Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 136 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG THEO
TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007

TÁC GIẢ

ĐỖ VĂN LIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quy

Tháng 7 năm 2010

i
 


LỜI CẢM ƠN

Kết thúc quãng thời gian là sinh viên tại trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
tôi đã được trang bị nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho mình, đó là hành
trang không thể thiếu khi bước vào tương lai. Đặc biệt khóa luận tốt nghiệp là cột mốc
quan trọng kết thúc quá trình phấn đấu rèn luyện của sinh viên nhưng lại mở ra con
đường mới, con đường bước vào đời.
Trong quá trình học tập, quý Thầy cô khoa Môi trường & Tài nguyên trường
Đại Học Nông Lâm TPHCM đã dạy dỗ giúp chúng em nuôi dưỡng và chắp cánh
những ước mơ của mình. Với những công lao to lớn đó xin quý Thầy cô đón nhận nơi


em lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Em xin ghi nhớ công lao của Thầy TS
Nguyễn Vinh Quy và Anh Nguyễn Công Hùng đã ân cần chỉ bảo em trong suốt quá
trình hoàn thiện luận văn.
Chân thành cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong Nhà máy sản xuất mực in Dy
Khang đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi có cơ hội quý giá quan sát thực tế, sử dụng các
số liệu và thông tin trong bản luận văn này.
Tôi xin dành những lời cảm ơn đến gia đình, những người thân và các bạn lớp
DH06QM đã luôn theo sát tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô, anh chị và
các bạn đã giúp cho tôi hoàn thành luận văn này .
Xin cảm ơn tất cả!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Sinh viên

Đỗ Văn Liên
ii
 


Tóm tắt khóa luận
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà
máy sản xuất mực in Dy Khang theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” được tiến hành
trong khoảng thời gian từ 3/2010 đến 7/2010.
Đề tài gồm 5 chương với các nội dung chính sau
-

Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục
tiêu nghiên cứu đề tài.


-

Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

-

Khái quát về Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang

-

Xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy theo
tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Qua quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng an toàn vệ sinh lao động tại Nhà

máy, đề tài đưa ra cách tiếp cận với các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001. Từ đó,
thiết lập mô hình nhằm xây dựng hệ thống OH&S cho Nhà máy.
Đánh giá một cách khách quan những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng hệ
thống OH&S cho Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang. Từ đó đưa ra lộ trình xây dựng
một cách hợp lý.
Đề tài đã trình bày một cách rõ ràng hệ thống các tài liệu, thủ tục lấy đó làm
minh chứng cho sự hoạt động của hệ thống.
Tiến hành thực hiện nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro, lấy đó làm cơ sở
đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động OH&S. Đảm bảo rằng mọi
mối nguy liên quan OH&S phải được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác nhằm đảm bảo
các văn bản pháp quy sử dụng trong hệ thống OH&S phải luôn được cập nhật và thực
hiện nghiêm túc.

iii
 



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... II
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH – SƠ ĐỔ .................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1

1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................... 2

1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................ 2

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 2

1.5

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................................ 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ................................ 3

2.1

KHÁI NIỆM VỀ OHSAS................................................................................................ 3

2.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 ............................................. 3

2.3

CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007.............................................................. 4

2.4

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG OHSAS

18001:2007 ................................................................................................................................. 5
2.4.1 Chuẩn bị ....................................................................................................................... 5
2.4.2 Xây dựng hệ thống tài liệu .......................................................................................... 6
2.4.3 Áp dụng hệ thống tài liệu ............................................................................................ 6
2.4.4

Xem xét và cải tiến ..................................................................................................... 6

2.4.5

Đánh giá của tổ chức chứng nhận............................................................................... 6

2.5


LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU

CHUẨN OHSAS 18001:2007 .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG .............. 8

iv
 


3.1

GIỚI THIỆU NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG ..................................... 8

3.1.1 Giới thiệu chung .......................................................................................................... 8
3.1.2 Vị trí địa lý và quy mô Nhà máy ................................................................................. 8
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự tại Nhà máy ................................................................ 9
3.1.4 Máy móc, thiết bị, hoá chất chính sử dụng ................................................................ 11
3.2

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỰC IN TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY

KHANG .................................................................................................................................... 11
3.3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG ..
....................................................................................................................................... 14

3.3.1 Hiện trạng môi trường ............................................................................................... 14
3.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Nhà máy ................................... 16
3.4


HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG........ 17

3.4.1 Tổ chức và thực hiện OH&S tại Nhà máy SXMIDK ................................................ 17
3.4.2 Hoạt động kiểm tra, huấn luyện, cấp phát phương tiện BHLĐ, các hướng dẫn công
việc nhằm phòng ngừa TNLĐ và BNN ở Nhà máy. ............................................................ 19
3.4.3 Kết quả thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.................................. 23
3.5

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 VÀO NHÀ MÁY ........... 25

3.5.1 Thuận lợi.................................................................................................................... 25
3.5.2 Khó khăn.................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN
OHSAS 18001:2007 ................................................................................................................ 27
4.1

MÔ HÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S ........................................... 27

4.2

PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG, THÀNH LẬP BAN OH&S VÀ CHÍNH SÁCH OH&S .
....................................................................................................................................... 28

4.2.1 Phạm vi của hệ thống quản lý OH&S........................................................................ 28
4.2.2 Thành lập Ban OH&S................................................................................................ 28
4.2.3 Chính sách OH&S ..................................................................................................... 28

v
 



4.3

HOẠCH ĐỊNH .............................................................................................................. 30

4.3.1 Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định các biện pháp kiểm soát .............. 30
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ..................................................................... 40
4.3.3 Mục tiêu và chương trình .......................................................................................... 41
4.4

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH .................................................................................... 45

4.4.1 Xác định nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ............................................ 45
4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực ................................................................................. 47
4.4.3 Trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn ............................................................. 49
4.4.4 Tài liệu ....................................................................................................................... 50
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ....................................................................................................... 51
4.4.6 Kiểm soát và điều hành ............................................................................................. 52
4.4.7 Chuẩn bị và đáp ứng các tình huống khẩn cấp .......................................................... 52
4.5

KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA................................ 54

4.5.1 Giám sát, đo lường kết quả hoạt động ....................................................................... 54
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ .................................................................................................. 56
4.5.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục & phòng ngừa .................. 56
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ......................................................................................................... 57
4.5.5 Đánh giá nội bộ.......................................................................................................... 58
4.6


XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ...................................................................................... 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 61
5.1

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 61

5.2

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 64 

vi
 


Danh mục các từ viết tắt
ATLĐ

:

An toàn lao động

AT-VSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động


BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

:

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

BM

:

Biểu mẫu

BNN

:

Bệnh nghề nghiệp

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên


ĐDLĐ

:

Đại diện lãnh đạo

HDCV

:

Hướng dẫn công việc

ILO (International Labour Organization) :

Tổ chức Lao động quốc tế

Nhà máy SXMIDK

:

Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang

NLĐ

:

Người lao động

OH&S (Occupational Health and Safety) :


An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

TNLĐ

:

Tai nạn lao động

TT

:

Thủ tục

UPTTKC

:

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

VSLĐ

:


Vệ sinh lao động

vii
 


Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1: Diện Tích Các Khu Trong Nhà Máy SXMIDK ......................................................... 9
Bảng 3.2: Khối Lượng Đóng Gói Các Loại Mực Thành Phẩm................................................ 13
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh và khu vực sản xuất ............. 14
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải đổ vào đường ống KCN .............................................. 15
Bảng 3.5: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng tại nhà máy ............................ 16
Bảng 3.6: Một số trường hợp được cấp phát BHLĐ ................................................................ 20
Bảng 3.7: Kết quả phân loại sức khỏe CBCNV trong Doanh nghiệp ...................................... 24
Bảng 3.8: Thống kê tình hình TNLĐ từ năm 2005 đến 2009 .................................................. 25
Bảng 4.1: Đối tượng cần phổ biến và cách thức phổ biến chính sách OH&S .......................... 30
Bảng 4.2: Tần suất xảy ra sự cố................................................................................................ 31
Bảng 4.3: Mức độ nghiêm trọng ............................................................................................... 32
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ nguy hại của sự cố ....................................................................... 32
Bảng 4.5: Diễn giải mức độ nguy hại của sự cố ....................................................................... 32
Bảng 4.6: Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định các biện pháp kiểm soát phạm vi
Nhà máy SXMIDK ................................................................................................................... 33
Bảng 4.7: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động OH&S ............................................ 43
Bảng 4.8: Chương trình đào tạo OH&S cho Nhà máy SXMIDK ............................................ 48
Bảng 4.9: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ ................................. 51
Bảng 4.10: Kế hoạch giám sát và đo lường về OH&S tại Nhà máy SXMIDK........................ 55

 
Danh mục hình ảnh – sơ đồ 

Sơ đồ 2.1: các bước xây dựng và chứng nhận hệ thống OHSAS 18001:2007 ........................... 5
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại Nhà máy SXMIDK ................................................................... 10
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất mực in tại Nhà máy SXMIDK.................................................. 11
Sơ đồ 3.3: Hệ thống xử lý khí thải tại Nhà máy SXMIDK ...................................................... 16
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ phân cấp tài liệu về hệ thống OH&S của NHÀ MÁY .................................. 50
Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 1800:2007 ....................................................................... 5
Hình 4.1: Mô hình thiết lập hệ thống OH&S cho Nhà máy SXMIDK ..................................... 27

viii
 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Trong quá trình sản xuất, lao động,

học tập nhất thiết vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mỗi người phải được đưa lên
hàng đầu. Chính vì vậy, Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không thể
tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2009, Việt Nam xảy ra 6.250 vụ TNLĐ làm 6.421 người bị nạn, trong đó
có 507 vụ TNLĐ chết người, làm 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng. Theo
dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 120130 ngàn người bị TNLĐ, số người chết trên 1.200 và trên 30.000 người mắc BNN
mới; số người thực tế mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp sẽ trên 200.000 người, gây
thiệt hại kinh tế khoảng 840-910 tỷ đồng. Theo Cục An toàn lao động, nguyên nhân

chính làm số vụ TNLĐ nhảy vọt dẫn đến tình trạng báo động là do người sử dụng lao
động và NLĐ chưa được tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện về ATVSLĐ, chưa thấy
được lợi ích của công tác ATVSLĐ.
Nhà máy SXMIDK thuộc Doanh nghiệp tư nhân SXMIDK là cơ sở mới được
xây dựng vào năm 2005. Tuy Nhà máy đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường
nói chung và an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho CBCNV nói riêng đã được Ban lãnh
đạo quan tâm nhưng do bộ máy quản lý còn thiếu và trong quá trình sản xuất sử dụng
nhiều hóa chất tồn tại quá nhiều rủi ro nên hiệu quả của các hoạt động này chưa cao.
Từ các nhận định trên và ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý
OH&S đối với họat động sản xuất của Doanh nghiệp. Chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy
sản xuất mực in Dy Khang theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007”. Điều này góp
1
 


 

phần cải thiện điều kiện lao động cho CBCNV, bên cạnh đó đề tài còn là tiền đề cho
việc cải tiến công tác quản lý OH&S tại Nhà máy.
1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực trạng công tác quản lý

an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy. Từ đó, xây dựng hệ thống quản lý
OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 giúp Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề
còn tồn tại của mô hình quản lý OH&S hiện nay của Nhà máy.
1.3


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
9 Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu đối với hệ thống OH&S.
9 Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống OH&S trong một tổ
chức, một doanh nghiệp.
9 Trình tự các bước triển khai hệ thống OH&S trong một tổ chức, một Doanh
nghiệp.
9 Nghiên cứu các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 nhằm đề xuất xây
dựng hệ thống quản lý OH&S tại Nhà máy SXMIDK một cách phù hợp.

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này được nghiên cứu thực hiện dựa trên các hoạt động có tác động đến

ATSK&BNN tại Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang, đường 2C, KCN Vĩnh Lộc,
Bình Tân, TPHCM.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/3/2010 đến 11/7/2010.
1.5

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện đề tài này, một số phương pháp sau được sử dụng:
9 Khảo sát thực tế, thu thập số liệu, thông tin từ Nhà máy SXMIDK và phân tích
tổng hợp các dữ liệu, thông tin đó.
9 Tham khảo tài liệu về các bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và OHSAS
18002:2008
9 Tìm kiếm thông tin trên các trang web và các tài liệu liên quan.
2

 



 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1

KHÁI NIỆM VỀ OHSAS
Bộ tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18000 do một nhóm các tổ chức tiêu chuẩn hóa

quốc gia, tổ chức chứng nhận, các chuyên gia, tư vấn hàng đầu thế giới biên soạn và
phát hành. Bộ tiêu chuẩn này gồm 2 tiêu chuẩn là OHSAS 18001 đưa ra các yêu cầu
và OHSAS 18002 đưa ra hướng dẫn áp dụng 18001.
OHSAS 18001 có tên gọi Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Các yêu cầu. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp các tổ chức kiểm soát các rủi ro liên
quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và cải thiện hệ thống đó.
Tiêu chuẩn này giúp các tổ chức áp dụng có một phương pháp để nhận diện và
quản lý các rủi ro và các vấn đề có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của người lao
động, những người khác tại tất cả các nơi có hoạt động của tổ chức.
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn, các tổ chức dựa trên kiến thức, kinh nghiệm
chuyên môn để phân tích một cách có hệ thống các nguy cơ hiện hữu hoặc tiềm ẩn liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Trên cơ sở các biện pháp kiểm
soát đã có, phân tích hậu quả và xác suất xảy ra nguy cơ để xác định các rủi ro, từ đó
xây dựng các biện pháp ngăn ngừa và ứng phó với các rủi ro đó. Các kế hoạch, biện
pháp đó được phổ biến, huấn luyện cho các cá nhân có liên quan, có sự phân công
người phụ trách và các hoạt động giám sát. Ngoài ra, tổ chức cũng phải có một hệ
thống thu thập các thông tin, dữ liệu, hồ sơ, hệ thống trao đổi thông tin trong nội bộ và
với các bên hữu quan.
2.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TIÊU CHUẨN OHSAS 18001

Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh ( Tổ chức chính phủ chịu

trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng
3
 


 

dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới thiệu các
yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực. Tuy
nhiên, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các Nhà máy hoạt động ở vương quốc
Anh mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của Anh về sức khỏe và nghề
nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận.
Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các
hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài
liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh
bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận: tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ
thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng
như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất
bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của
mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.
Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn,
Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) đã phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS
18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu. Dựa vào tiêu chuẩn
này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
Sau đó, phiên bản mới OHSAS 18001:2007 được xuất bản vào ngày 1/7/2007.
2.3


CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng

dựa trên mô hình P-D-C-A (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung
chính sau:
-

Thiết lập chính sách AT&SKNN

-

Lập kế hoạch

-

Thực hiện và điều hành 

-

Kiểm tra và hành động khắc phục 

-

Xem xét của lãnh đạo  

4
 


 


Cải tiến thường xuyên

Chính sách
OH&S

Xem xét của lãnh
đạo

Hoạch định
Kiểm tra và hành
động khắc phục

Thực hiện và điều
hành

Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 1800:2007
2.4

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG OHSAS
18001:2007
Một tổ chức muốn xây dựng và đạt được chứng nhận Ohsas 18001:2007 cho hệ

thống quản lý OH&S cần thực hiện 6 bước theo sơ đồ sau:
Bước 1: Chuẩn
bị

Bước 2: Xây
dựng hệ thống
tài liệu


Bước 3: Áp
dụng hệ thống
tài liệu

Bước 6: Duy
trì

Bước 5: Đánh
giá của tổ chức
chứng nhận

Bước 4: Xem
xét và cải tiến

Sơ đồ 2.1: Các bước xây dựng và chứng nhận hệ thống OHSAS 18001:2007
2.4.1 Chuẩn bị
-

Cam kết của lãnh đạo

-

Thành lập Ban chỉ đạo (Ban OH&S)

-

Phổ biến OHSAS 18001:2007

-


Khảo sát và đánh giá việc thực hiện hệ thống OH&S ban đầu
5

 


 

-

Thiết kế hệ thống và lập kế hoạch thực hiện

-

Đào tạo nhận thức chung về an toàn và OHSAS 18001:2007

2.4.2 Xây dựng hệ thống tài liệu
Dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn và tính sẵn có của hệ thống OH&S, tiến
hành viết các tài liệu cần thiết trên nguyên tắc viết sao cho đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
và phù hợp với trình độ của người sử dụng.
2.4.3 Áp dụng hệ thống tài liệu
Sau khi các tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên đưa vào áp dụng
ngay, tài liệu nào hoàn thiện trước có thể đưa vào áp dụng trước không nhất thiết phải
đưa vào áp dụng cùng lúc toàn bộ các tài liệu.
2.4.4

Xem xét và cải tiến
Sau một thời gian xây dựng nhất định Nhà máy cần tiếp hành họp xem xét lại


của Ban lãnh đạo nhằm xem xét tính đầy đủ, hiệu quả và liên tục của hệ thống. Kết
quả của cuộc họp xem xét lại của Ban lãnh đạo cần chỉ ra được các vấn đề, khu vực
cần thay đổi, duy trì và cải tiến.
2.4.5

Đánh giá của tổ chức chứng nhận
Sau khi đã triển khai các bước trên và đủ điều kiện cho việc đánh giá chứng

nhận, Nhà máy có thể lựa chọn tổ chức đánh giá tuỳ thuộc vào tiêu chí của Nhà máy
như: tổ chức công nhận, chi phí, uy tín của tổ chức đánh giá...
2.4.6 Duy trì hệ thống
Sau khi có được chứng nhận từ tổ chức thứ 3, Nhà máy cần duy trì hệ thống
OH&S.
2.5

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO
TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
Về mặt thị trường:
- Tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài do thoả
mãn nhu cầu khách hàng theo qui định của WTO và ILO, yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc.

6
 


 

- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động

quản lý OH&S.
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng
nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.
- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật.
- Tăng năng suất của đội ngũ lao động cao hơn nhờ giảm thiểu TNLĐ và BNN.
- Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
- Giảm chi phí sản xuất do kết quả của tăng năng suất và tiết kiệm đầu vào (giờ
lao động của người và máy, nguyên liệu thô) do hoạt động không tai nạn/sự cố bất
thường liên quan.
- Cải tiến môi trường làm việc do tăng năng suất lao động, giảm các vấn đề
không tốt về sức khoẻ và tăng đầu ra
- Dễ dàng thu hút vốn từ công chúng và các tổ chức tài chính do kết quả thể hiện
việc thực hiện tốt OH&S.
Quản lý rủi ro:
- Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
- Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
-

Dễ dàng đảm bảo sự phù hợp với các qui định OHS do kết quả của hệ thống
quản lý OHS có hệ thống và giảm tai nạn/sự cố OHS không mong đợi

7
 


 


CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG
3.1

GIỚI THIỆU NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY KHANG

3.1.1 Giới thiệu chung
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất mực in Dy Khang, tên giao dịch viết tắt
DYKHANG P.T.E được thành lập theo quy định số 11/1999/CPND ngày 03/03/1999
với GPKD số 4101000406 do Sở Kế hoạch đầu tư cấp ngày 31/03/2000.
Doanh nghiệp chuyên sản xuất mực in trên các loại màng nhựa PE, PP, OPP,
PET, PVC, in trên giấy… bằng các phương pháp in ống đồng, in flexo, in offset… Tất
cả đều được sản xuất trên giây chuyền máy móc tự động, hiện đại khép kín nhập từ
nước ngoài, do vậy đảm bảo chất lượng xuất xưởng.
Địa chỉ văn phòng, Nhà máy sản xuất:
A25/1-A26/1 đường số 2C, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng
Hoà, Q. Bình Tân, TPHCM.
Điện thoại: (84.8) 37652436 – 37654449
Số Fax: (84.8) 37652420
Email: ,
3.1.2 Vị trí địa lý và quy mô Nhà máy
Nhà máy SXMIDK thuộc khu công nghiệp Vĩnh Lộc, nằm về phía Tây của
thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Khu vực sản xuất
của Doanh nghiệp gần đường Quốc Lộ 1A thuận lợi cho việc nhập và xuất hàng hóa.
Nhà máy có tổng diện tích mặt bằng là 7500m2 trong đó diện tích nhà xưởng
chiếm 5500m2, diện tích khu vực văn phòng là 500m2, diện tích khu phụ trợ 1500m2.
8
 



 

Được chia thành 3 khu vực chính gồm: Khu văn phòng, khu nhà xưởng và khu phụ trợ
với diện tích từng khu được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Diện tích các khu trong Nhà máy SXMIDK
Diện tích (m2)

Khu vực
Phòng hành chánh
Phòng kỹ thuật
1 Văn phòng

Phòng kinh doanh

500

Phòng kế toán, vật tư
Phòng khách
Phòng GĐ
Nhà xưởng sản xuất
VP xưởng
Kho chứa dung môi

2 Nhà xưởng

Kho nguyên liệu

5500


Kho thành phẩm
Phòng nấu nhựa
Phòng cơ điện
Nhà bảo vệ
Nhà xe ôtô
Nhà xe công nhân
3 Khu phụ trợ

Bể ngầm water tank

1500

Trạm hạ thế
Phòng điện
Khu vệ sinh công nhân
Căn tin

(Nguồn: Nhà máy SXMIDK, 12/2009)
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự tại Nhà máy
Tính đến thời điểm hiện tại Nhà máy thì tổng số CBCNV gồm có 110 người
trong đó nữ 26 người, làm việc trong 6 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất.

9
 


 

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại Nhà máy SXMIDK
 


GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

PGĐ SẢN XUẤT

XƯỞNG
SẢN XUẤT

VP
XSX

KHO

TỔ
HOÀN
TÂT

TỔ
PHÂN
TÁN

TỔ
NGHIÊN

PHÒNG KỸ
THUẬT

TỔ

OFFSET

TỔ
VERNI

TỔ
THÀNH
PHẨM

10
 

PHÒNG
HÀNH
CHÁNH

TỔ
HÀNH
CHÁNH

TỔ
BỐC
XẾP

PHÒNG
KINH
DOANH

TỔ



TỔ
ĐIỆN

TỔ
KINH
DOANH

PHÒNG KẾ
TOÁN,
VẬT TƯ

TỔ
ĐIỀU
XE

TỔ KẾ
TOÁN

TỔ
VẬT



 

3.1.4 Máy móc, thiết bị, hoá chất chính sử dụng
Nhà máy hiện có 5 dây chuyền thiết bị sản xuất ngoại nhập, sử dụng khá nhiều
các loại hóa chất, dung môi ở dạng lỏng, rắn nhằm phục vụ quá trình sản xuất các loại
mực in như: mực in ống đồng, mực flexo, mực ofset.

Năng suất bình quân: mực lỏng 2500 tấn/năm; mực offset 45 tấn/năm
Ghi chú: Các loại máy móc, thiết bị và hóa chất chính đang sử dụng trong Nhà
máy được trình bày ở Phụ lục 1.
3.2

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỰC IN TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC
IN DY KHANG
Tại Nhà máy SXMIDK gồm hai phân xưởng: phân xưởng sản xuất mực in ống

đồng và phân xưởng sản xuất mực offset. Nhìn chung quy trình sản xuất tại hai phân
xưởng gần giống nhau chỉ khác về lượng các chất phối trộn. Quy trình sản xuất mực in
tại Nhà máy được thể hiện tại Sơ đồ 3.2.
Dung môi

Hạt nhựa

Bột màu

Khu vực phân tán

Bồn khuấy tạo Verni

Máy phân tán

Máy nghiền, hòa trộn

Hiệu chỉnh

Lọc


Đóng gói
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất mực in tại Nhà máy SXMIDK

11
 


 

Thuyết minh công nghệ sản xuất mực in tại Nhà máy SXMIDK
a.

Giai đoạn 1: Tiếp nhận nguyên liệu vào hệ thống kho chứa
Nguyên liệu cần cho quá trình sản xuất gồm dung môi, hạt nhựa, bột màu…

được mua từ các Công ty khác chở đến bằng xe tải. Nhà máy sử dụng các xe nâng
nâng nguyên liệu vào kho chứa riêng biệt.
b.

Giai đoạn 2: Điều chế verni
Các loại dung môi đơn, dung môi pha, phụ gia được máy bơm hút lên 6 bồn kín

theo tỉ lệ nhất định nhằm phù hợp để sản xuất các loại verni. Ở đây chúng được hòa
trộn đều, sau đó các hạt nhựa được công nhân cho vào bồn. Khuấy hỗn hợp này trong
vòng 3 - 5 tiếng. Sau khoảng thời gian này hỗn hợp tạo thành gọi là verni. Từ 6 bồn
kín công nhân dùng máy bơm bơm qua các thùng chứa. Có 5 loại verni là 5E, 7G, 15P,
12M, 10K2.
Tùy theo yêu cầu của các hợp đồng, tổ verni có nhiệm vụ chuẩn bị loại verni,
màu, phụ gia, dung môi khác nhau theo khối lượng được giao. Tất cả các loại này
được đưa qua khu vực phân tán.

c.

Giai đoạn 3: Khuấy và phân tán
Mục đích:
-

Làm thấm ướt toàn bộ bột màu với nhựa phân tán.

-

Khơi mào sự phá vỡ những khối hạt bột màu.

-

Tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
Đây là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiền mịn kế

tiếp và quy định chất lượng mực in.
Công đoạn này chia làm 3 giai đoạn nhỏ
Hỗn hợp này sau đó được chuyển qua khu vực nghiền

12
 


 

d.

Giai đoạn 4: Nghiền và hòa trộn

Là quá trình nghiền mịn hỗn hợp mực hoặc hỗn hợp phụ gia sau khi phân tán

bằng máy nghiền bi. Hỗn hợp được nghiền trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào
từng màu thì được đánh giá độ mịn, độ mịn được đánh giá bằng thước đo độ mịn
Công đoạn nghiền chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình sản xuất mực. Để
quá trình nghiền đạt hiệu quả cao và độ mịn đạt yêu cầu cần tuân thủ điều kiện chạy
của máy nghiền
e.

Giai đoạn 5: Pha màu (hiệu chỉnh)
Là công đoạn phối màu mực theo lệnh pha mực để tạo ra màu mực theo yêu cầu

của khách hàng.
Phối trộn các mực theo lệnh pha mực, khuấy hỗn hợp trong 10-15 phút để tạo
hỗn hợp đồng nhất. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của mực thành phẩm như tone màu,
độ nhớt, độ bám dính.
f.

Giai đoạn 6: Lọc và đóng gói
Lọc: Mực thành phẩm được bơm qua các túi vải lọc nhằm loại bỏ các tạp chất.
Đóng gói: là công đoạn cuối cùng. Khối lượng được đóng gói như sau:
Bảng 3.2: Khối lượng đóng gói các loại mực thành phẩm
Màu trắng các loại mực

20 kg

Mực OPN, GSN, GSP, flexo dung môi (trừ màu trắng)

17 kg


Mực PET (trừ màu trắng)

16 kg

Flexo nước

20 kg

(Nguồn: Nhà máy SXMIDK, tháng 12/2009)
 

13
 


 

3.3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY
KHANG
Trong môi trường làm việc tại Nhà máy SXMIDK, các yếu tố ảnh hưởng đến

OH&S của CBCNV trong Nhà máy chủ yếu là từ: nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn
và chất thải nguy hại.
3.3.1 Hiện trạng môi trường
3.3.1.1 Môi trường không khí tại Nhà máy
Khí thải chứa các chất vô cơ phát sinh tại Nhà máy chủ yếu từ các nguồn:
-


Từ máy phát điện dự phòng

-

Từ các nguồn khác: Khí thải được phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu hay sản phẩm, phương tiện xếp dỡ vận chuyển nội bộ.
Nguồn phát sinh bụi tại Nhà máy khá ít. Tuy nhiên trong phân xưởng sản

-

xuất mực offset lượng bụi khá nhiều do máy băm hạt nhựa tỏa ra với thời
gian xuất hiện không kéo dài.
Hiện trạng môi trường không khí được thể hiện rõ qua Bảng 3.3
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh và khu vực
sản xuất
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Khu vực đo
KV1

KV2

KV3

1


Bụi

mg/m3

0.27

0.41

0.4

2

SO2

mg/m3

0.11

0.22

0.28

3

CO

mg/m3

1.4


2.4

1.5

4

NO2

mg/m3

0.02

0.1

0.06

5

THC

mg/m3

1.6

22.8

28.2

(Nguồn: Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang, Báo cáo giám sát môi trường
định kỳ, 6/2009)


14
 


 

Ghi chú:

KV1: Khu vực trước Nhà máy
KV2: Khu vực sản xuất mực in ống động
KV3: Khu vực dung môi

Quá trình đánh giá sự tuân thủ đối với yêu cầu pháp luật thể hiện ở Phụ lục 4
3.3.1.2 Nước thải tại Nhà máy
Nước thải tại nhà máy được phát sinh từ các nguồn sau:
-

Nước thải sản xuất: đặc thù sản xuất không sử dụng nước nên lượng nước
thải sản xuất rất ít hầu như là không có.

-

Nước thải sinh họat: chủ yếu từ khu văn phòng, các khu nhà vệ sinh trong
Nhà máy, khu vực căn tin phục vụ ăn uống cho nhân viên trong Nhà máy

-

Nước thải vệ sinh công nhiệp: nước thải từ công tác vệ sinh thiết bị, nhà
xưởng, kho bãi chứa một hàm lượng chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, hóa chất cao.


-

Khối lượng nước thải Nhà máy thải ra từ 500 - 600m3/tháng.

Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải đổ vào đường ống KCN
Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

-

7.05

COD

mg/l

54

BOD5

mg/l

36

SS


mg/l

70

MPN/100ml

4000 

pH

Coliform

(Nguồn: Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang, Báo cáo giám sát môi trường
định kỳ, 6/2009)
3.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Nhà máy SXMIDK là một Nhà máy có quy mô nhỏ và số lượng nhân công
không nhiều, do đó lượng chất thải rắn phát sinh hàng tháng có khối lượng thấp. Các
loại chất thải phát sinh chủ yếu tại Nhà máy là:
-

Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động ăn uống, sinh hoạt và làm
việc hằng ngày của các cán bộ công nhân viên chủ yếu là giấy văn phòng,

15
 


 

bọc nilong, thực phẩm thừa từ nhà ăn cho công nhân…. với khối lượng

khoảng 10 - 15kg/ngày
-

Chất thải rắn không nguy hại: phát sinh trong quá trình sản xuất gồm giấy
phế thải, bao bì đựng nguyên liệu không dính hóa chất, pallet hư có khối
lượng không ổn định

-

Chất thải nguy hại: do Nhà máy sử dụng khá nhiều hóa chất và dung môi
hữu cơ nên chất thải nguy hại phát sinh khá nhiều.

Khối lượng và chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy được trình
bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.5: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng tại Nhà máy
TT Tên chất thải

Khối lượng/tháng

1

Nhớt thải

858 kg

2

Mỡ đen thải bỏ

400 kg


3

Thùng phi chứa hoá chất

100 kg

4

Giẻ lau dính dầu, nhớt, dung môi

200 kg

5

Bóng đèn huỳnh quang thải

10 kg

6

Bao bì đựng bột màu

100 kg

(Nguồn: Nhà máy sản xuất mực in Dy Khang, Báo cáo giám sát môi trường
định kỳ, 6/2009)
3.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Nhà máy
3.3.2.1 Các giải pháp xử lý khí thải
Nhà máy đang tiến hành xây dựng, lắp đặt hê thống xử lý khí như sau:

Chụp hút

Hệ thống
ống dẫn

Buồng đốt
và phản ứng

Khí sạch
thoát ra

Sơ đồ 3.3: Hệ thống xử lý khí thải tại Nhà máy SXMIDK
Nhà máy đã lắp đặt các quạt hút nhằm thu các hơi dung môi, thông thoáng môi
trường làm việc. Tuy nhiên vẫn chưa lắp đặt được buồng đốt và phản ứng nên các hơi
dung môi này chưa được xử lý triết để mà chỉ là pha loãng chúng vào môi trường.
16
 


 

Nhà máy đã tiến hành đo đạc chất lượng môi trường không khí định kỳ, xây
dựng báo cáo giám sát môi trường và gửi lên Ban quản lý KCN Vĩnh Lộc.
3.3.2.2 Các giải pháp xử lý nước thải
Nhà máy có hệ thống dẫn nước thải ra ngoài hệ thống thu gom nước thải của
KCN Vĩnh Lộc, với chất lượng khá ổn định đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN
24/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Nhà máy tiến hành đo chất lượng nước thải định kỳ và báo cáo giám sát môi
trường. Hàng năm Nhà máy đóng phí xử lý nước thải cho KCN đầy đủ.
3.3.2.3 Các giải pháp xử lý chất thải

Hiện tại Nhà máy đã tiến hành thu gom và phân loại các loại chất thải. Nhà máy
xây dựng kho chứa chất thải nguy hại riêng biệt, đăng ký chủ nguồn thải và giao cho
các cơ quan có chức năng xử lý chất thải.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt được Công ty môi trường đô thị thu gom và xử
lý hàng ngày.
Các loại chất thải nguy hại được giao cho Cty TNHH TM & Xử Lý Môi
Trường Thành Lập thu gom và xử lý định kỳ hàng tháng.
3.4

HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỰC IN DY
KHANG

3.4.1 Tổ chức và thực hiện OH&S tại Nhà máy SXMIDK
3.4.1.1 Ban thực hiện 5S
Ban thực hiện 5S của Nhà máy được thành lập vào tháng 3/2010 nhằm thực
hiện hành động dựa trên các tiêu chí 5S là sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng.
Ban lãnh đạo 5S được chia làm 3 nhóm: Quảng bá, Đào tạo và Đánh giá nhằm
thực hiện được các nhiệm vụ sau:
-

Phổ biến kế hoạch 5S đến CBCNV trong toàn Nhà máy

-

Tổ chức các khóa đào tạo thực hiện cho CBCNV

17
 



×