ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẶNG ĐỨC HIỆP
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Lâm Đồng - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẶNG ĐỨC HIỆP
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính & Ngân hàng.
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN
Lâm Đồng - 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………….iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC 6
1.1.
Thu ngân sách nhà nước và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội 6
1.1.1.
Khái niệm về quản lý thu ngân sách nhà nước 6
1.1.2.
Vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước 11
1.2.
Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh: 14
1.2.1.
Đặc điểm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện trực thuộc tỉnh: 14
1.2.2.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước16
1.3.
Nội dung cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước 18
1.3.1.
Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước 18
1.3.2.
Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước 19
1.4.
Một số kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của một số địa
phương 24
1.4.1.
Thành phố Đà Lạt 24
1.4.2.
Huyện Mỹ Tho 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 26
2.1.
Đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Di linh 26
2.1.1.
Trên lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp: 26
2.1.2.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 27
2.1.3.
Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: 27
2.2.
Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh 30
2.2.1.
Thuận lợi 30
2.2.2.
Khó khăn 32
2.2.3.
Một số đặc điểm quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh
Lâm Đồng 33
2.3.
Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của Huyện Di Linh 33
2.3.1.
Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước 33
2.3.2.
Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu ngân sách nhà nước hiện nay
……………………………………………………………………………….39
2.3.3.
Nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách
nhà nước 50
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HÒAN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH 55
3.1.
Quan điểm, định hướng quản lý thu ngân sách của huyện Di Linh giai
đoạn 2013 - 2015. 55
3.2.
Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước
của Huyện Di Linh 57
3.2.1.
Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế 57
3.2.2.
Nhóm giải pháp quản lý các khoản thu ngoài thuế 69
3.2.3.
Một số giải pháp quản lý khai thác tốt các nguồn thu chủ lực của địa
phương: 72
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước. Thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói
riêng. Ngân sách Nhà nước và thu ngân sách Nhà nước giúp cho việc sử dụng tài sản của Nhà nước một
cách tiết kiệm và có hiệu quả, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đáp ứng yêu
cầu phát triển linh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và đối ngoại của
đất nước, địa phương.
Di Linh là một huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế cũng như có tiềm năng rất lớn về
thu ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di
Linh đã đạt được nhiều thành tựu, số thu tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên công tác quản lý thu ngân
sách cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn chưa tương xứng với tiềm năng
của huyện, thu ngân sách vẫn chưa bao quát hết các nguồn thu, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế
kéo dài; khai thác, quản lý nguồn thu ngân sách còn nhiều bất cập.
Tăng cường quản lý thu ngân sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào NSNN,
tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho địa phương chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong giai đoạn 2010 -2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XIII đã đề ra. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di
Linh tỉnh Lâm Đồng” là nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi ngân sách nhà nước ra đời, vấn đề nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước ở những
cấp độ và giác độ khác nhau, có thể nêu một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
"Thuế- công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế", sách tham khảo của PGS Quách Đức Pháp do NXB
Xây dựng, Hà Nội, xuất bản năm 1999; Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện các điều kiện thực hiện quản lý thu
thuế theo cơ chế tự khai tự khai tự nộp thuế ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Hinh, năm
2009; Luận văn thạc sĩ “Hòan thiện thanh kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp ” của tác giả Hòang
Đông Phương, năm 2009. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn
đề cơ bản về thuế; giới thiệu một số hệ thống thuế của nước ngoài để làm cơ sở tham khảo khi nghiên cứu
đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam; đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục
2
đổi mới nhằm phát huy vai trò công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô kinh tế. Các giải pháp này có ảnh hưởng
tác động đến nguồn thu của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương khi thực hiện và được nghiên
cứu ở tầm vĩ mô.
Tác phẩm "Đổi mới ngân sách nhà nước" của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, do NXB
Thống kê, Hà Nội, xuất bản năm 1992 đã khái quát những nhận thức chung về NSNN, đánh giá những
chính sách NSNN hiện hành và đề xuất giải pháp đổi mới NSNN để sử dụng có hiệu quả trong tiến trình
đổi mới nền kinh tế đất nước.
"Ngân sách nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay", Luận án
Phó tiến sỹ kinh tế của tác giả Trần Văn Ngọc năm 1997, đã phân tích nhiều nội dung liên quan đến
NSNN gắn với phát triển hàng hóa ở nước ta trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Điểm nổi bật của
luận án này là xem xét mối liên hệ giữa NSNN và phát triển hàng hóa, trình bày các nhân tố qui định qui
mô NSNN, giới hạn lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong thu, chi NSNN. Nội dung luận án đã
cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề phát triển hàng hóa.
Tác phẩm "Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế" do PGS.TS Vũ
Thu Giang làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2000. Nội dung cơ bản của tác phẩm này
đề cập tới những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế; thực trạng chính sách tài chính của nước ta trong quá trình hội nhập, bao gồm: chính sách thuế,
chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất trong tiến trình
hội nhập, mặt tích cực và những hạn chế của chính sách; những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính
trong quá trình hội nhập; những kiến nghị và những giải pháp chính cải cách chính sách tài chính để Việt
Nam tham gia hội nhập thành công, đồng thời đặt ra những điều kiện chủ yếu để hội nhập thành công.
Tác phẩm này phần nào làm rõ thêm về sự ảnh hưởng tới nguồn thu và nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà
nước khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước- góp phần phát triển kinh tế Việt Nam- Luận án Tiến sỹ
của Nguyễn Ngọc Thao - Hà nội 2007. Luận án đã làm rõ vai trò của ngân sách nhà nước; đề xuất những
đổi mới trong việc gắn vai trò ngân sách với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung nghiên cứu về các chính sách
tài chính vĩ mô và quản lý NSNN nói chung hoặc quản lý NSNN gắn với điều kiện cụ thể của từng địa
phương. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quản lý thu ngân sách
trên địa bàn huyện Di Linh nơi tác giả hiện đang công tác. Vì lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài về “Quản
lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng”. Đây là đề tài mới và không có sự trùng lặp
với các công trình đã công bố.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn quản lý thu
ngân sách Nhà nước qua đó xem xét thực trạng của thu ngân sách Nhà nước, đề xuất các giải pháp chủ
yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý thu ngân sách.
+ Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh.
+ Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2013 -2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thu ngân
sách nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên
địa bàn huyện Di Linh từ năm 2009 đến 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy vật lịch sử, phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp phân kỳ so sánh nhằm xác định những vấn đề có tính quy
luật, những nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà
nước và vai trò to lớn của thu ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Luận văn vận dụng lý luận về quản lý ngân sách nhà nước để phân tích, đánh giá thực trạng công
tác quản lý thu ngân sách nhà nước, từ đó đề ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh trong thời gian tới.
Với kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành
quản lý thu ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Di Linh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý thu ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn
2009-2011.
4
Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2013-2015.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
• Khái niệm về quản lý thu ngân sách nhà nước
• Khái niệm ngân sách nhà nước
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội
phê chuẩn thông qua.
Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
- Ngân sách TW đóng vai trò chủ đạo, ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để chủ
động thực hiện những nhiệm vụ được giao.
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có sự
phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nguyên tắc cân đối.
• Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính
trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà
nước.
Thu NSNN bao gồm thuế, các khoản phí,lệ phí, thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước, thu
đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp
luật.
• Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách,pháp luật để
tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến
khích SXKD phát triển.
• Vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước
• Vai trò của ngân sách nhà nước
5
Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước.
Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền
kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
Thứ ba, NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của KTTT, đảm bảo
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
• Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, Kiểm soát,điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu
nhập của mọi tầng lớp dân cư.
Thứ hai, Là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền
tệ tập trung của NSNN.
Thứ ba,Khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động
viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức
quản lý hợp lý.
Thứ tư, Góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD.
Thứ năm, Tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế.
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC THUỘC TỈNH
1.2.1. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện trực thuộc tỉnh
Thứ nhất, Huyện trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính với những chức năng nhiệm vụ được quy
định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự
lãnh đạo toàn diện của tỉnh.
Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp Huyện thuộc tỉnh là một cấp ngân sách hoàn
chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể.
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu ngân sách nên nội
dung thu của NS Huyện do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định,
Thứ tư, quy mô ngân sách Huyện thường không ổn định qua các giai đoạn.
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính, là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp
luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân
sách.
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ. quy mô nhân sự của bộ máy quản lý thu ngân sách.
6
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập.
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.3.1. Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước:
Phân cấp ngân sách là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong toàn bộ hoạt động
của NSNN. Phân cấp ngân sách gắn liền với nội dung phân cấp hành chính.
* Nội dung chủ yếu của phân cấp ngân sách là:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách,
chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi và cân đối
ngân sách
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách. Đó là quá trình lập, chấp
hành và quyết toán ngân sách.
* Nguyên tắc phân cấp NSNN:
Phù hợp với Hiến pháp, với Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp; đảm bảo tính hiệu quả; đảm
bảo tính công bằng.
1.3.2. Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước
• Nội dung quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ.
Thứ ba,nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế.
Thứ tư, nguyên tắc minh bạch
Thứ năm, nguyên tắc thuận tiện,tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thuế. Trên cơ sở tuân thủ
những nguyên tắc nêu trên, nội dung công tác quản lý thu thuế bao gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất,xây dựng dự toán thu về thuế. việc xây dựng dự toán thu này phải dựa trên các căn cứ
sau:
- Các văn bản pháp luật về thuế hiện hành. Đây là cơ sở pháp lý của dự toán thu về thuế.
- Kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước hay từng địa phương,đơn vị.
- Thực trạng tài chính quốc gia, tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm báo cáo và yêu
cầu động viên vào ngân sách năm kế hoạch.
- Chủ trương,chính sách QLKT của nhà nước đã và sẽ ban hành.
Thứ hai, tổ chức các biện pháp hành thu. Nội dung này bao gồm:
7
- Quản lý đối tượng nộp thuế;
- Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế. Hiện nay đang có hai loại quy trình đó là:
+ Quy trình kê khai,nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế.
+ Quy trình tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế.
- Tổ chức thu nộp tiền thuế. Hình thức chủ yếu hiện nay là nộp trực tiếp vào KBNN.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về thuế.
• Nội dung quản lý thu phí, lệ phí
Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN,tuy nhiên nếu chỉ thu thuế thì chính
phủ không đủ nguồn tài trợ cho nhiều hoạt động vốn rất đa dạng của mình và cũng không thể buộc người
dân sử dụng hàng hóa và dịch vụ công theo cách thức có hiệu quả.Do đó phí,lệ phí đặt ra đối với những tổ
chức và cá nhân sử dụng hàng hóa hay dịch vụ công.
Phí thuộc NSNN là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả cho một cơ quan nhà nước khi
nhận được dịch vụ do cơ quan này cung cấp.
Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thụ hưởng
dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính do cơ quan này cung cấp.
Phí, lệ phí không phải là giá cả của dịch vụ công mà chỉ là động viên một phần thu nhập của
người thụ hưởng nhằm thực hiện công bằng trong tiêu thụ dịch vụ công.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN DI LINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Di linh
Di linh là một huyện miền núi năm phía nam tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 161.464,8 ha,
dân số 156.914 người với 32.529 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 36% phân bổ khá phân
tán.
Huyện Di Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã với 202 thôn, tổ dân phố gồm 18 xã và 01 thị trấn,
trong đó có 12 đơn vị hành chính cấp xã lọai 1, 05 đơn vị hành chính cấp xã loại 2, có 03 xã đặc biệt khó
khăn; có 15 xã vùng đồng bào dân tộc.
Huyện Di Linh có 57.600 ha đất sản xuất nông nghiệp , trong đó diện tích trồng cà phê là 41.526
ha, sản lượng 98.000 tấn; diện tích chè 886 ha, sản lượng 6.615 tấn; diện tích gieo trồng cây lúa 3.050 ha,
sản lượng 12.800 tấn; cây ngô 2.900 ha, sản lượng 14.500 tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình
quân hàng năm 7,08%.
Huyện Di Linh có 95.342ha rừng và đất rừng, trong đó rừng sản xuất là 81.742ha, rừng phòng hộ
có 13.600ha
8
Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển khá, thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư. Giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7%/năm;
Giá trị ngành thương mại-dịch vụ giai đoạn 2006-2011 đạt 22% cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ
hàng hóa dịch vụ tăng bình quân hàng năm 20,8%; kim ngạch hàng xuất khẩu 3 năm (2009-2011) đạt 6,5
triệu USD. Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng và dịch vụ phát triển nhanh và chất lượng, phục vụ tốt hơn nhu
cầu của du khách và nhân dân địa phương. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển, tạo
thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân.
Đến năm 2011 toàn huyện có 6 chợ (có 3 chợ tạm), 30 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và trên
5.000 hộ kinh doanh thương mại-dịch vụ và một số dự án đầu tư vào thương mại-dịch vụ đi vào hoạt
động và phát huy khá hiệu quả.
2.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh
• Thuận lợi:
Huyện Di Linh có nhiều tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, lao động…. để phát triển sản
xuất trà, cà phê, chế biến nông lâm sản, du lịch sinh thái Chi Cục Thuế có đội ngũ cán bộ thuế trình độ,
thâm niên - kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
• Khó khăn:
- Nguồn thu không ổn định do thu nhập của nhân dân từ sản xuất cây cà phê là chủ yếu;
- Một số cấp ủy, chính quyền và đòan thể ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
việc thu ngân sách, còn ỷ lại cho ngành thuế, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ và thường xuyên;
- Một bộ phận người nộp thuế còn né trách thực hiện nghĩa vụ cho ngân sách, chây ì, dây dưa nộp
thuế.
• Một số đặc điểm quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng:
- Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn năng lực tài chính kinh doanh còn hạn chế; quy
mô kinh doanh nhỏ; Nguồn thu phân tán, nhỏ lẻ.
- Nguồn thu chủ yếu của địa phương là thu từ họat động kinh doanh cà phê. Tiến độ thu ngân
sách chủ yếu tập trung vào quý I và quý IV.
2.3. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của Huyện Di Linh giai đoạn 2009-2011
Biểu 2.1. Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng lĩnh vực:
ĐVT: triệu đồng
CÁC CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010 2011
2009-
2011
TỐC
ĐỘ
TĂNG
9
BQ
TỔNG THU
TRÊN ĐB
Triệu
đồng
344.595
379.739
440.920
1.165.254
116,74
(A+B+C)
A. Thu cân đối
206.232
196.117
276.392
683.249
109,07
1.Thu từ khu vực
DNNN
Triệu
đồng
12.703
6.487
8 370
27.559
90,68
2.Thu từ khu vực
ĐTNN
Triệu
đồng
36.309
13.719
31.163
81.190
289,18
3.Thu từ khu vực
NQD
Triệu
đồng
96.373
119.406
171.750
387.528
105,01
4.Thu Nhà đất
Triệu
đồng
3.146
3.414
3.253
9.814
113,28
5.Thu Sử dụng
đất NN
Triệu
đồng
192
295
418
905
130,98
6. Thuế Thu
nhập CN
Triệu
đồng
6 559
6 550
8 382
21.491
116,71
7. Lệ phí trước
bạ
Triệu
đồng
5.031
4 337
5.880
15.247
91,17
8. Các khỏan lệ
phí khác
Triệu
đồng
4.462
5 352
5.674
15.488
107,18
9. Thu tiền cho
thuê đất
Triệu
đồng
476
685
654
1.814
125,62
10. Thu tiền sử
dụng đất
Triệu
đồng
34.756
30.197
34.468
99.420
111,72
11. Thu tiền bán
nhà SHNN
Triệu
đồng
634
634
12. Thu khác
Triệu
đồng
5.574
5.664
6.368
22.114
92,02
13. Thu kết dư
NS
Triệu
đồng
17
12
14
43
87,29
B. Thu để lại chi
quản lý qua NS
Triệu
đồng
17.435
19.951
28.349
61.227
123,21
C. Thu bổ sung
từ NS cấp trên
Triệu
đồng
120.928
163.671
136.179
420.778
140,59
(Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Di Linh)
Biểu 2.2: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng sắc thuế:
ĐVT:Triệuđồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Tổng thu NSNN trên địa bàn
(A +B +C)
344.595 379.739 440.920
A. Thu cân đối NSNN
206.232
196.117
276.392
I. Các khoản thu từ thuế
154.478
149.313
220.789
1. Thuế giá trị gia tăng
116.863
125.633
186.286
2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt
57
82
106
3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
19.438
7.817
7.367
4. Thuế Tài nguyên
7.011
4.111
13.449
10
5. Thuế thu nhập cá nhân
6.559
6.550
8.382
6. Thuế sử dụng đất nông
nghiệp
192
295
418
7. Thuế nhà đất
3.146
3.414
3.253
8. Thuế môn bài
1.211
1.412
1.528
II. Các khoản phí, lệ phí
9.493
9.689
11.553
9. Lệ phí trước bạ
5.031
4.337
5.880
10. Các khoản phí, lệ phí khác
4.462
5.352
5.673
III. Các khoản thu khác
42.261
37.115
44.049
11. Thu cho thuê mặt đất, mặt
nước
476
728
666
12. Thu tiền sử dụng đất
34.756
30.197
34.468
13. Thu bán nhà thuộc SHNN
634
14. Thu khác
6.379
6.178
8.901
IV. Thu kết dư ngân sách
17
12
14
B. Các khoản thu để lại chi
quản lý qua NSNN
17435
19,951
28.349
C. Thu bổ sung từ NS cấp trên
120.928
163.671
136.179
(Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Di Linh)
• Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế
Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của
Huyện và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện. Trong đó
trọng tâm là thuế giá trị gia tăng từ kinh doanh cà phê chiếm trên 90% thuế CTN-NQD.
Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế Huyện cùng với các xã, thị trấn Ban quản lý các chợ đã tăng
cường quản lý hộ, Công tác ủy nhiệm thu được thực hiện khá tốt đã tạo điều kiện cho UBND các xã, thị
trấn tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác
thanh tra, kiểm tra thuế
Thứ hai, công tác quản lý thu phí, lệ phí
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách Huyện nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần
tăng thu cho ngân sách địa phương. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí
tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế
Huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các
đơn vị.
• Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu ngân sách nhà nước hiện nay:
Thứ nhất, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức.
Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang
yếu tố chủ quan, cảm tính.
11
Thứ ba,tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn chậm, trình độ
năng lực cán bộ làm công tác tin học chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư, tình trạng thất thu thuế, sót hộ,nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến.
• Về quản lý giá:
• Về đăng ký thuế.
• Kê khai doanh thu thấp, chi phí cao nhằm mục đích trốn thuế.
• Đối với lĩnh vực kinh doanh cà phê:
• Đối với lĩnh vực kinh doanh phân bón- thuốc bảo vệ thực vật:
• Đối với lĩnh vực khoáng sản.
• Đối với ngành hàng kinh doanh thương mại, dịch vụ.
• Đối với quản lý thuế hoạt động xây dựng cơ bản.
• Đối với quản lý thuế Thu nhập cá nhân.
• Đối với quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể.
• Trong lĩnh vực đất đai.
• Về nợ thuế, không thanh toán được tiền thuế.
Thứ năm: sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành
thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn chế.
Thứ sáu: Việc phân cấp nguồn thu cho xã, thị trấn chưa thực sự thúc đẩy trong việc khai thác
nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Thứ bảy, công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn tuy có
một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD
phát triển.
Thứ tám, phương pháp quản lý thu hiệu quả còn thấp
Thứ chín, công tác ủy nhiệm thu cũng bộc lộ một số hạn chế.
• Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu ngân sách nhà nước
• Đối vối công tác quản lý thu thuế
Thứ nhất, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển
hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới.
Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản
chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế.
12
Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế,cơ quan thuế, tổ chức
và cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc
thuế.
Thứ tư, các giải pháp quản lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý
thuế.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu.
Thứ sáu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác thuế
chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ bảy, chưa có biện pháp để bồi dưỡng,mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng.
• Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí
Thứ nhất,UBND tỉnh, Sở Tài chính chưa thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh
mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ.
Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu phí, lệ phí,
xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, phí chưa chủ động trong việc
rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết
những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu…
• Đối với phân cấp quản lý thu ngân sách:
Việc phân cấp các nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương chưa hợp lý chưa
tạo động lực cho quản lý thu ngân sách.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÒAN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI
LINH.
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN DI LINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015.
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn Huyện Di Linh phải dựa trên cơ sở quán
triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng, huyện uỷ, UBND
Huyện Di Linh.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm
cho nguồn thu ngày càng tăng lên,đảm bảo ổn định lâu dài.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý,
tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra.
13
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường
chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN DI LINH.
• 3.2.1.Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế :
Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về thuế.
Thứ tư, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế nhằm nâng
cao hiệu quả công tác thuế
Thứ sáu, mở rộng công tác ủy nhiệm thu thuế cho các xã, thị trấn nhằm tăng cường trách
nhiệm của địa phương trong công tác thuế, chống thất thu và giảm chi phí quản lý thu thuế
Thứ bảy, nuôi dưỡng và mở rộng nguồn thu trên địa bàn
Thứ tám, tăng cường vai trò lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện đối với ngành thuế; xây
dựng, củng cố mối quan hệ giữa ngành thuế với các ngành có liên quan và với UBND các xã, thị trấn
Thứ chín: Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước
và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách
• 3.2.2.Nhóm giải pháp quản lý các khoản thu ngoài thuế:
3.2.2.1.
Phí và lệ phí:
• - Phải tiến hành rà soát lại các loại phí và lệ phí trên địa bàn để từ đó có biện pháp bổ sung sửa đổi bãi
bỏ những khoản thu phí và lệ phí đặt ra bất hợp lý. Huyện cần có đề xuất HĐND tỉnh xem xét ban
hành một số loại phí, lệ phí mới cũng như điều chỉnh mức thu một số loại phí, lệ phí đã ban hành quá
lâu, không còn phù hợp với thực tiễn.
- Nhà nước phải tiến hành luật hóa các khoản thu phí và lệ.
3.2.2.2.Tăng thu ngân sách từ đất đai:
- Nhóm giải pháp liên quan đến quy hoạch
- Nhóm giải pháp về quản lý đất đai
- Các giải pháp khác :
14
• Một số giải pháp quản lý khai thác tốt các nguồn thu chủ lực của địa phương:
• Quản lý thuế giá trị gia tăng cà phê:
Một là quản lý tốt hoạt động kinh doanh, mở sổ sách kế toán và chấp hành tốt pháp luật thuế của
các cơ sở kinh doanh trong đó khâu quan trọng nhất là Chi cục thuế phải quản lý được việc in ấn, sử dụng
bảng kê mua hàng trực tiếp của Nông Dân của các cơ sở kinh doanh (mẫu bảng kê số 01/TNDN ban hành
kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC do các cơ sở kinh doanh phát hành và đăng ký sử dụng với Chi
cục thuế huyện Di Linh hoặc do Chi cục Thuế huyện Di Linh phát hành và cung cấp cho cơ sở kinh
doanh sử dụng) tránh tình trạng các cơ sở kinh doanh tự in bảng kê mua hàng sau đó tự hủy bảng kê và
hợp thức hóa đầu vào bằng hóa đơn mua hàng từ ngoài tỉnh, ngoài hyện hoặc hóa đơn quay vòng để khấu
trừ thuế đầu vào nhằm mục đích gian lận thuế. Hai là cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vận
động nhân dân đồng thời có cơ chế để khuyến khích nông dân khi bán cà phê phải yêu cầu các cơ sở kinh
doanh cung cấp bảng kê mua hàng và chứng từ thanh toán. Bảng kê mua hàng và chứng từ thanh toán
chính là cơ sở cho công tác quản lý thu thuế vừa là cơ sở để xem xét cho người dân được thụ hưởng các
chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Tất cả các hình thức hỗ trợ đều căn cứ vào sản lượng cà phê nhân thực bán của Nông Dân được
ghi trên bảng kê mua hàng, chứng từ thanh toán do cơ sở kinh doanh lập giao cho người bán.
Có hai hình thức hỗ trợ chính là hỗ trợ bằng tiền mặt trực tiếp cho nông dân hoặc hỗ trợ cho vay
ưu đãi qua Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Hai hình thức hỗ trợ phụ trợ là được mua
cây giống chất lượng cao tại các vườn ươm do Trung tâm nông nghiệp quản lý và đề nghị các ngân hàng,
tổ chức tín dụng trên địa bàn cam kết thực hiện ưu tiên xét cho vay vốn để đầu tư chuyển đổi và chăm sóc
cà phê.
- Hình thức hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho nông dân sản mua cây giống chuyển đổi cà phê già cỗi
được thực hiện như sau:
Số tiền hỗ trợ = Sản lượng nhân (x) gía bán nhân (x) 0.5%
- Hỗ trợ bằng hình thức cho vay ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện
để giúp nông dân chuyển đổi cà phê già cỗi năng suất thấp hoặc đầu tư chăm sóc cà phê:
Hạn mức cho vay:
Được xét theo từng hộ và mỗi hộ chỉ được vay một lần/năm. Số tiền cho vay được tính trên tổng
sản lượng cà phê nhân bán ra ghi trên các chứng từ thanh toán khi bán cà phê nhân cho các cơ sở kinh
doanh mua bán cà phê, cùng với các hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi nông dân đã đầu tư mua cây giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chi phí ghép cành, v.v
Hạn mức cho vay vốn ưu đãi để chuyển đổi cà phê già cỗi năng suất thấp:
15
+ Sản lượng từ 1 đến 5 tấn: cứ 1,5 tấn cà phê nhân được vay 3 triệu đồng.
+ Sản lượng từ 6 đến 10 tấn: được vay tăng thêm theo mức 2 tấn cà phê nhân được vay thêm 1
triệu đồng.
+ Sản lượng từ 11 tấn trở lên cứ 3 tấn được vay thêm 1 triệu đồng nhưng tối đa một hộ vay không
quá 30 triệu đồng trên toàn bộ sản lượng cà phê nhân đã bán của 01 hộ.
+ Thời hạn cho vay: 2 năm (24 tháng)
* Hạn mức cho vay vốn ưu đãi để đầu tư chăm sóc cà phê hàng năm:
+ Sản lượng từ 1 đến 5 tấn: cứ 1 tấn cà phê nhân được vay 5 triệu đồng
+ Sản lượng từ 6 đến 10 tấn: được vay tăng thêm theo mức 2 tấn cà phê nhân được vay 3 triệu
đồng.
+ Sản lượng từ 11 tấn trở lên cứ 3 tấn được vay thêm 1 triệu đồng nhưng tối đa một hộ vay không
quá 50 triệu đồng và phải cam kết trả nợ khi đáo hạn.
+ Thời hạn vay: 1 năm (12 tháng)
3.2.3.2. Quản lý thuế chế biến, kinh doanh chè:
- Quản lý sản lượng chè búp tươi trên địa bàn.
- Quản lý giá chè búp tươi đầu vào.
- Quản lý giá bán chè thành phẩm.
3.2.3.3. Quản lý thuế khai thác khoáng sản:
• Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
• Kiểm tra tận công trình, đối chiếu xác minh hóa đơn.
• Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
• Phối hợp với các ngành có liên quan.
• Phối hợp quản lý giá
• 3.2.3.4. Quản lý thuế kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chặt chẽ ngay từ cơ sở tại các xã - thị trấn và các Đội thuế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khi mua hàng phải lấy hóa đơn.
- Thường xuyên tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho cơ sở kinh doanh về chế độ, chính sách pháp luật
thuế.
16
- Phối hợp với Ban chỉ đạo 127, các ngành chức năng của Huyện và các xã, thị trấn thường xuyên
kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
- Kiểm tra thường xuyên việc ghi chép SSKT, chứng từ, hóa đơn.
• Quản lý thuế dịch vụ ăn uống và nhà hàng , lưu trú:
- Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng nộp thuế.
- Tăng cường quản lý giá.
- Quản lý doanh thu và thuế.
- Đẩy mạnh các biện pháp phối hợp.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của Huyện Di Linh hiện nay là một yêu cầu
cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực
hiện công tác này mà còn là sư đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về
đổi mới cơ chế quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi
ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác
động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn Huyện và luôn gắn với trách nhiệm
quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND Huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng. Qua
quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:
- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản
lý thu chi ngân sách của Huyện di linh. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi
hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy Huyện phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao
hơn.
- Thực tiễn quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Di Linh đang đặt ra nhiều vấn đề
cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành thuế phải đổi mới toàn diện
mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích
luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các
giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ
bàn huyện. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với Huyện nói chung và ngành tài chính nói riêng trong
việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách cơ sở phát triển nguồn
thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và
quản lý thu ngân sách nói riêng.
17
- Thông qua thực hiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các
thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất,
tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng
tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các
nguồn lực trên địa bàn Huyện có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để
các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý
chi ngân sách để giúp cho Huyện thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách
quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sở đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây
là cơ sỏ về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu ngân sách trên địa bàn. sẽ giúp cho Huyện có những
quyết sách và biện pháp có hiệu quả.