Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP NHỊP ĐỘ THẤP THEO GIAI ĐOẠN ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH CAO SU PB 235 TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ ĐỒNG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP NHỊP
ĐỘ THẤP THEO GIAI ĐOẠN ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH
TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH CAO
SU PB 235 TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ ĐỒNG PHÚ

SINH VIÊN: LÊ TRUNG TÍNH
NGÀNH: NÔNG HỌC
NIÊN KHÓA: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP NHỊP
ĐỘ THẤP THEO GIAI ĐOẠN ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH
TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH CAO
SU PB 235 TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ ĐỒNG PHÚ

Tác giả

LÊ TRUNG TÍNH

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học

Hội đồng hướng dẫn:


ThS. NGUYỄN NĂNG
ThS. TRẦN VĂN LỢT

Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM TẠ
Trân trọng cảm ơn:
+ Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Nông Học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong quá trình học tập.
+ Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Bộ môn Sinh Lý Khai
Thác, nông trường Thuận Phú - Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập.
Chân thành cảm tạ ThS. Trần Văn Lợt, Bộ môn Cây công nghiệp - trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và ThS. Nguyễn Năng, Phó trưởng Bộ môn
Sinh Lý Khai Thác - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tận tình hướng dẫn trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn KS Trương Văn Hải đã quan tâm và đóng góp những ý kiến
quý báu cho đề tài.
Chân thành biết ơn các cô chú, anh chị trong Bộ môn Sinh Lý Khai Thác - Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thu thập và xử lý số liệu
để hoàn thành khóa luận.
Lời cảm ơn cũng xin được gửi đến các bạn sinh viên lớp Nông Học 32 và các
anh chị trong gia đình đã giúp đỡ và động viên trong thời gian thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn vô vàn con xin kính dâng lên cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy
nuôi dưỡng, hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay.

Người viết


Lê Trung Tính

ii


TÓM TẮT
LÊ TRUNG TÍNH, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 08 năm 2010.
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP NHỊP ĐỘ THẤP THEO
GIAI ĐOẠN ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ
TÍNH CAO SU PB 235 TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ ĐỒNG PHÚ.
Hội đồng hướng dẫn: Th.S Nguyễn Năng
Th.S Trần Văn Lợt
Thí nghiệm được tiến hành tại lô 86, Nông trường Thuận Phú - Công ty Cổ
phần Cao su Đồng Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Mục tiêu nghiên cứu nhằm
tìm hiểu ảnh hưởng của các chế độ cạo úp nhịp độ thấp theo giai đoạn đến sản lượng,
tình trạng sinh lý mủ trên dòng vô tính cao su PB 235 tại vùng đất đỏ Đồng Phú.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
gồm 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tổng số ô cơ sở là 18 ô, với 100 - 120 cây/ô.
Nội dung các nghiệm thức :
I. S/2 d3 10m/12 (Apr-Jan). ET 2,5% Pa 4/y + S/4U d3 7m/12 (Jul-Jan). ET 2,5%
La 4/y (đ/c)
II. S/2 d3 3m/12 (Apr-Jun). ET 2,5% Pa 2/y; S/4U d3 7m/12 (Jul-Jan). ET 2,5% La
6/y + S/2 d3 4m/12 (Oct-Jan). ET 2,5% Pa 2/y
III. S/2 d4 10m/12 (Apr-Jan). ET 2,5% Pa 6/y + S/4U d4 7m/12 (Jul-Jan). ET 2,5%
La 6/y
IV. S/2 d4 3m/12 (Apr-Jun). ET 2,5% Pa 3/y; S/4U d4 7m/12 (Jul-Jan). ET 2,5%
La 7/y + S/2 d4 4m/12 (Oct-Jan). ET 2,5% Pa 3/y
V. S/2 d5 10m/12 (Apr-Jan). ET 2,5% 2W + S/4 d5 7m/12 (Jul-Jan). ET 2,5% La
2W
VI. S/2 d5 3m/12 (Apr-Jun). ET 2,5% Pa 2W; S/4U d5 7m/12. ET 2,5% La 2W +

S/2 d5 4m/12 (Oct-Jan). ET 2,5% Pa 2W
Thời gian quan trắc thí nghiệm từ tháng 01/2010 đến tháng 07/2010 với các chỉ
tiêu theo dõi: Sản lượng, hàm lượng cao su khô (DRC), tổng hàm lượng chất khô
(TSC), thiols (R-SH), đường (Sucrose), lân vô cơ (Pi), khô mặt cạo.
iii


Kết quả cho thấy:
Sản lượng g/c/c tăng khi giảm nhịp độ cạo và chế độ cạo nghỉ 3 tháng cạo ngửa
vào mùa mưa đạt hiệu quả cao hơn so với chế độ cạo thông thường. Cụ thể, sản lượng
g/c/c của nghiệm thức IV tăng 23% (năm 2009) và 31% (năm 2010), nghiệm thức VI
tăng 18% (năm 2009) và 40% (năm 2010) so với đối chứng. Nhưng do số lát cạo trong
năm ít hơn nên sản lượng kg/ha/năm của nhịp độ cạo d4 và d5 thấp hơn so với cạo d3,
nghiệm thức IV đạt 93% (năm 2009) và 99% (năm 2010), nghiệm thức VI đạt 70%
(năm 2009) và 83% (năm 2010) so với đối chứng.
Hàm lượng cao su khô DRC của các nghiệm thức cạo d4 và d5 cao hơn so với
cạo d3, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê
và hàm lượng DRC trung bình của các nghiệm thức đều ở mức tốt >37%.
Tình trạng sinh lý mủ, khô mặt cạo của các chế độ cạo đều có biểu hiện tốt,
chưa có dấu hiệu của khai thác quá mức.
Về hiệu quả kinh tế, nhìn chung các nghiệm thức cạo giảm nhịp cho doanh thu
thấp hơn đối chứng, chỉ riêng nghiệm thức IV cho doanh thu cao hơn 2% so với đối
chứng. Tuy nhiên, các nghiệm thức cạo giảm nhịp cho năng suất lao động cao hơn đối
chứng, trong đó nghiệm thức IV và VI cho thu nhập/người/ngày cao hơn đối chứng lần
lượt 20% và 26%.
Đối với dòng vô tính PB 235 tưổi trung niên (tuổi cạo thứ 11 trở lên), có thể áp
dụng chế độ cạo với nhịp độ thấp trên những vùng có diện tích trồng cao su lớn, không
những giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế
trong thời gian khai thác.


iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................4
2.1 Tổng quan về cây cao su ...........................................................................................4
2.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học .....................................................................4
2.1.1.1 Nguồn gốc ...........................................................................................................4
2.1.1.2 Đặc điểm thực vật học .........................................................................................4
2.1.2 Tình hình phát triển cây cao su trên thế giới và ở Việt Nam .................................5
2.1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................................5
2.1.2.2 Ở Việt Nam..........................................................................................................6
2.2 Đặc điểm tổng quát của dòng vô tính PB 235 ...........................................................7
2.3 Những nghiên cứu đối với chế độ cạo úp nhịp độ thấp có sử dụng kích thích .........7
2.3.1 Những nghiên cứu trong nước ................................................................................7
2.3.2 Những nghiên cứu ngoài nước ...............................................................................8

2.4 Ý nghĩa về các thông số sinh lý mủ ...........................................................................9
2.4.1 Hàm lượng thiols (R-SH) .....................................................................................10
2.4.2 Hàm lượng đường (Sucrose) ................................................................................10
2.4.3 Hàm lượng lân vô cơ (Pi) .....................................................................................10
v


2.4.4 Hàm lượng chất khô (TSC) ..................................................................................11
2.5 Kích thích mủ và các vấn đề liên quan ....................................................................11
2.5.1 Mục tiêu sử dụng ..................................................................................................12
2.5.2 Cơ chế tác động ....................................................................................................12
2.5.3 Ảnh hưởng của chất kích thích lên cây cao su .....................................................12
2.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng kích thích mủ ..........................................13
2.5.5 Điều kiện bôi thuốc kích thích mủ .......................................................................15
2.6 Khô mặt cạo ở cao su ..............................................................................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................17
3.1 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................17
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................17
3.2.1 Phương pháp bôi kích thích ..................................................................................17
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................17
3.2.2.1 Nội dung các nghiệm thức .................................................................................17
3.2.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ......................................................................................18
3.2.3 Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp thu thập số liệu .......................................21
3.2.3.1 Các chỉ tiêu quan trắc ........................................................................................21
3.2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................21
3.2.3.2.1 Sản lượng ........................................................................................................21
3.2.3.2.2 Hàm lượng cao su khô (DRC) ........................................................................21
3.2.3.2.3 Các thông số sinh lý mủ .................................................................................22
3.2.3.2.4 Khô mặt cạo ....................................................................................................22
3.3 Xử lý số liệu ............................................................................................................23

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................26
4.1 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng trung bình qua các năm ..................26
4.1.1 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng gam/cây/lần cạo (g/c/c) ...............26
4.1.1.1 Sản lượng trung bình g/c/c ................................................................................26
4.1.1.2 Sản lượng g/c/c mủ tạp ......................................................................................29
4.1.2 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng kg/pc/ngày và kg/ha/năm ............29
4.1.3 Diễn biến sản lượng g/c/c của các nghiệm thức qua các tháng ............................30
4.2 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến hàm lượng cao su khô (DRC) .........................31
vi


4.3 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến các thông số sinh lý mủ ..................................32
4.3.1 Hàm lượng thiols (R-SH) .....................................................................................34
4.3.2 Hàm lượng đường (Suc) .......................................................................................35
4.3.3 Hàm lượng lân vô cơ (Pi) .....................................................................................36
4.3.4 Hàm lượng chất khô (TSC) ..................................................................................36
4.4 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến khô mặt cạo.....................................................38
4.5 Hiệu quả kinh tế của các chế độ cạo........................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................42
5.1 Kết luận....................................................................................................................42
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
Tiếng Việt ......................................................................................................................43
Tiếng Nước Ngoài .........................................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................46
Phụ lục 1 Bảng tổng hợp số liệu ....................................................................................46
Phụ lục 2 Bảng xử lý thống kê ......................................................................................48

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PC: Phần cạo
NT: Nghiệm thức
ĐVT: Đơn vị tính
DVT: Dòng vô tính
KMC: Khô mặt cạo
đ/c: Đối chứng
g/c/c: Gam cao su khô trên cây trên lần cạo
kg/pc/ngày: Kg cao su khô trên phần cạo trên ngày
kg/ha/năm: Kg cao su khô trên hécta trên năm
ET: Ethephon (acid 2 - chloroethyl phosphonic)
DRC: Dry Rubber Content (Hàm lượng cao su khô)
TSC: Total Solid Content (tổng hàm lượng chất khô)
Pi: inorganic Phosphorus (lân vô cơ)
R-SH: Thiols
Suc: Sucrose (đường)
NS: Non significant (không có sự khác biệt)
PB: Prang Besar (Trạm Nghiên cứu Cao su, đồn điền Golden Hope, Malaysia)
Pa: Panel application (phương pháp bôi kích thích mủ trên vỏ tái sinh)
La: Lace application (phương pháp bôi kích thích mủ trên đường miệng cạo ngửa
không bóc lớp mủ dây)
VRG: Vietnam Rubber Group (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)
VRA: Viet Nam Rubber Association (Hiệp hội Cao su Việt Nam)
IRSG: International Rubber Study Group (Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế)
RRIV: Rubber Research Institute of Viet Nam (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)
RRIM: Rubber Research Institute of Malaysia (Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia)
IRRDB: International Rubber Reseach and Development Board (Hiệp hội Nghiên cứu
và Phát triển Cao su Quốc tế)


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Sản lượng cao su tự nhiên của thế giới và một số nước sản xuất chính ..........5
Bảng 2.2 Tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam qua các giai đoạn................6
Bảng 4.1 Sản lượng trung bình g/c/c của các chế độ cạo qua các năm .........................26
Bảng 4.2 Sản lượng trung bình kg/pc/ngày, kg/ha/năm của các chế độ cạo qua các năm
.......................................................................................................................................29
Bảng 4.3 Hàm lượng DRC (%) trung bình của năm 2009 và 3 tháng năm 2010 .........31
Bảng 4.4 Kết quả ảnh hưởng của các chế độ cạo đến các thông số sinh lý mủ trên DVT
PB 235 qua các năm ......................................................................................................33
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến tỷ lệ khô mặt cạo của các nghiệm thức .38
Bảng 4.6 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế của các chế độ cạo trên DVT PB 235 .....40
.

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1 Các phần cạo trên lô thí nghiệm .....................................................................19
Hình 3.2 Toàn cảnh lô thí nghiệm .................................................................................20
Hình 3.3 Các hoạt động ngoài lô thí nghiệm .................................................................24
Hình 3.4 Các hoạt động trong phòng thí nghiệm ..........................................................25
Đồ thị 4.1 Diễn biến sản lượng trung bình g/c/c của các nghiệm thức cạo theo giai
đoạn qua các tháng ........................................................................................................28
Đồ thị 4.2 Diễn biến sản lượng trung bình g/c/c của các nghiệm thức cạo theo nhịp độ
qua các tháng .................................................................................................................28

Đồ thi 4.3 Diễn biến sản lượng trung bình g/c/c của các nghiệm thức qua các tháng ..30
Đồ thị 4.4 Diễn biến hàm lượng R-SH của các nghiệm thức qua các tháng thí nghiệm
.......................................................................................................................................34
Đồ thị 4.5 Diễn biến hàm lượng Suc của các nghiệm thức qua các tháng thí nghiệm ..35
Đồ thị 4.6 Diễn biến hàm lượng Pi của các nghiệm thức qua các tháng thí nghiệm ....36
Đồ thị 4.7 Diễn biến hàm lượng TSC của các nghiệm thức qua các tháng thí nghiệm 37

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su là một trong những cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Đối với hầu hết các loại cây trồng khác, sản phẩm thu hoạch thông thường là bộ phận
sinh dưỡng hoặc bộ phận sinh sản của cây (thân, lá, hoa, củ, quả). Trong khi đó sản
phẩm chính của cây cao su là mủ, được sản sinh trong các tế bào ống mủ nằm trong vỏ
cây mà vai trò và chức năng của nó trong cây cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận.
Mủ cao su là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất ra nhiều sản
phẩm thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
Kinh doanh vườn cây đạt hiệu quả kinh tế cao là vấn đề luôn được các nhà
trồng cao su quan tâm hàng đầu. Nó bao hàm ý nghĩa nhà sản xuất đạt được một sản
lượng hợp lý lâu dài trong suốt chu kỳ kinh tế với chi phí thấp. Để đạt được mục tiêu
đó, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật như: Lai tạo giống có năng suất cao, kháng bệnh,
chăm sóc tốt vườn cây, bón phân hợp lý giúp cây sinh trưởng khỏe, nâng cao tiềm
năng năng suất, chế độ khai thác hợp lý có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất và sản lượng vuờn cây. Một chế độ khai thác hợp lý giúp cho người sản
xuất khai thác đúng tiềm năng sản lượng của từng giống, ở từng thời kỳ, trong từng
điều kiện sinh trưởng, môi trường cụ thể với chi phí lao động thấp nhất.
Theo quy trình kỹ thuật 2004, đối với cây cao su ở độ tuổi trung niên trở đi

(tuổi cạo thứ 11 trở đi) chế độ cạo phổ biến là phối hợp hai miệng cạo úp và miệng cạo
ngửa, với nhịp độ cạo d3 (một ngày cạo hai ngày nghỉ) kết hợp sử dụng kích thích
Ethephon. Việc cạo một lúc hai miệng như vậy thực sự đã làm cho người công nhân
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong những tháng mùa mưa.
Hơn nữa, với tốc độ phát triển mạnh của nền kinh tế như hiện nay, xu hướng
chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các nghành công thương nghiệp và dịch vụ
đang xảy ra mạnh. Dẫn đến, việc thiếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là điều
1


khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là lao động cạo mủ. Nơi mà người lao động phải làm
việc trong điều kiện môi trường buồn tẻ, áo quần lúc nào cũng dơ bẩn do phải tiếp xúc
với mủ cao su. Trong khi đó thu nhập của họ chưa thực sự hấp dẫn.
Vì vậy, biện pháp nâng cao năng suất lao động là vấn đề cần thiết nhằm nâng
cao thu nhập cho công nhân cạo mủ, đồng thời góp phần làm cho nghề cạo mủ trở nên
hấp dẫn hơn, thu hút người lao động hơn là thật sự cần thiết. Theo đó nhiều nghiên cứu
gần đây cho thấy, việc giảm nhịp độ cạo kết hợp sử dụng kích thích đã làm tăng năng
suất lao động, tăng thu nhập, giảm công lao động trên đơn vị diện tích, nhưng vẫn đảm
bảo được sản lượng và tăng tính bền vững, góp phần tăng hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
cho cây cao su.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành quan trắc thí nghiệm “TÌM HIỂU ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP NHỊP ĐỘ THẤP THEO GIAI ĐOẠN ĐẾN
SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH PB 235 TẠI
VÙNG ĐẤT ĐỎ ĐỒNG PHÚ” nhằm giảm công lao động, tăng năng suất và thu nhập
cho người lao động, đạt được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao và bền vững.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của các chế độ cạo úp theo giai đoạn ở các nhịp độ cạo
(d3; d4; d5) phối hợp với kích thích (nồng độ 2,5 %) đến sản lượng, tình trạng sinh lý
mủ, hàm lượng cao su khô, khô mặt cạo trên dòng vô tính PB 235.

+ Xác định chế độ cạo thích hợp trên dòng vô tính PB 235 theo hướng giảm
cường độ khai thác (giảm nhịp độ cạo, cạo theo giai đoạn) phối hợp với kích thích
nhằm giảm nhu cầu lao động, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người công
nhân nhưng vẫn duy trì năng suất vườn cây, cho hiệu quả kinh tế cao.
+ Xác định hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các chế độ cạo.
1.2.2 Yêu cầu
+ Theo dõi sản lượng, các thông số sinh lý mủ, hàm lượng cao su khô, khô mặt
cạo, hao vỏ cạo, thời gian cạo mủ của từng chế độ cạo.
+ Nắm vững phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu, nhận xét số liệu thu
thập được.
2


1.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2010 đến tháng 07/2010 nên chỉ theo dõi
các chỉ tiêu quan trắc trong thời gian thực tập, các chỉ tiêu đánh giá có sử dụng số liệu
đã thu thập ở năm 2009.
Đề tài chỉ là một phần nhỏ của đề tài lớn đang thực hiện trong khoảng thời gian
hơn 3 năm (2009 - 2011) nên có những hạn chế trong việc đánh giá toàn phần.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học
2.1.1.1 Nguồn gốc
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg thuộc họ
Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu). Có nguyên quán ở vùng rừng thuộc lưu vực sông

Amazon, Nam Mỹ 150 vĩ Nam đến 60 vĩ Bắc và từ 46 đến 77 kinh độ tây, trong một
vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador,
Venezuela, French Guiana, Surinam và Guyana (Wycherley, 1978). Đây là vùng nhiệt
đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000 mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô rõ
và kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH
= 4,5 - 5,5 với tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
2.1.1.2 Đặc điểm thực vật học
Cây cao su là loài cây thân gỗ to, sinh trưởng mạnh, thân thẳng, vỏ có màu sáng
và tương đối láng, có chu kỳ sống rất dài. Trong điều kiện hoang dại cây có thể cao
đến 40 m, sống trên 100 năm. Tuy nhiên trong điều kiện canh tác ở các đồn điền thì
cây chỉ cao đến 25 m do sinh trưởng bị giảm trong quá trình khai thác và thông thường
cây sẽ được đốn hạ để tái canh sau 25 - 30 năm khai thác.
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách.
Hoa cao su nhỏ màu vàng, là hoa đơn tính đồng chu, khó tự thụ, chủ yếu là thụ
phấn chéo giữa các cây khác nhau do sự tác động của côn trùng.
Quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt và trên thực tế rất hiếm thấy quả
cao su nào chứa ít hơn 3 hạt.
Hạt cao su có kích thước lớn khoảng 2 - 3,5 cm, chứa nhiều dầu, hạt cao su rất
dễ mất sức nảy mầm.

4


Hệ rễ cao su chiếm 15% tổng trọng lượng chất khô toàn cây. Hệ rễ bao gồm rễ
cọc và rễ bàng. Rễ cọc mạnh, ăn sâu vào lòng đất giúp cây đứng vững, rễ bàng phát
triển rộng khoảng 9 - 10 m xung quanh gốc. Rễ cao su hút dinh dưỡng tập trung chủ
yếu ở tầng đất mặt 0 - 30 cm.
2.1.2 Tình hình phát triển cây cao su trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.2.1 Trên thế giới
Cây cao su có nguồn gốc tự nhiên ở lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), từ xưa

người dân địa phương đã biết dùng mủ cao su để làm các sản phẩm như: găng tay, áo
mưa, tấm lợp nhà, quả bóng trò chơi thể thao. Tuy nhiên, các sản phẩm này còn nhiều
hạn chế như: xơ cứng vào mùa đông và chảy nhão vào mùa hè. Cây cao su được người
dân Châu Âu biết sau khi nhà thám hiểm Christopher Columbus đến Châu Phi năm
1492. Sau đó người ta dã biết đến các đặc tính của mủ cao su như: đàn hồi, dẻo, không
thấm nước, cao su được sử dụng làm vỏ ruột xe đạp năm 1888 và vỏ ruột xe hơi năm
1895, sau phát minh về lưu hóa cao su và hòa trộn với các nguyên liệu khác (bột than,
kaolin, đất đỏ) đã làm các sản phẩm từ mủ cao su ngày càng đa dạng, phong phú.
Cuối thể kỷ XIX, cao su tự nhiên do Brazil độc quyền cung cấp từ các cây cao
su mọc hoang dại trong rừng. Để giải quyết nhu cầu về cao su ngày càng tăng, nước
Anh tìm các đưa cây cao su vào Châu Á. Năm 1876 Hery Wickham, nhà thực vật học
người Anh đã mang 70.000 hạt cao su từ Brazil về Anh, những cây con từ nguồn hạt
này được đưa sang trồng ở Sri Lanka, Singapore, Malaysia và Indonesia (Đặng Văn
Vinh, 1997). Sau đó cây cao su phát triển rất mạnh ở Châu Á và giữ vai trò chủ đạo.
Bảng 2.1 Sản lượng cao su tự nhiên của thế giới và một số nước sản xuất chính (2006
- 2008) (ĐVT: 1000 tấn)
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Thế giới

9846

9725

10000


Thái Lan

3137

3056

3100

Indonesia

2797

2797

2860

Malaysia

1284

1200

1260

Việt Nam

522

549


644

(Nguồn: AGROINFO, tính toán theo số liệu của IRSG, 2008)

5


2.1.2.2 Ở Việt Nam
Cây cao su được du nhập chính thức vào Việt Nam năm 1897 và phát triển
mạnh từ sau năm 1975 cho đến nay.
Bảng 2.2 Tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam qua các giai đoạn
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (kg/ha/năm)

1977

78.100

43.300

703 (năm 1980)

1997

347.500


186.000

714 (năm 2000)

2007

549.600

601.700

1.612 (năm 2007)
(Nguồn VRA, 2008)

Diện tích trồng cao su của Việt Nam năm 2007 tăng gần 2 lần so với năm 1997
và tăng hơn 4 lần so với năm 1977, sản lượng tăng gần 4 lần so với năm 1997 và tăng
hơn 12 lần so với năm 1977. Năng suất bình quân từ năm 1980 đến 1990 tăng không
đáng kể, nhưng từ 1990 đến 2007 năng suất đã tăng rất mạnh đó cũng chính là kết quả
của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản suất nông nghiệp
nói chung mà cụ thể là nghành cao su nói riêng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
trong năm 2009, tổng diện tích trồng cao su của nước ta đạt 674.200 ha, tăng 42.700
ha (13,5%) so với năm 2008. Trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha (chiếm
62,5% tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008.
Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên
(24,5%) và duyên hải miền Trung (10%). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt
khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).
Năm 2010, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện
tích cao su lên trên 40.000 ha, đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000 ha.
Định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam đến năm 2020 : Diện tích đạt

1.000.000 ha, sản lượng đạt 1.200.000 tấn và năng suất trung bình sẽ là 1.940
kg/ha/năm (Nguồn VRA, 2008). Để đạt được mục tiêu trên, toàn ngành cao su phải nổ
lực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cây cao su để tăng tính cạnh tranh với các
loại cây trồng khác.

6


2.2 Đặc điểm tổng quát của dòng vô tính PB 235
Phổ hệ: PB 5/51 x PB S/78
Xuất xứ: Trạm Prang Besar, công ty Golden Hope, Malaysia. Được chọn lọc
trên vườn cây lai năm 1955 và chính thức nhập vào Việt Nam năm 1978, trồng nhiều ở
Đông Nam Bộ.
+ Các khuyến cáo:
- Ở Việt Nam: được đưa vào bảng I năm 1981 - 1983, 1985 - 1987.
- Ở Malaysia: được đưa vào bảng II năm 1977.
- Ở Côte d’lvoire: được đưa vào bảng I năm 1987.
+ Đặc tính sinh học:
- Thân tròn, thẳng, chân voi ít rõ.
- Cành: phân cành cao, góc phân cành rộng, cành thấp tự rụng.
- Vỏ: trơn, láng.
- Tán: ở giai đoạn kiến thiết cơ bản tán rộng, giao tán nhanh, sau đó cành rụng
dần, tàn trở nên hẹp, cao thoáng.
- Lá màu xanh vàng, không bóng, hình thuyền.
- Hạt: vừa, màu sáng.
+ Đặc tính sinh lý:
- Sinh trưởng: sinh trưởng mạnh, đồng đều có thể rút ngắn được thời gian kiến
thiết cơ bản từ 6 tháng đến 1 năm so với các giống khác.
- Sản lượng: năng suất cao và sớm, năng suất giảm khi cạo gần đến mối tháp,
vỏ nguyên sinh dày trung bình, lành vết thương tốt.

- Chế độ cạo: thích hợp với cường độ cạo nhẹ. PB 235 dễ chảy mủ, nếu cạo
cường độ cao dễ dẫn đến suy kiệt mủ và khô mặt cạo.
- Khả năng đáp ứng với chất kích thích ở giai đoạn cây tơ kém.
2.3 Những nghiên cứu đối với chế độ cạo úp nhịp độ thấp có sử dụng kích thích
2.3.1 Những nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Đức Tín (2006), đối với dòng vô tính PB 235 chế độ cạo úp S/4U
cả năm có sản lượng cộng dồn cả năm tương đương hoặc thấp hơn không đáng kể so

7


với chế độ cạo phối hợp úp ngửa (cạo úp S/4U 6 tháng cuối năm). Tình trạng sinh lý
mủ, hàm lượng cao su khô DRC (%), khô mặt cạo biểu hiện tốt.
Theo Nguyễn Năng (2003), có thể áp dụng chế độ cạo d4 có kích thích 6
lần/năm trên dòng vô tính PB 255, với chế độ cạo d3 số lần kích thích áp dụng ít hơn
4 lần/năm.
Theo Nguyễn Anh Nghĩa (2001), trên DVT PB 235 tỉ lệ khô miệng cạo ở chiều
dài S/2 cao hơn so với S/4U và tỉ lệ bệnh có khuynh hướng tăng khi tăng nồng độ
thuốc kích thích.
Theo Nguyễn Văn Thái (2003), kết quả qua 3 năm theo dõi cho thấy sản lượng
của các nghiệm thức cạo nhịp độ thấp d4 có sử dụng thuốc kích thích 4 - 6 lần/năm,
đạt được từ 113 – 127 % so với đối chứng cạo d3. Sử dụng thuốc kích thích Ethephon
nồng độ 2,5% với nhịp độ bôi 4 - 6 lần/năm trên dòng vô tính PB 235 có tác dụng làm
gia tăng sản lượng, không ảnh hưởng đến sinh trưởng vườn cây cũng như một vài chỉ
tiêu khác như: mức tăng vanh, khô mặt cạo.
2.3.2 Những nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của RRIC (Viện Nghiên cứu Cao su Campuchia) năm 1962 đã kết
luận rằng miệng cạo lên cho sản lượng cao hơn 60% so với miệng cạo xuống.
Việc giảm nhịp độ cạo kết hợp với kích thích làm giảm công lao động cạo mủ,
tăng năng suất lao động, tăng thu nhập của công nhân và tình trạng sinh lý cây tốt (K.R

Vijayakuma và cộng sự, 2003).
Đối với DVT PB 235 nên áp dụng chế độ khai thác với cường độ cạo d3 hoặc
d4 kết hợp với kích thích sẽ có lợi và đem lại hiệu quả kinh tế hơn (Ahmad Zarin,
1991).
So sánh giữa cạo ngửa trên vỏ tái sinh với cạo úp trên vỏ nguyên sinh năng suất
tăng khoảng 34% với chế độ cạo S/4U và 36% với chế độ cạo S/2U (Samuel
Obouayeba và cộng sự, 2006).
Khả năng thực tiễn và tính hiệu quả của chế độ cạo nhịp độ thấp được thực hiện
bởi sự khám phá ra hiệu quả của việc sử dụng thuốc kích thích mủ Ethephon. Với chế
độ cạo thấp d4 hoặc d6 cùng chiều dài miệng cạo ngắn S/4 cho thấy sự đáp ứng kích
thích được duy trì và sản lượng cộng dồn vào năm cạo thứ 7 - 9 cao hơn sản lượng
8


kích thích theo chế độ cạo S/2 d2 (Abraham và cộng sự, 1986; Eschbach và Banchi,
1984).
Khi xử lý bằng Ethephon luôn luôn làm giảm hàm lượng cao su trong mủ. Sự
giảm hàm lượng cao su khô (DRC) trong thành phần Latex mủ ở đây được bù đắp
nhiều hơn do việc giảm nhịp độ cạo (Eschbach, 1984). Sử dụng kích thích để xác định
mức năng suất dựa vào tiềm năng sản lượng của cây và đưa ra khuyến cáo 6 - 8 lần
kích thích/năm của chế độ cạo S/2 d4 (Banchi, 1984).
Tác động đầu tiên dễ thấy khi sử dụng chất kích thích là kéo dài thời gian chảy
mủ, tăng cường sự trao đổi chất, hoạt hoá các quá trình biến dưỡng trong hệ thống ống
mủ và thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp cao su làm tăng sản lượng (D’Auzac và Jacob,
1984).
Khai thác ở mặt cạo cao trên lớp vỏ nguyên sinh sẽ khai thác được toàn bộ vùng
huy động mủ riêng biệt, điều này ngược lại so với cạo xuống, đồng thời cạo úp không
có sự gián đoạn giữa vùng huy động mủ và tán lá, có thể giải thích cho sản lượng cao
hơn ở mặt cạo cao (P’Ng, 1981).
2.4 Ý nghĩa về các thông số sinh lý mủ

Dòng chảy sau khi cạo và sự tái sinh mủ giữa hai lần cạo là hai yếu tố ảnh
hưởng trưc tiếp đến sản lượng.Với một dòng chảy dễ dàng và kéo dài sẽ cho sản lượng
cao. Tuy nhiên, mủ phải được tái tạo lại đầy đủ trước lần cạo tiếp theo, nếu không thì
nó có thể trở thành yếu tố hạn chế.
Nhiều nghiên cứu trước đây (Eschbach và cộng sự, 1984; Jacob và cộng sự,
1985), đã cho thấy một số thông số sinh lý mủ có liên hệ đến quá trình dòng chảy và
sự tái sinh. Do đó, các thông số sinh lý này có thể phản ánh những đặc điểm thích hợp
và giúp ta đánh giá hai yếu tố dòng chảy và sự tái sinh trên một giống cụ thể ở thời
điểm cụ thể. Các thông số này sẽ có ích trong việc xác định sản lượng của giống
nghiên cứu và việc sử dụng nó có thể đánh giá được tình trạng của hệ thống ống mủ
khai thác dưới mức hoặc quá mức. Tuy có nhiều thông số sinh lý liên quan đến sản
lượng như: TSC, pH, đường, thiols, lân vô cơ, Mg nhưng theo Jacob (1987) thì bốn chỉ
tiêu TSC, đường, thiols, lân vô cơ là những chỉ tiêu quan trọng nhất có thể giúp phản
ánh khá đầy đủ tình trạng sinh lý, hoạt động của hệ thống ống mủ trong mối quan hệ
đến sản lượng.
9


2.4.1 Hàm lượng thiols (R-SH)
Thiols trong mủ bao gồm các hợp chất khử như: cysteine, methionine và nhiều
nhất là glutathion, là những chất rất cần thiết trong tế bào vì chúng có thể trung hoà
nhiều dạng oxygen độc hại thải ra trong quá trình biến dưỡng của tế bào (Mullen,
1960; Cretin và Bangratz, 1983).
Thiols bảo vệ sự phân chia các thành phần tế bào tạo mủ và chức năng mạch
mủ nhất là dòng chảy mủ sau khi cạo. Nhiều tác giả đã chứng minh mối tương quan
thuận rất có ý nghĩa giữa hàm lượng thiols và sản lượng, đồng thời nó cũng là một chất
hoạt hoá một số enzyme chủ yếu trong mủ như là invertase, pyruvate kinase. Cho nên
thiols có khả năng thúc đẩy cường độ biến dưỡng và sự tái sinh trong mạch mủ. Sự
thiếu hụt thiols có thể làm hỏng chức năng của mạch mủ về mặt phân chia các tổ chức
tế bào cũng như hoạt động biến dưỡng và kết quả là làm giảm sản lượng (D’Auzac,

1965; Cretin và Bangratz, 1983; Eschbach và cộng sự, 1984; Jacob và cộng sự, 1986).
2.4.2 Hàm lượng đường (Sucrose)
Đường được sinh ra từ hoạt động quang hợp, là phân tử cơ bản của tất cả các
quá trình tổng hợp ở cây trồng. Đường là nguyên liệu cho sự trao đổi chất của hệ thống
ống mủ đặc biệt cho sự tổng hợp cao su và là phân tử tạo ra năng lượng. Năng lượng
này trực tiếp hoặc gián tiếp cần thiết cho sự trao đổi chất liên quan đến năng suất.
Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò hàng đầu của đường đối với năng suất mủ của cây
cao su (D’Auzac, 1965; Tupy, 1973). Theo Jacob và cộng sự (1989), hàm lượng
đường trong mủ phản ánh sự hoạt động của quá trình sinh tổng hợp isoprene trong
mạch mủ, biểu thị cho sự hoạt động biến dưỡng tích cực. Tuy nhiên, hàm lượng đường
cao cũng phản ánh sự sử dụng đường kém và dẫn đến sản lượng thấp. Mặt khác theo
D’Auzac và cộng sự (1997), hàm lượng đường thấp hoặc rất thấp phụ thuộc vào dòng
vô tính và chế độ khai thác, điều đó giới hạn năng suất.
2.4.3 Hàm lượng lân vô cơ (Pi)
Hàm lượng lân vô cơ trong mủ có thể phản ánh sự biến dưỡng năng lượng của
hệ thống ống mủ. Nguyên tố này tham gia rộng rãi trong nhiều quá trình bao gồm quá
trình dị hoá glucid (Jacob, 1970), quá trình tổng hợp các nucleotid liên quan đến vận
10


chuyển năng lượng hoặc các phản ứng khử NAD(P)H, trong các acid nucleic và trong
quá trình tổng hợp isopren (Lynen, 1969).
Hàm lượng Pi được sinh ra từ sự thuỷ phân pyrophosphate vô cơ (PPi) dưới tác
dụng của men xúc tác transferase trong phản ứng nối dài chuổi polyisoprene (Lynen,
1969), và một số được sinh ra từ năng lượng biến dưỡng.
Eschbach và cộng sự (1984) và Subronto (1978) đã chứng minh tương quan
trực tiếp giữa hàm lượng Pi của mủ và sản lượng của một số dòng vô tính. Kích thích
có tác dụng hoạt hoá quá trình biến dưỡng của mạch mủ, làm tăng hàm lượng Pi.
D’Auzac (1964) cũng đã chứng minh tương quan thuận rất có ý nghĩa giữa
năng lượng phosphate, hoạt động sinh tổng hợp và sản lượng của cây.

2.4.4 Hàm lượng chất khô (TSC)
TSC là một chỉ tiêu tương đối phức tạp, nó vừa liên quan đến sự tái sinh, vừa
liên quan đến dòng chảy. TSC thấp phản ánh sự tái tạo không đầy đủ giữa hai lần cạo
sau khi cây đã cố gắng biến dưỡng quá mức và có thể dẫn đến việc cạo không có mủ.
Ngược lại, TSC cao có thể phản ánh sự tái sinh tích cực, có hiệu quả. Tuy nhiên trong
trường hợp tái sinh quá mạnh làm tăng độ nhầy và gây cản trở dòng chảy. Kích thích
mủ làm thuận lợi quá trình vận chuyển nước giữa các màng làm TSC giảm và giải
thích được phần nào dòng chảy dễ dàng nhất sau khi xử lý kích thích, đưa đến sản
lượng cao.
Trong thực tế, người ta không dùng những giá trị tuyệt đối của TSC một cách
đơn lẻ vì còn những thông số sinh lý khác phản ánh hoạt động biến dưỡng, cùng ảnh
hưởng một lúc lên dòng chảy và sự tái sinh. Điều này minh hoạ sự cần thiết phải sử
dụng các thông số có sẵn để diễn giải kết quả.
2.5 Kích thích mủ và các vấn đề liên quan
Kích thích được coi là yếu tố điều tiết cường độ cạo dễ dàng và có hiệu quả
nhất. Ta có thể tăng hoặc giảm nồng độ, số lần bôi để cường độ cạo phù hợp với từng
dòng vô tính, tuổi cây, sức khoẻ vườn cây mà không cần phải thay đổi các yếu tố khác
(chiều dài miệng cạo, nhịp độ cạo). Việc thay đổi các yếu tố này thường dẫn đến
những vấn đề phức tạp trong quản lý, bố trí lao động hoặc quy hoạch mặt cạo. Hơn
nữa, việc áp dụng kích thích có thể làm giảm nhịp độ cạo nhưng vẫn duy trì được sản
11


lượng hợp lý, khắc phục tình trạng thiếu lao động mà chúng ta sẽ gặp phải trong tương
lai không xa. Tuy nhiên không nên lạm dụng kích thích, việc áp dụng kích thích quá
mức sẽ dẫn đến sự suy kiệt hệ thống ống mủ và cuối cùng là khô mủ.
Việc áp dụng Ethylene để tăng năng suất mủ cao su hiện nay đã được đưa vào
hầu hết các cơ sở trồng cao su trên thế giới. Các hãng hoá chất đã đưa ra thị trường các
chế phẩm Ethrel (Ethephon) với phụ gia để dành riêng cho ngành cao su thiên nhiên để
bôi lên các vết cạo nhỏ trên thân cây cao su. Ethrel hoạt hoá một số hệ enzyme và làm

cho mủ cao su không kết bít các tuyến mủ, vì vậy lượng mủ thu hoạch có thể tăng lên
30 – 50 % (Nguyễn Năng, Đỗ Kim Thành, 2007). Tuy nhiên kèm theo việc áp dụng
thường xuyên các kỹ thuật này, đòi hỏi có chế độ chăm sóc thích hợp cho cây cao su
để tái tạo được lượng mủ đã mất.
2.5.1 Mục tiêu sử dụng
+ Tăng sản lượng cây từ 10 - 30 % tuỳ theo từng giống và điều kiện dinh dưỡng
của cây. Có những trường hợp cá biệt, kích thích trong thời gian ngắn (2 - 3 tháng) có
thể tăng sản lượng đến >100% (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
+ Giảm lao động cạo mủ: Việc sử dụng chất kích thích kết hợp với các chế độ
cạo có cường độ cạo thấp, nhất là giảm nhịp độ cạo là một giải pháp tốt nhất để giải
quyết khó khăn về lao động mà vẫn đảm bảo được sản lượng.
+ Giảm mức tiêu thụ hao dăm cạo.
2.5.2 Cơ chế tác động
Có nhiều giả thiết về cơ chế tác động của kích thích mủ trên cây cao su như:
+ Làm tăng áp suất bên trong ống mủ.
+ Làm chậm sự hình thành nút bít ống mủ.
+ Ảnh hưởng đến tính thấm, tính dẻo của tế bào dẫn đến kết quả làm tăng vùng
huy động mủ.
+ Ribailler (1970) kết luận chất kích thích mủ làm tăng tính thấm của màng tế
bào lutoid, do đó đã làm tăng tính ổn định của lutoid khiến mủ chậm đông.
2.5.3 Ảnh hưởng của chất kích thích lên cây cao su
Khi được bôi chất kích thích, cây có các phản ứng sau:
12


+ Sản lượng: Sau khi bôi chất kích thích, sản lượng thường gia tăng ngay ở nhát
cạo đầu tiên sau đó gia tăng cao dần đến 7 - 10 lần cạo kế tiếp, sau đó giảm dần và trở
lại bình thường hoặc hơi thấp hơn bình thường một chút đối với chu kỳ bôi thuốc là 2
tháng (Nguyễn Thị Huệ, 1997). Sản lượng gia tăng một phần do khối lượng mủ thoát
ra nhiều hơn nhưng chủ yếu là do thời gian chảy mủ dài hơn so với không bôi chất

kích thích.
+ DRC của mủ nước: Thường giảm từ 1 - 3 đơn vị, sự sụt giảm DRC càng lớn
khi cây ở trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, bị khai thác quá độ và chăm sóc kém.
+ Thành phần mủ: Kích thích mủ làm gia tăng các chất dinh dưỡng trong mủ
(trừ Mg), như vậy lượng chất dinh dưỡng trong cây thoát ra ngoài cao hơn khi bôi kích
thích cho nên cần lưu ý bổ sung thêm lượng phân bón cho cây khi bôi chất kích thích.
Chẩn đoán mủ cho thấy việc kích thích mủ lâu dài đã làm giảm hàm lượng đường
saccharose, trái lại làm gia tăng hàm lượng thiols trong mủ. Tính ổn định của mủ khi
có chất kích thích được bền vững hơn.
+ Tỷ lệ khô vỏ cây: Cao hơn khi bôi kích thích, đây là điều cần lưu ý khi bôi
chất kích thích. Có thể hạn chế việc này bằng cách giảm cường độ cạo.
+ Tăng vanh thân cây: Do sự kích thích mủ làm gia tăng sự thoát nước ra khỏi
cây nên có ảnh hưởng làm giảm mức tăng trưởng của cây, điều này quan trọng ở cây
tơ và không đáng kể ở cây già.
+ Tái sinh vỏ: Việc bôi chất kích thích mủ ngay trên vỏ tái sinh làm gia tăng tốc
độ tái sinh vỏ ngay trong thời gian đầu nhưng sau đó hiệu quả không rõ. Trên các cây
tơ, số lượng ống mủ trong vỏ tái sinh khi có bôi chất kích thích cũng giống như khi
không bôi chất kích thích.
2.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng kích thích mủ
+ Ảnh hưởng của vật liệu trồng:
- Một số lượng lớn thí nghiệm đã được tiến hành để nghiên cứu sự đáp ứng kích
thích của những dòng vô tính khác nhau (de Jonge, 1955; Levandowsky, 1961;
Abraham, 1970). Năng suất đáp ứng thay đổi từ 30% ở những dòng vô tính đáp ứng
kém cho đến 200% trong những trường hợp xử lý kích thích 10% ở mặt cạo thấp. Từ
những khám phá này người ta cho rằng sự biến thiên về đáp ứng kích thích theo dòng
13


vô tính là do sự biến thiên về chỉ số bít mạch mủ. Nói chung, những dòng vô tính với
chỉ số bít mạch mủ cao cho sự đáp ứng với kích thích cao hơn (Abraham, 1977).

- Theo Tupy (1973), có sự tương quan thuận có ý nghĩa giữa hàm lượng đường
trong mủ trước kích thích và ảnh hưởng của kích thích đến năng suất. Những dòng vô
tính có hàm lượng đường thấp sẽ có khuynh hướng đáp ứng thấp đối với chất kích
thích.
- Trong điều kiện vườn cây mới bắt đầu khai thác năm thứ nhất và áp dụng chất
kích thích ngay năm cạo thứ nhất theo chế đô cạo S/2 d3, kết quả khảo sát trên dòng
vô tính RRIV 4 có khả năng đáp ứng tốt nhất với xử lý kích thích 4 lần/năm (Đinh
Xuân Trường, 2003).
+ Ảnh hưởng của môi trường:
- Năng suất mủ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu rất chặt chẽ, phụ thuộc vào khả
năng của nước có sẵn trong đất, quan hệ với độ ẩm không khí và nhiệt độ.
- Nước trong đất cũng có thể đóng một vai trò quan trọng, dưới điều kiện sự
cung cấp nước kém, sự kích thích không hiệu quả mà thậm chí còn có hại đối với cây.
+ Ảnh hưởng của cường độ cạo: Kết quả của những thực nghiệm được kích
thích với ethrel đã được tiến hành ở Malaysia bởi RRIM từ những năm 1970, Abraham
ghi nhận rằng chế độ cạo với cường độ cạo nhỏ hơn 100% (S/2 d2) tỏ ra đáp ứng tốt
hơn với chất kích thích trong thời gian dài. Trong hầu hết các trường hợp, miệng cạo
ngắn (S/4 d2) tỏ ra đáp ứng với chất kích thích tốt hơn nhịp độ cạo thấp (S/2 d4).
+ Ảnh hưởng của liều lượng và nồng độ chất kích thích:
- Anekachai và cộng sự (1975), cho thấy khi áp dụng trên miệng cạo nồng độ
hoạt chất cần thiết ít nhất là 2% và sự đáp ứng kích thích đạt tối đa ở nồng độ thay đổi
từ 5% - 7,5%.
- Sivakumaran và cộng sự (1981), cho thấy với chế độ cạo S/2 d2 kết hợp kích
thích nồng độ cao 5% - 10% sẽ dẫn đến hậu quả là sự đáp ứng kích thích bị giảm
nhanh chóng và thậm chí có sự đáp ứng nghịch ở mặt cạo sau. Sivakumaran đã đề nghị
sử dụng liều lượng khoảng 600 mg hoạt chất (a.i)/cây/năm sẽ cho sự đáp ứng kích
thích tốt.

14



×