Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.21 KB, 100 trang )

Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN
XUẤT SẠCH HƠN TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
GỖ ĐÔNG HÒA

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: LÊ CHÍ CHINH

CHUYÊN NGÀNH

: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

NIÊN KHÓA

: 2006 - 2010

Tp. Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2010
Trang 0


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN
XUẤT SẠCH HƠN TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN


GỖ ĐÔNG HÒA

Tác giả

LÊ CHÍ CHINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Vinh Quy

Tp. Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2010

Trang 0


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình học tập dưới ngôi Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến thức đã tích lũy trong quá trình 4
năm học tập mà các thầy cô truyền đạt là hành trang giúp Tôi tự tin hơn khi vào đời.
Để có được như ngày hôm nay, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
Cảm ơn công ơn của cha mẹ đã không ngại vất vả, hy sinh để cho con được
theo đuổi con đường mà mình đã chọn. Cảm ơn các anh chị đã hết lòng ủng hộ về mặt
vật chất và tinh thần, đó chính là nguồn động viên to lớn giúp chúng em đủ tự tin vượt
qua những khó khăn, thử thách.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài Nguyên đã trang bị cho em

những kiến thức vô cùng quí báu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn
Vinh Quy, người đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức trong quá trình giảng dạy
cũng như trong quá trình hướng dẫn thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Thanh Vạn (Giám đốc) và các anh chị
trong Xí nghiệp chế biến gỗ Đông hòa đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập tại Xí nghiệp
Cảm ơn bạn bè, những người thân đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu cũng
như trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2010
Lê Chí Chinh

Trang i


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là một ngành có tiềm lực kinh tế rất lớn ở Việt
Nam. Một mặt nó tạo ra các sản phẩm xuất khẩu thu về ngoại tệ cho đất nước, tạo ra
các sản phẩm đa dạng, bền, đẹp về hình mẫu cho mục đích sử dụng của con người trên
khắp thế giới, tất cả các sản phẩm đều được sản xuất với công nghệ tiên tiến và hiện
đại. Mặt khác các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất cũng khá phức
tạp mà chưa được thật sự quan tâm đúng mức để đề ra các biện pháp kiểm soát và
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó là việc sử dụng nguyên nhiên liệu gây
lãng phí trong sản xuất cũng chưa được chú ý và quan tâm.
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa vấn đề môi trường
chính đáng được quan tâm nhất đó là chất thải nguy hại, khí thải và môi trường làm
việc. Với sự lớn mạnh của ngành Quản lý môi trường, vấn đề môi trường và vệ sinh
môi trường trong lao động là vấn đề bức xúc của ngành. Do đó, cần có biện pháp quản

lý nguồn thải thích hợp trên cơ sở quản lý kỹ thuật phù hợp. Sản xuất sạch hơn hay
“ngăn ngừa ô nhiễm” là những công cụ quản lý thích hợp nhất nhằm giảm thiểu nguồn
ô nhiễm, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Đề tài “ Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp Sản xuất sạch hơn tại Xí
nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa” sau gần 8 năm đi vào hoạt động của Xí nghiệp nhằm
nghiên cứu hiện trạng môi trường và phân tích quy trình sản xuất hiện tại của Xí
nghiệp, Xác định các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguyên nhiên vật
liệu. Xác Định các nguyên nhân gây lãng phí. Từ đó, đề xuất ra những giải pháp
SXSH phù hợp với tình hình sản xuất và kỹ thuật tại Xí nghiệp.
Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ dựa trên tính toán sơ bộ và mang tính chủ
quan đồng thời cũng chưa đánh giá và dự đoán đầy đủ các mặt hạn chế khi thực hiện
chúng đối với thực trạng Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa hiện nay

Trang ii


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC...............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................................viii
Chương 1 .................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1.1


ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1

1.2 SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................2
1.4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..2

1.4.1 Nội dung nghiên cứu .....................................................................................2
1.4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................3
Chương 2 .................................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU
VIỆT NAM .................................................................................................................4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu ....4
2.1.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam ....................4
2.1.3 Thiết bị máy móc sử dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ..........5
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu đồ gỗ ...........................................7
2.1.5 Công tác bảo vệ môi trường trong ngành gỗ Xuất khẩu ...........................9
2.2 TỔNG QUAN SẢN XUẤT SẠCH HƠN .........................................................11
2.2.1 Khái niệm SXSH .........................................................................................11
2.2.2 Cách tiếp cận trong SXSH..........................................................................11
2.2.3 Kỹ thuật và phương pháp thực hiện .........................................................12
2.3 LỢI ÍCH VÀ RÀO CẢN CỦA VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG SẢN XUẤT ................................................................................................13
Trang iii



Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

2.3.1 Lợi ích ...........................................................................................................13
2.3.2 Rào cản .........................................................................................................15
2.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN .........................................16
2.4.1 Tình hình áp dụng SXSH trên thế giới .....................................................16
2.4.2 Tình hình áp dụng SXSH tại Vệt Nam......................................................16
Chương 3 ................................................................................................................................ 20
KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA ................................... 20
3.1 KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA ......................20
3.1.1Giới thiệu về xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa...........................................20
3.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ..............................................20
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP ....21
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy...............................................................................21
3.2.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của xí nghiệp ........................................24
3.2.3 Nguyên nhiên liệu tiêu thụ của xí nghiệp ..................................................26
3.2.4 Thiết bị, máy móc sử dụng trong sản xuất của xí nghiệp ........................28
3.2.5 Quy trình sản xuất ......................................................................................30
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA 31
3.3.1 Hiện trạng môi trường của xí nghiệp ........................................................31
3.3.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại xí nghiệp ..............37
3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU CHO TỪNG CÔNG
ĐOẠN SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP, CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ LỰA CHỌN TRỌNG TÂM KIỂM TOÁN SXSH.........................................39
3.4.1 Hiệu quả sử dụng nguyên liệu của xí nghiệp ............................................39
3.4.2 Đánh giá công tác BVMT của xí nghiệp ...................................................40
3.4.3 Trọng tâm kiểm toán SXSH ....................................................................40
Chương 4 ................................................................................................................................ 42
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG ĐOẠN TẠO

PHÔI, ĐỊNH HÌNH VÀ SƠN TẠI XÍ NGHIỆP .............................................................. 42
4.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHI TIẾT CÁC CÔNG ĐOẠN ĐƯỢC LỰA
CHỌN ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN .........................................................42
4.1.1 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn tạo phôi ................................42
4.1.2 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn Định hình ...........................44
4.1.3 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn Sơn......................................46
4.2 CÂN BẰNG VẬT VẬT CHẤT .........................................................................49
Trang iv


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

4.3 ĐỊNH GIÁ DÒNG THẢI ..................................................................................51
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LÃNG PHÍ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ..................................................................55
4.5 ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP SXSH .............................................................58
4.5.1 Phân loại và sàng lọc các giải pháp ...........................................................58
4.5.2 Đánh giá sơ bộ các giải pháp ......................................................................61
4.5.3 Mô tả giải pháp SXSH ................................................................................63
4.6 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP SXSH ......................67
4.6.1 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật ......................................................67
4.6.2 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế .........................................................71
4.6.3 Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường .................................................73
4.7 LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH ............................................................75
4.8 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH ....................................78
4.8.1 Thành lập nhóm SXSH ...............................................................................78
4.8.2 Phổ biến phương pháp thực hiện...............................................................78
4.8.3 Kế hoạch thực hiện các giải pháp ..............................................................79
Chương 5................................................................................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 80

5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................80
5.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 82

Trang v


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 sản phẩm và thị trường tiêu thụ đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam ...................... 5
Bảng 2.2 thiết bị, máy móc sử dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ................................ 5
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện SXSH tại một số xí nghiệp trên địa bàn Tp. HCM
.................................................................................................................................................. 18

Bảng 3.1 Sản phẩm của xí nghiệp ..................................................................................... 25
Bảng 3.2 Nguyên liệu tiêu thụ của xí nghiệp .................................................................. 26
Bảng 3.3 Định mức nguyên, vật liệu cho 1m3 Gỗ tinh chế tạo thành bộ sản phẩm
SILVANO trong quá trình sản xuất của xí nghiệp (khách hàng Habufa) .............. 26
Bảng 3.4 Nguyên vật liệu sử dụng của xí nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2010 ..... 27
Bảng 3.5 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của xí nghiệp trong 5 tháng đầu
năm 2010 ............................................................................................................................... 27
Bảng 3.6 Thiết bị, máy móc của xí nghiệp ...................................................................... 28
Bảng 3.7 Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý của xí nghiệp
.................................................................................................................................................. 32

Bảng 3.8 Chất lượng không khí tại các phân xưởng sản xuất của xí nghiệp................. 34
Bảng 3.9 Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn.................................................................... 35
Bảng 3.10 Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của xí nghiệp

.................................................................................................................................................. 37

Bảng 3.11 Các biện pháp xử lý chất thải rắn của xí nghiệp ....................................... 39
Bảng 4.1 cân bằng vật chất ................................................................................................ 49
Bảng 4.2 Giá thành và giá xử lý chất thải....................................................................... 51
Bảng 4.3 Định giá dòng thải ............................................................................................... 52
Bảng 4.4 Các nguyên nhân gây lãng phí và cơ hội SXSH ........................................... 55
Bảng 4.5 Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH .................................................... 58
Bảng 4.6 Tổng hợp sàng lọc các giải pháp ...................................................................... 60
Bảng 4.7 Đánh giá sơ bộ các giải pháp ............................................................................ 61
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá sơ bộ từng giải pháp .......................................................... 63
Bảng 4.9 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp .......................... 68
Bảng 4.10 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp ........................... 71
Bảng 4.11 Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp ................... 73
Bảng 4.12 Lựa chọn các giải pháp SXSH ....................................................................... 76
Bảng 4.13 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa
.................................................................................................................................................. 79

Trang vi


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ Các bước thực hiện SXSH ................................................................13
Hình 3.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức của xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa ....................22
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất - công nghệ của xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa30
Hình 4.1 Quy trình công nghệ chi tiết công đoạn Tạo phôi .....................................43
Hình 4.2 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn Định hình ............................45

Hình 4.3 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn sơn .......................................47

Trang vii

các nhóm nghiên cứu SXSH tại viện Tài nguyên và Môi
trường, Trung tâm sản xuất sạch, sở Khoa học công nghệ và Môi trường.
Nhóm SXSH phải đưa ra các phương pháp thực hiện:
-

Xác định trọng tâm đánh giá

-

Thiết lập và thực hiện hệ thống quan trắc

-

Tiến hành khảo sát đánh giá theo sự phân công
Trang 78


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

-

Họp nhóm thảo luận nhằm đề xuất và xác định các cơ hôi SXSH

-

Lập kế hoạch thực hiện


-

Triển khai thử nghiệm, thực hiện và đánh giá kết quả

-

Họp rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo

4.8.3 Kế hoạch thực hiện các giải pháp
Bảng 4.13 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa
Giai đoạn

Nội dung công việc

Phụ trách
công việc

Thời gian

Kinh phí

Nhóm
SXSH của
Xí nghiệp

08/2010

12.500.000


Tổ máy

09/2010

2.400.000

Nhóm
SXSH và
chuyên gia
môi trường

12/2010

1. Thường xuyên thu gom bụi, mùn
cưa, dăm bào
2. Quản lý chặt chẽ công nhân trong
việc sử dụng giấy nhám, dẻ lau và
keo 502
3. Đôn đốc cán bộ công nhân mang
bảo hộ lao động trong quá trình sơn
4. Tạo môi trường làm việc thoáng
Giai đoạn mát trong các phân xưởng
1
5. Kiểm tra việc tiêu thụ điện ngắt
các thiết bị chiếu sáng khi không
cần thiết
6. Cân lượng hóa chất chính xác,
cần chỉ định người có khả năng làm
việc này tốt nhất
7. Thường xuyên bảo dưỡng máy

móc
1. Đánh giá kết quả thực hiện giai
đoạn 1, rà soát lại hiệu quả của các
giải pháp đã thực hiện
Giai đoạn
2. Họp nhóm chia sẻ kinh nghiệm
2
thực hiện SXSH
3. Tiếp tục thực hiện các giải pháp
SXSH còn lại và áp dụng các giải
pháp SXSH ở cơ sở khác
Trang 79

Tiếp tục
thực hiện
SXSH
theo quy
trình


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa là một Xí nghiệp sản xuất các mặt hàng
đồ gỗ nội thất xuất khẩu. Hoạt động của Xí nghiệp có ý nghĩa tích cực đối với sự phát
triển kinh tế trong vùng. Xí nghiệp đã đạt được nhiều chỉ về công tác bảo vệ môi
trường và sức khỏe cho người công nhân như chứng chỉ ISO 9001-2000, IWAY,
QWAY.

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
nhằm giảm thiểu nồng độ ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên,
hiện nay tại xí nghiệp vẫn tồn tại các vấn đề ô nhiễm môi trường mà chưa có hướng
giải quyết hợp lý và triệt để. Đặc biệt vấn đề nổi bật và đáng được quan tâm hiện nay
đó là vấn đề khí thải và ô nhiễm môi trường không khí.
Môi trường không khí tại xí nghiệp khá phức tạp, không chỉ đơn thuần là bụi gỗ
hay các loại bụi, khí thải từ lò hơi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển, bụi sơn
trong sản xuất...
Bên cạnh đó các mùi độc hại của bụi sơn, dung môi, mùi của các loại keo ghép
gỗ đang ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân.
Ngoài các vấn đề nêu trên, hiện nay tại xí nghiệp còn một vấn đề đang diễn ra
hằng ngày đó là sự thất thoát và lãng phí nguyên nhiên liệu trong sản xuất của xí
nghiệp.
Chính vì vậy, áp dụng SXSH đối với xí nghiệp là một vấn đề thiết thực và việc
áp dụng các giải pháp SXSH mang lại cho xí nghiệp hiệu quả rất lớn nhằm giảm các
chi phí sản xuất đáng kể thông qua việc tiết kiệm nguyên nhiên liệu và năng lượng.
Việc áp dụng SXSH không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho xí nghiệp mà còn
mang lại lợi ích lớn về mặt môi trường như:
-

Giảm các nguồn gây ô nhiễm, giảm tải lượng gây ô nhiễm

-

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp
Trang 80


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa


5.2 KIẾN NGHỊ
Sản phẩm đồ gỗ nội thất của xí nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc
phát triển kinh tế vùng nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Để duy trì và
phát triển sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường, xí nghiệp nên:
-

Thành lập đội SXSH, tạo điều kiện để các thành viên trong ban SXSH trao
đổi thông tin học hỏi kinh nghiệm, theo học các khóa tập huấn về SXSH
quản lý công nghiệp….. nhằm nâng cao trình độ quản lý và xử lý công việc

-

Áp dụng các giải pháp đã được đề xuất trong quá trình nghiên cứu.

-

Tăng cường thêm nguồn vốn cho việc áp dụng các giải pháp còn lại và
nghiên cứu các giải pháp mới.

Đối với các cấp chính quyền, cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện để các Doanh
nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh và xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa có thể tiếp cận
và tham gia SXSH góp phần BVMT. Các cấp chính quyền cần tăng cường các hoạt
động theo các hướng chính sau:
-

Ban hành những hướng dẫn về thực hiện SXSH theo phương hướng thiết lập
các tổ hợp SXSH đối với các Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất và các xí nghiệp
trên địa bàn hay trong vùng.

-


Ban hành các quy định khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ,
đặc biệt chú trọng các phương án SXSH, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.

Trang 81


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

CEFINA (1996). Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy SAVI kĩ nghệ

gỗ. Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ môi trường. viện Môi trường và tài nguyên
2.

F. balkau, J. W. Schejiground (1996). Cleaner Production, a training resource

package. Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, Paris, Pháp
3.

Kim Thúy Ngọc, Trần Nguyệt Ánh, Nguyễn Tùng Lâm (2003). Tiêu chuẩn

ISO 14000 – chứng chỉ hệ thống Quản lý môi trường. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội
4.

Hồ Thị Ánh Tuyết (2005). Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi

trường và đề xuất một số giải pháp Sản xuất sạch hơn tại nhà máy ván sợi ép MDF

Gia Lai”. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí minh.
5.

MOSTE (2000). Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam. Bộ khoa hoạc, công

nghệ và môi trường. Hà Nội
6.

Nguyễn Vinh Quy (2006). Bài giảng Sản Xuất sạch hơn. Trường đại học Nông

Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
7.

Sở Tài nguyên và môi trường (2004). Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố

Hồ Chí Minh năm 2003 – 2004. Thành phố Hồ Chí Minh.
8.

Thành Ngọc Quỳnh (2007). Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi

trường và nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy tinh chế
đồ gỗ xuất khẩu SATIMEX”. Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh.
9.

Ủy Ban Nhân Dân Thành phố hồ Chí Minh (2002). Chiến lược quản lý môi

trường đến năm 2010. Thành phố Hồ Chí Minh.
10.


Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động (2009). Báo cáo

giám chất lượng môi trường xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An. Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ
An-Bình Dương
/ Kim ngach
_xuat _khau_go_va_cac_san_pham_go_nam_2009_va_ke_hoach_nam_2010/

11.

Trang 82


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

PHỤ LỤC
NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI VỀ MẶT KINH TẾ CỦA CÁC
GIẢI PHÁP SXSH


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

PHỤ LỤC
NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI VỀ MẶT KINH TẾ CỦA CÁC
GIẢI PHÁP SXSH
™ Nghiên cứu tính khả thi về kinh tế của giải pháp 1, 2, 3 và 4
Giải pháp 1: Thiết lập quy trình kiểm tra hợp lí phôi đầu vào
Giải pháp 2: Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân khâu cắt
Giải pháp 3:Nâng cao ý thức công nhân khi vận chuyển phôi giữa các phân xưởng
Giải pháp 4: Đào tạo nâng cao tay nghề cho tổ kỹ thuật
-


Mỗi công nhân cần đầu tư 500.000 cho việc học và tiên thuê chuyên gia,
người có kinh nghiệm, Xí nghiệp có 233 công nhân.

-

Đầu tư: Chi phí thực hiện các giải pháp này là 116.500.000 đồng .

-

Chi phí dùng để đào tạo nâng cao tay ngề cho công nhân khâu cắt và nhân
viên tổ kỹ thuật là 116.500.000 đồng.

-

Tiết kiệm: Thực hiện tốt các giải pháp này mỗi ngày tiết kiện được 0,5 m3
phôi gỗ bị hư hỏng do quá trình kiểm tra vận chuyển, thao tác kỹ thuật cắt.
mỗi m3 gỗ có giá là 3.200.000 đồng/m3. Số tiền tiết kiệm được:
0,5 x 3.200.000 =1.600.000 đồng/ngày = 480.000.000 đồng/ năm

- Thời gian hoàn vốn: P = 116.500.000/480.000.000 = 3tháng.
™ Nghiên cứu tính khả thi về mặt kinh tế của giải pháp 5 và 6
Giải pháp 5: Thường xuyên thu gom bụi trên mặt nền xưởng và các Xyclon
Giải pháp 6: Tiến hành thu gom mùn cưa rơi vãi trên nền
- Đầu tư: không cần đầu tư
- Tiết kiệm: Thường xuyên thu gom bụi từ các Xyclon, mùn cưa, dăm bào trên
nền xưởng và bán cho các lò nấu làm chất đốt. Mỗi ngày có thể thu gom
được 5 Kg, mỗi Kg bán được với giá 200 đồng/ Kg. số tiền tiết kiệm được:
200 x 5 = 1000 đồng/ ngày = 300.000 đồng/ năm
-


Thời gian hoàn vốn: 0


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 7 và 8
Giải pháp 7: Hướng dẫn công nhân pha chế keo dúng quy định
Giải pháp 8: Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân phết keo lên phôi
- Đầu tư: Mỗi khóa học đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân pha chế keo
và công nhân phết keo khoảng 6.000.000 đồng.
- Tiết kiệm: Mỗi ngày tiết kiệm được 4 kg keo rơi vãi và thất thoát, giá mỗi kg
keo là 28.000 đồng và tiết kiệm chi phí xử lý cho 1 kg keo này là 7.700
đồng/kg
(4 x 28.000) + (4 x 7.700)= 142.800 đồng/ngày = 42.840.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn P = 6.000.000 / 42.840.000 = 1,7 tháng
™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 9
Giải pháp 9: Thu gom dăm bào rơi vãi ra từ máy bào
-

Đầu tư: không cần đầu tư

-

Tiết kiệm: Mỗi ngày thu gom được 3 kg dăm bào rơi vãi ra từ máy bào và hệ
thốnghút bụi hút không hết. Giá mỗi kg dăm bào là 300 đồng. Số tiền tiết
kiệm được:
300 x 3 =900 đồng/ngày = 270.000 đồng/năm

- Thời gian hoàn vốn: 0

™ Nghiên cứu tính khả thi về mặt kinh tế của giải pháp 10
Giải pháp 10: Quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng giấy nhám trong
khâu chà nhám của Xí nghiệp
-

Đầu tư: không cần đầu tư

-

Tiết kiệm: Mỗi ngày tiết kiệm được 10 tờ giấy nhám. Giá mỗi tờ giấy nhám
là 2.900 đồng. Số tiền tiết kiệm được:
2.900 x 10 = 29.000 đồng/ngày = 9.048.000 đồng/năm

- Thời gian hoàn vốn: 0


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 11
Giải pháp 11: Quản lý chặt chẽ nâng vao ý thức sử dụng keo 502 trong sản
xuất của công nhân
-

Đầu tư: không cần đầu tư

-

Tiết kiệm: Mỗi ngày tiết kiệm được 1 lọ keo 502, giá một lọ keo 502 là
5.000 đồng/lọ. Số tiền tiết kiệm được:
5.000 x 1 = 5.000 đồng/ ngày = 1.500.000 đồng/năm


- Thời gian hoàn vốn: 0
™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 12 và 13
Giải pháp 12: Tiên hành kiểm tra kỹ lưỡng fitting khi nhập vào
Giải pháp 13: Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân khi lắp ráp các chi tiết
và sử dụng fitting
-

Đầu tư: Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân khâu ráp hay thuê chuyên
gia và trả cho người kiểm tra Fitting khi nhập vào là 8.000.000

-

Tiết kiệm được 1 ngày 1 bộ Fitting, mỗi bộ Fitting có giá 433.000 đồng.
1 x 433.000 = 433.000 đồng / ngày = 129.900.000 đồng / năm

-

Thời gian hoàn vốn P = 8.000.000 / 129.900.000 = 0,7 tháng

™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 14
Giải pháp 14: Quản lý chặt chẽ việc sử dụng dẻ lau của công nhân
-

Đầu tư: không cần đầu tư

-

Tiết kiệm: mỗi ngày tiết kiệm được 2 kg dẻ lau, giá mỗi kg dẻ lau là 7.000
đồng/kg. Chi phí xử lý môi trường mỗi kg dẻ lau phát thải sau sản xuất là

6.700 đồng. Số tiền tiết kiệm được:
(2 x 7.000) + (2 x 6.700) = 27.400 đồng/ngày = 8.220.000 đồng/năm

- Thời gian hoàn vốn: 0


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 15
Giải pháp 15: Đôn đốc cán bộ công nhân mang bảo hộ lao động trong quá
trình sơn và làm việc
-

Đầu tư: Mỗi công nhân được trang bị 2 khẩu trang mỗi tháng, giá mỗi khẩu
trang là 3.000 đồng/cái. Ở phân xưởng tạo phôi, định hình và sơn có 185
công nhân viên, chi phí cần đầu tư cho 1 năm là:
2 x 185 x 12 x 3.000 = 13.320.000 đồng/ năm

- Tiết kiệm: Khi công nhân được trang bị bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất,
số tiền tiết kiệm được ước tính mỗi ngày Xí nghiệp phải trả cho việc khám chữa
bệnh cho công nhân là 150.000 đồng/ ngày = 45.000.000 đồng/ năm
- Thời gian hoàn vốn: 13.320.000 / 45.000.000 = 3,5 tháng
™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 16
Giải pháp 16: Huấn luyện, đào tạo công nhân thao tác đúng kỹ thuật sơn
- Đầu tư: Công nhân trong khu vực sơn có khoảng 20 người. mỗi năm công
nhân đào tạo 2 lần. Chi phí đào tạo mỗi lần cho 1 công nhân là 100.000
đồng. chi phí cho công tác đào tạo: 2 x 100.000 x 20 = 4.000.000 đồng.
-

Tiết kiệm: Công nhân thao tác đúng kỹ thuật sơn sẽ giảm được 0,7 kg sơn ra

môi trường mỗi ngày. Giá sơn là 42.000 đồng/kg. Tổng số tiền tiết kiệm
được:
0,7 x 42.000 x 300 = 8.820.000 đồng/năm

- Thời gian hoàn vốn: 4.000.000 / 8.820.000 = 5,4 tháng
™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 17
Giải pháp 17: Thường xuyên bảo dưỡng máy móc
-

Đầu tư: Xí nghiệp cần bảo dưỡng máy móc 4 lần/năm. Mỗi lần cần có 6 công
nhân, chi phí cho mỗi công nhân là 100.000 đồng. Tổng số vốn đầu tư:
6 x 100.000 x 4 = 2.400.000 đồng


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

- Tiết kiệm: Tổng số tiền do máy móc ngừng hoạt động thiệt hại ước tính
khoảng 30.000.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn: 2.400.000/30.000.000 = 0,7 tháng
™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 18
Giải pháp 18: Tạo môi trường làm việc thoáng mát trong các phân xưởng
-

Đầu tư: Ở các khu vực xưởng cần lắp thêm 5 quạt. Giá mỗi quạt là 2.500.000
đồng/ cái. Tổng số tiền cần phải đầu tư là: 5 x 2.500.000 = 12.500.000 đồng

- Tiết kiệm: tạo điều kiện môi trường thoáng mát sẽ giúp năng suất lao động
tăng thêm khoảng 1% tức thu được khoảng 60.000.000 đồng/năm.
- Thời gian hoàn vốn: 12.500.000/60.000.000 = 2,5 tháng
™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 19 và 20

Giải pháp 19: Phân loại chất thải rắn trong Xí nghiệp
Giải pháp 20: Phân loại chất thải rắn có thể tận thu đem tái sử dụng hoặc
bán phế liệu
- Đầu tư: Xí nghiệp cần đầu tư 6 thùng rác, giá mỗi thùng rác là 450.000 đồng,
và xây dựng bãi chứa rác ước tính khoảng 3.000.000 đồng. Tổng số tiền đầu
tư là:
6 x 450.000 + 3.000.000 = 5.700.000 đồng
- Tiết kiệm: Xí nghiệp thực hiện phân loại rác đem tận thu và bán mỗi ngày
thu được 5.000 đồng tiền bán phế liệu và giảm 10.000 tiền xử lý rác thải. Số
tiền tiết kiệm được mỗi ngày là 15.000 đồng/ngày = 4.500.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn: 5.700.000/4.500.000 = 13 tháng


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 21
Giải pháp 21 :kiểm tra việc tiêu thụ điện ngắt các thiết bị chiếu sáng khi
không cần thiết
Đầu tư: không cần phải đầu tư
-

Tiết kiệm: Công nhân thực hiện việc tắt máy đúng giờ nghỉ giải lao chế độ
thắp sáng hợp lý vào ca đêm mỗi ngày có thể tiết kiệm được 3 Kwh. Giá
mỗi kwh điện là 951 đồng. Số tiền tiết kiệm được:
3x 951 = 2.853 đồng/ ngày = 855.900 đồng/năm

-

Thời gian hoàn vốn: 0


™ Nghiên cứu về mặt kinh tế của giải pháp 16
Giải pháp 22: Cân lượng hóa chất, sơn chính xác, cần chỉ định người có
khả năng làm việc này tốt nhất.
Đầu tư: không cần đầu tư
- Tiết kiệm: Công nhân cân lượng hóa chất, sơn chính xác mỗi ngày tiết kiệm
được 0,5 kg sơn/ngày, 1 kg sơn có giá 42.000 đồng/kg . Số tiền tiết kiệm
được:
0,5 x 42.000 = 21.000 đồng/ngày = 6.300.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn: 0


Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa



×