Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY VÚ SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ
TRÊN CÂY VÚ SỮA

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA : 2006 – 2010
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN ANH TOÀN

Tháng 8 / 2010


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ
TRÊN CÂY VÚ SỮA

Tác giả
NGUYỄN ANH TOÀN

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
NÔNG HỌC

GVHD: Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC
Th.



NGUYỄN THÀNH HIẾU

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 8 / 2010
i


LỜI CẢM TẠ
Thành kính khắc ghi công ơn ông bà, cha mẹ đã suốt đời tận tụy, hy sinh để con
có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Ban Chủ nhiệm khoa Nông Học
- Bộ môn Bảo vệ Thực vật
Và thầy Trần Tấn Việt cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Học đã hết lòng
truyền đạt những kiến thức quí báu trong suốt quá trình em theo học tại trường.
Trân trọng biết ơn thầy Nguyễn Hữu Trúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn anh Nguyễn Thành Hiếu, chị Nguyễn Ngọc Anh Thư cùng toàn thể
các anh chị trong phòng Bảo Vệ Thực Vật của Viện cây ăn quả Miền Nam đã giúp đỡ
em trong quá trình học tập và làm việc tại đây.
Cảm ơn bạn bè cùng anh chị em đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và làm đề tài.

Thủ Đức, ngày 10 tháng 08 năm 2010
Người thực hiện

Nguyễn Anh Toàn


ii


TÓM TẮT
NGUYỄN ANH TOÀN, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 08 / 2010.
“Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học phòng trị bệnh thối rễ trên cây vú sữa”.
Giáo viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC.
- Thí nghiệm nhằm tìm ra một số loại thuốc phòng trừ bệnh thối rễ trên cây vú
sữa, sơ đồ bố trí thí nghiệm được thực hiện theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, với 09
nghiệm thức, 03 lần lặp lại. Thí nghiệm được thực hiện trên vườn vú sữa Lò Rèn đã bị
nhiễm bệnh thối rễ thuộc ấp Mỹ, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Các loại thuốc thí nghiệm gồm: Ridomil gold 68WG, Aliette 800WG, Physan
20L, Mataxyl 25WP, Nustar 40EC, Norshield 86,2WG, Funomyl 50WP, Agri-fos 400.
Kết quả cho thấy:
- Cơ bản bước đầu tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thối rễ trên cây vú sữa,
sau khi tiến hành làm các bước thí nghiệm nhằm xác định tỷ lệ mẫu bị nhiễm bệnh,
mật số nấm bệnh có trong các nghiệm thức bao gồm: nấm Fusarium sp., nấm Pythium
sp., nấm Phytophthora sp. và đồng thời sự có mặt của nấm đối kháng Trichoderma sp.
- Kết quả thử nghiệm 8 loại thuốc hóa học trong việc phòng trị bệnh thối rễ do
các tác nhân nấm gây ra như sau:
+ Trừ nấm Fusarium sp. dùng thuốc Nustar 40EC, Norshield 86,2WG.
+ Trừ nấm Pythium sp. dùng thuốc Aliette 800WG, Physan 20L, Mataxyl
25WP, Nustar 40EC, Agri-fos 400.
+ Trừ nấm Phytophthora sp. dùng thuốc Aliette 800WG, Physan 20L, Mataxyl
25WP, Nustar 40EC.
- Khả năng sinh trưởng của cây
+ Việc kết hợp giữa biện pháp trẻ hóa và sử dụng các loại thuốc hóa học cho kết
quả rất khả quan, các nghiệm thức phục hồi rất tốt. Trong đó các nghiệm thức xử lý
với các loại thuốc Nustar 40EC, Norshield 86,2WG, Agri-fos 400 cho kết quả vượt
trội về sự phục hồi của cây.


iii


MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... .i
Lời cảm tạ. .......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục. .......................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắc. ..................................................................................................vii
Danh sách các bảng. .................................................................................................... xiii
Danh sách các hình. ........................................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Sơ lược về cây vú sữa ................................................................................................ 3
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................. 3
2.1.2 Phân bố ................................................................................................................... 3
2.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vứ sữa .................................................................. 4
2.2 Một số sâu, bệnh hại chính trên cây vú sữa............................................................... 9
2.2.1 Các loại sâu chính ................................................................................................... 9
2.2.1.1 Sâu đục trái (Alophia sp. – Pyralidae) ................................................................. 9
2.2.1.2 Sâu ăn bông (Eutalodes anithivora – Gelechiidae) ........................................... 10
2.2.1.3 Sâu đục cành (Pachyteria – equestris – Coleoptera) ........................................ 10
2.2.1.4 Rệp sáp (Pseudococcus sp.) .............................................................................. 10
2.2.2 Các loại bênh hại chính ........................................................................................ 10
2.2.2.1 Bệnh thối trái (Do nấm Colletotrichum sp.) ...................................................... 10

2.2.2.2 Bệnh bồ hóng (Do nấm Capnodium sp.) ........................................................... 11
2.2.2.3 Bệnh thối rễ ...................................................................................................... 11
2.3 Những nghiên cứu về bệnh thối rễ .......................................................................... 15
iv


2.3.1 Trên thế giới ......................................................................................................... 15
2.3.2 Trong nước ........................................................................................................... 17
2.4 Sơ lược về các tác nhân chính gây bệnh thối rễ trên cây vú sữa ............................. 20
2.4.1 Sơ lược về nấm Fusarium sp. ............................................................................... 21
2.4.2 Sơ lược về nấm Pythium sp. ................................................................................. 22
2.4.3 Sơ lược về nấm Phytophthora sp. ........................................................................ 22
2.4.4 Sơ lược về nấm Sclerotium sp. ............................................................................. 23
2.4.5 Tuyến trùng Tylenchulus sp., Radophulus sp., Meloidogyne sp .......................... 23
2.5 Đặc điểm về thuốc sử dụng trong thí nghiệm.......................................................... 23
2.6 Một số loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm ............................................ 25
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 27
3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 27
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 27
3.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................... 28
3.2.1 Tiến hành trẻ hóa .................................................................................................. 29
3.2.2 Cách lấy mẫu đất và phân lập nấm trong mẫu đất................................................ 30
3.2.3 Khảo sát khả năng phục hồi sinh trưởng của vườn cây thí nghiệm ..................... 32
3.2.3.1 Số lượng chồi cấp 1 ........................................................................................... 32
3.2.3.2 Chiều dài chồi cấp 1 .......................................................................................... 32
3.3 Phương pháp thống kê số liệu ................................................................................. 32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 34
4.1 Đánh giá sự hiện diện các loại nấm có trong các nghiệm thức ............................... 34
4.1.1 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Fusarium sp. trước và sau khi xử lý thuốc ................... 34

4.1.2 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Pythium sp. trước và sau khi xử lý thuốc ..................... 36
4.1.3 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Phytophthora sp. trước và sau khi xử lý thuốc ............ 37
4.1.4 Tỷ lệ bẫy có sự hiện diện của nấm đối kháng Trichoderma sp. trước và sau khi
xử lý thuốc ..................................................................................................................... 39
4.2 Mật số nấm có trong các nghiệm thức trước và sau khi xử lý thuốc bằng phương
pháp chà nấm ................................................................................................................ 43
v


4.2.1 Khảo sát số khuẩn lạc và mật số nấm Fusarium sp.............................................. 43
4.2.1.1 Khảo sát số khuẩn lạc nấm Fusarium sp. có trong mỗi nghiệm thức ............... 43
4.2.1.2 Khảo sát mật số nấm Fusarium sp. có trong mỗi nghiệm thức ......................... 45
4.2.2 Khảo sát khuẩn lạc và mật số nấm Trichoderma sp. ............................................ 48
4.2.2.1 Khảo sát số khuẩn lạc nấm Trichoderma sp. có trong mỗi nghiệm thức .......... 48
4.2.2.2 Khảo sát mật số nấm Trichodema sp. có trong mỗi nghiệm thức ..................... 50
4.3 Khảo sát khả năng sinh trưởng của cây trong quá trình phục hồi vườn cây bị
bệnh ............................................................................................................................... 52
4.3.1 Số lượng chồi cấp 1 .............................................................................................. 52
4.3.2 Chiều dài chồi cấp 1 ............................................................................................. 53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 55
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 55
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 62

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮC
CFU: colony forming unit

SNA: Synthetic Nutrient Agar
TXLT:Trước xử lý thuốc
TSXL: Tháng sau xử lý
STT: Số thứ tự
VNCCAQMN: Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm một số giống vú sữa Lò Rèn ............................................................ 5
Bảng 2.2 Một số tác nhân gây bệnh thối rễ trên cây vú sữa .......................................... 21
Bảng 3.1 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm ........................................................... 29
Bảng 4.1 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Fusarium sp. hiện diện trong các nghiệm thức trước
và sau khi xử lý thuốc bằng phương pháp bẫy từ mẫu đất ................................ 34
Bảng 4.2 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Pythium sp. hiện diện trong các nghiệm thức trước
và sau khi xử lý thuốc bằng phương pháp bẫy từ mẫu đất ................................. 36
Bảng 4.3 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Phytophthora sp. hiện diện trong các nghiệm thức
trước và sau khi xử lý thuốc bằng phương pháp bẫy từ mẫu đất ....................... 38
Bảng 4.4 Tỷ lệ bẫy bị nhiễm nấm Trichoderma sp. hiện diện trong các nghiệm thức
trước và sau khi xử lý thuốc bằng phương pháp bẫy từ mẫu đất ....................... 39
Bảng 4.5 Số khuẩn lạc nấm Fusarium sp. / đĩa có trong mỗi nghiệm thức trước và sau
khi xử lý thuốc .................................................................................................... 43
Bảng 4.6 Mật số nấm (cfu / ml) của nấm Fusarium sp. trung bình có trong mỗi nghiệm
thức trước và sau khi xử lý thuốc ....................................................................... 45
Bảng 4.7 Số khuẩn lạc nấm đối kháng Trichoderma sp. trung bình có trong mỗi
nghiệm thức trước và sau khi xử lý thuốc .......................................................... 48
Bảng 4.8 Mật số nấm (cfu / ml) đối kháng Trichoderma sp. trung bình có trong mỗi
nghiệm thức trước và sau khi xử lý thuốc .......................................................... 50

Bảng 4.9 Số chồi cấp 1 .................................................................................................. 52
Bảng 4.10 Chiều dài chồi cấp 1 ..................................................................................... 54

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Một số biểu hiện bệnh thối rễ trên cây vú sữa................................................ 12
Hình 2.2 Biểu hiện bệnh thối rễ trên cành ..................................................................... 13
Hình 2.3 Biểu hiện bệnh thối rễ trên trái vú sữa ........................................................... 14
Hình 2.4 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong thí nghiệm ....................................... 26
Hình 3.1 Cách đếm số lượng chồi cấp 1........................................................................ 33
Hình 3.2 Cách đo chiều dài chồi cấp 1 .......................................................................... 33
Hình 4.1: Mẫu bẫy lá có nấm bị nhiễm ......................................................................... 41
Hình 4.2: Đại bào tử nấm Fusarium sp. có trong mẫu bẫy lá ....................................... 41
Hình 4.3 Túi bào tử nấm Pythium sp. có trong mẫu bẫy lá ........................................... 42
Hình 4.4 Túi bào tử nấm Phytophthora sp. có trong mẫu bẫy lá .................................. 42
Hình 4.5: Một số hình ảnh về nấm Fusarium sp. trong phương pháp chà nấm ............ 47
Hình 4.6: Một số hình ảnh về nấm Trichoderma sp. trong phương pháp chà nấm....... 51

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều chủng loại cây ăn trái đặc sản như: Xoài

cát Hòa Lộc, xoài cát chu, sầu riêng Chín Hóa, Ri-6, bưởi da xanh, nhãn xuồng cơm
vàng, chôm chôm nhãn, thanh long, chuối cau, măng cụt, quýt đường, cam sành, vú
sữa. Trong đó Tiền Giang là địa phương phát triển diện tích cây ăn trái nhanh nhất,
chiếm khoảng 10 % diện tích cây ăn trái cả nước, với diện tích hiện tại đạt 67.000 ha.
Năm 2009, giá trị sản xuất cây ăn trái của tỉnh đạt 5.400 tỉ đồng (khoảng 1 triệu tấn
trái). Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã nhanh chóng chinh phục
được thị trường thế giới. Sản phẩm vú sữa hiện nay xuất khẩu chiếm 15 %, còn lại sản
lượng chiếm 85 % cung cấp cho thị trường nội địa (Trác Khương Lai, 2007). Trong 3
tháng đầu năm 2010, hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã cung cấp 10 tấn trái xuất
khẩu sang châu Âu và một số nước châu Á.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh thối rễ trên cây ăn quả đã gây ra
thiệt hại to lớn cho các vườn cây ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2000, khoảng trên
2.000 ha sapô của tỉnh Trà Vinh đã bị đốn bỏ do bệnh thối rễ. Cũng trong thời gian
này, trên 1.300 ha quít Tiều tại Lai Vung đã bị chết dần cũng do bệnh thối rễ gây ra.
Trong các năm từ 2001 đến 2004, vùng trồng cam mật tại huyện Trà Ôn và Tam Bình
cũng đang bị thối rễ và chết dần, theo đánh giá của cán bộ địa phương số cây bệnh
chết có thể lên tới 40 % diện tích cam của hai huyện. Tại thành phố Cần Thơ và tỉnh
Hậu Giang, các vườn trồng cam và quít Đường cũng bị bệnh thối rễ khá nghiêm trọng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy vùng trồng vú sữa Lò Rèn của xã Vĩnh Kim, huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cũng đang bị bệnh thối rễ. Qua khảo sát ở nhiều tỉnh,
nhãn và chôm chôm cũng là những loại cây rất dễ bị nhiễm bệnh thối rễ (Nguyễn Văn
Hòa và ctv, 2004). Nguy hại hơn, người nông dân không biết nguyên nhân gây bệnh
1


cũng như biện pháp phòng trị dẫn đến tình trạng vườn cây ngày càng bị suy kiệt, bị
chết hoặc bị đốn bỏ.
Trước tình hình trên, đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY VÚ SỮA” đã được thực hiện
nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh, tác nhân gây bệnh và đưa ra một số loại thuốc

phòng trừ bệnh có hiệu quả.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra một số loại thuốc hóa học để phòng trị bệnh thối rễ của cây vú sữa tại
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá sự hiện diện của nấm bệnh trên từng nghiệm thức.
Xác định biến động mật số nấm bệnh hiện diện trong đất quanh vùng rễ cây vú
sữa trước khi xử lý thuốc và 01, 03, 05, 07 tháng sau khi xử lý thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc trừ bệnh đến khả năng sinh trưởng của cây trong quá trình
phục hồi vườn cây bị bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây vú sữa
2.1.1 Phân loại:
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Ericales
Họ (familia): Sapotaceae
Chi (genus): Chrysophyllum
Loài (species): C. cainito
2.1.2 Phân bố
- Trên thế giới
Cây vú sữa có tên khoa học là: Chrysophyllum cainito L. (syn. Achras caimito
Ruiz & Pavon) tên tiếng Anh: Star apple. Tiếng Tây Ban Nha: Caimito hoặc Estrella.
Tiếng Bồ Đào Nha: Cainito hoặc Ajara. Tiếng Pháp: Caimite hoặc Caimitier. Tiếng

Haiti: Pied Caimite. Tiếng Argentina: Aguay hoặc Olivoa.
Trước đây có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vú sữa có xuất xứ từ vùng
Trung Mỹ, tuy nhiên hai nhà thực vật vật học lừng danh Paul Standley và Louis
Williams đã công bố rằng vú sữa có nguồn gốc từ Tây Ấn. Ngoài ra, nó còn được phân
bố ở Nam Mexico, Panama, Guatamela, Nam Argentina và Peru. Vú sữa đã được
trồng ở phía Nam bang Florida và Hawaii từ trước 1901, sau đó Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ chính thức du nhập vú sữa (mã số S.P.I. #17093) vào năm 1904 từ Jamaica. Ở Việt
Nam và Campuchia, vú sữa được trồng cho mục đích như là cây ăn trái, tuy nhiên vú
sữa được xem như là cây cảnh trang trí ở vùng nhiệt đới phía Tây Châu Phi, Zanzibar
và những vùng có khí hậu ấm áp thuộc Ấn Độ. Ceylon du nhập vú sữa vào năm 1802,
một thời gian sau đó rất lâu Philippines du nhập vú sữa từ Ceylon, lúc đầu được trồng
3


như cây xanh nhưng dần dần được đánh giá như cây ăn trái có giá trị kinh tế cao
(Morton, 1987).
- Ở Việt Nam
Vú sữa được trồng ở các tỉnh phía Nam sau đó phát triển ra các tỉnh miền
Trung. Hiện nay diện tích vú sữa được trồng tập trung chủ yếu ở Tiền Giang với hơn
2.000 ha (tính đến tháng 06 / 2008). Một số địa phương khác cũng có trồng chủng loại
cây ăn trái này nhưng diện tích rất nhỏ không đáng kể như: Tây Ninh (148 ha), Sóc
Trăng (100 ha), Đồng Tháp (36 ha), Trà Vinh (khoảng 15 ha). Ở Tiền Giang cây vú
sữa được trồng ở những vùng đất phù sa ven sông và vú sữa Lò Rèn là giống được
trồng khá phổ biến ở địa phương này (Liễu và ctv, 2004).
Trái vú sữa Lò Rèn ngon, ngọt, thơm, có vị rất đặc biệt. Thành phần dinh dưỡng
trong 100 gr thịt trái vú sữa gồm 67,2 calo năng lượng, nước: 78,4 – 85,7 gr, protein:
0,72 – 2,33 gr, carbonhydrat: 14,7 gr, chất xơ: 0,55 – 0,30 gr, calcium: 7,4 – 17,3 mg,
phospho: 15,9 – 22,0 mg, sắt: 0,30 – 0,68 mg, trytophan: 4 mg, methionine: 2 mg,
lysine: 22 mg (Morton, J. 1987).
Cây vú sữa Lò Rèn đã góp phần ổn định cuộc sống cho bà con nông dân ở Châu

Thành. Hơn thế nữa, nó cũng khẳng định được một thương hiệu mạnh khi hợp tác xã
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ra đời, giúp cho trái vú sữa của bà con có nhiều hướng ra
hơn. Trong đó, có cả việc xuất ra nước ngoài theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
2.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa
(Nguồn: Sở khoa học và công nghệ Tiền Giang. Qui trình trồng, chăm sóc và
thu hoạch cây vú sữa được áp dụng từ Thừa Thiên Huế trở vào các tỉnh phía Nam)
- Thời vụ trồng
Nếu chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên
trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới.
- Chuẩn bị đất trồng
+ Thiết kế vườn: Vẽ sơ đồ vườn theo mương, líp để quản lý, chăm sóc, ghi chép
nhật ký canh tác.
+ Đào mương, lên líp: Nếu trồng mới trên đất ruộng nên đào mương sâu
1 – 1,5 m, bề mặt líp rộng 7 – 10 m.
4


+ Chuẩn bị đất để lên mô trồng: Chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ,
xử lý khoảng 1 – 1,5 kg vôi / mô, phơi 15 – 30 ngày trước khi trồng.
+ Bón phân lót: Mỗi mô bón 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên),
0,3 kg super lân, 0,1 kg DAP. Chý ý nên trộn phân hữu cơ đã hoai mục với
Trichoderma sp. để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh.
- Cách trồng
+ Chọn giống trồng:
Vú sữa Lò Rèn: Có nguồn gốc xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay vú sữa Lò Rèn cho năng suất 1.000 – 1.500 trái / cây / năm ở cây tuổi
trên 10 năm, trọng lượng trái 200 – 300 gr / trái, vỏ trái chín có màu hột gà, tươi, bóng,
đẹp, phẩm chất trái rất ngon được thị trường trong nước ưa chuộng và có giá trị cao
nhất so với các giống khác (Nguyễn Minh Châu, 2005). Công tác tuyển chọn giống vú
sữa Lò Rèn tại huyện châu thành tỉnh Tiền Giang được Viện Cây ăn quả miền Nam

thực hiện từ năm 2000 đến năm 2005. Kết quả tuyển chọn được 4 dòng vú sữa Lò Rèn
ưu tú có năng suất và phẩm chất vượt trội (bảng 2.1).
Bảng 2.1 Đặc điểm một số giống vú sữa Lò Rèn
Giống vú sữa Lò Rèn

Chỉ tiêu
01

02

04

07

Tiền Giang

Tiền Giang

Tiền Giang

Tiền Giang

25

25

29

30


2.447

2.315

2.249

2.402

Cuối T3 dl

Cuối T3 dl

Giữa T4 dl

Cuối T3 dl

T11 dl

T11 dl

T11 dl

T11 dl

Dễ đậu quả

Cao

Cao


Cao

Trọng lượng quả (gr)

296

296

291,5

285

Tỷ lệ thịt %

48,2

48,9

47,6

48,4

Độ Brix %

16,1

15,2

15,1


14

Xuất xứ
Tuổi thọ (năm)
Năng suất (quả / cây / năm)
Thời gian ra hoa
Thời gian thu hoạch
Khả năng đậu quả

Ghi chú:VSLR: vú sữa Lò Rèn; T: tháng; dl: dương lịch (Nguồn: Nguyễn Minh Châu, 2009)

5


Ngoài ra còn có các giống: Vú sữa Nâu, vú sữa Nâu Tím, vú sữa Nâu Bách
Thảo, vú sữa Vàng Bánh Xe, vú sữa Bơ có năng suất thấp nhưng thường chín sớm hơn
so với vú sữa Lò Rèn (Nguồn: Nguyễn Minh Châu và ctv, 2009).
+ Mật độ (khoảng cách):
Tùy theo chiều rộng mặt líp mà bố trí số hàng cây. Với líp rộng 7 – 8 m thì bố
trí trồng một hàng cây ở giữa líp, khoảng cách 8 m / cây, mật độ 12 – 13 cây / 1.000 m2.
Với líp rộng 9 – 10 m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu
hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.
+ Cách đặt cây:
Dùng cuốc đào lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc
cành ghép (treo bầu), xé bỏ bao nylon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao
cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ
giúp hình thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng, ém đất chặt, dùng 3 cây cọc
để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.
- Chăm sóc:
Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế
dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.
+ Tưới nước: Cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới
3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước / cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây
chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu. Nên giữ mực nước trong
mương cách mặt líp ít nhất 40 cm.
+ Bón phân: Sau khi trồng đến một năm: Sử dụng 70 – 80 ml Greenfield 555
tưới gốc + 20 gr Urê, hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần.
Cây 1 – 3 năm tuổi: Bón 1 – 2 kg hỗn hợp gồm Urê, Greenfield 555, NPK 16 –
16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1 : 3 : 1, chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân
bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1 kg phân, sau đó tăng dần).
+ Tỉa cành tạo tán: Trong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân
bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán
cây, cành bị sâu bệnh.
6


- Tủ gốc giữ ẩm:
Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến
bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ
cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.
- Làm cỏ và trồng xen:
Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh
dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu, bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và
công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên
dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.
- Bồi bùn:
Hàng năm cần bồi bùn vào mô đất trồng, nên phơi khô bùn sau khi vét mương
rồi sau đó bồi vào mô. Công tác bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng năm, ngay
cả khi cây đã lớn và sau khi định hình mương líp hoàn chỉnh. Việc vét mương bồi líp

vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, nâng cao dần mặt líp, vừa có tác
dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây vú sữa.
- Tưới tiêu:
Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong
những năm đầu. Nếu vườn cây vú sữa chưa có hệ thống đê bao ngăn lũ thì phải bố trí
hệ thống thoát nước tốt vì cây vú sữa không chịu được ngập úng.
Giai đoạn cây ra hoa và mang trái tưới nước thường xuyên 2 – 3 ngày / lần giúp
cây ra hoa, đậu trái tốt hơn.
- Tỉa cành, tạo tán:
Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành
mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cổi, cành phụ ốm yếu mọc
liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất, tỉa thấp lại cành chính
khống chế chiều cao của cây không quá 4 – 4,5 m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.
Đối với cây quá già cổi: Cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới, để trẻ hóa
vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30 – 60 % số cành để cây phát triển cành mới, số
cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau.

7


Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh
trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30 – 50 cm tính
từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 450 để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng
dung dịch sulfat đồng.
Khoảng 15 – 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 – 15 chồi mới, nên
tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới
phát triển đến chiều dài 50 – 60 cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích
chồi phân cành.
- Bón phân:
Từ năm thứ tư sau khi trồng, cây vú sữa bắt đầu cho trái, vì vậy lượng phân bón

cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Bón 2 – 3 kg hỗn hợp
gồm Urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15) với tỉ lệ 1 : 1 : 1, chia làm 4 lần
bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2
tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi.
Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và
cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: Sau khi
thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch
1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20
năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Mức phân đề nghị cho cây 5
năm tuổi như sau:
+ Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5 – 10 kg phân hữu cơ hoai /
cây và 3 – 6 kg gồm NPK (20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8), Urê và phân lân theo
tỉ lệ 1 : 1.
+ Lần 2: Bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 – 4 kg
phân / cây gồm Urê và DAP theo tỉ lệ 2 : 1.
+ Lần 3: Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2 cm,
với 2 – 3 kg phân NPK / cây.
+ Lần 4: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 – 2 tháng với liều lượng 1 – 2 kg
phân NPK / cây.
Các lần bón cách nhau từ 2,5 – 3 tháng.
8


+ Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu
tủ gốc rồi bón lên mặt líp hoặc xới rảnh sâu 5 – 10 cm ở 2 / 3 đường kính tán cây, bón
phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới
nước liên tục 5 – 7 ngày cho phân tan vào đất.
- Thu hoạch:
Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 – 200 ngày, mùa thu hoạch vú
sữa Lò Rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 dương lịch. Khi chín vỏ vú sữa lò rèn có

màu hột gà sáng bóng.
Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt, khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên
khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để trái trực tiếp xuống đất vì
nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.
Khi chất trái vào thùng, vào giỏ nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên
chất quá 4 – 5 lớp / giỏ.
2.2 Một số sâu, bệnh hại chính trên cây vú sữa
Theo kết quả điều tra của Hoà và ctv (2005) cho thấy có khá nhiều sâu bệnh
xuất hiện trên vườn vú sữa, trong đó sâu ăn bông và đục trái gây hại nặng nhất
(68,28 %), kế đến là sâu đục thân, rệp sáp và mối cũng là đối tượng đáng quan tâm,
bên đó bù xè và ruồi đục trái cũng đã bắt đầu tấn công trên vú sữa. Bệnh hại tấn công
bởi nhiều loại nấm, trong đó trên cành, trái thì nấm Lasiodiplodia theobromae là tấn
công nặng nhất (78,57 %), kế đến là đốm thối trái và thối nhũn trái. Hệ thống rễ bị tấn
công nhiều làm cho rễ thối và nông dân rất hoang mang không xác định được tác nhân
gây hại và như vậy không thể tìm được cách phòng trị đối với những tác nhân này.
2.2.1 Các loại sâu hại chính:
2.2.1.1 Sâu đục trái (Alophia sp.)
Bộ: Lepidoptera
Họ: Pyralidae
Sâu gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm,
con cái đẻ trứng lên vỏ trái, sâu cắn phá vỏ trái, đùn phân ra ngoài làm cho trái mất
đẹp, giá bán không cao.

9


Phòng trị: Sau thu hoạch, tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành gãy, giúp vườn cây thông
thoáng. Thu gom và tiêu hủy trái bị hại để sâu non không hóa nhộng và gây hại ở lứa
tiếp theo. Phun thuốc khi thấy có sâu non xuất hiện bằng các loại thuốc như: Basudin
50ND, Sumi Alpha 5EC, Karate 2,5EC, Cypermap 10EC. Liều lượng theo hướng dẫn

trên bao bì.
2.2.1.2 Sâu ăn bông (Eutalodes anithivora)
Bộ: Lepidoptera
Họ: Gelechiidae
Gây hại từ khi bông bắt đầu nhú ra đến khi hoa trỗ nhụy, sâu non đục vào bên
trong làm bông bị hư.
Phòng trị: Khi phát hiện có sâu hại, phun các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn
như: Cyber Alpha 50ND, liều lượng theo hướng dẫn trên chai thuốc.
2.2.1.3 Sâu đục cành (Pachyteria – equestris)
Bộ: Coleoptera
Gây hại quanh năm. Con trưởng thành đẻ trứng lên đọt non, sâu non nở ra ăn
lòn vào trong cắn phá cành, làm chết cành.
Phòng trị: Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy có mọt đổ từ các cành thì dùng
que xoi vào lỗ đục và bắt bằng tay hoặc bơm thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn vào các lỗ
đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét hoặc sáp.
2.2.1.4 Rệp sáp (Pseudococcus sp.)
Bộ:Hemiptera
Họ: Pseudococcidae
Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên vú sữa. Rệp chích hút lên lá, lên trái, rệp tấn
công từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái không phát triển. Ngoài ra, rệp
tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm mất phẩm chất trái.
Phòng trị: Tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên
những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp. Phun thuốc khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung
dầu khoáng DC - Tronplus 0.5 % để tăng hiệu lực của thuốc.
2.2.2 Các loại bệnh hại chính
2.2.2.1 Bệnh thối trái (Do nấm Colletotrichum sp.)
10


Nấm bệnh tấn công trái từ khi trái còn non đến khi thu hoạch. Ban đầu trên trái

có những đốm nhỏ hình tròn màu nâu hoặc nâu đen, sau đó vết bệnh lan rộng ra và các
vết bệnh nối tiếp nhau bao phủ cả trái. Trái bệnh thường bị chai sượng và rụng.
Phòng trị: Vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh lại để tiêu hủy.
Không nên trồng quá dày, tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp vườn thông thoáng, hạn chế nấm
bệnh phát triển, nếu thấy bệnh phát triển nhiều thì phun các loại thuốc như: Antracol
70WP, Benlate 50WP, Manzate 80WP, Daconil 75WP, Carben 50SC, Thio – M
70WP. Ngoài ra, xử lý trái bằng nước nóng ở 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh
thối trái.
2.2.2.2 Bệnh bồ hóng (Do nấm Capnodium sp.)
Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá, trên trái làm
giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bồ hóng bám trên
trái làm mã trái xấu bán không được giá. Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có
rầy mềm, rệp sáp, rệp dính, vì chất thải của rầy, rệp giúp nấm phát triển. Bệnh thường
phát triển mạnh trong mùa nắng.
Phòng trị: Không trồng quá dày. Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông
thoáng. Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như
Supracide 40EC, Trebon 10EC, Actara. Khi thấy có nấm bồ hóng phun các loại thuốc
có gốc đồng như: Coc 85, Copper Zine, Copper B
2.2.2.3 Bệnh thối rễ
Bệnh thối rễ trên cây trồng nói chung và trên cây vú sữa nói riêng đang gây ra
thiệt hại vô cùng quan trọng, bệnh biểu hiện với những triệu chứng không điển hình rất
khó phát hiện. Bệnh xuất hiện trong môi trường đất, do các tác nhân trong môi trường
đất gây ra như: Nấm Fusarium solani, nhiều mẫu nấm Pythium sp., Phytophthora sp.,
Sclerotium sp. Nhiều mẫu tuyến trùng Tylenchulus sp., Radophulus sp. và có cả tuyến
trùng Meloidogyne sp. (Hòa và ctv, 2005).
Trong một số trường hợp rất khó quyết định nguyên nhân của bệnh với các triệu
chứng không điển hình như còi cọc, vàng lá và héo, cây khô dần và chết. Các bệnh gây
héo mạch dẫn và các bệnh thối rễ, thối thân thường gây ra các triệu chứng này. Sơ đồ
dưới đây hướng dẫn cách phân biệt các bệnh này:
11



+ Thân, rễ bị nâu + có dịch khuẩn

→ do vi khuẩn

+ Thân, rễ bị nâu + không có dịch khuẩn

→ do Fusarium sp.

+ Thân, rễ không hóa nâu + không có dịch khuẩn → tác nhân gây bệnh thối rễ
và thân (do nấm hoặc vi sinh vật giống nấm) hoặc Tuyến trùng ký sinh thực vật
(Burgess và ctv, 2009).
- Triệu chứng bệnh thối rễ vú sữa
+ Biểu hiện trên rễ
Cây bị nhẹ, hệ thống rễ non bị bệnh, trên rễ xuất hiện màu nâu sau chuyển sang
nâu đen và bắt đầu lan rộng bao quanh hệ thống rễ, vỏ bị thối khô, nức và bong tróc ra
để trơ phần gỗ phía trong (hình 2.1). Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm thân bị khô đen,
hệ thống rễ cọc chuyển sang màu nâu và thối dần về gốc, hệ thống rễ bị khô đen, các
rễ ở phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị
vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bị bệnh dễ bị đỗ
ngã do hệ thống rễ bị hư hại (Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2007).

a

b
Hình 2.1 Một số hình ảnh về bệnh thối rễ trên cây vú sữa. a) Hệ thống rễ non và rễ cọc
đã hóa nâu, b) Nấm xâm nhập vào trong hệ thống mạch dẫn của rễ.
12



+ Biểu hiện trên thân, cành
Đầu tiên bệnh sẽ biểu hiện trên đọt non, lá non với những triệu chứng điển hình
như lá non không mọc ra được, lá bị héo và rụng dần, cành non không phát triển và
khô dần. Trên thân, sau khi bóc lớp vỏ bên ngoài để lộ lớp gỗ bên trong chuyển sang
nâu điều này là do bệnh xâm nhiễm vào bên trong hệ thống mạch dẫn của cây làm cho
mạch dẫn bị tắc nghẽn, mô gỗ trên cành này bị hóa nâu (Nguyễn Văn Hòa và ctv,
2005).

a

b
Hình 2.2 Một số hình ảnh về bệnh thối rễ trên cây vú sữa. a) biểu hiện trên thân, b)
biểu hiện bệnh trên cành
13


+ Biểu hiện trên trái
Một biểu hiện rất dễ nhận biết là trái bị khô đen nhưng vẫn dính trên cây, không
rụng xuống, nếu bị nặng trái bị khô và hóa nâu đen sau đó.
Một cách tổng quát về biểu hiện bệnh trên cây vú sữa: Cây bị suy yếu, lá trên
một số hay phần lớn trên cành bị vàng và rụng dần, dẫn tới hiện tượng trơ cành, trái
trên một số cành bị héo và vẫn treo trên cây. Quan sát hệ thống rễ thì rễ mềm không
còn, rễ lớn thì bị thối nhũn sau đó khô và hóa nâu. Cây bị suy yếu và trong một số
trường

hợp

cây


chết

hay

giảm

năng

suất,

giảm

(Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2005).

Hình 2.3 Biểu hiện bệnh thối rễ trên trái vú sữa

14

chất

lượng

trái


2.3 Những nghiên cứu về bệnh thối rễ
2.3.1 Trên thế giới
Theo Labuschagne và ctv (1996) cho rằng nấm F. solani tấn công và gây hại
nặng trong điều kiện cây bị stress. Bệnh thối rễ (do nấm F. solani) sẽ nặng hơn trong
điều kiện ngập nước, bón nhiều phân ure, tinh bột dự trữ trong rễ giảm và có sự hiện

diện của tuyến trùng Tylenchulus sp.
Theo Kozumi và ctv (2006) trong bài báo cáo tại Viện nghiên cứu Cây ăn quả
Miền Nam thì bệnh thối rễ ở đồng bằng sông Cửu Long rất có thể là do nấm
Phytophthora sp. tấn công vào đầu mút của rễ non và gây hại trước, sau đó nấm
Fusarium sp. mới tấn công vào sau và gây hại sau nhưng nấm Fusarium sp. phát triển
mạnh và nhanh hơn nấm Phytophthora sp.
Chaurasia và Bhatt (2000) báo cáo rằng nấm Phytopthora parasitica var.
piperina gây ra là những loại bệnh quan trọng ảnh hưởng đến giá trị kinh tế khá cao.
Bộ rễ bị thối dẫn đến thân cây bị khô héo và lá bị thối sẽ huỷ hoại bộ lá của cây.
Nhưng khi giải quyết bằng cách sử dụng chất hoá học thì rất nguy hiểm đến sức khoẻ
con người nên kể từ đó quản lý bệnh bằng biện pháp sinh học được thực hiện bằng
cách sử dụng Trichoderma viride. Nấm được nhân lên trong hữu cơ rồi cung cấp cho
cây và khoảng 3 tháng cung cấp 1 lần. Điều này đã cải thiện bệnh một cách đáng kể.
Timmer và ctv (2003) cho rằng những giống cây có múi như quít, Cleopatra,
cam chua, cam nhám, chanh Rangpur lime và Carizo, Troyer citrange là giống chịu tốt
với bệnh do nấm Phytophthora sp. tấn công. Cam Tritoliate, Swingle citromelo được
xem là kháng bệnh thối rễ tốt. họ cũng khuyến cáo nên tránh để vườn ươm bị nhiễm
nấm gây bệnh thối rễ, thối gốc, không lấy hạt từ những trái bị rụng, xử lý hạt ở nhiệt
độ 500C trong 10 phút trước khi gieo.
Cũng theo Singh, S. J. (1996) báo cáo hiện tượng thối rễ gọi là Ganoderma, do
nấm Ganoderma lucidum gây ra. Tế bào bị bệnh có biểu hiện như rỗng (xốp) và chứa
nước bên trong. Bào tử có dạng như “dấu ngoặc” được tìm thấy trên thân gần gốc vào
tháng có gió mùa.

15


×