Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU CUA PARIS – CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
CAO SU CUA PARIS – CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU PHƯỚC HÒA

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ NGỌC GIÀU
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2006 – 2010

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

 


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU CUA PARIS –
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

Tác giả

LÊ THỊ NGỌC GIÀU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành


Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:
T.S Nguyễn Vinh Quy

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

***************

*********

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ & tên sinh viên:

LÊ THỊ NGỌC GIÀU

Mã số sinh viên:

06157042

Khóa học:

2006 – 2010

1. Tên KLTN: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng
cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước
Hòa”
2. Nội dung KLTN:
— Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy
trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc;
số lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy
— Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến
cao su của nhà máy
— Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải dựa trên
quy trình chế biến cao su của nhà máy
— Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản
xuất của nhà máy.
3. Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 03/2010

Kết thúc: tháng 07/2010

4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày

tháng

năm 2010

Ban chủ nhiệm khoa

 

Ngày

tháng năm 2010

Giáo viên hướng dẫn


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

LỜI CẢM TẠ
 

Với thời gian học tập tại trường và thực tập tại Nhà máy chế biến cao su Cua

Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa đã mang lại cho tôi những kiến thức, cũng
như những kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành của mình, bước đầu dẫn tôi hướng
tới công việc mới và chuẩn bị trở thành một người lao động mới của xã hội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã
tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên – Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy – T.S Nguyễn
Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin gởi đến Ban lãnh đạo công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ban quản đốc nhà
máy chế biến cao su Cua Paris lời biết ơn chân thành, đặc biệt là các Cô – Chú, Anh –
Chị tại nhà máy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được
học tập và thực tập tại nhà máy.
Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh động
viên giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất, chăm sóc và nuôi dạy cho tôi có điều kiện
học hành như bao bạn khác cùng trang lứa.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH06QM, các anh
chị đi trước đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.
TP. HCM, ngày 12 tháng 7 năm 2010

Lê Thị Ngọc Giàu

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

i

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

TÓM TẮT
 

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Sản xuất sạch hơn áp
dụng cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước
Hòa” được tiến hành tại nhà máy chế biến cao su Cua Paris, thời gian thực hiện từ
tháng 3 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010.
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: tổng hợp tài liệu; khảo sát thu
thập số liệu thực tế; điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan; phân tích số liệu; lấy
mẫu và phân tích mẫu nước thải công đoạn cán crep và băm tinh; so sánh đánh giá kết
quả. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng thực hiện SXSH
trong nhà máy chế biến cao su Cua Paris, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với tình
hình sản xuất thực tế tại nhà máy.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát và thu thập số liệu thực tế về tình hình sản xuất tại
nhà máy, cho thấy nhà máy có tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu nước thải và tiết
kiệm nguyên liệu thông qua áp dụng SXSH tại các công đoạn tiếp nhận xử lý mủ, đánh
đông và gia công cơ học. Đề tài đã đưa ra 25 giải pháp, trong đó 18 giải pháp có thể
thực hiện ngay, 5 giải pháp cần nghiên cứu thêm và 2 giải pháp cần loại bỏ. Hầu hết
các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Hơn nữa, khi thực hiện các giải pháp đề xuất, lượng nước, nguyên nhiên liệu tiêu thụ
cũng như chất thải sinh ra giảm đi đáng kể, đồng thời sẽ nâng cao được nhận thức của
công nhân viên trong nhà máy về vấn đề bảo vệ môi trường.

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 


ii

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

MỤC LỤC
 

Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................................ i 
TÓM TẮT ................................................................................................................................................ ii 
MỤC LỤC ............................................................................................................................................... iii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................................... vi 
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................... vii 
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................. 1 
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2 
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 2 
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 2 
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 3 
1.6. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3 
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU VÀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SẢN
XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU .............................................................. 4 
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ..... 4 
2.1.1. Tình hình chế biến và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới ............................................. 4 
2.1.2. Tình hình chế biến và xuất khuẩn cao su thiên nhiên tại Việt Nam ...................................... 5 
2.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN, CÁC LỢI ÍCH VÀ RÀO CẢN KHI ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH

HƠN .................................................................................................................................................... 7 
2.2.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn ............................................................................................ 7 
2.2.2. Kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH ........................................................................... 7 
2.2.2.1. Các bước thực hiện áp dụng SXSH ................................................................................ 7 
2.2.2.2. Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn .......................................................................... 9 
2.2.3. Lợi ích và rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn .................................. 10 
2.2.3.1. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn ............................................ 10 
2.2.3.2. Các rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam ............... 11 
2.2.4. Tiềm năng áp dụng SXSH tại Việt Nam và trong ngành chế biến cao su thiên nhiên ........ 12 
2.2.4.1. Tiềm năng áp dụng SXSH hơn tại Việt Nam ............................................................... 12 
2.2.4.2. Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su .............................................. 13 
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU CUA PARIS – CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU PHƯỚC HÒA VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ................................. 15 
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

iii

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU CUA PARIS ........................................... 15 
3.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................................................. 15 
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy ................................................................................................ 15 
3.1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ .......................................................................................... 18 
3.1.3.1. Sản phẩm ...................................................................................................................... 18 
3.1.3.2. Thị trường tiêu thụ........................................................................................................ 18 
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY .. 19 

3.2.1. Nguyên, nhiên liệu, thiết bị sử dụng và mức tiêu hao thực tế của nhà máy ........................ 19 
3.2.1.1. Nguyên, nhiên liệu và hóa sử dụng tại nhà máy ........................................................... 19 
3.2.1.2. Thiết bị sử dụng cho sản xuất tại nhà máy ................................................................... 20 
3.2.2. Quy trình chế biến mủ cao su của nhà máy ......................................................................... 21 
3.2.2.1. Quy trình chế biến mủ nước của nhà máy .................................................................... 21 
3.2.2.2. Quy trình chế biến mủ tạp của nhà máy ....................................................................... 23 
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY
 ........................................................................................................................................................... 24 
3.3.1. Hiện trạng môi trường ......................................................................................................... 24 
3.3.1.1. Môi trường không khí .................................................................................................. 24 
3.3.1.3. Chất thải rắn ................................................................................................................. 27 
3.3.2. Công tác bảo vệ môi trường của nhà máy ........................................................................... 28 
3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI
NHÀ MÁY ........................................................................................................................................ 29 
Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY ... 30 
4.1. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............................................................................... 30 
4.1.1. Quy trình công nghệ chi tiết công đoạn tiếp nhận xử lý nguyên liệu, tạo đông và gia công
cơ học ............................................................................................................................................ 30 
4.1.2. Cân bằng vật liệu ................................................................................................................. 32 
4.1.3. Định giá dòng thải ............................................................................................................... 34 
4.1.4. Phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải và đề xuất các cơ hội SXSH ........................... 35 
4.2. LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ....................................................... 36 
4.2.1. Phân loại và sàng lọc các giải pháp ..................................................................................... 36 
4.2.2. Đánh giá sơ bộ các giải pháp ............................................................................................... 38 
4.2.3. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp ............................................................................... 40 
4.2.3.1. Mô tả các giải pháp ...................................................................................................... 40 
4.2.3.2. Tính khả thi về mặt kỹ thuật. ........................................................................................ 43 
4.2.3.3. Tính khả thi về mặt kinh tế ........................................................................................... 45 
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 


iv

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

4.2.3.4. Tính khả thi về mặt môi trường .................................................................................... 46 
4.2.4. Lựa chọn các giải pháp thực hiện ........................................................................................ 48 
4.3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH ................................................................ 49 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 51 
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 51 
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 53 
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 54 

Phụ lục 1: Nguyên liệu mủ nước, sản lượng thành phẩm năm 2009
Phụ lục 2: Theo dõi lượng nước tiêu thụ từng khu vực, dây chuyền chế biến mủ nước năm 2009
Phụ lục 3: Xác định mức tiêu hao thực tế và tính toán cân bằng vật liệu
Phụ lục 4: Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH
Phụ lục 5: Tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH
Phụ lục 6: Tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH
Phụ lục 7: Hình ảnh về hoạt động chế biến cao su của nhà máy

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

v


GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

DANH MỤC CÁC BẢNG
 
 
Trang
Bảng 2.1: Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới ............................................................................. 4 
Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới ................................................................... 5 
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cao su trong những năm gần đây ...................................................... 6 
Bảng 2.4: Sản lượng cao su tự nhiên ở các nước xuất khẩu chính trên thế giới ..................................... 6 
Bảng 2.5: Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su ...................................................... 13 
Bảng 3.1: Sản phẩm chủ yếu của nhà máy ........................................................................................... 18 
Bảng 3.2: Nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ................................................ 19 
Bảng 3.3: Hóa chất sử dụng trong nhà máy .......................................................................................... 19 
Bảng 3.4: Danh mục các thiết bị sử dụng cho sản xuất tại nhà máy .................................................... 20 
Bảng 3.5: Mức tiêu hao thực tế của nhà máy ....................................................................................... 20 
Bảng 3.6: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí .......................................................................... 25 
Bảng 3.7: Khí thải trong không khí môi trường làm việc ..................................................................... 25 
Bảng 3.8: Đặc tính nước thải sản xuất .................................................................................................. 26 
Bảng 3.9: Đặc tính nước thải chế biến cao su thiên nhiên .................................................................... 26 
Bảng 3.10: Kết quả phân tích nước thải công đoạn cán crep và băm tinh ............................................ 27 
Bảng 3.11: Khối lượng các loại chất thải nguy hại trong nhà máy ...................................................... 27 
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho công đoạn tiếp nhận & xử lý mủ ...................................................... 32 
Bảng 4.2: Cân bằng vật liệu cho công đoạn đánh đông ........................................................................ 33 
Bảng 4.3: Cân bằng vật liệu cho công đoạn gia công cơ học ............................................................... 33 
Bảng 4.4: Đơn giá các loại nguyên, nhiên vật liệu. .............................................................................. 34 
Bảng 4.5: Giá trị mất mát do dòng thải trên 1 tấn sản phẩm ................................................................ 34 

Bảng 4.6: Các nguyên nhân gây lãng phí và cơ hội SXSH .................................................................. 35 
Bảng 4.7: Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn ............................................................................ 37 
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn ........................... 38 
Bảng 4.9: Tiêu chí đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH ....................................................................... 38 
Bảng 4.10: Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH .................................................................................. 38 
Bảng 4.11: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp. ................................................... 44 
Bảng 4.12: Đánh giá khả năng hoàn vốn của các giải pháp ................................................................. 45 
Bảng 4.13: Đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp SXSH ................................................. 45 
Bảng 4.14: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt môi trường .............................................................. 46 
Bảng 4.15: Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH .................................... 47 
Bảng 4.16: Lựa chọn các giải pháp SXSH ........................................................................................... 48 
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

vi

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quy trình đánh giá SXSH ....................................................................................................... 8 
Hình 2.2: Các nhóm giải pháp SXSH ..................................................................................................... 9 
Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại nhà máy chế biến cao su Cua Paris .............................................. 16 
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ nước ...................................................................... 21 
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tạp ......................................................................... 23 
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn tiếp nhận & xử lý mủ ................................... 30 
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn đánh đông .................................................... 31 

Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn gia công cơ học ............................................ 31 

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

vii

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
 

BOD

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DRC

Hàm lượng cao su khô (Dry Rubber Content)

IRSG

Hiệp hội nghiên cứu cao su quốc tế (International Rubber Study Group)


SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended solid)

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TB

Trung bình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment
Programme)

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

viii

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường là tất cả những gì tồn tại xung quanh con người và có ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người. Vì thế, bảo vệ
môi trường cũng chính là bảo vệ cho sự phát triển của con người. Hiện nay, môi
trường sống của chúng ta đang có biểu hiện xuống cấp do các tác động của hoạt động
công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… Trong đó hoạt động công nghiệp sản
xuất, chế biến đã tiêu thụ một lượng khá lớn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra sản
phẩm mong muốn. Bên cạnh sản phẩm thì quá trình sản xuất chế biến này đồng thời
cũng thải ra một lượng chất thải lớn tương đương gây ảnh hưởng đến môi trường và
sức khỏe của con người. Nguyên nhân chủ yếu của việc khai thác sử dụng tài nguyên
quá mức phải kể đến là sử dụng quá lãng phí, không tiến hành tái sử dụng, tiết kiệm tại
các nhà máy.
Từ những năm 1980 tiếp cận “phòng ngừa ô nhiễm” hay ngày nay là “sản xuất
sạch hơn” được sử dụng khá rộng rãi trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường, thay
cho các phương pháp truyền thống xử lý chất thải không chú ý đến nguồn gốc phát
sinh như phương pháp pha loãng, kiểm soát cuối đường ống… Do vậy, chi phí quản lý
chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng nề, các ngành công nghiệp
phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. Trong khi đó,
sản xuất sạch hơn là tiếp cận quản lý chất thải chủ động, với nguyên tắc là phòng bệnh
hơn chữa bệnh. Tiếp cận sản xuất sạch hơn đã mang đến nhiều tác động tích cực, có
lợi đối với môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói
chung.

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 


1

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cao su là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
nó đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, công nghiệp cao su
còn góp phần tạo công ăn việc làm cho đa số người dân ở vùng nông thôn. Bên cạnh
những mặt tích cực đó thì đặc trưng của ngành chế biến cao su là tiêu thụ khối lượng
nước khá lớn, sử dụng rất nhiều hóa chất. Các chất thải, nước thải trong chế biến cao
su có khối lượng lớn và đặc tính hàm lượng các chất gây ảnh hưởng đến môi trường
cao. Trong khi đó, phần lớn hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp chế biến
cao su hoạt động chưa hiệu quả. Điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp
trong ngành chế biến cao su nói chung và doanh nghiệp cao su Phước Hòa nói riêng
khi các yêu cầu về môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải có
một nghiên cứu chi tiết hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến cao su Cua Paris –
công ty cổ phần cao su Phước Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hạn chế chất
thải phát sinh trong quá trình sản xuất ra môi trường và tăng hiệu quả kinh tế cho nhà
máy là hết sức cần thiết. Và đây cũng là lý do chính để đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris – Công ty
cổ phần cao su Phước Hòa” được nghiên cứu và thực hiện.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài thực hiện bao gồm:
— Nắm được tình hình sản xuất thực tế và hiện trạng môi trường của nhà máy
— Đề xuất và lựa chọn được các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng vào tình hình
thực tế của nhà máy.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn sau:
— Tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế của nhà máy như: dây chuyền sản xuất và
công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất; các thiết bị được sử
dụng trong quá trình sản xuất và các chủng loại sản phẩm của nhà máy
— Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến mủ
cao su của nhà máy và công tác bảo vệ môi trường của nhà máy
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

2

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

— Nghiên cứu, xác định và phân tích nguyên nhân phát sinh của dòng thải dựa vào
quy trình chế biến mủ cao su của nhà máy
— Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà máy.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp sau được sử dụng:
— Tổng hợp tài liệu
— Khảo sát thực tế và thu thập số liệu có liên quan
— Điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan như công nhân, cán bộ viên chức
trong nhà máy
— Tìm hiểu quy trình sản xuất và dây chuyền công nghệ sử dụng trong nhà máy.
— Thống kê và phân tích các số liệu thu thập được.
— Lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải sau cán crep và băm tinh, chỉ tiêu phân tích
gồm: pH, BOD, COD, amoni, TSS, tổng Nitơ.
— So sánh và đánh giá các kết quả

1.6. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Do điều kiện giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ
được nghiên cứu tại nhà máy chế biến cao su Cua Paris thuộc Công ty cổ phần cao su
Phước Hòa.
Giới hạn của đề tài: Do điều kiện thời gian giới hạn nên không thể nghiên cứu
thử nghiệm được một số giải pháp

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

3

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU VÀ TIỀM
NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG
NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình chế biến và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
Cây cao su là cây công nghiệp rất có giá trị về kinh tế có nguồn gốc từ Braxin,
được trồng nhiều ở một số vùng nhiệt đới như: châu Mỹ LaTinh, châu Phi và châu Á.
Nhưng hiện nay diện tích trồng nhiều cây cao su nhất của thế giới là châu Á, chiếm
hơn 90%, trong đó có Việt Nam. Tính đến năm 2009 tổng sản lượng cao su trên thế
giới đã đạt được sản lượng hơn 9 triệu tấn trong đó châu Á chiếm hơn 90% sản lượng
cao su toàn thế giới.

Bảng 2.1: Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới
Đơn vị: ngàn tấn
Khu vực

Năm
2005

2006

2007

2008

2009

Châu Á

8.412

9.316

9.389

9.515

8.884

Châu Phi

411


421

444

468

460

Thế giới

8.907

9.676

9.722

9.983

9.355

Nguồn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2010)

Ngày nay, cao su là vật liệu quan trọng đối với đời sống con người. Cao su
được sử dụng để chế tạo nên những sản phẩm như: đế giày, găng tay, gối nệm,… và
đặc biệt là lốp xe. Việc sử dụng vật liệu làm bằng cao su trở nên thông dụng trên thế
giới, vì thế tình hình chế biến cao su trên thế giới ngày càng tăng nhằm đáp ứng đủ
nhu cầu sử dụng cho con người. Năm 2009, tình hình cung cầu cao su tự nhiên trên thế
giới tương đối cân bằng.
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu

 

4

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục vì thế nhu cầu sử dụng các
vật liệu bằng cao su cũng tăng nhanh. Theo tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế mỗi
năm trên thế giới tiêu thụ trên 9 triệu tấn cao su tự nhiên, trong đó sản phẩm dùng cho
ngành chế biến săm lốp chiếm tới hơn 50% tổng cầu. Trong khi giá dầu mỏ - nguyên
liệu để sản xuất cao su tổng hợp tăng cao làm cho chi phí sản xuất cao su tổng hợp
tăng và giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao khiến các nhà sản xuất chuyển sang cao su
tự nhiên để thay thế cho cao su tổng hợp. Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc và
Mỹ đã có chiều hướng khởi sắc hơn cũng đòi hỏi một lượng lớn cao su phục vụ cho
lĩnh vực sản xuất săm và lốp xe ô tô. Những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường
tiêu thụ cao su lớn nhất trên thế giới, tỷ lệ tiêu thụ chiếm hơn 26% tổng mức tiêu thụ
cao su toàn cầu và cũng là thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam chiếm
60%. Tiếp đến là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…
Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
Đơn vị: ngàn tấn
Khu vực

Năm
2005

2006


2007

2008

2009

Bắc Mỹ

1.316

1.148

1.185

1.175

1.085

Châu Âu

1.543

1.457

1.653

1.432

1.324


Châu Á

5.449

5.721

6.270

6.136

6.147

Châu Phi

120

118

118

117

115

Thế giới

9.082

9.329


9.794

9.464

9.242

Nguồn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2010)

2.1.2. Tình hình chế biến và xuất khuẩn cao su thiên nhiên tại Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên của Việt Nam ra đời từ những
năm 1950 đã có nhiều đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước ta. Ngày nay, cao su là
một trong các nhóm mặt hàng chủ lực của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ
USD mỗi năm. Tháng 6/2009 “Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020” được chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 30 nghìn tỷ
đồng. Đây là một sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của ngành cao su Việt Nam.
Thực tế cho thấy, diện tích cao su ngày càng được mở rộng và sản lượng càng tăng
theo các năm.

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

5

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cao su trong những năm gần đây
Năm


Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Diện tích

ha

482.700

522.200

556.300

631.500

674.200

Sản lượng

Tấn


481.600

555.400

605.800

660.000

723.700

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt (2009)

Sản phẩm cao su thiên nhiên của nước ta chủ yếu phục vụ cho thị trường nước
ngoài. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 10
– 15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Năm 2008, với mặt hàng cao su
thiên nhiên, trên phạm vi toàn thế giới Việt Nam là nước đứng thứ 6 về nguồn cung
cấp cao su tự nhiên, thứ 5 về sản lượng khai thác và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế
giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2009, Việt Nam đã xuất 60 nghìn tấn
cao su, kim ngạch đạt 103 triệu USD, giá cao su xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu
năm 2009 của Việt Nam đạt 1.526 USD/tấn, và đến tháng 12 đạt 2.190 USD/ tấn tăng
71,4% so với đầu năm 2009.
Bảng 2.4: Sản lượng cao su tự nhiên ở các nước xuất khẩu chính trên thế giới
Đơn vị: triệu tấn

Stt

Nước

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

01

Thái Lan

2,94

3,14

3,06

3,09

3,08

02

Indonesia

2.27


2,64

2,76

2,75

2,59

03

Malaysia

1,13

1,28

1,20

1,07

1,02

04

Ấn Độ

0,77

0,85


0,81

0,88

0,86

05

Việt Nam

0,48

0,56

0,60

0,66

0,72

06

Trung Quốc

0,54

0,54

0,59


0,51

0,58

07

Srilanka

1,10

0,11

0,12

0,13

0,13

Nguồn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2009)

Cao su tự nhiên Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 45 thị trường, có mặt tại Mỹ,
EU, Nhật Bản, Trung Quốc; và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và đến
cả châu Phi. Châu Á là thị trường xuất khẩu cao su chính của nước ta, tiếp theo là Bắc
Mỹ và EU.

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

6


GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

2.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN, CÁC LỢI ÍCH VÀ RÀO CẢN KHI ÁP DỤNG
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.2.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP,1994):
Sản xuất sạch hơn (SXSH) là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa
môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm làm
giảm tác động xấu đến con người và môi trường.
— Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của
các chất thải vào nước và khí quyển.
— Đối với các sản phẩm, chiến lược sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục
đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản
phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
— Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
— SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát
triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là một
chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý
cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích khi tế cho
doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc
phòng ngừa giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định rằng SXSH là một chiến
lược “một mũi tên trúng hai đích”
2.2.2. Kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH
2.2.2.1. Các bước thực hiện áp dụng SXSH

Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận
hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về
SXSH. Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

7

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém và các rủi ro về bệnh nghề
nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động của
quá trình sản xuất công nghiệp.
Quy trình của đánh giá SXSH bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ được thể hiện
chi tiết ở hình 2.1 dưới đây
Bước 1: Khởi động
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay kiểm toán giảm thiểu chất thải)
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí

Bước 2: Phân tích các bước công nghệ
Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải

Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì SXSH
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới

Hình 2.1: Quy trình đánh giá SXSH

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

8

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris


2.2.2.2. Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn
Giải pháp SXSH được chia thành 3 nhóm:
— Giảm chất thải tại nguồn
— Tái sinh chất thải (tuần hoàn)
— Cải tiến sản phẩm
Các nhóm giải pháp SXSH được trình bày cụ thể ở hình 2.2 dưới đây
Giải phápSXSH

Giảm chất thải tại
nguồn

Quản lý nội vi
tốt

Thay đổi quá
trình sản xuất

Thay đổi
nguyên liệu
đầu vào

Cải tiến sản phẩm

Tái sinh chất thải
(tuần hoàn)

Kiểm soát
quá trình sản
xuất tốt hơn


Tái sử dụng
cho sản xuất

Tạo sản phẩm
phụ

Cải tiến thiết
bị

Thay đổi
công nghệ

Hình 2.2: Các nhóm giải pháp SXSH

™

Giảm chất thải tại nguồn: Các giải pháp thực hiện để giảm phát thải tại nơi

sản xuất bao gồm: quản lý nội vi tốt và thay đổi quá trình
¾ Quản lý nội vi tốt: là giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Bao gồm chú
trọng đến các vấn đề vận hành và bảo dưỡng thiết bị bằng các biện pháp thích hợp để
ngăn ngừa rò rỉ, rơi vãi và khuyến khích thái độ làm việc tích cực của người sản xuất.
Các giải pháp quản lý nội vi thông thường không đắt tiền và có thời gian thu hồi vốn
nhanh.
¾ Thay đổi quá trình sản xuất: bao gồm 4 biện pháp


Thay đổi nguyên liệu đầu vào: thay đổi nguyên liệu thô hiện đang sử

dụng bằng các nguyên liệu ít độc hoặc có thể tái tạo được. Điều đó có nghĩa là làm

giảm được thành phần và tính chất độc hại của chất thải cũng như lượng chất thải phát
sinh trong quá trình sản xuất.
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

9

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris



Kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn: nghĩa là cải tiến các quy phạm làm

việc, các nội quy vận hành và ghi chép lý lịch quy trình công nghệ nhằm chạy các thiết
bị máy móc với hiệu quả cao và tạo ra lượng chất thải ít hơn.


Cải tiến thiết bị: là có những thay đổi nhỏ ngay bên trong thiết bị và các

bộ phận sản xuất hiện có hoặc đầu tư đáng kể hơn nhằm chạy quy trình với với hiệu
suất cao hơn và tỉ lệ tạo ra chất thải ít hơn.


Thay đổi công nghệ: là có những thay đổi về quy trình sản xuất một cách

khoa học để sản xuất có hiệu quả hơn; áp dụng những tiến bộ khoa học mới nhất vào
lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa chất ô nhiễm ra môi trường.

™

Tái sinh chất thải: bao gồm tái sử dụng cho sản xuất và tạo sản phẩm phụ
¾ Tái sử dụng cho sản xuất (thu hồi và tái sử dụng tại chỗ): tái sử dụng các

nguyên liệu, năng lượng bị thải bỏ trong cùng một quá trình hoặc sử dụng cho một
công đoạn khác trong công ty.
¾ Tạo sản phẩm phụ: thay đổi quá trình sinh ra chất thải để chuyển dạng vật
liệu bị thải bỏ thành dạng vật liệu có thể tái sử dụng hoặc tuần hoàn.
™

Cải tiến sản phẩm: có thể cải tiến các đặc tính của sản phẩm nhằm giảm

thiểu các tác động tới môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc các đặc
tính của bản thân sản phẩm trong khi sử dụng và sau khi sử dụng (thải bỏ)
2.2.3. Lợi ích và rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn
2.2.3.1. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn
SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là
công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công
nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. SXSH đem lại
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
— Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí do việc sử
dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý cuối đường ống, chi
phí loại bỏ chất thải rắn, nước thải và khí thải
— Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

10


GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

— Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm
— Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử
dụng chất thải
— Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị
— Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động cho
công nhân
— Giảm ô nhiễm, giảm chất thải, giảm phát thải và thậm chí giảm cả độc tố
— Tạo nên một hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp
— Chấp hành tốt hơn các quy định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp xuất
khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường
— Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: các cơ quan tài chính ngày một nhận rõ sự
nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo, dự
án mở rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các khoản cho vay đều được nhìn nhận từ
góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về SXSH sẽ đem lại hình ảnh môi trường
có lợi về doanh nghiệp tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng
hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính
— Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trường
trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân
thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.
2.2.3.2. Các rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Mặc dù SXSH có nhiều ưu việt, song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp
dụng một cách triệt để trong các hoạt động công nghiệp cũng như dịch vụ.
Ở Việt Nam, tuy đã xây dựng được một nguồn lực đánh giá và thực hiện SXSH
cho các doanh nghiệp nhưng do đặc thù của một tiếp cận mang tính chất tự nguyện,

SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp. Bài học được rút ra từ các
doanh nghiệp đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gian vừa qua cho thấy:

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

11

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

— Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách phát
triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường
— Các cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH
— Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng như các thông tin kỹ thuật.
Đồng thời cũng thiếu cả các phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả của SXSH.
— Thiếu nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp đầu tư theo hướng SXSH
— Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp do vậy
đánh giá SXSH chưa trở thành nhu cầu thực sự
— Chưa có cơ chế và tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công
nghiệp.
2.2.4. Tiềm năng áp dụng SXSH tại Việt Nam và trong ngành chế biến cao su thiên
nhiên
2.2.4.1. Tiềm năng áp dụng SXSH hơn tại Việt Nam
Trong sản xuất công nghiệp, bất kì một công đoạn, một quá trình hay một thao
tác nào cũng đều có thể không đạt được hiệu suất chuyển hóa 100%, điều đó được coi
là sự tổn thất ngoài ý muốn và tỉ lệ vật chất hoặc năng lượng bị thất thoát đó trên thực
tế thường khá cao. Sự thất thoát đó đã tạo ra chất thải hoặc nguồn ô nhiễm môi trường.

Vì thế các nhà công nghiệp đã chú trọng đến việc giảm thiểu nguồn thải hoặc tái sinh
chất thải, tiết kiệm nguyên, nhiên, và vật liệu, hạn chế đến mức thấp nhất sự tổn thất
vật liệu. Một trong số các cách tiếp cận không những vừa đảm bảo về mặt kinh tế mà
còn cả về mặt môi trường có thể nói đến là sản xuất sạch hơn. Thực tế áp dụng SXSH
đã đem lại hiệu quả khá cao đối với việc giảm thiểu chất thải công nghiệp, nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng và giảm chi phí sản xuất, đồng thời sẽ giảm
đáng kể tải lượng ô nhiễm. SXSH đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới,
và đã có nhiều kết quá đáng để chúng ta học hỏi.
Năm 1996 nước ta mới bắt đầu tiếp cận sản xuất sạch hơn, năm 1998 Trung tâm
sản xuất sạch quốc gia được thành lập là đầu mối thúc đẩy và thực hiện sản xuất công
nghiệp mang tính hiệu quả sinh thái thông qua sản xuất sạch hơn. Theo kết quả khảo
sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, nếu áp dụng sản xuất sạch hơn hàng năm
nước ta có tiềm năng giảm tiêu hao năng lượng đáng kể bao gồm 40 – 70% tiêu hao
SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

12

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

nước, 20 – 25% tiêu hao năng lượng, 50 – 100% chất thải nguy hại và khoảng 20 –
50% khí thải nhà kính. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, thời gian hoàn vốn của
các doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn chỉ từ 1 đến 17 tháng.
Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển kéo theo là sự
phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. Vì thế, áp dụng SXSH tại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất cho các doanh
nghiệp, đồng thời bảo vệ được môi trường cho con người. Áp dụng SXSH ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay rất có tiềm năng. Bởi vì, trong năm 2009 vừa qua Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm
2020” đánh dấu bước ngoặt về căn cứ pháp lý cho việc áp dụng SXSH trong công
nghiệp trên phạm vi toàn quốc
2.2.4.2. Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su
Ngành công nghiệp chế biến cao su ra đời từ rất lâu, nhưng hầu hết vẫn chưa
tương xứng với vị trí là một nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, chủ yếu chỉ là xuất
khẩu nguyên liệu thô. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất đã tiêu thụ một lượng khá
lớn tài nguyên nước và hóa chất, bên cạnh nguyên liệu bị thất thoát trong quá trình sản
xuất chưa được thu hồi một cách triệt để dẫn đến lãng phí nguồn nguyên liệu. Vì thế
tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành cao su rất lớn lợi ích thu được về môi trường
qua việc giảm lượng nước sạch phải sử dụng và mang lại lợi ích về kinh tế từ việc tiết
kiệm nguyên liệu… Ngoài ra do sản phẩm cao su ở nước ta chủ yếu phục vụ cho thị
trường nước ngoài nên khi áp dụng SXSH và đạt được các tiêu chuẩn về môi trường
thì đồng thời cũng sẽ nâng cao được vị thế và uy tín cho doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su
STT

Hạng mục

01

Nước sạch

02

Hóa chất

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 


Hiện trạng

Lợi ích khả thi khi áp dụng
SXSH

Sử dụng khá cao 15 – 18 m3/tấn sản phẩm
từ mủ nước, hiệp hội cao su Việt Nam
Giảm lượng nước tiêu thụ 30
khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến,
– 40%
tiết kiệm và giảm lượng nước sạch sử
dụng xuống 10 – 12 m3/ tấn sản phẩm
Chưa có định mức sử dụng hóa chất cho Xây dựng định mức cho
từng công đoạn

từng công đoạn sản xuất, tiết
13

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho nhà máy chế biến cao su Cua Paris

kiệm được lượng hóa chất sử
dụng lãng phí

03

04


Nguyên liệu

Nước thải

Kiểm soát chặt chẽ quá trình
Nguyên liệu bị thất thoát khá nhiều trong sản xuất và tiết kiệm được
các công đoạn sản xuất
khối lượng hóa chất bị thất
thoát
Nhiều nhà máy đã quan tâm nhiều đến hệ
thống xử lý nước thải nhưng vẫn chưa qua
tâm nhiều đến việc vận hành và quản lý
hệ thống xử lý nước thải.

Quản lý, kiểm soát và tiết
kiệm được nguyên vật liệu
và hóa chất sử dụng trong
vận hành hệ thống

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất – tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam(2009)

SVTH: Lê Thị Ngọc Giàu
 

14

GVHD: T.S Nguyễn Vinh Quy



×