Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BỌC POLYMER KẾT HỢP THUỐC XỬ LÝ HẠT TỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BỌC POLYMER KẾT HỢP
THUỐC XỬ LÝ HẠT TỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH
VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG LÚA

Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN MINH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

.

Tháng 08/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BỌC POLYMER KẾT HỢP
THUỐC XỬ LÝ HẠT TỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH
VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG LÚA

Tác giả
LÊ VĂN MINH

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM ƠN
Con thành kính biết ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục để con có được như ngày
hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban Chủ Nhiệm
khoa Nông Học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học
tại trường.
Quý thầy cô trong khoa Nông Học - trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
Thầy TS. Lê Đình Đôn đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
với tất cả lòng nhiệt thành và trách nhiệm.
Xin cảm ơn ThS. Trần Tùng, KS. Nguyễn Thị Lê Xuyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện
tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài khoa Nông Học đã luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện
LÊ VĂN MINH

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer kết hợp thuốc xử lý hạt
tới tác nhân gây bệnh và chất lượng hạt giống lúa” được tiến hành từ 24/02/2010 đến
30/05/2010 tại phòng thí nghiệm Bệnh Cây – bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học,
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhằm xác định loại thuốc xử lý hạt
hạn chế sự phát triển của nấm bệnh và nâng cao chất lượng hạt giống lúa.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 16 nghiệm thức, gồm 2
yếu tố.Yếu tố 1 bao gồm các loại thuốc xử lý hạt: Teprosyn Zn/P 0,1 %, Norshield
86,2WG 0,16 %, Tepro super 300 EC 0,3 % sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với polymer
Vinacoat. Yếu tố 2 là các loại hạt khác nhau được lựa chọn bằng tay đó là hạt bình thường
và hạt lem.
Kết quả thu được cho thấy có 5 loại nấm gây hại trên giống lúa Jasmine 85 là
Alternaria sp., Bipolaris sp., Curvularia sp., Fusarium sp., Cephalosporium sp..
Các loại thuốc trừ nấm đều có tác dụng diệt trừ nấm gây hại trên hạt lúa trong đó
Tepro super 300 EC 0,3 % cho kết quả tốt nhất. Khi kết hợp với polymer Vinacoat kết
quả cho thấy không còn xuất hiện các loại nấm gây hại trên hạt lúa ở nghiệm thức thí
nghiệm.
Các loại thuốc xử lý hạt không làm ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống nhưng
ảnh hưởng tới chiều dài rễ mầm và chồi mầm. Thuốc xử lý hạt Teprosyn Zn/P 0,1 % ảnh
hưởng tốt làm kéo dài chồi mầm và rễ mầm có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê
so với nghiệm thức đối chứng. Hai loại thuốc trừ nấm Norshield 86,2 WG 0,16 %, Tepro
super 300 EC 0,3 % khi làm thí nghiệm Blotter đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều dài
của rễ mầm và chồi mầm nhưng khi thí nghiệm trong chậu đất thì chiều cao cây không có
sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Sử dụng polymer Vinacoat kết hợp với các loại
thuốc đã làm tăng thêm tác dụng của thuốc so với việc dùng riêng lẻ.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa


LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...............................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu của đề tài ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích đề tài ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài........................................................................................................ 2
1.2.3 Giới hạn của đề tài ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
2.1 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm bệnh hạt lúa giống.............................. 3
2.1.1 Hiện trạng sản xuất và cung cấp lúa giống ở một số nước Châu Á ............................ 3
2.1.2 Những nghiên cứu về nấm bệnh hạt lúa trên thế giới ................................................. 3
2.1.3 Những nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 7
2.2.1 Các biện pháp kĩ thuật và điều kiện canh tác .............................................................. 7
2.2.2 Điều kiện thu hoạch và bảo quản hạt giống ................................................................ 9
2.3 Các nghiên cứu về xử lý hạt giống làm giảm sự phát triển nguồn bệnh có nguồn gốc từ
hạt ....................................................................................................................................... 10
2.3.1 Biện pháp chọn lọc hạt giống .................................................................................... 10
2.3.2 Xử lý thuốc trừ nấm trước khi thu hoạch .................................................................. 11
2.3.3 Xử lý hạt giống sau thu hoạch ................................................................................... 12

iv


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 17

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 17
3.2 Nội dung – phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17
3.2.1 Xác định thành phần nấm kí sinh trên mẫu hạt điều tra ............................................ 17
3.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer kết hợp thuốc xử lý hạt giống tới sự phát
triển của nấm bệnh và chất lượng hạt giống lúa ................................................................. 19
3.2.3 Đánh giá khả năng mọc mầm mạ trong chậu đất ...................................................... 21
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 24
4.1 Thành phần nấm bệnh trên giống lúa ........................................................................... 24
4.1.1 Alternaria sp. ............................................................................................................. 24
4.1.2 Bipolaris sp. ............................................................................................................... 25
4.1.3 Cephalosporium sp. ................................................................................................... 26
4.1.4 Curvularia sp. ............................................................................................................ 27
4.1.5 Fusarium sp. .............................................................................................................. 28
4.2 Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc xử lý hạt
tới tỉ lệ nhiễm nấm và các chỉ tiêu chất lượng hạt giống.................................................... 29
4.2.1 Tỷ lệ nhiễm nấm kí sinh ở các nghiệm thức thí nghiệm ........................................... 29
4.2.2 Chất lượng hạt giống các nghiệm thức sau khi được xử lý thuốc ............................. 35
4.3 Đánh giá khả năng mọc mạ trong chậu đất và chất lượng mạ ..................................... 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 44
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 47

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT: Alternaria sp.

BIP: Bipolaris sp.
CCC: Chiều cao cây
CEP: Cephalosporium sp.
CUR: Curvularia sp.
CV: Hệ số biến động
DGISP: Viện nghiên cứu bệnh hạt giống chính phủ Đan Mạch cho các nước đang phát
triển
FUR: Fusarium sp.
LH: Loại hạt
LLL: Lần lặp lại
ISTA: Tiêu chuẩn của hội kiểm nghiệm hạt giống quốc tế
NSC: Ngày sau cấy

KNM: Không nảy mầm
NMBT: Nảy mầm bình thường
NMKBT: Nảy mầm không bình thường
NT: Nghiệm thức
VKĐK: Vi khuẩn đối kháng

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kí hiệu bọc polymer và xử lý thuốc .............................................................. 19
Bảng 3.2:-Kí hiệu nghiệm thức thí nghiệm.................................................................... 20
Bảng 3.3: Đặc điểm các hóa chất dùng trong thí ngiệm xử lý hạt giống ....................... 21
Bảng 4.1 Tỉ lệ nhiễm nấm Alternaria sp. ở các nghiệm thức thí nghiệm ...................... 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm nấm Bipolaris sp. ở các nghiệm thức thí nghiệm ....................... 31
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm nấm Curvularia sp. ở các nghiệm thức thí nghiệm ................... 32
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm nấm Fusarium sp. ở các nghiệm thức thí nghiệm ..................... 33

Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm nấm Cephalosporium sp. ở các nghiệm thức thí nghiệm .......... 34
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc
xử lý hạt tới tỉ lệ nảy mầm bình thường của các nghiệm thức thí nghiệm ..................... 35
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc
xử lý hạt tới tỉ lệ nảy mầm không bình thường của các nghiệm thức thí nghiệm .......... 36
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc
xử lý hạt tới tỉ lệ không nảy mầm của các nghiệm thức thí nghiệm ............................... 37
Bảng 4.9 : Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc
xử lý hạt tới chiều dài rễ mầm của các nghiệm thức thí nghiệm .................................... 39
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc
xử lý hạt tới chiều dài chồi mầm của các nghiệm thức thí nghiệm ................................ 40
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer hạt giống kết hợp với các loại thuốc
xử lý hạt tới khả năng mọc mầm mạ trong chậu đất....................................................... 41
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer kết hợp với các loại thuốc xử lý hạt
tới chiều cao cây ............................................................................................................. 42

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Hạt lúa bình thường (A); hạt bị lem (B); Lúa được bọc polymer (C); xử lý bình
thường (D) .......................................................................................................................... 22
Hình 3.2: Dụng cụ, cách sắp xếp hạt, ủ hạt và hạt sau khi ủ ............................................. 22
Hình 3.3: Một số triệu chứng hạt bị lem thu được ngoài đồng ......................................... 23
Hình 3.4: Gieo hạt trên giấy thấm xếp khe, ủ hạt trong hộp ............................................. 23
Hình 4.1: Hình thái nấm Alternaria sp. ............................................................................. 25
Hình 4.2: Hình thái nấm Bipolaris sp. ............................................................................... 26
Hình 4.3: Hình thái nấm Cephalosporium sp. ................................................................... 27
Hình 4.4: Hình thái nấm Curvularia sp. ............................................................................ 28
Hình 4.5: Hình thái nấm Fusarium sp. .............................................................................. 29

Hình 4.6: Các dạng nảy mầm của hạt lúa sau khi ủ Blotter .............................................. 38
Hình 4.7: Toàn cảnh khu thí nghiệm gieo lúa trong chậu đất .............................................. 43

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp trong đó diện tích trồng lúa chiếm đa số so với
các cây trồng khác nhưng công tác sản xuất và cung ứng giống chủ yếu do nông dân tự để
và trao đổi với nhau. Người nông dân trồng lúa từ giống có chất lượng kém, lẫn tạp, giống
mang nguồn bệnh truyền qua hạt làm bùng phát dịch hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nhiều, tốn kém nhưng hạt lúa tạo ra lại có chất lượng không đồng nhất ảnh hưởng tới xuất
khẩu. Vì vậy hạt lúa sạch bệnh sẽ là yếu tố cơ bản cho sự thắng lợi của mùa màng với chi
phí thấp mà nông dân có thể thực hiện được.
Lúa ở Việt Nam thường trồng tập trung và liên tục 2 - 3 vụ một năm trong điều
kiện nhiệt đới ẩm nên các bệnh hại lúa là vấn đề quan trọng. Nhiều bệnh nấm có ảnh
hưởng đáng kể đến năng suất lúa. Sự thiệt hại về sản lượng do sâu bệnh ước tính khoảng
20 %. Sự bùng phát của các bệnh truyền qua hạt được ghi nhận vào đầu những năm 1980
như bệnh đốm lá nâu, bệnh thối hạt do vi khuẩn, bệnh thối bẹ. Các bệnh truyền từ hạt
giống đã và đang dẫn đến những thiệt hại to lớn cho sản xuất lúa mà chất lượng hạt giống
không đạt tiêu chuẩn là một minh chứng cho điều đó (Nguyễn Thị Khoa, 1997). Để đáp
ứng nhu cầu hạt giống lúa có chất lượng tốt đầu tiên cần phải làm tốt công tác sản xuất và
phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng
hạt giống. Để làm tốt công tác phòng bệnh trên hạt giống nói chung và trên hạt lúa nói
riêng, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao không gây thiệt hại cho người và cho gia súc chúng ta
cần tiến hành các biện pháp phòng trừ chúng. Bọc polymer là giải pháp mới giúp người
nông dân dễ dàng kiểm soát sâu bệnh cho cây trồng ngay từ ban đầu. Đó là lý do thực
hiện đề tài “Ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer kết hợp thuốc xử lý hạt tới tác

nhân gây bệnh và chất lượng hạt giống lúa”.

1


1.2 Mục đích – yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích đề tài
- Xác định thành phần nấm bệnh trên hạt giống lúa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bọc polymer kết hợp với các loại hóa chất xử
lý hạt tới sự phát triển của nấm bệnh và chất lượng hạt giống lúa.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Định danh thành phần nấm gây bệnh hại trên hạt giống lúa.
- Khảo sát hiệu quả của biện pháp bọc polymer kết hợp với các loại hóa chất xử lý hạt
trong việc phòng trừ nấm gây hại và chất lượng giống lúa trên loại hạt bình thường và hạt
lem trước khi gieo trồng.
1.2.3 Giới hạn của đề tài
- Đề tài thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà luới trong thời gian ngắn chưa tiến
hành diện rộng ngoài đồng ruộng.
- Chỉ nghiên cứu các tác nhân gây bệnh là nấm bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm bệnh hạt lúa giống
2.1.1 Hiện trạng sản xuất và cung cấp lúa giống ở một số nước Châu Á
Ở Malaysia, lượng giống nhà nước sản xuất chỉ chiếm 30 %, còn lại là giống của
nông dân tự sản xuất. Nông dân chọn vùng để giống ở giữa ruộng, lúa bằng đều, sạch cỏ
để làm giống cho vụ sau, làm sạch và phơi hạt giống trước khi gieo như giê (93,3 %),

thường dùng nước muối hoặc thuốc trừ nấm để xử lý hạt (Deka và ctv,1996).
Việc sản xuất ở Thái Lan có cải thiện hơn, 78,9 % lượng giống nông dân sử dụng
là của chính phủ, giống địa phương chiếm 11,07 % và 9,9 % là lúa giống truyền thống.
Lúa cỏ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lẫn tạp và ở mức 5,5 % chỉ sau các loại
hạt cỏ lồng vực, các loại hạt đều dưới tiêu chuẩn để giống (Disthaporn và ctv, 1996).
Theo kết quả kiểm nghiệm một số mẫu giống lúa ở cả 2 đợt điều tra năm 1992 và
1997 của công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam, Cục Bảo Vệ Thực Vật và Viện
nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chất lượng lúa giống của nông dân
còn thấp so với tiêu chuẩn ở hầu hết các chỉ tiêu về ẩm độ, lẫn tạp, hạt cỏ và lúa cỏ ( Ngô
Văn Giáo, 1997, Cục Bảo Vệ Thực Vật, 1996 và 1997; Viện nghiên cứu Lúa đồng bằng
sông Cửu Long, 1997).
Theo Hồ Văn Chiến và ctv (2001), chất lượng lúa giống ở 18 tỉnh phía nam năm
2001 có chất lượng thấp hơn tiêu chuẩn, 36,8 % số mẫu có tỉ lệ nảy mầm thấp hơn 80 %,
độ ẩm hạt cao hơn 14 % ở 72 % số mẫu. Theo Nguyễn Quốc Lý (2003), chất lượng lúa
giống ở Đồng Tháp năm 2003 còn thấp, các chỉ tiêu như tỉ lệ nảy mầm dưới 70 %, đa số
hạt giống có độ ẩm cao hơn 14 % và độ sạch hạt giống chưa cao.
2.1.2 Những nghiên cứu về nấm bệnh hạt lúa trên thế giới
Nghiên cứu bệnh hạt giống được các nước phát triển rất chú trọng, đặc biệt là ở
những nước ở Châu Âu trong đó có Đan Mạch. Chính phủ Đan Mạch thành lập một Viện
3


để nghiên cứu bệnh hạt giống cho các nước đang phát triển (DGISP). Ngay từ những năm
1970, Viện đã có nhiều công trình hợp tác nghiên cứu về nấm, vi khuẩn và virus truyền
bệnh qua hạt giống. Trên lúa đặc biệt có nhiều bệnh có nguồn gốc từ hạt như: đạo ôn
(Pyricularia grisea), đốm nâu (Bipolaris oryzae), lúa von (Fusarium moniliforme), khô
đầu lá (Microdochium oryzae), thối bẹ (Sacrodochium oryzae, Pseudomonas
fuscovaginae), thối hạt (Pseudomonas glumae), than vàng (Ustilaginoidae virens). Tại
Châu Á, Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) được thành lập năm 1960 tại Philippines,
sau đó Phòng Sức Khỏe Hạt Lúa Giống được thành lập năm 1982.

2.1.2.1 Ảnh hưởng cửa nấm có nguồn gốc từ hạt đến sự xuất hiện bệnh trên cây lúa
Từ năm 1983 đến năm 1997, phòng sức khỏe hạt giống của IRRI đã kiểm tra hơn
500.000 lô hạt lúa giống và phát hiện hơn 80 loài nấm kí sinh, trong đó Alternaria
padwickii chiếm ưu thế (Mew và Gonales, 2002).
Hạt lúa giống khi ly trích đã phát hiện 942 mẫu có vi khuẩn hiện diện, trong đó có
2 % gây bệnh là Bukholderia, 4 % Acidovorax gây bệnh nám bẹ lúa. Các nấm được phát
hiện trên hạt là 53 loài, trong đó có 15 loài gây bệnh trên lá và trên thân lúa (Anonymous,
1998).Các bệnh quan trọng trên cây lúa như đạo ôn (Pyricularia grisea), đốm vằn
(Rhizoctonia solani), đốm nâu (Bipolaris oryzae), bạc lá vi khuẩn (Xanthomonas oryzae
pv. oryzae), tungo (rice tungo baciliform virus) và một số bệnh quan trọng khác được suy
xét là có nguồn gốc từ hạt (Richardson, 1990; Agarwal và ctv, 1989).
Các loại nấm gây bệnh cho lúa có khoảng 56 loại, chúng gây bệnh trên lá, thân,
trên bẹ lá, rễ và gây bệnh trên hạt ,trong số này có khoảng 33 loại gây ra những bệnh quan
trọng (Mew và ctv, 1988). Theo Diaz và ctv (2002), hạt lúa giống khi li trích đã phát hiện
các loại nấm trên hạt lúa là hơn 53 loại trong đó có 15 loại gây bệnh trên lá, thân lúa.
Theo cách đánh giá và phân loại gây hại trên lúa có nguồn gốc từ hạt của Kato và
ctv (1988) thì chúng được phân thành 4 nhóm: i) Các loại nấm như Pylicularia grisea,
Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme, Alternaria padwickii và Epphelis oryzae, chúng
xâm nhập qua qua vỏ trấu và mày lúa gây ra bệnh trên cây mạ; ii) Nấm Curvularia
4


lutana, Alternaria padwickii và Bipolaris sorokiniana, chúng xâm nhập qua vỏ trấu và
mày lúa và gây ra bệnh lem, đen và giảm chất lượng hạt lúa; iii) Các loại nấm mà chúng
tạo ra một khối bào tử trên bông, khi thu hoạch và chế biến các bào tử này nhiễm, dính
vào gây giảm chất lượng lúa gạo; iv) Các loại nấm mà chúng chỉ xâm nhiễm qua vỏ trấu
gây ra hiện tượng đen hạt lúa, lem hạt lúa làm giảm giá trị và chất lượng hạt giống.
Những tác nhân nấm gây bệnh như: Nigrospora spp., Phaeoseptoria spp., Fusarium spp.,
Septoria spp., Trematosphaeropris spp., Phaeoseptoria spp., Diplodia oryzae và Oospora
oryzae này được coi là mầm bệnh chủ yếu thường phát triển trên mày lúa. Tác giả cho

rằng nhóm (i), (ii) là nấm lây nhiễm hạt, nhóm (iii), (iv) thuộc nhóm tạp nhiễm trên hạt.
Khi kiểm tra 388 mẫu hạt giống từ 11 quốc gia, Mathur và ctv (1972) đã phát hiện
khoảng 73 % số mẫu nhiễm Alternaria padwickii. Các mẫu hạt lấy lừ Ai Cập, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Nepan và Thái Lan bị nhiễm nặng Alternaria padwickii có khi lên tới 80 %.
Theo tổng kết của Aulakh và ctv (1974), nấm Bipolaris oryzae nhiễm ở 16 quốc gia khác
nhau khi kiểm tra 686 mẫu hạt lúa giống, mức nhiễm từ 1 – 5 % chiếm khoảng 50 % số
mẫu, mức nhiễm từ 11 – 90 % chiếm khoảng 34 %.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả như Ahamad và ctv (1989) ở Pakistan,
Reddy và Khare (1977) ở Ấn Độ, Nsemwa và Wolfhechel (1999) ở Tanzania, Jayaweera
và ctv (1988) ở Srilanka thì các loài nấm kết hợp với hạt giống phổ biến nhất là
Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme. Trong khi đó nấm
Pyricularia grisea và nấm Rhizoctonia solani rất hiếm khi xuất hiện.
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nấm có nguồn gốc từ hạt đến sự nảy mầm của hạt lúa giống
Theo Justice và Bass (1978), hạt giống có thể bị các tác nhân gây bệnh như nấm, vi
khuẩn, virus đột nhập trước khi thu hoạch. Virus phá hoại trên hạt tồn trữ ít xảy ra thường
xuyên và chúng duy trì ở tình trạng ngủ nghỉ, chỉ gây hại khi hạt nảy mầm. Vi khuẩn mặc
dù có khả năng phá hoại hạt giống tồn trữ nhưng chúng thường duy trì ở tình trạng tiềm
ẩn bởi vì độ ẩm môi trường cần thiết cho sinh trưởng của chúng thường ở mức cao.
Trong bảo quản, nấm xâm nhập vào những hạt giống bị tổn thương hoặc nứt vỡ
nhanh hơn nhiều so với hạt giống lành lặn. Nấm kí sinh và hoại sinh trong kho bao gồm
5


Alternaria, Chaetomium, Cladosporium, Rhizopus spp., Fusarium, Helminthosporium.
Chúng duy trì ở tình trạng ngủ nghỉ trong suốt quá trình bảo quản hạt cho đến khi ẩm độ

gia tăng đến 14 % ở hạt ngũ cốc. Theo Christensen và Kaufman (1965), những nấm này
được xác định là “nấm bảo quản”, để phân biệt với “nấm ngoài đồng”. Chúng hiện diện ở
trong hoặc bề mặt hạt tồn trữ và có thể phá hủy hạt. Chúng có thể sinh trưởng dưới điều
kiện ẩm độ giới hạn mà nấm ngoài đồng mà các vi sinh vật khác không thể phát triển.

Thực tế có nhiều loại nấm bảo quản thực sự thích nghi và sinh trưởng tốt dưới điều kiện
ẩm độ môi trường khô. Một vài loại có thể xâm nhập các loại hạt có ẩm độ cân bằng với
ẩm độ môi trường không khí là 65 %.
Theo Justice và Bass (1978) , những nấm chính trong bảo quản là nấm Aspergilus
và Penicillin ssp.. Chúng xuất hiện khắp nơi với số lượng lớn và phá hại hạt giống bảo
quản ở nhiệt độ 4 – 450C ẩm độ tương đối 65 – 100 %. Chúng có thể tấn công bất kì loại
hạt giống nào khi điều kiện môi trường thuận lợi. Khi thủy phần hạt cao hoặc nhiệt độ và
ẩm độ không khí cao, nấm mốc trong kho sinh trưởng nhanh và có thể phá hại hạt đồng
thời gây hiện tượng bốc nóng.
Theo Christensen (1957), các loại nấm mốc gây hại không thể tăng trưởng và sinh
sản trên hạt giống có thủy phần cân bằng với ẩm độ không khí thấp hơn 30 – 65 % tương
đương với ẩm độ hạt từ 4 – 13 %. Tuy nhiên, một vài loại nấm ưa môi trường khô có thể
xâm nhập hạt có ẩm độ rất thấp. Vì vậy, chưa kể đến các điều kiện khác, muốn loại trừ tác
hại của nấm mốc phải phơi sấy hạt đến thủy phần 4 – 13 % tùy theo giống.
Hạt lúa giống nhiễm bệnh không những là nguồn bệnh cung cấp cho vụ sau mà
chúng còn làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Imolehin (1983) đã ghi nhận sự ảnh
hưởng của các loại nấm khác nhau có nguồn gốc từ hạt đến sự nảy mầm, tác giả thấy rằng
có mối tương quan nghịch giữa hạt nhiễm nấm và sự nảy mầm (r = - 0,79). Mối tương
quan giữa mỗi loài nấm với sự nảy mầm cho thấy rằng có mối tương quan khá rõ giữa
nấm Bipolaris oryzae với sự nảy mầm yếu của hạt (r = - 0,7) đối với lúa cạn và (r = - 0,78)
đối với lúa vùng thấp. Nấm Fusarium moniliforme cũng có mối tương quan nghịch rất rõ
giữa nhiễm nấm này và sự nảy mầm ở các lúa giống vùng thấp và tất cả các giống lúa cạn.
6


2.1.3 Những nghiên cứu trong nước
Theo báo cáo của Lý Đại Khoa (2005) kiểm ttra 90 mẫu hạt giống tại 3 huyện của
tỉnh An Giang thấy hầu hết đều nhiễm các loại nấm là Alternaria padwickii, Bipolaris
oryzae, Curvularia lutana và Fusarium moniliforme và một số nấm hoại sinh khác cũng
xuất hiện như Aspergillus sp., Rhizopus sp. nhưng tỉ lệ nhiễm không đáng kể. Riêng nấm

Bipolaris oryzae, tác nhân gây ra bệnh đốm nâu có thể truyền qua vụ sau trong điều kiện
nhà lưới nếu hạt giống nhiễm nấm này cao (60 – 80 %).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Khoa và ctv (1997), ở các tỉnh trung du
Bắc Bộ và ven biển Miền Trung trên các giống CR 203 và IR 17494 thì 100 % số mẫu
nhiễm Bipolaris oryzae và Alternaria padwickii. Giống CR 203 nhiễm 50% Alternaria
padwickii và 20% Bipolaris oryzae làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Giống IR 17494 nhiễm cả hai
nấm Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae đều ở mức 40 % làm giảm sức sống cây mạ.
2.2 Ảnh hưởng củac các biện pháp kĩ thuật, điều kiện canh tác và bảo quản sau thu
hoạch đến sức khỏe hạt giống
2.2.1 Các biện pháp kĩ thuật và điều kiện canh tác
Kĩ thuật gieo lúa được coi như khâu khởi đầu cho một vụ lúa trên nền ruộng được
chuẩn bị trước. Những khâu kĩ thuật tiếp theo nhằm phát huy tiềm năng của giống lúa về
năng suất cũng như chất lượng. Hạt giống lúa bị lẫn tạp, khiếm khuyết nhiễm bệnh thì hạt
sẽ èo ọt, sinh trưởng phát triển kém dẫn đến năng suất giảm (Nguyễn Văn Luật, 2001). Có
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt trong đó yếu tố ảnh hưởng không
nhỏ là các vi sinh vật gây hại trên hạt. Các vi sinh vật gây bệnh trên hạt phụ thuộc rất lớn
vào tình trạng tiểu khí hậu mà cây lúa đang phát triển, vì vậy để sản xuất giống khỏe, việc
chọn vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Cần chọn những vùng có áp lực bệnh thấp,
biên độ nhiệt ngày đêm thấp, ít sương mù để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh, tránh vùng
đất cát, đất mùn vì dễ bộc lộ bệnh đốm nâu (Kato và ctv, 1988).
Năng suất cũng như sức khỏe hạt giống là tổng hợp của rất nhiều yếu tố tác động
bao gồm các yếu tố sinh học cũng như phi sinh học, và chúng tác động có thể cộng gộp lại
7


hay đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy để có hạt giống khỏe chất lượng tốt cần quan tâm
nhiều hơn đến quản lý tổng hợp các biện pháp canh tác cũng như phòng trừ dịch hại. Có
thể tóm lược các biện pháp quản lý trong một số khâu như: chọn giống, làm đất, chế độ
nước tưới, mức phân bón, mật độ gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ dịch hại.
Mật độ gieo cấy có liên quan rất rõ đến mức độ nhiễm bệnh. Theo Agarwal và ctv

(1973), nếu khoảng cách cấy 15 cm thì nhiễm bệnh nặng hơn so với cấy khoảng cách 20 –
25 cm. Tác giả cũng phát hiện ra mối quan hệ giữa nhiễm nấm Alternaria padwickii và
lượng đạm bón. Sự nhiễm bệnh tăng với mức bón đạm từ 0 - 200 kg. Khả năng nhiễm
nấm Curvularia lutana, nhiễm nấm Phoma sp. và nhiễm nấm Tricothecium khi bón mức
100 kg/ha tăng so với bón mức đạm từ 0 - 50 kg/ha.
Bệnh biến màu hạt lúa thường do nhiễm các vi sinh vật nhất định có mặt trên vỏ
trấu hoặc trong hạt gạo, là nguyên nhân quan trọng làm giảm sức khỏe hạt giống. Có
nhiều yếu tố làm tăng khả năng phát sinh bệnh biến màu hạt như đất chua hay có nhiều
ion sắt, mật độ trồng quá dày, bón đạm nhiều độ ẩm không khí cao, trong cùng một điều
kiện canh tác mức độ lem hạt thay đổi theo giống (Agarwal và ctv, 1989).
Bón thừa đạm dẫn đến bộc phát nghiêm trọng của bệnh đạo ôn, còn nếu bón thiếu
đạm, các nguyên tố như Si, Mn, Mg, Ca, K và Fe thì thuận lợi cho bệnh đốm nâu phát
triển (Kato và ctv, 1988). Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae lan truyền
thuận lợi và phát triển mạnh hơn trong điều kiện cây lúa được bón nhiều đạm, ruộng ngập
nước, hay có mưa to, gió lớn nhất thời kì lúa gần chín cũng chính là thời kì có nguy cơ lây
nhiễm nguồn bệnh vào hạt rất cao. Vì vậy các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng cần tránh
ngập lụt và giữ mực nước chuẩn khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng để tránh sự nhân lên
và lan rộng của vi khuẩn, nếu bị nhiễm nặng có thể tạm ngừng bón đạm.
Bệnh thối bẹ lúa do nấm Sarocladium oryzae gây ra cũng thuộc loại bệnh có thể
truyền qua hạt, ngoài đồng ruộng nấm có thể xâm nhiễm qua khí khổng, vết thương. Điều
này chứng tỏ sự lây nhiễm đáng kể qua gốc rạ và rạ, vì vậy việc dọn sạch tàn dư trên
ruộng lúa và vai trò quan trọng của phương thức làm đất đến sự tồn tại của nguồn bệnh.

8


Qua các phân tích nêu trên cho thấy rằng, sức khỏe hạt giống hay sự lây nhiễm các
nguồn bệnh trên hạt chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi sự kiểm soát dịch bệnh ngoài đồng,
thông qua các biện pháp kĩ thuật canh tác hay sự cải thiện môi trường sinh thái ở ruộng
lúa và của nhiều yếu tố tự nhiên khác.

2.2.2 Điều kiện thu hoạch và bảo quản hạt giống
Điều kiện bảo quản gọi là tối hảo khi mà hoạt động biến dưỡng trong hạt giống
được giữ ở mức tối thiểu. Hầu hết hạt giống được bảo quản trong điều kiện càng khô ráo
và nhiệt độ càng thấp thì giữ được sức sống càng lâu dài. Không phải tất cả các loại hạt
đều yêu cầu điều kiện bảo quản như nhau mà phải phù hợp với đặc điểm sinh học của nó.
Theo Bains (1971), bảo quản trung hạn hoặc dài hạn đối với một số hạt giống cần phải
loại trừ các tác hại của sâu bệnh, phải phơi sấy hạt giống tới thủy phần 4 – 8 %. Tác giả
đã đánh giá sự mất mát và khôi phục hoạt động nảy mầm khi hạt lúa giống được bảo quản
trong điều kiện ẩm độ môi trường được kiểm soát. Hạt lúa giống thủy phần 10 – 14 % có
thể bảo quản trên 2 năm ở điều kiện nhiệt độ là 180C. Tuy nhiên ở cùng điều kiện nhiệt độ
trên nếu thủy phần hạt trên 19 %, tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm sau 1 năm. Nếu thủy phần
của hạt giống khoảng 5 – 6 % thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp nhưng tỉ lệ nảy mầm không đổi
trong 9 tháng và quá trình nảy mầm sẽ trở lại bình thường khi hạt giống được hồi ẩm.
Thủy phần hạt lúa giống thường được sử dụng là 13 % và bảo quản kín để có thể duy trì
thủy phần hạt giống không thay đổi trong quá trình bảo quản.
Khả năng lan truyền của nguồn bệnh từ hạt giống sang mạ tùy thuộc vào khả năng
sống và tồn tại của vi sinh vật gây bệnh trong quá trình bảo quản nếu không dùng một
biện pháp xử lý nào trên hạt. Nấm bệnh lây nhiễm hoặc tạp nhiễm trên hạt có tuổi thọ rất
khác nhau tùy thuộc rất nhiều yếu tố như vị trí lây nhiễm bên trong hạt hay vỏ hạt, điều
kiện bảo quản, độ ẩm hạt.
Theo Iguchi (1964), nấm Bipolaris oryzae có thể sống được 28 đến 29 tháng ở
nhiệt độ 30 0C nhưng không thể sống hơn 5 tháng ở nhiệt độ 35 0C, nấm Fusarium
moniliforme có thể tồn tại trong hạt ít nhất 3 năm với điều kiện khô ráo trong phòng. Độ
sạch thấp của hạt giống do lẫn tạp cỏ dại hay các tạp chất khác cũng là một nguy cơ làm
9


ảnh hưởng tới sức khỏe hạt giống bởi các hạt cỏ có tỉ lệ nhiễm nấm bệnh khá cao
Bipolaris oryzae là 21 %, Alternaria padwickii là 43 % (Nguyễn Quốc Lý, 2003).
2.3 Các nghiên cứu về xử lý hạt giống làm giảm sự phát triển nguồn bệnh có nguồn

gốc từ hạt
Việc xử lý hạt giống trước và sau thu hoạch là một vấn đề rất quan trọng trong việc
bảo quản hạt và trước khi đem hạt ra gieo trồng, nhất là trong điều kiện không thuận lợi.
Theo Misra (1994), việc xử lý hạt giống được biết đã có từ thời đế chế La Mã, khi đó
người ta dùng rượu và dịch chiết của lá cây Bách để xử lý hạt. Các biện pháp xử lý hạt
giống đã được nghiên cứu mạnh ở Nhật Bản từ năm 1966 để cải thiện sức khỏe hạt giống
bao gồm các khâu sàng sảy, giê, ngâm nước muối, nước nóng và hóa chất.
2.3.1 Biện pháp chọn lọc hạt giống
Những hạt giống có khả năng nhiễm nấm bệnh thường có thể được phát hiện qua
những dấu hiệu trên hạt như vết lem, vết đốm trên hạt hoặc những hạt không chắc. Những
hạt này có thể loại bỏ bằng nhiều cách như giê, ngâm nước muối hay lựa chọn bằng tay.
Trong một nghiên cứu của Mathur và ctv (2002), có tiêu đề “Cải thiện sức khỏe hạt giống
và tỉ lệ nảy mầm qua việc lựa chọn hạt bằng tay”, cho biết khi hạt nguyên có tỉ lệ nảy
mầm 60 – 70 % được lựa bằng tay những hạt lem, đốm có tỉ lệ nảy mầm 34 – 48 % còn
những hạt sạch bệnh có tỉ lệ nảy mầm 82 – 93 %. Những hạt sạch được lựa bằng tay khi
gieo cây mạ phát triển tốt hơn so với hạt nguyên, còn những cây mạ phát triển từ hạt lem,
đốm phát triển không đều, một số chết trong thời gian 14 ngày. Những cây mạ chết có sợi
nấm phát triển quanh thân, hệ thống rễ bị thối.
Sử dụng phương pháp lựa hạt giống sạch và dùng dung dịch nước muối 15 % trước
khi gieo sạ trên ruộng nông dân vụ hè thu 2001 và đông xuân 2001 – 2002 làm giảm đi
một số bệnh truyền qua hạt như đốm nâu, vàng lá, khô đầu lá, bạc lá, thối bẹ và lem lép
hạt. Năng suất tăng từ 12 – 15 %, ngoài ra phẩm chất của hạt thu hoạch (hạt sạch) tăng
(Phạm Văn Dư và ctv, 2003).
Các nguồn nấm bệnh trên hạt có thể bị loại trừ đáng kể khi ngâm trong dung dịch
muối ăn thông thường hoặc dung dịch (NH4+)2SO4. Sau khi ngâm thì vớt bỏ hạt nổi và rửa
10


hạt chìm bằng nước trước khi gieo. Theo Anselme (1988), thì hạt giống khi xử lý bằng
các dung dịch muối cũng có hiệu quả diệt nấm bệnh khá tốt. Hạt giống khi được xử lý

bằng KCl và (NH4+)2SO4 thì nguồn bệnh đốm nâu và cháy lá ở cây mạ giảm đáng kể. Hạt
lúa khi được ngâm trong các dung dịch 10 % hoặc 20 % của (NH4+)2SO4, NH4NO3,
KH2PO4, hoặc KNO3 năng suất lúa tăng đáng kể so với không xử lý. Fujii (1983) cũng
cho biết việc tách hạt bằng dung dịch muối được thực hiện khá lâu ở Nhật Bản. Người ta
phân hạt thành các cấp khác nhau khi nó được lấy ra từ dung dịch muối có tỉ trọng pha
chế khác nhau.
2.3.2 Xử lý thuốc trừ nấm trước khi thu hoạch
Theo Kato (1988), việc áp dụng thuốc trừ nấm trong suốt thời kì phát triển của cây
lúa, đặc biệt là thời kì trổ bông và tạo hạt thì mang lại hiệu quả cao trong việc trừ các
nguồn bệnh khác nhau. Theo tác giả thì một số loại thuốc sau đây có hiệu quả trong việc
trừ các loại nấm gây bệnh trên hạt trước khi thu hoạch: thuốc fthalide (rabcide), edifenfos,
iprobenphos (Kitazin), tricyclazole (Beam), probenazole (Ozyzemate), pyroquilon
(Coratop), fongorene có hiệu lực cao đối với bệnh đạo ôn (Pyricularia grisea); edifenfos,
iprodione (Rovral), Captan (orthpcide), Thiram (TMTD) có hiệu lực cao trừ bệnh đốm
nâu (Bipolaris oryzae); Benomyl có hiệu lực cao trừ bệnh lúa von (Fusarium
moniliforme) và hỗn hợp của thuốc edifenfos và polyoxin có hiệu quả trừ bệnh biến màu
trên hạt lúa. Việc phun thuốc Mancozeb, IBP trước và sau trổ bông có hiệu quả cao trong
việc hạn chế bệnh biến màu hạt (Agawal và ctv, 1989).
Thuốc trừ nấm được phun vào giai đoạn lúa làm đòng và phun nước muối 10 %
sau khi trổ 20 ngày thì có tác dụng hỗ trợ làm giảm đáng kể bệnh lem lép hạt lúa (Deka và
ctv, 1996). Sử dụng 4 loại thuốc: Rovral 50 WP (ở nồng độ 0,1 %), Anvil 5 SC (ở nồng
độ 0,2 %), Thiram 75 WP (ở nồng độ 0,2%) và Kitazin 50 ND (ở nồng độ 0,2 %) phun 3
lần, 10 ngày trước khi trổ, khi 80 % chồi trổ và 10 ngày sau trổ có hiệu quả với 3 loại
nấm: Helminthosporium oryzae, Fusarium moniliforme và Curlaria lutana (Võ Thanh
Hoàng và Lê Hữu Hải, 1993).

11


2.3.3 Xử lý hạt giống sau thu hoạch

Xử lý hạt giống là một công tác rất quan trọng và chủ động trong quản lý dịch hại.
Ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, việc xử lý hạt giống trở thành một biện pháp
phổ biến ở các trang trại. Theo Misra và Mew (1994), các biện pháp xử lý hóa chất có ưu
điểm là :
-

Bảo vệ hạt khỏi sự nhiễm các nguồn bệnh ngay giai đoạn đầu của sự nảy mầm.

-

Dễ dàng hơn xử lý cho cây và có thể làm được trong phòng và không bị ảnh
hưởng bởi khí hậu thời tiết.

-

Đòi hỏi ít hóa chất hơn, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường so với xử lý cho cây.

-

Xử lý hạt tốt sẽ kích thích sức chống chịu tốt hơn cho cây, cải thiện được chất
lượng hạt giống và góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Một số hạn chế trong xử lý giống hiện nay:
-

Thiếu những loại thuốc trừ nấm có tính lưu dẫn, phổ rộng để tác động đến
nhiều loại nấm kí sinh bên trong hạt và có thể phá vỡ được cấu trúc ngủ nghỉ
của bào tử.

-


Không bảo vệ được giai đoạn hạt nảy mầm khỏi sự lây nhiễm các loài nấm
bệnh trong đất, do các hóa chất không tiếp tục kết dính trên bề mặt hạt khi gieo
trồng ngoài đồng.

2.3.3.1 Xử lý hạt bằng hóa chất trừ nấm
Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm đã được nghiên cứu sâu rộng ở nhiều nước
khác nhau. Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm không những đề phòng được nấm ở đất
xâm nhiễm, mà còn làm cho mạ mọc tốt hơn. Nghiên cứu của Kauraw (1986), dùng thuốc
trừ nấm để xử lý hạt giống có tác dụng đối với sự nảy mầm như kéo dài rễ mầm, thân
mầm. Trong số 6 loại thuốc được kiểm tra hiệu quả xử lý hạt giống, bằng phương pháp
Blotter thì thấy Dithane M - 45 và Bavistin làm tăng tỉ lệ nảy mầm từ 3 – 4 % so với đối
chứng, nhưng khi thí nghiệm trong chậu thì giảm tỉ lệ nảy mầm 3 %. Thuốc Bavistin và
Captan làm tăng tỉ lệ nảy mầm 3 – 4 % đối với thí nghiệm trong chậu. Như vậy thuốc
Bavistin làm tăng tỉ lệ nảy mầm trong chậu và Blotter. Thuốc trừ nấm Thirde – 75 và
12


Vitavax làm tăng chiều dài rễ của cây mạ khi so với đối chứng ngược lại thuốc Dithane –
M – 45, Foltaf, Bavistin và Captan làm giảm chiều dài rễ của cây mạ theo thứ tự 21,5,
18,4, 18,8 và 12,2 mm ở phương pháp Blotter và trong chậu là 10,0 mm. Đối với phương
pháp Blotter thì tất cả các loại thuốc trừ nấm đều giảm chiều dài thân mầm, ngoại trừ
thuốc Vitavax làm tăng chiều dài thân mầm.
Thuốc Agrosan và Captan có hiệu quả trừ cao đối với nấm Fusarium equiseti và
nấm Pyricularia grisea. Thuốc Bavistin ngoài việc dùng để trừ Fusarium solani,
Fusarium moniliforme, Cladosporium cladosporioides còn làm cải thiện sự nảy mầm của
hạt. Thuốc Agrosan GN và Bavistin + Thiram có hiệu quả cao đối với nấm Sacroladium
oryzae. Thuốc Agrosan GA thấy có hiệu quả tốt đối với áp lực của Alternaria padwickii
(Misra và Dharam, 1990).
Ở Việt Nam, Nguyễn Danh Thạch (1998), khi nghiên cứu xử lý hạt bằng 4 loại

thuốc hóa học gồm Tilt 250 ND, Anvil 5 SC, Bonanza 100 SL, Benlate 50 WP cho thấy
các thuốc này đều có khả năng phòng chống bệnh lem lép hạt. Trong đó thuốc Tilt 250ND
có hiệu quả tốt nhất, thuốc Anvil 5 SC có hiệu quả diệt vi khuẩn rất thấp so với các loại
thuốc còn lại, thuốc Benlate 50 WP không có ảnh hưởng đến sự phát triển của lá mầm và
rễ, nhưng các loại thuốc còn lại đều có ảnh hưởng đến chiều dài lá mầm và rễ ngắn hơn
đối chứng không xử lý.
Những nghiên cứu ngoài đồng ruộng do Viện nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu
Long thực hiện, nhằm xác định ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt giống đến sự phát
triển của bệnh đốm nâu và biến màu hạt cũng đưa ra kết luận là hạt giống sau khi qua các
khâu xử lý cơ học như giê, đãi hạt bằng nước được xử lý bằng các hóa chất trừ bệnh như
Zineb 0,2 %, Dithane 45 WP, Rovral 50 WP làm giảm đáng kể bệnh biến màu trên hạt và
năng suất hạt tăng 7 – 16 % so với đối chứng không xử lý. Nghiên cứu còn cho thấy
không có sự khác biệt giữa các thời kì xử lý: lúc hạt khô chưa ngâm, lúc ngâm giống lúa
hay đang ủ giống (Lương Minh Châu, 2001).
Xử lý hạt với thuốc trừ nấm có hiệu quả trừ nguồn bệnh ở hạt và làm tăng sự nảy
mầm của hạt. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc trừ nấm sẽ gây ô nhiễm môi trường và có hại
cho sức khỏe con người, nên các biện pháp xử lý hạt khác cũng cần được quan tâm.
13


2.3.3.2 Xử lý hạt bằng hóa chất kích kháng
Mục tiêu của việc cải thiện sức khỏe hạt giống là có được cây trồng khỏe mạnh, đề
kháng tốt với bênh hại từ đó giảm được nguồn bệnh truyền từ cây sang hạt giống. Việc xử
lý hạt bằng các hóa chất trừ nấm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ của mục tiêu này hơn
nữa nó cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy việc sử
dụng một số dạng hóa chất kích kháng để xử lý hạt giống có thể là một hướng quan trọng
để giải quyết vấn đề này.
Tính kháng lưu dẫn là kiểu tính kháng bệnh của cây hình thành sau khi được chủng
bằng những vi sinh vật hay những hóa chất xác định. Trên thế giới tính kháng lưu dẫn chủ
yếu được nghiên cứu ở cây hai lá mầm và một số ít ở cây một lá mầm. Một số hóa chất

trừ nấm như Fosethyl – Al, Metalaxyl và Triazoles cũng có hoạt tính kích kháng, thuốc
trừ nấm và vi khuẩn Probenazole chỉ độc nhẹ trong invitro, nhưng kích hoạt các phản ứng
phòng vệ khác nhau trong cây lúa (Agrios, 1997).
Kế thừa một số nghiên cứu sử dụng chất kích kháng trên cây lúa, ở Việt Nam các
hóa chất như SA, ASA, K2HPO4 và một số chất khác cũng đã được nghiên cứu làm chất
kích kháng với bệnh đạo ôn lúa. Phun oxilic acid nồng độ 8 mM và Na2B4O7 nồng độ
1mM sẽ kích thích tính kháng bệnh đạo ôn hạt lúa. Hạt lúa được xử lý bằng cách ngâm
24h trong dung dịch ASA và K2HPO4 với nồng độ 10 mM và 30 mM tương ứng đã làm
giảm chỉ số bệnh đạo ôn ở thời kì 30 ngày sau gieo ở mức ý nghĩa so với đối chứng. Sử
dụng chất kích kháng Natri – tetraborate (Na2B4O7) ở liều lượng 6 – 24 mM làm giảm tỉ
lệ bệnh cháy lá từ 19 – 27 % trong điều kiện nhà lưới, đồng thời làm giảm 7 % tỉ lệ bệnh
trên cổ gié ở thí nghiệm ngoài đồng ruộng và làm tăng năng suất 10 – 12 % trong điều
kiện ngoài đồng ruộng (Phạm Văn Dư, 2001).
2.3.3.3 Xử lý hạt bằng biện pháp vật lý
Ngoài các biện pháp xử lý trên thì biện pháp xử lý hạt giống bằng biện pháp vật lý
như sử dụng nhiệt, nước nóng, hơi nóng cũng có hiệu quả trừ nguồn bệnh ở hạt giống lúa.
Theo báo cáo của Fujii (1983), xử lý nhiệt khô hoặc nước nóng có hiệu quả trừ cao đối
14


với bệnh khô đầu lá do tuyến trùng Aphelenchoides besseyi và một số loài vi khuẩn như
Acidovorax avenae subsp. avenae gây ra bệnh sọc vi khuẩn lá lúa và gây bệnh thối hạt vi
khuẩn. Theo tác giả thì hạt giống có độ ẩm 13 – 14 % khi ngâm trực tiếp vào nước nóng
56 – 570C trong 10 – 15 phút hoặc xử lý hơi nóng 70 – 750C trong 6 – 7 ngày thì có hiệu
quả trừ nguồn bệnh từ hạt giống, nhưng xử lý nhiệt như vậy có ảnh hưởng nhẹ đến sự nảy
mầm của hạt. Zeighler và Alvarez (1989), đề nghị xử lý hạt bằng nhiệt độ khô trong 6
ngày sẽ loại bỏ được vi khuẩn Pseudomonas glumae. Phương pháp sau khi ngâm nước lọc
6 giờ sau đó nhúng vào nước nóng 650C trong vòng 10 phút, sau đó tiếp tục nhúng vào
nước nóng 540C trong 5 phút có tác dụng trừ bệnh lúa von (Nguyễn Văn Luật, 2001).
2.3.3.4 Xử lý hạt bằng tác nhân sinh học (vi khuẩn đối kháng)

Biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh cây nói chung và xử lý hạt nói riêng là
điều khiển môi trường, cây trồng và sinh vật đối kháng thích hợp, để tạo nên một cơ chế
cân bằng cần thiết, giúp giảm mầm bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại. Nhờ đó, bệnh của
cây trồng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng về mặt kinh tế. Biện pháp sinh
học không có mục đích tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh và cũng không có khả năng này
(Phạm Văn Kim, 1999). Sử dụng tốt VKĐK (Vi khuẩn đối kháng) trong phòng trừ bệnh
trên hạt là một biện pháp tích cực, chủ động và an toàn cho hệ sinh thái.
Mew và Rosales (1986), nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng trên ruộng lúa
để phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa do nấm Rhizoctonia solani cho thấy, vi khuẩn có
huỳnh quanh và không có huỳnh quang trong môi trường KMB (King`s Medium B) đều
ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Rhizoctonia solani trên môi trường sinh dưỡng và
kích thích sự nảy mầm của hạt lúa. Khi sử dụng hạt lúa được ngâm với dung dịch vi
khuẩn giúp cây lúa chống lại sự xâm nhiễm và hạn chế bệnh phát triển. Khi nghiên cứu sử
dụng chuẩn vi khuẩn Pseudomonas fluorescens – 1 được thu thập từ Coimbatore và
Hyderabad (Ấn Độ) để xử lý hạt đều có hiệu quả làm giảm tỷ lệ chồi nhiễm bệnh và chỉ
số bệnh trong điều kiện ngoài đồng (Sivakumar và Narayanaswamy, 1998).
Trong 718 chủng vi khuẩn trích từ hạt lúa đã được trắc nghiệm với nấm
Rhizoctonia solani, Pyricularia grisea, Fusarium moniliforme và Sacrocladium oryzae
15


trên môi trường nhân tạo PPM (Pigment Production Medium), kết quả có 32 chủng ngăn
chặn được sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani, 27 chủng đối kháng với nấm
Pyricularia grisea, 1 chủng ức chế sự phát triển nấm Sacrocladium oryzae và không có
chủng nào ức chế được sự phát triển của nấm Fusarium moniliforme. Giữa những chủng
vi khuẩn này có 10 chủng vừa hạn chế được nấm Rhizoctonia solani và Pyricularia
grisea, 1 chủng đối kháng với nấm Sacrocladium oryzae và nấm Pyricularia grisea trên
môi trường nhân tạo. Có 10 chủng vi khuẩn đối kháng kích thích sự phát triển của rễ chồi,
làm gia tăng trọng lượng khô cây mạ ở 7 và 14 ngày tuổi khi được so sánh với lô hạt
ngâm nước (Pamplona và ctv, 2001).

Chủng vi khuẩn đối kháng Rh 12542 đã được chọn tạo từ 288 chủng, được phân
lập từ hạt lúa, vừa ngăn được sự phát triển của khô vằn trên lúa và bệnh héo xanh cây con
trên đậu xanh do nấm Rhizoctonia solani gây ra và làm giảm tỷ lệ chết cây con 50% so
với đối chứng thông qua xử lý hạt với dung dịch vi khuẩn này (Birun và ctv, 2001).
Phân lập 200 mẫu (mỗi mẫu gồm đất, thân, lá và hạt) được thu thập cùng hệ sinh
thái với lúa nước, có trên 1000 chủng vi khuẩn khác nhau. Trong đó có khoảng 520 loài vi
khuẩn có khả năng ức chế nấm Rhizoctonia solani hại lúa. Trong 520 loài vi khuẩn đối
kháng này có 208 loài (chiếm 40 %) được phân lập từ đất, 182 loài (chiếm 35 %) được
phân lập từ hạt và 130 loài (chiếm 25%) từ các nguồn khác (thân, lá lúa và cỏ dại trong
ruộng lúa) (Phạm Văn Dư và Nguyễn Thị Phong Lan, 2005).
Trong hơn 2000 chủng vi khuẩn được phân lập từ hệ sinh thái cây lúa nước của Bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại học Cần Thơ, có 2 vi khuẩn đối kháng mạnh nhất với
nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa đặt tên là DP7L1 – 17 (Bacillus
cepacia) và DP7V – 19 (Pseudomonas cepacia). Khi phun chủng DP7L1 – 17 với mật số
106 CFU/ml 3 lần cách nhau 5 ngày và phun DP7L1 – 17 CFU/ml 3 lần có phối hợp thêm
nữa liều thuốc Validacin 3 DD (15ml/bình 8 lít) ở lần phun vi khuẩn đầu tiên 25 NSC đã
bảo vệ cây lúa không bị nhiễm bệnh đốm vằn trong suốt 40 ngày kể từ ngày chủng hạt
nấm (Rhizoctonia solani) lây bệnh trong suốt điều kiện ngoài đồng.

16


×