Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG (PVH51, PVH09, PVH2241, PVH2275, K326), TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT PHA MÙA VỤ 2009 – 2010 XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG
(PVH51, PVH09, PVH2241, PVH2275, K326), TRỒNG
TRÊN ĐẤT CÁT PHA MÙA VỤ 2009 – 2010
XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI

Họ và tên sinh viên: HOÀNG NHẬT NAM
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 8/2010


KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG
(PVH51, PVH09, PVH2241, PVH2275, K326), TRỒNG
TRÊN ĐẤT CÁT PHA MÙA VỤ 2009 – 2010
XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI

Tác giả

HOÀNG NHẬT NAM
Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG



Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm, cùng tất cả quý thầy cô khoa nông học và trường Cao Đẳng
Sư Phạm Gia Lai đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
- Ban giám đốc công ty thuốc lá liên doanh British American Tobacco –
Vinataba và các anh trong đội lá đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
- PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi thực hiện
đề tài.
- Nông hộ ông Phạm Văn Hùng, xã Iabroai, Iapa, Gia lai đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Sinh viên thực tập
Hoàng Nhật Nam

ii


TÓM TẮT
Hoàng Nhật Nam, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2010.
“KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG (PVH51, PVH09,
PVH2275, PVH2241, K326), MÙA VỤ 2009 – 2010 TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT
PHA TẠI XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI”

- Giao viên hướng dẫn: PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG
- Khảo nghiệm được tiến hành từ ngày 24/11/2009 đến 12/5/2010, được bố trí
theo kiểu khối đầy dủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD) với 3 lần lặp lại.
- Đề tài đánh giá khả năng khả năng sinh trưởng, phát, so sánh năng suất, phẩm
chất, tính chống chịu sâu bệnh của 5 giống thuốc lá. Trong đó các giống PVH51,
PVH2241, PVH09, PVH2275 là các giống lai có xuất xứ từ công ty Profigen, Brasil,
và giống K326 là giống đối chứng.
- Kết quả khảo nghiệm cho thấy:
- Giống thuốc lá nhập nội PVH51 và PVH09 là hai giống có năng suất cao và
khác biệt với các giống còn lại, trong đó có năng suất thực tế khô cao nhất là PVH51
(2,21 tấn/ha) và giống PVH09 (2,01 tấn/ha) cao hơn nhiều so với giống đối chứng
K326 (1,62 tấn/ha). Bên cạnh đó có giống PVH2241 (1,92 tấn/ha) là giống mới đươc
nhập nội và trồng ở mùa vụ đầu tiên nhưng cũng đã có những biểu hiện về năng suất
cũng như sự chống chịu tốt nên cần tiến hành khảo nghiệm để đánh giá được khả năng
của giống.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Cảm tạ. .............................................................................................................................. i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Mục lục. ......................................................................................................................... iii
Danh sách các biểu đồ và hình ảnh ................................................................................ v
Danh sách các bảng và phụ lục...................................................................................... vi
Chương 1. GIỚI THIỆU. ................................................................................................. 1

Đặc vấn đề ...................................................................................................................... 1
Mục đích. ......................................................................................................................... 2
Yêu cầu ............................................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1. Giới thiệu về cây thuốc lá ......................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới .................................................... 4
2.3. . Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới và Việt Nam ........................ 6
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 9
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................. 9
3.2. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 12
3.3. Các nghiệm thức và bố trí thí nghiệm .................................................................... 17
3.4. Các yêu cầu kỹ thuật............................................................................................... 18
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. ................................................................... 18
3.6. Tiến hành phân tích sử lý thống kê ........................................................................ 20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 21
4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng.......................................................................................... 21
4.2. Chỉ tiêu phát dục ..................................................................................................... 30
4.3. Chỉ tiêu sâu bệnh .................................................................................................... 32
4.4. Chỉ tiêu về năng suất ............................................................................................. 33
4.5. Chỉ tiêu về phẩm chất ............................................................................................. 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 39
5.1. Kết luận................................................................................................................... 39
iv


5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 41
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 42

v



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1: biểu đồ diễn biến thời tiết ......................................................................... 11
Biểu đồ 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian ................................ 23
Biểu đồ 4.2: Động thái ra lá .......................................................................................... 22
Hình
Hình 3.1: Hình ruộng trồng thuốc ................................................................................. 14
Hình 3.2: Kiểu hình giống PVH51 ............................................................................... 14
Hình 3.3: Kiểu hình giống PVH2275 ............................................................................ 15
Hình 3.4: Kiểu hình giống PVH2241 ........................................................................... 15
Hình 3.5:Kiểu hình giống K326 ................................................................................... 16
Hình 3.6: Kiểu hình giống PVH09 ................................................................................ 16

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá nguyên liệu chất lượng tốt và xuất khẩu đến
năm 2010 ........................................................................................................................... 9
Bảng 2.2: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá sấy vàng đến năm 2010 .................................. 9
Bảng 3.2: Diễn biến các yếu tôt thời tiết chính trong khu thí nghiệm .............................. 11

Bảng 4.1: Chiều cao cây (cm) của các giống theo thời gian ............................................. 21
Bảng 4.2: Số lá (lá/cây) của các giống theo thời gian ....................................................... 22
Bảng 4.3: Đường kính thân (mm) và độ dài lóng các giống ............................................. 23
Bảng 4.4: Kích thước lá (cm), diện tích lá (cm2, m2), chir số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
của các giống ..................................................................................................................... 25
Bảng 4.5: Thời gian phát dục của các giống (NST) .......................................................... 27
Bảng 4.6: Tình hình sâu bệnh hại trong thí nghiệm .......................................................... 28
Bảng 4.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................................... 32
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu hóa học quan trọng trong thuốc lá ................................................ 33
Bảng 4.9: Đánh giá và cảm quan sau khi hút thuốc lá .....................................................
Bảng PL1.1: Phân bón cho vườn ươm .............................................................................. 37
Bảng PL1.2: Phân bón ngoài ruộng trồng ........................................................................ 40
Viết tắt:
CCS: Chỉ số bệnh.
TLS: Tỉ lệ bệnh.
NST: Ngày sau trồng

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây thuốc lá mọc hoang dại cách đây 4000 năm, trùng với nền văn minh của
người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Cây thuốc lá được đánh dấu bắt đầu vào ngày
12-10-1492 do chuyến thám hiểm tìm ra Châu Mỹ của Christoph Columbus.
Là loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao được trồng ở nhiều nơi
từ 400 Nam đến 600 Bắc, nhưng chủ yếu tập trung ở vĩ độ Bắc.
Khói thuốc lá chứa 4000 chất và toàn là những chất gây hại cho sức khỏe cho
con người nên hầu hết các nước trên thế giới luôn có những cuộc vận động chống hút

thuốc nhưng kết quả thu được còn rất hạn chế do tập quán sử dụng lâu đời và những
lợi ích kinh tế . Vì những độc hại của thuốc lá gây ra nên đòi hỏi ngành thuốc lá không
ngừng nổ lực tìm ra các biện pháp để hạn chế sự độc hại mà thuốc lá gây ra.
Hiện nay cây thuốc lá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hàng năm
đóng góp vào ngân sách rất lớn. Chỉ riêng Tổng công ty thuốc lá Việt Nam
Vinatabatrong ba năm từ 2006 – 2008 đã đạt doanh thu 47.656 tỷ đồng và nộp vào
ngân sách nhà nước khoảng tiền 9.653 tỷ đồng , kim ngạch xuất khẩu đạt 192,136 triệu
USD. Thị trường thế giới hàng năm xuất nhập khẩu giao động từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn
mỗi năm Mỹ thì hàng năm thu về hàng tỉ đôla từ thuốc lá, ở Ân Độ xuất khẩu 100.000
tấn mỗi năm.
Để nâng cao năng suất và chất lượng thì công tác tuyển chọn giống được xem là
biên pháp hiệu quả nhất nên công tác khảo nghiệm giống lá rất quan trọng, nhằm tìm
ra giống có năng suất cao và phảm chất tốt phù hợp với điều kiện ngoại cảnh ở địa
phương.
Ở nước ta công ty thuốc lá lớn như: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, công ty cổ
phần thuốc lá Hòa Việt, công ty thuốc lá Miền Nam và rất nhiều các doanh nghiệp đầu
tư nhỏ lẻ. Ngành thuốc lá đã liên kết và hoạt động giao thương với các công ty lớn
1


nước ngoài như Alliance One, Swedish Math, BAT (Bristish American Tobacco)
nhằm cải thiện chất lượng giống, đa dạng về sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Huyện Iabroai - tỉnh Gia Lai với điều kiện tự nhiên thích hợp và nguồn nhân
lực dồi dào đã được Công ty liên doanh thuốc lá BAT - Vinataba (Bristish American
Tobacco - Vinataba) đầu tư về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống lò sấy,
và các kỹ thuật canh tác. Hàng năm công ty đã đưa về các giống trên thế giới để trồng
thử nghiệm nhằm tìm ra những giống mới đạt yêu cầu.
Căn cứ từ những thực tế trên, được sự phân công của Khoa nông học trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Công ty liên doanh thuốc lá BAT - Vinataba
tôi thực hiện đề tài:

“KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG (PVH51,
PVH09, PVH2275, PVH2241, K326), VỤ MÙA 2009 – 2010 TRÔNG TRÊN ĐẤT
CÁT PHA TẠI XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI”
1.2. Mục đích
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu dịch hại, và
mang lại năng suất và phẩm chất tốt với điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc của địa
phương.
- Bổ xung thêm nguồn giống mới góp phần làm phong phú thêm cơ cấu giống ở
địa phương..
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của từng giống.
- So sánh năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu các loại sâu hại và các
loại bệnh hại.
- Trên cơ sở đó ta tìm ra các giống có triển vọng để trồng tại địa phương.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây thuốc
2.1.1. Phân loại
- Thuốc lá được chia làm 4 nhóm giống: Nicotiana Tabacum, Nicotiana rustina,
Nicotiana pentunoides, Nicotiana polydiclia. Trong đó Nicotiana Tabacum, Nicotiana
rustina là hai nhóm giống có giá trị kinh tế cao.
- Trên thế giới hiện nay có nhiều cách phân loai thuốc lá, dựa vào đặc tính thực
vật học Wilson và Loomis đã phân loại cây thuốc lá như sau:
+ Giới:

Plantae


+ Phân giới: Embryophyta
+ Nhóm:

Traccheophyta

+ Phân nhóm: Pteropsida
+ Lớp:

Angiosperma

+ Phân lớp: Dicotyledonae
+ Bộ:

Solanales

+ Họ:

Solanaceae

+ Giống:

Nicotiana

+ Loài:

N.tabacum L.

2.1.2. Thuốc lá Virginia (Nicotiana var Virginia)
2.1.2.1. Đặc điểm di truyền

Các nghiên cứu di truyền và tế bào học cho thấy Nicotiana tabacum có bộ
nhiễm sắc thể là 2n = 48 là kết quả lai giữa nicotiana sylvestris có bộ nhiễm sắc thể 2n
= 24 với một số loài thuộc nhóm Tomentosae (Nielsen M.T, 1999).
2.1.2.2. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Là một hệ thống rễ bao gồm: rễ cái, rễ phụ, rễ bất định, rễ hấp thu.
- Lá: Bao gồm: lá trung châu, lá nách trên, lá nách dưới, lá ngọn, lá gốc.
- Hoa: Đơn tính hoặc lưỡng tính, dài từ 1-2cm có màu hồng hay hồng đỏ
3


- Quả: Thuộc loại quả nang gồm 2 ngăn, mỗi ngăn có từ 100-150 hạt
- Thân: thuộc thân thảo, chia làm nhiều lóng, mỗi lóng được ngăn cách bởi các
đốt.
2.1.2.3. Đặc điểm sinh thái
- Nhiệt độ: Thích hợp từ 25 - 270C.
- Ẩm độ: Tương đối thấp từ 65 -70%.
- Đất: Có thành phần cơ giới nhẹ, giữ ẩm và phải thoát nước tốt, ph = 7,6 – 8,8,
hàm lượng mùn trong đất khoảng 2 - 2,5%, và trồng tốt nhất là sau mùa mưa.
2.1.2.4. Đặc điểm chất lượng thuốc lá
Chất lượng thuốc lá thay đổi theo các vị trí trên cây chất lượng thuốc lá được
sắp sếp theo thứ tự sau: lá trung châu > lá nách trên > lá nách dưới > lá ngọn > lá gốc .
Chất lượng phụ thuộc vào thời điểm hái. Chỉ thu hoạch khi lá đã chín kỹ thuật.
Sơ chế thuốc để đạt chất lượng tốt ta sử dụng phương pháp sấy gián tiếp (Flue –
cure)
Đặc trưng về chất lượng như:
- Hàm lượng Nicotine từ 1,2 – 2,5%.
- Hàm lượng đường tổng số cao, trong những điều kiện canh tác thuận lợi hàm
lượng đường tổng số của giống thuốc lá này có thể lên đến 23%
- Lá thuốc có hương vị tự nhiên.
- Khói thuốc lá có phản ứng với axit, hậu vị ngọt, độ nặng sinh lý ở mức trung

bình, không gây sốc khi hút.
2.1.3. Giá trị sử dụng của cây thuốc lá
Các bộ phận trên cây có các tỉ lệ sau: Lá chiếm 30%, thân chiếm 40%, hạt
chiếm 20%, rễ chiếm 10%. Vì vậy ở các nước chưa phát triển thì việc sử dụng các giá
trị sinh học vẫn còn thấp vì ngoài lá ra thì các bộ phận trên cơ trên cây thuốc còn có
giá trị sử dụng cao như:
- Từ thân và lá thuốc giáo sư R.L Wain (Anh) đã chiết xuất được sclareol và 13epi slareol có tác dụng phòng trừ dược bệnh rỉ sắt trong cây họ đậu.
- Tận dụng các loại phế thải của thuốc lá, người ta sản xuất ra Sunfat Nicotin,
có tác dụng tốt trong phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng.
- Có thể sản suất nước hoa từ thân thuốc lá.
4


- Chiết xuất từ hạt ra tinh dầu phục vụ cho công nghiệp.
- Thân thuốc lá có thể sử dụng để chế biến thức ăn cho gia súc.
- Các phế phẩm của thuốc lá còn được sử dụng làm phân hữu cơ.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Công tác chọn giống và lai tạo ở nước ngoài rất được quan tâm và được đầu tư
cao nhằm tìm giống đáp ứng nhu cầu về: năng suất, phẩm chất, sức đề kháng chống
chịu lại các loại bệnh hại nguy hiểm như:
- Bệnh do virus: Bệnh khảm TMV, bệnh xoắn lá TLCV.
- Bệnh héo rũ: Bệnh thối đen rễ (Black root rot), bệnh gối đen (Black shank),
bệnh héo rũ do vi khuẩn (Granville wilt).
- Bệnh do tuyến trùng: Bệnh sưng rễ, bệnh tuyến trùng gây vết thương
- Do các côn trùng gây hại và là tác nhân truyền bệnh như: Sâu xám, sâu xanh,
rệp, sâu khoang.
- Tại Mỹ trong thời gian từ 1998 - 2004 các giống thuốc được nông dân ưa
chuộng là: C371, K326, K346, K370, K399, RG11, NC792
- Các giống CC27, GL35, NC299, SP220 là giống lai có tính chống chịu tốt.

- Giống K399 và K346 có khả năng kháng cao đối với bệnh đen thân , héo rũ do
vi khuẩn và kháng được tuyến trùng gây sưng rễ.
- RG11: Kháng cao thối đen thân và héo rũ do vi khuẩn, kháng được tuyến
trùng gây sưng rễ nhưng cho năng suất trung bình.
- NC 792: Kháng cao đối với héo rũ do vi khuẩn nhưng kháng thấp đối với bệnh
thối đen thân.
- Tại Trung Quốc chủ yếu là trồng tại tỉnh Vân Nam, thuốc lá vàng chiếm tỉ lệ
rất lớn khoảng 71% diện tích trồng và chủ yếu là sử dụng giống thuốc lá của Mỹ. Bên
cạng họ cũng lai tạo được giống Yun 85 giống này có diện tích trồng chiếm 1/5 tổng
diện tích trồng tại Trung Quốc.
- Tại Ấn Độ là quốc gia sản xuất thuốc lá đứng thứ ba thế giới, phần lớn các
giống được sản xuất và lai tạo phần lớn là của các công ty ITC, ILTD.

5


2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ năm 1986 nước ta đã tiến hành khảo nghiệm và đưa ra được nhiều giống
như RG 8, K 399 và RG 17, RG 81, K 149, TND 94
Năm 1988 - 1989: Tại thị trấn Gò Dầu và trai giống Hồng Sơn đã tiến hành so
sánh 6 giống và đã cho ra các giống triển vọng như KE1, K51E.
Năm 1996 - 1997 Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tiến hành
khảo nghiệm một số giống tại Gò Dầu - Tây Ninh cho ra một số giống có triển vọng là
RG 17, K 399.
Từ 1996 Viện kinh tế kỹ thuật Thuốc Lá đã nghiên cứu các giống thuốc lá mới
có các kết quả sau:
- Hai dòng C7-1 VÀ C9-1 đã được công nhận là giống chính thức năm 2004.
- Các giống thuốc lá lai VTL1H, VTL5H đã dược Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn công nhận là giống tạm thời vào năm 2006.
Các năm gần đây, khách hàng có nhu cầu về loại nguyên liệu thuốc lá có hàm

lượng nicotine trung bình từ mức 3% trở lên và lá to để sản xuất loại thuốc lá nhai.
Qua sự giới thiệu của công ty Alliance One, công ty cổ phần Hòa Việt đã thực
hiện trong hai mùa vụ (2004 – 2005 và 2005 – 2006) để tuyển chọn các giống có khả
năng thích nghi với điều kiện canh tác ở Viêt Nam. Trong mùa vụ 2004 – 2005 khảo
nghiệm 3 giống TND 94, NL Madole, VA 359 và đã chọn được hai giống là TND 94,
NL Madole. Trong mùa vụ 2005 – 2006 công ty Alliance One dã tiếp tục giới thiệu
thêm giống KY160 để khảo nghiệm và kết quả là hai giống NL Madole và KY160
được chấp nhận.
Trong hai mùa vụ 2007-2008 tại địa bàn Huyện Iabroai tỉnh Gia Lai công ty đã
tiến hành khảo nghiệm các giống: K326, PVH09, PVH51, RGH04 và giống PVH51
được chấp nhận và sản xuất đại trà ở địa phương. Năm nay công ty đã tiếp tục đưa về
thêm 2 giống mới về để trồng và khảo nghiệm: PVH2275, PVH2241 để tiếp tục tìm ra
giống thích hợp.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Thế giới
Thuốc lá sấy vàng là nguyên liệu để sản xuất thuốc điếu theo khẩu vị của nước
Anh hay phối theo khẩu vị hỗn hợp của nước Mỹ, là những kiểu khẩu vị hút đang
6


thịnh hành ở trên thị trường. Các nước sở hữu thuốc lá sấy vàng có chất lượng tốt và
nổi tiếng trên thế giới như: Mỹ, Brasil, Zimbabwe.
Tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá trên thế giới năm 2004 đạt khoảng 5,8
triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm 35%, Brasil chiếm 15%, Ân Độ chiếm 10%, Mỹ
chiếm 6%.
Về tiêu thụ thuốc lá năm 2004, các quốc gia tiêu thụ thuốc lá lớn như: Trung
Quốc chiếm 38%, Ân Độ chiếm 8%, Mỹ chiếm 9%, Liên Bang Nga chiếm 5%
Tổng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu trên thế giới năm 2004 đạt 1,9 triệu tấn
trong đó Trung Quốc chiếm 35%, Mỹ chiếm 14%, Đức chiếm 9%, Hà Lan chiếm 5%,
Anh chiếm 5%, Nhật Bản chiếm 4%. Còn về xuất khẩu thì lớn nhất là Brasil chiếm

33% sau đó là đến Trung Quốc và Mỹ đều chiếm 7%.
2.3.2. Việt Nam
Thuốc lá sấy vàng ở Viêt Nam được trồng rải rác nhiều vùng trên cả nước nên
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho thuốc lá Việt Nam là rất khó khăn.
Năng suất thuốc lá ở phía Nam đạt 1,7 – 1,8 tấn/ha, tỉ lệ 1+2 đạt hơn 50%. Còn
ở phía Bắc năng suất đạt từ 1,5 – 1,6 tấn/ha nhưng chất lương thấp hơn , tỉ lệ 1+2 chỉ
đạt 25 – 30% (Phạm Kiếp Nghiệp, 2005).
Năm 2004 toàn hiệp hội thuốc lá Việt Nam thu mua được 46.366 tấn, trong đó
các đơn vị thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và công ty liên doanh BAT –
Vinataba là 27.978 tấn, đạt 56%.
Hàng năm nước ta phải nhập khẩu của, Brasil, Zimbabwe khoảng 2000 tấn
nguyên liệu dạng lá có chất lượng cao khoảng 7000 tấn sợi cao cấp phối chế sẵn để sản
xuất và hợp tác sản xuất các mác thuốc cao cấp như 555, Marlboro, Cravel “A’ và các
loại khác. Ngoài nguyên liệu nhập khẩu trên nước ta còn sử dụng thêm thuốc lá vàng
sấy của Cam Phu Chia và Trung Quốc ước tính từ 15.000 – 30.000 tấn/năm nên là tiêu
tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ. Năm 2004 toàn hiệp hội thuốc lá Việt Nam đã nhập
khẩu với giá trị thực lên đến 252,6 triệu USD (Phạm Kiến Nghiệp, 2005).
Lượng nguyên liệu thuốc lá suất khẩu đã qua chế biến chiếm hơn (90%) trong
tổng sản phẩm thuốc lá nguyên liệu . Năm 2004 sản lượng thuốc lá xuất khẩu của Việt
Nam đạt 6.211 tấn, trong đó 98% lượng hàng của các tổng công ty thuốc lá Việt Nam
(Phạm Kiến Nghiệp, 2005).
7


Bảng 2.1: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá nguyên liệu chất lượng tốt và xuất khẩu đến
năm 2010 (Quyết định số 22/2004/QĐ – BCN ngày 02/4/2004).
Tỉnh

Vùng nguyên liệu (huyện)
Chất lượng tốt


Xuất khẩu

Lạng Sơn

Bắc Sơn

Lộc Bình, Bắc Sơn

Cao Bằng

Hòa An, Hà Quảng

Hòa An, Hà Quảng

Hà Giang

Ngân Sơn, Nà Rì

Đà Nẵng

Quảng Bạ

Quy Nhơn

Hòa Vang

Bình Định

Điện Bàn, Thăng Bình


Phú Yên

Sơn Hòa

Gia Lai

Krông Pa

Krông Pa

Đắc Lắc

Krông Bông

Krông Bông

Lâm Đồng

Đức Trọng

Ninh Thuận

Ninh Sơn

Ninh Sơn

Tây Ninh

Tân Biên, Châu Thành


Bảng 2.1: Nước ta có điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện ngoại cảnh rất thích
hợp với cây thuốc lá, có thể trồng từ Nam ra Bắc, đó cũng là một điều kiện tốt giúp
cho cây thuốc lá mở rộng diện tích trồng và nâng cao về chiều sâu chất lượng.
Ở bảng 2.2 khu vực phía Nam cây thuốc lá có năng suất và diện tích chiếm ưu
thế so với miền Bắc
Bảng 2.2. : Quy hoạch vùng trồng thuốc lá vàng sấy đến năm 2010 (Quyết định
số 22/2004/QĐ – BCN ngày 02/4/2004).
Năng suất

Sản lượng (tấn)

Khu vực

Diện tích (ha)

Phía Bắc

12.800

1,84

23.520

Phía Nam

21.550

2,06


44.430

Tổng

34.350

1,98

67.950

8

(tấn/ha)


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1. Thời gian
- Thời gian thí nghiệm trong mùa Đông- Xuân.
- Được gieo vào ngày 24/11/2009
- Được trồng vào ngày 10/1/2010
- Ngày thu hoạch đầu tiên 14/3/2010
- Ngày thu hoạch cuối cùng 12/5/2010
3.1.2.. Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại vườn ươm của nông hộ Phạm Văn Hùng thuộc xã
Iabroai, huyện Iapa tỉnh Gia Lai. Địa điểm thí nghiệm có những điều kiện về đất đai và
thời tiết khí hậu như sau:
3.1.2.1. Đất thí nghiệm
Đất cát nhẹ, đất có độ dốc thấp nhưng vẫn có khả năng tiêu nước tốt.

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất – Tầng đất (0 – 30cm)
Chỉ tiêu phân tích

Kết quả

Phương pháp

Ph (H20) 1:5

6,24

TCVN 5979 – 1995

N(%)

0,059

TCVN 6445 – 2000

P2O5 (%)

0,064

AOAC 990.08 – 2000

K2O (%)

0,377

TCVN 4053 - 1985


(Kết quả phân tích đất tại: Trung tâm phân tích môi trường – Đại Học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh)
Kết quả phân tích đất cho thấy:
-

Đất có pH thuộc loại trung bình

9


-

Đất có hàm lượng N, P, K đều nghèo. Do đó cần phải bón phân đầy đủ và
thích hợp cho cây trồng tạo điều kiện cho cây phát triển tôt.

3.1.2.2. Nguồn nước
- Sử dụng nguồn nước giếng khoan và nước mưa là chủ yếu. Tại khu vực thí
nghiệm nguồn nước ngầm đảm bảo chất lượng để tưới tiêu cho cây thuốc, là điều kiện
thuận lợi cho việc thức hiện thí nghiệm.
3.1.2.3. Thời tiết khí hậu
Bảng 3.2: Diễn biến các yếu tố thời tiết trong thí nghiệm
Thời gian

Lượng mưa

Nhiệt độ

Ẩm độ


(mm/tháng)

không khí (0C )

không khí(%)

11/2009

174,8

23,6

82

12/2009

0,1

22,0

82

1/2010

24,4

22,1

79


2/2010

20,6

24,1

73

3/2010

0,3

25,7

70

4/2010

111,7

27,7

69

5/2010

114,2

28,8


72

(Nguồn: Kết quả quan trắc khí tượng Ayunpa – Gia Lai)

10


111,7

114,2

100
27,7
82
23,6

80

82
22

79
22,1

30
28,8

25,7

24,1

73

70

35

(oC)

(%)

120

25
69

72

20

60
15
40
24,4

10
20,6

20

0


Lượng mưa
(mm/tháng)
Nhiệt độ
không khí
(0C )
Âm độ
không khí
(%)

5
0

0

0,3
0

11/200912/2009 1/2010 2/2010 3/2010 4/2010 5/2010
Thời gian

Bảng 3.1: Biểu đồ diễn biến thời tiết

Tháng 9/2009 ở tại địa bàn xã Iabroai đã xảy ra một trận lũ lụt làm cho khu vực
đất thí nghiệm có sự bồi đắp cát và ảnh hưởng đến thành phần cơ giới đất cũng như
hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra nó còn làm cho thời vụ trồng thuốc lá
2009- 2010 chậm hơn thời vụ hàng năm từ 15 – 25 ngày.
* Giai đoạn vườn ươm: Tháng 11/2009 đến tháng 12/2009
Nhiệt độ trung bình (22 – 23,6 0C) thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt
giống và cho cây con phát triển. Tuy nhiên lượng mưa và ẩm độ không khí trong giai

đoạn này tương đối cao (82%) làm tăng khả năng bùng phát sâu bệnh hại (sâu màng,
sâu xanh, sâu xám, bệnh chết rạp cây con, bệnh lỡ cổ rễ), ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cây con. Do đó, công tác kiểm tra vườn ươm là cực kì quan trọng nhằm có biện pháp
11


xử lý kịp thời, đảm bảo nguồn cây con khỏe mạnh. Đây là tiền đề quan trọng để có
một mùa thành công.
* Giai đoạn ruộng sản xuất: Tháng 1/2010 đến tháng 5/2010
Lượng mưa: Từ tháng 1/2010 đến tháng 2/2010 có những trận mưa đã mang lại
nguồn nước cung cấp cho cây thuốc lá trên đồng ruộng. Đến cuối tháng 2/2010 và đầu
tháng 3/2010 là một quảng thời gian hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng đối với cây
trồng, nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến giai đoạn phát triển chiều cao cây và làm giảm
quá trình tích lũy sinh khối của cây gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thuốc
lá. Trong giai đoạn thu hoạch vào 4/2010 có những trận mưa gây ảnh hưởng đến công
tác thu hoạch và sấy. Bước qua giai đoạn tháng 5/2010 lượng mưa chủ yếu tập trung
vào cuối tháng lúc này công tác thu hái và sấy đã bước vào giai đoạn cuối nên chất
lượng thuốc cũng ít bị ảnh hưởng.
Ẩm độ: Trong giai đoạn cuối tháng 2/2010 và đầu tháng 3/2010, khu vực thí
nghiệm đã xảy ra tình trạng hạn hán, cây thuốc lá bị mất nước, tuy nhiên cây đã được
bổ sung ẩm độ từ nguồn nước ngầm. Tháng 4/2010 do có lượng mưa lớn nên ẩm độ
cao ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác sấy.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình trong toàn thời gian tiến hành thí
nghiệm tương đối thuận lợi. Tuy nhiên cũng có thời gian nhiệt độ không khí gây bất
lợi cho cây: cuối tháng 2/2010 đầu tháng 3/2010 nhiệt độ cao (hạn hán), một số thời
điểm trong tháng 4/2010 và tháng 5/2010 có mưa lớn làm giảm nhiệt độ không khí gây
khó khăn cho công tác thu hoạch, hái sấy.
3.2. Vật liệu và phương pháp
3.2..1. Vật liệu thí nghiệm bao gồm
Sử dụng phân bón đúng theo từng thời điểm như: phân hóa học ( 92N-62P172K), Vi sinh, phân chuồng.

Các loại thuốc hóa chất sử dụng trong quá trình trồng như: Confidor 100 SL,
Lancer 75SP, Ridomil MZ 72, Accotab 330E.
3.2..2. Giống thí nghiệm
Các giống PVH51, PVH2241, PVH09, PVH2275 được sản xuất tại từ công ty
Profigen của Brasil:
- Giống PVH51: Là giống thuốc lá lai có chất lượng và năng suất cao. Giống
12


kháng được bệnh TMV (Tobacco Mosaic Virus), có tính kháng ở mức trung bình với
bệnh héo rũ do vi khuẩn và bệnh héo rũ do nấm và có tình kháng kém đối với bệnh
thối đen thân và có đặc điểm chin tương tự như K326, năng suất có thể đạt 3,5 tấn/ha
và cho phẩm chất tốt.
- Giống PVH2241: Là giống có năng suất cao, số lá trên cây nhiều hơn giống
K326 kháng được bệnh TMV, tuyến trùng và kháng trung bình với bệnh héo rũ vi
khuẩn, giống này cho hoa trễ nhưng dễ sấy và có chất lượng lá tốt.
- Giống PVH09: Là giống lai hoàn hảo, có khả năng thích nghi với môi trường
tốt nhờ có hệ thống rễ có khả năng ăn sâu và ăn rộng và là giống có năng suất cao và
phẩm chất tốt có khả năng kháng cao với bệnh héo rũ vi khuẩn, có khả năng kháng
bệnh TMV và kháng kém với bệnh đen thân, năng suất có thể đạt 3,5 tấn/ha.
- Giống PVH2275: Sản phẩm của giống này có chất lượng cao và có thể kháng
hầu hết các loại bệnh ảnh hưởng tới cây thuốc lá nhưng đặc biệt nó kháng rất tốt tuyến
trùng gây hại.
- Giống K326: Là giống có phẩm chất và có tính thích nghi tốt, giống có số lá
thấp . Giống có tính kháng thấp đối với bệnh thối đen thân và bệnh héo rũ do vi khuẩn,
năng suất có thể đạt từ 1,2 – 1,4 tấn/ha.
- Kiểu hình ruộng thí nghiệm và các giống cây 37 NST

13



Kiểu hình 3.1: Ruộng khảo nghiệm (37 NST)

Kiểu hinh 3.2: Giống PVH51 (37 NST)
14


-

Kiểu hình 3.3: Giống PVH2275 (34 NST)

Kiểu hình 3.4: Giống PVH2241 (37 NST)

15


Kiểu hình 3.5: Giống K326 (37 NST)

Kiểu hình 3.6: Giống PVH09 (37 NST)

16


3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành trồng và chăm sóc từ cây con đến lúc thu hoặch.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, hình thái, sâu bệnh, phát dục, và các chỉ tiêu
kinh tế.
Tiến hành phân tích các thành phần hóa học trong lá sau khi phơi khô.
3.3. Các nghiệm thức và bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm có 5 nghiệm thức với 5 giống là:

- PVH51: Nghiệm thức A
- PVH09: Nghiệm thức B
- PVH2241: Nghiệm thức C
- PVH2275: Nghiệm thức D
- K326 (giống đối chứng): Nghiệm thức E
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nghiên một yếu
tố với 3 lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
BẢO VỆ

Chiều biến thiên

LLL1

LLL2

PVH09

PVH51

PVH2275

PVH51

PVH2241

K326

PVH2275


K326

PVH09

PVH2241

PVH09

PVH51

K326

PVH2275

PVH2241

BẢO VỆ
17

LLL3


×