Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (Authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (triển khai tại trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.27 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






Lê Thái Hưng







VẬN DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
(AUTHENTIC ASSESSMENT) TRONG XÂY DỰNG QUY TRÌNH
VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
(Triển khai tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội)







LUẬN VĂN THẠC SĨ














Hà Nội – Năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






Lê Thái Hưng








VẬN DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
(AUTHENTIC ASSESSMENT) TRONG XÂY DỰNG QUY TRÌNH
VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
(Triển khai tại trường Đại học Giáo dục – Đ ại học Quốc gia Hà Nội)







Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa





Hà Nội – Năm 2012


Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.

A watermark is added at the end of each output PDF file.
To remove the watermark, you need to purchase the software from
/>MỤC LỤC
Mở đầu
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
5
1.1.1. Trên thế giới
5
1.1.2. Việt Nam
7
1.2. Khái niệm, chức năng vai trò và yêu cầu đối với đo lường và đánh giá
trong giáo dục
9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
9
1.2.2. Chức năng của đo lường và đánh giá trong giáo dục
12
1.2.3. Những yêu cầu với hoạt động đánh giá trong giáo dục
14
1.3. Các phương pháp đo lường đánh giá thường dùng trong giáo dục
16
1.3.1. Phương pháp đánh giá qua quan sát
16
1.3.2. Phương pháp đánh giá qua trắc nghiệm, bài tập
17
1.3.3. Phương pháp đánh giá qua sản phẩm
18

1.3.4. Phương pháp đánh giá qua tiểu sử cá nhân
18
1.3.5. Phương pháp đánh giá qua đàm thoại, phỏng vấn
18
1.3.6. Phương pháp đánh giá qua khảo sát, điều tra
19
1.3.7. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ tài liệu
19
1.4. Qui trình kiểm tra đánh giá
19
1.4.1. Xác định mục đích đánh giá
19
1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá và đề kiểm tra tương ứng
20
1.4.3. Tổ chức thi, chấm điểm
21
1.4.4. Ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả thi trước khi công bố kết quả
21
1.5. Công cụ và yêu cầu với công cụ kiểm tra đánh giá
22
1.5.1. Mục đích của công cụ đánh giá của người giáo viên
22
1.5.2. Một số yêu cầu đối với các công cụ kiểm tra đánh giá
24
1.6. Chuẩn, mục tiêu trong giáo dục
28
1.7. Đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment
33
1.7.1. Khái niệm đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment
33

1.7.2. Đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment và đánh giá trắc
nghiệm
35
1.7.3. Ý nghĩa của đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment
38
1.7.4. Một số loại đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment được sử
dụng trong lớp học
40
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUI TRÌNH VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐL&ĐG TRONG GIÁO DỤC
47
2.1. Qui trình đánh giá thành quả học tập theo cách tiếp cận authentic
assessment
44
2.2. Giới thiệu môn ĐL&ĐG trong giáo dục trong chương trình cử nhân sư
phạm tại trường ĐHGD
49
2.3. Đánh giá kết quả học tập môn ĐL&ĐG trong giáo dục theo cách tiếp
cận authentic assessment
51
2.4. Xây dựng công cụ hỗ trợ cho việc chấm kết quả thực hiện nhiệm vụ
thực của người học
75
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
78
3.1. Mô tả quá trình thử nghiệm
78
3.1.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm thử nghiệm
78
3.1.2. Quy trình thử nghiệm

78
3.1.3. Công cụ hỗ trợ quá trình thử nghiệm
80
3.2. Kết quả thử nghiệm
80
3.2.1. Kết quả thực hiện bài đánh giá theo cách tiếp cận authenic của sinh viên
sư phạm
81
3.2.2. Kết quả của các phiếu điều tra
91
3.3. Đánh giá sơ về quy trình xây dựng bộ công cụ và bộ công cụ
98
3.3.1. Đánh giá quy trình xây dựng và triển khai bộ công cụ
98
3.3.2. Đánh giá bộ công cụ
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
104
PHỤ LỤC
106

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.
A watermark is added at the end of each output PDF file.
To remove the watermark, you need to purchase the software from
/>1"
"
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã có những
đầu tư đáng kể trong hoạt đ ộng KTĐG thành quả học tập của ngườ i
học ở hầu hết các cấp bậc học. Mặc dù đã có những kết quả nhất
định nhưng những cải tiến này chủ yếu tập trung vào việc sử dụng
các loại hình trắc nghiệm như trắc nghiệm khách quan và trắc
nghiệm tự luận một cách khoa học. Như chúng ta đã biết, các hình
thức đánh giá như trắc nghiệm khách quan hay tự luận đánh giá được
sự hiểu biết và kế t quả lĩnh hội của người học. Tuy nhiên khó có thể
đánh giá được mức độ thành công của người học khi vận dụng
những kiến thức đã học vào những tình huống thật, gần với cuộc
sống. Mà điều này mới đích thực là mục đích của giáo dục.
Như chúng ta đã biết, KTĐG không chỉ là công cụ xác định
kết quả đạt đư ợc của một quá trình đ ào tạo, mà nó còn là công cụ để
người dạy dạ y và người học học, bởi đánh giá thế nào thì thường sẽ
có cách dạy và cách học tương ứng. Mà kết quả cuối cùng của việc
dạy và học là tạo ra được các thế hệ con ngư ời có năng lực hoạt động
thực tiễn, vận dụng được những kiến thức đã học vào giải quyết vấn
đề của thực tiễn. Vậy thì, ngày từ khi dạy học, việc đánh giá kết quả
học tập cần phải lấy nguyên vật liệu từ chính cuộc sống và nghề
nghiệp liên quan sau này. Người học được đ ánh giá càng gần vớ i
thực tế bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Chính vì vậy, nhiều năm gần
đây, xu thế thế giớ i đã quan tâm rất nhiều đến cách thức đánh giá
thành quả học tập bằng cách cho người học thực hiện các nhiệm vụ
thực trong những điều kiện thực. Cách thức đánh giá này gọi là đánh
giá theo cách tiếp cận authentic (authentic assessment).
2"
"
Ở Việt Nam, việc đánh giá thành quả học tập của người học
ở một số ngành nghề, ở một số nội dung học tập… cũng đã thể hiện
dáng dấp của đánh giá theo cách tiếp cận authentic như thực tập sư

phạm của sinh viên sư phạm, các bài toán đố của học sinh tiểu học.
Tuy nhiên, đánh giá theo cách tiếp cận authentic này được nghiên
cứu một cách hệ thống với triết lý của nó thì còn là một vấn đề mới
mẻ. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Vận dụng cách
tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dự ng
quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn Đo lường và
đánh giá trong giáo dục” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích của nghiêu cứu
Nghiên cứu cách tiếp cận authentic trong xây dựng qui trình
và bộ công cụ để đánh giá kế t quả họ c tập môn ĐLĐG trong GD của
sinh viên nhằm đạt được mục tiêu xác thực nhất của môn học và đáp
ứng đào tạo theo chuẩn đầu ra, từ đó tác động trở lại quá trình dạy và
quá trình học môn học này làm cho môn học trở nên ý nghĩa thiết
thực hơn đối với các giáo sinh.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
• Câu hỏi nghiên cứu
Đánh giá theo cách tiếp cận authentic kết quả học tập được
thực hiện theo qui trình như thế nào?
Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo cách tiếp cận authentic
như thế nào để đo lường thành quả học tập của sinh viên môn
ĐL&ĐG trong giáo dục?
Việc sử dụng đánh giá theo cách tiếp cận authentic có ảnh
hưởng như thế nào tới hoạt độ ng dạy – học môn ĐL&ĐG trong giáo
dục?
3"
"
• Giả thuyết nghiên cứu
Quy trình và bộ công cụ đánh giá theo cách tiếp cận
authentic để đánh giá thành quả học tập môn học ĐL&ĐG trong giáo
dục sẽ giúp người dạy và người học đạt được mục tiêu môn học và

người họ c đáp ứng thực tiễn nghề nghiệp tốt hơ n.
4. Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Xây dựng quy trình đánh giá theo cách tiếp cận authentic kết
quả học tập.
- Xây dựng công cụ đánh giá theo cách tiếp cận authentic
trong môn ĐL&ĐG trong giáo dục.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá (Rubric – mức độ thực hiện
các yêu cầu của công cụ).
- Thử nghiệm hệ thống công cụ đánh giá theo cách tiếp cận
authentic và phân tích kết quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sẽ dùng những phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích sản phẩm
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học
6. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về điều kiện thực hiện: đánh giá trong tình huống giả
định (gần giống thực).
4"
"
- Giới hạn về số lượng khách thể: nghiên cứu sẽ thực hiện trên
200 sinh viên năm cuối của trường Đại học Giáo dục – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
7. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Xây dựng qui trình và công cụ đánh giá kết quả học
tập môn ĐL&ĐG trong giáo dục

Chương 3: Thử nghiệm và Phân tích kết quả
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Trong đánh giá, công cụ đánh giá là yếu tố quyết định của vệc
đánh giá khách quan, chính xác và công bằng. Chính vì vậy, ngay từ
năm đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà tâm lý học cũng như giáo dục học
đã nghiên cứu sâu rộng về công cụ xác định đặc điểm nhân cách con
người cũng như thành quả giáo dục mang lại. Trắc nghiệm là một loại
công cụ được nghiên cứu nhiều nhất. Sau 1929 nhà giáo dục người
Mỹ Tylor trong thực tiễn cải cách phương pháp trắc nghiệm nhà
trường đã nhận thấy rằng, trắc nghiệm không thể chỉ coi sách vở là
trọng tâm mà phải lấy mục tiêu giáo dục nhất định để chỉ đạo.
Năm 1956, B.S.Bloom và đồng sự đã tiến hành phân loại mục
tiêu giáo dục trong lĩnh vực nhận thức, nó có tác dụng quan trọng
trong lí luận đánh giá giáo dục và hoàn thiện việc học tập.
Năm 1964 G.Fisher hiệu trưởng trường y Clin ở Anh đã công
5"
"
bố bảng đối chiếu tiêu chuẩn với nội dung chủ yếu là các ví dụ và
việc trình bày bài tương ứng với trình độ chất lượng tập viết, ghép
chữ, số học, và các môn khoa học khác, đ ồng thời quy định tiêu
chuẩn tính điểm theo thang điểm 5.
Đầu những năm 1990, nhiều nhà làm chính sách giáo dục
của Mỹ không hài lòng với loại đánh giá truyền thống bằng giấy bút
nên đã tìm ra mộ t hình thức đánh giá khác, hiệu quả hơn. Hình thức
đánh giá này cho phép thu hẹp khoảng cách giữa những gì người học

học được trong trường với những điều đang diễn ra trong cuộc sống
thực.
Đánh giá theo cách tiếp cận authentic được thực hiện trong
mộ t quá trình trong đó giáo viên sử dụng bài thi hay một nhiệm vụ
mà người học phải hoàn thành để thu thập thông tin về cách thức mà
họ thực hiện nhiệm vụ đó. Loại đánh giá này đ ang được sử dụng khá
phổ biến trong đào tạo đại học ở nhiều trường trong khu vực và
Quốc tế.
1.1.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, khoa học về đo lường và đánh giá trong giáo
dục trước đây trong tình trạng khá lạc hậu và chậm phát triển, đến
nay ngành khoa học này vẫn còn khá mới và non trẻ ở nhiều trường
đại học.
Cuốn Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục của tác
giả Nghiêm Xuân Nùng biên dịch, được xuất bản năm 1995 gồm 4
mảng nội dung lớn.Trong nội dung lớn thứ 3 viết khá rõ về trắc
nghiệm đánh giá kết quả học tập.
Năm 2004, tác giả Nguyễn Công Khanh đã viết cuốn Đánh giá
và đo lường trong khoa học xã hội do NXB Chính trị Quốc Gia xuất
6"
"
bản. Nội dung cuốn sách trình bày phương pháp luận, quy trình, các
nguyên tắc và thiết kế công cụ đo lường; các phương pháp phân tích
item, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực; thiết kế công cụ đo
cũng như các bước cơ bản thực hành các kĩ năng thu thập, xử lí, thích
nghi hóa dữ liệu đó.
Cuối năm 2004, Ngân hàng Thế giới đã cho xuất bản 3 tập báo
cáo nghiên cứu số 29787-VN với đ ề tài Nghiên cứu đánh giá kết quả
học tập môn đọc hiểu Tiếng Việt và môn Toán của học sinh lớp 5 trên
toàn quốc. Và Lê Đức Ngọc đã nhấn mạnh các phương pháp đo lường,

các loại câu hỏi trắc nghiệm, cấu trúc đề thi trong cuốn sách “Đo
lường và đánh giá thành quả học tập”.
1.2. Khái niệm, chức năng vai trò và yêu cầu đối với đo lường và
đánh giá trong giáo dục
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Đo lường (Measurement)
Đo lường là sự xác định số lượng hay đưa một giá trị bằng số cho
việc làm của cá nhân, đó là một cách lượng giá, là việc gán các con
số hoặc thứ bậc theo một hệ thống qui tắc nào đó.
1.2.1.2 Đánh giá (Assessment)
Đánh giá là quá trình đưa ra nhận định về năng lực và phẩm chất
của sản phẩm giáo dục căn cứ vào các thông tin định tính và định
lượng từ các phép đo.
1.2.1.3 Định giá trị (Evaluation)
Định giá trị là sự giải thích có tính chất tổng kết các dữ liệu
có được từ các bài kiểm tra hay những công cụ đánh giá khác. Định
giá trị là việc định ra giá trị của bản thân đối tượng được đánh giá
7"
"
trong mố i tương quan với các đối tượng hay môi trường xung quanh.
Chức năng của đo lường và đánh giá trong giáo dục
a. Chức năng định hướng
b. Chức năng kích thích, tạo động lực
c. Chức năng sàng lọc, lựa chọn
d. Chức năng cải tiến, dự báo
1.2.2. Những yêu cầu với hoạt động đánh giá trong giáo dục
Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Tính qui chuẩn
b. Tính khách quan
c. Tính xác nhận và phát triển

d. Tính toàn diện
1.3. Các phương pháp đo lường đánh giá thường dùng trong giáo
dục
1.3.1. Phương pháp đánh giá qua quan sát
1.3.2. Phương pháp đánh giá qua trắc nghiệm, bài tập
1.3.3. Phương pháp đánh giá qua sản phẩm
1.3.4. Phương pháp đánh giá qua tiểu sử cá nhân
1.3.5. Phương pháp đánh giá qua đàm thoại, phỏng vấn
1.3.6. Phương pháp đánh giá qua khảo sát, điều tra
1.3.7. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ tài liệu
1.3. Qui trình kiểm tra đánh giá
1.4.1. Xác định mục đích đánh giá
Đây là yếu tố đầu tiên đầu tiên mà người giáo viên phải xác
định trước khi tiến hành một hoạt động đánh giá nào đó.
1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá và đề kiểm tra tương ứng
Trên cơ sở mục đích đánh giá được xác định, người dạy quyết
8"
"
định phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp.
1.4.3. Tổ chức thi, chấm điểm
Sau khi đã phân tích từng câu hỏi và toàn bộ bài thi, công việc
tiếp theo là tổ chức một đợt thi.
1.4.4. Ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả thi trước khi công bố
kết quả
Với kết quả đã chấm, trong các kì kiểm tra đánh giá do giáo
viên tự tổ chức cho lớp của mình, việc ghi chép, phân tích qua thống
kê đơn giản và lưu trữ các kết quả cho phép giáo viên theo dõi sự
tiến bộ củ a người học, các dạng lỗi mà học sinh thường gặp để giúp
họ điều chỉnh cách học, khắc phục những nhượ c điểm, đồng thời
động viên họ học tập ngày càng tốt hơn.

1.5. Công cụ và yêu cầu với công cụ kiểm tra đánh giá
1.5.1. Mục đích của công cụ đánh giá của người giáo viên
a. Vì sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình học tập
b. Định hướng cho hoạt động của giáo viên
c. Đánh giá được tiến trình và sự liên tục
d. Xác định được đặc điểm của cá nhân và nhóm người học
e. Phương tiện dạy học và giáo dụ c là cơ sở xác định tài năng sư
phạm
1.5.2. Một số yêu cầu đố i với các công cụ kiểm tra đánh giá
a. Về độ khó
b. Về độ phân biệt
Khi ra một câu hoặc mộ t bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh
nào đó, ngư ời ta thư ờng muốn phân biệt trong nhóm ấy những người
có năng lực khác nhau: giỏi, trung bình, kém Khả năng của câu
trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt.
9"
"
c. Về độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của bài trắc nghiệm với tư cách là một
phép đo lường trong giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần đo. Nói
cách khác, phép đo ấy cần phải đạt đư ợc mục tiêu đề ra cho nó.
d. Độ tin cậy
Trắc nghiệm là một phép đo: dùng thước đo là bài trắc nghiệm để
đo lường một năng lực nào đó của thí sinh. Đ ộ tin cậy của bài trắc
nghiệm chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo
nhờ bài trắc nghiệm.
e. Tính khách quan
g. Tính chính xác
h. Dễ xử lí và tính toán
i. Tính kinh tế

1.6. Thang bậc mục tiêu giáo dục theo B. Bloom – cơ sở xây dự ng
mục tiêu đánh giá trong giáo dục
Tại hội nghị của Hội Tâm lý học Mỹ năm 1948, B. S. Bloom
đã chủ trì xây dựng một hệ thống phân loại các mục tiêu của quá
trình giáo dục. Ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục đã được xác
định, đó là lĩnh vực về nhận thức (cognitive domain), lĩnh vực về
tâm vận động (psychomator domain) và lĩnh vực về cảm xúc, thái đ ộ
(affective domain). Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt
hoặc loại trừ lẫn nhau. Phần lớn việc phát triển tâm lý đều bao hàm
cả 3 lĩnh vực nói trên.
1.7. Đánh giá theo cách tiếp cận authentic
1.7.1. Khái niệm đánh giá theo cách tiếp cận authentic
a. Định nghĩa đánh giá theo các tiếp cận authenic
10"
"
Đánh giá theo các tiếp cận authenic nhằm đánh giá khả năng
của người học trong “ngữ cảnh thực”. Vậy, đánh giá authenic là
một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực
hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi
phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng
thiết yếu (J. Mueler).
b. Một số thuật ngữ tươ ng đồng với đánh giá theo các tiếp cận
authenic
Đánh giá sự trình diễn (Performance Assessment):
Đánh giá bổ sung (Alternative Assessment):
Đánh giá trực tiếp (Direct Assessment):
1.7.2. Đánh giá theo cách tiếp cận authentic và đánh giá trắc
nghiệm
a. Đặc trưng của đánh giá theo các tiếp cận authenic
Đặc trưng của đánh giá theo các tiếp cận authenic là:

+ Yêu cầu người học phải kiến tạo một sản phẩm chứ
không phải chọn hay viết ra 1 câu trả lời đúng.
+ Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình đó.
+ Trình bày một vấn đề thực – trong thế giới thực cho
phép người học bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào
tình huống thực tế.
+ Cho phép người học bộc lộ quá trình học tập và tư duy
của họ thông qua việc thực hiện bài thi.
b. Phân biệt đánh giá theo các tiếp cận authenic và đánh giá trắc
nghiệm
Phân biệt 2 kiểu đánh giá thông qua những đặc trưng cơ bản
của chúng.
11"
"
Đánh giá trắc nghiệm
Đánh giá theo các tiếp cận authenic
Lựa chọn/viết câu trả lời.
Trình diễn hoàn thành một nhiệm vụ.
Mô phỏng.
Trong đời sống thực.
Tái hiện / tái nhận.
Kiến tạo / vận dụng.
Do giáo viên làm.
Do người học làm.
Minh chứng gián tiếp.
Minh chứng trực tiếp.
c. Kết hợp đánh giá trắc nghiệm và đánh giá theo các tiếp cận
authenic
Đánh giá trắc nghiệm và đánh giá theo các tiếp cận authenic
không loại trừ nhau, mà ngược lại, bổ sung cho nhau nhằm đánh giá

mộ t cách toàn diện và chính xác nhất việc đạt mục tiêu của chương
trình khoá học, môn học hay bài học.
1.7.3. Ý nghĩa của đánh giá theo cách tiếp cận authentic
Đánh giá theo các tiếp cận authenic tỏ ra rất hiệu quả đối với
mộ t số mục đích đánh giá và càng ngày càng trở nên phổ biến trong
những năm gần đây vì một số lý do sau:
a. Đánh giá theo các tiếp cận authenic là phép đo trực tiếp
Chúng ta không chỉ muốn biết người học chúng ta nắm được
nội dung môn học sau khi tốt nghiệp mà chúng ta còn muốn họ sẽ
làm được gì trong thực tiễn từ những điều đã học được.
b. Đánh giá theo các tiếp cận authenic thể hiệ n cấu trúc bản chất
của việc học
Các nhiệm vụ của đánh giá theo các tiếp cận authenic không
chỉ phục vụ cho đánh giá mà nó cũng là phương tiện đẩy mạnh việc
học theo đúng bản chấ t của nó.
c. Đánh giá theo các tiếp cậ n authenic kết hợp việc dạy, học và đánh
giá
12"
"
Đánh giá theo các tiếp cận authenic, ngư ợc với các hình thức
đánh giá khác, khuyến khích sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy, học
và đánh giá. Trong nhiều hình thức dạy học và đánh giá, việc dạy,
học và đánh giá thường tách rời nhau. Việc kiểm tra đư ợc tiến hành
mộ t cách hành chính sau một giai đoạ n mà người ta cho rằng người
học đã có được kiến thức hay kỹ năng nào đó.
d. Đánh giá theo các tiếp cận authenic cung cấp nhiề u con đường
trình diễn
Trong học tập, chúng ta có những mặt mạnh và mặt yếu và
trong thể hiện năng lực thực tiễn cũng thể hiện nó ở những mức độ
khác nhau.

1.7.4. Một số loại đánh giá theo cách tiếp cận authentic được sử
dụng trong lớp học
+ Làm các thực nghiệm khoa học.
+ Thực hiện nghiên cứu khoa học xã hội.
+ Viết báo cáo, lịch sử, câu chuyện.
+ Đọc và dịch tác phẩm.
+ Giải toán và ứng dụng chúng trong cuộc sống thực.
Những việ c làm này của ngư ờ i học có thể xếp vào 5 loại
đánh giá theo các tiếp cận authenic như sau:
a. Đánh giá trình diễn (Performance Assessment)
b. Tìm kiếm nhanh (Short Investigations)
c. Câu hỏi mở (Open-Response Questions)
e. Tự đánh giá (Self-Assessment)


13"
"
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUI TRÌNH VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐL&ĐG TRONG GIÁO DỤC
2.1. Qui trình đánh giá thành quả học tập theo cách tiếp cận
authentic
Từ việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu, từ đó tìm những
điểm chung, phù hợp với hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá ở bậc
đại học, chúng tôi đã đề xuất quy trình xây dựng công cụ đánh giá
theo các tiếp cận authenic được thể hiện cụ thể ở 4 bước như sau:
2.1.1. Bước 1: Xác định chuẩn
2.1.2. Bước 2: Xác định nhiệm vụ thực
2.1.3. Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành
nhiệm vụ
2.1.4. Bước 4: Xây dựng bản ma trận mức độ tiêu chí (Rubric)

2.2. Xây dựng công cụ đánh giá thành quả học tập môn ĐL&ĐG
trong giáo dục theo cách tiếp cận authentic
2.2.1. Giới thiệu môn ĐL&ĐG trong giáo dục trong chương trình
cử nhân sư phạm tại trường ĐHGD
Nội dung cơ bản của môn học bao gồm:
1 - Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá kết quả học tập
2 - Mục tiêu dạy học
3 - Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
4 - Kiểm tra đánh giá dưới dạng viết – trắc nghiệm tự luận,
trắc nghiệm khách quan
5 - Qui trình tổ chức một kỳ kiểm tra đánh giá
6 - Một số kĩ thuật xử lý câu hỏi thi.
2.2.2. Xây dựng công cụ đánh giá theo cách tiếp cận authentic
2.2.2.1. Bước 1: Xác định chuẩn môn học ĐL&ĐG trong giáo dục
14"
"
a. Chuẩn nội dung môn học ĐL&ĐG trong giáo dục:
- Phân tích các khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục,
trình bày được vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong
giáo dục.
- Phân tích được khái niệm mục tiêu trong đánh giá, xác định
được vị trí của mục tiêu trong mối tương quan với các khái
niệm khác như định hướng, mục đích.
- Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong đánh giá
b. Chuẩn quá trình môn học ĐL&ĐG trong giáo dục:
- Thiết kế được qui trình đánh giá kết quả học tập của người
học.
- Xây dựng được mục tiêu môn học, bài học làm cơ sở cho
hoạt động đánh giá.
- Xử lý, phân tích và đánh giá được chất lượng và các đặc

trưng của câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm.
- Xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự
luận.
- Lập được hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong việc theo dõi tiến bộ
của học sinh.
- Lập được kế hoạch đánh giá cải tiến.
- Tổ chức được 1 kì thi - kiểm tra theo đúng qui trình.
c. Chuẩn giá trị môn học ĐL&ĐG trong giáo dục:
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh
giá trong quá trình dạy học.
- Hình thành thái độ công bằ ng, khách quan và khoa học trong
kiểm tra đánh giá.
15"
"
2.2.2.2. Bước 2: Xác định nhiệm vụ thực của môn học ĐL&Đ G trong
giáo dục
Chúng tôi đã xây dựng nhiệm vụ thực cho môn học này như
sau: Nhóm bạn là một tổ chuyên môn của một trư ờng phổ thông,
được giao nhiệm vụ xây dựng hồ sơ kiểm tra đánh giá môn học cho
mộ t học kì. Hãy:
+ Lập kế hoạch triển khai
+ Hoàn thành hồ sơ:
+ Nhận định tính khả thi khi áp dụng dưới trường THPT:
+ Yêu cầu chung của bộ hồ sơ:
• Hoàn thành bộ hồ sơ cho một học kì, chương trình ban cơ
bản
• Các nhóm sinh hoạt theo hình thức của tổ chuyên môn của
mộ t trường phổ thông
• Các buổi sinh hoạt được ghi chép, chụp ảnh, ghi âm (quay
phim nếu có)

• Các đầu việc phải đáp ứng các yêu cầu (các tiêu chí)
• Trước ngày sinh hoạt tổ chuyên môn cho mỗi nội dung, các
thành viên in sản phẩm của mình cho giảng viên (đánh giá cá
nhân)
• Vai trò trưởng nhóm và thư kí phải đ ư ợc hoán đổi trong suốt
quá trình thực hiện (sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ)
Nhiệm vụ thực trên có thể chia thành các nhiệm vụ nhỏ:
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng bài kiểm tra kiến thức nền
- Nhiệm vụ 2: Xây dựng hệ mục tiêu chi tiết
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Nhiệm vụ 4: Xây dựng lịch trình kiểm tra đánh giá
16"
"
- Nhiệm vụ 5: Xây dựng kế hoạch chi tiế t cho các đ ề
kiểm tra
- Nhiệm vụ 6: Tổng hợp sản phẩm cá nhân, tổ chức
các buổi sinh hoạt chuyên môn cho mỗi nỗi dung,
hoàn thiện sản phẩm nhóm, đầy đủ các minh chứng:
Kế hoạch thực hiện của nhóm, biên bản thả o luận
chuyên môn (ghi rõ nội dung được bàn luận, ý kiến
của các cá nhân, kết luận của cuộc họp theo mẫu),
bảng đánh giá sản phẩm của cá nhân…
2.2.2.3. Bư ớ c 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành các
nhiệm vụ
a. Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra kiến thức nền
- Xác định đúng những nội dung người học đã học có
liên quan tới nội dung môn học sắp triển khai.
- Mức độ khó của bài test vừa phải nhưng vẫn có khả
năng phân loại nhóm học sinh. (mức độ nhớ, hiểu,
vận dụng)

- Lựa chọn loại hình kiểm tra phù hợp.
b. Tiêu chí đánh giá hệ mục tiêu chi tiết
• Mục tiêu phải phù hợp với các hoạt đ ộng của người học
• Người học nào cũng có thể đọc và hiểu được những mục
tiêu đó
• Mục tiêu phải thực sự SÁNG SUỐT (SMART)
- Cụ thể (Specific)
- Đo lường được (Measurable)
- Có thể thực hiện được/đạt đư ợc (Achivable)
- Có tính thực tế (Realistic)
17"
"
- Có giới hạn về thời gian (Time-scaled)
c. Tiêu chí đánh giá ngân hàng câu hỏi
- Dung lượng đủ lớn
- Chất lượng của từng câu hỏi
- Sự đa dạng của loại hình câu hỏi
d. Tiêu chí đánh giá lịch trình kiểm tra đánh giá
- Xác định số lượng bài kiểm tra trong một học kỳ
hợp lý, có lý giải sự phù hợp với đặc thù riêng của
bộ môn, lớp học…
- Xác định thời điểm của các bài kiểm tra hợp lý, đảm
bảo tính logic về mặt nội dung và khối lượ ng kiên
thức
- Hình thức kiểm tra đánh giá có sự đan xen hợp lý
e. Tiêu chí đánh giá kế hoạch chi tiết cho các bài kiểm tra
- Xây dựng mục tiêu kiểm tra rõ ràng, khoanh vùng
được các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra với nội
dung tương ứng.
- Xác định được rõ ràng các tiêu chí đánh giá (liệt kê

được các kiến thức, kĩ năng và mức độ tương ứng
với nội dung cần kiểm tra)
- Xác định được loại hình kiểm tra phù hợp (loại hình
câu hỏi)
- Sắp xếp hay “lắp ráp” các câu hỏi đã thiết kế, hoặc
lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi đảm bảo tính logic về
nội dung.
- Xác định điểm số cho từng câu hỏi rõ rang, hợp lý
với điểm tổng thể của bài kiểm tra.
18"
"
f. Tiêu chí đ ánh giá việc hoàn thành sản phẩm nhóm và các minh
chứng liên quan.
- Xây dựng kế hoạch hoàn thành sản phẩ m nhóm rõ ràng: xác
định đầu việc, phân công nhiệm vụ, thời hạn các công việc,
thời điểm và nội dung tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên
môn, định hướng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
cá nhân.
- Tổ chức thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm đủ theo từng
nhiệm vụ nhỏ, lưu giữ đầy đủ các minh chứng: biên bản,
phiếu đánh giá sản phẩm cá nhân, bảng tổng hợp kết quả
đánh giá sản phẩm của từng cá nhân.
- Sản phẩm của cả nhóm phải đầy đủ các nội dung của hồ sơ
kiểm tra đánh giá, format đẹp; khoa học. Nộp cả bản cứng và
mềm đúng hạn.
2.2.2.4. Bước 4: Xây dựng các bản ma trận mức độ tiêu chí (Rubric)
Căn cứ các tiêu chí đã xác đ ịnh cho từng nhiệm vụ nhỏ của
bài tập ở trên, chúng tôi xây dựng các bảng ma trận mức độ đánh giá
việc hoàn thành các nhiệm vụ của từng nhóm.
2.3. Xây dựng công cụ hỗ trợ cho việc chấm kết quả thực hiện

nhiệm vụ thực của người học
Để cho việc chấm điểm theo các bộ tiêu chí đã xây dựng,
chúng tôi đã thiết kế phần mềm tính điểm trên excel, giúp cho quá
trình chấm và lưu giữ kết quả nhanh và thuận tiện hơn. Chúng tôi đã
thực hiện công việc này qua việc tham khảo các phần mềm miễn phí
của nước ngoài, sau đó việt hóa và chỉnh sửa công cụ cho phù hợp
với mục đích sự dụng.
Phần mềm được trình bày trên giao diện excel, gồm ba sheet:
19"
"
- Sheet Setup cho phép cài đặt thông tin cho bảng Rubric, bao gồm
thong tin về các tiêu chí, các cấp độ hoàn thành tiêu chí:
- Sheet summary là phần tổng hợp và quản lý kết quả điểm của sinh
viên hoặc nhóm sinh viên, đăng nhập thông tin sinh viên:
- Sheet Rubric là trang thể hiện cụ thể các tiêu chí chấm điểm cho
bài test, người chấm sẽ thực hiện chấm điểm bằng việc lựa chọn mức
độ hoàn thành các tiêu chí của sinh viên hoặc nhóm sinh viên:
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Mô tả quá trình thử nghiệm
3.1.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm thử nghiệm
Chúng tôi thực hiện bộ công cụ này trên 239 sinh viên sư
phạm – trư ờng Đại học Giáo dụ c – Đại học Quốc gia Hà Nội, trong
đó:
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng thử nghiệm
TT
Số lượng
Chuyên ngành
Khóa
Số nhóm
01

55 sinh viên
Sư phạm Vật lý
QH2007S
6 nhóm
02
50 sinh viên
Sư phạm Lịch sử
QH2007S
6 nhóm
03
45 sinh viên
Sư phạm Vật lý
QH2008S
6 nhóm
04
45 sinh viên
Sư phạm Ngữ Văn
QH2008S
6 nhóm
05
44 sinh viên
Sư phạm Hóa học
QH2008S
6 nhóm
Tổng
239 sinh viên


30 nhóm
3.1.2. Quy trình thử nghiệm

Việc sử dụng đánh giá kết quả học tập của người học theo
Để triển khai công cụ vừa xây dựng ở trên, chúng tôi đã tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu về nội dung bài tập nhóm.

×