Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu sài gòn sacafa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.69 KB, 66 trang )

Đồ án tốt nghiệp



1



MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và
các tổ chức quốc tế do những tác động xấu của chúng làm suy giảm nặng nề đến
chất lượng môi trường tự nhiên và cuộc sống con người. Nguyên nhân phát sinh
chất thả
i liên quan đến các khía cạnh nội vi của nhà máy; công tác kiểm soát quy
trình chưa chặt chẽ; thiết bị sử dụng và công nghệ sử dụng có khiếm khuyết…
Bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm liên quan đến việc tiêu thụ, sản xuất và phân
phối hàng hóa bắt đầu bằng cách tiếp cận ra lệnh và kiểm soát, nhưng cách tiếp cận
này đã không thành công đáng kể tại phần lớn các nước đang phát triển. Hơn nữa,
kiểm soát ô nhiễm và công nghệ xử lý cuối đường ống để giảm thể tích và hạn chế
tác hại của chất thải cũng không thể áp dụng ở các doanh nghiệp nhỏ tại các quốc
gia này.
Khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) ra đời đã gợi ý phấn đấu cho hiệu quả tối
ưu ở từng giai đoạn của chu trình sản xuất với mục tiêu cao nhất là hạn chế đến mức
thấp nhất việc phát sinh các loại chất thải ngay tại nguồn.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Ngành điều là một trong những ngành có giá trị kim
ngạch xuất khẩu cao, có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nước ta. Ngành chế
biến hạt điều (CBHĐ) ở nước ta, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và
các vùng phụ cận đặc biệt phát triển mạnh. Từ đó, tạo ra những sản phẩm nhân điều


có giá trị xuất khẩu cao, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu công nhân lao động tại
các nhà máy chế biến, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng nguyên liệu
cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh những mặt tích cực mà ngành CBHĐ mang lại cho nền kinh tế, thì
trong quá trình sản xuất ngành còn thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường như
nước thải từ quá trình xử lý ẩm, khói thải sinh ra do đốt nhiên liệu, phenol sinh ra từ
khâu chao hạt… .
Hầu hết các nhà máy CBHĐ ở nước ta chưa có biện pháp xử lý
chất thải sinh ra, còn một số cơ sở có công nghệ xử lý chất thải thì đó chỉ là cách
Đồ án tốt nghiệp



2



tiếp cận thụ động, giải quyết cái đã sinh ra chứ chưa có biện pháp phòng ngừa chất
thải.
Do vậy, vấn đề đặt ra cho ngành điều nước ta là làm sao nâng cao được năng
xuất sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời giảm bớt các áp
lực cho môi trường. Nhìn nhận được tầm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như
những vấn đề môi trường nảy sinh mà ngành CBHĐ mang lại, tôi đã lựa chọn và
nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn
tại nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA.”.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trê n cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường tại
Nhà máy CBHĐ XKSG SACAFA trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu hạt điều và
hàng nông sản thực phẩm TP.HCM được tiến hành nhằm mục tiêu sau:
- Nắm được tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại nhà máy để phân

tích các nguyên nhân gây lãng phí và tìm ra các cơ hội SXSH.
- Đề xuất và lựa chọn các giải pháp SXSH áp dụng vào tình hình thực tế của
nhà máy.
4. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội
dung sau:
- Tổng quan về SXSH.
- Tổng quan về Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA
- Tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế và hiện trạng môi trường của Nhà máy
như: Dây chuyền sản xuất và công nghệ, nhiên, vật liệu cho quá trình sản
xuất, các thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất và các chủng loại sản
phẩm của Nhà máy.
- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế hạt
điều và công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy.
- Nghiên cứu, xác định và phân tích nguyên nhân phát sinh của dòng thải dựa
vào qui trình chế biến hạt điều của Nhà máy.
- Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho Nhà máy.
Đồ án tốt nghiệp



3



- Lựa chọn những giải pháp khả thi.
5. Giới hạn của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu giới hạn, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu: Cách triển khai đánh giá SXSH phù hợp với hiện trạng thực tế của
Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA. Đề xuất các giải pháp

SXSH Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA
- Giới hạn của đề tài: Do điều kiện thời gian giới hạn nên các giải pháp nghiên
cứu thử nghiệm đưa vào áp dụng sẽ thực hiện sau.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tư liệu, tài liệu về SXSH, lý
thuyết về SXSH, phương pháp luận đánh giá SXSH, các hệ thống ô nhiễm dùng
trong đánh giá môi trường, hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả từ sách báo,
internet, tạp chí, thư viện
+ Thu thập từ nguồn quản lý: Về tình hình áp dụng SXSH, chiến lược
SXSH, các tiêu chuẩn, qui chuẩn môi trường trong đánh giá ô nhiễm và
các thông tin liên quan đến ngành hạt điều.
+ Thu thập từ Nhà máy: Về đặc điểm, tình hình sản xuất, nhu cầu sử dụng
nguyên liệu, năng lượng, phát thải và thông tin liên quan của Nhà máy.
- Phương pháp đánh giá và cân bằng vật chất.
- Phương pháp phân tích khả thi.
- Phương pháp chuyên gia: Được sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn.
7. Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu áp dụng SXSH tại Nhà máy sẽ đóng góp một vài ý kiến làm cơ sở
khoa học cho các cơ quan chức năng, ban quản lý công ty để có thể giám sát và
quản lý các hoạt động của Nhà máy về phương diện tiết kiệm nguyên nhiên liệu, vật
liệu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ đó sẽ có
những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu trong việc thưc hiện kiểm
soát ô nhiểm, giảm thiểu chất thải và mang lại lợi ích cho công ty. Ngoài ra còn góp
phần làm cơ sở để công ty xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm
việc và môi trường theo tiêu chẩn ISO 14001.
Đồ án tốt nghiệp



4




8. Cấu trúc đề tài
Đề tài bao gồm 4 chương với nội dung như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về ngành chế biến hạt điều và SXSH
Chương 2: Khái quát về Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA và
các vấn đề môi trường của nhà máy.
Chương 3: Phân tích các cơ hội áp dụng SXSH cho nhà máy
Chương 4: Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy.
Kết luận – kiến nghị
Phụ lục: 1. 2. 3. 4.
Đồ án tốt nghiệp



5




CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU VÀ
SẢN XUẤT SẠCH HƠN

1.1. Tổng quan về ngành chế biến hạt điều trên thế giới và tại Vi ệt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt điều trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có hơn 32 quốc gia trồng điều với tổng sản lượng đạt
13,5 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lớn tập trung vào các quốc gia như Việt Nam,
Ấn Độ, Brazin và một vài nước ở Châu Phi. Trong đó, Châu Phi được coi là “vựa

Điều” lớn nhất của thế giới với sản lượng trung bình hàng năm từ 700 – 800 ngàn
tấn. Quốc gia có sản lượng Điều thô lớn nhất Châu Phi là Bờ Biển Ngà (350 ngàn
tấn), kế đến là Tazina, Nigieria, Benin, Mozambique,…
Ngay từ những năm 1996 – 1997, cùng với việc hạn chế xuất khẩu hạt điều thô
ra nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng quan hệ với các đối tác Châu Phi
thông qua việc nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường này để bù đắp cho thiếu hụt hạt
điều nguyên liệu trong nước nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng của ngành công
nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam.
Giữa năm 2006, Ấn Độ vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản lượng chế biến và
xuất khẩu hạt điều với khoảng 950 ngàn tấn mỗi năm. Nhưng từ cuối năm 2006 đến
nay, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu hạt điều đứng đầu
thế giới với sản lượng xuất khẩu năm 2008 đạt 167.000 ngàn tấn. Năm 2010 Việt
Nam nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn điều thô (bao gồm khoảng 250 ngàn tấn từ
Châu Phi) với tổng trị giá nhập khẩu khoảng 260 triệu USD.
Hạt điều nhân sau khi được chế biến chủ yếu được tiêu thụ ở các quốc gia ở
Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.
Đồ án tốt nghiệp



6



Bảng 1.1. Hiện trạng và dự báo tình hình sản xuất điều thô trên thế giới
(2010-2015)
TT Quốc gia
Sản lượng (Ngàn tấn)
2010
2015

1
Ấn Độ
450
500
2
Việt Nam
300
400
3
Bờ Biển Ngà
350
450
4
Braxin
250
300
5
Tazania
50
80
6
Nigeria
50
80
7
Benin
50
70
8
Indonesia

80
100
9
Campuchia
50
100
10
Quốc gia khác
100
200

Tổng cộng
1.730
4.295
(Nguồn: tổng hợp từ những người mua lớn trên thế giới)
Bảng 1.2. Top 10 quốc gia xuất khẩu hạt điều thô cho Việt Nam năm 2009:
TT
Nguồn nhập khẩu
Số lượng NK (Mt.)
1
Bờ Biển Ngà
76,000
2
Nigieria
31,000
3
Ghana
11,200
4
Indonesia

5,000
5
Guinea Bissau
2,800
6
Gambia
622
7
Benin
514
8
Khác *
122,864

Tổng cộng
250,000
(Nguồn: VINACAS và các cộng sự)

Đồ án tốt nghiệp



7



1.1.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình chế biến hạt điều (nhân điều xuất khẩu)
Công nghiệp chế biến nhân hạt điều nước ta có mức gia tăng rất cao cả về số
lượng cơ sở và công suất thiết kế. Nếu như năm 1988 chỉ có 3 cơ sở với tổng cộng

suất: 1.000 tấn/năm, đến năm 1998 đã tăng lên 60 cơ sở với tổng công suất: 220.000
tấn/ha/năm; đánh dấu việc hình thành một ngành công nghiệp chế biến nông sản
mới ở Việt Nam. Đặc biệt, sau 6 năm triển khai thực hiện Quyết định số
120/1999/QĐ-TTg, số cơ sở chế biến nhân hạt điều đã tăng đột biến tính đến
tháng 7/2006 đã có: 245 cơ sở, tổng công suất chế biến theo thiết kế là: 731.700 tấn
so với 1998, tăng 185 cơ sở, tổng công suất thiết kế tăng gấp 3,32 lần năm 1998
(với công suất: 731.700 tấn hạt/năm, Việt Nam có thể chế biến gần 50% tổng sản
1ượng hạt điều thế giới sản xuất năm 2004).
Các cơ sở Chế biến nhân hạt điều đã hiện diện tại 23 tỉnh-thành phố; trong đó,
vùng Đông Nam bộ là nơi phân bố tập trung (186 cơ sở, công suất thiết kế: 493.200
tấn hạt/năm), kế đến là Đồng bằng sông Cửu Long (34 cơ sở, công suất thiết kế:
94.000 tấn bạt/năm), Duyên Hải Trung bộ (13 cơ sở, công suất thiết kế: 87.000
tấn/năm), vùng Tây Nguyên (l1 cơ sở, công suất thiết kế: 42.500 tấn/năm). Đặc biệt,
có một cơ sở công suất thiết kế: 15.000 tấn hạt/năm ở tỉnh Thái Bình thuộc vùng
Đồng bằng sông Hồng.
Những tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhân hạt điề
u với tổng công suất thiết kế
lớn là Bình Phước (126 cơ sở, tổng công suất thiết kế: 224.500 tấn/năm), Long An
(29 cơ sở, tổng công suất thiết kế: 86.000 tấn hạt/năm), Đồng Nai (23 cơ sở, tổng
công suất thiết kế : 85.500 tấn hạt/năm), Bình Dương (14 cơ sở, tổng công suất thiết
kế: 72.000 tấn hạt/năm), Phú Yên (2 cơ sở, tổng công suất thiết kế: 58.000 tấn
hạt/năm).
Tổng số 245 cơ sở chế biến nhân hạt điều thuộc 225 doanh nghiệp, trong đó có
215 doanh nghiệp còn đang hoạt động, được phân theo quy mô công suất thiết kế
như sau:
- Công suất thiết kế > 10.000 tấn hạt/năm : 13 cơ sở.
- Công suất thiết kế 5.000 - 10.000 tấn hạt/năm : 25 cơ sở.
Đồ án tốt nghiệp




8



- Công suất thiết kế 2.000 - 5.000 tấn hạt/năm : 50 cơ sở.
- Công suất thiết kế < 2.000 tấn hạt/năm : 126 cơ sở.
Theo báo cáo của VINACAS thì trong năm 2012 tổng diện tích cây điều của cả
nước còn khoảng 355.050 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 315.249 ha, năng
suất điều bình quân của cả nước đạt 8.4 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 264.8 ngàn
tấn giảm gần 37 ngàn tấn so với năm 2011.
1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS). Trong vòng 05
năm qua, 2007 – 2011, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu Điều nhân lớn nhất thế
giới.
Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được 167.000 tấn nhân điều các loại với kim
ngạch xuất khẩu 1,35 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu
của toàn thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 các doanh nghiệp đã chế biến xuất khẩu được
88.532 tấn nhân điều các loại, kim ngạch xuất khẩu nhân điều đạt 602 triệu USD,
tăng 28,2% về lượng tăng 13,9% về giá trị so với năm 2011.
Mặc dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều chế biến đứng đầu thế giới hiện
nay nhưng nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến và xuất khẩu không
đủ. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2012 các doanh nghiệp đã nhập khoảng 116.4 ngàn
tấn, thị trường nhập khẩu chính vẫn là: Camphuchia, Ghana, Nigeria, Bờ Biển Ngà,
Indonesia…. . Tình hình chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước năm 2012 gặp
rất khó khăn, ngoài nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt do thời tiết, khí hậu thì chi phí
chế biến (tiền công, nhiên liệu, lãi ngân hàng…) tăng, bên cạnh đó là tình trạng
thiếu hụt lao động
. VINACAS đã đề ra mục tiêu và giải pháp thúc đẩy sản xuất –

kinh doanh – xuất nhập khẩu điều 6 tháng cuối năm 2012, theo đó ngành Điều phấn
đấu thu mua trong nước khoảng 29.6 ngàn tấn, nhập khẩu khoảng 134 ngàn tấn điều
thô, xuất khẩu 62 ngàn tấn nhân điều các loại với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
420 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 1.022 triệu USD, giảm
24,3% so với năm 2011.
Đồ án tốt nghiệp



9



Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hạt điều thô trong những năm qua và quá trình chế
biến:
Năm
Số lượng hạt điều sản xuất
trong nước(T)
Số lượng hạt
điều nhập khẩu

(T)
Tổng số lượng hạt
điều đã chế biến
(T)

(1)
(2)
(3)
(4)

1988
-
468
-
168
1998 (*)
54.000
100.000
10.000
-
1999
35.600
70.000
20.000
85.000
2000
67.600
135.000
35.000
150.000
2001
73.100
140.000
40.000
170.000
2002
128.800
220.000
60.000
270.000

2003
164.400
260.000
50.000
300.000
2004
204.700
350.000
50.000
400.000
2005
240.200
320.000
80.000
440.000
2006
273.100
340.000
100.000
480.000
2007
301.900
350.000
200.000
550.000
2008
320.000
350.000
250.000
600.000

2009
293,500
300.000
250.000
600.000
2010 (D/K)
290.000
350.000
300.000
650.000
Nguồn/ Ghi chú:
(1): Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT và Tổng cục Thống kê.
(2), (3), (4): Hiệp hội Điều Việt Nam.
(*) 1998: Năm đầu tiên Việt Nam nhập khẩu hạt điều thô và là năm đầu tiên
Việt Nam được ghi nhận là nước có chế biến và xuất khẩu nhân Điều.
1.2. Sản xuất sạch hơn và các lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn
1.2.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn
Quá trình công nghiệp hóa nhanh và lan rộng là một trong những yếu tố quan
trọng nhất đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam. Thông thường song hành với sự
bùng nổ phát triển công nghiệp là các vấn đề môi trường. Một trong những biện
Đồ án tốt nghiệp



10



pháp giải quyết vấn đề này là tiếp cận “cuối đường ống”, trong đó người ta thực
hiện quá trình xử lý chất thải sau khi chúng đã sinh ra sau các công đoạn sản xuất.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là phải xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước
thải, các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và các bãi chôn rác an toàn và như
thế sẽ phải tốn một khoản chi phí đáng kể.
Khi xem xét các quy trình sản xuất công nghiệp ta cần hiểu rằng bất kỳ quy
trình hay hoạt động nào cũng không bao giờ đạt được công suất 100%. Ở đó luôn có
những tổn hao nhất định đi vào môi trường và không thể chuyển thành các sản
phẩm hữu dụng. Những tổn hao này là chất thải hay ô nhiễm luôn gắn liền với sản
xuất công nghiệp. Yếu tố này thường được nhắc đến bằng một thuật ngữ là “cơ hội
bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất cao và có
một thực tế là có ít nhà sản xuất công nghiệp thực sự chú ý giải quyết vấn đề này.
Hiện tại tiếp cận cuối đường ống (EOP) vẫn đang được sử dụng phổ biến trong các
cơ sở công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường đang gần như
cạn kiệt và các đơn vị sản xuất công nghiệp dần đã nhận thức được sự cần thiết phải
xem xét lại các quy trình sản xuất của mình. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện khái
niệm về một tiếp cận mang tính chủ động để giảm thiểu chất thải tại nguồn trong
công tác quản lý chất thải. Đây chính là tiếp cận “Sản xuất sạch hơn”.
SXSH là một khái niệm tương đối mới, chỉ mới xuất hiện và được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Theo Chương trình
Môi trường Liên Hiệp Quốc, SXSH được định nghĩa:
“SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường
vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái
và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
- Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu thô và
năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, giảm lượng và độ độc của
tất cả các dạng phát thải;
- Với các sản phẩm, SXSH bao gồm giảm các tác động tiêu cực trong vòng
đời sản phẩm, từ khi khai nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏ cuối cùng; và
Đồ án tốt nghiệp




11



- Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường trong
quá trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.
Điểm khác biệt chính giữa EOP hay kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm
hành động. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận tiến hành sau khi ván đề đã
phát sinh, “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động, theo
“triết lý dự đoán và phòng ngừa”. Phòng ngừa, như đã được thừa nhận rộng rãi,
luôn luôn tốt hơn xử lý, theo cách hiểu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi việc giảm
thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH được tiến hành thì mức tiêu thụ nguyên
liệu thô và năng lượng cũng sẽ giảm theo. SXSH luôn hướng tới hiệu quả sử dụng
đầu vào tiến sát 100% trong giới hạn về tính khả thi kinh tế. Một điểm quan trọng
cần nhấn mạnh rằng, SXSH không phải chỉ đơn thuần là vấn đề thay đổi thiết bị mà
còn đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình
sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm. Các khái niệm khác có triết lý tương tự với
SXSH là: giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm và năng suất xanh. Về cơ bản
thì đây là các khái niệm giống như SXSH, với ý tưởng nền tảng là giúp các công ty
hoạt động hiệu quả hơn và ít gây ô nhiễm hơn.
1.2.2. Nhu cầu về SXSH
Trong thời gian gần đây, SXSH nổi lên như một phương thức đầy hấp dẫn
nhằm giải quyết các vấn đề môi trường do quá trình công nghiệp hoá nhanh gây ra
và đã được chấp nhận trên toàn cầu. Bên cạnh việc giảm ô nhiễm, tiếp cận này cũng
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, do đó giảm chi phí sản xuất.
Khái niệm về SXSH cũng cần thiết khi nhìn nhận từ các khía cạnh khác như:
- Nhu cầu do các quy định pháp luật
Để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về phát thải (lỏng, rắn hoặc khí) thì thường
đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải trang bị các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và

tốn kém, ví dụ các trạm xử lý nước thải. Sau khi áp dụng SXSH, việc xử lý lượng
chất thả
i còn lại trở lên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Sở dĩ làm được điều này là do
SXSH đã giúp giảm thiểu chất thải về mọi mặt: khối lượng, trọng lượng, và cả độ
độc.
- Nhu cầu do việc triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS)
Đồ án tốt nghiệp



12



ISO 14000 là một quy trình cấp chứng nhận đối với EMS, nhằm đảm bảo rằng
các công ty cam kết thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động môi trường của
mình. Chứng nhận này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến môi trường. Một
số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trước khi họ đặt hàng.
SXSH sẽ giúp việc triển khai hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 dễ dàng
hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các công việc ban đầu đã được thực hiện
thông qua đánh giá SXSH.
- Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới
Nhận thức của khách hàng về các vấn đề môi trường ngày càng nâng cao đã làm
nảy sinh nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Kết quả là khi nỗ
lực thực hiện SXSH thì đã mở ra các cơ hội phát triển thị trường mới cho mình và
sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, có thể bán được với giá cao hơn.
- Nhu cầu do mong muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính
Các đề án đầu tư dựa vào SXSH sẽ chứa đựng thông tin chi tiết về tính khả thi
môi trường, kỹ thuật và kinh tế của khoản đầu tư dự kiến. Điều này tạo ra một cơ sở
vững chắc để giành được sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ môi

trường. Trên thị trường quốc tế, các tổ chức tài chính đang rất quan tâm đến vấn đề
suy thoái môi trường và đang nghiên cứu đơn xin vay vốn theo quan điểm môi
trường.
- Nhu cầu cần thiết cho việc cải thiện môi trường làm việc
Bên cạnh nâng cao hiệu quả môi trường và kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện
các điều kiện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Các điều
kiện làm việc thuận lợi có thể nâng cao tinh thần cho người lao động và đồng thời
tăng cường sự quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất thải. Các hành động như vậy sẽ
giúp cho công ty của bạn thu được lợi thế cạnh tranh.
- Nhu cầu do vấn đề bảo tồn tài nguyên
Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có nhà
sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dưới dạng
chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp dụng các
Đồ án tốt nghiệp



13



giải pháp SXSH như tối ưu hóa quy trình, tuần hoàn và các biện pháp quản lý tốt
nội vi.
Bảo tồn nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt và một số cơ sở
công nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước. Việc khai thác nguồn nước
ngầm liên tục còn phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nước. Hơn thế nữa,
một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua trong các ngành công nghiệp chế biến
đó là càng sử dụng nhiều nước trong quy trình sản xuất thì chi hí cho hóa chất và
năng lượng cũng càng nhiều.
Bảo tồn năng lượng: Ngày nay dưới sức ép về thay đổi khí hậu và hiện tượng

nóng lên toàn cầu, các chương trình như Cơ chế phát triển sạch và thương mại
Carbon đang là cơ hội sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán
lượng phát thải khí nhà kính (GHG) mà họ đã giảm được qua các năm nhờ áp dụng
các biện pháp bảo tồn năng lượng.
1.2.3. Các giải pháp kỹ thuật sản xuất sạch hơn
SXSH là một tiếp cận mới và sáng tạo giúp giảm mức độ sử dụng tài nguyên
trong quá trình sản xuất dựa trên một loạt các kỹ thuật. Hiện nay đã có 9 giải pháp
kỹ thuật khác nhau để tiếp cận SXSH và được chia thành 3 nhóm chính: giảm chất
thải tại nguồn, tuần hoàn và cải tiến sản phẩm.
1. Giảm chất thải tại nguồn
- Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi
xác định được các giải pháp. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự
quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn: để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối
ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số
của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám
sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi,
việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như
việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Đồ án tốt nghiệp



14



- Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có

thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao
hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản
phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
- Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho
chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết
trong thiết bị.
- Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu
quả hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch
khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và
cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
2. Tuần hoàn: có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong
khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại
cho quá trình sản xuất.
- Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" để
có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
3. Cải tiến sản phẩm: Cải tiến sản phẩm để chúng ít gây ô nhiễm hơn cũng là
cũng là một ý tưởng cơ bản của SXSH.
- Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với
sản phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ
nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.
- Các thay đổi về bao bì: có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu
bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp
này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
Các giải pháp được thể hiện cụ thể thông qua sơ đồ 1.1:

Đồ án tốt nghiệp




15




Hình 1.1. Sơ đồ các nhóm giải pháp SXSH
1.2.4 Phương pháp luận đánh giá SXSH
Quá trình đánh giá, liên quan đến cả phân tích dòng vật liệu và năng lượng vào
và ra trong quá trình sản xuất, là yếu tố trọng tâm của công tác SXSH. Việc thực
hiện đánh giá SXSH phải được tiến hành theo một tiếp cận mang tính phương
pháp luận và lôgic giúp nhận diện các cơ hội SXSH, giải quyết vấn đề về chất thải
và phát thải ngay tại nguồn và đảm bảo tính liên tục của các hoạt động SXSH tại
nhà máy. Tiếp cận đánh giá mang tính phân tích này được tổng quát hoá như mô tả
trong sơ đồ 1.2







CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Giảm thiểu chất
thải tại nguồn
Qu
ản lý nội vi
Ki
ểm soát quá
trình tốt hơn

Thay đổi nguyên
liệu
C
ải tiế n thiết b ị
Thay đổi công
nghệ mới
Cải tiến
sản phẩm
Thay đổi sản
phẩm
Tuần hoàn
Tận thu và tái sử
dụng tại chỗ
Tạo ra sản phẩm
phụ
Thay đổi bao bì
Đồ án tốt nghiệp



16













Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá SXSH
1. Khởi động
Trước tiên, ban lãnh đạo cần phải cam kết với chương trình sản xuất sạch hơn.
Đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ yêu cầu một khoảng thời gian để thu thập thông tin
và phát triển các giải pháp. Hơn nữa, có thể cần một số chi phí như lắp đặt đồng hồ
nước hoặc phân tích mẫu.

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm đánh giá sản xuất sạch hơn.
Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn. Khi
thực hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thành viên trong nhóm cần có
một số quyền hạn, kỹ năng và thời gian cần thiết để thực hiện đánh giá sản xuất
sạch hơn.
Nhóm thực hiện nên bao gồm đại diện của các thành phần:
- Cấp lãnh đạo;
- Kế toán hoặc thủ kho;
- Khu vực sản xuất;
- Bộ phận kỹ thuật, ví dụ như bộ phận cấp hơi hay bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, việc đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia về sản xuất sạch
hơn từ bên ngoài sẽ là rất có ích vì sẽ có thêm một tiếp cận qua mắt nhìn thứ ba.

Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước quy trình và nhận diện các dòng thải.
2. Phân tích
các công đoạn
3. Phát triển các cơ
hội sản xuất sạch hơn

4. Lựa chọn các

giải pháp
5. Thực hiện các
giải pháp sản
xuất sạch hơn
6. Duy trì sản
xuất sạch hơn
1. Khởi động
Đồ án tốt nghiệp



17



Liệt kê các công đoạn / quá trình sản xuất: về cơ bản, nhóm sản xuất sạch hơn
nên có một tổng quan về toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua
việc liệt kê tất cả các quá trình sản xuất, đầu vào và đầu ra.
Cần có một sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và cụ thể (hoặc sơ đồ của các
động tác) để có thể có một khái quát và hiểu biết đúng về quá trình sản xuất. Cần
chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như làm sạch hoặc tái sinh vì quá
trình này thường gây nhiều lãng phí. Đầu vào và đầu ra của sơ đồ cần được ghi tên
phù hợp để làm tài liệu đối chứng sau này.
2. Phân tích các công đoạn

Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị sơ đồ quy trình
Chuẩn bị sơ đồ quy trình là một bước quan trọng. Để xây dựng một sơ đồ quy
trình xử lý có hiệu quả nhất, nhóm SXSH nên bắt đầu từ việc liệt kê các công đoạn
vận hành quan trọng kê từ khâu tiếp nhận nguyên liệu thô đến khi lưu kho/xuất
xưởng thành phẩm. Tiếp theo, mỗi công đoạn này có thể được thực hiện trong một

sơ đồ khối bao gồm các bước chi tiết cùng với đầu vào và đầu ra tương ứng. Kết nối
các sơ đồ khối của các công đoạn vận hành đơn lẻ thì nhóm sẽ xây dựng được một
lưu đồ mô tả quy trình sản xuất. Đôi khi, cách tốt nhất để xây dựng và củng cố một
lưu đồ quy trình là tiến hành một số cuộc khảo sát thực địa tại quy trình đó.

Nhiệm vụ 4: Cân bằng nguyên liệu, cấu tử và năng lượng
Sau khi lập sơ đồ dòng quy trình đã chọn, bước quan trọng nhất là tiến hành cân
bằng vật liệu và năng lượng cho quy trình đó. Cân bằng vật liệu và năng lượng (M
& E) là công cụ kiểm kê cơ bản cho phép theo dõi định lượng của đầu vào và đầu ra
về nguyên liệu và năng lượng
 Cân bằng vật liệu
Trong bước này, các cân bằng vật liệu và năng lượng cần được thực hiện nhằm
định lượng các chất thải được phát sinh, chi phí và các nguyên nhân của dòng thải.
Các cân bằng sẽ còn là cơ sở cho biết lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát
sinh trước khi thực hiện sản xuất sạch hơn. Cân bằng vật liệu được dựa trên các số
liệu thực. Các số liệu được lấy từ lý thuyết công việc, mô tả thiết bị. Các sơ đồ công
Đồ án tốt nghiệp



18



nghệ cần phải được cụ thể hóa hơn để đảm bảo mô tả đầy đủ tất cả các công
đoạn/các động tác và có đầy đủ các đầu vào và đầu ra trong sơ đồ.
Tiếp theo, cần phải thu thập các thông tin để làm cân bằng. Có thể sẽ có rất
nhiều việc phải làm và đo đạc. Các đồng hồ để xác định lượng nước và điện tiêu thụ
có thể sẽ rất hữu ích và cần thiết.
Định lượng đầu vào và đầu ra là cách duy nhất để xác định các tổn thất mà bình

thường không được nhận dạng.
 Cân bằng năng lượng
Làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn cân bằng vật liệu. Thay vì
việc lập cân bằng thực, việc điều tra để ghi lại lượng vào và mất mát cũng có thể là
rất có ích.
Việc xác định tính chất dòng thải gồm 3 phần:
- Định lượng dòng thải (các số liệu cần được lấy từ phần cân bằng vật
liệu);
- Định lượng tác động môi trường bằng cách đo đạc/ước tính, ví dụ BOD
và COD của nước thải;
- Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí của các thành phần có giá
trị trong dòng thải và chi phí xử lý môi trường.

Nhiệm vụ 5: Mô tả đặc tính dòng thải
Mô tả đặc tính dòng thải sẽ giúp đánh giá lượng chất ô nhiễm đi vào môi trường
và các yếu tố phát sinh chất thải cụ thể. Nhiệm vụ này sẽ giúp xác định chi phí xử lý
và thải bỏ chất thải. Dòng thải đã xác định cần được quan trắc: lấy mẫu và phân tích
các thông số khác khác nhau trong phòng thí nghiệm. Trong trường hợp công ty
không có phòng thí nghiệm riêng, có thể lấy mẫu và gởi đến các phòng thí nghiệm
khác để phân tích.

Nhiệm vụ 6: Định giá cho dòng thải
Để mô tả được tiềm năng thu lợi từ các dòng thải, một yêu cầu cơ bản là phải
tính được chi phí cho các dòng thải đó. Chi phí này cần được phản ánh hao phí quy
ra tiền do chất thải. Rõ rang là một dòng thải thì không biểu hiện các chi phí định
lượng được trừ khi gắn liền với sự hao phí trực tiếp về nguyên liệu và sản phẩm.
Đồ án tốt nghiệp




19



Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn thì ta có thể thấy một số yếu tố chi phí trực tiếp và
gián tiếp liên quan đến các dòng thải. Danh sách các chi phí thành phần có thể cần
thiết được trình bày dưới đây:
- Chi phí nguyên liệu trong dòng thải
- Chi phí sản phẩm trong dòng thải
- Chi phí cho hơi nước và điện sử dụng trong quá trình
- Chi phí xử lý và thải bỏ
- Chi phí cho nước, xử lý nước và bơm nước
- Chi phí khác

Nhiệm vụ 7: Rà soát lại quy trình để xác định nguyên nhân
Sau khi đã xác định được chi phí cho các dòng thải, nhóm SXSH cần tiến hành phần
huy động trí tuệ tập trung để tìm ra các nguyên nhân sinh chất thải. Phần làm việc
này cần có sự tham gia của nhân viên từ các bộ phận liên quan trong doanh
nghiệp.Tại đây, nhóm SXSH sẽ cố gắng tìm ra logic đằng sau các hoạt động thực
hành sản xuất khác nhau tại doanh nghiệp. Phân tích này đóng vai trò quan trọng
nhất vì các nguyên nhân tìm được sau đó sẽ trở thành công cụ để đưa ra các lựa
chọn phương pháp SXSH. Trước khi tiến hành phân tích nguyên nhân, nhóm SXSH
cần nghiên cứu kỹ về sơ đồ dòng thải của quy trình xử lý, phân tích dòng thải và các
bảng cân bằng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc xác định nguyên nhân sinh ra dòng
thải tại các công đoạn khác nhau. Có thể sử dụng phương pháp đặt câu hỏi hệ thống
để phân tích nguyên nhân
3. Đề xuất các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội SXSH
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô

tả các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể làm được.
Từ nguyên nhân đến giải pháp. Với mỗi một nguyên nhân được xác định sẽ có
một, nhiều hoặc thậm chí không có giải pháp sản xuất sạch hơn nào tương ứng. Để
xác định các nguyên nhân cần phải có kiến thức và tính sáng tạo.
Thảo luận và "động não" trong tranh luận có thể hỗ trợ việc phát triển các giải
pháp. Phân tích nguyên nhân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều trong đề xuất
Đồ án tốt nghiệp



20



cơ hội. Nên xem xét việc mời các chuyên gia từ các nhà cung cấp tham dự việc đề
xuất cơ hội sản xuất sạch hơn.

Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH
Danh mục các cơ hội sản xuất sạch hơn cần được xem xét để xác định:
- Các cơ hội có thể thực hiện được ngay;
- Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp
- Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoặc khả thi.
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay cần được làm ngay. Hãy lưu giữ danh
mục các cơ hội này để ghi lại hiệu quả của công việc sản xuất sạch hơn.
4. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
Đối với các cơ hội sản xuất sạch hơn phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi
một cách chi tiết về các mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

Nhiệm vụ 10: Tính khả thi về mặt kỹ thuật
Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau:

- Chất lượng của sản phẩm;
- Năng suất sản xuất;
- Yêu cầu về diện tích;
- Thời gian ngừng hoạt động;
- So sánh với thiết bị hiện có;
- Yêu cầu bảo dưỡng;
- Nhu cầu đào tạo
- Phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khả thi kỹ
thuật:
- Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
- Giảm nguyên liệu tiêu thụ
- Giảm chất thải.

Nhiệm vụ 11: Tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự
tính. Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
Đồ án tốt nghiệp



21



- So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như nhau nhưng chi
phí khác nhau;
- So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của từng lựa chọn;
- Hoàn vốn đầu tư: đưa lợi ích vào cùng mối quan hệ với vốn đầu tư;
- Thời gian hoàn vốn

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR).
Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì
phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp sản xuất
sạch hơn tập trung đầu tư, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn.

Nhiệm vụ 12: Tính khả thi về môi trường
Tính khả thi về môi trường: đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi về môi
trường là hiển nhiên. Mặc dù vậy, cần phải đánh giá xem có tác động môi trường
tiêu cực nào vượt quá phần tích cực không.

Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
Lựa chọn để triển khai: các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường
cần phải được kết hợp để chọn ra các giải pháp tốt nhất.
5. Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhóm SXSH cần phải chuẩn bị cho bản thân cũng như những người liên quan
khác nhau trong nhà máy để triên khai giải pháp đã chọn. Công tác chuẩn bị có thể
bao gồm xin phê duyệt tài chính, yêu cầu phối hợp từ các bộ phận có liên quan, thiết
lập các mối liên kết trong trường hợp các giải pháp có liên quan đến nhiều bộ phận,
v.v… Các công việc này, ngoài khía cạnh kỹ thuật, còn cần phải được những người
liê quan thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng sự hỗ trợ và cộng tác của họ được liên
tục trong suốt giai đoạn triển khai. Liên kết tốt, nhận thức tốt và trao đổi thông tin
tốt rất có ích cho công việc thực thi các giải pháp.

Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp
Việc triển khai các giải pháp SXSH cũng tương tự như các cải tiến công nghiệp
khác và không cần phải mô tả quá chi tiết ở đây. Các nhiệm vụ bao gồm chuẩn bị sơ
Đồ án tốt nghiệp




22



đồ và bản vẽ, chế tạo/mua sắm thiết bị, và vận chuyển đến công trường, lắp đặt và
vận hành. Khi cần có thể tiến hành đào tạo nhân lực song song vì ngay cả những
giải pháp tuyệt vời nhất cũng có thể bị thất bại do không được tiếp quản bởi những
người được đào tạo đầy đủ. Nhóm triển khai cần biết rõ về công việc cũng như mục
đích công việc ở mức độ có thể, vì có những gợi ý hữu ích thường xuất phát từ đội
triển khai.
Kế hoạch thực hiện cần nêu:
- Cần làm gì
- Ai là người chịu trách nhiệm
- Bao giờ hoàn thành
- Quan trắc hiệu quả như thế nào?

Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả
Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần thiết phải quan trắc lượng nguyên liệu
tiêu thụ mới / mức độ thải để đánh giá lợi ích của giải pháp. Các kết quả thu được
cần phải phù hợp với những gì đã ước tính/tính toán trong đánh giá kỹ thuật. Cần
phải chuẩn bị bản báo cáo đầy đủ để trình lên ban lãnh đạo. Những người có liên
quan cần phải được biết các kết quả này. Công tác triển khai chỉ được coi là kết thúc
sau khi thực hiện thành công và duy trì hoạt động ổn định trong một thời gian đủ
dài.
6. Duy trì sản xuất sạch hơn
Nếu như sản xuất sạch hơn đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt
quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm sản xuất sạch hơn không được để mất đà

sau khi đã thực hiện được một vài giải pháp sản xuất sạch hơn.
Quan trắc và đánh giá kết quả: duy trì sản xuất sạch hơn sẽ đạt được tốt nhất khi
nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh
nghiệp và quá trình sản xuất là chìa khoá để duy trì sản xuất sạch hơn
Báo cáo các kết quả sản xuất sạch hơn: để duy trì các cam kết, các kết quả sản
xuất sạch hơn cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên.
Đồ án tốt nghiệp



23



Chuẩn bị cho một đánh giá mới về sản xuất sạch hơn: sau khi kết thúc, một đánh
giá mới về sản xuất sạch hơn cần được bắt đầu để đảm bảo sự cải thiện liên tục cho
doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của sản xuất sạch hơn.
Liên tục đưa sản xuất sạch hơn vào công việc quản lý hàng ngày. Hình thành hệ
thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng sản
xuất sạch hơn được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 có thể sẽ mang
tính liên tục có giá trị của sản xuất sạch hơn.
1.2.5. Các cơ sở pháp lý cho việc áp dụng SXSH
Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn như sau:
- Chỉ thị số 11/2012/ CT-UBND về việc áp dung sản xuất sạch hơn trong các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
-

- Quyết định số 87/QĐ-SCT v/v thành lập Văn phòng SXSH tại Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương tỉnh Sóc

Tr ăng
- Quyết định số 224/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch
hành động áp dụng Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm
2015
- Quyết định số 3210/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch
hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2015
- Kế hoạch số 3703/KH-UBND của UBND tỉnh Đắc Lắk v/v áp dụng SXSH
trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2015
- Quyết định số 714/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cà Mau v/v phê duyệt Kế
hoạch hành động SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020
- Công văn số 3513/BCT-KHCN của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn đăng
ký nội dung thực hiện “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020" năm
2012
Đồ án tốt nghiệp



24



- Kế hoạch số 161/KH-UBND của UBND tỉnh Tiền Giang về SXSH trong
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015
- Quyết định số 1122/QĐ-UBND.HC của UBND tỉnh Đồng Tháp v/v ban hành
Kế hoạch SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-
2015
- Quyết định số 496/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành
Kế hoạch hành động SXSH giai đoạn 2010 -2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND của UBND tỉnh Bến Tre về việc triển khai thực

hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Chỉ thị số 09/CT-UBND của UBND Tỉnh Vĩnh Long ngày 24/06/2010 về
việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 1920/QĐ-SCT của Sở Công Thương Hà Nội về việc ban hành
Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố
Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2012.
- Công văn số 2015/BCT-KHCN V/v hướng dẫn đăng ký các nội dung năm
2011 thực hiện “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020"
- Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp đến năm 2020”
- Kế hoạch số 1843/KTN-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam v/v thực hiện áp
dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Quyết định số 105/QĐ-SCT của Sở Công Thương Thái Nguyên v/v thành lập
tổ SXSH trong CN tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định 346/QĐ-SCT của Sở Công Thương Bến Tre v/v thành lập văn
phòng SXSH tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Bến Tre
- Quyết định 35/QĐ-SCT của Sở Công Thương Nghệ An về việc thành lập Tổ
tư vần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về SXSH trong Trung tâm Khuyến công và
tư vần phát triển công nghiệp Nghệ An
- Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10/7/2008 của Bộ Công nghiệp về việc áp dụng
sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp
Đồ án tốt nghiệp



25




1.2.6. Các lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng SXSH
SXSH là một công cụ “4 trong 1” vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công
cụ môi trường và là công cụ để cải thiện chất lượng. Khi áp dụng SXSH, các doanh
nghiệp có thể:
- Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm ô nhiễm;
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn;
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng. Do giá thành ngày một tăng của các
nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một
doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất
thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử
dụng với khối lượng lớn.
Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn. Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự
nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự
án mở rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ
góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình
ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện
tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện. Việc nâng cao nhận thức của người
tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm
xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi đã có những nỗ lực nhận thức về sản
xuất sạch hơn, sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các
sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

×