Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại Phường Nguyễn Thái Học thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.04 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LƢƠNG MẠNH HÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI HỌC - TP. YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LƢƠNG MẠNH HÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI HỌC - TP. YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đặng Thị Hồng Phƣơng


Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bài báo cá Khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin
chân thành cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy ,các cô trong
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy hết mình, truyền đạt cho
em những kiến thức vô cùng bổ ích làm hành trang cho em bước vào cuộc sống.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô Th.S Đặng Thị Hồng
Phương người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú của Ủy ban nhân dân
Phường Nguyễn Thái Học-Thành Phố Yên Bái-tỉnh Yên Bái đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong quá trình điều tra tại địa phương.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn chia sẻ
và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lƣơng Mạnh Hùng


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1.


Giới tính của người tham gia phỏng vấn

18

Bảng 3.2.

Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn

18

Bảng 3.3.

Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn.

Bảng 3.4.

Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn. 19

Bảng 4.1.

Nguồn nước sinh hoạt tại địa phương 31

Bảng 4.2.

Chất lượng nước sinh hoạt

Bảng 4.3.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải. 32


Bảng 4.4.

Tỷ lệ nguồn thải của các hộ gia đình 32

Bảng 4.5:

Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình một ngày. 33

Bảng 4.6.

Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình

Bảng 4.7:

Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh.

Bảng 4.8.

Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh.

Bảng 4.9:

Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường.

19

31

33


34
34
35

Bảng 4.10: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi
trường gây ra theo trình độ học vấn.

38

Bảng 4.11: Ý kiến của người dân theo giới tính về tầm quan trọng của việc
phân loại rác thải sinh hoạt.

39


iii

Bảng 4.12: Đánh giá hiểu biết của người dân theo nghề nghiệp về mức độ thu
gom, xử lý rác thải của người dân phường Nguyễn Thái Học.

40

Bảng 4.13: Nhận thưc của người dân về luật môi trường và các văn bản liên
quan theo nghề nghiệp. 41
Bảng 4.14: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn.
Bảng 4.15: Các hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

43


42


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật.

VSMT

: Vệ sinh môi trường.

KHHGD

: Kế hoạch hóa gia đình.

TNHHMTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân


TKCN

: Tổng kết cuối năm

TT-ATXH

: Trật tự an toàn xã hội


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1
1

1.2. Mục đích của đề tài. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài

2

1.4. Ý nghĩa của đề tài

3


1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .................................................................................. 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 4
2.1.2. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ môi trường. ................. 5
2.2. Cơ sở pháp lý 8
2.3. Cơ sở thực tiễn

9

2.3.1 Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới…….. ………16
2.3.2 các vấn đề môi trường tại đô thị Việt Nam……………………………….
2.3.3.Công tác bảo vệ môi trường ở địa phương……………………………….
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17


vi

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

17

3.2.1.Địa điểm thực tập: ...................................................................................... 17
3.2.2.Thời gian nghiên cứu: ................................................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Nguyễn Thái Học- Thành phố

Yên Bái - Tỉnh Yên Bái....................................................................................... 17
3.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại
Phường Nguyễn Thái Học -T.P Yên Bái-Tỉnh Yên Bái . ................................... 17
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp ........................................................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu

17

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ......................... 17
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 18
3.4.3. Phương pháp chọn mẫu: ............................................................................ 20
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ........................................................ 20
PHẦN 4. DƢ̣ KIẾN KẾT QUẢ ĐA ̣T ĐƢỢC

21

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phường Nguyễn Thái Học-T.P Yên
Bái-Tỉnh Yên Bái 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 25
4.2. Hiện trạng môi trường tại phường Nguyễn Thái Học 30


vii

4.2.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương......................................... 31
4.2.2.Vấn đề nước thải tại địa phương ................................................................ 32
4.2.3.Vấn đề rác thải tại địa phương. .................................................................. 33
4.2.4.Vấn đề vệ sinh môi trường. ........................................................................ 34
4.2.5. Sức khỏe và môi trường. ........................................................................... 35

4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại
Phường Nguyễn Thái Học-T.P Yên Bái-Tỉnh Yên Bái

35

4.3.1. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc tham gia công tác bảo vệ
môi trường qua phiếu điều tra ............................................................................. 35
4.3.2 Các hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường . ........................... 42
4.3.3 Đề xuất một số giải pháp 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:

49

5.2. Kiến nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

49


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự

nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật.“ (Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014).
Môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, là nơi
cung cấp không gian sống, tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho cuộc
sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất đồng thời môi trường cũng là nơi
chứa đựng phế thải, chất thải từ mọi hoạt động của con người . Có thể thấy mối
quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ hai chiều, con người đang
tác động rất nhiều đến môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên và xả thải
vào môi trường . Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề môi trường được coi là vấn đề
nóng và mang ý nghĩa sống còn đối với hiện tại và mai sau.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhà nước ta đã
ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm răn đe, xử
lý những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường và ngày càng
ứng dụng nhiều các khoa học công nghệ tiên tiến trong xử lý giác thải, giảm
thiểu ô nhiễm thải ra ngoài môi trường. Nhưng biện pháp quan trọng và hiệu
quả nhất chính là sự chung tay góp sức của toàn thể xã hội. Đó chính là việc làm
cho dân nhận thức, ý thức đúng, đủ về bảo vệ môi trường để cùng hiểu, biết và
hành động. Mỗi hành động nhỏ cũng sẽ góp phần lớn vào việc hình thành nếp
sống văn minh, có trách nhiệm với chính môi trường mà ta đang sống.
Phường Nguyễn Thái Học là một trong những phường nằm ở phía Tây
Bắc của thành phố Yên Bái. Trong những năm gần đây, phường đã có những
bước tiến đáng kể về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.


2

Tuy nhiên dân số đông cộng với sự phát triển của công nghiệp hóa đã gây những
áp lực ko nhỏ đối với môi trường tại đây. Thêm vào đó, sự hiểu biết của người
dân về môi trường còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác về môi trường chưa

được đào tạo một cách toàn diện. Các văn bản pháp luật chưa sát với địa phương.
Chính vì những lý do trên mà đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng tại Phƣờng
Nguyễn Thái Học-T.P Yên Bái-Tỉnh Yên Bái” được thực hiện.
1.2. Mục đích của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định mức độ nhận thức của người dân và sự tham gia của họ trong
công tác bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức
cũng như hiệu quả của các hoạt động vào việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá nhận thức, sự hiểu biết của người dân về một số vấn đề ô
nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam.
- Đánh giá sự ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường trên địa
bàn phường.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng trong Bảo
vệ Môi trường
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường và nhận thức của người dân.

- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục

vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện
về kĩ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá nhận thức, ý thức của người dân trên địa bàn phường Nguyễn
Thái Học- Thành phố Yên Bái về môi trường. Qua đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
- Là căn cứ để phường tăng cường công tác truyền thông, đưa ra các kế
hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.


4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, pháp luật chính sách, kinh tế
kỹ thuật –xã hội nhằm bảo vệ chất lượng môi trường và phát triển bền vững mô
trường quốc gia. Các nguyên tắc quản ls môi trường, các công cụ thực hiện
giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm
được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển của ngành khoa học môi
trường (Nguyễn Xuân Nguyên).
Nhờ sự tập trung của các nhà khoa học thế giới từ năm 1960 đến nay, nhiều
tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết biên soạn thành giáo trình
chuyên khảo trong đó có nhiêu tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi
trường, các nghiên cứu và quy luât môi trường.
Nhờ kỹ thuật công nghệ môi trường các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản
xuất của con người đang được nghiên cứu xử ký hoặc phòng tránh ngăn ngừa.
Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật
viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều ở nhiều nước trên Thế giới.

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày dù bất cứ ở đâu:
nhà ở, công sở hay nơi công cộng đều thải ra môi trường một lượng rác thải
đáng kể. Trong đó rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm trở lại
làm nhiễm bẩn môi trường đất, nước, không khí.
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản :
* Khái niệm Môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố nhiêu và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hướng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.


5

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia ra thành các
loại sau:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như yếu tố vật chất
Lý hóa học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và
cộng đồng loài người.
- Môi trường nhân tạo: Là tất các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước, đất,
ánh sáng, âm thanh,...Có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và
các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người.
Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như: Không khí, đất nước, ánh sáng...
liên quan tới chất lượng nước của con người, không xét tới tài nguyên.
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, các
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan

tới con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Quản lý Nhà nước về BVMT xác định rõ chủ thể nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ va quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế quốc gia.
2.1.2. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ môi trường
Ở nước ta, cộng đồng dân cư đều nằm trong tổ chức của mình là Mặt trận tổ
quốc, đoàn thể chính trị xã hội hoặc xã hội nghề nghiệp như: Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí


6

Minh… từ Trung Ương đến cơ sở là thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư, xã,
phường. Chính vì vậy, đẩy mạnh phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi
trường chỉ đạt hiệu quả cao khi được thông qua sự vận động, tuyên truyền, giáo
dục của các tổ chức mà cộng đồng, mỗi người dân tham gia.
Hiện nay, một số địa phương ở nước ta đã có một số mô hình bảo vệ môi
trường dựa vào cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực. Đó là các mô hình cam
kết bảo vệ môi trường, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xoá
đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường, các phong trào tình
nguyện và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp… Trong đó, các tổ
chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên…) đóng một
vai trò quan trọng. Các thành phố, thị trấn, thị tứ đã xuất hiện các phong trào tự
chủ, tự quản giải quyết các vấn đề môi trường, phổ biến với hình thức là hợp tác
xã dịch vụ môi trường, nước sạch, vệ sinh môi trường đã và đang hoạt động có
hiệu quả.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa phong trào cộng đồng tham gia
bảo vệ môi trường, các cấp các ngành nên quan tâm thực hiện một số biện pháp

sau:
- Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường
để tiến tới xây dựng chuẩn mực đạo đức cao đẹp, có những phong tục đẹp về
hành động bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên trong đời sống hàng ngày.
Thông qua các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo in,
pano, áp phích, tờ gấp, tranh cổ động... cùng với các hoạt động tuyên tuyền khác
như biểu diễn văn nghệ, hội thảo, triển lãm... để chuyển tải thông tin, thông điệp
môi trường tới các nhóm đối tượng khác nhau. Hình thức tổ chức nâng cao nhận
thức cộng đồng cần đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cộng đồng như thông
qua các cuộc trao đổi, thảo luận chính thức hoặc không chính thức, lôi kéo cộng
đồng tham gia vào những sự kiện như ngày Môi trường thế giới 5/6, ngày làm


7

cho thế giới sạch hơn, giờ Trái đất… để từ đó lồng ghép công tác tuyên truyền,
phổ biến kiến thức trong bảo vệ môi trường, tạo cơ hội khuyến khích cộng đồng
phát huy các sáng kiến, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng tham gia
công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là ở cơ sở.
- Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường gắn với
từng đối tượng cụ thể.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nhận thức và
từng bước làm chuyển biến về hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ tự giác tham
gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và nhân rộng các phong trào, mô hình phù
hợp, thiết thực và hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường như: phong trào “Vì môi
trường trong sạch, không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng” , mô hình
đoạn đường phụ nữ tự quản; nhóm liên gia tự quản, cầu thang, số nhà, khu phố,
xóm, cụm dân cư tự quản; phân loại, xử lý rác thải tại gia đình; câu lạc bộ “Phụ
nữ tham gia bảo vệ môi trường” ở các phường, xã, thị trấn...
- Hội Nông dân cần tổ chức các lớp truyền thông về vệ sinh môi trường,

luật bảo vệ môi trường, quản lý môi trường nông thôn, thu gom, phân loại, xử lý
rác thải, sử dụng nguồn nước sạch cho cán bộ, hội viên nông dân. Phát triển các
câu lạc bộ nông dân tự quản, phát động hội viên nông dân thu gom, phân loại,
xử lý, tái chế chất thải, khơi thông cống rãnh quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ
xóm, khu phố vào thứ 7 hàng tuần, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân không
vứt, đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”. Triển khai thực hiện các mô
hình như: mô hình xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi và làng nghề; mô
hình thu gom, phân loại, chế biến rác thải tại khu vực sinh sống; phát triển các
mô hình hầm ủ khí sinh biogas…
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động bảo vệ
môi trường như thu gom rác trên các địa bàn sinh sống; chiến dịch “Nghĩ xanh sống xanh” kêu gọi xây dựng ý thức công dân về bảo vệ môi trường; xây dựng


8

các đội tình nguyện thanh niên bảo vệ môi trường và tham gia tuyên truyền bảo
vệ môi trường như câu lạc bộ xe đạp vì môi trường.
Ngoài ra, chúng ta cần phát huy vai trò của các nhóm hoạt động tình
nguyện môi trường như học sinh, sinh viên, cán bộ, những người về hưu, Hội
Cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, các phường, xã... với nhiều hoạt động phong
phú như dọn rác thải, trồng cây xanh, “sống xanh”, “tiêu dùng xanh”...
2.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp luật liên quan tới quản lý môi trường đang hiện hành
ở Việt Nam:
-Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội ban hành số: 55/20014/QH13,
ngày 23/6/2014
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
-Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ hướng dẫn
thi hành luật Bảo vệ môi trường

-Nghị định 117/2009/NĐ – CP ngày 15/12/20011 của chính phủ về việc
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ moi trường.
-QCVN 08/BTNMT ngày 31/12/2008: của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Quy chuẩn quốc gia về bảo vệ nước mặt.
-QCVN 09/BTNMT ngày 31/12/2008 :của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Quy chuẩn quốc gia về bảo vệ nước ngầm.
-QCVN 05BTNMT ngày 07/10/2009: Chất lượng không khí xung quanh
-QCVN 026:2010/BTNMT ngày 16/12/2010: Quy chuẩn tiếng ồn
Bộ luật hình sự, hàng loạt thông tư, quy định, quyết định của các ngành
chức năng về việc thực hiện luật Môi trường đã được ban hành. Một số tiêu
chuẩn môi trường chủ yếu đã được thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi
trường đã được đề cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầu


9

khí, luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật phát triển và bảo vệ rừng,
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.
Các văn bản vè luật quốc tế cùng với các văn bản trên được nhà nước Việt
Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường.
2.3. Cơ sở thực tiễn
Vấn đề môi trường thông thường khá phức tạp, liên quan đến nhiều ngành
khoa học tự nhiên nên không thể giải quyết bằng một số biện pháp riêng biệt của
một ngành khoa học nào đó. Do vậy, quản lý môi trường với tư cách là một lĩnh
vực khoa học ứng dụng cho chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành
tựu của khoa học, công nghệ quản lý xã hội để giải quyết tổng thể vấn đề môi
trường do sự phát triển đặt ra.
Sự năng cao hiểu biết của con người về các tác động của hoạt động phát

triển kinh tế, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biển đổi môi trường
quy mô hành tinh: Biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ozon, ô nhiễm biển, Mực
nước biển dâng cao...Tất cả các nhận thức thu được đề cho ra một kết luận: Hoạt
động của con người đang gây ra những tác động vượt quá khả năng chịu đựng
của trái đát, và duy trì cuộc sống của loài người, cần sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên trái đất.
Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để đánh
giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tiêu chuẩn môi
trường... cho phép con người có thể đánh giá, dự báo và kiểm soát tác động tiêu
cực của phát triển đến môi trường.
Sự phát triển của công nghệ môi trường trong lĩnh vực xư lý chất thải( xử
lý chất thải rắn, lỏng, khí) đã đạt được nhiề thành tựu quan trọng.


10

Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đạc , đánh
giá các thông số môi trường hiện nay. Tuy nhiên do khó khăn về thời tiết khí
hậu nên kết quả đo đạc bị sai lệc rất nhiều không chính xác với thực tế.
2.3.1 Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới
-Rừng-“ Là lá phổi của trái đất” dang bị phá hoại do hoạt động của loài người.
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền của Trái
đất, chiếm 40 triệu Km2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị suy thoái
trong những năm gần đây.
Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng 30%
diện tích đất liền. Tuy nhiên,các vùng tre phủ đã bị giảm đi khoanr40% trong
vòng 300 năm qua và theo đó Các loài động vật, thực vật, thành phần quan trọng
trong hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể. Loài người đã làm thai đổi hệ
sinh thái một cách hết suwcsnhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn
bất kỳ thời kỳ nào trước đây.

Rừng còn mang lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta , trong đó việc ổn định
chu trình oxy và cacbon khí quyển và trên mặt đất là rất quan trọng. Cây xanh
hấp thụ CO2 và thải ra O2, rất cần thiết cho cuộc sống.
Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự quang hợp
cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diện tích lớn rừng bị phá
hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6 tỷ tấn CO2 được
thỈ thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương với 20% CO2 thải ra do
sử dụng các nhiên liệu hóa thạch(26 tỷ tấn/năm). Điều đóa có nghĩa là việc giảm
bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để
giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng.
-Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày


11

Đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích cho con người như làm sạch không
khí, nước giữu cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp các loại lương
thực thực phẩm , thuốc chữa bệnh, đa dạng sinh học còn góp phần tạo ra lớp đất
màu mỡ, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt… Tất cả các dịch vụ
của hệ sinh thái trên thế giới đã đêm lại lợi ích cho con người về mọi mặt trong
đời sống.
Sụp đổ của hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn
trong cuộc sống, như việc mất đi nguồn gen quý, mất đi các mắt xích trong
chuỗi thức ăn, biến đổi khí hậu… Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết
sức quan trọng là nhiệm vụ cấp thiết của con người.
-Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt
Trái đất là hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95% là nước mặn chứa tại
biển và các đại dương. Lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng được chỉ
chiếm 0,01% lượng nước ngọt trên trái đất, cuộc sống cảu chúng ta phụ thuộc
nhiều vào lượng nước ít ỏi này. Tuy nhiên lượng nước quý gia đó đang ngày

một suy thoái một cách nhanh chóng do tác động của con người.
Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi này, chúng ta phải
nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng được nhu cầu sử dụng và
khả năng cung cấp của môi trường cùng với các biện pháp được áp dụng trong
bảo tồn tài nguyên nước. Để có thể khôi phục được sự cân bằng mỗi khi bị tác
động thay đổi, tuy vậy có những trường hợp không thể sửa chữa được. Vì vậy
Người dân tại mỗi vùng phải biết tiếp kiệm nước, giữ cân bằng giữa việc sử
dụng và nguồn cung cấp nước, có như thế mới giữ được sự bền vững nguồn
nước với chất lượng an toàn.
-Mức độ tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch
đang cạn kiệt


12

Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng chất đốt há thạch đang được mọi
người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích
rộng cùng số lượng dân só lớn, đang là những nước phát triển nhanh tại châu Á.
Đặc biệt Trung Quốc có số lượng than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, tăng
sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.
Con Người đã đạt được bước tiến lướn trng quá trình phát triển, bằng cuộc
cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đót hóa thạch, tuy nhiên
ước tính lượng dự trữ dầu mỏ, khí đốt chỉ còn sử dụng được trong 40 năm nữa,
dự trữ khí tự nhiên là 60 năm, than đá 120 năm. Nếu chúng ta phụ thuộc vào
chất đốt hóa thạch thì sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng
cao và sẽ phải đối mặt với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên
nhiên này trong thời gian không lâu.
Việc sử dụng các nguồn năng lương hồi phục được như năng lượng mặt trời,
địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng khí CO2 vào khí quyển
và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào Mặt trờ còn chiếu sáng

Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng Mặt trời rất khó tạo ra
nguồn năng lượng lớn, mà giá trị lại không ổn định. Làm thế nào để tạo được
nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn tái tạo còn là vấn đề phải nghiên cứu, và
rồi đây khoa học sẽ kỹ thuật sẽ có khả năng hạ giá thành về sử dụng năng lượng
mặt trời và các dạng năng lượng sạch khác. Ngoài ra chúng ta phải thay đổi cách
sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống và đống thời tim cách làm giảm
tác động vào môi trường. Tiếp kiệm năng lượng là cách giải quyết mà chúng ta
phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát triển bền vững, trước khi năng
lượng mặt trời được sử dụng một cách phổ biến.


13

-Trái đất đang nóng lên
Nóng lên toàn cầu không chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang đến hàng
loạt biến đổi khí hậu, mà điều quan trọng nhất làm giảm lượng nước mưa tại
nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn, lượng mưa lại giảm
bớt tạo nên hạn hán và sa mac hóa. Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng 0,7 độ C mà trong những năm qua, thiên tai, bão tố , lũ lụt, hạn
hán cháy rừng… đã xảy ra tại nhiều vùng trên thế giới. Nếu không giảm bớt khí
nhà kính thì nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm từ 1,8 độC đến 6,4 độ C vào năm
2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và núi cao sẽ tan vỡ nhiều
hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà mức nước biển sẽ
dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và có nhiều biến đổi bất thường về khí
hậu, thiên tai, sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần số lẫn mức độ.
-Dân số Thế giới đang tăng nhanh
Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng cảu loài người cùng với sự phát
triển của trình độ khoa hoc kỹ thuật là nguyên nhân gây ra sự suy thoái thiên
nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều vùng
nhất là Châu Á trong nhiều thế kỷ qua, hệ quả là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ

XX. Hiện tượng này được chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nghiên tử hay
phát minh về điều khiển học. Tính trung bình trên đất liền mật độ dân cư là 33
người trên km2. Do sự gia tăng dân số quá nhanh nên đòi hỏi về lương thực ,
thuc phẩm cùng với nguồn năng lượng giúp duy chì hoạt động thường ngày đã
và đang ảnh hưởng tới thiên nhiên.
2.3.2 các vấn đề môi trường tại đô thị Việt Nam
Hiện nay nước ta có khoảng 76 đô thị loại 30.000 dân trở lên và khoảng 400
thị trấn nhỏ. Tổng số dân đô thị là khoảng 25 triệu người, chiếm trên 29% tổng
số dân cả nước. Dự kiến đến năm 2010, dân số đô thị sẽ chiếm tới 35-48% trong


14

đó khoảng 50-60% thuộc 3 thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Sở dĩ có hiện tượng dân số đô thị tăng nhanh như vậy là do tình trạng thiếu
đất canh tác nông nghiệp, thiếu việc làm, thừa lao động và thu nhập thấp ở nông
thôn đã tạo ra một luồng di cư từ nông thôn lên thành thị. Dân số đô thị tăng
nhanh sẽ tạo ra sức ép về nhà ở, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ y tế và
song song với nó là lượng chất thải (nước, rác thải) tăng, giảm diện tích cây
xanh, diện tích mặt nước, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, bụi chì do
đó cũng tăng theo.
Bên cạnh đó, tốc độ công nghiệp hoá ở nước ta cũng tăng rất nhanh (có nơi đạt
tới 35-40%/năm). Ngoài những mặt lợi thì tình hình công nghiệp hoá nhanh
cũng mang lại những tác động đáng kể đến môi trường: nguồn chất thải độc hại
càng lớn, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để, môi trường và tài nguyên
càng bị suy thoái thì xác suất xảy ra các sự cố môi trường càng cao. Các khu
công nghiệp và nhà máy ở nước ta nhìn chung đều lạc hậu, chưa có thiết bị xử lý
chất thải, đổ trực tiếp nước thải ra sông hồ và các khu vực dân cư xung quanh,
gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khoẻ của người lao động cũng

như của cộng đồng dân cư.
- Hệ thống cấp nước đô thị
Theo kết quả thống kê cho biết, khoảng 70% hệ thống cấp nước đô thị lấy từ
nguồn nước mặt, 30% lấy từ nguồn nước ngầm. Hệ thống phân phối nước lại cũ
kỹ, hư hỏng, rò rỉ làm thất thoát tới 30-40% lượng nước cung cấp . Như vậy
lượng nước máy cung cấp đến người dân đô thị còn thấp (ở các thành phố loại I,
tỉ lệ dân số được cung cấp nước máy chiếm 49,2%, ở thành phố loại II tỉ lệ này
là 47,1%) . Còn lại phần lớn dân cư tự khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Hiện
nay, số lượng giếng khoan trên địa bàn các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh là không thể kiểm soát nổi. Chính tình trạng khoan giếng một cách


15

bừa bãi như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước mặt và nước ngầm
gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước đô thị.
- Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Tại các khu đô thị, tình trạng sử dụng nhà vệ sinh không hợp tiêu chuẩn vẫn tồn
tại .
Mặt khác, hệ thống cống thoát nước thải cũng không đúng tiêu chuẩn, không có
bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải được đổ trực tiếp vào
hệ thống thoát nước chung và đổ ra các ao hồ sông ngòi trong thành phố.
- Hệ thống xử lý chất thải rắn và tình trạng ô nhiễm đất
Kể từ năm 1997, Nhà nước đã có nhiều văn bản về quản lý chất thải rắn ở các
khu đô thị và khu công nghiệp nhưng vấn đề này vẫn tồn tại nhiều bức xúc.
Hiện nay ở các thành phố lớn chưa có biện pháp xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật. Ở các thành phố có xưởng xử lý rác thải hữu cơ nhưng công suất thấp
(chỉ bằng 1% lượng rác thải trong thành phố).
Rác thải bệnh viện đang là một vấn đề gây rất nhiều sự chú ý của người dân.
Các bệnh viện hầu hết chưa có lò đốt rác hợp vệ sinh. Không những thế khu vực

đặt lò đốt rác lại sát ngay khu dân cư, khi đốt dân cư xung quanh sẽ hít phải
những mùi rất khó chịu và rất độc hại. Đó là chưa kể đến tình trạng rác thải bệnh
viện không được phân loại mà đổ chung với rác thải thông thường không qua xử
lý. Đây là nguy cơ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm.
Gần đây, ở hầu hết các thành phố nhiều bệnh viện đã có lò đốt rác thải hợp tiêu
chuẩn vệ sinh y tế nhưng vẫn chưa xử lý hết được lượng chất thải bệnh viện.
Ngoài ra ở một số bệnh viện nhỏ do kinh phí còn hạn hẹp nên không có lò đốt
rác hoặc nếu có thì cũng không thể đưa vào hoạt động.
Phương pháp xử lý rác phổ biến hiện nay ở các đô thị là chôn ủ tại các bãi rác
tập trung. Nhưng hiện nay chưa có bãi rác nào được coi là đảm bảo được vệ sinh


16

môi trường, từ đó gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí
khu vực lân cận.
-Hệ thống giao thông và tình trạng ô nhiễm không khí
Tại các thành phố và đặc biệt là thủ đô Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh Tỉ lệ xe
máy, ôtô tăng nhanh, ước khoảng từ 17-20% mỗi năm . Các loại xe phần lớn là
cũ kỹ lạc hậu, hệ thống đường lại trong tình trạng quá tải hoặc thiếu sửa chữa,
bảo dưỡng, xe thô sơ đi lẫn với xe cơ giới nên các xe phải thường xuyên thay
đổi tốc độ, khí thải xả ra nhiều và gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
2.3.3.Công tác bảo vệ môi trường ở địa phương
Hiện nay tình trạng ô nhiễm trên địa bàn ngày càng gia tăng khó khăn
trong việc kiểm soát, nhiều điểm nóng về môi trường còn tồn tại gây bức xúc
cho người dân như các điểm tập kết rác tạm thời, tại các khu vực vui chơi giải trí
công cộng như công viên, các quán hàng ăn via hè, đặc biệt là các chợ buôn
bán.… gây nên tình trạng ô nhiễm về đất, nước, không khí và gây mất mỹ quan
đô thị thành phố.
Nhìn chung người dân đều có sự quan tâm, hiểu biết về việc biến đổi khí

hậu nhưng hiểu đúng và hành động thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường thì chưa thạt sự cụ thể.
Người dân càng có trình độ học vấn cao thì hiểu biết về môi trường càng
nhiều
Tuy vậy trong thời gian qua địa phương đã triển khai, làm tốt việc gom
góp vận chuyển và quan tâm đàu tư xây dựng cơ sơ xử lý rác thải góp phần tạo
môi trường trong sạch đô thị văn minh và sạch đẹp. Song công tác thu gom và
sử lý vẫn chưa đảm bảo được khối lượng phát thải cũng như phân loại chưa
đúng chủng loại rác thải do trên địa bàn Phường các hộ dân cư kinh doanh nhiều
ngành nghề khác nhau.


×