Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CÓI (Cyperus malaccensis Lamk.) TRỒNG TẠI CẦN ĐƯỚC - LONG AN NĂM 2009 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.49 KB, 80 trang )

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CÓI (Cyperus malaccensis Lamk.)
TRỒNG TẠI CẦN ĐƯỚC - LONG AN
NĂM 2009 – 2010

Tác giả

CAO PHƯƠNG BÌNH

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng
kỹ sư nông nghiệp ngành Nông Học

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. LÊ TRỌNG HIẾU

Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM TẠ

Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ, các cô chú, anh em trong gia đình đã vun
đắp tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để con được thành quả ngày
hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, ban Chủ nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn gia đình ông Lê Hoàng Sơn thường trú tại xã Long Định,
huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn ThS. Lê Trọng Hiếu, giảng viên khoa Nông học, trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ


tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thành viên lớp Nông học 32 trong khoảng thời gian từ
tháng 08/2009 đến tháng 07/2010 đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
khoá luận.

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 08/2010
Người viết

Cao Phương Bình

ii


TÓM TẮT
Cao Phương Bình, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010.
Đề tài: “Ảnh hưởng một số công thức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây
cói (Cyperus malaccensis Lamk.) năm 2009 – 2010 trồng tại Cần Đước – Long An”.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Trọng Hiếu.
Thí nghiệm đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 08/2009 đến
tháng 07/2010 tại Cần Đước – Long An. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ
hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, gồm sáu nghiệm thức và ba lần lặp lại.
Nghiệm thức 1: 30kgN + 20kgP2O5 + 30kgK2O
Nghiệm thức 2: 60kgN + 40kgP2O5 + 60kgK2O
Nghiệm thức 3: 90kgN + 60kgP2O5 + 90kgK2O
Nghiệm thức 4: 120kgN + 80kgP2O5 + 120kgK2O
Nghiệm thức 5: 150kgN + 100kgP2O5 + 150kgK2O
Nghiệm thức 6 : 180kgN + 120kgP2O5 + 180kgK2O.
Chiều cao cây đạt được trong vụ một cao nhất nghiệm thức 6 (222,66 cm), thấp
nhất ở nghiệm thức 1 (190,33 cm), vụ hai chiều cao cây thấp hơn vụ một có chiều cao
cao nhất ở nghiệm thức (190,26 cm), nghiệm thức 1 (167,36 cm).

Số nhánh hữu hiệu cây cói ngắn trong vụ một, nghiệm thức có số nhánh hữu
hiệu cói ngắn cao nhất là nghiệm thức 5 (311,3 nhánh/m2), nghiệm thức 3 có số nhánh
hữu hiệu cói ngắn thấp nhất (221,7 nhánh/m2). Trong vụ hai nghiệm thức 2 (313,3
nhánh/m2) đạt số nhánh cao nhất, nghiệm thức 5 (201,7 nhánh/m2) có số nhánh hữu
hiệu thấp nhất.
Số nhánh hữu hiệu cây cói dài trong vụ một đạt cao nhất ở nghiệm thức 6
(598,3 nhánh/m2), thấp nhất ở nghiệm thức 1 (486,3 nhánh/m2). Trong vụ hai nghiệm
thức 6 (504,3 nhánh/m2) đạt số nhánh cao nhất, nghiệm thức 1 (247,0 nhánh/m2) có số
nhánh hữu hiệu thấp nhất.

iii


Trọng lượng chất khô thực thu cây cói ngắn: trong vụ một nghiệm thức 4
(120 – 80 – 120) đạt năng suất thực thu cây cói ngắn 12,16 kg/30 m2 cao nhất, nghiệm
thức 1 (30 – 20 – 30) thấp nhất 7,45 kg/30 m2. Vụ hai nghiệm thức 2 (60 – 40 – 60) có
năng suất thực thu cây cói ngắn cao nhất 5,90 kg/30 m2, nghiệm thức 3 (90 – 60 – 90)
có năng suất thấp nhất 2,63 kg/30 m2.
Trọng lượng chất khô thực thu cây cói dài: vụ một nghiệm thức 6 đạt
(26,47 kg/30 m2), nghiệm thức 5 đạt (25,17 kg/30 m2) có năng suất cao nhất, nghiệm
thức 1 đạt (18,52 kg/30 m2) có năng suất thực thu thấp nhất. Vụ hai nghiệm thức 6 đạt
(19,13 kg/30 m2), nghiệm thức 4 (17,50 kg/30 m2) , nghiệm thức 5 (18,83 kg/30 m2) có
năng suất cao hơn so với nghiệm thức 1 (30 – 20 – 30) đạt năng suất thực thu cây cói
dài thấp nhất 8,66 kg/30 m2.
Lợi nhuận: tính trên ô thí nghiệm 30 m2 trong cả hai vụ nghiệm thức 6
(180 – 120 – 180) đạt cao nhất 229.025 VNĐ, nghiệm thức 5 (150 – 100 – 150) đạt
223.194 VNĐ, thấp nhất ở nghiệm thức 1 (30 – 20 – 30) lợi nhuận thu được 77.957
VNĐ

iv



MỤC LỤC

Trang tựa.......................................................................................................................i
Lời cảm tạ . ...................................................................................................................ii
Tóm tắt ..........................................................................................................................iii
Mục lục .........................................................................................................................v
Danh sách các bảng ......................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................x
Danh sách các hình .......................................................................................................xi

Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.2 Mục đích – Yêu cầu ................................................................................................2
1.2.1 Mục đích ..............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Sơ lược về cây cói ..................................................................................................3
2.2 Tình hình sản xuất cói trên thế giới ........................................................................4
2.3 Tình hình sản xuất cói trong nước hiện nay ...........................................................5
2.3 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................................9
2.3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................9
2.3.2 Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất ..............................................................10
2.3.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................................12
2.4 Điều kiện và các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cói .............................12
2.4.1 Thời kỳ nảy mầm .................................................................................................13
v



2.4.2 Thời kỳ đâm tiêm và đẻ nhánh ............................................................................13
2.4.3 Thời kỳ cây cói vươn cao ....................................................................................14
2.4.4 Thời kỳ ra hoa và chín .........................................................................................14
2.5 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng ....................................................................14
2.5.1 Nguyên tố đạm (N) ..............................................................................................14
2.5.2 Nguyên tố lân (P).................................................................................................16
2.5.3 Nguyên tố kali (K) ...............................................................................................17
2.6 Xác định tỷ lệ giữa các loại phân bón và thời kỳ bón phân ...................................18
2.6.1 Tỷ lệ bón phân .....................................................................................................18
2.6.2 Thời kỳ bón phân .................................................................................................19
2.7 Một số sản phẩm được làm từ cây cói ....................................................................20
2.7.1 Chiếu chẻ .............................................................................................................20
2.7.2 Chiếu se đan ........................................................................................................20
2.7.3 Thảm cói và một số sản phẩm khác ....................................................................20

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 21
3.1 Thời gian và điều kiện thí nghiệm ..........................................................................21
3.1.2 Thời gian..............................................................................................................21
3.1.3 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................21
3.1.4 Điều kiện thời tiết ................................................................................................22
3.1.5 Điều kiện đất đai ở khu thí nghiệm .....................................................................22
3.2 Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................23
3.2.1 Thiết kế thí nghiệm ..............................................................................................23
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................24
3.3 Các chỉ tiêu tiến hành theo dõi ...............................................................................24
3.3.1 Chiều cao cây ......................................................................................................24
vi



3.3.2 Số nhánh (tiêm) hữu hiệu ....................................................................................25
3.3.3 Trọng lượng chất tươi và sự tích lũy chất tươi ....................................................25
3.3.4 Trọng lượng chất khô và sự tích lũy chất khô .....................................................25
3.3.5 Lượng toán hiệu quả kinh tế ................................................................................25
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 26
4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao ............................................................................26
4.2 Khả năng đẻ nhánh của cây cói (số nhánh/m2) ......................................................28
4.3 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ............................................................30
4.4 Trọng lượng chất tươi và sự tích lũy chất xanh của cây cói...................................33
4.5 Trọng lượng chất khô của cây cói ..........................................................................36
4.5.1 Trọng lượng chất khô cây cói trong một m2 .......................................................36
4.5.2 Trọng lượng chất khô lý thuyết của cây cói ........................................................38
4.5.3 Trọng lượng chất khô thực thu của cây cói ........................................................39
4.6 Tỷ lệ giữa số nhánh hữu hiệu và trọng lượng của cây cói trên một m2 .................41
4.7 Tình hình sâu bệnh hại ...........................................................................................42
4.8 Lượng toán hiệu quả kinh tế trong hai vụ ..............................................................43

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 44
5.1 Kết luận...................................................................................................................44
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 46
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 48
Phụ lục 1 : Hình ảnh thí nhiệm .....................................................................................48
Phụ lục 2 : Lượng toán hiệu quả kinh tế.......................................................................49
vii



Phụ lục 3 : Quy trình kỹ thuật ......................................................................................49
Phụ lục 4 : Xử lý số liệu ...............................................................................................51
Xử lý số liệu vụ một tháng 08/2009 – tháng 01/2010 ..................................................51
Xử lý số liệu vụ hai tháng 01/2010 – tháng 07/2010 ...................................................60

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến sản lượng cói Nga Sơn 2003 – 2007 ............................................7
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây cói Việt Nam những năm gần đây .......9
Bảng 3.1. Lượng mưa và nhiệt độ từ 01/08/2009 đến 31/05/2010 ................................22

Bảng 3.2. Kết quả phân tích đất trước khi trồng .........................................................23
Bảng 4.1. Chiều cao cây vụ một tháng 08/2009 – tháng 01/2010 (cm/cây) ................26
Bảng 4.2. Chiều cao cây cói vụ hai tháng 01/2010 – tháng 01/2009 (cm/cây) ...................... 27

Bảng 4.3. Số nhánh hữu hiệu cây cói ngắn (chiều cao < 1,6 m) ..................................28
Bảng 4.4. Số nhánh hữu hiệu cây cói dài (chiều cao >1,6 m ) .....................................29
Bảng 4.5. Kết quả phân tích đất sau trồng của khu thí nghiệm trong hai vụ ...............32
Bảng 4.6. Trọng lượng chất tươi cây cói ngắn trong một m2 ......................................34
Bảng 4.7. Trọng lượng chất tươi cây cói dài trong một m2 .........................................35
Bảng 4.8. Trọng lượng chất khô cây cói ngắn trong một m2 .......................................36
Bảng 4.9. Trọng lượng chất khô cây cói dài trong một m2 ..........................................37
Bảng 4.10. Trọng lượng chất khô lý thuyết của cây cói trong hai vụ ..........................38
Bảng 4.11. Trọng lượng chất khô thực thu của cây cói ngắn .......................................39
Bảng 4.12. Trọng lượng chất khô thực thu của cây cói dài ..........................................40
Bảng 4.13. Tỷ lệ số nhánh hữu hiệu và trọng lượng trong hai vụ trên một m2 ...........44
Bảng 4.14. Lợi nhuận thu được trong vụ một (tháng 08/2009 – tháng 01/2010) ........43
Bảng 4.15. Lợi nhuận thu được trong vụ hai (tháng 01/2010 – tháng 07/2010) ..........43


ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức

STT

Số thứ tự

NSCN

Ngày sau cắt ngọn

ĐVT

Đơn vị tính

RCBD

Randomized Complete Block Design

VNĐ

Việt Nam đồng

CV


Coefficient of Variation

LSD

Least Significant Difference Test

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 7.1. Toàn cảnh khu thí nghiệm 75 NSCN ...........................................................48
Hình 7.2. Thu hoạch cói trong một m2 .........................................................................48
Hình 7.3. Sản phẩm cói sau thu hoạch .........................................................................48

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cói (Cyperus malaccensis Lamk.) hay còn gọi là cây lác đây là cây lấy sợi
được trồng chủ yếu ở của vùng ven biển nhiệt đới. Cây cói có nhiều công dụng như
thân dùng để dệt chiếu, được dùng làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (giầy, dép, mũ,
võng, hộp, thảm). Ngoài ra người nông dân có thể tận dụng những loại cói ngắn, xấu
có thể dùng lợp nhà, cói phế phẩm xay thành bột làm nguyên liệu giấy, bìa cứng. Sản
phẩm cói không chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa mà còn hướng tới thị trường xuất
khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Trong khi đó vấn đề cung cấp
các nguyên tố dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây cói một cách đầy đủ và
cân đối còn ít được quan tâm thời gian vừa qua. Người nông dân chủ yếu bón phân

cho cây cói là các loại phân có chứa đạm ở các liều lượng khác nhau theo kinh nghiệm
là chủ yếu trong khi đó việc cung cấp cho cây cói các nguyên tố đa lượng còn lại là
P2O5, K2O còn ít được quan tâm và nghiên cứu trong thời gian vừa qua.
Để góp phần cải thiện những vấn đề còn gặp phải trong việc canh tác cây cói,
đặc biệt là trong việc thâm canh tăng năng suất cho cây cói, đề tài“Ảnh hưởng một số
công thức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây cói
(Cyperus malaccensis Lamk.) trồng tại Cần Đước - Long An năm 2009 – 2010”, đã
được tiến hành nhằm đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất của cây cói ở
các công thức phân bón khác nhau nhằm tìm ra được công thức phân bón thích hợp
nhất cho cây cói ở tỉnh Long An, và mang lại được hiệu quả kinh tế cho người trồng
cói tại đây.

1


1.2 Mục đích – Yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Thí nghiệm đã được tiến hành để có thể tìm ra được công thức phân bón thích
hợp cho cây cói, nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người trồng cói tại
Cần Đước – Long An.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá được sự ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng và
năng suất của cây cói.
1.3 Giới hạn đề tài
Chỉ quan tâm đến sự ảnh hưởng của liều lượng N – P – K ở các công thức phân
bón khác nhau đến sự sinh trưởng và năng suất của cây cói trong một khoảng thời gian
nhất định.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cói
Cây cói dùng để dệt chiếu cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác thuộc
họ cói (Cyperaceae). Theo sách Vân Đài Loạn Ngữ của Lê Quý Đôn, cách đây hơn 5
thế kỉ, nhân dân ta đã biết trồng cây cói làm nguyên liệu dệt chiếu. Nghề dệt chiếu có
từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) do Phạm Đôn Lễ đưa về từ Quảng Tây (Trung
Quốc).
Cây cói (Cyperus malaccensis Lamk.) có thể là sản phẩm đặc biệt của vùng ven
biển nhiệt đới, vì theo điều tra thì ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản thường trồng
cây cói không chẻ thuộc họ Bấc (Juncacea). Ngoài ra còn trồng các loài trồng phổ
biến trong sản xuất là cói bông trắng (Cyperus tojet jormis) và cói bông nâu (Cyperus
corymborus)
Cây cói thuộc lớp thực vật một lá mầm (Monocotylendones hay Liliopsida),
trong đó có chi Cyperus, chi Eleocharis và Fimbristylis gồm các cây cói trồng cũng
như các giống cói hoang dại. Họ cói có khoảng 70 chi với khoảng 4.000 loài, phân bố
rộng rãi khắp nơi ở các nước nhiệt đới châu Á, Nam Mỹ, mọc hầu hết các vùng đất ẩm
ướt, vùng phù sa bồi lấp gần các cửa sông ven biển. Tại Việt Nam, họ cói có 28 chi và
gần 400 loài, chiếm khá nhiều trong các loại cỏ thường gặp, việc phân biệt các loại này
gặp không ít khó khăn bởi vì nó rất giống nhau, các tài liệu mô tả cũng không đồng
nhất. Cây cói thường mọc hoang dại và sau đó được người nông dân đưa vào canh tác
ở các vùng ven biển trong phạm vi phân bố rộng ở nước ta, theo Nguyễn Tất Cảnh và
ctv.(2008) Việt Nam có 26 tỉnh và thành phố trồng được cây cói tập trung chủ yếu ở
khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, khu vực đồng bằng
sông Cửu Long.

3



Cây cói là thực vật một lá mầm trổ hoa, nhìn tương đối giống cỏ và cỏ bấc. Cây
thân cỏ sống lâu năm, ít khi một năm, thường mọc ở chỗ ẩm ướt. Thân rễ nằm dưới
đất, thân khí sinh không phân đốt, tiết diện ngang hình tam giác hay tròn. Lá có bẹ ôm
lấy thân mọc ra từ gốc, hai mép của bẹ thường dính nhau thành ống, lá xếp thành ba
dãy theo thân. Hoa nhỏ, mọc thành bông nhỏ ở kẽ một lá bắc, những bông nhỏ này lại
tập hợp lại thành bông, chùm, hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió. Bao hoa
dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, từ 1 đến 6 hay nhiều mảnh, có khi không có,
bao phấn đính gốc. Bộ nhụy gồm ba lá noãn hợp thành bầu trên, một ô chỉ chứa một
noãn, một vòi và ba đầu nhụy dài. Quả đóng, hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi.
2.2 Tình hình sản xuất cói trên thế giới
Cây cói là loại cây trồng được trồng từ rất lâu trên thế giới. Ở khu vực Cận
Đông những chiếc rỗ được tìm thấy có đến 7.000 năm tuổi. Ở Châu Phi và Pêru,
những chiếc giỏ làm bằng cói đã được tìm thấy sớm nhất đã xuất hiện cách đây 4.500
năm. Ngoài ra, ở Nam Phi cũng có rất nhiều vật dụng khác nhau được tìm thấy mà
nguyên liệu chính là cây họ lác Cyperaceae như khay đựng thức ăn hay chiếc giỏ dùng
đựng nông sản sau khi thu hoạch. Điều khiến người ta ngạc nhiên là những chiếc giỏ
này có thể đựng được cả chất lỏng. Nó được dùng đựng nước hoặc ủ bia do những khu
vực này khan hiếm sét để nặn gốm. Thậm chí vào cuối thế kỷ trước, ở Transkei người
dân còn dùng những chiếc giỏ này để đựng sữa để bảo quản sau khi thu hoạch và có
thể mang các sản phẩm đó đi bán, do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sức
mạnh của thời đại công nghiệp những kỹ thuật đan lát độc đáo này ngày càng bị mất
đi. Tuy nhiên, vào những năm gần đây, do thị hiếu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ
ngày càng tăng nên ngành trồng cói đang có cơ hội được phát triển trong thời gian sắp
tới.
Ở Quảng Đông (Trung Quốc), các nghiên cứu được tiến hành từ năm 1993 đến
1999 trên những loại cây vùng ngập mặn như cây cói, cây đước. Nhằm tạo ra được
biện pháp thích hợp trong việc tái sinh và giữ gìn hệ sinh thái vùng nước chảy và hệ
sinh thái bờ biển. Sau hơn 7 năm nỗ lực, một vành đai xanh được thiết lập ở ven cửa
sông hay cửa biển. Nó đã mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường địa
phương cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

4


Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, nghề dệt thảm từ nguồn nguyên liệu là cây cói đã có
truyền thống lâu đời. Ở Nhật Bản, những chiếc thảm Tatami nổi tiếng đã xuất hiện từ
thế kỷ thứ VIII, những chiếc thảm này có nhiều kích cỡ khác nhau. Nó được ưa thích
bởi nhiều đặc tính riêng biệt như: cây cói có tác dụng làm cho không khí trong lành
hơn do nó có khả năng hấp thu một lượng khí CO2, hoặc hấp thu hơi nước khi ẩm độ
trong phòng quá cao và giải phóng hơi nước khi ẩm độ xuống thấp. Ngoài ra nó còn
tính năng giữ nhiệt độ luôn ở mức ổn định, điều này giúp người dùng cảm thấy mát mẻ
trong mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
2.3 Tình hình sản xuất cói trong nước hiện nay
Việc trồng và sản xuất cây cói có một vị trí khá quan trọng trong hệ thống canh
tác nông nghiệp ở các vùng ven biển ở nước ta, ở những vùng sản xuất cói truyền
thống chủ yếu đang kinh doanh các mặt hàng cói nguyên liệu thô, chiếu dệt bằng tay
truyền thống (chiếu chẻ), quại và lõi, thãm cói và chiếu xe đan xuất khẩu và các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ thị trường xuất khẩu, để có thể thực hiện được những
yêu cầu trên cần chú trọng trong công tác nghiên cứu nâng cao chất lượng cói nguyên
liệu bằng các chương trình lai tạo giống mới và kỹ thuật canh tác cải tiến, nghiên cứu
các công thức phân bón thích hợp cho các vùng canh tác cói chính trong phạm vi cả
nước.
Theo điều tra tổng diện tích năm 2007 của tổng cục thống kê diện tích trồng cói
là khoảng 13.800 ha và sản lượng khoảng 80 – 100 nghìn tấn/năm, đây là năm có sản
lượng cói cao nhất đạt 100 nghìn tấn. Bên cạnh đó năm 2007 là năm có giá cói thấp
nhất đến 1.000 đ/kg. Bắc Trung Bộ là vùng sản xuất cói lớn nhất nước với 5,5 nghìn
ha, chiếm 40 % diện tích cả nước (tập trung chủ yếu tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh
Hóa). Đây là một trong những vùng sản xuất cói có nguồn nguyên liệu khá là phong
phú, có các sản phẩm hàng thủ công từ cây cói nổi tiếng từ nhiều năm nay; tiếp đến là
vùng đồng bằng sông Cửu Long với 4,8 nghìn ha, chiếm 34,7 % (chủ yếu tại các tỉnh
Vĩnh Long, Long An, Trà Vinh). Đồng bằng sông Hồng có diện tích 1,6 nghìn ha,

chiếm 11,5 % (Ninh Bình, Thái Bình) và vùng duyên hải nam Trung Bộ 0,9 nghìn ha,
chiếm 6,5 % diện tích cói toàn quốc (Quảng Nam, Bình Định).

5


Cây cói là loại cây mang lại nguồn thu nhập chính cho những người nông dân ở
những vùng ven biển, như ở Kim Sơn (Ninh Bình), có đến 90 % số làng đều có nghề
sản xuất, nó tạo công ăn việc làm cho gần 25.000 lao động trong đó lực lượng lao động
thường xuyên là vào khoảng 12.000 lao động, số lao động này chiếm 62 % dân số của
toàn huyện Kim Sơn. Mặc dù diện tích và sản lượng cói tại Ninh Bình chỉ chiếm 10 %
diện tích và sản lượng cói tại Việt Nam nhưng doanh thu đạt được lại chiếm xấp xỉ 50
% tổng doanh thu các mặt hàng từ cây cói của cả nước. Chế biến các mặt hàng từ cây
cói, và với nghề truyền thống này đã mang lại thu nhập cho người nông dân ở đây,
cũng như giải quyết công ăn việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn. Hằng năm
cói xuất khẩu chiếm 7 0% giá trị xuất khẩu của cả huyện. Năm 2005 giá trị hàng thủ
công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói đạt gần 133 tỷ đồng và trung bình 5 năm gần đây đạt
108 tỷ đồng (Đỗ Huy Bảng, Sở khoa học công nghệ Ninh Bình, 2008).
Theo Nguyễn Quang Học, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Thắng trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội (2008), trồng và chế biến các mặt hàng cói xuất khẩu đã trở
thành nghề chính của người nông dân huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nơi có diện
tích cói lớn nhất tỉnh, diện tích trồng cói của huyện Nga Sơn chiếm 65,2 % tổng diện
tích cói của toàn tỉnh và 28,47 % diện tích cói cả nước, giá trị xuất khẩu cói và các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cói của Nga Sơn chiếm 3,38 % tổng kim ngạch xuất
khẩu của toàn tỉnh Thanh Hóa (năm 2007). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung
Quốc chiếm khoảng 80 – 85 % giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ cói, tiếp đến là thị
trường Lào xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch. Nhật Bản nhập chủ yếu là các mặt
hàng chiếu xe đan, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây cói như thảm, túi, khay, hộp.
Trong đó khoảng 70 – 80 % giá trị xuất khẩu được xuất theo con đường chính ngạch,
10 – 15 % được xuất theo con đường tiểu ngạch và giá trị còn lại cung cấp ra ngoài

tỉnh. Có đến 80 % nông dân ở Nga Sơn sống bằng nghề trồng cây cói, tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2006 đạt 90 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 4,6 tỉ đồng. Tính riêng
nghề chế biến và gia công các sản phẩm từ cây cói đã thu hút khoảng 40 nghìn lao
động của 22 xã ở địa phương.

6


Bảng 2.1. Diễn biến sản lượng cói Nga Sơn 2003 – 2007
(ĐVT: tấn)

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

26.915,9

20.490,3

1

7
1.942,00

Sản lượng cói sản xuất


25.947,42

Lượng cói bán nội địa

1.458,00

1.864,00

Lượng cói mua vào hàng năm

5.032,00

6.196,00

11.654,0
0

2006
26.997,49

2007
26.139,0
0

1.824,00

2.141,00

9.624,00


5.646,00

(Nguồn Nguyễn Quang Học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long dự án phát triển chương trình trồng và
chế biến cây cói (cây lác) giai đoạn 2006 – 2008, với tổng vốn đầu tư lên đên 10 tỉ
đồng, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung ở
bốn làng nghề trồng và se lõi cói tại Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Thành Đông,
Trung Thành Tây, tiếp tục chỉ đạo phát triển ở các làng nghề trên để tận dụng tối đa lợi
thế về nguồn nguyên liệu sản xuất khá phong phú hiện có trong vùng phát triển sản
xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được làm từ cói tạo ra việc làm và thu
nhập ổn định cho bà con ở các làng nghề cũng như lao động ở các vùng lân cận.
Với diện tích trồng cói khoảng 364 ha theo thống kê cuối năm 2005, ở những
vùng canh tác cói ở bốn làng nghề Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Thành Đông,
Trung Thành Tây đã có truyền thống canh tác cây cói lâu đời, đến năm 2006 do giá cói
nguyên liệu tăng đồng thời có sự chỉ đạo tập trung phát triển cây cói giai đoạn
2006 – 2008 nên diện tích được mở rộng lên tới 514 ha. Nhưng do giá cói xuống thấp
đến nỗi không thể đủ bù đắp vào chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cũng như
công lao động ngày càng khan hiếm đã dẫn tới nông dân đã cải tạo lại diện tích cói già
cỗi, chuyển sang sản xuất lúa và rau màu nên diện tích cuối năm 2008 giảm còn 386
ha, đứng trước thực trạng trên giữ vững và phát triển bốn làng nghề hiện có để đóng
góp cho giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tốc độ tăng trưởng bình
quân 23 % trên năm (năm 2008 – 2010) và 25 – 30 % trên năm (năm 2010 – 2015),
phát triển sản xuất cây cói ổn định ở diện tích 600 ha, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho
7


nhu cầu sản xuất tại chỗ và giải quyết lao động tại địa phương (theo số liệu phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng hiệu quả sử dụng
đất tại tỉnh Trà Vinh đã quy hoạch vùng trồng cây cói nguyên liệu phục vụ nguyên liệu

ổn định cho các làng nghề dệt chiếu xuất khẩu ở địa phương. Cho đến nay ở huyện
Châu Thành, Càng Long đã trồng được 639,6 ha với sản lượng bình quân hàng năm
khá cao 15.400 tấn. Các huyện Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, đang triển khai kế hoạch
trồng cói trên các vùng đất đang quy hoạch trồng cói, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Nghề dệt chiếu từ cây cói ở Trà Vinh đã có truyền thống từ rất lâu đời đến nay
trên toàn tỉnh đã khôi phục và phát triển được hơn 900 cơ sở ngành nghề đan lát và dệt
chiếu.
Nhưng do giá cả bấp bênh do những thị trường tiêu thụ truyền thống như thị
trường Đông Âu, và việc tìm kiếm thị trường mới gặp không ít khó khăn nên trong
thời gian vừa qua diện tích trồng cói đã suy giảm tương đối để thay thế vào đó là
những mô hình canh tác khác.
Sản phẩm làm từ cói ở nước ta được tiêu thụ nội địa chiếm một tỷ lệ khá thấp,
chủ yếu được xuất khẩu đến nhiều nước và các khu vực trên thế giới như:
Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Đài Loan trong đó xuất khẩu thông
qua con đường tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc chiếm một tỷ lệ rất đáng kể. Do
đó chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của thị trường, cũng như chính sách của
chính quyền địa phương trong quá trình định hướng phát triển ngành cói Việt Nam.

8


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây cói Việt Nam những năm gần đây
TT

Năm

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

1

2001

9,7

66,5

64,5

2

2002

12,3

71,5

88,0

3


2003

14,0

68,5

95,8

4

2004

13,0

69,1

89,8

5

2005

12,5

64,4

80,5

6


2006

12,5

74,1

92,6

7

2007

13,8

72,5

100,0

(Nguồn : Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.)
2.3 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1 Cơ sở lý luận
Tỉnh Long An cũng như ở các vùng khác ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long
có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây cói sinh trưởng và phát triển tốt. Sản lượng của
cây trồng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm tính chất di truyền học của cây
trồng và những điều kiện ngoại cảnh tác động vào quá trình sinh trưởng cũng như tác
động vào các yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng. Trong đó, vai trò của dinh
dưỡng trong các quá trình sống của cây trồng thường là yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới
mức sản lượng. Bón phân là phương pháp tốt nhất để cung cấp những yếu tố dinh
dưỡng mà cây cần để có thể tồn tại và tạo ra năng suất, có thể giúp cây trồng gia tăng
sức đề kháng đối với một số sâu bệnh hại.

Trên thực tế, nếu trong quá trình canh tác khi bón phân không đúng phương
pháp, không đúng chủng loại và liều lượng không thích hợp có thể gây mất thời gian,,

9


hơn nữa có thể gây ngộ độc cho cây hoặc sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra hậu
quả xấu làm đình trệ sự tăng trưởng của cây một cách có ý nghĩa.
Bón phân hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng tốt hơn nữa tiềm năng sử dụng của
đất đai, của giống cây trồng cuối cùng là góp phần tăng năng suất và phẩm chất của
giống cây trồng.
2.3.2 Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất
Cây cói có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất mà ở cùng
điều kiện đất đai đó cây trồng khác khó có thể sinh trưởng và phát triển tốt cũng như
cho năng suất như mong muốn.
Để đảm bảo cho cây cói trong quá trình canh tác thì việc bón phân làm tăng khả
năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây cói là một biện pháp kỹ thuật đóng
một vai trò vô cùng quan trọng.
Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
tính chất lý học, hóa học của đất, điều kiện tự nhiên của vùng, đây là những yếu tố rất
quan trọng góp phần quyết định hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất mà cây
trồng có thể sử dụng được.
Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng bao gồm lượng dinh
dưỡng tổng số có trong đất, trong đó, một hàm lượng dinh dưỡng sẽ được đất giữ chặt
trong kết cấu của keo đất, gọi là lượng dinh dưỡng cố định, cây trồng hầu như không
thể hút được hàm lượng dinh dưỡng ở dạng cố định. Một lượng dinh dưỡng còn lại
trong đất ít hơn đây chính là lượng dinh dưỡng dễ tiêu trong đất, chính lượng dinh
dưỡng này cây trồng mới có thể hấp thu được, nhưng trong thực tế lượng dinh dưỡng
dễ tiêu rất dễ bị mất đi do rửa trôi và trực di.
Bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên khi cung cấp lượng phân

vào đất chỉ một phần chất dinh dưỡng trong phân được cây trồng sử dụng, phần còn lại
có thể bị đất cố định, bay hơi hay rửa trôi, trực di và bị cỏ dại hấp thu.
Phương pháp xác định lượng dinh dưỡng và phân bón cần thiết cho cây cói
Lượng dinh dưỡng cần thiết là nhu cầu dinh dưỡng mà cây cói đòi hỏi trong
từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của nó.
10


Lượng phân bón cần thiết là nhu cầu phân bón phải cung cấp vào đất để cây cói
có thể hấp thu được tốt nhất các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để mang lại được năng
suất như mong muốn. Lượng phân bón có thể ít hơn lượng dinh dưỡng cần thiết của
cây cói khi mà trong đất hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu có khả năng cung cấp cho cây
trồng một cách đầy đủ ở các giai đoạn sinh trưởng của cây cói, hoặc ngược lại lượng
phân bón vào đất có thể nhiều hơn rõ rệt lượng dinh dưỡng cần thiết của cây khi khả
năng cung cấp dinh dưỡng của đất là khá kém.
Ngoài việc thực hiện các thí nghiệm về phân bón ở ngoài đồng ruộng thì còn
phải có các phương pháp khác để xác định lượng phân bón cần thiết trên cơ sở đảm
bảo được các yêu cầu về việc cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây cói.
Phương pháp dựa vào các triệu chứng thiếu dinh dưỡng biểu hiện trên cây
trồng: khi cây cói không được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng để đáp ứng cho nhu
cầu tối thiểu của cây, cây cói sẽ sinh trưởng bất thường, phát sinh những triệu chứng
về màu sắc ở thân, lá. Các triệu chứng này phản ảnh một hay nhiều hiện tượng thiếu
các nguyên tố dinh dưỡng.
Phương pháp chuẩn đoán bằng mắt này khó thực hiện khi sự thiếu hụt ở mức độ
thấp, thường mang tính tương đối, không kịp thời.
Phương pháp phân tích đất: thông thường phân tích đất là để xem xét các đặc
tính lý tính, hóa tính của đất. Trong một nghĩa hẹp là quá trình phân tích nhanh để có
thể xác định được lượng dinh dưỡng có trong đất. Theo một nghĩa rộng hơn thì quá
trình phân tích đất bao gồm việc giải thích, đánh giá và giới thiệu phân bón (loại phân
và lượng phân) dựa trên kết quả phân tích đất.

Tuy nhiên, phương pháp phân tích đất chưa có thể giải thích được đầy đủ những
hiện tượng sinh học xảy ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng
như chưa thể xác định được các chất dinh dưỡng mà bản thân cây trồng đã hấp thụ
được.
Phương pháp phân tích cây: muốn xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây thì
phải tiến hành phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây vào giai đoạn mà

11


cây tích lũy tối đa trước khi thu hoạch khoảng 1 - 1,5 tháng. Thường thì tiến hành phân
tích hàm lượng các nguyên tố chủ yếu như N, P, K.
Mục đích của phương pháp phân tích cây là xác định hàm lượng dinh dưỡng
cây trồng hấp thu một cách tương đối chính xác, kịp thời, xác định được mối tương
quan giữa một số triệu chứng thường gặp được với sự thiếu hụt các nguyên tố dinh
dưỡng, dù vậy phương pháp này lại không giải thích được hiệu lực hay sự trao đổi các
chất dinh dưỡng trong đất.
2.3.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hằng năm để cho năng suất và phẩm chất của cây cói được tốt, cây cần lấy đi
một lượng dinh dưỡng từ đất, nhất là nhu cầu rất lớn của cây với các nguyên tố
N – P – K. Điều đó làm cho đất ngày càng suy giảm một cách nhanh chóng, nếu không
kịp cung cấp một cách kịp thời sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất của cây.
Trong khi đó người dân trong khi trồng cói chỉ sử dụng một loại phân đạm là
chủ yếu nên không thể đảm bảo được cung cấp đầy đủ các nguyên tố mà cây cói cần,
theo nghiên cứu của Lê Song Dự (1996) đã đề xuất bón phân đạm cho cây cói từ
300 – 500 kg urea/ha. Theo Ninh Thị Nhíp (2006) cho thấy vùng Kim Sơn, Ninh Bình
người dân thường bón cho cói bông trắng từ 486 – 540 kg urea/ha. Dựa vào nghiên
cứu của Lê Trọng Hiếu (Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 2007) xác định lượng
phân đạm bón càng cao, cói sinh trưởng càng mạnh, năng suất càng cao mức 60 – 100
N/ha thích hợp cho cây cói vụ hè thu năm 2007 trên đất phù sa cổ ở xã Long Định,

huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Theo Vũ Đình Chính (2008) đưa ra kết luận trên đất
Kim Sơn – Ninh Bình khuyến cáo công thức với liều lượng 200 kgN + 90 kgP2O5 + 60
kg K2O. Vì vậy việc xác định công thức phân bón bao gồm đầy đủ các nguyên tố N –
P – K hợp lý cho nhu cầu sinh trưởng của cây cói để tăng năng suất và tăng vụ, tăng
phẩm chất sản phẩm cói khi thu hoạch nhằm đem lại được hiệu quả kinh tế và không
làm suy giảm tiềm năng của đất đai ở những vùng canh tác cói truyền thống.
2.4 Điều kiện và các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cói
Cây cói có thể sống ở đất chua và đất nước lợ, nước mặn, ở đó cói mọc tốt,
đanh cây, dai sợi. Cây cói mọc ở những vùng nước ngọt thân có thể cao trên 2 m thân
12


xốp và giòn, cói sinh trưởng mạnh ở đất nhiều màu, luôn ẩm ướt nhưng cần ráo chân,
tránh đọng nước và ngập úng khi trồng và sau khi cắt cói vì dễ bị thối mầm hoặc có
thể làm cho cây mất sức.
Cây cói có khả năng chịu hạn rất khỏe, trong điều kiện hạn hán cây cói sinh
trưởng và phát triển kém làm tăng sự phát triển của cỏ dại, nên có sự cạnh tranh gay
gắt giữa cỏ dại và cây cói.
2.4.1 Thời kỳ nảy mầm
Một chu kỳ sinh trưởng của cây cói từ nảy mầm đến thu hoạch vào khoảng 3 –
4 tháng nhưng thời gian khai thác có thể lên đến 7 – 10 năm tùy vào điều kiện đất đai
và kỹ thuật canh tác, cũng như các yếu tố ngoại cảnh khác tác động đến cây cói. Từ đó
có thể chia một chu kỳ sinh trưởng của cây cói thành các thời kỳ sau.
2.4.2 Thời kỳ đâm tiêm và đẻ nhánh
Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Khi đốt cuối cùng của thân ngầm nhô
lên khỏi mặt đất 5 – 20 cm (lá chưa xòe ra) gọi là đâm tiêm. Sau khi tiêm mọc 5 – 7
ngày lá mác bắt đầu xòe ra gọi là đẻ nhánh.
Cây cói có thể đâm tiêm, đẻ nhánh liên tục nhưng có thể chia ra thành những
đợt nở rộ, thường theo quan sát cứ 20 – 25 ngày thì sẽ có một đợt đâm tiêm mới.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi ở miền Bắc nước ta cây cói trồng ở vụ mùa thường

cứ 8 – 12 ngày thì nở rộ một đợt đâm tiêm mới.
Ở những vùng trồng cói chính ở miền Bắc nước ta theo kết quả nghiên cứu thì
những đợt nhánh cuối tháng 3 đầu tháng 4, tháng 7, tháng 8 và tháng 11, tháng12 mới
có khả năng phát triển thành thân hữu hiệu (tức những cây cói có thể thu hoạch và dệt
chiếu được). Các đợt cói khác do điều kiện ngoại cảnh không phù hợp nên thường bị
chết lụi và được thu hoạch thành dạng cói bổi.
Ở nhiệt độ dưới 12 oC tiêm hầu như không phát triển, nhiệt độ > 25 oC cây cói
đẻ nhánh thuận lợi. Đất có độ pH từ 5 – 6 có độ mặn 0,15 – 0,2 % thích hợp nhất cho
cây cói đẻ nhánh. Mực nước trong ruộng quá cao không thích hợp cho cây cói đâm
tiêm, nên giữ cho đất có độ ẩm thích hợp để cây cói có khả năng đâm tiêm tốt. Kết hợp

13


bón thúc thêm N – P – K với liều lượng hợp lý cũng góp phần tăng được khả năng
đâm tiêm của cây cói.

2.4.3 Thời kỳ cây cói vươn cao
Sau khi nhánh đã có lá mác vượt quá 10 cm khỏi bẹ lá, thân cói bắt đầu giai
đoạn vươn cao. Tốc độ vươn cao của thân khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi
(nhiệt độ cao, mưa khá nhiều, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao) thì có thể đạt 5 – 10
cm/ngày. Thời gian vươn cao bắt đầu kể từ khi nhánh xuất hiện đến lúc khi nhánh
ngừng sinh trưởng thường kéo dài khoảng 30 – 40 ngày.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời kỳ vươn cao, ở nhiệt độ 25 – 27 oC thì cói vươn
cao mạnh nhất, nhiệt độ thấp hạn chế khả năng vươn cao, làm thân cói nhỏ, thấp cây
và chóng lụi tàn. Trong khi đó nhiệt độ cao kèm thêm mưa làm cho cây cói vươn cao
nhanh. Mưa nhỏ cộng thêm sương nhiều cũng có khả năng góp phần tăng thêm khả
năng vươn cao của cây cói. Tuy nhiên, mực nước trong ruộng cói quá nhiều thì lại ảnh
hưởng không tốt cho lắm đến sự sinh trưởng của cây làm cho thân cây mềm yếu, rất dễ
bị lốp đỗ.

Thời kỳ vươn cao cũng đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây cói tránh
hiện tượng trồng quá dày sẽ tác động tiêu cực đến cây cói. Đồng thời phải cung cấp
cân đối, đầy đủ các nguyên tố N – P – K cho cây trong giai đoạn này, đất quá mặn
(> 1,5%) thì hạn chế khả năng vươn cao của cây cói.
2.4.4 Thời kỳ ra hoa và chín
Mầm hoa hình thành ở kẽ lá mác, đối với vụ cói chiêm ở miền Bắc ra hoa rộ từ
tháng 5, đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần, vụ cói mùa ra hoa rộ vào tháng 8 đến trung
tuần tháng 9 thì tàn lụi dần. Khi hoa từ màu trắng chuyển sang màu ngà là cây cói bắt
đầu chín, lúc này thân cói từ màu xanh chuyển sang màu vàng óng, thân cói va chạm
vào nhau phát ra tiếng động.
2.5 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng

14


×