Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH XẺ GỖ CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁNG TẠO BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.65 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH XẺ GỖ CAO SU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SÁNG TẠO BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: THI VĂN QUANG
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010

i


KHẢO SÁT QUY TRÌNH XẺ GỖ CAO SU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SÁNG TẠO BÌNH DƯƠNG

Tác giả

THI VĂN QUANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ Phạm Ngọc Nam

Tháng 7 năm 2010



ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cám ơn đến:
 Ban gián hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tại trường.
 Thầy TS Phạm Ngọc Nam, giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng
dẫn giúp tôi hoàn thành đề tài.
 Ban giám đốc Công ty Cổ phần Sáng Tạo Bình Dương đã tạo điều kiện thuận thuận lợi
cho tôi hoàn thành tốt đề tài này. Phòng kỹ thuật, Ban quản đốc cùng các anh chị đang
làm việc trong phân xưởng xẻ đã hết lòng chỉ bảo giúp đỡ tận tình cho tôi trong thời
gian thực tập tại công ty.
 Các bạn sinh viên trong lớp CB32 đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong bốn năm học tại
trường.
 Cuối cùng tôi xin cám ơn gia đình người thân cùng bạn bè đã bảo bọc, chăm lo động
viên và giúp đỡ tôi trong những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “KHẢO SÁT QUY TRÌNH XẺ GỖ CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁNG
TẠO BÌNH DƯƠNG”. Địa điểm thực hiện công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương, xã Trừ Văn
Thố, huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 22/02/2010 đến ngày 22/
06/ 2010. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, thu thập số
liệu qua thực tế tại công ty, tiến hành đo đạt kích thước đường kính, chiều dài nguyên liệu gỗ đầu
vào, đo đếm kích thước số thanh gỗ xẻ. Nội dung nghiên cứu khảo sát tình hình cưa xẻ tại công ty,
khảo sát tỷ lệ thành khí tại công ty, lập bản đồ xẻ đề xuất công ty áp dụng xẻ thực nghiệm một số

khúc.
Đề tài đã khảo sát được quy trình cưa xẻ gỗ cao su. Đồng thời cũng phân tích, đánh giá ưu
nhược điểm của phương pháp xẻ đang áp dụng tại công ty từ đó đưa ra biện pháp đề xuất nhằm
nâng cao tỷ lệ thành khí. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ thành khí thực tế tại phân
xưởng, với cấp đường kính 15 – 20cm tỷ lệ thành khí là 23,6%; cấp đường kính 21 – 30cm tỷ lệ
thành khí là 27,4% và cấp đường kính >30cm tỷ lệ thành khí là 34,3%.
Kết quả xẻ thực nghiệm được áp dụng để xẻ gỗ cao su tại công ty cho thấy gỗ cao su xẻ theo
phương pháp xẻ hỗn hợp ra ván xuyên tâm tỷ lệ sản sinh khuyết tật giảm. Phương pháp này đã được
kiểm nghiệm trong thực tế sản xuất và tỷ lệ thành khí thu được là ở cấp đường kính 15 – 20cm tỷ lệ
thành khí là 29,6%; cấp đường kính từ 21 – 25cm tỷ lệ thành khí là 32,4%; cấp đường kính từ 26 –
30cm tỷ lệ thành khí là 39,3%; cấp đường kính từ 31 – 35cm, tỷ lệ thành khí là 45,6%; cấp đường
kính trên 36cm tỷ lệ thành khí là 44,3%. Kết quả tỷ lệ thành khí trung bình qua phương pháp xẻ
thực nghiệm là 36,25%. Cao hơn phương pháp mà công ty đang áp dụng là 17,6%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... iii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT. ........................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC .................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu............................................................................2

1.2.1. Mục đích ...............................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu ................................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. Tổng quan tình hình chế biến gỗ .............................................................................3
2.2. Tổng quan lịch sử phát triển công nghiệp cưa xẻ gỗ ...............................................4
2.2.1. Hiện trạng công nghiệp xẻ của nước ngoài. .........................................................6
2.2.2. Xu thế phát triển của công nghiệp cưa xẻ gỗ .......................................................6
2.3. Tổng quan về công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương......................................... 10
2.3.1. Sơ lược về công ty ............................................................................................. 10
2.3.2. Công tác tổ chức của công ty............................................................................. 11
2.3.3. Nguyên liệu........................................................................................................ 12
2.3.4. Máy móc thiết bị xẻ tại công ty ......................................................................... 15
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành khí .......................................................... 15
2.4.1. Kích thước gỗ tròn ............................................................................................. 15
2.4.2. Hình dạng gỗ tròn .............................................................................................. 17
2.4.3. Một số nhân tố chủ quan.................................................................................... 20
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 22
v


3.1. Nôị dung nghiên cứu ............................................................................................ 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 22
3.2.1. Phương pháp xác định tỷ lệ thành khí ............................................................... 22
3.2.2. Phương pháp đo đạt ........................................................................................... 23
3.2.3. Xác định tỷ lệ khuyết tật .................................................................................... 24
3.3. Phân loại các phương pháp cưa xẻ gỗ .................................................................. 25
3.3.1. Phương pháp xẻ suốt......................................................................................... 25
3.3.2. Phương pháp xẻ 4 mặt ....................................................................................... 26
3.3.3. Phương pháp xẻ 3 mặt ....................................................................................... 27

3.3.4. Phương pháp xẻ xuyên tâm ............................................................................... 28
3.3.5. Phương pháp xẻ tiếp tuyến ................................................................................ 29
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 31
4.1. Khảo sát tình hình cưa xẻ gỗ tại công ty ............................................................. 31
4.1.1. Quy trình cưa xẻ của công ty ............................................................................. 32
4.1.2. Bản đồ xẻ gỗ cao su tại công ty ......................................................................... 33
4.2. Xác định tỷ lệ thành khí tại công ty ...................................................................... 35
4.2.1. Đường kính cấp 1 với d1= 15 – 20cm ................................................................ 36
4.2.2. Đường kính cấp 2 với d2= 21 – 30cm ................................................................ 36
4.2.1. Đường kính cấp 3 với d3>31cm ......................................................................... 37
4.3. Đề xuất bản đồ xẻ ................................................................................................. 37
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................... 46
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 46
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 48
PHỤ LỤC .....................................................................Error! Bookmark not defined.

vi


DANH SÁCH CÁC CHỬ VIẾT TẮT
STT Số thứ tự
SL

Số lượng

d

Đường kính đầu nhỏ


D

Đường kính đầu lớn

L

Chiều dài

P

Tỷ lệ thành khí

K

Tỷ lệ thành khí sơ bộ

CD

Cưa vòng nằm

V0

Thể tích gỗ tròn

Vx

Thể tích gỗ xẻ

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhân sự của công ty .................................................................................... 12
Bảng 2.2: Số lượng máy móc thiết bị tại xưởng .......................................................... 15
Bảng 4.1 : Quy cách nguyên liệu gỗ cao su tại công ty .............................................. 31
Bảng 4.2 : Quy cách gỗ xẻ phổ biến tại công ty......................................................... 32
Bảng 4.3: Phân cấp đường kính gỗ tròn tại công ty .................................................... 32
Bảng 4.4: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho đường kính cấp 1..................... 36
Bảng 4.5: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho đường kính cấp 2..................... 36
Bảng 4.6: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho đường kính cấp 3..................... 37
Bảng 4.7: Tỷ lệ thành khí gỗ xẻ cao su tại công ty ..................................................... 37
Bảng 4. 8: Phân cấp đường kính nguyên liệu gỗ cao su .............................................. 39
Bảng 4. 9: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho d1 = 18 cm .............................. 41
Bảng 4.10: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho d2= 23cm ............................... 42
Bảng 4.11: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho d3= 28cm ............................... 42
Bảng 4.12: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho d4= 33cm ............................... 43
Bảng 4.13: Quy cách sản phẩm và tỷ lệ thành khí cho d5= 38cm ............................... 35
Bảng 4.14: Tỷ lệ thành khí của các cấp đường kính nghiên cứu................................. 45

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................ 11
Hình 2.2: Mặt cắt ngang gỗ Cao su ............................................................................. 13
Hình 2.3: Mặt cắt xuyên tâm gỗ Cao su ...................................................................... 13
Hình 2.4: Mặt cắt xuyên tâm gỗ Cao su ..................................................................... 13
Hình 2.5: Quan hệ giữa K và L.................................................................................... 16

Hình 2.6: Quan hệ giữa K và d .................................................................................... 17
Hình 2.7: Sơ đồ về độ cong ......................................................................................... 18
Hình 2.8: Sơ đồ về độ thót ngọn .................................................................................. 19
Hình 2.9: Quan hệ giữa K và S .................................................................................... 20
Hình 3.1: Xác định đường kính gỗ tròn ....................................................................... 24
Hình 3.2: Xác định chiều dài cây gỗ ........................................................................... 24
Hình 3.3: Phương pháp xẻ suốt ................................................................................... 26
Hình 3.4: Thứ tự xẻ và biểu đồ xẻ của phương pháp xẻ 4 mặt ................................... 26
Hình 3.5: Thứ tự xẻ và biểu đồ xẻ của phương pháp xẻ 3 mặt ................................... 27
Hình 3.6: Thứ tự xẻ và biểu đồ xẻ của phương pháp xẻ ván thô................................. 27
Hình 3.7: Xẻ Xuyên tâm – Xẻ tiếp tuyến .................................................................... 29
Hình 4.1: Quá trình cưa xẻ tại công ty ........................................................................ 33
Hình 4.2: Bản đồ xẻ cho d1 = 18 cm ........................................................................... 34
Hình 4.3: Bản đồ xẻ cho d2 = 25,5 cm ........................................................................ 34
Hình 4.4: Bản đồ xẻ cho d3 = 33 cm ........................................................................... 34
Hình 4.5 : Tỷ lệ thành khí thực tế theo các cấp kính ................................................... 37
Hình 4.6 : Sơ đồ xẻ cho d = 18 cm .............................................................................. 40
Hình 4.7: Sơ đồ xẻ cho d2= 23cm ................................................................................ 41
Hình 4.8: Sơ đồ xẻ cho d3= 28cm ................................................................................ 42
Hình 4.9: Sơ đồ xẻ cho d4= 33cm ................................................................................ 43
Hình 4.10: Sơ đồ xẻ cho d5= 38cm .............................................................................. 44
Hình 4.11 : Tỷ lệ thành khí xẻ gỗ cao su ..................................................................... 45

ix


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Máy móc trong xưởng xẻ ........................................................................... 49
Phụ lục 2: Tỷ lệ thành khí thực tế ở cấp đường kính d = 15 – 20 .............................. 50

Phụ lục 3: Tỷ lệ thành khí thực tế ở cấp đường kính d = 21 – 30 .............................. 51
Phụ lục 4: Tỷ lệ thành khí thực tế ở cấp đường kính d >31 ....................................... 52
Phụ lục 5: Tỷ lệ thành khí nghiên cứu ở cấp đường kính d = 15 – 20 ....................... 53
Phụ lục 6: Tỷ lệ thành khí nghiên cứu ở cấp đường kính d = 21 – 25 ....................... 54
Phụ lục 7: Tỷ lệ thành khí nghiên cứu ở cấp đường kính d = 26 – 30 ....................... 55
Phụ lục 8: Tỷ lệ thành khí nghiên cứu ở cấp đường kính d = 31 – 35 ....................... 56
Phụ lục 9: Tỷ lệ thành khí nghiên cứu ở cấp đường kính d36 ................................. 57

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt
Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Sản phẩm gỗ đã trở thành mặt hàng
xuất khẩu lớn đứng thứ 5 của Việt Nam. Đây là mặt hàng có thị trường xuất khẩu đa
dạng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhất định. Sản phẩm gỗ Việt
Nam hiện có mặt ở 120 nước trên thế giới, trong đó EU, Nhật Bản và Mỹ là những thị
trường tiêu thụ lớn nhất và đang mở rộng thị trường sang Nga là một thị trường có
tiềm năng lớn. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đã mở
rộng thêm nhiều thị trường cũng như có nhiều cơ hội để ngành chế biến gỗ ngày càng
phát triển vươn xa ra thị trường toàn cầu.
Đi đôi với sự phát triển vượt bậc của ngành là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu
trong nước một cách trầm trọng, hiện nay theo thống kê nguyên liệu trong nước mới
chỉ đáp ứng được 20%, còn lại 80% phải nhập từ nước ngoài, sự thiếu hụt này đã làm
không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Mặc dù trồng rừng mới đã góp
phần vào cung cấp trữ lượng gỗ thay cho gỗ rừng tự nhiên nhưng vẫn không đáp ứng
đủ nhu cầu sử dụng gỗ hiện nay. Công nghệ xẻ là khâu đầu tiên của toàn bộ quá trình
chế biến gỗ. Sản phẩm gỗ xẻ thu được từ nguyên liệu trong cùng một điều kiện nhiều

hay ít, tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình cưa xẻ gỗ.
Xuất phát từ thực tế trên, việc khảo sát tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng
đến tỉ lệ thành khí, tìm những giải pháp nâng cao tỉ lệ thành khí là điều hết sức cần
thiết vì nó có ảnh hưởng lớn đến giá trị kinh tế không chỉ của công ty, mà còn ảnh
hưởng đến nền kinh tế quốc dân.
Do vậy được sự cho phép của bộ môn Chế Biến Lâm Sản và sự đồng ý của thầy
TS. Phạm Ngọc Nam, giáo viên hướng dẫn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo
sát qui trình xẻ gỗ cao su tại công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương” nhằm tìm ra
1


những ưu khuyết trong quá trình cưa xẻ tại công ty và đề xuất biện pháp để nâng cao
tỷ lệ lợi dụng gỗ.
1.2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu những giải pháp về kỹ thuật xẻ, phương pháp xẻ và bản đồ xẻ nhằm
nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ và chất lượng gỗ xẻ. Mục đích giúp phân xưởng xẻ của
công ty sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2. Mục tiêu
-

Tìm hiểu nguyên liệu và sản phẩm.

-

Tìm hiểu tính năng kỹ thuật thiết bị cưa xẻ của công ty.

-

Tìm hiểu những phương pháp xẻ.


-

Khảo sát tỷ lệ thành khí cho từng cấp đường kính.

-

Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ thành khí, chất lượng gỗ xẻ.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu thực tế sản xuất của công ty hiện nay chỉ xẻ gỗ cao su. Cho nên, đề
tài chỉ đi sâu khảo sát tình hình cưa xẻ và làm thế nào để hoàn thiện quy trình xẻ,
nhằm vừa hạn chế được khuyết tật và lãng phí khi xẻ nâng cao tỷ lệ thành khí. Cụ thể
đi sâu vào khảo sát nguyên liệu, quy trình xẻ ở công ty nhằm tìm hiểu quy trình xẻ
hiện thời. Phân tích đánh giá quy trình xẻ thực tế trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết về xẻ kết
hợp với thực tế và đưa ra đề xuất một quy trình xẻ áp dụng phù hợp với tình hình cưa
xẻ tại công ty.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tình hình chế biến gỗ
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng
tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc
(Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần
200 tỉ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức,
Pháp, Anh và Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã

thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như
Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về
số lượng và chất lượng.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những
năm gần đây, vươn lên là một trong hai nước chế biến gỗ lớn nhất ở khu vực Đông
Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế
biến 2,2 – 2,5 triệu m3 gỗ tròn mỗi năm.
Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các
tỉnh phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… và các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…Ngoài ra, còn một số
công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung nhiều ở
các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây,
Vĩnh Phúc.
Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp
sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị
và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp

3


sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu
của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước
Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất
với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số hơn 20 tỷ USD/năm.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài
Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất

khẩu trực tiếp sang các thị trường phục vụ người tiêu dùng. Về các chủng loại sản
phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời… đến các mặt hàng
dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Trong những năm nay, ngoài việc duy
trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường
người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất
khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập
trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức
mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn
thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và
cộng hòa liên bang Nga.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà
nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị
trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, cho nên
nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu
phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử
dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân
phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng
thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
2.2. Tổng quan lịch sử phát triển công nghiệp cưa xẻ gỗ
Xẻ là một trong những ngành công nghiệp cơ bản nhất và xuất hiện sớm nhất
trong công nghiệp gia công cơ giới. Sáu trăm năm trước Công nguyên, trên các bức
tranh trường trong kim tự tháp Ai Cập đã ghi lại cưa tay bằng đồng và bao tay. Sau
4


năm 1780, một số nước châu Âu như Anh, Pháp…xuất hiện xưởng gỗ xẻ cưa sọc và
cưa đĩa thuỷ lực. Vì kết cấu của khung phức tạp, còn máy cưa đĩa mạch cưa lớn, tiếng
ồn cao, kỹ thuật sửa chữa lưỡi cưa yêu cầu cao cho nên năm 1880, nước Anh lại phát
minh ra máy cưa vòng đầu tiên. Hơn một nửa thế kỷ lại đây, máy cưa vòng được áp
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đầu thế kỷ 20 đến những năm 60 của thế kỷ

20, công nghệ sản xuất cưa xẻ gỗ không ngừng cải tiến, bộ phận xe goòng của máy
cưa vòng phần nhiều dùng động lực khí nén và thuỷ lực thay thế. Lưỡi cưa cũng được
phát triển, hàn hợp kim cứng ở răng cưa, lưỡi cưa mỏng được ứng dụng. Vận chuyển
gỗ khúc vào phân xưởng và bán sản phẩm ra đều dùng nhiều thiết bị vận chuyển, sản
xuất được thực hiện tác nghiệp theo dòng nước chảy, phân xưởng thực hiện sản xuất
văn minh hoá. Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, châu Âu, Bắc Mỹ lại xuất hiện cưa vòng
đôi, đồng thời cũng xuất hiện cưa vòng kiểu nối tiếp và máy liên hợp xẻ phay…, kỹ
thuật mới và thiết bị mới dùng tia X và sóng siêu âm thăm dò khuyết tật bên trong gỗ
khúc, thăm dò kim loại, thước kiểm tra quang điện, phân cấp ứng suất, khống chế vi
tính…dần dần được ứng dụng trong sản xuất xẻ.
Những năm 80 của thế kỷ 20, công nghiệp xẻ đã tiến vào giai đoạn phát triển
chưa từng có trước đây. Công nghệ sản xuất lấy cưa vòng xe goòng làm chủ thể, các
hình thức khác cùng tồn tại, càng hoàn thiện hợp lý. Thiết bị xẻ phần lớn đã tiến hành
đổi mới cải tạo, lấy vận chuyển cơ giới, thay thế nhân công, nâng cao năng suất, giảm
cường độ lao động. Thông qua cải tiến xe goòng nâng cao độ chính xác thước quay là
trung tâm, nâng cao chất lượng gia công, nâng cao tỷ lệ thành khí của gỗ khúc. Hàn
hơi nối lưỡi cưa, cứng hoá răng cưa, nhờ sự trợ giúp của máy tính để thiết kế bản đồ xẻ
tối ưu…một loạt kỹ thuật thực dụng kiểu mới được nghiên cứu và ứng dụng trong sản
xuất xẻ.
Cùng với việc mở cửa với bên ngoài và vào WTO, một số xí nghiệp nhập dây
chuyền sản xuất kiểu mới của nước ngoài, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật xẻ trong nước phát
triển; cùng với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh đầu tư mở xưỡng
trong nước. Tuy nhiên, xí nghiệp xẻ của nước ta so với các xí nghiệp đồng hành nước
ngoài vẫn có khoảng cách tương đối lớn. Nhưng có thể thông qua chuyển đổi cơ chế
kinh doanh xí nghiệp, đặc biệt thông qua tự do cạnh tranh của thị trường, xí nghiệp xẻ

5


nhất định có thể nâng cao thực lực của bản thân, khắc phục khó khăn tạm thời, để phát

triển.
2.2.1. Hiện trạng công nghiệp cưa xẻ của nước ngoài.
Công nghệ xẻ là một trong những ngành lớn trong công nghiệp gỗ của thế giới,
theo thống kê toàn thế giới có khoảng 200.000 xưởng xẻ, lượng khai thác gỗ hàng năm
là 1,35 tỷ m3, trong đó trên 50% dùng để xẻ.
Khu vực sản xuất gỗ xẻ lớn nhất thế giới là châu Âu, Bắc Mỹ và Á Phi, họ
chiếm 43%, 29% và 20,2% tổng sản lượng gỗ xẻ trên thế giới; nước có sản phẩm gỗ xẻ
lớn nhất thế giới là Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Brazil, Thuỵ Điển, Phần Lan… Nước
có sản lượng gỗ xẻ xuất khẩu lớn nhất là Canada, Nga, Thuỵ Điển, Phần Lan,
Rumania… Nước có kỹ thuật xẻ tiên tiến nhất là Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Mỹ,
Canada…
Trong 20 năm gần đây phát triển của công nghiệp xẻ thế giới thay đổi theo các
mặt sau đây: Thứ nhất, nguồn nguyên liệu thay đổi rõ rệt, tức rừng gỗ lá kim nguyên
thuỷ đường kính lớn ngày càng cạn kiệt, rừng trồng và rừng thứ sinh nâng lên vị trí
quan trọng; tỷ lệ gỗ đường kính nhỏ trong nguyên liệu không ngừng tăng lên, phần lớn
các nước đã vượt quá 50%. Thứ hai, công nghiệp giấy và công nghiệp ván nhân tạo
cạnh tranh thị trường nguyên liệu với công nghiệp xẻ, do tốc độ phát triển nhanh của
các ngành này, tạo thành giá nguyên liệu tăng lên rất cao. Thứ ba, do giá nguyên liệu
tăng cao, trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành gỗ xẻ. Trong 10 năm qua (từ 1999 – 2009)
giá nguyên liệu tăng lên 11 lần. Do đó trong giá thành gỗ xẻ của xưởng xẻ, gỗ khúc
chiếm 75-80%. Thứ tư, phát triển nhanh chóng của kỹ thuật điện tử và máy tính thúc
đẩy hiện đại hoá công nghệ xẻ.
Tình hình phát triển chung của công nghiệp xẻ là: tăng trưởng sản lượng xẻ
không nhanh, nhưng quản lý kinh doanh càng hợp lý, kỹ thuật sản xuất có tiến bộ rất
lớn, năng suất lao động tăng lên rõ rệt, tình hình lợi dụng gỗ khúc không ngừng cải
tiến, sản phẩm phát triển theo hướng gia công sâu.
2.2.2. Xu thế phát triển công nghiệp cưa xẻ gỗ
Xu thế phát triển chung của công nghiệp xẻ có thể qui nạp ở các mặt sau đây:
(1) Tiếp cận nguồn nguyên liệu, thực hành kinh doanh liên hợp. Để rút ngắn
khoảng cách vận chuyển nguyên liệu, giảm chi phí vận chuyển và tỷ lệ vận chuyển

6


chiếm dụng, tiện cho gia công và lợi dụng hợp lý gỗ, tăng năng lực cạnh tranh của xí
nghiệp. Địa chỉ của xưởng xẻ gần nguồn nguyên liệu, để nâng cao quy mô, lợi ích của
xí nghiệp có thể dùng phương thức kinh doanh liên hợp. Kinh doanh liên hợp có hai
loại phương thức kinh doanh, một loại là liên hợp chiều ngang, tức là liên hợp giữa các
xưởng xẻ thành công ty lớn; loại khác là liên hợp chiều dọc giữa xưởng xẻ với khai
thác gỗ, gia công sản phẩm mộc, xí nghiệp ván nhân tạo, bột giấy và giấy, để có lợi
cho lợi dụng tổng hợp gỗ.
(2) Mở rộng qui mô trung bình của xí nghiệp, giảm số xưởng nhỏ. Để nâng cao
lợi ích của xí nghiệp xẻ, có lợi cho phát triển cơ giới hoá, tự động hóa sản xuất, giảm
số nhân công, vật liệu, tiêu hao động lực của đơn vị sản phẩm, nâng cao tỷ lệ lợi dụng
tổng hợp gỗ tròn và hiệu quả kinh tế, 30 năm gần đây, các nước lâm nghiệp phát triển
liên tục trải qua quá trình thay đổi giảm tỷ trọng xưởng nhỏ, tăng sản lượng trung bình
của xưởng lớn. Ở Mỹ, Canada, 60 – 50 % tổng sản lượng gỗ xẻ, đã tập trung ở các
xưởng xẻ hiện đại hoá loại lớn chiếm 5 – 10% số lượng, năng lực qui mô sản xuất
trung bình có thể đạt trên 100.000 m3/năm, qui mô nhỏ nhất của châu Âu cũng trên
50.000 m3/ năm
(3) Đơn giản hóa qui cách gỗ, phát triển sản xuất chuyên môn hoá. Tiến hành
đơn giản hoá chiều dài gỗ tròn và qui cách kích thước gỗ xẻ, thực hiện sản xuất hàng
loạt sản phẩm, không chỉ lợi cho phân loại gỗ khúc và gỗ xẻ, cũng đơn giản hóa độ
khó của gia công sản xuất, càng có lợi cho việc nâng cao mức độ cơ giới hoá và năng
suất lao động của bãi gỗ và kho thành phẩm. Xưởng xẻ căn cứ vào chủng loại gỗ khúc,
cấp kính và công dụng của sản phẩm (phôi thô đồ gia dụng, vật liệu kiến trúc, giao
thông) tiến hành sản xuất chuyên môn hóa “tiêu chuẩn hóa gỗ xẻ”. Cũng có thể căn cứ
vào tình hình tiêu thụ gỗ để xây dựng xưởng xẻ hoặc dây chuyền sản xuất với công
nghệ, thiết bị khác nhau. Liên Bang Nga ngoài căn cứ vào công dụng sản phẩm (gỗ
xuất khẩu, gỗ chuyên dụng, gia công thô, gia công tinh) xây dựng hệ thống sản xuất
chuyên môn hoá, những năm 70 của thế kỷ 20 đã bắt đầu thực hiện sản xuất chuyên

môn hóa theo chiều dày gỗ xẻ, cuối những năm 80, gần 50% các xưởng xẻ thực hiện 2
– 3 loại chiều dày, khoảng 30% các xưởng xẻ thực hiện 4 – 5 loại gia công chiều dày.
(4) Giảm cấp kính gỗ khúc, lợi dụng triệt để gỗ đường kính nhỏ. Cùng với ngày
một giảm của tài nguyên rừng tự nhiên, số lượng gỗ khúc đường kính lớn, trung bình
7


không ngừng giảm, tỷ lệ rừng trồng và rừng thứ sinh không ngừng tăng lên, phải lợi
dụng triệt để gỗ khúc đường kính nhỏ, tiến hành phay- xẻ. Chú ý đến sản xuất bột
giấy. Trước đây cấp đường kính nhỏ nhất của gỗ khúc dùng để xẻ từ 15 – 20cm, hiện
nay cấp đường kính giảm xuống 10 cm, máy liên hợp phay hình do Canada nghiên cứu
chế tạo có thể sử dụng gia công gỗ khúc cấp đường kính 6 – 10cm.
(5) Thực hiện bóc vỏ gỗ tròn, đẩy mạnh lợi dụng phế liệu. Bóc vỏ và phay dăm
gỗ tròn liên hệ chặt chẽ với nhau, để đảm bảo độ sạch của dăm gỗ công nghệ, nâng cao
chất lượng bột giấy và giấy, tiến hành cơ giới hóa bóc vỏ gỗ tròn là một trong những
thứ tự gia công xẻ gỗ không thể thiếu. Ở Mỹ thường các xí nghiệp xẻ loại lớn đều có
máy bóc vỏ và máy liên hợp phay xẻ, có 50% phế liệu xẻ gia công thành dăm công
nghệ, Canada có 35% phế liệu gia công thành dăm công nghệ. Ở các nước lâm nghiệp
phát triển, tiến hành băm dăm phế liệu là một trong những hướng có hiệu quả để nâng
cao tỷ lệ lợi dụng tổng hợp gỗ tròn. Vì thế trong tình hình giá gỗ tròn không ngừng
tăng lên, vẫn có thể giữ được lợi ích kinh tế của công nghiệp xẻ, phế liệu băm dăm là
một nhân tố quan trọng. Bóc vỏ gỗ tròn không chỉ băm thành dăm công nghệ, mà còn
có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ của dao, cải thiện vệ sinh môi trường trong phân xưởng
cũng là điều kiện phải có để sử dụng thăm dò quang điện và khống chế vi tính. Ngoài
ra, vỏ bóc ra có thể tập trung tiến hành tổng hợp lợi dụng.
(6) Nghiên cứu tạo công nghệ mới, thiết bị mới, ứng dụng kỹ thuật mới. Căn cứ
nguồn nguyên liệu khác nhau và công dụng khác nhau của sản phẩm, dùng dây chuyền
công nghệ sản xuất khác nhau, tiến hành sản xuất chuyên môn hoá. Cải tiến công nghệ
truyền thống, nghiên cứu tạo công nghệ mới, thiết bị mới phù hợp gia công gỗ đường
kính nhỏ như phay dăm – xẻ và phay hình – xẻ, máy cưa vòng và cưa sọc kiểu nhẹ tổ

thành công nghệ hỗn hợp, công nghệ xẻ “một mạch đến đáy” cưa vòng đôi và nhiều
hơn… Cải tiến cưa vòng hiện hành, nâng cao độ chính xác chế tạo và độ chính xác
thước quay của cưa, sử dụng kỹ thuật mới căng cưa, lưỡi cưa mỏng và kẹp, cưa áp
lực…, hoàn thiện thiết bị sửa cưa, nâng cao trình độ sửa chữa cưa, như dùng thiết bị
mới, kỹ thuật mới hàn hơi nối lưỡi cưa, cứng hoá răng cưa, xử lý tự động độ căng và
mài cưa tự động… Sử dụng cưa sọc kiểu nhẹ phối hợp với cưa vòng, phát huy triệt để
đặc điểm từng loại, phù hợp gia công gỗ rừng trồng đường kính nhỏ, chất lượng tốt,
tức là có thể nhìn gỗ để xẻ, vừa có thể nâng cao chất lượng gia công và năng suất. Cưa
8


sọc kiểu mới có thể tiến hành cải tiến theo các hướng sau đây: trước tiên tăng tốc, tốc
độ quay của trục chính, tăng hành trình cưa sọc và lượng ăn gỗ của mỗi răng; tiếp đến,
cải tiến cơ cấu lắp đặt lưỡi cưa, giảm thời gian điều chỉnh lưỡi cưa, dùng thiết bị căng
lưỡi cưa thuỷ lực, nâng cao tính ổn định của lưỡi cưa. Ngoài ra thay đổi quỹ tích
chuyển động của cưa sọc thành hình số 8, để giảm lực va đập ở điểm chết trên dưới;
cải tiến cơ cấu nạp gỗ, thực hiện đều tốc vô cấp. Tiến hành cải tiến cưa đĩa, giảm chiều
dày lưỡi cưa, để giảm tổn thất mạch cưa; cải tiến hình thức kết cấu, đắp hợp kim răng
cưa, từ đó khắc phục độ rung do toả nhiệt gây ra, giảm tiếng ồn cắt, nâng cao chất
lượng bề mặt cắt gỗ; thay đổi hình răng cưa, làm cho mùn cưa thành sợi gỗ công nghệ
hoặc lấy cưa thay bào. Nghiên cứu tạo máy cưa đĩa hai trục, máy cưa đĩa nhiều lưỡi
cưa, dùng cho gia công gỗ đường kính nhỏ. Các thiết bị mới phay – lát – xẻ, phay – hình
– xẻ, cưa vòng nhiều lưỡi, cưa vòng nối tiếp, cưa vòng mở răng hai mặt, máy phay
cạnh… được ứng dụng rộng rãi ở nước ngoài, cũng là phương hướng nghiên cứu của
chúng ta. Ngoài ra kỹ thuật mới như cắt gọt gỗ bằng laser và nước cao áp… cũng cần phải
được nghiên cứu chế tạo, ứng dụng.
(7) Phát triển gia công gỗ xẻ nâng cao, tăng giá trị sản phẩm và chủng loại sản
phẩm. Gia công gỗ xẻ nâng cao là tiến hành gia công lần hai sản phẩm gỗ xẻ hiện có,
căn cứ công năng công dụng của cưa và sản phẩm tiến hành xử lý đặc biệt hoặc tiến
hành quá trình xẻ bán thành phẩm và thành phẩm hàng hoá. Gia công gỗ xẻ nâng cao

không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng chủng loại sản phẩm, nâng cao giá trị
và giá trị phụ thêm của sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển. Đồng thời có thể lợi dụng
tập trung phế liệu gia công.
(8) Nâng cao trình độ kỹ thuật, thiết bị bãi gỗ và kho thành phẩm, đẩy mạnh cơ
giới hoá. Bãi gỗ và kho thành phẩm là kho gỗ của xí nghiệp gỗ, diện tích của nó lớn,
thứ tự tác nghiệp phức tạp, tác nghiệp lặp lại nhiều, là trọng điểm để phát triển cơ giới
hoá và tự động hoá. Nó không chỉ nâng cao năng suất, giảm cường độ lao động của
công nhân, cũng là đảm bảo cho gia công sản xuất và bảo quản hợp lý gỗ khúc, gỗ xẻ.
(9) Phát triển kỹ thuật kiểm tra tự động, vận dụng vi tính khống chế tối ưu hoá.
Kỹ thuật kiểm tra tự động là cơ sở của tự động hoá sản xuất xẻ và khống chế máy vi
tính, ứng dụng kỹ thuật tự động hoá, có thể lợi dụng hợp lý giới hạn lớn nhất gỗ khúc,
giảm nhân lực, giải phóng một bộ phận công nhân khỏi môi trường sản xuất tương đối
9


nặng nhọc, chủ yếu nhất là có thể nâng cao tỷ lệ thành khí và hiệu quả kinh tế. Thiết bị
dùng để kiểm tra kích thước ngoại hình của gỗ khúc và gỗ xẻ có thiết bị quét quang
điện, thiết bị truyền cảm kiểu điện khí cơ giới. Thiết bị kiểm tra tự động khuyết tật
phần bên ngoài gỗ xẻ chủ yếu có thiết bị quét quang điện. Thiết bị dùng để kiểm tra
khuyết tật bên trong gỗ có sóng siêu âm, vi tính và máy quét CT, tia X và phương pháp
Nơtron…Sử dụng máy vi tính tối ưu hoá sản xuất xẻ và ưu hoá cắt khúc, ưu hoá bản
đồ xẻ, rọc cạnh, cắt ngang…Dùng máy vi tính khống chế thước quay máy cưa vòng,
khống chế định vị và xoay gỗ khúc, khống chế cắt bìa bắp, khống chế phân loại gỗ
xẻ… Máy vi tính dùng cho quản lý để xác định thể tích gỗ, xây dựng kế hoạch xẻ,
quản lý bãi gỗ, kho thành phẩm, phân tích chất lượng gỗ xẻ và thiết bị công nghệ gỗ
xẻ…
(10) Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiến hành quản lý khoa học
toàn diện. Trước tiên cần nâng cao độ chính xác kích thước, giảm sai số hình dạng,
phân hạng chặt chẽ gỗ xẻ. Quản lý khoa học hoá xâm nhập đến từng khâu của xí
nghiệp, cung ứng nguyên liệu, kế hoạch sản xuất và tổ chức, phân công nhân viên,

định mức thời gian làm việc, điều phối vốn, chiến lược tiêu thụ và phát triển của sản
phẩm …, tạo thành hệ thống quản lý của xí nghiệp. Yêu cầu lợi ích đối với quản lý, đã
thành nhận thức chung của mọi người, khoa học, hợp lý, hiệu quả cao là đặc điểm nổi
bật của quản lý xí nghiệp xẻ hiện đại hoá.
2.3. Tổng quan về công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương
2.3.1. Sơ lược về công ty
Công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương được thành lập vào ngày 15/09/2008, là
một doanh nghiệp thuộc công ty tư nhân. Công ty đã được cổ phần hóa vào năm 2009,
đến đầu năm 2010 có vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng. Công ty bao gồm một xưởng xẻ,
một xưởng sấy, một xưởng phân loại chất lượng gỗ sau khi sấy, một xưởng ván ghép
thanh với tổng diện tích là 30.000m2. Công ty cách quốc lộ 13 khoảng 5km, thuộc xã
Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đây là một tỉnh có nền công nghiệp
phát triển cao, trong đó nổi bật là nghành công nghiệp chế biến gỗ. Công ty có một vị
trí rất thuận lợi về giao thông và nguồn nhân lực, nằm trong tam giác phát triển công
nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương và thuộc huyện có nền

10


công nghiệp đang phát triển bậc nhất của tỉnh Bình Dương nên rất thuận tiện về giao
thông, vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là xẻ gỗ theo đơn đặt hàng và gỗ xẻ để phục vụ
sản xuất ván ghép thanh cho công ty.
2.3.2. Công tác tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Là một công ty tư nhân vì vậy đội ngũ nhân
sự của công ty sẽ được tổ chức cho phù hợp với quy mô cũng như tính chất của công
việc. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện ở hình 2.1

Tổng Giám Đốc


Phó Tổng Giám Đốc

Giám đốc sản
xuất

Phòng kế
hoạch sản
xuất

Phân xưởng
cưa

Giám đốc kỹ
thuật

Phòng Tài
chính kế
Toán

Giám Đốc Nội
chính

Tổ kiểm
hàng

Phân xưởng
sấy

Phòng tổ
chức lao động

tiền lương

Phân xưởng
ghép thanh

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
* Cán bộ công nhân viên của công ty
Bộ máy nhân sự của công ty được phân công cụ thể ở từng bộ phận và được thể
hiện ở bảng 2.1
11


Bảng 2.1. Nhân sự của công ty
STT

Số lượng
(người)
5

Bộ phận

Ghi chú

1

Ban giám đốc

2

Phòng Tài chính kế toán


2

3

Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm

2

4

Xưởng cưa

102

1- Quản đốc

5

Tổ tẩm

21

1- Tổ trưởng

6

Tổ lựa phôi khô

27


1- Tổ trưởng

7

Xưởng ghép thanh

79

1- Quản đốc
2- Tổ trưởng

8

Bộ phận trực lò sấy

6
244

Tổng cộng
2.3.3. Nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất của nhà máy là cao su, tên Khoa Học: Hevea Brasiliensis,
tên thương phẩm: Rubberwood.
Nguyên sản ở Brasil được gây trồng ở Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh... ưa
đất đỏ, thích hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt. Cao su
là một loại gỗ thuộc cây lá rộng, gỗ khi mới cưa xẻ có màu vàng nhạt, lúc khô biến
thành màu cam nhạt. Gỗ giác và gỗ lõi phân biệt. Vòng sinh trưởng rộng nhưng không
rõ ràng, rộng khoảng 2 – 4cm. Mạch gỗ phân tán, có thể nhận biết bằng mắt thường.
Tia gỗ nhỏ và hẹp, khó phân biệt bằng mắt thường. Nhìn dưới kính hiển vi có thể nhận

biết mô mềm hình hình mảng lưới với mật độ khá dày đặc. Gỗ hơi thô, thớ thẳng hoặc
xoắn ít. Ống dẫn nhựa thường bị bệnh do tổn thương.
 Cấu tạo hiển vi
Mạch gỗ: Cao Su có lỗ mạch khá lớn, đường kính trung bình khoảng 200µm, lỗ
mạch phân bố theo kiểu phân tán. Chều dài mạch gỗ khoảng 1200µm. Mật độ lỗ mạch
ít trung bình khoảng 2 – 3 lỗ/mm2. Mạch phân tán đơn, có khi kép xuyên tâm từ 2 – 6
lỗ mạch. Trong mạch có sự hiện diện của thể bít và chiếm tỷ lệ khá đáng kể. Tế bào
mạch có tấm xuyên mạch đơn.

12


Mô mềm: Các hình thức phân bố mô mềm của gỗ cao su khá phong phú, chủ
yếu là mô mềm xa mạch, xếp thành những dải băng một hàng tế bào tạo nên hình
mạng lưới dày đặc. Ngoài ra còn có dãy mô mềm liên kết các mạch. Đặc biệt có sự
suất hiện của các mô mềm dọc, xếp thành các tầng và có các tinh thể Oxalic Can -xi,
silic trong mô mềm.
Tia gỗ: Gỗ cao su có tia dị bào, bề rộng từ 2 – 3 hàng tế bào, chiều cao của tia
biến động từ 4÷20 tế bào. Mật độ tia khoảng 4÷5 tia/mm. khoảng cách giữa hai tia nhỏ
hơn đường lỗ mạch. Đôi khi xuất hiện tinh thể hình quả trám ở tế bào đứng. Khi đo
bằng thước trên kính hiển vi thì bề rộng tia khoảng 25÷30µm, chiều cao tia khoảng
733µm
Sợi gỗ: Sợi gỗ cao su khá thẳng, chiều dài sợi trung bình khoảng 1366µm, bề
rộng 13µm, vách sợi mỏng.

Hình 2.2: Mặt cắt ngang gỗ cao su

Hình 2.3: Mặt cắt tiếp tuyến gỗ cao su

Hình 2.4: Mặt cắt xuyên tâm gỗ cao su

Cao su có phân bố lỗ mạch theo dạng phân tán, đướng kính lớn nên tạo điều
kiện cho quá trình thoát hơi nước. Mặt khác, gỗ có cấu tạo mạch dây xuyên tâm nên
nếu sử dụng gỗ cao su làm ván bóc sẽ có hiện tượng dễ rách, dễ nứt theo chiều xuyên
13


tâm. Trong gỗ tồn tại thể bít ảnh hưởng tới quá trình thoát ẩm và hút ẩm của gỗ (trong
sấy và tẩm). Mô mềm có phân bố chủ yếu là mô mềm dải băng, đặc biệt là sự xuất
hiện của mô mềm xếp dọc thành tầng, đây là nguyên nhân làm giảm áp lực ép ngang
theo chiều tiếp tuyến và gây khó khăn cho quá trình bóc gỗ nếu sử dụng gỗ làm ván
dán. Tuy nhiên chính nhờ yếu tố này mà làm cho khả năng hút và thoát ẩm của gỗ
được nâng cao.
Khi mới chặt hạ thì hàm lượng đường và bột trong gỗ rất nhiều, là điều kiện
thích hợp cho nấm mốc phát triển, biến màu gỗ từ màu vàng chuyển sang màu xanh
đen, làm giảm vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Vì thế việc bảo quản gỗ cao cu đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình gia công và chế biến gỗ. Gỗ cao su có thớ thẳng, mịn, vân
thớ và màu sắc đẹp, khối lượng thể tích trung bình 0,55 g/cm3, cường độ chịu lực trung
bình, thích hợp cho sản xuất ván ghép thanh.
 Tính chất cơ lý
 Tính chất vật lý:
- Khối lượng thể tích: Dcb = 0,543
- Độ co rút: 14,308%
- Hệ số co rút: 0,414%
- Độ hút nước: 72,476%
- Co rút tiếp tuyến: 4,632%
- Co rút xuyên tâm: 2,642%
- Co rút dọc thớ: 0,62%
 Tính chất cơ học:
- Ứng suất ép dọc: 451 kG/cm2
- Ứng suất uốn tĩnh: 751 kG/cm2

- Ứng suất kéo dọc: 1158 kG/cm2
- Ứng suất tách dọc: 105 kG/cm2

14


2.3.4. Máy móc thiết bị xẻ tại công ty
Bảng 2.2: Số lượng máy móc thiết bị tại xưởng
STT

Tên máy

Số lượng

Chức năng

Công suất động cơ
(KW)

1

Cưa vòng nằm

9

Xẻ phá

25

2


Cưa vòng đứng

4

Xẻ phá, xẻ lại

15

3

Cưa đĩa xẻ lại

18

Xẻ lại

7,5

11

Cắt ngắn (cắt chọn)

3,5

4 Cưa đĩa cắt ngắn

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành khí
Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành khí rất nhiều nhưng có thể chia thành 2
nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.

2.4.1. Kích thước gỗ tròn
 Chiều dài:
Chiều dài gỗ càng lớn thì tỷ lệ thành khí càng giảm. Nguyên nhân do chiều dài
nguyên liệu tăng dẫn đến sự sai khác về hình dạng gỗ tròn lớn. Mặt khác vì chiều dài
tăng nên sự chênh lệch về đường kính giữa hai đầu gỗ càng nhiều làm cho sự phù hợp
về nguyên lý tỷ lệ lớn nhất trong quá trình cưa xẻ bị sai lệch nhiều hơn. Do đó tỷ lệ sản
phẩm chính sẽ giảm, tỷ lệ sản phẩm phụ tăng nhưng lượng tăng không bù đắp được
lượng giảm của tỷ lệ sản phẩm chính dẫn đến tỷ lệ thành khí giảm. Vì vậy thường phải
cắt ngắn nguyên liệu trước khi đưa vào cưa xẻ.
Từ thực tế việc cắt khúc được tổng kết thành 2 phương pháp chính sau đây:
 Phương pháp 1: Đường kính là một hàm của chiều dài d = f(L)
Phương pháp này căn cứ vào chiều dài điều tra được của sản phẩm để quyết
định chiều dài của nguyên liệu. Vì vậy xác định chiều dài trên thân gỗ sẽ xác định
được một đường kính trên thân gỗ từ đó sẽ thu được rất nhiều đường kính khác nhau
làm ảnh hưởng đến việc lập bản đồ xẻ, làm giảm tỷ lệ thành khí. Song nó có ưu điểm
là đảm bảo được chiều dài sản phẩm, đơn giản dễ thực hiện.
 Phương pháp 2: Chiều dài là một hàm của đường kính L = f(d)
15


×