIỂM TRA (ĐIỀU KHOẢN 4.5) .................................................................................. 48
3.5.1 Giám sát và đo lường (Điều khoản 4.5.1) ............................................................... 48
3.5.2 Đánh giá mức độ tuân thủ (Điều khoản 4.5.2) ........................................................ 50
3.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa (Điều khoản 4.5.3)........ 50
3.5.4 Kiểm soát hồ sơ (Điều khoản 4.5.4) ........................................................................ 53
3.5.5 Đánh giá nội bộ (Điều khoản 4.5.5) ........................................................................ 54
3.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO (ĐIỀU KHOẢN 4.6) ..................................................... 56
3.6.1 Xác định tần suất họp .............................................................................................. 56
3.6.2 Xác định chương trình họp ...................................................................................... 56
3.6.3 Chuẩn bị cuộc họp ................................................................................................... 57
3.6.4 Triển khai cuộc họp ................................................................................................. 57

3.6.5 Kết thúc cuộc họp và phân công hoạt động ............................................................. 57
3.6.6 Lưu tài liệu-hồ sơ..................................................................................................... 58
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 59
4.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 59
4.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 61

vi


DANH SÁCH KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TC 207
ISO
HTQLMT/EMS
HTQLCL
TGĐ
ĐDLĐ
EMR
CTMT
PCCC
CTR
CTNH
CTRSH
CTRNH
CSMT
KPH
HĐKPPN
KCMT
KCMTĐK

KSĐH
MSDS
NVL
PTNMT
TCVN
TL
YCPL
TTLL

Uỷ ban kỹ thuật 207
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống quản lý chất lượng
Tổng giám đốc
Đại diện lãnh đạo
Đại diện lãnh đạo về môi trường
Chương trình môi trường
Phòng cháy chữa cháy
Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn nguy hại
chính sách môi trường
Không phù hợp
Hành động khắc phục phòng ngừa
Khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường đáng kể
Kiểm soát điều hành
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
Nguyên vật liệu

Phòng tài nguyên và môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài liệu
Yêu cầu pháp luật
Thông tin liên lạc

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO 14001:2004 nhiều nhất trên thế giới tính
đến cuối tháng 12 năm 2008 ............................................................................................6
Bảng 1.2: Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004 ...............................................10
Bảng1.3: Danh mục hoá chất.........................................................................................12
Bảng 1.4: Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải sản xuất của Công ty Sam Phú….14
Bảng 1.5: Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí thải của Công ty Sam Phú……………..15
Bảng 1.6: Khối lượng và thành phần chất thải nguy hại ...............................................17
Bảng 3.1: Danh sách các KCMT đáng kể của Công Ty Sam Phú. ...............................30
Bảng 3.2: Phương pháp nhận dạng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ...........32

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
 

Hình 1.1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ...................................4 
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất của Công Ty Sam Phú ...........................................13 


ix


Chương
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật tiên tiến và nền công nghiệp
hiện đại đã kéo theo tác động rất lớn đến môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên và kèm theo đó
là hàng loạt sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu
và cuối cùng là sự suy thoái chất lượng cuộc sống con người. Đó là hậu quả của việc áp dụng
các chính sách không thân thiện với môi trường
Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Môi trường ngày càng bị ô
nhiễm nghiêm trọng do việc sử dụng tài nguyên không hợp lý, hiệu quả . Hơn nữa,Việt Nam
đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, phải tuân thủ luật lệ của thế giới, trong đó có
liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên. Chính vì vậy, việc áp dụng hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 vào doanh nghiệp là một trong những
cách lựa chọn tối ưu để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Nhựa Sam Phú có trụ sở tại Khu Công nghiệp Long Thành tỉnh Đồng
Nai là một công ty chuyên kinh doanh về các sản phẩm nhựa dân dụng, trong đó chủ yếu là ống
nhựa. Bên cạnh chú trọng việc sản xuất, Công ty cũng rất quan tâm tới các vấn đề môi trường
của Công ty mình, tuy nhiên hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường của
Công ty chưa cao. Nhằm giúp Công ty tiết kiệm chi phí cũng như đạt hiệu quả tốt hơn trong
công tác bảo vệ môi trường tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ Phần Nhựa Sam
T1


Phú”, Bộ Tiêu Chuẩn quốc tế ISO 14001 thể hiện một phương pháp khoa học nhằm thực hiện
một cách hiệu quả nhất công tác quản lý môi trường tại Công ty.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

™ Đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty.
™ Tăng cường hiệu lực quản lý môi trường của Công ty thông qua HTQLMT ISO
14001:2004 và cách thức triển khai xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn này.
™ Hỗ trợ Công ty trong việc bảo vệ môi trường, kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm do các
hoạt động sản xuất.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
™ Đánh giá yêu cầu và khả năng áp dụng ISO 14001 : 2004 tại Công ty.
™ Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
™ Khảo sát hiện trạng môi trường của Công ty và xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 để vận hành và áp dụng tại công ty.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
™ Đối tượng nghiên cứu : Các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và các phòng ban tại Công ty
Cổ Phần Nhựa Sam Phú.
™ Địa điểm nghiên cứu : Tại Công ty Cổ phần nhựa Sam Phú, đường số 2, Khu công
nghiệp Long Thành, Đồng Nai .
™ Thời gian nghiên cứu : 10/03/2010 đến 10/06/2010
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian đề tài ngắn nên chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống tài liệu của tiêu
chuẩn ISO, chưa có điều kiện để áp dụng vào thực tiễn của Công ty. Do đó, đề tài chưa tính
toán đến chi phí và cũng chưa đánh giá được hiệu quả của áp dụng của kế hoạch, chương trình
đề ra trong đề tài.

T2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001-HTQLMT - Quy định và hướng dẫn sử dụng là một

trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường do Ủy ban kỹ thuật 207 (TC
207) của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành phiên bản đầu tiên vào năm
1996 (ISO 14001:1996). Ngày 15/11/2004 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành phiên bản
thứ 2 của tiêu chuẩn ISO 14001 mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho ISO 14001:1996.
Phiên bản mới này được sử dụng cho đến nay và không có sự thay đổi lớn về nội dung so với
phiên bản cũ mà chủ yếu là làm rõ hơn các yêu cầu và tăng cường tính tương thích với tiêu
chuẩn ISO 9001: 2000 - Hệ thống quản lý chất lượng.
1.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và
kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu kinh tế xã hội. Bao gồm những mục đích cụ thể sau:
- Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt
động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
- Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình
có thể đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu pháp luật.
- ISO 14000 cố gắng đạt mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức “ các yếu tố của
một HTQLMT hiệu quả”.

T3


- ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một
cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm
vi hoạt động của tổ chức.
1.1.3 Nội dung
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với một HTQLMT mà Công
ty nào áp dụng thực hiện sẽ điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lực, văn hóa và hoạt động của
mình.Điểm nổi bật trong HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là sự cải tiến liên tục nhằm
nâng cao và cải thiện hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời ngăn ngừa và
giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực do các hoạt động của Công ty gây ra. Mô hình
dưới đây thể hiện rõ nét tính năng cải tiến liên tục của HTQLMT theo Tiêu chuẩn ISO

14001:2004

T4


Hình 1.1 - Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
1.1.4 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá về
sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực:
• Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm ba lĩnh vực:
- Hệ thống quản lý môi trường (EMS).
- Kiểm toán môi trường (EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường. (EPE).
• Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm ba lĩnh vực:
- Ghi nhãn hiệu môi trường ( EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm ( LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS).
1.1.5 Lợi ích khi áp dụng ISO
1.1.5.1 Về mặt thị trường
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi
trường.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng
đồng xung quanh.
1.1.5.2 Về mặt kinh tế
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng. Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung
cấp dịch vụ.
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.

- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
T5


- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm
việc an toàn.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
1.1.5.3 Về mặt quản lý rủi ro
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.Được sự đảm bảo của bên
thứ ba.Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
1.1.5.4 Về mặt pháp lý
- Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường.
- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.
- Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.
- Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp.
1.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới
ISO 14001 : 2004 là tiêu chuẩn cung cấp các yêu cầu cho hệ thống quản lý môi trường,
đây là sự khẳng định liên quan đến toàn cầu của các tổ chức nhằm mang lại hoạt động bền
vững cho môi trường. Tính đến cuối tháng mười hai năm 2008, có ít nhất 188 815 chứng chỉ
ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế. Như vậy năm 2008 tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tăng lên là 34243 ở 155 quốc gia và nền kinh tế so với năm 2007 là 154572 trong
148 quốc gia và nền kinh tế. Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007.


T6


Bảng 1.1: 10 quốc gia nhận chứng chỉ ISO 14001:2004 nhiều nhất trên thế giới tính đến
cuối tháng 12 năm 2008
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

QUỐC GIA

SỐ LƯỢNG
39.195
35.573
16.443
12.922
9.455
7.133
5.709
4.974
4.478

3.884

Trung Quốc
Nhật Bản
Tây Ban Nha
Italia
Vương Quốc Anh
Hàn Quốc
Đức
Mỹ
Thụy Điển
Romania

Nguồn: />1.2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam
Sau 10 năm triển khai ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, chỉ có 230 chứng chỉ
được cấp. Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998. Thời
gian đầu, các Công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là Công ty nước ngoài hoặc
liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp
dụng ISO 14001.
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp cho nhiều loại hình sản xuất kinh
doanh, dịch vụ như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản…), điện tử, hóa chất (dầu khí,
sơn, bảo vệ thực vật), VLXD...
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi
trường còn rất nhỏ bé.
1.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam
1.2.3.1 Thuận lợi
™ Mang lại nhiều lợi ích: tăng sự cạnh tranh trên thị trường, cải thiện quá trình sản xuất,
giảm thiểu chất thải và chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các yêu cầu về pháp luật.
T7



™ Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức quốc tế
- Theo định hướng chiến lược bảo vệ môi trường của chính phủ : 80% cơ sở sản
xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ
ISO 14001
- Nhiều đơn vị trong cả nước đã và đang trực tiếp tham gia vào việc quảng bá,
hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp về cách thức áp dụng, chứng nhận và duy trì
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004.
- Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, các cộng đồng thương mại trên thế giới ngày
càng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Họ đã kết hợp nhau lại và thành lập các
hiệp hội về môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình.
- Nhiều dự án nghiên cứu như: Hệ thống quản lý môi trường (EMS), đánh giá và
chứng nhận ISO 14001:2004 cho HTQLMT tại Thái Lan, Việt Nam, Philipine và
Indonesia với mục đích: nâng cao nhận thức về giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp,
xây dựng năng lực về Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho hơn 200
doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, xi mạ, dệt may và ngành nghề chế biến thực phẩm,
hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai hệ thống ISO 14000 do Đức tài trợ.
™ Hàng rào pháp lý ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn:
- Luật Môi trường ra đời năm 1993 và được sửa đổi bổ sung thành Luật môi trường
năm 2005 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các
cấp, các cơ quan, các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra còn có các hệ thống văn bản dưới luật như : Nghị Định 159 về Quản lý
chất thải rắn, … các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng ngày càng nhiều.
™ Đối với hàng rào thương mại quốc tế
- Các lợi ích về thương mại sẽ là sự hài hoà các nguyên tắc quốc gia, thương hiệu và
phương pháp triển khai, như thế nó sẽ giảm tối thiểu các rào cản thương mại, giảm thiểu
sự rắc rối, giảm thiểu các trở ngại hoạt động xúc tiến. Những rắc rối trên hoàn toàn có thể
dự đoán và ngăn ngừa được.


T8


- Khi áp dụng ISO14000 vào các hoạt động nó sẽ duy trì, nâng cao sự đáp ứng các
yêu cầu của Luật Pháp. Nó sẽ cung cấp nền tảng để hướng đến sự hoàn thiện và chứng
minh sự cam kết đối với hoạt động quản lý môi trường.
1.2.3.2 Khó khăn
™ Chi phí tăng : Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO
14001 là 8 tháng. Và chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 lên đến hàng trăm triệu đồng,
tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp mà có các
chi phí như:
-

Chi phí cho việc xây dựng, vận hành và duy trì một HTQLMT: Việc thực hiện

ISO 14001 nhìn chung sẽ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ khác nhau, vì tiêu chuẩn
áp dụng cho HTQLMT chứ không phải là chỉ tiêu hoạt động. Tuy nhiên yêu cầu về “cải
tiến liên tục” có thể cần đến sau đó. Nếu một doanh nghiệp chuẩn bị “cải tiến liên tục” thì
sẽ phải giảm và thay thế đầu vào và đi theo các thành tựu công nghệ mới .
- Chi phí tư vấn : Kinh nghiệm với việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001
cho thấy các chi phí tư vấn là rất lớn. Các công ty tư vấn cho rằng chi phí tư vấn cho ISO
14000 sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí tư vấn cho ISO 9000 vì nó cần đến chuyên gia
tư vấn có trình độ chuyên môn cao hơn .
- Chi phí cho việc đăng kí với bên thứ ba : Kinh nghiệm với việc áp dụng HTQLCL
theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho thấy là gần 20% chi phí tuân thủ theo tiêu chuẩn là chi phí
cho việc đăng kí với bên thứ ba . Trong trường hợp việc đăng ký kết hợp cả các lệ phí mà
nơi đăng ký phải chi cho chuyên gia đánh giá có trình độ chuyên môn cao. Các doanh
nghiệp thực hiện đồng thời cả hai hệ thống tiêu chuẩn ISO có thể tránh được các chi phí
đăng ký nhiều lần.
™ Thiếu nhận thức và kinh nghiệm thực hiện :

- Về nhận thức:
Ž

Khái niệm này còn mới mẻ đối với doanh nghiệp

Ž

Chưa tiếp cận được thông tin về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình
độ.
T9


Ž

Chưa có kinh nghiệm áp dụng, doanh nghiệp không dám thực hiện.

Ž

Đối với thị trường trong nước, người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được về
HTQLMT nên chưa có áp lực lớn để các doanh nghiệp quan tâm đến việc áp
dụng tiêu chuẩn ISO

- Về kinh nghiệm thực hiện: Thiếu ban chỉ đạo thực hiện dự án, thiếu đội ngũ cán bộ
có trình độ chuyên môn .
™ Mạng lưới cơ quan tư vấn và chứng nhận
- Ngày nay nhu cầu tiếp cận HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của các doanh
nghiệp trong nước ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó, số lượng các
cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận ISO 14001 cũng phải
tăng ngày càng nhiều. Từ đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn một cơ quan tư vấn
hay đánh giá cho hệ thống quản lý môi trường của mình.

- Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng
chuyên môn và các dịch vụ tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn dẫn đến tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các cơ quan này với nhau như: phá giá, chạy đua theo số lượng chứ
không theo chất lượng. Chính những điều này đã gây cản trở cho quá trình xây dựng
HTQLMT của các doanh nghiệp đồng thời còn dẫn đến tình trạng tư vấn sút kém.
Bảng 1.2 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên tổ chức
Quacert
BVC
QMS
SGS
DNV
TUV Reihland – Nord
GIC
Global & BM Trada
AFAQ
BSI

ITS (Intertek)
T10

Xuất xứ
Việt Nam
Anh
Australia
Thuỵ sĩ
Na Uy
Đức
Anh
Thái Lan
Pháp
Anh
Mỹ


12

ABS

Mỹ
Nguồn: ( 06/2006 )

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA SAM PHÚ
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần nhựa Sam Phú được thành lập vào ngày 21/05/2006, là một Công ty con
của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông SACOM.
Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty : Số 3600825946 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 17/07/2006.

Hiện nay Công ty đang lập dự án đầu tư dây chuyền sản xuất phụ kiện phục vụ cho sản
phẩm ống nhựa dân dụng dùng trong ngành nước .
1.3.2 Vị trí địa lý
Địa chỉ: Đường số 2, Khu Công nghiệp Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Phía Đông giáp đất của Khu Công nghiệp Long Thành.
- Phía Tây giáp Công ty Cáp Sài Gòn.
- Phía Nam giáp đất của Khu Công nghiệp Long Thành.
- Phía Bắc tiếp giáp đường nội bộ Khu Công nghiệp (đường số 2).
1.3.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực
tuyến chức năng. Các bộ phận có mối quan hệ với nhau, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định
nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bảo
vệ môi trường...
Sơ đồ cơ cấu nhân sự của Công ty được thể hiện ở Phụ lục 1.1
1.3.4 Cơ sở hạ tầng
™ Diện tích: Công ty được xây dựng trên mặt bằng với diện tích 23000m2, được chia làm
2 khu vực chính :
- Phân xưởng sản xuất : 15000m2
- Khối văn phòng : 8000m2
™ Giao thông vận tải: Công ty có 3 xe tải chuyên dụng để vận chuyển sản phẩm ống nhựa
có tải trọng từ 1,2 - 10 tấn và 1 xe khách 7 chổ. Đường giao thông nội bộ trong Công ty được
T11


thiết kế hài hòa với cảnh quan, mặt đường được cán bê tông nhựa để thuận tiện cho các xe ra
vào.
™ Hệ thống cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh
doanh, sinh hoạt trong Công ty được cung cấp từ hồ chứa nước của khu công nghiệp Long
Thành, Đồng Nai.
™ Hệ thống cấp điện: Toàn bộ hoạt động của Công ty sử dụng điện lưới quốc gia thông

qua trạm biến áp 1250KVA có tại khu vực. Ngoài ra Công ty còn bố trí một máy phát điện dự
phòng.
1.3.5 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
™ Sản phẩm: Công ty cổ phần Nhựa Sam Phú chuyên sản xuất, kinh doanh các loại sản
phẩm ống nhựa luồn cáp ngành viễn thông, điện lực; ống nhựa cấp thoát nước công nghiệp và
dân dụng.
™ Nguyên liệu sản xuất:
- Hạt nhựa : Nhập từ công ty TNHH nhựa hóa chất Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu,
công ty TNHH nhựa và hóa chất TPC Vina, khu Gò Dầu, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai.
- Các chất phụ gia : chất tạo màu, chất kết dính.
- Mực in.
™ Hóa chất sản xuất: Các hoá chất sử dụng trong Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3: Danh mục hoá chất
Tên hoá chất
Bột nhựa
Bột đá
Chất bôi trơn
Chất ổn định
Màu

Nhu cầu sử dụng
1300
400
15
2
3,5

Đơn vị tính
Tấn/năm

Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm

™ Nhu cầu điện : Điện được sử dụng cho các máy móc phục vụ trong sản xuất cũng như
nhu cầu chiếu sáng nhà xưởng, văn phòng và sinh hoạt của công nhân (1,0 - 1,5 triệu kW/năm).
Khu vực tiêu thụ điện năng nhiều nhất là phân xưởng sản xuất với các loại máy móc thiết bị
T12


chuyên dùng như máy trộn (gồm: Máy trộn nóng và máy trộn nguội), máy đùn, máy kéo, máy
cắt ,…..
™ Nhu cầu nước : Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
sinh hoạt trong Công ty (550m3/năm) được cung cấp từ hồ chứa nước của khu công nghiệp
Long Thành, Đồng Nai và được hoàn lưu trong quy trình sản xuất, có hồ chứa nước cho mục
đích sản xuất và sinh hoạt riêng.
™ Thị trường của Công ty: Sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng trong
nước, chủ yếu tại miền tây và các tỉnh thuộc cao nguyên ( Gia Lai, Đắc Lắc,… )
™ Vai trò, vị trí của Công ty đối với sự phát triển kinh tế - xã hội : Cùng với sự phát
triển ổn định của mình Công ty đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ ổn
định cuộc sống, làm cho họ an tâm làm việc, tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng
tốt, làm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.3.6 Quy trình sản xuất tại Công ty
1.3.6.1 Máy móc, thiết bị trong phân xưởng
Máy móc thiết bị trong phân xưởng được thể hiện ở Phụ lục 1.2
1.3.6.2 Quy trình sản xuất
™ Quy trình công nghệ sản xuất thể hiện ở hình 1.2 sau đây:
Kiếm tra NL


Nguyên liệu

Bụi, mùi

Thùng chứa nguyên liệu

Bụi, mùi

Máy trộn

Bụi,nhiệt

Xilo
Phễu chứa
Máy đùn T13
Thùng VACUUM

Mùi, chất thải
rắn, nhiệt


Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty Sam Phú
™ Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất được thể hiện ở (Phụ lục 1.3)
1.3.7 Hiện trạng môi trường tại Công ty
1.3.7.1 Nước thải
™ Nước thải sinh hoạt:
Nhu cầu sử dụng nước của cán bộ công nhân viên trong Công ty khoảng 1,5m3/ ngày
đêm và cũng phát sinh lượng nước thải tương đương. Thành phần các chất gây ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn gây
bệnh,…

™ Nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất chủ yếu từ quá trình làm nguội ống trước khi đưa vào máy hút chân
không (phát sinh ở giai đoạn nối ống từ máy đùn đến máy hút chân không ban đầu). Lượng
T14


nước thải này cũng không đáng kể chỉ khoảng 0,5 m3/tuần. Nước thải ra được hoàn lưu trong
quy trình sản xuất, sau 1 tuần sẽ xả thải 1 lần ra hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung của
KCN Long Thành.
Bảng 1.4 Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải sản xuất của Công ty Sam Phú
TT

Chỉ tiêu

1

pH

2

Chất rắn lơ lửng

3

Đơn vị

Kết quả phân tích

TCVN 5945-2005
Tiêu chuẩn loại B


6,3

5,5 – 9

mg/l

42

100

COD

mg/l

51

80

4

BOD5

mg/l

22

50

5


Tổng Nitơ

mg/l

10

30

6

Tổng photpho

mg/l

0,5

6

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường của Công ty Nhựa Sam Phú tháng 12/2009
* Ghi chú: TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
1.3.7.2 Khí thải
Toàn bộ dây chuyền sản xuất của Công ty chủ yếu sử dụng năng lượng điệnÆ sự phát
thải các khí: CO2, SO2, NOx … hầu như không đáng kể.
Thành phần trong khí thải của công ty chủ yếu là bụi. Theo khảo sát, nguồn phát sinh
nhiều bụi tại những khu vực sau:
- Khâu vận chuyển nguyên liệu đến cơ sở sản xuất của nhà máy và vận chuyển đến
thùng chứa.
- Tại vị trí lưu trữ nguyên liệu (đặc biệt là các bao chứa hạt nhựa).
- Mở bao để đổ nguyên liệu vào thùng chứa.

- Khâu trộn nguyên liệu thủ công tại thùng chứa.
- Tại phễu chứa của máy trộn.
- Tại máy cắt.
- Tại máy băm các phế phẩm để tái sử dụng.
T15


Ngoài ra một số khí như : CO2, SO2, NOx … phát tán vào không khí từ hoạt động giao
thông vận tải, xe chuyên chở nguyên liệu, vật tư và sản phẩm ống nhựa cho nhà máy.
Bảng 1.5 Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí thải của Công ty Sam Phú

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

TCVN

Kết quả

TCVN

phân tích

5939-2005

phân tích


5937-2005

(1)

Cột A

(2)

Tb 1 giờ

1

Bụi lơ lửng

mg/m3

0,32

400

0,16

0,3

2

Khí SO2

mg/m3


0,08

1500

0,05

0,35

3

Khí NO2

mg/m3

0,075

1000

0,03

0,2

4

Khí CO

mg/m3

0,077


1000

0,3

30

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường của Công ty Nhựa Sam Phú tháng 12/2009
* Ghi chú:
Ž

TCVN 5937:2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh.

Ž

TCVN 5939-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi
và các chất vô cơ.

Ž

(1): Vị trí lấy mẫu trong phân xưởng sản xuất so sánh với TCVN 5939-2005.

Ž

(2): Vị trí lấy mẫu trước cổng bảo vệ so sánh với TCVN 5937-2005.

1.3.7.3 Chất thải rắn
™ Chất thải rắn thông thường : gồm CTR sinh hoạt và CTR sản xuất không nguy hại
Ž


CTR sinh hoạt là các loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của
công nhân viên trong công ty. Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các hợp chất
hữu cơ, bao bì thực phẩm, giấy vụn, nylon, thức ăn thừa của công nhân viên. Lượng chất
thải này sinh ra mỗi ngày khoảng 4kg.

Ž

CTR sản xuất không nguy hại sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy, chủ yếu là
các ống nhựa lỗi, ống nhựa cháy, bao chứa nguyên liệu đã qua sử dụng, bột nhựa rơi vãi
từ khâu cắt, băm, đổ nguyên liệu… Lượng chất thải này sinh ra mỗi ngày khoảng 12kg.
T16


×