Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤY PHOTOCOPY ĐỊNH LƯỢNG 80GM2 TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.04 KB, 77 trang )

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG GIẤY PHOTOCOPY ĐỊNH LƯỢNG 80G/M2 TẠI NHÀ MÁY
GIẤY TÂN MAI

Tác giả

TRẦN HUỲNH TRINH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy HOÀNG VĂN HÒA

Tháng 06 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt ngiệp được hoàn thành theo chương trình đào tạo chính quy chuyên
ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy của khoa Lâm nghiệp thuộc Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí minh, niên khóa 2006 – 2010. Qua đề tài này:
- Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tất cả các thầy cô trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian em học tại trường.
- Đồng thời em chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Các Cô, Chú và anh chị phòng Quản Lý Kỹ Thuật, Quản đốc phân xưởng giấy,
Công Ty CP Giấy Tân Mai đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
tại nhà máy.


Mặc dù đã cố gắng và nổ lực hết mức nhưng chắc chắn em sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị Phòng Quản Lý
Kỹ Thuật.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Huỳnh Trinh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Xác định các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng giấy
photocopy định lượng 80g/m2 tại nhà máy giấy Tân Mai” đã được thực hiện tại Công
ty Cổ phần giấy Tân Mai, thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010. Đề tài được
thực hiện dựa trên cơ sở khảo sát máy móc thiết bị, nguyên liệu, hóa chất sử dụng,
phân tích, thu thập và xử lý số liệu thu được.
Qua quá trình khảo sát tôi đã tìm hiểu những nguyên liệu và hóa chất sử dụng
cho giấy photocopy, khảo sát các tuyến bột trong quy trình sản xuất giấy photocopy,
các yếu tố công nghệ qua các tuyến bột đó tiến hành kiểm tra một số thông số của 2
nguồn bột so với tiêu chuẩn của công ty trước khi lên máy xeo vì những thông số đó
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất
giấy photocopy là CTMP và bột kraf, ngoài nguyên liệu ra thì hóa chất cũng ảnh
hưởng không kém phần quan trọng phải dùng đúng mức cho bao nhiêu là hợp lý, cho
hóa chất ở điểm nào, cho chất nào trước chất nào sau. Và tôi đã tiến hành lấy các mẫu
giấy và đo các tính chất giấy tại phòng kiểm nghiệm máy giấy 1; tôi thấy rằng giấy
photocopy định lượng 80g/m2 đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng của
giấy photocopy của công ty đặt ra.

iii



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC.......................................................................................x
Chương 1 ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài.................................................................................................2
1.3 Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài.........................................................................................................2
Chương 2 ........................................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................................3
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam .............................................3
2.2 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ phát triển của công ty CP giấy Tân Mai: ............3
2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm:....................................................4
2.2.2. Sản phẩm và hệ thống phân phối .....................................................................6
2.3. Những yêu cầu cơ bản về giấy Photocopy ............................................................6
2.3.1.Quy định của giấy photocopy trên thế giới.......................................................6
2.3.2. Quy định kích thước và tiêu chuẩn chất lượng của giấy Photocopy ở Công ty
Tân Mai. .....................................................................................................................7
2.3.2.1 Phạm vi áp dụng ....................................................................................7
2.3.2.2 Yêu cầu chung: ......................................................................................7

2.4 Một số tiêu chuẩn về chất lượng giấy photocopy của nhà máy..............................8
2.5 Phân cấp sản phẩm giấy Photocopy của nhà máy. .................................................8
iv


2.6 Một số loại Hóa chất – Phụ gia...............................................................................8
2.6.1 Chất độn CaCO3 ...............................................................................................8
2.6.2 Keo AKD ..........................................................................................................8
2.6.3 Tinh bột cation ..................................................................................................9
2.6.4.Phèn...................................................................................................................9
2.6.5 Hydrocol-OC (NP882)......................................................................................9
2.6.6. Trợ bảo lưu polyacrylamide(PK 435) ...........................................................10
2.6.7. Chất tăng trắng ..............................................................................................10
2.6.8 Hóa chất và phụ gia sử dụng cho gia keo bề mặt............................................10
2.7 Một số tính chất quan trọng của giấy....................................................................12
2.7.1 Định lượng giấy ..............................................................................................12
2.7.2 Độ trắng...........................................................................................................12
2.7.3 Độ thấm hút nước............................................................................................12
2.7.4 Độ chịu kéo hay chiều dài đứt ........................................................................12
2.7.5 Độ chịu xé .......................................................................................................13
2.7.6 Độ đục .............................................................................................................13
2.7.7 Hiện tượng cong giấy photocopy....................................................................14
Chương 3 ......................................................................................................................16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu: ...........................................................................................16
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................17
3.3.1 Tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của chất ANC _ 300 đối với một
số tính chất của giấy photocopy...............................................................................17
3.3.1.1 Nguyên liệu làm thí nghiệm: ...............................................................17

3.3.1.2 Phương pháp tính toán.........................................................................18
3.3.1.3 Các bước tiến hành thí nghiệm............................................................20
3.3.2 Xác định các tính chất của Giấy photocopy định lượng 80g/m2 tại Công Ty
Giấy Tân Mai ...........................................................................................................23
Chương 4 ......................................................................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................32
v


4.1 Dây chuyền sản xuất giấy photocopy ..................................................................32
4.1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất giấy copy 90-80 ......................................................32
4.1.2 Thuyết minh dây chuyền sản xuất giấy photocopy tại công ty ......................33
4.1.2.1 Thông số chính trên dây chuyền:.........................................................34
4.1.2.2 Thông số thiết bị chính ........................................................................35
4.1.3 Quy trình và hệ thống Sizepress .....................................................................36
4.1.3.1 Quy trình Sizepress.............................................................................36
4.1.3.2 Hệ thống Sizepress ..............................................................................37
4.2 Khảo sát các loại bột đưa vào sản xuất.................................................................38
4.2.1 Ưu và nhược điểm khi sử dụng các loại bột ...................................................38
4.2.1.1 Về bột xơ sợi dài (SW) ........................................................................38
4.2.1.2 Về bột xơ sợi ngắn (HW) ....................................................................39
4.2.1.3 Bột hóa nhiệt cơ (CTMP) ....................................................................40
4.2.2 Tỷ lệ phối trộn các loại bột .............................................................................41
4.3 Kết quả khảo sát các loại hóa chất đưa vào sản xuất............................................41
4.3.1 Mục đích sử dụng hóa chất .............................................................................41
4.3.2 Mức dùng và điểm cho từng loại hóa chất......................................................43
4.4 Kết quả kiểm tra chất lượng giấy photocopy tại công ty......................................45
4.5 Kết quả thí nghiệm khi sử dụng chất chóng cong ANC_300 ...............................46
4.6 Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy photocopy......48
4.6.1. Yếu tố nguyên liệu. ........................................................................................48

4.6.2 Yếu tố hoá chất phụ gia và trình tự phối trộn. ................................................49
4.6.3 Yếu tố về thiết bị trong sản xuất. ....................................................................50
4.7 Các khuyết tật chính thường gặp ở giấy ...............................................................50
Chương 5 ......................................................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................55
5.1. Kết luận:...............................................................................................................55
5.2. Kiến nghị..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58
BẢNG PHỤ LỤC..........................................................................................................59
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TMP

ThermoMechanical Pulp (Bột nhiệt cơ)

CTMP

Chemical thermo mechanical pulp: Bột hóa nhiệt cơ

BCTMP

Bleached chemithermo mechanical pulp: Bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng

ISO

Internetional Standardization Organization

QCS


Quality control system: Hệ thống quản lý chất lượng

MG1

Máy Giấy 1 – Tân Mai

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Asean

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ML

Mặt lưới

MM

Mặt mền


DL

Dọc lưới

DM

Dọc mền

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

KQPT

Kết quả phân tích

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu các sản phẩm chính của Công ty giấy Tân Mai..................................6
Bảng 2.2: Bảng quy định trọng lượng giấy theo chuẩn...................................................6
Bảng 2.3: Kích thước quy định về giấy của thế giới .......................................................7
Bảng 4.1: Các thông số thiết bị chính của các thiết bị ..................................................36
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra chất lượng các bột của công ty..........................................40
Bảng 4.3: Tỷ lệ phối chế các loại bột (%) .....................................................................41
Bảng 4.4: Tổng hợp so sánh mức dùng hóa chất tại công ty.........................................43
Bảng 4.5: Kết quả kiểm soát chất lượng giấy photocopy tại công ty............................45
Bảng 4.6: Bảng kết quả thí nghiệm khi có sử dụng chất ANC _ 300 ...........................46

Bảng 4.7: Bảng kết quả thí nghiệm khi không có sử dụng chất ANC _ 300 ................46
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả trung bình.................................................................47
Bảng 4.9: Khuyết tật thường gặp của giấy ....................................................................54

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Kiểm tra độ cong nóng ..................................................................................14
Hình 2.2: Dải uốn cong nóng ........................................................................................14
Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện sự cong của giấy theo hướng máy.........................................15
Hình 3.1: Sơ đồ các bước tiến hành thí nghiệm ............................................................20
Hình 3.2: Bột cơ và bột hóa...........................................................................................21
Hình 3.3: Hóa chất và phụ gia .......................................................................................22
Hình 3.4: Cân định lượng và bình giữ ẩm ....................................................................22
Hình 3.5: Máy khuấy que và lưới xeo ...........................................................................22
Hình 3.6: Dàn ép và tủ sấy ............................................................................................22
Hình 3.7: Máy đo độ chịu xé - nhà máy giấy Tân Mai .................................................24
Hình 3.8: Máy đo độ chịu kéo – nhà máy giấy Tân Mai...............................................26
Hình 3.9: Máy đo độ trắng – nhà máy Giấy Tân Mai ...................................................27
Hình 3.10: Máy đo độ nhám – nhà máy Giấy Tân Mai.................................................28
Hình 3.11: Máy đo độ Cobb – phòng thí nghiệm..........................................................29
Hình 3.12: Dụng cụ đo độ cong nóng – nhà máy Giấy Tân Mai ..................................31
Hình 4.1: Hai hồ quậy tinh bột sử dụng gia keo............................................................37
Hình 4.2: Hệ thống ép keo.............................................................................................38
Hình 4.3: Sơ đồ thể hiện sự khác nhau của các chỉ tiêu giấy ........................................47

ix



DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng định hướng năng suất ngành giấy đến năm 2015( Đơn vị: Tấn) ........59
Phụ lục 2: Bảng dự báo nhu cầu xuất nhập và sử dụng giấy từ 2009 – 2010
( Đơn vị: Tấn) ................................................................................................................59
Phụ lục 3: Quy định giấy dạng cuộn .............................................................................59
Phụ lục 4: Quy định giấy dạng ram ...............................................................................60
Phụ lục 5: Một số tiêu chuẩn về chất lượng giấy photocopy của nhà máy ...................61
Phụ lục 6: Bảng phụ lục 02/TCTM803(Coppy cao cấp ở độ trắng ISO >= 90%) ........62
Phụ lục 7: Phân cấp sản phẩm giấy Photocopy của nhà máy........................................62
Phụ lục 8: Bảng kết quả kiểm soát lượng hóa chất sử dụng..........................................64
Phụ lục 9: Bảng kết quả các chỉ tiêu chất lượng của giấy copy cap cấp (COPY80.90)65
Phụ lục10: Bảng kết quả các chỉ tiêu chất lượng của giấy copy thường
(COPY80.90).................................................................................................................66

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Giấy là sản phẩm không thể thiếu trong mọi hoạt động xã hội của bất kì đất
nước nào. Mặc dù, các phương tiện tin học trong thông tin và lưu trữ phát triển mạnh,
nhưng giấy vẫn luôn là một sản phẩm không thể thay thế được trong hoạt động giáo
dục, in ấn, báo chí, văn học, hội họa… Và khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển,
nhu cầu xã hội gia tăng thì nhu cầu bao bì từ giấy và nhu cầu về các lọai giấy gia dụng
sẽ càng gia tăng.
Ngành giấy của Việt Nam đang còn lạc hậu, yếu kém so với các nước trên thế
giới, những yếu kém về công nghệ, trang thiết bị trong ngành giấy là một rào cản lớn

để ngành giấy Việt Nam có thể hòa nhập, cạnh tranh với các nước. Để cạnh tranh
chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ quy trình công nghệ, tìm hiểu những ưu, nhược điểm, đề
ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất
lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ.
Căn cứ vào tình hình thực tế của ngành công nghệ sản xuất giấy của nước ta
hiện nay, dựa trên nhu cầu tiêu thụ của giấy in, viết và photocopy nhận thấy rằng vấn
đề chất lượng sản phẩm là vấn đề cấp thiết. Một sản phẩm có chất lượng sẽ là lựa chọn
hàng đầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm còn là yếu tố quyết định hiệu quả sản
xuất của nhà máy.
Đối với mặt hàng giấy photocopy, nâng cao chất lượng sản phẩm nghĩa là phải
tạo ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp chỉ tiêu công ty và yêu cầu khácg hàng.
Nhất là các chỉ tiêu về độ trắng, độ cong, độ cứng, độ nhám, và đặc biệt là hiện tượng
cong của giấy khi đem đi photo trên máy vì thế cần phải giảm độ cong nóng đến mức
thấp phù hợp với yêu cầu.
Với tính cấp thiết đó, được sự cho phép của khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Công
Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy, sự chấp thuận của công ty cổ phần Giấy Tân Mai và
sự hướng dẫn của Thầy Hoàng Văn Hòa, tôi thực hiện đề tài “Xác định các yếu tố
công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng giấy photocopy định lượng 80g/m2 tại nhà máy
giấy Tân Mai”.
1


1.2 Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn nguyên
liệu, máy móc thiết bị và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất giấy photocopy
định lượng 80g/m2. Nhằm góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu
và phụ gia, cũng như điều chỉnh các thông số máy móc để giấy thành phẩm có chất
lượng đạt yêu cầu với chỉ tiêu ban đầu mà công ty đưa ra. Trên cơ sở của qua trình làm
thí nghiệm để kiểm chứng lại một số chỉ tiêu. Từ đó phân tích đánh giá để đề ra các đề
xuất cho quá trình sản xuất giấy photocopy có chất lượng đạt yêu cầu.

1.3 Mục tiêu của đề tài
Do thời gian có hạn, để đạt được mục đích của đề tài, tôi tiến hành thực hiện các
mục tiêu sau:
 Tìm hiểu nguyên liệu sản xuất giấy photocopy tại công ty cổ phần giấy Tân Mai.
 Xác định các loại hóa chất và phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất giấy.
 Khảo sát sơ bộ dây chuyền sản xuất giấy photocopy.
 Xác dịnh các chỉ tiêu chất lượng của giấy photocopy tại công ty.
 Thực hiện thí nghiệm làm mẫu giấy tại phòng thí nghiệm với hóa chất chống
cong ANC _ 300 để kiểm tra một số tính chất giấy : độ nhám, độ chịu xé, độ thấm hút
nước Cobb, chiều dài đứt.
 Phân tích đề xuất các giải pháp.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, vì vậy trong đề tại này, tôi chỉ khảo sát
về nguồn nguyên liệu, về hóa chất phụ gia, khảo sát sơ bộ về dây chuyền sản xuất giấy
photocopy và các chỉ tiêu về chất lượng của giấy thành phẩm mà không đi sâu vào
từng thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất giấy photocopy.
Về phạm vi: đề tài xác định dựa trên số liệu thu thập được tại công ty giấy Tân
Mai và một phần nguồn tài liệu bên ngoài như sách, thư viện, internet…


Phân xưởng máy giấy 1 - Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai.



Phòng kiểm nghiệm máy giấy 1 - Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai.



Phòng quản lý kỹ thuật công ty Cổ Phần giấy Tân Mai.


Các thí nghiệm làm tờ handsheet từ bột giấy được thực hiện tại phòng thí
nghiệm trường đai học Nông Lâm.
2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam
Ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam là một ngành kinh tế khá quan trọng, phục
vụ trực tiếp cho sự phát triển văn hóa giáo dục, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ thì tình hình sản xuất giấy các loại trong nước năm
2008 đã tăng trưởng nhưng không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng so với mức mong đợi,
tổng sản lượng giấy các loại đạt trên 932 ngàn tấn, tức chỉ tăng 102,3% so với năm
2007.
Loại giấy có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2008 thuộc về giấy in báo và sách
giáo khoa khi đạt trên 55 ngàn tấn, tức tăng 106,29%, tiếp theo là giấy in viết khi đạt
trên 280 ngàn tấn, tức tăng 105,66% so với năm 2007.
Hiện nay ngành giấy Việt Nam đang tập trung đầu tư về sản lượng và chất
lượng, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, thay thế dần
nhập khẩu bằng con đường ứng dụng công nghệ giấy mới, đẩy mạnh từng bước kinh
doanh để từng bước hội nhập với thị trường AFTA, APEC, WTO, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và một phần để phục vụ xuất khẩu, ngày càng đóng góp có hiệu
quả cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân
* Định hướng và quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam trong tương lai
- Dự báo công nghệ giấy Việt Nam 2010 – 2015
Do xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu thụ giấy của mỗi người ngày càng
nhiều nên ngành giấy Việt Nam đã đưa ra dự báo sắp tới trong 2010 – 2015
Bảng định hướng năng suất ngành giấy đến 2015(trình bày ở phụ lục 1) và Bảng
dự báo nhu cầu xuất nhập và sử dụng giấy từ 2009 – 2010(trình bày ở phụ lục 2)

2.2 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ phát triển của công ty CP giấy Tân Mai:
Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai được thành lập vào ngày 14-10-1958 với tên gọi
công ty kỹ nghệ Giấy Việt Nam (Cogivina). Đây là một công ty do chính phủ Việt
Nam và công ty Hoa Kỳ : Pasons and Whittemore cùng hùn vốn. Đến đầu năm1970

3


quỹ tiết kiệm và tương trợ quân đội mua lại cổ phần của Pasons and Whittemore và
sau đó việc điều hành hoàn toàn do người Việt nắm giữ.
Sau ngày 30-4-1975, Công ty được Ủy Ban công quản tiếp thu nguyên vẹn và
trở thành xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Công Nghiệp với tên gọi chính thức là
nhà máy giấy Tân Mai, đóng tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
Hiện nay sau khi được phục hồi bởi các công trình của Pháp và Thụy Điển, quy
mô của công ty đã được nâng lên rõ rệt. Năm 1992, Bộ Công Nghiệp quyết định chọn
côg ty giấy Tân Mai là một trong những thí điểm thành lập 100% vốn nhà nước với tên
gọi Công ty giấy Tân Mai (Cogita). Công ty giấy Tân Mai chuyên sản xuất và kinh
doanh giấy các loại. Hoạt động theo định hướng và chịu sự quản lý của Bộ Công
Nghiệp. Đầu năm 2006, Công ty giấy Tân Mai chính thức chuyển hình thái kinh doanh
sang công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai bao gồm:
- Sản xuất các loại giấy tiêu dùng cho nội địa, góp phần phát triển ngành giấy
trong nước.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, không ngừng tăng
thu nhập bình quân, nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV.
- Làm tròn nghĩa vụ bảo vệ quốc phòng.
- Thực hiện tốt việc nộp thuế ngân sách nhà nước.
- Tuân thủ tốt các chính sách chế độ quản lý của Nhà nước.
- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh tốt.

2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm:
Sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai là giấy in báo (là đơn vị
duy nhất trong cả nước sản xuất giấy in báo). Ngoài ra Công ty còn sản xuất các loại
giấy khác như: Giấy in, giấy viết, giấy Photocopy, giấy bìa, nòng giấy…thành phần
thường ở 2 dạng: dạng cuộn và ram, khổ giấy và định lượng thường theo yêu cầu của
khách hàng.
Tại Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai hiện nay có 3 dây chuyền sản xuất chính:
dây chuyền bột cơ nhiệt cơ, dây chuyền xử lý giấy vụn, dây chuyền sản xuất giấy: gồm
4


xeo 1, xeo 2 và xeo 3. Ngoài ra còn có các phân xưởng phụ trợ: bộ phận lọc nước, bộ
phận đo lường và điều khiển, dây chuyền sản xuất nòng giấy.
* Dây chuyền sản xuất bột cơ:
Dây chuyền sản xuất bột cơ (TMP) có công suất thiết kế 40.000tấn/năm với 2
line. Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng cho dây chuyền TMP là các loại gỗ được
trông trong nước.
* Dây chuyền xử lý giấy vụn
Dây chuyền OCC: Đây là dây chuyền xử lý các loại giấy vụn, bao bì carton cũ
với công suất là 20.000tấn/năm.
Hiện tại, tất cả các loại giấy cũ được nhập chủ yếu từ nước ngoài do lượng giấy
cũ trong nước không đủ cung cấp và một phần mua ở thị trường trong nước nhưng với
số lượng không đáng kể.
* Phân xưởng sản xuất giấy
Bao gồm 3 máy giấy là máy giấy 1, máy giấy 2 và máy giấy 3, và máy nhỏ P1,
P2, P3, máy 4 tại Bình An.
Máy 1: chuyên sản xuất các loại giấy copy, giấy in, giấy viết có độ trắng 90-95
ISO và giấy GI có độ trắng 80-82 ISO.
Máy 2: chuyên sản xuất các loại giấy copy, giấy in, giấy viết có độ trắng 90-95
ISO

Máy 3: Đây là máy giấy lưới đôi hiện đại nhất của công ty. Máy 3 chuyên sản
xuất giấy in báo có độ trắng 58-67 ISO, định lượng 45-60g/m2. Nếu đạt hết công suất
mỗi ngày máy 3 có thể sản xuất được 130 tấn và là nguồn cung cấp chủ yếu cho nhu
cầu giấy in báo trong cả nước.

5


2.2.2. Sản phẩm và hệ thống phân phối
Loại giấy
Giấy in GI90 (máy 1, 2)
Giấy viết GV90 (máy 1, 2)
Giấy photocopy COPY90 (máy 1, 2)
Giấy viết GV95 (máy 2)
Giấy photocopy COPY95 (máy 2)
Giấy in GI80 (máy 1)
Giấy in GI82 (máy 1)
Giấy in báo IB58 (máy 3)
TC

Sản lượng (tấn)
242,235
440,150
361,057
303,341
314,784
263,164
163,944
3723,009
5811684


Tỷ lệ %
4,17
7,57
6,21
5,22
5,42
4,53
2,82
64,06
100

Bảng 2.1: Cơ cấu các sản phẩm chính của Công ty giấy Tân Mai
Những sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu theo các tiêu chuẩn quy định
của công ty và giấy đứt trong quá trình sản xuất được gọi là phế phẩm, số lượng này
rất ít. Các phế phẩm này được đưa về các hồ quậy giấy đứt để sản xuất giấy lại.
2.3. Những yêu cầu cơ bản về giấy Photocopy
2.3.1.Quy định của giấy photocopy trên thế giới.
Các yếu tố quan trọng của giấy photocopy bao gồm trọng lượng, kích thước, độ
cứng, độ phẳng, suất điện trở, độ ma sát, độ ẩm và một vài yếu tố quan trọng khác ảnh
hưởng đến độ tin cậy và chất lượng của giấy.
Trọng lượng giấy:
Hiện nay trọng lượng của giấy được chia làm ba nhóm chuẩn chủ yếu. Tóm lược
tại bảng dưới đây:
Nhóm

Diễn giải
Trọng lượng grams của một mét vuông

Chuẩn quốc tế(ISO) trang giấy.Đơn vị tính là gram trên mét

vuông( ký hiệu g/m2)

Nơi dùng
Hầu hết các nước trên
toàn thế giới

Trọng lượng của 500 17”*22” trang giấy.

Chuẩn Mỹ

Đơn vị tính bằng pounds (ký hiệu lb).

Mỹ

Trọng lượng trong kilograms của 1000
Chuẩn Nhật Bản

788mm*1901mm trang giấy. Đơn vị là
kilograms(ký hiệu Kg)

Bảng 2.2: Bảng quy định trọng lượng giấy theo chuẩn
6

Nhật Bản


Kích thước giấy:
Kích thước giấy theo chuẩn quốc tế (ISO), được bắt nguồn từ kích thước chuẩn
DIN (Deutsche Industrie Norm) và hiện nay đang được sử dụng phổ biến mọi nơi trên
toàn thế giới ngoại trừ hai nước là Canada và Mỹ. Sau đây là bảng liệt kê danh sách

các kích thước giấy thường dùng trong máy photocopy
NhómISO A

Nhóm ISO B

mm

mm

A0

841x1187

B0

1000x1414

A1

594 x 841

B1

707x1000

A2

420 x 549

B2


500x707

A3

297 x 420

B3

353x500

A4

210 x 297

B4

250x353

A5

148 x 210

B5

176x250

A6

105 x 148


B6

125x176

A7

74 x 105

B7

85x125

Bảng 2.3: Kích thước quy định về giấy của thế giới
Qua bảng mô tả trên, thì thực tế hiện nay Việt Nam chúng ta thường dùng nhất
là giấy có kích thước nhóm (ISO A) và một điểm cần lưu ý là một số loại giấy như A4
người Việt Nam chúng ta thường qui ước là 210 x 300 nhưng trong khi đó, thực tế
chuẩn là 210 x 297. Nên chúng cũng chính là một trong các nguyên nhân làm kẹt và
cong giấy trong quá trình vận hành máy photocopy.
2.3.2. Quy định kích thước và tiêu chuẩn chất lượng của giấy Photocopy ở Công
ty Tân Mai.

2.3.2.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định chất lượng cho giấy văn phòng ( photocopy, in lazer,
ink-jet, giấy in liên tục…) được sản xuất tại Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai.
2.3.2.2 Yêu cầu chung:
Các yêu cầu của giấy lưu ý bao gồm: giấy dạng cuộn và giấy dạng ram tôi trình bày ở
phụ lục 3 và phụ lục 4.

7



2.4 Một số tiêu chuẩn về chất lượng giấy photocopy của nhà máy
Các tiêu chuẩn về chất lượng của giấy photocopy của nhà máy gồm 2loại là:
Copy cao cấp và Copy thường được tôi trình bày ở phục lục 5.
2.5 Phân cấp sản phẩm giấy Photocopy của nhà máy.
Phân cấp sản phẩm giấy Photocopy của nhà máy gồm có 4 loại chính là:
 Chính phẩm
 Chính phẩm phát sinh
 Thứ phẩm A(PA)
 Thứ phẩm B(PB)
Được tôi trình bài ở phục lục 7
2.6 Một số loại Hóa chất – Phụ gia
2.6.1 Chất độn CaCO3
Ở công ty hiện đang sử dụng PCC làm chất độn là sản phẩm nghiền quặng đá
vôi theo công nghệ nghiền ướt và nghiền khô.
CaCO3 bao giờ cũng phải cũng phải pha trộn trước khi cung cấp cho sản xuất từ
20 – 30 phút. Với nồng độ CaCO3 yêu cầu: 200g/l
pH=6 thì CaCO3 sủi bọt nên cần đưa vào môi trường có pH=8.2-8.3.
2.6.2 Keo AKD
AKD có hàm lượng alkyl ketene dimer cao nên độ gia keo đạt được nhanh hơn
và cao hơn trên dây chuyền so với các loại AKD khác. Với các hệ thống máy xeo có
nhiều lô sấy với nhiệt độ cần thiết đạt được thì hiệu quả gia keo hầu như được hoàn
thiện trên dây chuyền. Vì thế, nó được coi là một trong những loại AKD lưu hóa
nhanh (fast curing reactive size). Hiệu quả gia keo sẽ được tối ưu hóa với việc sử dụng
cùng với tính bột Cation hoặc một chất keo cation trong hệ thống xeo giấy.
* Cách sử dụng
Lượng dùng = 0.5-1.5% so với bột khô tuyệt đối
Gia keo vào dòng bột nồng độ cao trước khi gia chất độn để AKD bám chặt vào
xơ sợi trước khi bám vào chất độn, tránh tổn thất keo, tăng bảo lưu cho giấy.

Để tăng hiệu quả chống thấm, khi gia keo AKD phải gia thêm tinh bột cation và
chất trợ bảo lưu Percol và Bentonite thích hợp.
8


Các chất phá bọt, chất hoạt động bề mặt, các chất mang tính dầu sẽ ảnh hưởng
tới hiệu quả gia keo. Vì vậy, cần kiểm soát liều lượng các chất này và không nên cho
quá gần với điểm cho AKD, tại công ty cho cách nhau khoảng 30 giây.
AKD cho vào nơi có nồng độ bột đặc gần máy xeo như thùng điều tiết hoặc
đường vào của bơm quạt (fan pump). Nếu bơm chất này pha chung với dòng tinh bột
Cation trước khi vào thùng điều tiết cùng với việc kéo dài thời gian lưu chuyển dòng
bột đặc này trong vòng từ 5-10 giây bằng cách nối thêm một máng dẫn hoặc một ống
dẫn từ thùng điều tiết thì kết quả chống thấm sẽ ổn định và tốt hơn nhiều
2.6.3 Tinh bột cation
Tinh bột cation được biến tính từ tinh bột sắn tự nhiên bằng phản ứng với một
amin bậc 4 để gắn thêm nhóm ammonium tích điện dương.
Không nên sử dụng hồ tinh bột ở nồng độ cao quá 1% vì các hạt tinh bột tích
điện dương sẽ liên kết ngay với sợi xenlulô tích điện âm. Khi nồng độ hồ tinh bột quá
cao việc phân bố hồ sẽ không thể đồng đều làm giảm hiệu quả gia keo, làm tăng hiện
tượng hồi keo AKD, tăng định mức tiêu hao tinh bột.
pH của huyền phù bột giấy. Phạm vi pH của tinh bột cation là từ 4–9.
2.6.4.Phèn
- Dạng ngoài : chất lỏng màu vàng trong.
- Công thức phân tử : Al2(SO4)3.18H2O
- Hàm lượng : 15%
- Hàm lượng chất không tan trong nước : 0,5%
- Độ pH dung dịch 5% : 3 – 5
2.6.5 Hydrocol-OC (NP882)
Chất trợ bảo lưu, trợ thoát nước và tạo hình dạng vi hạt bentonite.
Hydrocol-oc là loại pigment cao lanh bentonite biến tính dạng bột. Loại phụ gia

phần ướt này giúp cải thiện độ thoát nước, bảo lưu và tạo hình có vai trò như thành
phần vi hạt trong hệ hydrocol, organopol và hydroftx.
Trợ bảo lưu vi hạt, trợ tạo hình dùng trong sản xuất các loại giấy viết, giấy in,
giấy photocopy, giấy in báo và các loại bìa. Tùy theo phạm vi ứng dụng nó được thiết
kế để gia vào điểm bột loãng hay đặc ở các liều dùng từ 0.05 – 0.5% cho tấn sản phẩm.
9


Nó cũng được sử dụng như một chất kết dính vi hạt nhằm tăng hiệu quả hệ thống thu
hồi ở máy xeo giấy, làm tăng hiệu quả của công tác nội vi trong nhà máy.
* Ứng dụng và tồn trữ tại công ty.
Nồng độ dung dịch

Thời gian tồn trữ

- Dung dịch pha: tối đa 2.5 – 4.5%

Dung dịch pha: 1 tháng

- Dung dịch cấp: tối đa 0.25 – 0.5%

Dung dịch khô: tới 1 năm

2.6.6. Trợ bảo lưu polyacrylamide(PK 435)
Nồng độ yêu cầu khi pha chất trợ bảo lưu dạng lỏng 0.3%.
Đối với chất trợ bảo lưu dạng bột nồng độ yêu cầu 0.1%, không nên tồn trữ
dung dịch đã qua pha 24h vì sẽ làm giảm tác dụng.
2.6.7. Chất tăng trắng
Chất tăng trắng của công ty đang sử dụng là Tionopal UP_1
Cho chất tăng trắng vào tại hồ pha (trước khi pha loãng nồng độ bột đặc).

Dùng ở pH = 3-8.5
 Tính chất:
Các chất huỳnh quang được hấp thụ đặc biệt trên hạt mịn và xơ sợi mịn, nó
chuyển dịch mức năng lượng ở vùng giữa tia cực tím tới vùng nhìn thấy được.
Chất tăng trắng có tác dụng tốt trong môi trường trung tính và kiềm tính.
2.6.8 Hóa chất và phụ gia sử dụng cho gia keo bề mặt
a. Tinh bột anion VN – 6305
Tinh bột anion được biến tính từ tinh bột sắn tự nhiên bằng phản ứng gắn thêm
nhóm cacboxyl tích điện âm sau đó qua các công đoạn tẩy trắng, rửa, lọc, sấy
khô và xay mịn, đóng bao. Sản phẩm này tuân thủ theo các tiêu chuẩn về vệ sinh công
nghiệp và an toàn sức khỏe con người.
Thông số kỹ thuật
- Cảm quan : Chất bột mịn, màu trắng.
- Độ nhớt : Theo yêu cầu.
- Độ ẩm : 12 – 14%.
- Độ tro : 1,5% max.
- Độ trắng : 93 +/- 3% ISO
10


- pH : 7,0 – 9,0.
- Hàm lượng tinh bột : Tối thiểu 85%.
- Thời gian sử dụng : 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
b. Tal-D
Là chất tăng trắng quang học dạng stilbene teteasulphonate, có độ trắng
cao ảnh độ trung tính, được sử dụng trong trong công đoạn ép keo bề mặt. Dạng
thương phẩm dung dịch màu hổ phách.Tal_D dẫn xuất stilbene nên hấp thụ búc
xạ tia cực tím không khả kiến của ánh sáng ban ngày và chuyển thành ánh sáng
khả kiến xanh huỳnh quang.
Tại công ty áp dụng trên gia keo bề mặt kết hợp với tinh bột anion để đạt

độ trắng cao nhất, và làm tăng sự nhẵn láng bề mặt, ổn định chất lượng hai mặt
của ờ giấy.
c. Davi – 100
Tại công ty sử dụng liều lượng cao lúc ban đầu để tạo độ bóng cho lô
sấy, trợ láng cho giấy.
Davi-100 là một chất nhũ tương ổn định được sử dụng như một chất
chống dính lô sấy và làm bóng giấy một cách hiệu quả. Việc sản xuất giấy từ
bột giấy tái sinh thường xuất hiện hiện tượng đứt giấy, dính keo trên bề mặt lô
sấy và mền sấy làm mặt giấy không láng, có thể gây lủng lỗ và lem giấy khi
thành phẩm.
Chất Davi-100 là một chất chứa hàm lượng chất sáp và các chất phụ gia
chuyên dụng nên có thể đạt được hiệu quả tách lô và độ bóng giấy cao. Chất
sáp có trong Davi-100 tuân thủ các yêu cầu về an toàn và sức khoẻ, nó hoàn
toàn không gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và có tính ăn mòn rất thấp
đối với thiết bị và lô sấy.
Tại công ty chất này có thể được sử dụng cho việc sản xuất các loại giấy
như giấy viết, giấy in, giấy bao bì. Nó được sử dụng như là một chất bôi trơn,
tạo bóng (lubricant) trong dungdịch Size press.

11


 Sử dụng:
- Liều lượng sử dụng trung bình khoảng 1-3 Kg/tấn bột giấy hoặc cao
hơn tùy thuộc vào nguyên liệu giấy và độ bóng mong muốn. Tuy nhiên, việc sử
dụng liều lượng quá mức sẽ gây ra hiện tượng bay giấy.
- Pha loãng với 40-50 lần nước dùng để phun trực tiếp trên bề mặt lô
Sizepress.
2.7 Một số tính chất quan trọng của giấy
2.7.1 Định lượng giấy

Định lượng là khối lượng của một mét vuông giấy hoặc cactong. Đơn vị nó
được tính bằng số g/m2.
Trọng lượng cơ bản hay định lượng là những đặc tính cơ bản của hầu hết các
loại giấy. Mỗi loại giấy đều có định lượng khác nhau. Đối với giấy photocopy thì định
lượng của giấy trong khoảng 60 - 100g/m2.
2.7.2 Độ trắng
Được biểu thị bằng tỷ số giữa cường độ tia phản xạ so với tia tới, cường độ tia
phản xạ càng cao thì độ trắng của giấy càng cao. Đơn vị đo độ trắng là đơn vị ISO.
Độ trắng ISO (Hệ số phản xạ ánh sáng xanh): Là hệ số phản xạ đặc trưng được
đo trên máy đo phản xạ tiêu chuẩn với bộ lọc hoặc chức năng tương ứng có chiều dài
bước sóng hữu hiệu là 457 nm, chiều rộng tại 1/2 độ cao là 44 nm.
Độ trắng của giấy được tổng hợp từ độ trắng của xơ sợi và các chất phụ gia, nhất
là độ trắng của chất độn sử dụng trong quá trình sản xuất giấy. Các chất màu như màu
tím, màu xanh và chất tăng trắng cũng góp phần làm tăng độ trắng cho giấy.
2.7.3 Độ thấm hút nước
Khả năng thấm hút của giấy được đo bằng lượng chất lỏng mà giấy có thể thấm
hút được khi giấy được ngâm trong chất lỏng rồi mang ra khỏi chất lỏng đó.
2.7.4 Độ chịu kéo hay chiều dài đứt
Là khả năng chịu lực kéo giãn cho đến trước lúc giấy bị đứt. Đơn vị đo chiều dài
đứt là mét (m), đơn vị chiều dài có ý nghĩa là nếu tấm giấy có chiều dài bằng chỉ số đó
được treo lên thì nó sẽ bị đứt do chính bản thân trọng lực của nó gây ra.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chịu kéo:
- Độ chịu kéo bị ảnh hưởng bởi mức độ liên kết và thành phần xơ sợi.
12


- Khối lượng riêng tăng độ chịu kéo tăng.
- Độ chịu kéo của giấy tăng khi tăng độ nghiền. Độ chịu kéo của giấy giảm khi
tăng thành phần các chất độn và keo chống thấm vì các hóa chất này làm giảm liên kết
giữa các xơ sợi.

- Quá trình ép làm tăng độ chịu kéo.
- Sự co rút trong quá trình sấy làm giảm độ chịu kéo.
- Chiều dài đứt theo chiều dọc lớn hơn theo chiều ngang tấm giấy đó là vì xơ sợi
phân bố theo chiều dọc nhiều hơn là theo chiều ngang tấm giấy.
2.7.5 Độ chịu xé
Độ chịu xé được đo bằng lực cần thiết để có thể tiếp tục xé được mẫu giấy tại
điểm nó đã được xé rách trước một đường ngắn. Độ chịu xé của giấy phụ thuộc vào
chiều dài xơ sợi và khả năng chịu giãn của giấy chứ ít phụ thuộc và khả năng liên kết
giữa các xơ sợi.
2.7.6 Độ đục
Là khả năng từ mặt bên này của tấm giấy không nhìn thấy hình ảnh bên kia của
tấm giấy. Sự không đồng nhất về hướng của các tia khúc xạ sẽ xác định độ đục của
giấy.
Độ đục của giấy phụ thuộc vào:
o

Độ nghiền

o

Loại bột sản xuất giấy

o

Sự có mặt của các chất màu

o

Sự có mặt của các chất độn


o

Đặc điểm của bề mặt giấy

13


2.7.7 Hiện tượng cong giấy photocopy
Kiểm tra độ biến thiên cong nóng.
Tờ giấy được sản xuất từ máy mặt lưới thường quăn hơn. Do đó đường chéo
trực tiếp dải giấy được kiểm tra, đặt mặt lưới về phía khối nhôm. Một mặt tờ giấy
được làm ướt lại chứ không làm khô.

Hình 2.1: Kiểm tra độ cong nóng

Hình 2.2: Dải uốn cong nóng
Liên quan đến sản xuất giấy.
-

Sự uốn cong theo MD: hướng máy là trục của ống xilanh mà ta xác định

sự uốn cong của giấy. Ta cắt mẫu có kích thước 8.5 x 11 inches. Nó được gọi là “biên
dài” sự uốn cong.
14


-

Sự uốn cong theo chiều ngang CD: hướng máy ngang là trục của ống


xilanh mà ta xác định sự uốn cong của giấy. Ta cắt mẫu có kích thước 11 x 8.5 inches.
Nó được gọi là “biên ngắn” sự uốn cong.
-

Đường chéo cong: góc đường chéo sự uốn cong một mặt trong khi đối

diện góc hoặc là cong ít đối với bề mặt. VD: hình 1: góc 1, 3 cao hơn trong khi góc 2,
4 thấp, phẳng hơn đối với bên.
-

Mặt lưới quăn: mặt lõm của sự uốn cong là về mặt lưới. Thay thế dưới

cùng mặt cong đối với hai mặt lưới máy.
-

Sự cong do mền: mặt lõm do bị uốn cong là phía mặt mền. Ta có thể

thay thế để dừng việc cong một mặt là dây máy.

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện sự cong của giấy theo hướng máy
Nguyên nhân giấy bị cong:


Do định hướng xơ sợi không đồng đều theo chiều MD và CD. Đa số xơi

sợ nằm theo chiều MD nhiều hơn.


Tạo hình trên lưới xấu




Do quá trình uốn nhanh tờ giấy trên máy photocopy

15


×