Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO – Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.87 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công
trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

Họ và tên sinh viên: Lê Minh Tâm
Ngành: Quản Lý Môi Trường
Niên khóa: 2006 – 2010
Tháng 09/2010


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gửi đến Mẹ lời tri ân sâu sắc. Cảm ơn Mẹ đã sinh con ra, đã
nuôi dạy con đến ngày trưởng thành. Người đã luôn dõi theo từng bước chân của con
mỗi giây mỗi phút.
Em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và đóng góp những ý kiến rất quan trọng giúp em hoàn thành khóa luận của
mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em suốt bốn
năm đại học


Cuối cùng, mình gửi lời cảm ơn đến tập thể Lớp DH06QM và cô giáo chủ
nhiệm Bùi Thị Cẩm Nhi. Cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ rất nhiều trong suốt
quá trình mình học tại trường.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với nhiều nổ lực, nhưng chắc chắn
khóa luận sẽ còn thiếu sót. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp quý báu của
Thầy Cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Minh Tâm

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................i
MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH ..................................................................................... vii
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 2
1.3. Nội dung đề tài .............................................................................................................. 2

1.4. Phạm vi đề tài ................................................................................................................ 3
1.5.Giới hạn của đề tài .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1.TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTM ....................................................................... 4
2.1.1.Định nghĩa ĐTM ......................................................................................................... 4
2.1.1.1.Định nghĩa ................................................................................................................ 4
2.1.1.2.Mục đích ĐTM ......................................................................................................... 4
2.1.1.3.Vai trò ĐTM ............................................................................................................. 5
2.1.2. Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam ....................................................................... 5
2.1.2.1.Cơ sở pháp lý ............................................................................................................ 6
2.1.2.2 Thẩm định ĐTM ....................................................................................................... 6
2.1.2.3. Quy trình thực hiện ĐTM ........................................................................................ 8
2.2.TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CÔNG TRÌNH ............................................................ 8
2.2.1.Giới thiệu Dự án .......................................................................................................... 8
2.2.1.1 Thông tin về Dự án ................................................................................................... 8
2.2.1.2.Vị trí địa lý của Dự án .............................................................................................. 9
2.2.1.3.Hạng mục chính của Dự án ..................................................................................... 10
2.2.1.4.Tiến độ thực hiện Dự an .......................................................................................... 16
III.Hiện trạng kinh tế xã hội khu vực dự án ........................................................................ 24
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................... 17
3.1..ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN ....................... 17
3.1.1. Phương pháp tổng hợp và tham khảo tài liệu ............................................................ 17
3.1.2.Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................... 18
3.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN ......................................... 18
3.2.1. Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu ................................................................... 18
3.3. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ....................................... 18
3.3.1.Xác định phạm vi tác động ......................................................................................... 18
3.3.2.Đánh giá tác động môi trường .................................................................................... 20
3.3.2.1.Giai đoạn thi công xây dựng ................................................................................... 20
3.3.2.2.Giai đoạn vận hành .................................................................................................. 21

3.4.Biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa và ứng phó sự cố rủi ro, sự cố môi trường ........ 22
SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

3.5.Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường .............................................. 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................... 26
4.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ..... 26
4.1.1.Điều kiện địa lý và địa chất ........................................................................................ 26
4.1.1.1.Đặc điểm địa hình .................................................................................................... 26
4.1.1.2.Đặc điểm địa chất .................................................................................................... 26
4.1.2.Điều kiện khí tượng thủy văn ..................................................................................... 27
4.1.2.1.Khí tượng ................................................................................................................. 27
4.1.2.2.Thủy văn .................................................................................................................. 28
4.1.3.Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên ......................................................... 28
4.1.3.1.Hiện trạng môi trường nước .................................................................................... 28
4.1.3.2.Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh ...................................... 30
4.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN .............................................. 32
4.2.1.Dân số ......................................................................................................................... 33
4.2.2.Tình hình kinh tế xã hội.............................................................................................. 33
4.2.2.1.Tình hình phát triển công nghiệp ............................................................................ 34
4.2.2.2.Tình hình phát triển du lịch ..................................................................................... 34

4.2.2.3.Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................... 35
4.2.2.4.Giáo dục................................................................................................................... 36
4.3.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ..... 36
4.3.1.Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng ................................................................... 36
4.3.1.1.Các nguồn tác động ................................................................................................. 36
4.3.1.2.Đối tượng và quy mô tác động ................................................................................ 41
4.3.1.3.Các sự cố về môi trường .......................................................................................... 53
4.3.2.Giai đoạn vận hành Dự án .......................................................................................... 54
4.3.2.1.Các nguồn gây tác động .......................................................................................... 54
4.3.2.2.Đối tượng bị tác động .............................................................................................. 55
4.3.2.3.Dự báo những rủi ro và sự cố .................................................................................. 56
4.3.2.4.Đánh giá các tác động.............................................................................................. 56
4.4.Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phong ngừa, ứng phó sự cố môi trường............... 60
4.4.1Trong giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng .............................................................. 60
4.4.1.1.Biện pháp giảm thiểu liên quan đến chất thải ......................................................... 60
4.4.1.2.Những biện pháp giảm thiểu không liên quan đến c3
hất thải ................................................................................................................................. 63
4.4.1.3.Biện pháp ứng phó sự cố môi trường ...................................................................... 63
4.5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...................... 70
4.5.1.Chương trình quản lý môi trường ............................................................................... 70
4.5.2.Chương trình giám sát môi trường ............................................................................. 72
4.5.2.1.Giám sát môi trường không khí ............................................................................... 72
4.5.2.2.Giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý ................................................. 73
4.5.2.3.Giám sát chất lượng nước cấp sau xử lý ................................................................. 73
SVTH: Lê Minh Tâm

 

 



Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

4.6.Tham vấn cộng đồng ..................................................................................................... 73

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 75
I.KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75
II.KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3

4
5

Chữ viết tắt
BOD5
COD
CTR
ĐTM
MPM

6
7
8
9
10
11
12
13
14

SS
THC
TCVN
UBND
TBTAGC
BTNMT
QCVN
TXGC
GTVT


15

WHO

SVTH: Lê Minh Tâm

 

Ý nghĩa
Nhu cầu oxy sinh hóa ở 50C trong 5 ngày
Nhu cầu oxy hóa học
Chất thải rắn
Đánh giá tác động môi trường
Số VSV lớn nhất có thể đếm được (phương
pháp xác định vi sinh vật)
Chất rắn lơ lửng
Tổng hydrocacbon
Tiêu chuẩn Việt Nam
Uỷ ban nhân dân
Trạm bơm tăng áp Gò Công
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Quy chuẩn Việt Nam
Thị xã Gò Công
Công ty cổ phần đầu tư cấp thoát nước và
môi trường
Tổ Chức Y Tế Thế Giới

 



Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH
Bảng 2.1. Quy cách và chiều dài tuyến ống ...................................................................... 12
Bảng 2.2. Các hạng mục và khối lượng dự kiến xây dựng trong giai đoạn I .....................
Bảng 4.1 Các vị trí lấy mẫu nước ..................................................................................... 29
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án .............................. 29
Bảng 4.3. Kết quả đo chất lượng môi trường không khí xung quanh và độ ồn khu vực
Dự án ................................................................................................................................. 31
Bảng 4.4. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi
công .................................................................................................................................. 37
Bảng 4.5. Các nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công Dự án ... 39
Bảng 4.6. Đối tượng và quy mô tác động ......................................................................... 41
Bảng 4.7. Ma trận đánh giá tác động và các thành phần môi trường bị tác động trong
quá trình thi công, xây dựng .............................................................................................. 42
Bảng 4.8. Hệ số ô nhiễm mỗi người sinh hoạt đưa vào môi trường trong dạng nước
thải sinh hoạt chưa qua xử lý ............................................................................................. 44
Bảng 4.9. Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhâ .......................... 44
Bảng 4.10. Hệ số tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông ............. 46
Bảng 4.11 Hệ số ô nhiễm của khói thải do gia công hàn cắt kiêm loại ............................ 47
Bảng 4.12 Mức độ ồn phát sinh từ các thiết bị thi công xây dựng ................................... 48
Bảng 4.13. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí ............................................... 49
Bảng 4.14. Các nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành .......... 55
Bảng 4.15. Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành .............................. 56
Bảng 4.16. Ma trận đánh giá tổng hợp tác động của Dự án đầu tư, xây dựng công trình
tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO – Đồng Tâm Tiền Giang ..................................... 58


SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Vai trò của ĐTM trong quy hoạch phát triển ....................................................... 5
Hình 2: Bế yếm khí tự hoại ba ngăn ................................................................................. 67

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây Tiền Giang đã tập trung tiến hành nhiều giải pháp
nhằm phát triển các huyện phía Đông của Tỉnh. Kết quả nền kinh tế trong vùng có tốc
độ tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm là 8,6% giai đoạn 2005 – 2008, lớn
hơn tốc độ tăng bình quân chung của Tỉnh (8,3%). Các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp phát triển và đời sống nhân dân đã được cải thiện về mọi mặt. Hiện
nay hàng loạt dự án xây dựng các KCN và CCN trên địa bàn các huyện, thị phía Đông
đang được các nhà đầu tư chuẩn bị thực hiện. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các khu, cụm
công nghiệp diễn ra tương đối chậm, là do tại đây chưa có hệ thống cấp nước hoàn
chỉnh đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt tại các đô thị phía
Đông.
Nhằm tăng nguồn nước sạch phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu
vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang và đảm bảo khai thác nguồn nước hợp lý, đồng
thời thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ cấp nước sạch, UBND tỉnh Tiền Giang đã
có công văn số 301/UBND-CN ngày 17/01/2007 về việc đầu tư xây dựng nhà máy
nước Đồng Tâm. Trên cơ sở đó Công ty cổ phần nước BOO Đồng Tâm được thành lập
để tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy nước Đồng Tâm đáp ứng được các yêu cầu của
UBND Tỉnh.
Dự án này triển khai chi tiết một phần nội dung của báo cáo đầu tư “Xây dựng mở
rộng và nâng cao tiềm lực hệ thống cấp nước thành phố Mỹ Tho và khu vực Gò Công
– tỉnh Tiền Giang (đến năm 2020)” đã được Văn phòng Chính phủ đồng ý giao cho
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang quyết định việc đầu tư xây dựng tại công văn số
891/VPCP-CN ngày 14/02/2007. Dự án này là cơ sở cho việc đầu tư xây dựng công
trình và các công tác tiếp theo.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 



Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

Ngày 6 tháng 4 năm 2009 UBND tỉnh Tiền Giang và tập đoàn Golden Resources ( gọi
tắt là Tập Đoàn GR) đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc tỉnh Tiền Giang thỏa thuận để
Tập Đoàn GR lập dự án xây dựng hệ thống chuyển tải, tiếp nhận và phân phối nước từ
nhà máy nước BOO Đồng Tâm đến khu tiếp nhận nước là các huyện phía đông tỉnh
Tiền Giang. Để góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi đối với môi trường tại khu
vực Dự án tôi tiến hành thực hiện đề tài “ ĐTM cho Dự án đầu tư xây dựng công trình
tiếp nhận nước của nhà máy nước BOO – Đồng Tâm Tiền Giang công suất
90.000m3/ngày đêm.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thực hiện ĐTM cho Dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước của nhà
máy nước BOO – Đồng Tâm Tiền Giang công suất 90.000m3/ngày đêm. Khi dự án
triển khai thi công xây dựng và đi vào hoạt động
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Mô tả sơ lược Dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước của nhà máy
nước BOO – Đồng Tâm Tiền Giang công suất 90.000m3/ngày đêm.
-

Hiện trạng môi trường tự nhiên ( đất, nước, không khí) và môi trường kinh tế xã hội của khu vực triển khai dự án.

-


Xác định các tác động môi trường và đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các nguồn
gây ô nhiễm của Dự án trong các giai đoạn thi công, xây dựng và giai đoạn hoạt
động.

-

Đề xuất các hoạt động giảm thiểu các tác động tiêu cực và ứng phó với các sự
cố môi trường khi tiến hành thực hiện Dự án.

-

Đề xuất các chương trình quan trắc và giám sát môi trường cho Dự án.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động môi trường
trong phạm vi xung quanh khu vực Dự án, Trạm bơm tăng áp và các tuyến ống chuyền
tải, phân phối nước nằm dọc theo các tuyến đường giao thông chính của Tỉnh (Quốc lộ
50, các tuyến đường tỉnh, đường huyện).

1.5.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Hoạt động của dự án không tập trung ở một khu vực chiếm diện tích lớn mà phân
tán theo chiều dài và phần lớn hoạt động là đào đất, lắp đặt ống nên đề tài nghiên
cứu thêm phần tác động không liên quan đến chất thải như: trượt, sụt lở, lún đất,
xói lở ở bờ sông, kênh, sức chịu tải của các cây cầu nơi tuyến ống đi qua.
-

Dự án nằm trong khu dân cư và sử dụng một phần lớn quỹ đất của người dân nên
đề tài đánh giá thêm phần tác động đến các vấn đề kinh tế xã hội như: giải phóng
mặt bằng, đền bù giải tỏa, v.v…

-

Một số số liệu nguồn thải được tham khảo từ các dự án có quy mô, thành phần và
hoạt động tương tự.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTM
2.1.1.Định nghĩa ĐTM
2.1.1.Định nghĩa
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng,
dự báo và phân tích những tác động môi trường có ý nghĩa quan quan trọng của dự án
và cung cấp thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng cảu việc ra quyết định. ĐTM
được sử dụng để phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy tác động tích
cực đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên, qua đó tăng tối đa lợi ích của
các dự án phát triển kinh tế xã hội góp phần vào phát triển bền vững của một quốc gia.
2.1.1.2.Mục đích của ĐTM
Mục đích của ĐTM
– Xác định và mô tả tài nguyên và các giá trị môi trường có khả năng bị tác động do
dự án, các chương trình phát triển. Cụ thể trong Dự án đầu tư và xây dựng công
trình tiếp nhận nước của nhà máy nước BOO – Đồng Tâm Tiền Giang tài nguyên
bị tác động chủ yếu là đất do cong tác đào đắp, lắp đặt ống, sau đó là cảnh quan,
kinh tế xã hội.
– Xác định và dự báo cường độ và quy mô tác động có thể có của Dự án hành động
hoặc chương trình phát triển đến môi trường. Đề xuất và phân tích các phương án
thay thế để giảm thiểu tác động nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. Trong dự án trên, tác động tiềm tàng có thể xảy ra là sự cố vỡ tuyến ống,
gây ngập úng cục bộ , lãng phí tài nguyên nước. Phải có biện pháp quản lý và bảo
dưỡng định kỳ mạng đường ống


Đề xuất kế quản lý môi trường (EMP trong tiếng Anh) đối với Dự án

SVTH: Lê Minh Tâm

 


 


Đánh giá tác động mơi trường dự án đầu tư xây dựng cơng trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, cơng suất 90.000m3/ngày đêm.

 

2.1.1.3.Vai trò của ĐTM
Vai trò của ĐTM trong quy họach phát triển được thể hiện như hình sau:
A. Mục tiêu phát triển

A
B1: Tính khả thi kinh tế
B1

B2

B1: Thẩm đònh các cơ sở
kinh tế - kỹ thuật
C: Các hành động
và phương án
thay thế được
đề xuất

B2: Khả năng kỹ thuật
để đạt để đạt
mục tiêu

B


K K. Biện pháp
đúng đắn

C1

C3

C2

C4

D
E: Các
P.A kỹ
thuật

E1

E2

E3

E4

E5

F: Xác đònh các
tác động, phân F1
tích quy mô và

cường độ tác động

F2

F3

F4

F5

Hình 2.1. Vai trò của ĐTM trong quy họach phát triển
G1

G2

G3

G4

G5

G: Đánh giá tác động
môi trường
H

I: Đề xuất các biện pháp
giảm thiểu, quan trắc

I


H: Thẩm đònh cách tiếp cận tổng
hợp các vấn đề môi trường

J
J: Xác đònh các
thông số bất đònh

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

2.1.2.Tình hình thực hiện ĐTM tại Việt Nam
2.1.2.1.Cơ sở pháp lý
-

Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11
năm 2005 và được ban hành theo lệnh số 29/2005/L/CTN của Chủ tịch nước ngày
12 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

-


Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ về việc Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường. Cụ thể ở mục
2 bao gồm từ điều 16 đến điều 17 là các quy định và hướng dẫn đánh giá môi
trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường .

-

Nghị định số 81/2006/NĐ – CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong việc bảo vệ môi trường.

-

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường.

2.1.2.2.Thẩm định ĐTM
-

Các báo cáo ĐTM được thẩm định dựa trên quy mô của dự án, mức độ tác động
môi trường của dự án và sự phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý
nhà nước. Tại khoản 7 điều 21 chương III Luật BVMT đã quy định các cấp thẩm
định như sau:

-

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức
dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án do Quốc Hội, Chính phủ, Thủ
Tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh.


-

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặ
tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm
quyền quyết định của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

-

UBND cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức hội đồng thẩm
định báo cáo ĐTM đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định,
phê duyệt của mình và của hội đồng nhân dân cùng cấp.

-

Thành phần hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa học và các nhà quản lý, có thể
đại diện các tổ chức xã hội và nhân dân vùng dự án.

-


Thẩm định báo cáo ĐTM có mục đích đánh giá chất lượng của các báo cáo thông
qua các chỉ tiêu cụ thể. Những chỉ tiêu chung bao gồm:

-

Các yêu cầu về mặt pháp lý đối với ĐTM;

-

Sự phù hợp của báo cáo với kế hoạch ĐTM

-

Những hướng dẫn, tiêu chuẩn môi trường, chỉ tiêu quốc gia và khu vực sử dụng
trong báo cáo ĐTM;

-

Tính hợp lý của việc xác định và lựa chọn phạm vi nghiên cứu;

-

Mức độ chính xác của sự đánh giá ý nghĩa tác động;

-

Đánh giá sự lựa chọn các phương án;

-


Các cơ sở khoa học của các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch giám sát môi trường;

-

Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ĐTM ;

-

Ý nghĩa các tác động theo quan điểm của người ra quyết định;

-

Cấu trúc và các hình thức trình bày của báo cáo, tóm tắt báo cáo và các văn bản
kèm theo

Kết quả thẩm định không những phụ thuộc vào các chỉ tiêu thẩm định mà còn phù
thuộc nhiều vào thời gian và trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định. Việc chọn
đúng của các thành viên trong hội đồng thẩm định góp phần làm tăng tính khách quan
của quá trình thẩm định. Hội đồng thường 7 đến 10 thành viên. Đối với các dự án lớn

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.


 

phải có hội đồng chuyên gia thẩm định về chuyên môn trước khi ra hội đồng thẩm định
tùy theo mức độ tác động của dự án.
¾ Quy trình thẩm định ĐTM
• Bước 1: Tìm những thiếu sót trong báo cáo ĐTM bằng việc sử dụng các hướng dẫn
về phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu thẩm định, kết quả thẩm định của các dự án
cùng loại
• Bước 2: Tập trung vào các thiếu sót quan trọng của ĐTM, đặc biệt các thiếu sót có
ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định. Nếu báo cáo không có thiếu sót quan
trọng thì báo cáo được coi là rõ ràng. Trong bản tổng kết thẩm định ghi nhận những
thiếu sót quan trọng, bỏ qua những thiếu sót không quan trọng hoặc đưa vào phụ
lục của bản tổng kết.
• Bước 3: Khuyến nghị các cách thức và thời gian sửa chữa các thiếu sót quan trọng
nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định và hoàn thiện công tác thẩm định
2.1.2.3.Quy trình thực hiện ĐTM
Để lập được một báo cáo ĐTM cần tiến hành một quá trình với các bước sau:
1. Mô tả dự án (lượt duyệt và phạm vi giới hạn)
2. Khảo sát điều tra khu vực dự án
3. Xác định các tác động môi trường có thể gây ra do hoạt động của dự án
4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
5. Phân tích tổng hợp – đề nghị phương án tối ưu, phương án giám sát, đánh giá,
quản lý, quan trắc dùng trong giai đoạn thực thi dự án
6. Lập báo cáo tổng hợp ĐTM

SVTH: Lê Minh Tâm

 


 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

2.2.TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CÔNG TRÌNH
2.2.1.Giới thiệu Dự án
2.2.1.1.Thông tin về dự án
-

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy
nước BOO – Đồng Tâm tỉnh Tiền Giang công suất: 90.000m3/ngày đêm.

-

Chủ quản Dự án: UBND tỉnh Tiền Giang

-

Địa chỉ: Số 20, Đường 30/4, Phường 1, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

-

Điện thoại: 0733.873153

-


Đại diện: Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh

-

Chủ đầu tư: Golden Resources Development LTD

-

Hình thức tổ chức: Tập Đoàn

-

Địa chỉ: 11/f, Golden Resources center, 2-12 cheung Tat Road, Tsing Yi, Hong
Kong.

2.2.2.Vị trí Dự án
Dự án được triển khai trên địa bàn khu vực phía đông tỉnh Tiền Giang tuyến
ống đi qua các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Thị Xã Gò Công
¾ Vị trí các tuyến ống chuyền tải chính được đề nghị đặt ống như sau:
9 Khu khai thác trực tiếp từ đường ống D800 của nhà máy nước Đồng Tâm
(phía trước TBTAGC) gồm:
-

Tuyến chuyền tải D200 lấy nước từ đường ống D800 của nhà máy nước Đồng
Tâm tải lên phía bắc cấp cho KCN Đồng Sơn và thị tứ Đồng Sơn. Đường ống đi
theo đường huyện 21.

-

Thị trấn Vĩnh Bình có tuyến ống D250 hiện hữu dự án sẽ sự trù công tác đấu

nối tuyến này với tuyến ống D800 của nhà máy nước BOO – Đồng Tâm và trạm
cấp nước cũ sẽ ngừng hoạt động. Nước sạch sau khi đấu nối sẽ cung cấp cho thị
trấn Vĩnh Bình, thị tứ Vĩnh Hựu, cụm công nghiệp Vàm Vồng.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

9 Các tuyến chuyển tải phía sau TBTAGC:
Quốc lộ 50 đến đoạn rẽ sang đường vành đai phía Bắc Thị xã Gò Công, cách
tim đường 10 – 11m và đoạn đi theo đường vành đai phía Bắc Thị xã Gò Công cách
tim đường 14 – 15m về phía tây.
-

Đoạn đi theo đường vành đai đông thị xã Gò Công cách tim đường 20m.

-

Đoạn tiếp theo đi theo đường tỉnh 873 đến thị tứ Tân Tây cách tim đường 10m.

-


Từ thị trấn Tân Tây tuyến chuyển tải chia thanh hai nhánh:

-

Nhánh thứ nhất theo đường tỉnh 871 đến xã Vàm Láng cách tim đường 9 – 10m,
và theo đường đê đến khu công nghiệp tàu thuỷ Soài Rạp xã Gia Thuận cách
biên phải đường đê 3m.

-

Nhánh thứ hai theo đường huyện 01 đến xã Tân Phước và tiếp theo đường liên
xã Tân Phước – Kiểng Phước.
Tuyến chuyển tải 2: Quốc lộ 50 theo đường tỉnh 862 đến thị trấn Tân Hoà và

sau đó đến thị tứ Tân Thành cách tim đường 10 – 14m.
-

Tuyến chuyển tải 3: đi từ quốc lộ 50 về xã Bình Đông cách tim đường 12 –
14m.

-

Tuyến ống chuyển tải 4: đi từ Tân Tây theo đường huyện 01 về xã Tân Phước
cấp nước cho các cụm công nghiệp trong địa bàn xã Tân Phước.
9 Vị trí trạm bơm tăng áp Gò Công (TBTAGC):

¾ Quy mô:
-

Bốn phía dự án đều giáp đất ruộng lúa, nằm gần giao lộ giữa QL50 và ĐT873.

TBTAGC đặt tại vị trí gần Quốc Lộ 50 (QL50) cách 235m, gần tuyến ống D800
của dự án nước BOO – Đồng Tâm nên dễ dàng đấu nối với nhau.

-

Diện tích TBTAGC 9.000m2 được bao bọc xung quanh bởi ruộng lúa và phía
Đông giáp Đường tỉnh 873. Hệ thống mạng lưới đường ống với tổng chiều dài
khoảng 77km.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

2.2.3.Hạng mục chính của dự án
Các hạng mục chính của dự án bao gồm: TBTAGC, lắp đặt mới các tuyến ống
chuyển tải và nâng cấp cải tạo hệ thống chuyển tải hiện hữu.
¾ Các giai đoạn chính của dự án
9 Giai đoạn I: 2009 – 2010:
-

Xây dựng tuyến chuyển tải nước sạch từ tuyến ống chuyển tải nước sạch D800
của nhà máy nước BOO – Đồng Tâm công suất tổng cộng 10.000m3/ngày đêm

cho thị tứ Vĩnh Hựu, cụm công nghiệp Vàm Vồng, thị tứ Đồng Sơn và cụm
công nghiệp Đồng Sơn ( cung cấp đủ nhu cầu nước sạch đến 2020).

-

Đấu nối với tuyến ống D800 từ quốc lộ 50 vào thị trấn Vĩnh Bình, cung cấp nhu
cầu dùng nước cho thị trấn trong giai đoạn I.

-

Xây dựng trạm bơm tăng áp Gò Công công suất giai đoạn I: 40.000m3/ngày
đêm. Có dự tru giai đoạn II.

-

Xây dựng tuyến ống chuyển tải nước sạch cho thị xã Gò Công công suất
10.000m3/ngày đêm ( cung cấp đủ cho nhu cầu dung nước của thị xã đến 2012).

-

Xây dựng các tuyến ống chuyền tải nước sạch cho các khực còn lại phía sau
trạm bơm tăng áp Gò Công với đoạn đầu (5.266m ống D700) chuyển tải cho
công suất 60.000m3/ngày đêm ( công suất đến giai đoạn 2020) và các đoạn ống
chuyển tải còn lại với công suất 30.000m3/ngày đêm (cung cấp đủ nước đến
2012).
9 Giai đoạn II từ 2012 - 2014:

-

Xây dựng thêm bể chứa và lắp đặt thêm thiết bị để nâng công suất TBTAGC lên

80.000m3/ngày đêm.

-

Xây dựng các tuyến ống chuyển tải nước cho các khu vực còn lại phía sau
TBTAGC (kể cả thị xã Gò Công) để có thể chuyển tải hết lượng nước sạch đến
80.000m3/ngày đêm đến các khu vực này.

¾ Nội dung đầu tư chi tiết giai đoạn I

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

9 Khu vực khai thác nước trực tiếp từ tuyến ống D800 của nhà máy nước
BOO – Đồng Tâm.
-

Tuyến ống thứ nhất nối từ tuyến D800 trên quốc lộ 50 theo đường huyện 21 đến
thị trứ Đồng Sơn (Chợ Dinh), tuyến này nối bằng ống uPVC D200 chiều dài
6.100m.


-

Tuyến thứ hai nối từ đường ống câp nước hiện hữu trong mạng lưới cấp nước
thị trấn Vĩnh Bình ( sau khi đã đấu nối lấy nước từ tuyến ống D800) cấp nước
cho thị tứ Vĩnh Hựu và cụm công nghiệp Vàm Giồng. Đoạn tuyến ống mới có
chiều dài 4.120m loại ống uPVC D200.
9 Trạm bơm tăng áp Gò Công:

-

Xây dựng một bể chứa dung tích 2.500m3 ( giai đoạn II sẽ xây thêm bể chứa thứ
hai có cùng dung tích)

-

Xây dựng trạm bơm có vỏ bao che cho cả hai giai đoạn. Kích tước trạm bơm
BxLxH: 10x45x11,5m. Trong trạm bơm đặt hai hệ bơm có biến tầng gồm:

1) Hệ thống bơm thứ nhất gồm ba bơm có đặc tính kỹ thuật như sau: Q = 800m3/h,
H = 70m cấp cho khu vực huyện Gò Công Đông ( trừ thị xã Gò Công), thị tứ
Long Bình và khu công nghiệp Long Bình.
2) Hệ thống bơm thứ hai có các đặc tính kỹ thuật: Q = 350m3/h, H = 40m cấp cho
thị xã Gò Công và các vị trí dành sẵn cho giai đoạn hai
3) Nhà clo: Trong khu TBTA có xây dựng nhà clo có vỏ bao che cho cả hai giai
đoạn. Kích thước BxL = 7,2 x18. Trong nhà clo có lắp đặt máy châm clo, bình
clo loại 900kg, bơm tiếp áp cùng các phụ tung cần thiết
4) Nhà quản lý, nhà phụ trợ
9 Tuyến ống chuyển tải sau TBTAGC
-


Tuyến ống chuyển từ TBTAGC đến thị xã Gò Công D400 loại ống uPVC chiều
dài 1.155m, bắt đầu từ TBTA đến tuyến D400 hiện hữu của nhà máy nước Ao
Tham Thu.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

-

Xây dựng mạng lưới tuyến ống chuyển tải từ TBTAGC đến tị tứ Bình Đông, thị
tứ Vàm Láng, khu công nghiệp Vinashin tại xã Gia Thuận, thị trấn Tân Hòa, thị
tứ Tân Thành, thị tứ Long Bình, khu công nghiệp Long Bình. Mạng lưới nầy
bao gồm các tuyến ống sau:
Bảng 2.1 Quy cách và chiều dài tuyến ống

STT

Kích thước ống

Đơn vị


Số lượng

1

Ống HDPE D700

m

5.266

2

Ống uPVC D500

m

5.656

3

Ống uPVC D400

m

6.474

4

Ống uPVC D300


m

29.333

5

Ống uPVC D250

m

800

6

Ống uPVC D200

m

24.927

7

Ống uPVC D150

m

4.820

Tổng cộng


77.178

Nguồn: Đề cương chi tiết Dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận
nước của nhà máy nước BOO – Đồng Tâm, công suất 90.000m3/ngày đêm
9 Nâng cấp cải tạo mạng lưới phân phối trong các đô thị:
Nâng cấp và cải tạo mạng lưới phân phối trong các thị trấn, thị tứ, thị xã sau: thị
xã Gò Công, thị trấn Chợ Gạo, thị trấn Vĩnh Bình, thị tứ Vàm Láng, Long Bình, Đồng
Sơn, Tân Tây, Tân Thành, Đèn Đỏ.
9 Nâng cấp cải tạo mạng lưới cấp nước thị xã Gò Công:
Tổng chiều dài giai đoạn I là 41.460m ống các loại sau: Ống uPVC D100,
24.000m; Ống uPVC D150: 15.000m; Ống uPVC D200: 2.460m.
9 Nâng cấp cải tạo mạng lưới cho các thị trấn thị tứ:
SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

Bao gồm các khu vực: Tân Hòa, Tân Thành, Tân Tây, Vĩnh Bình, Vàm Láng,
Bình Đông: dự kiến các thị trấn sẽ phải lắp đặt thêm các tuyến ống uPVC D100, D200
trong dự án sẽ dự trù khoảng kinh phí này.
Bảng 2.2 Các hạng mục và khối lượng dự kiến xây dựng trong giai đoạn I
STT


Hạng mục công trình

Đơn

Số lượng

vị
I

TBTAGC

Trạm

1

1

Bể chứa 3.000m3

Bể

1

2

Nhà clo

nhà

1


3

Nhà quản lý và các công trình phụ trợ

nhà

1

II

Tuyến ống chuyển tải

1

Ống HDPE D700

m

5.266

2

Ống uPVC D500

m

5.565

3


Ống uPVC D400

m

6.474

4

Ống uPVC D300

m

29.333

5

Ống uPVC D250

m

800

6

Ống uPVC D200

m

24.920


7

Ống uPVC D150

m

4.820

Tổng cộng

m

77.178

m

41.460

III

Nâng cấp cải tạo mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối TXGC
Mạng lưới phân phối các thị xã thị trấn
Nguồn: Đề cương chi tiết Dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp

nhận nước của nhà máy nước BOO – Đồng Tâm, công suất 90.000m3/ngày đêm
¾ Nội dung đầu tư chi tiết giai đoạn II

SVTH: Lê Minh Tâm


 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

9 TBTAGC:
-

Xây dựng thêm bể chứa 2.500m3

-

Lắp đặt thêm thiết bị trong TBTA để tăng công suất bơm lên 80.000m3/ngày
đêm.

-

Xây dựng thêm mạng lưới chuyển tải để có thể chuyển tải lượng nước đến
90.000m3/ngày đêm về phía Gò Công Đông, thị tứ Tân Hòa, Bình Đông, Tân
Thành, Đèn Đỏ.

-

Nâng cấp cải tạo mạng lưới phân phối ở các thị tứ thị, thị trấn sau: thị xã Gò

Công, thị trấn Chợ Gạo, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Đồng Sơn, Tân Tây, Tân Thành,
Đèn Đỏ, thị tứ Bình Đông.
9 Tổng vốn đầu tư và hình thức thu hồi vốn:
• Tổng vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư: 368.427 triệu VND. Theo biên bản thỏa thuận 26/05/2009

giữa tổ công tác UBND tỉnh Tiền Giang với tập đoàn RG và đơn vị tư vấn là trung tâm
tư vấn và ứng dụng công nghệ GTVT, các hạng mục: đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn,
chất nổ, đánh giá tác động môi trường với tổng chi phí 9.325 triệu VND do tỉnh Tiền
Giang thực hiện. Cụ thể như sau:
-

Chi phí giai đoạn I: 305.639 triệu VND

-

Chi phí giai đoạn II: 53.413 triệu VND

Do đó tổng mức nhà đầu tư cần cho dự án là:359.052 triệu VND.
• Cơ cấu nguồn vốn
Vốn được huy động từ các nguồn: vốn Ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp,
vốn vay từ Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
Giai đoạn I:
SVTH: Lê Minh Tâm

 

 



Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

-

Vốn tự có của doanh nghiệp bao gồm: 30% vốn xây dựng và thiết bị: (270.369
+ 17.585) x 30% = 86.386 triệu VND và chi phí quản lý, chi phí tư vấn và các
chi phí khác: 17.685 triệu VND. Tổng cộng: 104.071 triệu VND. Chiếm
30,05% tổng mức đầu tư.

-

Vốn vây từ ngân hàng phát triển Việt Nam: 201.568 triệu VND, chiếm
65.95% tổng mức đầu tư.
Giai đoạn II:

-

Vốn tự có của doanh nghiệp bao gồm: 30% vốn xây dựng và thiết bị: (30.943
+ 18.385) x 30% = 14.798 triệu VND và chi phí quản lý, chi phí tư vấn và các
chi phí khác: 4.086 triệu VND. Tổng cộng: 18.883 triệu VND, chiếm: 35.35%
tổng mức đầu tư.

-

Vốn vay ngân hàng phát triển Việt Nam: 34.530 triệu VND chiếm 64.65%
tổng mức đầu tư.


2.2.4. Tiến độ thực hiện
Đợt 1: Công tác chuẩn bị đầu tư:
• Nộp báo cáo dự án.
• Thẩm định báo cáo.
• Ký hợp đồng tực hiện dự án với UBND tỉnh Tiền Giang
Đợt 2: Khảo sát bổ sung địa hình địa chất, thực hiện các thủ tục pháp lý dể triển khai
dự án:
• Thành lập công ty thực hiện dự án.
• Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
• Các thảo thuận về địa điểm xây dựng TBTAGC và các tuyến ống.
• Hoàn chỉnh bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công.
• Thẩm định bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự án.
• Lập hồ sơ và phát hành hồ sơ mời thầu xây dựng.
Đợt 3: Thi công, xây dựng
SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình tiếp nhận nước từ nhà máy nước BOO –
Đồng Tâm Tiền Giang, công suất 90.000m3/ngày đêm.

 

• Hoàn tất công tác đấu thầu.
• Ký hợp đồng thi công.
• Thực hiện công tác quản lý xây dựng.
• Triển khai thi công đồng loạt các gói thầu.

• Đào tạo, hướng dẫn vận hành, chạy thử
Dự kiến Dự án thực hiện trong 02 năm hoàn thành vào quý 4 năm 2012.

SVTH: Lê Minh Tâm

 

 


×