Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

KHẢO SÁT LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Khóa luận tốt nghiệp
KHẢO SÁT LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGÀNH
KHÓA

-2010-

: ĐOÀN THỊ ÁNH HỒNG
: Quản lý môi trường và du lịch sinh
thái
: 2006 - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Khóa luận tốt nghiệp
KHẢO SÁT LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ


TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PGS – TS. BÙI XUÂN AN

ĐOÀN THỊ ÁNH HỒNG
MSSV: 06157066

-2010i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến PGS - TS. Bùi Xuân An, người thầy đã tận tâm
dìu dắt, động viên tôi, hướng dẫn, theo sát đề tài và định hướng cho tôi, hỗ trợ và
đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Chu Mạnh Trinh - Chuyên viên Ban
quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Tp. Hội An, người hướng dẫn trực tiếp
tại nơi tôi thực tập, đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ và đóng góp những kinh nghiệm
thực tế.
Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, luôn nhiệt thành trong công tác giảng dạy, cung cấp
kiến thức và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của tôi trong suốt 4 năm học vừa qua, giúp
tôi có được nền tảng cơ bản cho khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm,
Trung tâm văn hóa - thể thao Tp. Hội An, Phòng thương mại - du lịch Tp. Hội An,
Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp, các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt cộng

đồng địa phương tại quần đảo Cù Lao Chàm đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp của tôi.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã dành cho tôi những tình cảm
chân thành, động viên để tôi hoàn thành khóa luận.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát và đề xuất giải pháp nâng cao lợi ích cộng đồng địa
phương trong hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm” được thực
hiện tại quần đảo Cù Lao Chàm - Tp. Hội An từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010.
Các phương pháp được sử dụng: điều tra xã hội học để nắm bắt những thông tin cụ
thể, thực tế nhất từ cộng đồng địa phương và khách du lịch, khảo sát thực địa
nhằm kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được, thiết lập ma trận
Swot đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển DLST và nguồn
nhân lực có khả năng phục vụ hoạt động này tại địa phương.
Kết quả thu được cho thấy hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao
Chàm bước đầu phát triển song chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong đó,
người dân chưa được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động này, những nguồn lợi thực
sự tập trung vào một số cá nhân và các công ty lữ hành ngoài đảo. Từ đó, đề xuất
những giải pháp chung trong hướng đi DLST của địa phương và những giải pháp
cụ thể đối với từng nhóm hộ gia đình khi tham gia hoạt động này.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii

TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.2
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ........................................................................................... 2
1.3
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.5
PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................................. 4
2.1 DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ......................................... 4
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái ........................................................................... 4
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái............................................. 4
2.1.2.1 Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái ................................................. 4
2.1.2.2 Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ...................................... 5
2.2. DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ................................................ 5
2.2.1 Định nghĩa cộng đồng ........................................................................................ 5
2.2.2 Định nghĩa du lịch cộng đồng ............................................................................ 5
2.2.3 Lợi ích và hạn chế khi cộng đồng tham gia hoạt động DLST ........................... 6
2.2.3.1 Về kinh tế .................................................................................................... 6
2.2.3.2 Về văn hóa - xã hội ..................................................................................... 6
2.2.3.3 Về môi trường ............................................................................................. 7
2.3. TỔNG QUAN VỀ QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM................................................. 7

2.3.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................. 8
2.3.2 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 9
2.3.3 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 9
2.3.3.1 Địa hình, địa chất, địa mạo ......................................................................... 9
2.3.3.2 Khí hậu ........................................................................................................ 9
2.3.4 Giá trị tài nguyên thiên nhiên........................................................................... 10
2.3.4.1 Rừng mưa nhiệt đới .................................................................................. 10
2.3.4.2 Giá trị tài nguyên biển............................................................................... 11
2.3.5 Giá trị tài nguyên nhân văn .............................................................................. 13
2.3.5.1 Các di sản văn hóa vật thể......................................................................... 13
2.3.5.2 Các di sản văn hóa phi vật thể .................................................................. 14
2.3.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.......................................................................... 16
2.3.6.1 Giao thông................................................................................................. 16
2.3.6.2 Thông tin liên lạc ...................................................................................... 16
2.3.6.3 Điện - nước ............................................................................................... 16
2.3.7 Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ..................................................... 17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 19
iv


3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI QUẦN ĐẢO CÙ LAO
CHÀM........................................................................................................................... 19
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................... 19
3.1.2 Phương pháp bản đồ ........................................................................................ 20
3.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................ 20
3.1.4 Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 21
3.2 KHẢO SÁT LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG NHẬN ĐƯỢC TỪ HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM .......................... 21
3.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 21
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................... 23

3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................ 24
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA
PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG DLST TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM......... 24
3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT ........................................................................... 24
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ................................................................ 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 26
4.1 HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM........ 26
4.2 LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG NHẬN ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH SINH THÁI TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM .............................................. 36
4.2.1 Lợi ích về kinh tế ............................................................................................. 37
4.2.1.1 Nhóm hộ gia đình tham gia dịch vụ lưu trú - homstay ............................. 37
4.2.1.2 Nhóm hộ gia đình tham gia dịch vụ chuyên chở khách du lịch ................ 40
4.2.1.3 Nhóm hộ gia đình tham gia kinh doanh dịch vụ nhà hàng - quán ăn - nước
giải khát ................................................................................................................. 43
4.2.1.4 Nhóm hộ gia đình chế biến hải sản khô và hàng lưu niệm ....................... 45
4.2.1.5 Nhóm hộ gia đình chế biến nước mắm ..................................................... 47
4.2.1.6 Nhóm hộ gia đình đánh bắt thủy sản ........................................................ 47
4.2.1.7 Nhận xét .................................................................................................... 48
4.2.2 Lợi ích về văn hóa - xã hội .............................................................................. 49
4.2.3 Lợi ích về sinh thái - môi trường ..................................................................... 50
4.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA
PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ........................................ 51
4.3.1 Một số định hướng phát triển DLST tại quần đảo Cù Lao Chàm .................... 51
4.3.2 Những giải pháp nâng cao lợi ích cộng đồng địa phương từ hoạt động DLST 54
4.3.2.1. Giải pháp hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương: .............................. 57
4.3.2.2. Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình, các sản phẩm du lịch: ............... 59
4.3.2.3. Tôn tạo các giá trị văn hóa bản địa: ......................................................... 59
4.3.2.4. Nâng cao về mặt sinh thái - môi trường................................................... 60
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 61
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61

5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 62
5.2.1. Kiến nghị về việc hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương ......................... 62
5.2.2 Kiến nghị về việc bảo tồn các giá trị văn hóa và sinh thái - môi trường cho
cộng đồng địa phương............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 63

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

WTO

Hiệp hội du lịch thế giới
(World Tourism Organization)

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(World Wildlife Fund)

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(Environment Management Systems)

Bộ VHTT


Bộ văn hóa thể thao

Tp. Hội An

Thành phố Hội An

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH & XNK

Trách nhiệm hữu hạng và xuất nhập khẩu

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại quần đảo Cù Lao Chàm.............20
Bảng 3.2: Phiếu điều tra phân theo các nhóm đối tượng........................................23
Bảng 3.3: Minh họa phương pháp ma trận SWOT.................................................25
Bảng 4.1: Kết quả lựa chọn của khách du lịch thông qua các câu hỏi điều tra......30
Bảng 4.2:Tương quan số lượng khách lưu trú tại Bãi Hương và Bãi Làng với số
lượng khách đến quần đảo Cù Lao Chàm...............................................................38
Bảng 4.3: Mức giá dịch vụ homstay tại Bãi Hương và Bãi Làng năm 2009 và
2010........................................................................................................................39
Bảng 4.4: Số lượt khách/ ngày của các gia đình chuyên chở khách trong mùa du
lịch..........................................................................................................................40
Bảng 4.5: Mức giá chuyên chở khách du lịch bằng xe máy từ thôn Bãi Làng đến

các địa điểm khác tại quần đảo Cù Lao Chàm........................................................41
Bảng 4.6: Số lượt khách du lịch tại các nhà hàng quần đảo Cù Lao Chàm năm
2009........................................................................................................................43
Bảng 4.7: Thu nhập trung bình của các hộ kinh doanh cà phê, nước giải khát trong
mùa du lịch..............................................................................................................45
Bảng 4.8: Thu nhập trung bình của các hộ tham gia chế biến hải sản khô và làm
hàng lưu niệm.........................................................................................................46
Bảng 4.9: Kết quả phỏng vấn các gia đình chế biến nước mắm.............................47
Bảng 4.10: Thu nhập trung bình của các hộ đánh bắt thủy sản..............................48
Bảng 4.11: Ma trận SWOT về khả năng phát triển DLST tại quần đảo Cù Lao
Chàm.......................................................................................................................51
Bảng 4.12: Ma trận SWOT về nguồn lực con người đối với sự phát triển DLST tại
quần đảo Cù Lao Chàm..........................................................................................55

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Sơ đồ 4.1: Minh họa lợi ích cộng đồng địa phương nhận được từ hoạt động DLST
tại quần đảo Cù Lao Chàm............................................................................................ 37
Biểu đồ 4.1: Số lượt khách du lịch đến quần đảo Cù Lao Chàm (2004 - 2009)........... 27
Biểu đồ 4.2: Sự tương quan lượt khách giữa Tp. Hội An và quần đảo Cù Lao
Chàm ............................................................................................................................. 28
Biểu đồ 4.3: Số lượng khách du lịch đến quần đảo Cù Lao Chàm các tháng trong
năm 2009 ....................................................................................................................... 29
Biểu đồ 4.4: Mục đích du khách chọn Cù Lao Chàm làm điểm đến ............................ 31
Biểu đồ 4.5: Các yếu tố thu hút khách du lịch khi đến Cù Lao Chàm.......................... 32

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch sinh thái – ngành công nghiệp không khói đã và sẽ là xu hướng tất
yếu của tương lai. Công nghiệp càng phát triển, đô thị mọc lên càng nhiều thì con
người càng muốn và càng có nhu cầu trở về với thiên nhiên hoang sơ gắn liền
những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói, Du lịch sinh thái chính là cầu nối hiệu
quả và hiện đại nhất.
Phát triển du lịch sinh thái luôn đi kèm với bảo tồn nguyên vẹn các giá trị
tài nguyên thiên nhiên, giá trị nhân văn và môi trường, đồng thời đem lại sinh kế
cho cộng đồng địa phương. Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành điểm
đến lý tưởng về hoạt động du lịch sinh thái, chinh phục cả những du khách khó
tính trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển du
lịch sinh thái chưa tương xứng với tiềm năng đa dạng, phong phú của Việt Nam,
hoạt động du lịch sinh thái tại một số địa phương vẫn còn những bất cập và vướng
mắc, chưa mang đúng ý nghĩa “du lịch sinh thái”. Các hình thức hoạt động mới chỉ
mang ý nghĩa tham quan, thưởng ngoạn thiên nhiên để tái tạo sức khỏe, ít đạt ý
nghĩa nâng cao nhận thức cho du khách có trách nhiệm với các giá trị thiên nhiên
và môi trường. Đây đó, nguồn thu từ hoạt động này vẫn rót vào các công ty du lịch
lớn. Trong khi đó, cộng đồng địa phương – những người trực tiếp tham gia, chịu
ảnh hưởng và là một bộ phận cấu thành hoạt động này vẫn chưa thực sự được
quan tâm.
Du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm đã được manh nha và đem lại
những hiệu quả khả quan trong vài năm qua. Khách du lịch ngày càng biết, càng

1


mong muốn và càng có nhu cầu khám phá, thưởng ngoạn quần đảo Cù Lao Chàm

với những vẻ đẹp thơ mộng, nguyên sơ, huyền bí của thiên nhiên, với vẻ đẹp bản
chất và tâm hồn thấm nhuần trong mỗi con người xứ đảo. Du lịch đã mang đến
những thay đổi khá toàn diện trong bộ mặt xóm làng xã đảo. Người dân có niềm
tin nhiều hơn vào tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Cù Lao Chàm, bởi
những khởi sắc về kinh tế, về văn hóa - xã hội, về môi trường mà hoạt động này
mang về, bởi những ưu ái giúp người dân ngày càng tham gia sâu hơn và có những
đóng góp tích cực hơn vào việc phát triển du lịch sinh thái của địa phương. Điều
này góp phần khẳng định du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm không tách
rời sự tham gia của cộng đồng và phải đảm bảo đem lại những lợi ích cho cộng
đồng. Với mong muốn tạo mối liên kết sâu hơn của cộng đồng vào hoạt động du
lịch sinh thái, đề tài: “Khảo sát và đề xuất giải pháp nâng cao lợi ích cộng đồng địa
phương trong hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm” được thực
hiện.

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu lợi ích thực sự đem lại cho cộng đồng địa phương từ hoạt động du
lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm, cụ thể: lợi ích về kinh tế đem lại cho
cộng đồng, lợi ích về mặt văn hóa - xã hội và lợi ích về mặt sinh thái - môi trường.
Đề xuất giải pháp nâng cao những lợi ích này.

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

-

Cộng đồng địa phương xã Tân Hiệp.

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Khảo sát hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm.

2


-

Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội xã Tân
Hiệp.

-

Điều tra, phân tích những lợi ích đã đạt được cho cộng đồng địa phương khi
phát triển du lịch sinh thái.

-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao những lợi ích cho cộng đồng địa phương.

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Không gian: khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

-

Thời gian: từ 23/02/2010 đến 30/03/2010


3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc
độ khác nhau. Đối với một số người, du lịch sinh thái là sự kết hợp ý nghĩa của hai
từ ghép “du lịch” và “sinh thái”.
Năm 1999, Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra
định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái tại Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,
có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương”.
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
2.1.2.1 Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
Theo Phạm Trung Lương (2002), hoạt động du lịch sinh thái cần tuân theo
một số nguyên tắc sau đây:
-

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Du khách khi rời khỏi nơi
mình đến tham quan sẽ phải có được hiểu biết cao hơn về giá trị của môi
trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa.

-

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Sự tồn tại của hoạt động du lịch sinh

thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống

4


cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống
của hoạt động du lịch sinh thái.
-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng, bởi các giá trị văn hóa bản địa
là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh
thái ở một khu vực cụ thể.

-

Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Du lịch
sinh thái dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp
nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

2.1.2.2 Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Theo Phạm Trung Lương (2002), những yêu cầu cơ bản để phát triển du
lịch sinh thái:
- Yêu cầu đầu tiên: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa
dạng sinh thái cao
- Yêu cầu thứ hai: Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là
người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
Đồng thời, hoạt động DLST đòi hỏi phải có người điều hành có nguyên tắc, phải
có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng
địa phương
- Yêu cầu thứ ba: Tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “sức

chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội.
- Yêu cầu thứ tư: Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch.

2.2. DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
2.2.1 Định nghĩa cộng đồng
Cộng đồng là tập hợp một nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền
sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của địa phương (Schmink, 1999).
2.2.2 Định nghĩa du lịch cộng đồng
5


Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về
môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý vì
cộng đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về
cuộc sống đời thường của họ. (REST - Thailand, 1997).
2.2.3 Lợi ích và hạn chế khi cộng đồng tham gia hoạt động DLST
2.2.3.1 Về kinh tế
a. Lợi ích
-

Giúp mang lại những khoản tiền cho cộng đồng có được từ sự chi tiêu của du
khách.

-

Đa dạng hóa và ổn định nền kinh tế địa phương.

-

Tạo việc làm và thu nhập từ sự thành lập và mở rộng hoạt động kinh doanh.


-

Góp phần vào doanh thu thuế cho địa phương.

-

Thu hút sự đầu tư của các tổ chức.

b. Hạn chế
-

Đòi hỏi vai trò lãnh đạo, kiểm soát với chi phí vận hành cao.

-

Lợi nhuận DLST có thể chỉ làm lợi cho một số người.

-

Gia tăng tình trạng lạm phát nhà đất, hàng hóa, dịch vụ.

-

Đòi hỏi tập huấn, đào tạo cán bộ.

-

DLST có thể bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ và do đó nằm ngoài sự kiểm soát
của địa phương.


2.2.3.2 Về văn hóa - xã hội
a. Lợi ích
-

Giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ, sản phẩm, cơ sở hạ tầng.

-

Làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hóa địa phương.

-

Khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các loại hình
biểu diễn nghệ thuật và văn hóa.

-

Tăng cường trao đổi văn hóa, nâng cao nhận thức.

b. Hạn chế
6


-

Thu hút du khách những người mà lối sống và quan niệm xung đột với người
dân địa phương.

-


Cư dân địa phương phải chia sẻ các nguồn tài nguyên với người ngoài địa
phương.

-

Làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm,
cờ bạc, rượu chè, buôn lậu,...

-

Gia tăng mối bất hòa giữa người được hưởng và người không được hưởng
lợi,...

2.2.3.3 Về môi trường
a. Lợi ích
-

Khuyến khích bảo tồn và bảo vệ nguồn tài nguyên lịch sử, văn hóa và tự
nhiên.

-

Giúp cải thiện diện mạo địa phương.

-

Giúp phục hồi các công trình kiến trúc.

b. Hạn chế

-

Quá nhiều du khách sẽ làm giảm chất lượng tài nguyên thiên nhiên và lịch sử,
văn hóa của địa phương.

-

Rác thải, tiếng ồn, bụi có thể gia tăng cùng với sự phát triển của du lịch.

2.3. TỔNG QUAN VỀ QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM
2.3.1 Lịch sử hình thành
Người ta cho rằng các thương gia Ả Rập sử dụng vùng biển giữa Cù Lao
Chàm và Hội An làm nơi trú ẩn trong những trận bão lớn và là nơi lấy nước ngọt
trên đường đi buôn bán đến Nhật.
Vùng đất xung quanh Cù Lao Chàm mang một lịch sử rất phong phú. Kết
quả của các cuộc khảo cổ học tại các điểm Bãi Làng, Bãi Ông và những phát lộ
các tụ điểm mai táng ở Bãi Làng cho thấy cách đây hơn 3000 năm đã có con người
sinh sống và chế tác các công cụ sinh hoạt, lao động khá tinh xảo, đáng chú ý là
các hiện vật đá, công cụ mài như: rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi ghè, bàn mài
7


nhiều loại. Dưới thời Champa, Cù Lao Chàm có dành những khu hình phạt cho
các tội đồ nguy hiểm để đến lúc chết họ không được hỏa táng và bị đối xử cách
biệt với người thường. Người Chàm ở Cù Lao Chàm để lại nhiều di tích, di chỉ
độc đáo như: hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng,
hệ thống đá xếp ngăn đất thành ruộng bậc thang để trồng trọt và những dấu vết về
sự giao lưu buôn bán với thuyền buôn các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung
Hoa, Đông Nam Á qua lại vùng này cách nay trên 1000 năm.
Từ cuối thế kỷ thứ XV theo bước chân chinh phạt người Chiêm Thành của

vua Lê Thánh Tông, các làng Cẩm Phô, Thanh Hà, Võng Nhi đã xuất hiện trong
đất liền và không bao lâu sau ở Cù Lao Chàm đã có dân cư Đại Việt qua lại khi
làm ăn trên biển. Sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Quảng Nam (từ 1558 1671), cư dân Đại Việt mới ồ ạt đến Quảng Nam. Việc tụ cư sinh sống của người
Đại Việt ở Cù Lao Chàm và ở Hội An trong thời kỳ này tiếp tục được hình thành,
phát triển với tốc độ khá mạnh và lập nên làng Tân Hiệp. Nghề chính của cư dân ở
đây là tạp vụ, buôn bán với thuyền buôn trên đường hải trình, hoặc thuyền nơi
khác đến trước khi đến hoặc đi khỏi thương cảng Hội An.
Đến thế kỷ XIX, Tân Hiệp liên tục được bổ sung các gia đình nhập cư có
người khai thác yến, làm nghề rừng, đánh bắt và chế biến hải sản, cũng như việc
cung ứng tại chỗ nước, củi cho các thuyền buôn đến dừng đậu tại đây. Cho đến
trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là những năm chiến tranh
chống Mỹ ác liệt, để tránh bom đạn trong đất liền, ở Cù Lao Chàm được bổ sung
thêm cư dân từ các nơi thuộc các địa phương như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc.
Xóm Đình có trước nhất, cổ nhất. Từ xóm Đình về phía bắc là xóm Ao cùng thời
kỳ, rồi đến xóm Cấm. Xóm Cấm thực sự là xóm có cách đây khoảng hơn 200 năm.
Từ xóm Đình về phía Nam là xóm Giữa, đến xóm Ngoài rồi mới đến xóm Mới
xuất hiện thật trọn vẹn từ những năm 60 của thế kỷ 20 do chiến tranh.
(Nguồn: Phòng TM - DL Tp. Hội An, 2010)
2.3.2 Vị trí địa lý

8


Quần đảo Cù Lao Chàm với tổng diện tích khoảng 15,5 km2, là cụm đảo
gồm 8 đảo lớn nhỏ (Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Gai, Hòn
Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông), lớn nhất là Hòn Lao, nằm ở phía Đông Bắc thành phố
Hội An, cách Cửa Đại 15 km, cách trung tâm thành phố 18 km, thuộc phạm vi
hành chính xã Tân Hiệp - TP. Hội An - Tỉnh Quảng Nam.
Nằm ở tọa độ địa lý:
Từ 15o15’20” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc

Từ 108o22’ đến 108o44’ kinh độ Đông.
(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2010)
2.3.3 Điều kiện tự nhiên
2.3.3.1 Địa hình, địa chất, địa mạo
Cụm đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là vùng đồi núi thấp, hầu hết các đảo có
dạng hình chóp cụt. Độ cao lớn nhất so với mực nước biển dao động từ 70 - 200
m. Hòn Lao là dải núi chính lớn nhất xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, độ cao dao động từ 187 m (Đỉnh Tục Cả) đến 517 m (đỉnh Hòn Biền).
Trải qua lịch sử kiến tạo trên 300 triệu năm với những pha kiến tạo thăng
trầm của vỏ trái đất đã tạo nên những nét hết sức độc đáo của địa hình quần đảo
này. Điểm nổi bật của địa hình là tính bất đối xứng, hướng Tây Bắc - Đông Nam
với sườn Đông Bắc hẹp và dốc đứng, sườn Tây Nam rộng và thoải hơn. Bờ biển
sườn Đông Bắc với các vách đứng, trơ đá gốc còn bờ biển Tây Nam tạo thành các
dạng vịnh nhỏ, với tích tụ cát lấp đầy các cong lõm.
(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2010)
Thiên nhiên đã ban tặng Cù Lao Chàm các tài nguyên du lịch địa mạo quý
giá. Bên cạnh nhiều bãi biển thoải và mịn, sạch nằm xen giữa các mõm nhô đá với
những nét chạm trổ độc đáo, Cù Lao Chàm còn có các vách đá kỳ vỹ, khối đá đa
dạng về hình thể là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển du lịch.
2.3.3.2 Khí hậu
• Nhiệt độ:
9


Nhiệt độ tối thấp: 18,2oC
Nhiệt độ tối cao: 40,7oC.
Nhiệt độ trung bình: 25,6oC.
• Mưa:
- Lượng mưa trung bình/năm: 2045 mm.
- Số ngày mưa trung bình năm: 145 ngày.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 chiếm 80% tổng lượng
mưa của năm. Từ tháng 2 đến tháng 7 thường có mưa giông.
- Mùa mưa bão hàng năm vào khoảng tháng 9, tháng 10 và tháng 11.
(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2010)
Có thể thấy, yếu tố khí hậu quyết định đến hoạt động du lịch tại quần đảo
Cù Lao Chàm. Mùa du lịch chính của đảo thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9
hàng năm. Phát triển du lịch cần tính đến yếu tố này để tận dụng và nắm bắt những
thời điểm để tối ưu hóa hoạt động du lịch.
2.3.4 Giá trị tài nguyên thiên nhiên
2.3.4.1 Rừng mưa nhiệt đới
Cù Lao Chàm là một trong số rất ít đảo trong cả nước còn giữ được thảm
thực vật có độ che phủ tương đối lớn, khoảng 60 - 70%. Kiểu thảm chiếm diện tích
lớn nhất là rừng thường xanh cây lá rộng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở độ cao từ
50 - 500 m. Đây là kiểu thảm rừng có nhiều cây gỗ quý như Gõ biển, Huỷnh, Lim
xẹt,... Ngoài gỗ, đây cũng là nơi có nhiều loại lâm sản phụ như song, mây, cây làm
thuốc, làm vật liệu xây dựng,... Có hai kiểu rừng trên đảo là rừng cây bụi dưới
thấp và rừng nguyên sinh trên cao hơn với một số cây gỗ lớn. Cả hai loại rừng đều
có các loại cây dây leo phong phú.
Trải qua nhiều thăng trầm, rừng Cù Lao Chàm đến nay vẫn được đánh giá
là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Ngoài kiểu rừng kín
thường xanh, tại sườn phía Đông của đảo, nơi địa hình rất dốc, lớp đất phủ trên bề

10


mặt hầu như không có, vẫn tồn tại một kiểu thảm thực vật cây bụi và trảng cỏ với
những loài đặc trưng như Sến đất, Huyết giác và Cỏ cứng.
Tại sườn Tây Bắc, đặc trưng nhất là thảm phong lan với loài Huyết nhung
tía gần như thuần loại. Mặc dù chỉ mới nghiên cứu ở độ cao 100 m trở xuống, song
qua thống kê cho thấy hệ thực vật Cù Lao Chàm có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ

của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Như vậy, hệ thực vật Cù Lao Chàm cũng
đã phát hiện 5 trong số 6 ngành thực vật bậc cao của hệ thực vật Việt Nam. Nếu so
sánh thì ở Cù Lao Chàm chiếm 1/20 tổng số loài, gần 1/6 tổng số chi và gần 1/2
tổng số họ của thực vật Việt Nam.
Hệ thực vật Cù Lao Chàm gồm 342 loài có ích, tức là trên 60% tổng số loài
có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhóm cây làm thuốc có sự tập
trung nhiều nhất, có 116 loài (chiếm 22,8% số loài thống kê được). Trong nhóm
cây làm thuốc, đáng chú ý có Hoàng Nam, Cỏ Xước, Bách Lộ, Lạc Tiên, Mã Đề
và một số loài trong họ Gừng. Nhóm cây cảnh đáng chú ý nhất là Tuế và Huyết
Nhung Tía.
Nhờ lớp phủ thực vật tương đối tốt, hệ động vật rừng của Cù Lao Chàm khá
nhiều với 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó,
đáng chú ý có khỉ đuôi dài và chim yến là 2 loài được đưa vào Sách Đỏ Động vật
Việt Nam.
(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2010)
2.3.4.2 Giá trị tài nguyên biển
Khu biển Cù Lao Chàm bao gồm 5175 ha mặt nước, với khoảng 165 ha rạn
san hô, 50 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị.
• San hô:
Tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam đảo Cù Lao Chàm và hầu hết các đảo
nhỏ khác. Tổng diện tích các rạn san hô ở Cù Lao Chàm ước tính khoảng 200 ha.
Một số bãi ngầm có độ sâu lớn phía Tây đảo Cù Lao Chàm với phân bố các thảm

11


san hô cứng thuộc nhóm san hô không rạn, tạo nên những cảnh quan rất hấp dẫn ở
độ sâu 20 - 35 m.
• Rong biển:
Tổng số lần rong biển được phát hiện ra cho tới thời điểm 6/2008 là 76 loài

thuộc 4 ngành rong, trong đó 29 loài được bổ sung cho khu hệ rong biển trong
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong đợt khảo sát năm 2008. Số lượng loài tại
mỗi vị trí khảo sát thay đổi từ 7 (Vũng Cây Chanh - Tây Bắc Hòn Mồ, Bãi Bắc Tây Bắc Cù Lao Chàm) đến 32 loài (Bãi Đầu Tai - Tây Bắc Cù Lao Chàm).
• Cỏ biển:
Cỏ biển được ghi nhận tại 6 khu vực chủ yếu phía Tây và Tây Nam Cù Lao
Chàm (gồm Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương và Bãi Nần),
chiếm diện tích phân bố là 50 ha, chủ yếu tập trung tại Bãi Ông (20 ha).
Tổng số có 5 loài cỏ biển đã được ghi nhận gồm Halophila decipiens,
Halophila ovalis, Cymodocea rotundata, Halodule pinifolia và Halodule uninervis
trong đó chuyến khảo sát tháng 6/2008 đã bổ sung thêm một loài mới là Halodule
uninervis. Các loài cỏ lá xoan Halophila được xem là phổ biến nhất và ghi nhận ở
tất cả các thảm cỏ biển.
• Thân mềm:
Có 66 loài thân mềm sống phụ thuộc vào các rạn san hô, thuộc 43 giống và
28 họ đã được ghi nhận. Trochus maculantus, Drupa sp, Pedum spondyloideum,
Atrina vexillum, Pinctada margaritifera và tridacna decipiens là những loài phổ
biến nhất và được quan sát thấy ở hầu hết các rạn khảo sát. Trai Tai tượng
Tridacna squamosa phổ biến ở các rạn vùng nước nông trong khi đó Trai ngọc
Môi đen Pincdata margaritifera phong phú ở các rạn sâu.
• Tôm hùm:
Có bốn loài tôm hùm: Panulirus longipes, P. ornatus, P. stimpsoni và P.
versicolor và một loài cua Charybdis feriata được tìm thấy trên các rạn san hô.
Cũng ghi nhận được 16 loài thuộc 9 giống và 8 họ da gai. Cầu gai đen Diadema

12


setosum, Sao biển gai Acanthaster planci, Hải sâm Holothuria edulis và Holothura
atra là những loài phổ biến trên hầu hết các rạn.
• Cá rạn san hô:

Các kết quả nghiên cứu đã xác định được 270 loài thuộc 105 giống và 40
họ cá trên các rạn san hô trong vùng nước của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Các loài cá có số lượng cao là họ cá Thia Pomacentridae và họ cá Bàng chài
labridae (46 loài). Tiếp theo là họ cá Bướm Chaetodontidae (25 loài), họ cá Mó
Scaridae (15 loài), họ cá Đuôi gai Acanthuridae (13 loài), họ cá Mú Serranidae (11
loài) và họ cá Dìa Siganidae (10 loài).
• Yến Sào:
Yến Sào là tên gọi địa phương của một loài chim Yến có tên khoa học là
Collocalia francica sinh sống trong các hang của bờ Đông đảo Cù Lao Chàm và
một số hòn khác như Hòn Tai, Hòn Khô, Hòn Lá và Hòn Ông. Ước tính quần thể
loài chim Yến này chừng khoảng 100.000 con.
(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2010)
2.3.5 Giá trị tài nguyên nhân văn
2.3.5.1 Các di sản văn hóa vật thể
• Di tích Bãi Ông:
Di tích khảo cổ học Bãi Ông được phát hiện vào tháng 5/1999, khai quật
vào tháng 6/2000. Kết quả thám sát và khai quật cho thấy đây là địa điểm cư trú
kết hợp mộ táng nhưng dấu vết cư trú bộc lộ rõ hơn qua bộ sưu tập hiện vật gồm
công cụ đánh bắt, đồ chế tác bằng đá, đồ gốm gia dụng, dấu tích bếp lửa. Bãi Ông
là di chỉ của dân cư tiền Sa Huỳnh thời sơ kỳ kim khí. Đến nay, đây là di tích có
niên đại sớm nhất được phát hiện ở Hội An.
Dấu vết văn hóa biển của dân cư Tiền Sa Huỳnh tại Bãi Ông đã in đậm nét
trong các hoa văn trang trí trên gốm như hoa văn mép vỏ sò, sóng lượn. Di tích
Bãi Ông được phát hiện góp phần làm rõ thêm vai trò của Cù Lao Chàm trong thời

13


kỳ Tiền Sơ sử ở Hội An, đồng thời chứng minh dân cư Sa Huỳnh cư trú liên tiếp ở
Hội An từ Sơ kỳ đến Hậu kỳ văn hóa Sa Huỳnh.

Qua một số loại hình và hoa văn trang trí đồ gốm Bãi Ông cho thấy mối
quan hệ văn hóa giữa Bãi Ông với Bàu Tró (Quảng Bình), Cổ Lũy (Quảng Trị),
Xóm Cồn (Khánh Hòa). Di tích này đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích quốc gia
vào ngày 13/12/2006.
• Di tích khảo cổ học Bãi Làng:
Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An phối hợp với Khoa Sử - Đại học
Quốc gia Hà Nội tiến hành đào tham sát hố tại khu vực trường Bãi Làng vào tháng
5/1997, một hố phía sau nhà ông Huỳnh Cư - thôn Bãi Làng vào tháng 5/1998.
Cuộc thám sát thu được nhiều hiện vật Champa thuộc thế kỷ VII - X. Vào tháng
5/1999, đoàn khảo cổ học mở rộng hố thám sát III (phía sau nhà ông Huỳnh Cư)
thành hố khai quật Bãi Làng.
Dựa vào hiện vật phát hiện tại di tích cho thấy Bãi Làng là di chỉ của cư
dân Champa vào thế kỷ VII - X sau Công nguyên. Ngoài ra, dấu vết văn hóa
Champa thuộc giai đoạn này còn xuất hiện rải rác khắp Hòn Lao. Di tích này được
Bộ VHTT xếp hạng Di tích Quốc gia ngày 13/12/2006. (Nguồn: Trung tâm quản
lý bảo tồn di tích Tp. Hội An, 2007. Kỷ yếu Cù Lao Chàm)
Vào các thế kỷ XVI - XVII, cộng đồng người Việt được hình thành và phát
triển tại Cù Lao Chàm. Trải qua quá trình sinh sống, cư dân Việt ở đây đã xây
dựng nhiều công trình kiến trúc và thiết chế văn hóa tín ngưỡng. Một số đình,
chùa, miếu, giếng được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Quốc gia có thể kể đến như:
Giếng xóm Cấm, chùa Hải Tạng, miếu tổ nghề Yến, lăng Ngư Ông, đình Tiền
Hiền và một số công trình khác như: lăng Bà Lớn, lăng Cô Hồn, lăng Bà Mụ, lăng
Ngũ Hành, tịnh xá Ngọc Hương,...
2.3.5.2 Các di sản văn hóa phi vật thể
Cù Lao Chàm còn thu hút du khách bởi những giá trị văn hóa tinh thần, các
hình thức văn hóa phi vật thể vốn được bảo lưu bền bỉ, thầm lặng, sâu kín trong
14


cuộc sống đời thường của các thế hệ cư dân vùng biển đảo. Đó là sự bảo lưu mạnh

mẽ các yếu tố về ngữ âm, từ vựng dân gian, những câu tục ngữ, ca dao nói về đặc
điểm Cù Lao Chàm, về kinh nghiệm xã hội, ngành nghề, tâm tư tình cảm của
người dân nơi đây, những truyền thuyết, truyện kể dân gian về sự khởi nguyên, tạo
lập vùng đảo, hiện tượng tự nhiên như lốc tố, sóng gió, về các địa danh, con suối,
hòn đảo,... về sự ra đời của chim Yến, những hình thức diễn xướng dân gian như
hát ru, hát hò khoan, điệu hò, lý, hát bả trạo,...liên quan đến đời sống sông nước biển đảo, các lễ hội, trò chơi dân gian thể hiện sự đa dạng về nguồn gốc văn hóa,
tín ngưỡng, nếp ẩm thực.
Một số truyền thuyết mang đậm tính dân gian: truyền thuyết về Cù Lao
Chàm, Đá Chồng, Bãi Hương, lăng Bà Hồng, chùa Hải Tạng, Suối Tình, lăng Bà
Cúc, lăng Ông Tư, Hòn Nhờn, Mũi Sập Nần, Mũi Trán Quỷ, Hang Đá Nôi, Eo
Khó,... Một số lễ hội truyền thống: lễ Giỗ tổ nghề Yến, lễ hội Cầu ngư.
Ẩm thực ở Cù Lao Chàm: Các món gỏi cá, lẩu cá ăn với nước chấm pha từ
gan cá, nước mắm tại chỗ và những hương liệu, gia vị riêng tạo nên những món ăn
rất độc đáo. Cư dân Cù Lao Chàm cũng góp phần vào hồn ẩm thực chung của dân
tộc với một số món đặc trưng như nước lá Lao, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm, bánh
canh cua đá, ốc vú nàng trộn, rau rừng luộc,...
Nếp sống truyền thống của người dân Cù Lao Chàm là nếp sống hằng ngày
của cư dân với các công việc như đan lưới, sơn sửa tàu thuyền, chế biến thực
phẩm, đánh bắt gần bờ. Trải qua bao đời, dưới tác động của đô thị hóa, Cù Lao
Chàm vẫn giữ nguyên vẹn trong mình những giá trị truyền thống của nó. Đây là
một bộ phận văn hóa phi vật thể có giá trị quan trọng trong việc định hình nên
những giá trị riêng về văn hóa vùng đảo và con người nơi đây. Biểu hiện rõ nét
của nếp sống này là tính thích ứng trong sinh hoạt, suy nghĩ, hành động, là lối
sống trọng tình trọng nghĩa, lối giao tiếp, ứng xử thẳng thắn, bộc trực, là tinh thần
trượng nghĩa, sẵn sàng xả thân cứu người hiểm nguy. Người dân sống với nhau rất
nghĩa tình, sẵn sàng sẻ chia những mẻ cá hiếm hoi trong những ngày trời động, sẵn
sàng xả thân cứu giúp nhau và người khác trong cơn hiểm nghèo, bất trắc.
15



2.3.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
2.3.6.1 Giao thông
Du khách muốn tham quan đảo phần lớn là đi bộ. Vận chuyển đường thủy
chủ yếu ở tuyến Hội An - Cù Lao Chàm. Tuyến đường thủy từ đất liền ra đảo hiện
nay chỉ có một chiếc thuyền khách với sức chứa từ 50 - 70 chỗ ngồi. Một đội
thuyền du lịch 12 chiếc từ 8 - 10 chỗ ngồi, các thuyền có mái che, phao cứu nạn,
ghế trống gắn vào thuyền. Cơ sở phục vụ giao thông đường thủy hiện nay chỉ có 2
cầu tàu dân dụng, một cầu tàu được xây dựng từ năm 1960 hiện hư hỏng nặng,
một cầu tàu mới dài 20m, rộng 10m bằng gỗ do dân trên đảo tự làm, chất lượng rất
kém. Ngoài ra còn có một cầu tàu quân đội (không sử dụng cho du lịch). Hiện nay,
tại Bãi Hương đang xây dựng thêm một cầu cảng. Điều này cũng gây nên nhiều
khó khăn cho việc cập bến của tàu du lịch.
2.3.6.2 Thông tin liên lạc
Hiện nay, thông tin liên lạc tại Cù Lao Chàm được nhận định là tương đối
tốt. Toàn xã có một bưu điện với hơn 100 máy điện thoại cố định. Xã đã lắp đặt 2
mạng điện thoại di động là Viettel và Mobiphone (lắp đặt tháng 3/2009). Tuy
nhiên, mạng ở đây còn yếu, chập chờn không đảm bảo. Hiện tại, Cù Lao Chàm
chưa có dịch vụ Internet. Vì thế, việc quảng bá và nắm bắt các thông tin du lịch
còn hạn chế.
2.3.6.3 Điện - nước
Điện: hiện trên đảo có 5 máy phát. Hiện tại, nhân dân đang sử dụng nguồn
điện mỗi ngày 4 giờ (từ 18h đến 22h) trong khi đó giá điện lại cao hơn nhiều so với
đất liền (4000 đ/KW/h). (Nguồn: UBND xã Tân Hiệp - Tp. Hội An)
Nước: hệ thống cung cấp nước tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn nhỏ lẻ.
Hiện trên đảo, nhân dân cùng với chính quyền và quân đội đã xây dựng một vài bể
chứa nước từ các con suối tự nhiên và xử lý cơ bản trước khi sử dụng, nhưng hiện
tại các bể nước này còn nhỏ, vào mùa hè các con suối đều cạn kiệt.
Những yếu tố về tài nguyên tự nhiên và nhân văn của quần đảo Cù Lao
Chàm đều là những yếu tố tạo nên lực hấp dẫn trong hoạt động du lịch sinh thái
16



×