Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG CÔNG SUẤT 210 M3/NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÂM MỘNG QUỲNH ĐOAN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN
NUÔI HEO TRÍ CÔNG CÔNG SUẤT 210 M3/NGÀY ĐÊM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÂM MỘNG QUỲNH ĐOAN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN
NUÔI HEO TRÍ CÔNG CÔNG SUẤT 210 M3/NGÀY ĐÊM

Ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. LÊ TẤN THANH LÂM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em luôn
nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn
bè. Được truyền đạt những kiến thức quý báu, và luôn nhận được tình thân thương của gia
đình, thầy cô và bạn bè đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chính vì vậy, em xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn DH06MT đã đoàn kết, động viên và giúp đỡ tôi.
Cảm ơn các bạn đã cho tôi nhiều kĩ niệm đẹp của thời sinh viên.
Cảm ơn người bạn của tôi đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận cũng như những lúc tôi khó khăn nhất.
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Tp. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2010

Lâm Mộng Quỳnh Đoan

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

i



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công” được
thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/02/2009 đến 10/07/2010. Đề tài bao gồm các
nội dung:
 Tổng quan lý thuyết, bao gồm:
-

Thành phần, tính chất đặc trưng nước thải chăn nuôi heo.

-

Tổng quan về trang trại chăn nuôi heo Trí Công.

-

Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo.

 Các nghiên cứu và ứng dụng phương pháp xử lý nước thải ở trong và ngoài nước.
 Đề xuất 2 phương án thiết kế mới hệ thống xử lý nước thải thải chăn nuôi heo,
tiêu chuẩn xả thải áp dụng TCVN 5945-2005.
Phương án I: Nước thải từ các trại heo theo hệ thống thoát nước chảy qua song
chắn rác vào hầm bơm, bơm nước thải được trang bị trong hầm bơm, vận hành theo
chế độ tự động hoàn toàn theo tín hiệu mực nước, bơm nước thải vào bể điều hoà.
Trong bể điều hòa bố trí 02 bơm nước thải nhúng chìm để bơm nước lên bể lắng.
Trong bể lắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển
ngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước, để tràn sang bể UASB. Bể UASB
luôn hoạt động ở điều kiện sinh học kị khí, nước thải theo cơ chế tự chảy tiếp tục chảy
qua bể USBF. Sau đó nước thải tiếp tục tự chảy vào hồ sinh học. Hóa chất khử trùng

được châm trực tiếp vào ống dẫn nước thải từ hố sinh học đến bể tiếp xúc.
Phương án II: Tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể sinh học từng mẻ
(SBR) để xử lý thay cho bể USBF.
 Tính toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý 1 (m3)
nước thải cho 2 phương án thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế chính là
phương án 1.
 Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của trại chăn nuôi heo Trí Công.
SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

ii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i 
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii 
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii 
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................. vi 
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii 
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii 
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 
1.2.MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ............................................................................2 
1.3.NỘI DUNG KHÓA LUẬN ............................................................................2 
1.4.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .....................................................................2 
1.5.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ...........................................................3 
1.6.Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .........................................................................................3 
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................4 
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG ..........4 

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về trang trại..................................................................4 
2.1.2. Quy mô của trang trại ................................................................................4 
2.1.3. Đặc điểm địa hình.....................................................................................5 
2.1.4. Đặc điểm địa chất ......................................................................................5 
2.1.5. Điều kiện khí tượng ...................................................................................6 
2.1.6. Điều kiện thủy văn ....................................................................................6 
2.1.7. Công nghệ chăn nuôi heo tại trang trại .....................................................8 
2.1.8. Nhu cầu nguyên - nhiên liệu và nhân Công của trang trại ........................8 
2.1.9. Nguồn phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải .......................................10 
2.2 . TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .....................................................................13 
2.2.1. Thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi heo ................................13 
2.2.2. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo ....................................14 
2.2.3. Các hệ thống xử lý tự nhiên bằng phương pháp sinh học .......................17 
2.2.4. Các hệ thống xử lý nhân tạo bằng phương pháp sinh học ......................18 
SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

iii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

Chương 3 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ...................................................21 
3.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN
NUÔI ..................................................................................................................21 
3.1.1. Các nước trên thế giới .............................................................................21 
3.1.2. Việt Nam..................................................................................................23
3.2. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI
VIỆT NAM .........................................................................................................26 
3.2.1. Hệ thống XLNT tập trung của trại chăn nuôi heo Xuân Thọ II, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. ..................................................................................26 

3.2.2. Hệ thống XLNT tập trung của trại chăn nuôi heo Đồng Hiệp: ...............28 
3.2.3. Hệ thống XLNT tập trung tại trại nghiên cứu, thực nghiệm dinh dưỡng,
thú y và kỹ thuật heo, Công ty TNHH Guyomarch, chi nhánh tỉnh Đồng Nai. .30 
3.2.4. Hệ thống XLNT tập trung tại trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản, quy
mô 600 con, tại ấp 9, xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. ............32 
Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HTXLNT ........................................................35 
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ...........................................................35 
4.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XLNT ...............................................................36 
4.2.1. Phương án 1 ..............................................................................................36 
4.2.2. Phương án 2 ..............................................................................................40 
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HTXLNT ...........................................................42 
4.3.1. Phương án 1 ..............................................................................................42 
4.3.2. Phương án 2 ..............................................................................................47 
4.4. DỰ TOÁN KINH TẾ ..................................................................................48 
4.4.1. Phương án 1 ..............................................................................................48 
4.4.2. Phương án 2 ..............................................................................................48 
4.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN........................................................................48 
4.5.1. Về mặt kinh tế ..........................................................................................48 
4.5.2. Về mặt kỹ thuật ........................................................................................48 
4.5.3. Về mặt thi công ........................................................................................49 
4.5.4. Về mặt vận hành .......................................................................................49 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................50 
SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

iv


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................50 

5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51 
PHỤ LỤC .....................................................................................................................52 

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

v


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AC

Chế phẩm Active Cleaner

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐHQG

Đại học quốc gia

SS


Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

F/M

Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

UASB

Bể lên men kị khí

USBF

Công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược dòng (The Upflow Sludge Blanket)

SBR

Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)

HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải.
MLSS

Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh.


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

VSV

Vi sinh vật

VNĐ

Việt Nam đồng

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

vi


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổng quát xử lý nước thải giàu chất hữu cơ ........................................23

Hình 3.2: Sơ đồ Công nghệ hệ thống XLNT của trại chăn nuôi heo Xuân Thọ II.......27
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT của trại chăn nuôi heo Đồng Hiệp..........29
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT công ty TNHH Guyomarch, Đồng Nai ..31
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT trại chăn nuôi heo nái sinh sản, huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ................................................................................................33
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 1 .....................................................36
Hình 4.2: Hiệu suất xử lý phương án 1.........................................................................37
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 2 .....................................................40
Hình 4.4: Hiệu suất xử lý phương án 2.........................................................................41

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

vii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu thức ăn của trang trại chăn nuôi heo.................................................9
Bảng 2.2: Bố trí nhân viên hoạt động trong trại ............................................................10
Bảng 2.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ...................................11
Bảng 2.4: Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi heo ........................................12
Bảng 2.5: Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học .......................17
Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm dùng rau thủy trúc XLNT chăn nuôi heo ......................24
Bảng 3.2: Hiệu quả xử lý nước thải trại chăn nuôi Xuân Thọ III .................................27
Bảng 3.3: Hiệu quả xử lý nước thải trại chăn nuôi Đồng Hiệp .....................................30
Bảng 3.4: Hiệu quả xử lý nước thải công ty TNHH Guyomarch, Đồng Nai ................31
Bảng 3.5: Hiệu quả xử lý nước thải trại chăn nuôi nái sinh sản tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai........................................................................................................................32
Bảng 4.1: Thông số song chắn rác.................................................................................42

Bảng 4.2: Thông số ngăn tiếp nhận ...............................................................................43
Bảng 4.3: Thông số bể điều hòa ....................................................................................43
Bảng 4.4: Thông số bể lắng đứng ..................................................................................44
Bảng 4.5 Thông số bể UASB ........................................................................................44
Bảng 4.6: Thông số bể USBF ........................................................................................45
Bảng 4.7: Thông số hồ sinh học bậc 1...........................................................................45
Bảng 4.8: Thông số hồ sinh học bậc 2...........................................................................46
Bảng 4.9: Thông số bể tiếp xúc .....................................................................................46
Bảng 4.10: Thông số bể chứa bùn .................................................................................46
Bảng 4.11: Thông số bể SBR ........................................................................................47
Bảng 4.12: Thông số bể trung gian ...............................................................................47

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

viii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nam Tây Nguyên thuộc vùng kinh tế Đông

Nam Bộ là vùng kinh tế sôi động nhất trong cả nước, có diện tích tự nhiên 977.219 ha
với dân số 1.198.261 người (tháng 12 năm 2007), tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đất đai khí hậu có lợi thế so sánh để phát triển sản phẩm nông – lâm nghiệp hàng hóa

phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và
nâng cao mức sống của nhân dân.
Từ năm 2000 đến nay, nhất là từ năm 2005 nền kinh tế của Lâm Đồng đang
trên đà phát triển, bước đầu phát huy được các lợi thế so sánh của địa phương, giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm tăng bình quân 11,6 % năm. Trong đó giá trị
sản xuất ngành trồng trọt (tính theo giá thực tế) năm 2005 đến nay liên tục tăng: năm
2005 chiếm 80,2 %, năm 2006 chiếm 84,2 %, năm 2007 chiếm 84,3 %, năm 2008 ước
đạt 84,7 %. Trong khi đó, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp năm
2005 chiếm 17,7 %, năm 2006 chiếm 14 %, năm 2007 chiếm 13,8 %, năm 2008 ước
đạt 14 %, tỷ lệ này cho thấy ngành chăn nuôi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Với mục tiêu phát triển chăn nuôi phấn đấu đến năm 2010 đưa tỉ trọng ngành chăn
nuôi 25-30 %. Trang trại chăn nuôi heo chất lượng cao theo mô hình sinh thái bền
vững xã Mađaguoi, huyện Đạ Huai, tỉnh Lâm Đồng được xây dựng nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển chung của toàn tỉnh.
Như chúng ta đã biết, nguồn nước thải chăn nuôi có chứa nhiều chất hữu cơ,
virut, vi trùng, trứng giun sán....nguồn nước này có nguy cơ trở thành nguyên nhân
trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời lây lan 1 số bệnh cho con
người và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu không xử lý kịp thời.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

Chính vì lý do đó tác giả chọn đề tài “ thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại
chăn nuôi heo Trí Công, thôn 4, xã Mađaguoi, huyện Đạ Huai, tỉnh Lâm Đồng” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


1.2.

MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Thiết kế hệ thống XLNT cho trang trại chăn nuôi heo trại chăn nuôi heo Trí

Công, thôn 4, xã Mađaguoi, huyện Đạ Huai, tỉnh Lâm Đồng đạt TCVN 5945-2005
loại A, với Công suất 210 m3/ngày.đêm.

1.3.

NỘI DUNG KHÓA LUẬN

 Khảo sát quy trình chăn nuôi heo của trang trại chăn nuôi heo.
 Xác định lưu lượng, nguồn gốc, tính chất nước thải chăn nuôi heo tại trang trại
chăn nuôi
 Đề xuất phương án thiết kế HTXLNT cho trang trại chăn nuôi heo với Công
suất thiết kế là 210 m3/ngày.đêm đạt TCVN 5945-2005 loại A.
 Tính toán thiết kế HTXLNT cho trang trại chăn nuôi heo với Công suất thiết kế
là 210 m3/ngày.đêm đạt TCVN 5945-2005 loại A.
 Dự toán kinh tế và lựa chọn phương án tối ưu để xử lý nước thải chăn nuôi.
 Thể hiện mặt bằng, mặt cắt Công nghệ và bản vẽ chi tiết các Công trình đơn vị
trên bản vẽ A2.

1.4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi heo
qua sách báo, internet.
 Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí

tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại trang trại.
 Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm trên
nền tảng là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan và các tiêu chuẩn
của bộ y tế.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

1..1.

Đối tượng:

 Nước thải chăn nuôi heo.
1..2.

Phạm vi

 Không gian: trang trại chăn nuôi heo Trí Công, thôn 4, xã Mađaguoi, huyện Đạ
Huai, tỉnh Lâm Đồng.
 Thời gian: từ tháng 12/2009 đến tháng 7/2010.

1.6.


Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

 Thiết kế HTXLNT cho trang trại chăn nuôi heo.
 Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước
thải chăn nuôi heo.
 Cải thiện môi trường sống.
 Cải thiện sức khỏe cộng đồng.
 Tiết kiệm tối đa chi phí cho việc xử lý nước thải ra từ trại chăn nuôi.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về trang trại
Tên trang trại: trang trại chăn nuôi heo Trí Công, thôn 4, xã Mađaguoi, huyện
Đạ Huai, tỉnh Lâm Đồng.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Công Trí.
Vị trí địa lý của trang trại: Trang trại chăn nuôi heo chất lượng cao được xây
dựng tại khoảnh 4, tiểu khu 587, thuộc thôn 4, xã Mađaguoi huyện ĐạHuai tỉnh Lâm
Đồng. Tổng diện tích của trang trại là 44,408 ha vị trí trung tâm của trang trại có tọa
độ địa lý như sau:
-


Phía Đông giáp: vườn rẫy của dân.

-

Phía Tây giáp: diện tích giao khoán 135 cho bà con dân tộc thôn 2 xã Đạ
Oai và thôn 8 xã Mađaguoi.

-

Phía Nam giáp: vườn rẫy và đất trồng rừng đã khai thác keo tai tượng, đã
bàn giao cho UBND huyện Đạ huai quản lý.

-

Phía Bắc giáp: phần diện tích còn lại của rừng trồng của Công ty lâm
nghiệp huyện Đạ Huai sẽ bàn giao cho huyện và đất vườn rẫy của dân.

2.1.2. Quy mô của trang trại
Tổng đàn lợn là 24.950 con (không tính lợn con theo mẹ và lợn con giống chất
lượng cao xuất bán hàng năm). Trong đó:
-

Lợn nái sinh sản: 2000 con.

-

Lợn hậu bị nuôi tại trại: 400 con.

-


Lợn đực giống các loại xuất tinh chất lượng cao: 30 con.

-

Lợn con giống chất lượng cao để lại nuôi thịt: 22.520 con.

-

Lợn con chất lượng cao bán ra hàng năm: 14.880 con.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

2.1.3. Đặc điểm địa hình
Huyện Đạ Huoai nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có xu hướng thấp dần theo hướng Đông
Bắc xuống Tây Nam, với 3 dạng địa hình chính: núi, đồi thấp và thung lũng.
-

Dạng địa hình núi: Diện tích 34.143 ha, chiếm 68,92 % diện tích tự nhiên
toàn huyện, tập trung thành vòng cung lớn bao quanh 3 phía (Bắc, Đông,
Nam); mức độ chia cắt mạnh: độ cao trung bình từ 400 – 900 m, độ dốc
phổ biến trên 250; không thích hợp với phát triển nông nghiệp, hiện trạng
chủ yếu là rừng tự nhiên.

-


Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích 11.060 ha, chiếm 22,33 % diện tích tự
nhiên toàn diện, phân bố ở khu vực trung tâm huyện và trải dài từ Đông
sang Tây; độ cao trung bình từ 100 – 300 m, độ dốc phổ biến từ 150 – 250;
tương đối thích hợp với cây lâu năm.

-

Dạng địa hình thung lũng ven sông: Diện tích 4.335 ha, chiếm khoảng 8,75
% diện tích toàn huyện, phân bố thành dải nhỏ và hẹp ven sông; địa hình
tương đối bằng, độ cao trung bình từ 30 – 40 m, độ dốc phổ biến dưới 800;
thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa và đất xám, khá thích hợp với canh tác lúa và
các cây Công nghiệp ngắn ngày.

2.1.4. Đặc điểm địa chất
Khu đất trang trại có cấu tạo chủ yếu là đất đỏ hình thành trên đá mẹ bazan. Địa
chất Công trình ổn định, có khả năng chịu tải cường độ cao, thuận lợi cho xây dựng.
Cấu trúc địa tầng tại khu vực dự án có các đặc điểm sau đây:
-

Từ 0 - 3m là lớp đất có thành phần cơ bản là đất đỏ.

-

Từ 3 - 6m là lớp đất có đá cuội, khả năng chịu tải tốt, thuận lợi xây dựng.

-

Dưới 45m là đá nền.


-

Mực nước ngầm thấp, cách mặt đất khoảng 20 - 40m.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

2.1.5. Điều kiện khí tượng
Đạ Huoai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với những đặc
trưng cơ bản như sau:
- Nắng nhiều: trung bình từ 6,0 – 7,0 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ tổng cộng
lớn: trung bình từ 150 – 160 kcal/cm2 năm. Nhiệt độ cao và ôn hòa: nhiệt độ trung
bình năm từ 23,60C – 27,30C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và
tháng 1 (khoảng 24,10C - 23,60C), tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5
(khoảng 26,50C - 27,30C). Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và hầu như không
có bão là những thuận lợi rất cơ bản cho phát triển nông nghiệp của Đạ Huoai nói
riêng và Đông Nam Bộ nói chung.
- Lượng mưa lớn: trung bình từ 2.139 – 2.826 mm/năm, mùa mưa dài: từ cuối
tháng 4 đến đầu tháng 12, khá thuận lợi với các loại cây lâu năm, nhưng vào những
năm mùa mưa kết thúc muộn thì ảnh hưởng khá nặng đến chất lượng thụ phấn của cây
điều là cây hiện chiếm diện tích lớn nhất ở Đạ Huoai.Do mưa rất lớn vào thời kỳ từ
tháng 6 đến tháng 11 (từ 400 – 500 mm/tháng, đặc biệt tháng 8 lượng mưa lên tới 612
mm), một mặt gây xói mòn và rửa trôi đất, mặt khác kết hợp với nước từ thượng
nguồn đổ về làm mực nước sông Đạ Huoai dâng nhanh và tràn vào đồng ruộng, gây
tình trạng ngập úng cục bộ ở các khu vực trũng.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm khoảng 5 %

tổng lượng mưa năm, tuy chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng cũng đủ gây tình trạng
mất cân đối nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng – phát triển của
cây trồng – vật nuôi. Việc xây dựng các Công trình thủy lợi để cung cấp nước sản xuất
và sinh hoạt trong mùa khô có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
huyện.
2.1.6. Điều kiện thủy văn
Do ảnh hưởng của địa hình và nằm ở vị trí đầu nguồn, nên sông suối trong
phạm vi huyện thường có lưu vực nhỏ, ngắn và dốc, có môđun dòng chảy lớn và
thường nghèo kiệt vào mùa khô.
 Mạng lưới sông suối:
SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

-

Sông Đạ Houai là sông chính với chiều dài 20,3 km, là hợp lưu của 3 nhánh
chính.

-

Sông Đạ M'ri, sông Đạ Houai và sông Đạ M'rê. Dưới đây là đặc điểm của
một số sông suối chính có liên quan.

-

Suối Đạ Liong: Bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Bắc, chảy theo hướng Bắc

Nam đổ ra suối Đạ Gui, chiều dài suối khoảng 8,5 km.

-

Suối Đạ Kên: Cũng bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Bắc, chảy theo hướng
Bắc Nam đổ ra sông Đạ M'rê, chiều dài suối khoảng 21,3 km.

-

Suối Đạ Narr (xã Mađaguôi): Bắt nguồn từi các dãy núi cao phía Bắc, chảy
theo hướng Bắc Nam, chiều dài khoảng 7 km.

-

Suối Đạ Tràng (xã Đạ Tồn): Bắt nguồn từ các dãy núi cao phía Bắc, chảy
theo hướng Bắc Nam, chiều dài khoảng 11 km.

 Tài nguyên nước ngầm
- Nước ngầm tầng mặt (giếng đào): Nước ngầm tầng mặt và nước sát mặt (ngầm
bán áp, độ sâu < 20 m) thường có độ cứng khá cao (> 50 mg CaCO3/lít), mực nước
thay đổi theo vùng và theo mùa: vùng thấp ven sông Đạ Huoai có mực nước ngầm của
các giếng đào từ 2-6 m, vùng đồi núi có mực nước ngầm từ 15-20 m. Vào mùa mưa,
mực nước cách mặt đất từ 1-2m. Nhưng về mùa khô mực nước hạ xuống cách mặt đất
5-6 m ở những khu vực bào mò tích tụ và 7-12 m ở những khu vực tích tụ xâm thực
gần thềm sông Đạ Huoai.
- Nước ngầm tầng sâu (giếng khoan với độ sâu > 20 m): Ở độ sâu > 20 m, nước
ngầm có độ cứng và độ kiềm khá cao (độ cứng toàn phần 1.950 mg CaCO3/lít, độ
kiềm toàn phần 1.325 mg CaCO3/lít, môi trường axít 0,8 mg oxy/lít). Như vậy, nếu
khai thác nước ngầm cung cấp nước sạch cho các khu dân cư tập trung như thị trấn và
các khu Công nghiệp thì đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật để xử lý.


SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

7


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

2.1.7. Công nghệ chăn nuôi heo tại trang trại
Trang trại áp dụng chăn nuôi lợn theo hướng Công nghệ mới như sau:
- Nhập giống mới, khoa học kỹ thuật – Công nghệ và thiết bị chăn nuôi mới của
các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển nhất thế giới.
- Hệ thống chuồng trại được thiết kế các ô chuồng gắn liền với sân chơi đảm bảo
thông thoáng phù hợp với đàn lợn theo từng nhóm chức năng, lợn nái chờ phối và
mang thai được nằm trong chuồng cá thể, lợn nái và lợn cai sữa nằm trên sàn cách mặt
đất, điều kiện chăm sóc với từng cá thể sẽ tốt hơn; định hướng khẩu phần riêng biệt,
đúng với nhu cầu về số lượng và chất lượng thức ăn cho từng loại, tiết kiệm được thức
ăn và thuốc thú y do thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh, hạn chế người Công
nhân bước vào nền chuồng, tránh sự lây nhiễm từ bên ngoài.
- Thiết kế hệ thống nước cho lợn uống với hệ thống tự động, hệ thống cho ăn bán
tự động và định lượng khẩu phần ăn theo từng con và từng nhóm lợn.
- Toàn bộ chuồng trại sẽ có khoảng không gian trống và thoáng nhất định để sát
trùng và với môi trường sinh thái bền vững không gây độc cho đàn lợn và không tác
động ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh.
- Lợn con tập ăn từ 5 ngày tuổi, giúp cho lợn con nhanh thích nghi với thức ăn
mới khi cai sữa, vì vậy lợn con ít bị nhiễm các loại bệnh nhất là bệnh tiêu chảy, lợn có
sức đề kháng cao, mau lớn.
- Lợn con cai sữa trong vòng 25 ngày tuổi giúp đàn lợn nái sinh sản rút ngắn thời
gian nuôi con, làm cho lượng lợn sinh ra mỗi năm đạt từ 2 đến 2,2 lứa.
2.1.8. Nhu cầu nguyên - nhiên liệu và nhân Công của trang trại

a. Nhu cầu nguyên liệu:
Nguyên liệu cung cấp cho trại bao gồm thức ăn cho heo và được cung cấp bởi
nhà máy sản xuất thức ăn gia súc được xây dựng ngay tại dự án. Nhu cầu thức ăn được
liệt kê trong bảng 2.1.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

Bảng 2.1: Nhu cầu thức ăn của trang trại chăn nuôi heo
Thức ăn

Loại heo

Hậu bị nái
Lợn nái
Nọc
Lợn con giống
(tập ăn đến 15 kg)
Lợn hậu bị
(15 → 100kg)
Lợn thịt
(15 → 100 kg)

Số heo
(con)


Lượng
tiêu thụ
(kg)

Giá thức ăn
đồng/kg)

Chủng loại

Định
mức/con/kg

HH

115

2000

230.000

6.660

HH

700

2000

1.400.000


6.680

300

2000

600.000

7.260

HH

1.095

30

54.750

7.620

Delice A

2

44.000

88.000

17.800


Delice B

9

40.480

364.320

11.000

HH

30

5.000

150.000

7.650

205

5.000

1.025.000

6.660

30


35.000

1.050.000

7.650

80

35.000

2.800.000

7.170

125

35.000

4.375.000

6.750

HH

(Nguồn: Báo cáo Dự án đầu tư, Công ty TNHH MTV Công Trí, tháng 01/2009)
 Ngoài ra, còn một số nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của trang trại gồm:
- Vacine: FMD, dịch tả, PARVO, Mypravac, Auskipra…
- Xử lý mùi hôi: chế phẩm Yucca do Công ty VIPHAVET cung cấp.
- Thuốc sát trùng: vikon ( BAYER) Pacoma(Nhật bản)
b. Nhu cầu nhiên liệu:

 Lượng điện sử dụng: 20.000 kWh/tháng.
 Lượng nước sử dụng: khoảng 255 m3/ngày. Trong đó:
- Nước dùng cho sinh hoạt: 80 người  120 lít/người.ngày = 8600 lít/ngày = 9
m3/ngày.
- Nước dùng cho chăn nuôi (cho heo uống, vệ sinh chuồng trại):

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

(2000 nái + 400 hậu bị + 30 đực giống)*30 l/ngày + 22.520 heo con * 1l/ngày
= 97,4 m3/ngày.
- Vệ sinh chuồng: 43.160 m2 x 3lít/m2.ngày = 129,5 m3/ngày
- Nước làm mát khu trại: 20 m3/ngày.
c. Nhu cầu về nhân công:
Tổng số cán bộ Công nhân viên trang trại giai đoạn này là 80 người được bố trí
trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Bố trí nhân viên hoạt động trong trại
STT

Vị trí Công việc

Số lượng (người)

1

Giám đốc


1

2

Phòng Kế hoạch – kinh doanh

9

3

Phòng kỹ thuật

10

4

Đội sản xuất

60

Tổng cộng

80

(Nguồn: Báo cáo Dự án đầu tư, Công ty TNHH MTV Công Trí, tháng 01/2009.)
2.1.9. Nguồn phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải
a. Nguồn phát sinh nước thải
 Nước thải sinh hoạt:
- Nước dùng cho sinh hoạt: 80 người  120 lít/người.ngày = 9600 lít/ngày.

- Tổng số Công nhân và nhân viên kỹ thuật làm việc khi trại đi vào hoạt động ổn
định là 80 người. Định mức cấp nước sinh hoạt là 120 lít/người/ngày.đêm và định mức
phát sinh nước thải là là 100 lít/người/ngày.đêm (tương đương khoảng 80% nước cấp).
Như vậy, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt trung bình phát sinh là khoảng 8
m3/ngày.đêm. Tính chất nước thải sinh hoạt được trình bày dưới bảng 2.3.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

Bảng 2.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
STT

Chất ô nhiễm

Không qua
Xử lý

Xử lý bằng
bể tự hoại

TCVN 5945:2005
(cột A; Kf =1,1;
Kq = 0,9)

1


BOD5

163,8 – 196,3

98,3 – 117,8

29,7

2

COD (dicromate)

261,3 – 370

156,8 - 222

49,5

3

Chất rắn lơ lửng
(SS)

253,8 – 526,3

152,3 – 315,8

49,5


4

Dầu mỡ

36,3 – 108,8

21,8- 65,3

9,9

5

Tổng nitơ (N)

21,3 – 43,8

12,8 – 26,3

14,85

6

Amoni (N-NH4)

8,8 – 17,5

5,3 – 10,6

4,95


7

Tổng photpho (P)

2,5 – 15

1,5 - 9

3,96

(Nguồn: Khoa Môi trường và Tài nguyên ĐHNL Tp. HCM tổng hợp, tháng 09/2009.)
Nhận xét:
- So sánh với tiêu chuẩn có thể thấy rằng, khi nước thải chưa qua xử lý hoặc đưa
qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại (02 ngăn), thì các chỉ tiêu ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn
TCVN 5945:2005 (cột A; Kf = 1,1; Kq = 0,9).
- Sau khi được xử lý bằng bể tự hoại, nước thải sinh hoạt sẽ được đưa đến trạm
xử lý nước thải của trại để đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005
(cột A; Kf = 1,1; Kq = 0,9).
 Nước thải chăn nuôi heo
- Nước thải chăn nuôi có nguồn gốc từ nước tiểu gia súc, nước rửa chuồng trại,
gia súc và nước uống rơi vãi của gia súc. Những nước thải này luôn luôn trộn lẫn với
chất thải rắn vô cơ như phân, thức ăn thừa, lông,... của gia súc, các vi sinh vật cùng với
các vật thể rắn vô cơ như đất, cát, mẩu bao bì... Đặc trưng của nước thải chăn nuôi
heo là ô nhiễm hữu cơ, N, P cao và chứa nhiều vi sinh gây bệnh.
- Nước dùng cho chăn nuôi (cho heo uống, vệ sinh chuồng trại):

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

11



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

(2000 nái + 400 hậu bị+30 đực giống) x30 l/ngày + 22.520 heo con x 1 l/ngày
= 97,4m3/ngày.
- Vệ sinh chuồng: 43.160 m2 x 3lít/m2.ngày = 129,5 m3/ngày
- Lưu lượng nước thải chăn nuôi ở trại vào khoảng 204 m3/ngày.đêm (bằng
khoảng 80% lượng nước cấp).
 Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi heo được trình bày dưới bảng 2.4
Bảng 2.4: Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi heo
STT

Thông số

Đơn vị

Nồng độ

TCVN 5945:2005
Cột A

1

pH

-

7,2

6 -9


2

BOD5

mg/L

2798

30

3

COD

mg/L

4087

50

4

SS

mg/L

530

50


6

Tổng nitơ (N)

mg/L

223

15

7

Tổng photpho (P)

mg/L

37

4

(Nguồn: Phân tích tại phòng thí nghiệm khoa môi trường và tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm năm 2010).
 Nước mưa chảy tràn
- Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng của trại cuốn theo những chất ô nhiễm
vương vãi trên mặt đất. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là đất cát, cặn,
rác thải, dầu mỡ, ....
- Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 - 1,5mg N/l, 0,004 - 0,03mg P/l,
10 -20mg COD/l, 10 - 20mg TSS/l. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nước thải thì nước

mưa chảy tràn tương đối sạch do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi
nước thải và cho thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là suối Đá cách trang trại khoảng
200m.

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

b. Nguồn tiếp nhận nước thải:
Nước thải sau khi được xử lý sẽ thải ra nguồn tiếp nhận là suối Đá cách trang
trại khoảng 200m.

2.2 . TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2.1. Thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi heo
Thành phần của nước thải chăn nuôi heo hầu hết là các chất hữu cơ, vô cơ,
VSV tồn tại ở dạng hòa tan, phân tán nhỏ hay có kích thước lớn hơn. Đặc trưng ô
nhiễm của loại nước thải này là chất hữu cơ, Nitơ, Phospho và vi sinh gây bệnh. Tùy
theo qui mô sản xuất, quỹ đất dùng cho xử lý, điều kiện kinh tế, mục đích sử dụng chất
thải, nước thải từ chăn nuôi, yêu cầu của nguồn tiếp nhận…mà có thể áp dụng các biện
pháp xử lý thích hợp. Lựa chọn một quy trình xử lý nước thải cho một cơ sở chăn nuôi
phụ thuộc rất nhiều vào thành phần tính chất nước thải, bao gồm:
 Các chất hữu cơ và vô cơ:
- Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% gồm cellulose,
protit, acid amin, chất béo, hidratcarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức
ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm
cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-,… N và P: Khả năng hấp thụ N và
P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ

bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa
hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng trong nước thải chăn nuôi 571 – 1026
mg/L, Photpho từ 39 – 94 mg/L. Theo Jongbloed và Lenis (1992), đối với heo trưởng
thành khi ăn vào 100 g Nitơ thì: 30 g được giữ lại cơ thể, 50 g bài tiết ra ngoài theo
nước tiểu dưới dạng ure, còn 20 g ở dạng phân Nitơ vi sinh khó phân huỷ và an toàn
cho môi trường. Nitơ bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân dưới dạng ure, sau đó
ure nhanh chóng chuyển hoá thành NH3 theo phương trình sau:
(NH2)2CO + H2O → NH4 + OH- + CO2 → ← NH3 ↑ + CO2 + H2O
- Khi nước tiểu và phân bài tiết ra ngoài, vi sinh vật sẽ tiết ra enzime ureaza
chuyển hoá ure thành NH3, NH3 phát tán vào không khí gây mùi hôi hoặc khuyếch tán
vào nước làm ô nhiễm nguồn nước.
SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

13


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

- Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng lớn N, P. Đây là nguyên nhân có thể gây
hiện tượng phú dưỡng hoá cho các nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng xấu đến chất
lượng nguồn nước và các sinh vật sống trong nước.
 Vi sinh vật gây bệnh:
- Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán
gây bệnh. Do đó, loại nước thải này có nguy cơ trở thành nguyên nhân trực tiếp phát
sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đồng thời lây lan 1 số bệnh cho người nếu
không được xử lý.
2.2.2. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo
Đối với nước thải chăn nuôi, có thể áp dụng các phương pháp sau :
 Phương pháp xử lý cơ học
- Mục đích là tách chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu

gom, phân riêng. Có thể dùng song chắn rác, bể lắng sơ bộ để loại bỏ cặn thô, dễ lắng
tạo điều kiện thuận lợi và giảm khối tích của các Công trình xử lý tiếp theo. Ngoài ra
có thể dùng phương pháp ly tâm hoặc lọc. Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải chăn
nuôi khá lớn (khoảng vài ngàn mg/l) và dễ lắng nên có thể lắng sơ bộ trước rồi đưa
sang các Công trình xử lý phía sau.
- Sau khi tách, nước thải được đưa sang các Công trình phía sau, còn phần chất
rắn được đem đi ủ để làm phân bón.
 Phương pháp xử lý hóa lý
- Nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ dạng hạt có kích
thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng các phương pháp cơ học thông thường vì
tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Ta có thể áp dụng phương pháp keo tụ để
loại bỏ chúng. Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, phèn bùn,…
kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ.
- Nguyên tắc của phương pháp này là : cho vào trong nước thải các hạt keo mang
điện tích trái dấu với các hạt lơ lửng có trong nước thải (các hạt có nguồn gốc silic và
chất hữu cơ có trong nước thải mang điện tích âm, còn các hạt nhôm hidroxid và sắt
SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

14


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi heo Trí Công, công suất 210 m3/ngày.đêm

hidroxi được đưa vào mang điện tích dương). Khi thế điện động của nước bị phá vỡ,
các hạt mang điện trái dấu này sẽ liên kết lại thành các bông cặn có kích thước lớn hơn
và dễ lắng hơn.
- Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (2001) tại trại chăn nuôi heo 2/9:
phương pháp keo tụ có thể tách được 80-90% hàm lượng chất lơ lửng có trong nước
thải chăn nuôi heo.
- Ngoài keo tụ còn loại bỏ được P tồn tại ở dạng( PO4 )3- do tạo thành kết tủa

AlPO4 và FePO4.
- Phương pháp này loại bỏ được hầu hết các chất bẩn có trong nước thải chăn
nuôi. Tuy nhiên chi phí xử lý cao. Áp dụng phương pháp này để xử lý nước thải chăn
nuôi là không hiệu quả về mặt kinh tế.
- Ngoài ra, tuyển nổi cũng là một phương pháp để tách các hạt có khả năng lắng
kém nhưng có thể kết dính vào các bọt khí nổi lên. Tuy nhiên chi phí đầu tư, vận hành
cho phương pháp này cao, cũng không hiệu quả về mặt kinh tế đối với các trại chăn
nuôi.
 Phương pháp xử lý sinh học: Phương pháp này dựa trên sự hoạt động của các vi
sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu
cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Tùy theo nhóm vi
khuẩn sử dụng là hiếu khí hay kỵ khí mà người ta thiết kế các Công trình khác nhau.
Và tùy theo khả năng về tài chính, diện tích đất mà người ta có thể dùng hồ sinh học
hoặc xây dựng các bể nhân tạo để xử lý.
 Phương pháp xử lý hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động
trong điều kiện có oxy. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 3
giai đoạn :
+ Oxy hóa các chất hữu cơ :
Enzyme
CxHyOz + O2  CO2 + H2O + OH

+ Tổng hợp tế bào mới :
CxHyOz + O2 + NH3 Tế bào vi khuẩn (C5H7O2N) + CO2 + H2O - OH
Enzyme

SVTH: Lâm Mộng Quỳnh Đoan

15



×