Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 103 trang )

Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG QUY
TRÌNH ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI – THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA

TÁC GIẢ

HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Lê Tấn Thanh Lâm

Tháng 7 năm 2010
1


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
***********

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******



PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG

MSSV: 06149048

Khóa học: 2006 – 2010

Lớp: DH06QM

1. Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG QUY
TRÌNH ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA”
2. Nội dung KLTN
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan hiện trạng bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hòa
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa bãi chôn
lấp Trảng Dài
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2010

Kết thúc: tháng 06/2010

4. Họ tên GVHD: Th. S LÊ TẤN THANH LÂM
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày ….tháng…..năm 2010
Ban chủ nhiệm Khoa


Ngày 11 tháng 7 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

LÊ TẤN THANH LÂM

2


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

LỜI CẢM ƠN
Suốt bốn năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh,
em đã được trang bị rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu cho hành trang
tương lai của mình và nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình của Thầy
Cô, người thân, bạn bè.
Chính vì vậy, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài
Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt
cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, trong thời gian
hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Lê Tấn
Thanh Lâm. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc tình cảm và công lao Thầy
đã dành cho em.
Chân thành cám ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH06QM đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên phòng Kỹ Thuật – Công
ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hòa đã hết lòng giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị em, tất cả mọi
người trong gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn
giúp con có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2010
Sinh viên

Huỳnh Thị Tuyết Nhung

3


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận “Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa bãi chôn
lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hòa” bao gồm các nội dung chính sau:
¾ Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu về mục tiêu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu đề tài.
¾ Tổng quan về bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hòa
- Vị trí bãi chôn lấp Trảng Dài.
- Tình hình hoạt động của bãi chôn lấp.
- Quy mô, công suất.
- Các hạng mục trong bãi chôn lấp.
- Vận hành bãi chôn lấp.
- Nguồn phát sinh chất thải khu vực bãi chôn lấp.
¾ Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và môi trường nước (nước ngầm,
nước mặt, nước thải) của bãi chôn lấp.
¾ Tính toán mức độ gia tăng dân số, khối lượng rác phát sinh đến năm 2010, thể
tích hố chôn và thời gian đóng cửa cho từng hố chôn lấp. Từ đó, xây dựng lộ
trình sau giai đoạn đóng cửa của bãi chôn lấp.
¾ Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường sau giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp
- Hệ thống thu và xử lý nước thải

- Hệ thống thu và xử lý khí thải
- Công tác giám sát chất lượng môi trường sau giai đoạn đóng cửa
- Các biện pháp quản lý và kiểm soát môi trường
¾ Kết luận và đề nghị: trình bày kết luận chung về những kết quả mà đề tài đã đạt
được, kết luận chi tiết cho quy trình đóng cửa bãi chôn lấp và đề nghị tăng
cường công tác quản lý và kiểm soát môi trường sau giai đoạn đóng cửa bãi
chôn lấp.

4


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

MỤC LỤC
Trang tựa
Lời cảm tạ ................................................................................................................................. i
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp ................................................................................................ ii
Mục lục .................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................... iv
Danh mục các bảng biểu ....................................................................................................... vii
Danh mục các hình ................................................................................................................. ix
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................1


1.3.

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................2

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................2

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................2

1.6.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN VÀ TỔNG QUAN BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI - THÀNH PHỐ
BIÊN HOÀ
2.1.

TỔNG QUAN BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI.............................................................4

2.2.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÃI CHÔN LẤP ....................................................4

2.3.

QUY MÔ, CÔNG SUẤT ...............................................................................................5


2.4.

CÁC HẠNG MỤC TRONG BÃI CHÔN LẤP .............................................................5

2.4.1. Hình thức chôn lấp .........................................................................................................5
2.4.2. Ô chôn lấp.......................................................................................................................5
2.4.3. Chống thấm cho ô chôn lấp ............................................................................................6
2.4.4. Đường ra vào bãi ............................................................................................................6
2.4.5. Các công trình phụ trợ khác ...........................................................................................6
2.5.

VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP ......................................................................................7

2.5.1. Quy trình xử lý CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại...........................7
2.5.2. Thu gom và xử lý nước rỉ rác .........................................................................................8
2.5.3. Thu gom và xử lý khí thải .............................................................................................11
2.5.4. Kết quả giám sát môi trường tại BCL ...........................................................................12
2.6.

NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI KHU VỰC BÃI CHÔN LẤP ............................15

2.6.1. Giai đoạn vận hành BCL ...............................................................................................15
5


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

2.6.2. Giai đoạn đóng cửa BCL ...............................................................................................16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI
ĐOẠN VẬN HÀNH VÀ ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP ...........................................17

3.1.1. Tác động tới môi trường nước .......................................................................................17
3.1.2. Tác động đến môi trường không khí .............................................................................20
3.1.3. Tác động đến chất lượng môi trường đất ......................................................................22
3.1.4. Tác động đến môi trường sinh thái................................................................................23
3.1.5. Các tác động khác..........................................................................................................23
3.2.

LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG KHÍ GAS PHÁT SINH TỪ BCL .........24

3.2.1. Giới thiệu mô hình LandGem........................................................................................24
3.2.2. Xác định kết quả tính toán từ ứng dụng phần mềm LandGem chạy trên nền
phần mềm Excel ............................................................................................................25
3.3.

TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC RỈ RÁC .......................................................................26

3.3.1. Tính toán nước rỉ rác theo phương án 1 ........................................................................26
3.3.2. Tính toán nước rỉ rác theo phương án 2 ........................................................................27
3.4.

XÂY DỰNG CÔNG THỨC TÍNH DUNG TÍCH LỚN NHẤT CỦA BCL ................29

Chương 4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG QUY
TRÌNH ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP
4.1.


PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BCL ....................................................30

4.1.1. Môi trường không khí....................................................................................................30
4.1.2. Môi trường nước............................................................................................................31
4.2.

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÓNG CỬA BCL............................................................36

4.2.1. Thống kê lượng rác thu gom và vận chuyển từ năm 1998 – 2010, thể tích hố
chôn lấp .........................................................................................................................36
4.2.2. Lộ trình đóng cửa của từng hố chôn lấp ........................................................................38
4.2.3. Xây dựng lộ trình sau giai đoạn đóng cửa của bãi chôn lấp .........................................39
4.3.

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SAU GIAI ĐOẠN
ĐÓNG CỬA ..................................................................................................................46

4.3.1. Hệ thống thu và xử lý nước thải ....................................................................................46
4.3.2. Hệ thống thu và xử lý khí thải .......................................................................................49
4.3.3. Công tác giám sát chất lượng môi trường sau giai đoạn đóng cửa ...............................52
4.3.4. Các biện pháp quản lý và kiểm soát môi trường ...........................................................53
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.

KẾT LUẬN ...................................................................................................................55
6


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 


5.1.1. Kết luận chung...............................................................................................................55
5.1.2. Kết luận chi tiết .............................................................................................................55
5.2.

ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................................56

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................57
Phụ lục 1
Phụ lục 2

7


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

:

Bãi chôn lấp

BOD

:
Nồng độ oxy cần thiết để VSV trong nước phân hủy chất
hữu cơ

TNMT


:

Tài Nguyên Môi Trường

CN

:

Công nghiệp

CTR

:

Chất thải rắn

HTXL

:

Hệ thống xử lý

KHCN & MT :

Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường

KLN

:


NMOCs

:

NT
QCVN

Số lượng không khí methane và hợp chất hữu cơ
:

:

Kim loại nặng
Nước thải

Quy chuẩn Việt Nam

SH

:

Sinh hoạt

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

VSV

:

Vi sinh vật

XLNT

:

Xử lý nước thải

8


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng giám sát chất lượng không khí .......................................................................12
Bảng 2.2. Bảng giám sát chất lượng nước ngầm .....................................................................12
Bảng 2.3. Bảng giám sát chất lượng nước mặt ........................................................................13
Bảng 2.4. Bảng giám sát chất lượng nước thải ........................................................................14
Bảng 3.1. Các ảnh hưởng của khí H2S lên con người ..............................................................21
Bảng 4.1. Bảng thống kê lượng rác thu gom và vận chuyển từ 1998 – 2009 ..........................36

Bảng 4.2. Thể tích của từng hố chôn lấp rác............................................................................37
Bảng 4.3. Bảng lượng rác cộng dồn qua các năm tại bãi chôn lấp ..........................................38
Bảng 4.4. Bảng xây dựng lộ trình sau giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp..................................43
Bảng 4.5. Bảng dự toán trồng cây xanh và thảm cỏ giai đoạn sụt lún tự nhiên ......................44
Bảng 4.6. Bảng dự toán san lấp đất tại bãi chôn lấp ................................................................44
Bảng 4.7. Bảng dự toán san đầm đất tại bãi chôn lấp ..............................................................45
Bảng 4.8. Bảng số lượng cây bạch đàn và nhà thấp tầng tại bãi chôn lấp ...............................45
Bảng 4.9. Bảng lượng nước rỉ rác từ năm 1998 – 2010 ...........................................................46
Bảng 4.10. Bảng lượng nước rỉ rác từ năm 2011 – 2050 .........................................................46
Bảng 4.11. Bảng so sánh 2 hệ thống xử lý nước rỉ rác ............................................................49
Bảng 4.12. Bảng so sánh 2 mô hình tính khí phát sinh từ bãi chôn lấp ...................................51

9


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo ô chống thấm cho mỗi ô chôn lấp................................................................6
Hình 2.2. Quy trình xử lý CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại .....................7
Hình 2.3. Sơ đồ minh họa lắp đặt ống dẫn nước rỉ rác tại một ô chôn lấp ...............................9
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác ..............................................................................9
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí các giếng thu khí cho một ô chôn lấp ..................................................11
Hình 3.1. Giao diện trang nhập các thông số ...........................................................................25
Hình 3.2. Mô hình tổng quát minh hoạ sự hình thành nước rỉ rác ..........................................27
Hình 3.3. Mặt cắt của 1 hố chôn lấp ........................................................................................29
Hình 4.1. Biểu đồ nồng độ bụi lơ lửng tại BCL ......................................................................30
Hình 4.2. Biểu đồ pH nước ngầm BCL ...................................................................................31
Hình 4.3. Biểu đồ độ cứng toàn phần nước ngầm ...................................................................31
Hình 4.4. Biểu đồ hàm lượng Pb nước ngầm ..........................................................................32

Hình 4.5. Biểu đồ hàm lượng E.Coli nước ngầm ....................................................................32
Hình 4.6. Biểu đồ pH nước mặt BCL ......................................................................................33
Hình 4.7. Biểu đồ hàm lượng DO nước mặt ............................................................................33
Hình 4.8. Biểu đồ hàm lượng BOD5 nước mặt ........................................................................33
Hình 4.9. Biểu đồ hàm lượng COD nước mặt .........................................................................33
Hình 4.10. Biểu đồ TSS nước mặt ..........................................................................................33
Hình 4.11. Biểu đồ hàm lượng Coliform nước mặt .................................................................33
Hình 4.12. Biểu đồ pH nước thải .............................................................................................34
Hình 4.13. Biểu đồ độ màu nước thải ......................................................................................34
Hình 4.14. Biểu đồ hàm lượng BOD5 nước thải ......................................................................35
Hình 4.15. Biểu đồ hàm lượng COD nước thải .......................................................................35
Hình 4.16. Biểu đồ hàm lượng Asen nước thải .......................................................................35
Hình 4.17. Biểu đồ hàm lượng E. Coli nước thải ....................................................................35
Hình 4.18. Biểu đồ lượng nước rò rỉ từ năm 1998 – 2055 ......................................................47
Hình 4.19. Sơ đồ hệ thống thu và xử lý nước rỉ rác.................................................................47
Hình 4.20. Sơ đồ xử lý khí thải BCL .......................................................................................50
Hình 4.21. Biểu đồ tổng lượng khí phát sinh ứng dụng từ mô hình LandGEM ......................51
Hình 4.22. Biểu đồ tổng lượng khí phát sinh của mô hình LandGEM....................................51

10


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp của Thành


phố Biên Hoà sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh
hoạt và chất thải rắn công nghiệp. Việc thải bỏ chất thải rắn một cách bừa bãi và không
đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây
ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống
con người.
Việc hình thành một bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã mang tới nhiều tác động tích
cực cho công tác quản lý chất thải rắn tại Thành phố Biên Hoà nói riêng và tỉnh Đồng
Nai nói chung. Sau một khoảng thời gian, với lượng rác ngày càng tăng do quá trình
đô thị hóa và sức chứa giới hạn của bãi, chủ vận hành sẽ tiến hành quy trình đóng cửa
và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường về tình hình môi trường và
tình hình hoạt động của hệ thống quan trắc của bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hoà là nơi tiếp nhận chất thải rắn của
Thành phố Biên Hoà và các khu công nghiệp. Cho đến nay, lượng chất thải được chôn
lấp trong bãi đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật theo Thông tư liên
tịch số 01/2001/TTLT – BKHCN&MT – BXD ngày 18/01/2001 về việc hướng dẫn
các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận
hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường và xây dựng quy trình đóng cửa của bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố
Biên Hoà”. Đề tài có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phù hợp với điều kiện thực
tế của Thành phố Biên Hoà - một Thành phố đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nên đề tài có tính thực tiễn cao.
1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí của bãi chôn lấp.
- Xây dựng quy trình đóng cửa bãi chôn lấp.
- Đề xuất biện pháp quản lý môi trường cho bãi chôn lấp sau khi bãi đóng cửa.
11



Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

1.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích hiện trạng môi trường khu vực bãi chôn lấp.
ƒ Môi trường không khí
ƒ Môi trường nước (nước ngầm, nước mặt, nước thải)
- Xây dựng quy trình đóng cửa bãi chôn lấp.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường sau giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp
ƒ Hệ thống thu và xử lý nước thải
ƒ Hệ thống thu và xử lý khí thải
ƒ Công tác giám sát chất lượng môi trường sau giai đoạn đóng cửa
ƒ Các biện pháp quản lý và kiểm soát môi trường sau giai đoạn đóng cửa

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp số liệu, tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp giám sát môi trường và phân tích.
- Sử dụng Excel để tính toán số liệu.
- Sử dụng phần mềm LandGEM phiên bản 3.02 và ứng dụng phần mềm
LandGem chạy trên nền phần mềm Excel của tác giả Lê Tấn Thanh Lâm đã
nghiên cứu vào năm 2007 để tính toán lượng khí phát sinh của BCL.

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hoà.

- Phạm vi: Bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hoà quy mô 15 hécta
gồm 9 hố rác sinh hoạt và 5 hố rác công nghiệp không nguy hại được tiến
hành xây dựng vào 2 giai đoạn năm 2003 và năm 2007.
- Thời gian: từ 15/03/2010 đến 30/06/2010.

1.6.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
12


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

- Ý nghĩa môi trường
ƒ Giảm bớt áp lực khi tiếp nhận rác thêm vào bãi chôn lấp đã quá tải, góp
phần ngăn chặn rủi ro ô nhiễm và tác động môi trường do chất thải gây
ra.
ƒ Giảm đến mức tối đa các tác động xấu của bãi chôn lấp trong quá trình
hoạt động và đóng bãi đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của
dân cư xung quanh.
- Ý nghĩa kinh tế
ƒ Tận dụng khí của bãi chôn lấp sau khi đóng cửa tạo Biogas.
ƒ Có thể tận dụng mặt bằng bãi chôn lấp để trồng cây xanh, xây dựng khu
vui chơi, giải trí như kinh nghiệm của các nước khác.
ƒ Giảm tác hại do việc ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ người dân sống
xung quanh khu vực bãi chôn lấp.

13



Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

Chương 2
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ
2.1.

VỊ TRÍ BÃI CHÔN LẤP TRẢNG DÀI
Bãi Chôn Lấp CTR của Trảng Dài đặt tại khu đất rộng 15ha thuộc khu phố 3,

phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố
Biên Hoà khoảng 12km, nằm phía Đông Bắc của Thành phố, có cao độ thay đổi từ 28
- 43m so với mực nước biển. Địa hình nghiêng thoải về phía Bắc – Đông Bắc.
Khu đất này giáp ranh các khu vực như sau:
- Phía Bắc giáp con suối nhỏ và cách bệnh viện Gia Liễu 500m.
- Phía Nam – Tây Nam giáp đường vào UBND phường Tràng Dài và phân
xưởng chế biến phân bón của công ty.
- Phía Đông giáp con suối nhỏ và giáp nhà dân.
- Phía Tây giáp bãi rác công nghiệp hiện hữu.
Vị trí BCL cách khu dân cư chính, đường giao thông và nguồn nước như sau:
- Đến khu dân cư: 400m.
- Đường giao thông: cách đường Đồng Khởi 1000m.
- Nguồn nước mặt: cách rạch ông Hường 1000m .
2.2.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÃI CHÔN LẤP
Cuối năm 2005, công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị

Biên Hòa đã hoàn thành giai đoạn 1 gồm xây dựng 5 hố chôn CTR sinh hoạt (SH4,
SH5, SH6, SH7, SH8,9) và 4 hố chôn CTR công nghiệp không nguy hại (CN1, CN2,
CN3, CN4), hệ thống xử lý nước rỉ rác và một số công trình phụ khác và đã tiến hành

chôn lấp chất thải cho từng hố chôn. Các hố được xử lý nền đáy, lót vải địa kỹ thuật,
màng chống thấm, lắp đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác tại từng đơn nguyên và thu
gom tập trung về hệ thống xử lý nước thải, lắp đặt hệ thống thu khí để xử lý đốt.
Trong giai đoạn 2 (năm 2007) của dự án: đã xây dựng thêm 4 hố chôn SH1,
SH3, SH2 và CN5 (đào hố, xử lý nền đáy, lót vải địa kỹ thuật, màng chống thấm, lắp
đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác, hệ thống thu khí thải) để tiếp tục xử lý rác. Hiện tại,
14


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

rác được đổ khoảng 8ha chiếm 88.41% tổng diện tích khu đất. Tổng cộng lượng rác
hiện chứa tại bãi rác ước tính 778,772 tấn.
2.3.

QUY MÔ, CÔNG SUẤT
Bãi chôn rác sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại được xây dựng theo

phương án do Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường lập và có hệ thống xử
lý rác theo phương án xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 25/2009/BTNMT, ứng với lưu
lượng nước sông từ 50 – 200m3/s và công suất trạm XLNT là 60 - 80 m3/ngày.
- Đào các hố CN1, CN2,…đến CN5 để chôn lấp CTR công nghiệp không nguy
hại và các hố chôn rác SH1, SH2, … đến SH9 để chôn lấp CTR sinh hoạt.
- Xây dựng trạm xử lý nước rỉ rác, phòng thí nghiệm, nhà làm việc, giếng khai
thác nước ngầm, hệ thống xử lý nước.
- Xây dựng các hạng mục phụ trợ khác.
Lượng rác thải bãi tiếp nhận hằng ngày: 400 – 500 tấn/ngày và dung tích lớn
nhất của bãi là 1,4 triệu m3 rác.
2.4.


CÁC HẠNG MỤC TRONG BÃI CHÔN LẤP

2.4.1. Hình thức chôn lấp
Hình thức chôn lấp tại BCL Trảng Dài được lựa chọn là chôn lấp kết hợp chìm
nổi. CTR được đổ xuống các hố nguyên 1 ha đã được đào sẵn và dùng xe ủi để san ủi,
đầm nén chất thải. Sau khi đã lấp hết độ sâu của hố, phế thải tiếp tục được đổ vào chôn
lấp để tạo thành gò rác.
2.4.2. Ô chôn lấp
Mặt bằng chôn lấp được làm thành các hố chôn lấp hình chữ nhật rộng khoảng
1 ha. Mặt bằng từng đơn nguyên được đào sâu khoảng 7m cho đến lớp đất sét chống
thấm, sau đó được san ủi và đầm nén bằng phẳng tạo độ dốc 2%. Xung quanh hố chôn
xây dựng đê kè bằng đất cao 2m, bề rộng đỉnh 2m, độ nghiêng mặt đê 300 có lớp đất
sét chống thấm phía trong dày 0.5m. Đê này có tác dụng để rác tỳ vào và nắn dòng
nước khi mưa lớn có thể chảy vào BCL.

15


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

2.4.3. Chống thấm cho ô chôn lấp
Do mực nước ngầm tại khu vực ở độ sâu 12 - 18m và nền đáy bãi là đất sét có
khả năng chống thấm tốt nên lớp chống thấm được thiết lập bằng ngay đất sét tại đáy
bãi được đầm nén kỹ sau khi đào hố. Để ngăn cản sự ô nhiễm đất và nước ngầm do
nước rỉ rác, đáy và thành ô chôn lấp được chống thấm để đạt hiệu quả có hệ số thấm <
1.10-7cm/s và cụ thể cho một ô chôn lấp được đào lên:
- Một lớp đất sét sát ô chôn lấp dày 60cm tạo độ dốc 2%.
- Lớp vải địa kỹ thuật.
- Lớp màng tổng hợp chống thấm HDPE dày 1.5mm.
- Trên cùng là lớp cát sỏi.

Xung quanh thành hố chôn lấp được phủ một lớp màng tổng hợp chống thấm
HDPE 1.5mm để ngăn thấm nước theo chiều ngang vào hố làm tăng lượng nước rỉ rác.

Hình 2.1. Cấu tạo ô chống thấm cho mỗi ô chôn lấp.
2.4.4. Đường ra vào bãi
Đường nội bộ trong bãi dài 500m là đường đất tạm thời. Đường ra vào bãi được
làm mới từ đường Đồng Khởi vào dài khoảng 1km theo tiêu chuẩn:
- Đường cấp III đồng bằng.
- Chiều rộng nền đường: 10m, bề rộng bề mặt đường: 6m.
- Kết cấu lớp áo đường: nhựa bán thấm.
2.4.5. Các công trình phụ trợ khác
- Nhà điều hành của nhân viên, nhà bảo vệ 50m2, nhà nghỉ, nhà vệ sinh.
- Trạm cân 30 tấn được bố trí ở lối vào bãi, trạm XLNT, trạm biến thế.
- Giếng giám sát nước ngầm, giếng khai thác nước ngầm, HTXL nước cấp.
2.5.

VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP
16


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

2.5.1. Quy trình xử lý CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại
Giai đoạn thi công
Chuẩn bị mặt bằng

Các công đoạn xử lý
Rác thu gom

Phun

EM

Trạm cân rác

Rải
vôi

Đào hố chôn lấp
Bãi XL sơ bộ
XL nền đáy, XD hệ
thống thoát nước
mặt, nước mưa

Xuống rác tại ô chôn lấp
Đầm nén rác
Che phủ tạm thời bằng
lớp đất 10 cm
(hoàn thành lớp thứ 1)
Xuống rác lớp thứ 2,
3…đến khi lắp đầy hố

Nước rỉ rác thu gom để
xử lý

Lớp đất phủ đóng hố >0.6m
Lắp đặt HT thu & đốt khí
Trồng cỏ
Đốt khí bãi rác

Hình 2.2. Quy trình xử lý CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại.

Thuyết minh quy trình xử lý
Trước khi chôn lấp rác, tiến hành thi công hố chôn lấp. Xác định vị trí, chuẩn bị
mặt bằng, đào hố chôn lấp, sau khi đào hố phải xử lý nền đáy của hố tạo ra lớp đáy
chống thấm: ổn định nền đáy bằng lớp đất sét chống thấm, lót lớp vật liệu chống thấm
nước rỉ rác vào tầng nước ngầm, lót các lớp vải địa chất, bổ sung các lớp sỏi và cát để
giữ lại cặn trong nước rỉ rác trước khi thu gom nước rỉ rác và lắp đặt hệ thống thu gom
nước rỉ rác để xử lý trước khi xả thải nước vào môi trường. Xây dựng hệ thống thoát
nước mặt và nước mưa để giảm tối đa lượng nước này xâm nhập vào hố chôn lấp.
Rác sau khi được thu gom và vận chuyển về BCL sẽ được đưa qua trạm cân để
xác định khối lượng và ghi chép vào nhật ký chất thải và đưa đến bãi xử lý sơ bộ.

17


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

Tại bãi xử lý sơ bộ rác được phân loại sơ bộ để thu gom lại một số rác có khả
năng tái chế, sau đó rác thải được phun chế phẩm sinh học EM để khử mùi hôi và tăng
tốc độ phân huỷ sinh học của rác, đồng thời rải vôi để chống ruồi nhặng, khử trùng.
Rác thải sau khi được xử lý sơ bộ được đưa đến hố chôn lấp đã được đào và san
ủi sẵn, tại đây rác tiếp tục được phun EM để tăng tốc độ phân huỷ các chất hữu cơ.
Tại hố chôn lấp, rác được đổ xuống bãi, được san ủi và đầm nén trải thành các
lớp dày khoảng 0.5m. Sau mỗi ngày hoặc khi độ cao gò rác đã đạt 2m thì tiến hành che
phủ tạm thời bằng lớp đất dày khoảng 20cm để hoàn thành lớp thứ 1.
Sau đó tiếp tục xuống rác cho lớp thứ 2,3,...cho đến lớp cuối cùng, tiến hành tạo
lớp đất phủ bề mặt đóng hố chôn lấp. Vật liệu phủ bãi khi kết thúc là lớp đất sét được
đào ngay tại bãi có độ dày 0.5m, lớp phủ trên cùng là đất màu dày 0.6m. Bãi thải sau
khi đóng bãi có chiều cao lớp rác bình quân là 15m.
Khoan và lắp đặt hệ thống thu khí và đốt khí bãi rác.
Cuối cùng trồng cỏ trên bề mặt đóng hố chôn lấp.

Trong quá trình thực hiện chôn rác, từ giai đoạn xử lý sơ bộ đến giai đoạn hoàn
thành hố chôn và khoảng thời gian sau đến khi rác được phân huỷ hoàn toàn đều sinh
ra lượng nước rỉ rác, lượng nước này sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn thải
trước khi xả thải vào môi trường.
Sau khi hoàn thành hố chôn lấp, lượng khí sinh ra do rác phân huỷ sẽ được thu
và đốt bằng hệ thống đã lắp đặt cho đến khi rác được phân huỷ hoàn toàn.
2.5.2. Thu gom và xử lý nước rỉ rác
Nước rỉ rác là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các chất
ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp. Nước rác được hình thành khi
nước thấm vào ô chôn lấp. Các cách nước có thể thấm vào rác:
- Nước sẵn có và tự hình thành khi phân huỷ rác hữu cơ trong BCL.
- Nước có thể rỉ vào qua các cạnh (vách) của ô chôn lấp.
- Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm xuống ô chôn lấp.
- Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp rác trước khi được phủ lớp đất và
trước khi ô chôn lấp được đóng lại.
- Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp sau khi ô chôn lấp đầy.

18


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

Nước từ những khu vực khác chảy qua BCL được thu gom bằng hệ thống thoát
nước nhằm bảo vệ khu vực chôn lấp chống xói mòn trong thời gian hoạt động và tiêu
thoát nước thừa thấm vào ô chôn lấp sẽ tạo thành nước rác.
Công trình thu gom và xử lý nước rỉ rác
Tại BCL Trảng Dài, nước rỉ rác được các ống dẫn dẫn về tập trung tại hố. Từ
đây, nước rác theo một ống dẫn qua bơm để đưa về khu xử lý nước rỉ rác.
Do nền đáy tại đây bằng phẳng, các ống thu nước được bố trí nằm trong các
mương được bảo vệ bởi lớp cát sạn xung quanh. Độ dốc của ống thu là 2%, chiều dài

mỗi ống lớn nhất là 75m, đường kính 90mm, đục lỗ 1 – 2mm, các ống cách nhau 5m.
Chiều nước chảy
Hố thu nước
Ống thu nước
D 90mm

Hình 2.3. Sơ đồ minh họa lắp đặt ống dẫn nước rỉ rác tại một ô chôn lấp.
Quy trình xử lý nước rác: công suất 80m3/ngày.đêm tại BCL
Nước rỉ rác

Hố chôn rác

Bể gom

PVC

Bể trộn
Bể lắng 1
Bể UASB

Không khí

Bể FBR
Bể lắng 2

Bùn

Hố
chôn
lấp rác

công
nghiệp

HT lọc màng

Nước sau xử lý

Hồ sinh học
Mương thoát
nước mưa

Môi trường (suối Bà Ba,
rạch Ông Hường, sông
Đồng Nai)

Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác.
19


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

Nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước thải
Nước rỉ rác từ các hố chôn CTR được dẫn đến bể bơm nhằm tập trung, điều hoà
lưu lượng và nồng độ nước thải tạo thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
Nước thải từ bể gom được bơm sang bể phối trộn hoá chất tạo keo tụ (dung dịch
Na2CO3 và PAC). Lúc đó nước thải sẽ được phối trộn đều với hoá chất nhờ môtơ
khuấy  bể lắng 1, khi đó bông cặn được hình thành với kích thước lớn dần và sẽ kết
lắng xuống do trọng lực.
Phần nước sau khi lắng tiếp tục được bơm sang bể xử lý sinh học kỵ khí (UASB
– xử lý nước thải ở lớp bùn kỵ khí với dòng hướng lên), trên đường vận chuyển được

bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh (để tăng cường phân huỷ sinh học). Các chất hữu
cơ phức tạp sẽ được vi khuẩn kỵ khí phân huỷ và chuyển hoá thành các chất hữu cơ
đơn giản và chuyển hoá tiếp thành các acid hữu cơ, cuối cùng chúng sẽ bị phân huỷ
thành khí CH4 và CO2. Hệ thống UASB được trang bị hệ thống thu gom khí Biogas và
đánh lửa tự động theo chu kỳ để đốt hoàn toàn khí Biogas. Bùn từ lớp đáy bể kỵ khí
(đã giảm hoạt tính sinh học) được dẫn về bể thu bùn.
Nước thải sau xử lý tại bể kỵ khí được chảy tràn qua máng ngăn hình răng cưa,
phần nước chảy tràn tiếp tục được thu gom về bể FBR (xử lý sinh học hiếu khí và
thiếu khí). Thiết bị FBR ứng dụng quá trình sinh trưởng và bám dính trên giá thể của
sinh vật. Tại đây, nước thải được xử lý nhờ 2 chủng vi sinh hiếu khí và thiếu khí với
oxy được cung cấp từ hệ thống sục khí. Trong điều kiện được sục khí liên tục các vi
khuẩn sẽ phân huỷ các chất hữu cơ đơn giản chưa bị phân huỷ từ quá trình kỵ khí có
trong nước thải. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra sinh khối (bùn).
Nước thải sau xử lý tại bể FBR được dẫn qua bể lắng 2, trong bể các cặn lắng
(xác vi sinh) được lắng dưới đáy và bơm về bể thu bùn. Phần nước đã xử lý ở lớp trên
bể lắng được tiếp tục xử lý tại hệ thống lọc màng và trích Clorine. Đây là hệ thống xử
lý hiện đại nhằm loại bỏ các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học và diệt các vi khuẩn
còn tồn tại trong nước thải.
Nước thải sau xử lý được dẫn thải vào hệ thống hồ sinh học (hiếu khí và tuỳ
nghi) là 3 hồ nối tiếp (lót lớp phủ đáy nhằm tránh rò rỉ nước thải ra môi trường theo
đúng tiêu chuẩn thiết kế hồ sinh học) với các chức năng như sau:

20


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

Hồ N1: phân huỷ các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ vi sinh dưới
việc cung cấp O2 của máy sục khí bề mặt.
Hồ N2 và N3: hồ ổn định, nước thải tiếp tục được vi sinh trong hồ phân huỷ các

hợp chất hữu cơ còn lại. Nước thải sau xử lý tại hồ N3 tự chảy vào cống thoát nước đổ
vào suối Bà Ba.
Bùn lắng từ bể thu bùn được hút đưa về hố chôn lấp CTR công nghiệp.
2.5.3. Thu gom và xử lý khí thải
Các khí chính ở hố chôn lấp bao gồm: NH3, CH4, CO2, CO, H2, H2S, N2 và O2.
Một số chất khí vi lượng đặc trưng: aceton, bezene, chlorobenzene, chloroform....
Các quá trình sinh hoá diễn ra ở bãi chôn lấp chủ yếu do hoạt động của các sinh
vật sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho hoạt động sống của
chúng. Các loại vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
Khí gas được cho phát tán có kiểm soát bằng cách bố trí các đường ống PVC,
đường kính 60mm, đục lỗ thu gom khí gas ở giữa các lớp rác và phát tán trên bề mặt
bãi. Xung quanh ống thu được bao bọc bởi lớp cát. Khoảng cách giữa các ống là 30m.
Sau khi BCL được che phủ hoàn chỉnh thì được lắp đặt hệ thống xử lý khí CH4 bằng
cách đốt. Hệ thống thu và xử lý khí bao gồm: giếng thu gom khí, hệ thống đường ống
nối các giếng với nhau và đến thiết bị đốt khí, van an toàn, thiết bị đốt khí. Độ sâu của
giếng được thiết kế phải đạt tối thiểu 70% chiều cao của hố rác. Do đó, với chiều cao
của hố rác kể cả lớp phủ là 15m thì độ sâu của giếng thu khí là 10m.

Ống thu khí
Đầu đốt
Ống dẫn khí

Hình 2.5. Sơ đồ bố trí các giếng thu khí cho một ô chôn lấp.

21


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

2.5.4. Kết quả giám sát môi trường tại BCL

Bảng 2.1. Bảng giám sát chất lượng không khí
STT Các thông số Đơn vị
1
2
3
4
5
6
7
8

phân tích
Độ ồn
Bụi lơ lửng
NH3
H2S
CH4
CO
SO2
NO2

dBa

mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3


05/2007

12/2007

05/2008

12/2008

05/2009

12/2009

40-62
0.31454
0.226
0.017909

52-65
0.27
0.151545
0.058273
13.21545
-

52-71
0.270909
0.186636
0.0855
16.02364


58-79
0.150909
0.408727
0.107733
54.47945

38-73
0.260909
0.533636
0.109982

40-70
0.253636
0.146273
0.054545

-

-

1.83333

1

0.05

0.061666
0.064833


198.1818
18.36364
-

0.019333

TCVN
5937:2005
75*
0.3
0.2
0.042
30
0.35
0.2

QCVN 05:2009
/BTNMT
75*
0.3
0.2
30
0.35
0.2

Ghi chú: “-“: Tiêu chuẩn không quy định
TCVN 5937:2005: Tiêu chuẩn không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
(*): TCVN 5949:1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Tiếng ồn tối đa cho phép.
Bảng 2.2. Bảng giám sát chất lượng nước ngầm

ST
T
1
2
3
4
5
6

Các thông số phân
tích
pH
Độ cứng toàn phần
Chất rắn tổng hợp
Hàm lượng Asen
Hàm lượng Hg
Hàm lượng Pb

Đơn vị

05/2007

12/2007

05/2008

12/2008

05/2009


12/2009

mg CaCO3/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

5.33833
12.16667
90.3
KPH
KPH
KHP

4.6
10.46667
<4
<0.001
<0.0005
0.031167

5.26667
8.8
96.25167
<0.001
<0.0005
0.007

5.03333

10.1333
210
<0.001
<0.0005
0.033

4.1333
9.7667
173.97
<0.001
<0.0005
0.01125

4.46667
13.0567
218.817
<0.001
0.00063
0.0078

22

TCVN
5944:1995
6.5 – 8.5
300 - 500
750 - 1500
0.05
0.001
0.05


QCVN 09:2008
/BTNMT
5.5 – 8.5
500
1500
0.05
0.001
0.01


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

7
8
9
10
11

Hàm lượng Cd
mg/l
Hàm lượng Nitrat
mg/l
Hàm lượng Sắt tổng
mg/l
Feecal Coliform
MNP/100ml
Coliform
MNP/100ml


KHP
0.578333
0.18
KPH
0.83

<0.0005
1.15333
0.185
KPH
KPH

<0.0005
13.135
0.126667
KPH
27

<0.0005
3.10667
0.68167
<2
KPH

<0.0005
25.64
<3
23

<0.0005

3.43
<3
<3

0.01
45
1-5
0
3

0.005
15
5
3

Ghi chú: “-“ Tiêu chuẩn không quy định.
TCVN 5944:1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Bảng 2.3. Bảng giám sát chất lượng nước mặt
STT

Thông số phân
tích

Đơn vị

05/2007

12/2007


05/2008

12/2008

pH
1
6.485
7.45
7.85
7.8
DO
mg/l
4.9
5.05
2
2.4
4.05
BOD5
mg/l
21
12.5
3
17
7.5
COD
mg/l
87
36.5
4
29.5

62
TSS
mg/l
68
52
5
70.45
126.5
Hàm lượng Nitrit
mg/l
0.0155
0.0875
6
0.0675
Hàm
lượng
Nitrat
mg/l
0.155
0.11
7
0.115
Hàm lượng Fe tổng
mg/l
1.72
1.945
8
0.74
2.11
Hàm lượng Pb

mg/l
0.003
0.0045
9
0.02
0.216
Hàm
lượng
Cd
mg/l
<0.0005
<0.0005
10
0.035
0.00125
mg/l
<0.0005
<0.0005
11 Hàm lượng Hg
vết
<0.0005
mg/l
12 Hàm lượng Phenol
0.026
MNP/100ml
13 Coliform
7.8x103 12.25x104 12.65x104 27.65x104
Ghi chú: “-“: Tiêu chuẩn không quy định
TCVN 5942:1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
23


05/2009

12/2009

TCVN
5942:1995

QCVN 08:2008/
BTNMT, cột A2

7.15
3.1
22.5
91.5

6.85
4.6
4
17

5.5 – 9
>2
<25
<35

5.5 – 9
≥4
15
30


103
0.0195
0.12
3.5
<0.004
<0.0005
<0.0005
<0.002
3.5x105

29
0.054
0.165
2.32
0.002
<0.0005
<0.0005
<0.002
323.2x103

80
0.05
15
2
0.1
0.02
0.002
1
10000


50
0.04
10
1.5
0.05
0.01
0.001
0.01
7500


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Bảng 2.4. Bảng giám sát chất lượng nước thải
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18

Các thông số phân
tích

Đơn vị

05/2007

12/2007

05/2008

12/2008

05/2009

12/2009

TCVN
5945:2005cột A

QCVN 25:2009
/BTNMT

pH

Màu sắc (pH = 7)
BOD5
COD
TSS
Hàm lượng Asen
Hàm lượng Hg
Hàm lượng Pb
Hàm lượng Cd
Hàm lượng Cr6+
Hàm lượng Cr3+
Hàm lượng Ni
Hàm lượng CNHàm lượng Phenol
Hàm lượng Nitơ tổng
Hàm lượng Photpho tổng
Hàm lượng Sulfua
Coliform

Pt – Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l

5.88
<5
11
37
48
0.05
vết
0.04
0.005
0.16
5.1
-

5.5
<5
<2
14
<4
<0.001
<0.0005
0.15
<0.002
<0.05
<0.05
<0.02
0.006

0.007
4.61
0.02
<0.02
KPH

7.7
18
3
35
<4
0.003
<0.0005
0.005
<0.0005
<0.05
<0.05
<0.01
0.017
<0.004
19
0.02
<0.02
9.3x102

8.3
<5
14
25
5

<0.001
<0.0005
0.01
<0.0005
<0.05
<0.01
0.01
<0.004
28.9
0.03
9.1x102

7.1
46
6
43
10
<0.001
<0.0005
<0.004
<0.0005
<0.05
<0.05
<0.01
<0.002
<0.004
2.05
0.05
4.0*101


8.0
17
7
14
<0.4
0.001
<0.0005
<0.004
<0.0005
<0.05
0.06
<0.01
0.042
<0.004
19.1
0.06
KPH
2.4x102

6-9
20
30
50
50
0.05
0.005
0.1
0.005
0.05
0.2

0.2
0.07
0.1
15
4

30
50
15
-

MNP/100ml

2.1x103

Ghi chú: “-“ Tiêu chuẩn không quy định.
TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
QCVN 25/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải.
24

3000


Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng quy trình đóng cửa BCL Trảng Dài – Tp. Biên Hòa 

2.6.

NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI KHU VỰC BÃI CHÔN LẤP

2.6.1. Giai đoạn vận hành BCL

Nước thải
- Nước rỉ rác từ BCL
ƒ Nước vào BCL từ phía trên
ƒ

Nước đi vào chất thải rắn

ƒ Nước đi vào trong vật liệu phủ
ƒ Nước đi khỏi từ bên dưới
ƒ Nước được tiêu thụ trong quá trình hình thành khí BCL
ƒ Nước rỉ rác trong khu vực hố đổ rác tạm thời.
- Nước rỉ rác trong các xe chở rác.
- Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL.
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân vận hành BCL, người nhặt rác.
- Nước rỉ rác đã xử lý.
- Nước mưa từ các hố chôn lấp đang xây dựng.
Khí thải
- Khí BCL từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ và các chất hữu cơ độc hại
khác.
- Khí thải từ trạm phát điện.
- Khí thải từ hố đổ rác tạm thời.
- Khí thải, tiếng ồn và rung do xe vận chuyển và các thiết bị vận hành.
- Bụi và chất thải rắn bị cuốn theo gió.
Chất thải rắn
- Đất đá, xà bần của bãi rác cũ, đất nguyên thủy.
- Rác từ cây cối, cỏ dại.
- Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ và công nhân vận hành.
- Rác từ chính BCL phân tán vào môi trường do gió.
Các tác động khác
- Nguy cơ cháy nổ khu vực BCL.

25


×