Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN BIỆT THỰ SINH THÁI TẠI THỊ TRẤN MADAGUI – TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

WX

LÊ HOÀNG LÂM

THIẾT KẾ CẢNH QUAN BIỆT THỰ SINH THÁI
TẠI THỊ TRẤN MADAGUI – TỈNH LÂM ĐỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH
WX

LÊ HOÀNG LÂM

THIẾT KẾ CẢNH QUAN BIỆT THỰ SINH THÁI
TẠI THỊ TRẤN MADAGUI – TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: KS. NGUYỄN VĂN LONG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

-i-


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi
trong suốt khoảng thời gian học tập tại Trường Đại Học Nông Lâm. Trong đó, sự quan
tâm, dạy dỗ và truyền đạt kiến thức của Quý thầy cô, gia đình và sự động viên, giúp đỡ
của tất cả bạn bè là một món quà quý giá, là điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Long, người đã tận tình hướng
dẫn , truyền đạt và giúp đỡ cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh và Quý thầy cô Bộ Môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Sinh viên
Lê Hoàng Lâm

- ii -


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Luận văn: “THIẾT KẾ CẢNH QUAN BIỆT THỰ SINH THÁI TẠI THỊ
TRẤN MADAGUI – TỈNH LÂM ĐỒNG.” được thực hiện từ tháng 3.2010

đến tháng 7.2010.
¾ Mục tiêu đề tài:
ƒ Tạo không gian phù hợp với bố cục biệt thự sinh thái.
ƒ Ứng dụng những chủng loại cây xanh, hoa kiểng phù hợp với
phong cách thiết kế.
ƒ Ứng dụng các vật liệu, vật dụng trang trí thích hợp, gần gũi thiên
nhiên vào trang trí.
ƒ Tạo ra không gian nghỉ dưỡng cuối tuần.
¾ Bằng phương pháp:
• Khảo sát thực địa về hiện trạng biệt thự ở Lâm Đồng.
• Định danh và đề xuất những chủng loại cây xanh phù hợp.
• Vẽ hiện trạng bằng các phần mềm: Autocad2D, 3Dcad, 3Dmax,
Photoshop.
• Lập bảng dự toán: điều tra, thống kê các loại cây, vật liệu trang trí
trong bảng thiết kế sân vườn.
¾ Kết quả đạt được:
™ Khảo sát được mặt bằng hiện trạng.
™ Hoàn tất được ý tưởng và các bản vẽ thiết kế.
™ Đề xuất một số loại cây trồng thích hợp.

iii


SUMMARY
Thesis: “ Landcape design ecology in villa township Madagui- Lam Dong province.”
was conducted from 3/2010 to 7/2010.
o Financial targets:
ƒ Creating suitable space layout ecological villas.
ƒ Application of these types of tree, flower suit style design.
ƒ Application materials, appropriate decorations, close to the decorative

nature.
ƒ Create a space resort last week.
o By the method:
ƒ Field surveys on the state villa in Lam Dong.
ƒ Identify and recommend the appropriate types of trees.
ƒ Current draw by the software: Autocad2D, 3Dcad, 3Dmax, Photoshop.
ƒ Tabulates estimates: survey and statistics on crops, table decoration in
garden design.
o Final results:
ƒ Surveying the current premises.
ƒ Complete the ideas and design drawings.
ƒ Suggest some suitable crops.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt đề tài ................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các hình .........................................................................................................vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Hiện trạng tự nhiên khu vực thiết kế. ....................................................................... 3
2.1.1 Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế. ......................................................................... 3
2.1.2 Địa hình. ................................................................................................................. 3
2.1.3 Thổ nhưỡng. ........................................................................................................... 3

2.1.4 Cơ hội. ................................................................................................................... 3
2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan. ................................................ 3
2.2.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan. .................................................................... 3
2.2.2 Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan. ........................................................ 5
2.3 Các nguyên tắc chọn và phối kết cây ........................................................................ 7
2.3.1 Các nguyên tắc chọn cây xanh ............................................................................... 7
2.3.2 Các nguyên tắc phối kết cây ................................................................................... 7
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 10
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 10
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
3.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................................... 10
3.2.2 Phương pháp nội nghiệp ....................................................................................... 10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 12
4.1 Hiện trạng ................................................................................................................ 12
4.2 Nguyên tắc bố trí chung .......................................................................................... 12
4.3 Ý tưởng đề xuất ....................................................................................................... 12
4.3.1 Về bố cục không gian tổng thể và hình thức kiến trúc ......................................... 12
4.3.2 Về cảnh quan thiên nhiên và hệ thực vật.............................................................. 13
4.4 Thuyết minh thiết kế................................................................................................ 13
4.4.1 Tổng thể khu biệt thự ........................................................................................... 13
4.4.2 Khu vực cổng vào. ............................................................................................... 16
4.4.3 Khu vực taluy cổng vào ........................................................................................ 17
4.4.4 Khu vực taluy bên cạnh (với đặc trưng là các cây tre, trúc) ................................ 18
4.4.5 Khu vực bể tắm ngoài trời .................................................................................... 19
4.4.6 Khu vực chòi nghỉ. ............................................................................................... 20
4.4.7 Khu vực giàn hoa và bờ đá ................................................................................... 22
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 26
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 26
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Mặt bằng tổng thể .......................................................................................... 14
Hình 4.2 Phối cảnh tổng thể khu biệt thự ..................................................................... 15
Hình 4.3 Sơ đồ phân vùng công năng ........................................................................... 16
Hình 4.4 Phối cảnh cổng vào ........................................................................................ 17
Hình 4.5 Phối cảnh taluy cổng vào ............................................................................... 18
Hình 4.6 Phối cảnh taluy bên cạnh ............................................................................... 19
Hình 4.7 Phối cảnh khu vực bể tắm ngoài trời ............................................................. 20
Hình 4.8 Phối cảnh chòi nghỉ ....................................................................................... 21
Hình 4.9 Phối cảnh tường đá ........................................................................................ 22
Hình 4.10 Phối cảnh giàn hoa. ..................................................................................... 23

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Nhóm cây lớn ................................................................................................ 24
Bảng 4.2 Nhóm cây bụi và cây hoa nền........................................................................ 24

vii



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Madagui hiện có một thảm thực vật phong phú với nhiều loại thực vật rất đa
dạng và thuộc nhiều chủng loại khác nhau như tre, lồ-ô, mun và các loại gỗ quý hiếm
trên hàng ngàn năm tuổi như cây si, gõ, bằng lăng. Thảm thực vật của Madagui là một
phần thuộc 1.600 loài thực vật, 762 họ, nhiều cây gỗ quý và chuỗi thực vật khép kín.
Đặc biệt có cây Kơnia đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên được xem như loài cây
thiêng của người dân tộc. Những cây cổ thụ hàng trăm tuổi với bộ rễ dài, nổi cuồn
cuộn trên mặt đất, thân cây to tạo hình thù rất độc đáo mà không một nơi nào có thể so
sánh được. Ngoài ra còn có các loại thú rừng một phần trong số 300 loài chim, 70 loài
bò sát, 40 loài thú và 30 loài cá.
Mặt tiền khu du lịch rừng Madagui có chiều dài khoảng 600m nằm dọc theo
Quốc lộ 20, tại km 152 thuộc Thị trấn Madagui, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng,
cách thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách thành phố Đà Lạt 148km, cách thị xã Bảo
Lộc khoảng 30km. Độ cao trung bình so với mặt biển là 220m. Madagui có vị trí thuận
lợi là nơi trung chuyển giữa Đà Lạt và Sài Gòn. Do đó, Madagui là khu vực lý tưởng
để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, resort và biệt thự sinh thái.
Xuất phát từ nhu cầu được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe nhu cầu phát triển
của xã hội. Hình thức Resort nghỉ dưỡng, biệt thự sinh thái ra đời đáp ứng mọi nhu cầu
này.
Biệt thự sinh thái đáp ứng:
¾

Xu thế sử dụng năng lượng thiên nhiên: gió và năng lượng mặt

¾

Giảm tối thiểu các nguồn năng lượng hiện tại đang sử dụng (máy


trời.
điều hòa, điện năng,…).

1


¾

Giảm sức tải với môi trường thông qua các vật liệu gần với tự

¾

Xây dựng bản chất tự nhiên (ít tác động nhất về địa hình, nguồn

nhiên.
nước, thảm thực vật xung quanh).
¾

Xây dựng hệ sinh thái vi mô đa dạng các loài cây phù hợp với các

điều kiện tự nhiên xung quanh.
Đó cũng là lí do tôi thực hiện đề tài: “THIẾT KẾ CẢNH QUAN

BIỆT THỰ SINH THÁI TẠI THỊ TRẤN MADAGUI - LÂM ĐỒNG.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Hiện trạng tự nhiên khu vực thiết kế.
2.1.1 Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế.
Khu vực thiết kế thuộc thị trấn Madagui - Đạ Huoai - Lâm Đồng. Huyện Đạ
Huai nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh, độ cao trung bình 300m so với mặt
biển.
Tổng diện tích khu đất: 3660m2.
Hình dạng khu đất: Hình chữ nhật, biệt thự xây dựng ở trung tâm, nằm sát con
suối.
2.1.2 Địa hình.
Địa hình đẹp với các đường đồng mức giật cấp tương đối thoai thoải, điểm nhìn
mở ra là một con suối chạy dọc khu đất.
Địa hình được đóng kín ba mặt tựa lưng vào chân đồi và nhìn qua con suối
chảy ngang.
2.1.3 Thổ nhưỡng.
Đất feralit đồi núi và nguồn nước tương đối trung tính (pH=5.5), thích hợp cho
sự phát triển của cây xanh.
Khu đất có nhiều đá lộ thiên thích hợp cho tạo cảnh.
2.1.4 Cơ hội.
Khu đất rất thích hợp cho việc phát triển không gian nghỉ dưỡng sinh thái cuối
tuần.
Có thể sử dụng chủng loại cây xanh cho thiết kế.
2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan.
2.2.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan.
Mỗi bố cục một cảnh quan toát lên giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào các

3


giác quan của con người, chủ yếu là thị giác. Song hiệu quả thu nhận ra sao còn tùy
thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm điểm nhìn và góc nhìn.

a. Điểm nhìn.
Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn. Nếu vị trí đứng nhìn cùng chiều ánh sáng thì chi
tiết các vật thể được nhìn nổi rõ. Ngược lại khi vị trí đứng nhìn ngược chiều ánh sáng
thì chi tiết các vật thể bị lu mờ đi còn đường bao vật thể nổi rõ hơn do sự tương phản
của khoảng sáng bao quanh và diện tối toàn thân của vật thể.
b.Tầm nhìn.
Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn (vật có thể nhìn).
Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn trong góc hình
nón 280 .
Đặt : Khoảng cách nhìn là D
Chiều cao (ngang) của vật thể là H (L).
Để người nhìn thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể thì D = 2L (H).
Nếu muốn quan sát vật thể trong một không gian rộng có bầu trời, cây cỏ xung
quanh, thì góc nhìn là 180, nghĩa là D = 3L (H).
Tỷ lệ D/L là tương quan quan trọng để xác định chất lượng của không gian:


D/L (H) < 1: Tác động nội tại của các thành phần bao quanh

không gian rất mạnh mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở, và sợ
hãi.


D/L (H) = 1: Cảm giác có sự cân bằng với con người gây ấn

tượng thân mật, gần gũi.


D/L (H) = 1 ÷ 2: Vẫn còn cảm giác cân xứng.




D/L (H) > 2: Không gian trở nên chống chếch, kém lực hút và

mối quan hệ giữa các thành phần tạo không gian trở nên lỏng lẻo.
Tuy nhiên, nếu khoảng cách D quá xa thì ta không thể nhìn thấy chi tiết, chất
liệu trang trí bề mặt. Do đó, khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý cơ sở này.
Qua điều tra, D ≤ 25m là khoảng cánh nhìn rõ, gần gũi và hợp lý.
Theo kinh nghiệm Nhật Bản, việc thiết kế cảnh quan cũng có module tương tự
như một bước cột trong thiết kế công trình. Module trong cảnh quan hợp lý là 21 –
24m. Đây là một đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh quan gần với tỷ lệ con người.

4


c.Góc nhìn.
Góc nhìn là hướng nhìn vật thể.
Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di hướng
nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di chuyển nhanh, ta không
thể nhận rõ chi tiết bên trong vật thể. Nếu tốc độ đi chậm lại, thời gian thu nhận lâu,
nhận biết chi tiết rõ nét hơn. Do đó, trong thiết kế cảnh quan cần lưu ý đến kênh thị
giác của tuyến đi bộ và cơ giới.
2.2.2 Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan.
2.2.2.1 Các dạng bố cục chủ yếu.
a. Bố cục đối xứng.
Tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối xứng qua hệ thống
trục bố cục (đối xứng 1 trục hoặc đối xứng 2 trục).
Quy luật này thường áp dụng trên địa hình bằng phẳng, các yếu tố tạo cảnh
quan có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh trưởng hay
được cắt xén tạo hình.

b. Bố cục tự do.
Tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đối xứng nhưng cân
bằng qua trục bố cục.
Các cảnh quan theo bố cục tự do thường được xây dựng tận dụng triệt để
điển hình, kết hợp khéo léo giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên hoặc
được mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên.
c. Bố cục kết hợp đối xứng và tự do.
Tổ chức không gian vừa theo dạng hình học đối xứng, vừa theo dạng tự do.
Dạng bố cục này thường được xử lý đăng đối trên trục chính có những công trình, còn
bao cảnh theo bố cục tự do.
Các cảnh quan theo kiểu bố cục này thường theo nguyên tắc cận cảnh đối
xứng, viễn cảnh tự do.
d.Trục và trung tâm bố cục chính phụ.
Trong một tác phẩm kiến trúc cảnh quan, một số công trình có chức năng
quan trọng hay có giá trị thẩm mỹ cao được bố trí tập trung và chi phối cách tạo cảnh
toàn bộ phong cảnh chung quanh được gọi là trung tâm bố cục.

5


Các trung tâm và yếu tố hình khối tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau thông
qua hệ thống trục bố cục.
Hệ thống trục bố cục có thể trùng với đường hoặc có thể là trục ảo, bao gồm
trục bố cục chính và phụ. Trục bố cục có thể cong hay thẳng, chính hay phụ tùy thuộc
vào chủ đề, tư tưởng và đặc điểm của địa hình.
Trục bố cục chính thường là trục chính của trung tâm chính cảnh quan, các
công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, hình tượng nghệ thuật độc đáo, có tính tư tưởng
cao.
Trục bố cục chính thường ảnh hưởng đến quyết định đến vị trí và hình khối
các yếu tố tạo cảnh, làm rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm kiến trúc cảnh quan.

Trung tâm, trục bố cục có ý nghĩa hỗ trợ trung tâm, trục bố cục chính.
Sự phân định trung tâm chính phụ rõ ràng là rất quan trọng, góp phần làm
thu hút sự chú ý.
2.2.2.2 Các mối tương quan của các dạng bố cục
a. Tương quan tỷ lệ
Là sự cân đối hài hòa về kích thước không gian của các yếu tố hình khối.
Tùy vào tương quan tỷ lệ, nghệ thuật có biểu hiện sự hoành tráng, trang trọng hay
nhũn nhặn, bình dị. Tỷ lệ trong xây dựng vườn – công viên liên hệ chặt chẽ với giải
pháp bố cục và ý đồ tư tưởng của các tác giả.
Có 2 tương quan tỷ lệ là hệ thống MODULE và “tỷ lệ vàng”
Cơ sở của hệ thống MODULE là một số kích thước gốc làm chuẩn cho tất
cả các phạm vi hình khối không gian.
Tỷ lệ vàng: Là tỷ lệ mà trong đó tỷ lệ đoạn ngắn trên đoạn dài bằng tỷ số
của đoạn dài trên tổng của hai đoạn, nhờ đó sẽ tạo được mối liên quan bên trong giữa
các yếu tố hình khối và cảnh quang chung.
Tỷ lệ kích thước trong cơ thể con người là một trong những chuẩn mực của
tỷ lệ vàng.
b. Tương quan hình khối
Kiểu tương quan khi so sánh giữa các hình có đường thẳng (hình học) và
đường cong (tự nhiên) nghĩa là mối tương quan giữa tự nhiên và nhân tạo. Trong một
tổng thể không gian cần có sự hài hòa của hình dạng và đường nét.

6


c. Tương quan vị trí
Vị trí các yếu tố tạo cảnh có ý nghĩa quyết định trong việc tạo nên không
gian sâu của bố cục. Không gian được điều chỉnh bẳng sự mở, đóng. Không gian mở
gây ấn tượng động, không gian đóng (kín) gây ấn tượng tĩnh.
Sử dụng mối tương quan vị trí để tạo nên bố cục cảnh nhiều lớp với các

điểm cảnh. Một bố cục cảnh thường có 3 lớp: cận cảnh, cảnh giữa, cảnh xa (viễn
cảnh). Phong cảnh có chiều sâu khác nhau tạo nên cơ sở thuật phối cảnh tuyến, phối
cảnh không trung, và được bố trí trong “góc nhìn tiêu chuẩn”
d. Tương quan sáng tối
Có ý nghĩa rất lớn trong việc gây ra cảm giác về độ nông sâu của không gian
và các đặc điểm hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh quan.
Hình khối được chiếu sáng làm nổi rõ chi tiết và có cảm giác gần hơn. Hình
khối nằm trong bóng râm, các chi tiết bị nhòa đi, có cảm giác xa hơn.
Sử dụng mối tương quan sáng tối để làm bật các yếu tố bố cục chính, nhấn
hình thức của chúng và thu hút người xem.
e. Màu sắc và bề mặt.
Màu sắc có thể sử dụng cùng một tông hoặc 2 tông tương phản (màu nóng
và màu lạnh). Nguyên tắc cơ bản để đem lại sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan là
phải cân bằng được độ sáng của màu: các màu trong bố cục phải có tỷ lệ diện tích khác
nhau, màu càng tương phản độ chênh lệch diện tích càng lớn.
Sử dụng nhiều loại bề mặt khác nhau của các yếu tố tạo cảnh: Mịn, sần sùi,
bóng, nhám,… sẽ tạo phong cảnh phong phú hơn. Các họa tiết trang trí bề mặt góp
phần tăng giá trị tạo hình và thẩm mỹ cho không gian.
2.3 Các nguyên tắc chọn và phối kết cây
2.3.1 Các nguyên tắc chọn cây xanh
Chọn loại cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng và khí hậu.
Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.
Sử dụng cây xanh tổ chức lối vào bằng cánh trồng thành hàng.
2.3.2 Các nguyên tắc phối kết cây
Sau khi đã chọn loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là rất quan trọng.
Thông thường có một số phối kết cây cỏ hoa sau:

7



a. Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí
độc lập.
Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian trống của vườn công viên, để có
thể cảm thụ trọn vẹn giá trị trang trí của cây độc lập nên phải chọn loại cây có hình
thức tán độc đáo (rũ, thác,...) hoặc là màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản màu với những
mảng cây xung quanh.
b. Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ.
Thành phần khóm cây có thể là thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi.
Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố trí và
tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm
cây cùng loại hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức trong khóm cây có màu
sắc và cấu trúc chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kì nở hoa khác
nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.
c. Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng mát
gồm có trồng theo dạng hàng cây thưa và dạng hàng cây dày.
d. Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực. Cây
được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rừng cây tự nhiên.
e. Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát.
Giãn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian từ
khu vực này sang khu vực khác.
f. Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất trang
trí của chúng, màu sắc đẹp rực rỡ của chúng dễ đập vào mắt người xem.

8



g. Cỏ
Là yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền cho các
khóm cây, cây độc lập bồn hoa và các kiến trúc nhỏ, tạo nên sự hoài giữa các yếu tố
tạo cảnh khác nhau.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa để tạo nên giá trị cảnh quan cho
khu biệt thự.

9


Chương 3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
• Khảo sát lập địa, đo đạc chụp hình hiện trạng.
• Khảo sát thực tế thổ nhưỡng, tiểu khí hậu trong khu vực.
• Vẽ lại hiện trạng đã đo đạc, đưa ra bản đồ phân vùng công năng cho khu đất.
• Tổng hợp các kiến thức về nguyên lý thiết kế sinh thái, nguyên tắc về vật liệu
và vấn đề sử dụng năng lượng.
• Tìm hiểu khảo sát các loại cây phù hợp không gian nhiệt đới.
• Xây dựng hệ thống các bản vẽ kỹ thuật và phối cảnh công trình.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp
Khảo sát, đo đạc, chụp ảnh hiện trạng khu vực thiết kế. Chụp ảnh vệ tinh trên
google-earth để so sánh mối tương quan của khu đất với cảnh quan xung quanh.
3.2.2 Phương pháp nội nghiệp
a. Phân tích, tổng hợp các số liệu điều tra. Từ đó đề xuất ra các giải pháp thiết kế,
ý tưởng thiết kế phù hợp.
Triển khai thiết kế bằng các phần mềm đồ họa:

Sử dụng AutoCad để xây dựng các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của
công trình.
Sử dụng 3Dsmax để xây dựng các bản vẽ từ Autocad xuất qua và các bản vẽ
phối cảnh.
Sử dụng Photoshop xử lí hình ảnh sau cùng, hoàn thiện các bản vẽ.

10


b.Tham khảo một số tài liệu về:
Điều kiện tự nhiên ở Madagui - Lâm Đồng.
Khảo sát các tài liệu để tìm ra chủng loại cây phù hợp với khu vực thiết kế.
Tổng hợp, phân tích số liệu khảo sát về đo đạc để đưa ra bản đồ hiện trạng
phân vùng công năng của khu đất.
Đề xuất ý tưởng thiết kế dựa trên các tài liệu tham khảo và bản chất tiềm
năng của khu đất.

11


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng
Thuận lợi:
¾ Địa hình đẹp với các đường đồng mức giật cấp tương đối thoai thỏa,
điểm nhìn chính mở ra là một con suối chạy dọc khu đất.
¾ Cảnh quan xung quanh chưa bị tác động nhiều.
¾ Vị trí khu đất có đường giao thông thuận lợi để xây dựng biệt thự sinh
thái cuối tuần.
Khó khăn:

¾ Khu vực thiết kế chưa có nguồn nước máy phục vụ
¾ Chưa có mô hình mẫu tham khảo cho dự án
4.2 Nguyên tắc bố trí chung
Nguyên tắc thiết kế: Dựa trên các nguyên tắc thiết kế cho địa hình dốc, bố cục ít
tác động đến tự nhiên, màu sắc hài hòa giữa kiến trúc và môi trường xung quanh.
Ý tưởng thiết kế: Phân khu chức năng, các giải pháp về vật liệu gần gũi thiên
nhiên, vấn đề sử dụng năng lượng,…
Đưa ra danh mục các loại cây thiết kế phù hợp.
4.3 Ý tưởng đề xuất
4.3.1 Về bố cục không gian tổng thể và hình thức kiến trúc
Khu đất nằm sát con suối, với các đường đồng mức tương đối thoai thoải, điểm
nhìn chính là con suối chạy dọc khu đất.
Biệt thự được thiết kế theo phong cách hiện đại, vật liệu chủ yếu lấy từ thiên
nhiên. Nằm ngay bên cạnh con suối tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và công trình
kiến trúc của một biệt thự bên suối.
Ý tưởng kiến trúc đề xuất cho công trình biệt thự bên suối này là hình thức kiến
trúc hiện đại sử dụng các vật liệu đơn giản, ý tưởng thiết kế có sự nổi bật nhưng phù
hợp với cảnh quan thiên nhiên trong khu vực.

12


4.3.2 Về cảnh quan thiên nhiên và hệ thực vật
Với địa hình tự nhiên và khí hậu khá thuận lợi, công trình biệt thự bên suối nên
phát triển theo hướng sinh thái, bảo tồn tối đa địa hình và hệ thực vật. Các loại cây dại
sẵn có thể giữ nguyên, kết hợp trồng thêm các loại cây địa phương phù hợp với khí
hậu, đất đai của khu vực.
Khu vực này thích hợp với nhiều loài cây trồng, đặc biệt là những loài cây nhiệt
đới như: Cây họ cau dừa, sứ đại, phượng vĩ, muồng hoàng yến. Tuy nhiên vẫn có thể
sử dụng các loài cây họ tùng, thông. Bên cạnh đó là những thảm cỏ xanh mướt và cây

bụi nhỏ nhiệt đới làm cảnh quan đa dạng.
4.4 Thuyết minh thiết kế
4.4.1 Tổng thể khu biệt thự
Theo qui hoạch tổng thể toàn bộ khu biệt thự có diện tích 3660m2, được chia làm
các khu chính:
o Khu vực cổng vào.
o Khu vực taluy cổng vào (với đặc trưng cây tùng, thông).
o Khu taluy bên cạnh(với đặc trưng cây tre, trúc).
o Khu vực bể tắm ngoài trời.
o Khu vưc chòi nghỉ.
o Khu vực giàn hoa và bờ đá
Các phân khu được bố trí theo hướng trục chính của khu biệt thự. Bố cục bám sát
theo địa hình hiện trạng, các đường đồng mức giật cấp thoai thoải, với các taluy thiết
kế theo phong cách hiện đại.

13


Hình 4.1 Mặt bằng tổng thể

14


Hình 4.2 Phối cảnh tổng thể khu biệt thự
Cảnh quan tổng thể được thiết kế dựa trên cảnh quan tự nhiên, theo phong
cách sinh thái nhiệt đới, từng khu vực được trồng theo chủng loại cây nhiệt đới khác
nhau, phối kết các loài cây bụi,… tạo cảnh quan sinh thái nhiệt đới hài hòa với thiên
nhiên.
Các loài cây chính được sử dụng nơi đây là các loài cây trồng nhiệt đới và vùng
lạnh thích hợp với khí hậu nơi đây.


15


Hình 4.3 Sơ đồ phân vùng công năng
4.4.2 Khu vực cổng vào.
Tường rào cổng vào được bố trí bằng ống hình trụ cao 3m đường kính 400mm,
trông lạ mắt với các màu sắc khác nhau. Ngay chính giữa cổng là một bình phong
bằng đá như một bức tường rào nửa ẩn nửa hiện. Điểm nổi bật nhất là đòn bẩy, phía
trên đòn bẩy trồng một lớp cỏ xanh mướt, vừa hiện đại vừa đơn giản, nằm ngay lối vào
chính biệt thự.

16


Hình 4.4 Phối cảnh cổng vào
.
Các loài cây dây leo đủ màu sắc như huỳnh anh lá nhỏ, son môi,…được trồng
trên các ống hình trụ tạo ra cảm giác mới lạ, độc đáo. Bên cạnh đó là những cây bụi cắt
côn đơn giản. Cau bụng được trồng một hành thẳng dọc theo hành rào bằng ống hình
trụ, thể hiện sự trang trọng, lịch sự, tạo ra điểm nhấn mạnh kiến trúc và cảnh quan.
4.4.3 Khu vực taluy cổng vào
Điểm nổi bật là các đường taluy chạy dọc theo các đường đồng mức của bật
giật cấp theo địa hình ít tác động đến tự nhiên. Tô điểm thêm cho các taluy là các khối
trang trí màu sắc ấn tượng đầy nghệ thuật trên bức tường rào.

17



×