Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM SÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
WX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI
TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TẠI
KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM SÁT

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN CHÍ NGUYỆN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên học: 2006 – 2010

Tháng 07/2010


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM SÁT

Tên tác giả

NGUYỄN CHÍ NGUYỆN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành: Quản Lý Môi Trường Và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Ngô An



Tháng 07 năm 2010

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
TS. Ngô An đã tận tình hướng dẫn, động viên, đôn đốc tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, quý thầy cô bộ môn Môi
trường và Tài nguyên đã đào tạo và truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian
theo học.
Ban Quản lý và Cán bộ nhân viên khu DLST Vàm Sát đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp tài liệu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Các bạn lớp DH06DL cùng các bạn, anh chị đã giúp đỡ tôi, luôn bên cạnh tôi
trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và tác động của hoạt động du lịch ảnh
hưởng đến các thành phần môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu tại khu DLST
Vàm Sát” được tiến hành từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010. Thu được kết
quả như sau:
• Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Vàm Sát.
• Đánh giá tác động từ các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường:

không khí, nước, đất,…
• Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khu DLST Vàm Sát.
Từ đó vạch ra giải pháp giảm thiểu tác động, chiến lược bảo vệ môi trường
thông qua phương pháp phân tích SWOT.
• Đề xuất một số biện pháp nhằm tuyên truyền giáo dục môi trường cho người
dân địa phương.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các hình, ảnh


viii

Danh sách các bảng

ix

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU. ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3 Thời gian và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN. ........................................................................................ 4
2.1 Tổng quan du lịch sinh thái. ..................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái .................................................................................... 4
2.2.2 Du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác ...................................................... 5
2.2 Tổng quan huyện Cần Giờ........................................................................................ 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 6
2.2.1.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................... 6
2.2.1.2 Địa hình .............................................................................................................. 7
2.2.1.3 Khí hậu, thủy văn ............................................................................................... 7
2.2.1.4 Thổ nhưỡng ........................................................................................................ 7
2.2.1.5 Đa dạng sinh học ................................................................................................ 8
2.2.2.Lịch sử hình thành. ................................................................................................ 8
2.2.3 Nguồn gốc dân cư. ................................................................................................. 9
2.2.4 Hành chánh - Văn hóa - Lễ hội. ............................................................................ 9
2.3 Sơ lược khu dự trữ sinh quyển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ. ....................................10
iv



2.3.1 Quá trình hình thành. ...........................................................................................10
2.3.2 Tầm quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ. ....................................................11
2.4 Giới thiệu khu DLST Vàm Sát. ..............................................................................12
2.4.1 Lịch sử. ................................................................................................................12
2.4.2 Chỉ dẫn đường đi .................................................................................................13
2.4.3 Các sản phẩm du lịch. ..........................................................................................14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................17
3.1 Nội dung nghiên cứu. .............................................................................................17
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................19
4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Vàm Sát ............................................19
4.1.1 Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................19
4.1.2 Hoạt động du lịch ................................................................................................20
4.1.2.1 Khu bảo tồn Dơi Nghệ (Đầm Dơi) ...................................................................20
4.1.2.2 Đầm Sấu. ..........................................................................................................22
4.1.2.3 Sân Chim Vàm Sát. ..........................................................................................23
4.1.2.4 Nhà hàng Vàm Sát ............................................................................................24
4.1.2.5 Các hoạt động du lịch khác ..............................................................................24
4.2 Đánh giá tác động các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường tại khu
DLST Vàm Sát .............................................................................................................26
4.2.1 Nguồn gây tác động .............................................................................................27
4.2.1.2 Đối với môi trường nước ..................................................................................27
4.2.1.2 Đối với môi trường đất .....................................................................................29
4.2.1.3 Đối với môi trường không khí ..........................................................................29
4.2.1.4 Đối với môi trường sinh vật .............................................................................29
4.2.1.5 Đối với môi trường kinh tế - xã hội ..................................................................30
4.2.2 Đánh giá tác động ................................................................................................32
4.2.3 Dự báo rủi ro........................................................................................................33
4.3 Phân tích SWOT cho khu DLST Vàm Sát .............................................................34
4.3.1 Kết quả phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.................................................................34

4.3.1.1 Đối tượng phỏng vấn là du khách ....................................................................34
v


4.3.1.2 Đối tượng phỏng vấn là nhân viên ...................................................................36
4.3.2 Phân tích SWOT .................................................................................................37
4.3.3 Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trường ................................40
4.3.3.1 Giải pháp về tổ chức, nhân sự ..........................................................................40
4.3.3.2 Giải pháp cơ sở hạ tầng ....................................................................................41
4.3.3.3 Giải pháp kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan ......................................42
4.4 Đề xuất giải pháp giáo dục môi trường cho người dân địa phương .......................42
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................44
5.1 Kết luận...................................................................................................................44
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................47
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí của du lịch sinh thái ............................................................................... 6
Hình 2.1 Mô hình cá sấu...............................................................................................15
Hình 2.2 Du khách đến tham quan ...............................................................................15
Hình 2.3 Xe đưa đón du khách ở khu vực trung tâm ...................................................15
Hình 2.4 Cầu treo..........................................................................................................16
Hình 2.5 Sự kiện giờ Trái Đất ......................................................................................16
Hình 2.6 Sự kiện mừng ngày 8.3 ..................................................................................16
Hình 2.7 Thi hát ............................................................................................................16
Hình 2.8 Đua thuyền thúng ..........................................................................................16

Hình 4.1 Dơi Nghệ .......................................................................................................22
Hình 4.2 Đầm Sấu ........................................................................................................22
Hình 4.3 Sân Chim .......................................................................................................23
Hình 4.4 Nhà hàng Vàm Sát .........................................................................................24
Hình 4.5 Tháp Tang Bồng ............................................................................................25
Hình 4.6 Sân hươu nai ..................................................................................................25
Hình 4.7 Đường xuyên rừng .........................................................................................26
Hình 4.8 Khỉ đuôi dài ...................................................................................................26
Hình 4.9 Đước đôi ........................................................................................................26
Hình 4.10 Hoa mắm .....................................................................................................26

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu tổ chức của khu DLST Vàm Sát ........................................................ 19
Bảng 4.2 Tổng hợp lượng khách tham quan ................................................................. 20
Bảng 4.3 Tóm tắt nguồn gây ảnh hưởng và các tác động đến môi trường nước. ......... 27
Bảng 4.4 Nguồn gây ảnh hưởng chính và các tác động đến môi trường đất tại khu du
lịch. ................................................................................................................................28
Bảng 4.5 Mức độ sạc lỡ đất ven sông Lòng Tàu. ..........................................................30
Bảng 4.6 Tóm tắt nguồn gây ảnh hưởng và các tác động đến môi trường sinh vật. .....30
Bảng 4.7 Tóm tắt các hoạt động du lịch và nguồn gây tác động...................................31
Bảng 4.8 Ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường. ..............32
Bảng 4.9 Kết quả phân tích SWOT ...............................................................................38
Bảng 4.10 Giải pháp chiến lược bảo vệ môi trường từ phân tích SWOT .....................39

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Mục đích của du khách đến với khu DLST Vàm Sát ...............................34
Biểu đồ 4.2 Ấn tượng của du khách khi đến khu DLST Vàm Sát ...............................35

Biểu đồ 4.3 Ý thức chấp hành quy định của khu du lịch của du khách .......................35
Biểu đồ 4.4 Mức độ quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường của nhân viên .....37
Biểu đồ 4.5 Hiểu biết về “du lịch sinh thái” của nhân viên .........................................37

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người hiện đại ngày
nay. Cho dù thuộc tầng lớp nào, mức sống, thu nhập cả mỗi người có khác nhau, thì tất
cả chúng ta đều từng trải qua ít nhất 1 lần “du lịch”. Chỉ cần một chuyến đi thăm bà
con, họ hàng, đi đến tham quan 1 địa điểm: chùa, đình,…thì chúng ta đã thực hiện một
chuyến du lịch cho riêng mình.
Khi cuộc sống ngày một nâng cao hơn nữa, đô thị hóa, công nghiệp hóa từ thành
phố đến nông thôn thì nhu cầu du lịch sẽ được nâng cao và phong phú hơn. Con người
sẽ muốn thoát ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt tại các thành thị để hòa mình vào thiên
nhiên, được nghỉ ngơi trong bầu không khí trong lành mát mẻ và khám phá những điều
hết sức giản dị, bình thường xảy ra hàng ngày ở thế giới tự nhiên mà lại rất xa lạ, kỳ
diệu trong cuộc sống của bản thân mình. Từ đó, một hình thức du lịch mới được hình
thành: du lịch sinh thái.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản rằng: du lịch sinh thái được bắt
đầu từ một thế giới hoàn toàn tự nhiên, nhưng từ khi con người biết đến du lịch sinh
thái thì thế giới tự nhiên lại chịu ảnh hưởng theo 2 hướng: một là được con người bảo
vệ tôn tạo làm cho tự nhiên luôn giữ được vẻ đẹp nguyên sinh của mình, hai là bị con
người thôn tính bởi những gì gọi là đô thị hóa, công nghiệp hóa dẫn đến thiên nhiên bị
ô nhiễm, hủy hoại, tàn phá và cuối cùng là biến mất con người lại đang tự làm hại
mình từng ngày. Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm.
Tp.Hồ Chí Minh là một thành phố năng động trong khu vực Đông Nam Á cũng

là thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Nhưng ít ai
lại nghĩ rằng hoạt động du lich sinh thái đã diễn ra ở đây và ngày một phát triền. Nằm
cách trung tâm thành phố khoảng 50 km về phía Đông Nam là một mảng xanh của
rừng bao phủ trên diện tích 38.664 ha, Rừng Ngập Mặn Cần Giờ được người dân
thành phố quen gọi với cái tên là “Lá phổi xanh của thành phố” bởi vì toàn diện tích

1


của Huyện hầu như là rừng xanh bạc ngàn. Năm 2000, Rừng Ngập Mặn Cần Giờ được
tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu DLST Vàm Sát được xây dựng và phát triển trên cơ sở thuộc địa phận thành
phố, nằm trong khu Dự Trữ Sinh Quỵển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ nên có rất nhiều
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Vì vậy, vấn đề đánh giá hiện trạng tại khu du
lịch và các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường cần được thực
hiện để có thể đưa ra các biện pháp giảm thiểu nhằm làm cho hoạt động du lịch sinh
thái giữ gìn được hệ sinh thái, bảo tồn tài nguyên môi trường, phát huy tiềm năng du
lịch sinh thái tại đây. Đồng thời, làm cho du lịch sinh thái được hiểu một cách đúng
đắn: thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và quốc
gia, góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc giáo dục ý thức giữ gìn tài nguyên
thiên nhiên của du khách.
Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và tác
động của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến các thành phần môi trường và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát”, công tác nghiên cứu diễn ra
trong phạm vi khu DLST Vàm Sát: xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ TP.HCM.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bằng các phương pháp phân tích khoa học, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu
tác động từ các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu DLST Vàm Sát, giải pháp
bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo phát triển kinh tế địa phương, tạo công
ăn việc làm cho người dân.

Giúp cho du khách hiểu hơn về du lịch sinh thái. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
Tuyên truyền giáo dục môi trường cho người dân địa phương, nâng cao nhận
thức của họ về bảo vệ môi trường.
1.3 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6, tiến hành khảo sát
thực địa, thu thập dữ liệu, số liệu có liên quan đồng thời kết hợp các phương pháp
phân tích khoa học để đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiện trạng hoạt động du lịch,
tác động đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu.
2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại khu DLST Vàm Sát: tiểu khu 15A, xã Lý Nhơn, huyện
Cần Giờ, TP.HCM.
Giới hạn và những điều kiện thực hiện đề tài:
• Thời gian nghiên cứu ngắn.
• Khả năng về kinh tế.
• Thiếu thiết bị kỹ thuật.
• Không có nguồn tài liệu, số liệu tham khảo vì chưa có một nghiên cứu nào về
môi trường ở đây.
Vì vậy, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch cũng như
đánh giá tác động đến các thành phần môi trường: nước, đất, không khí, sinh vật, kinh
tế - xã hội trên cơ sở định tính, những nhận định thực tế qua việc lấy ý kiến của du
khách và nhân viên. Những số liệu tính toán chỉ mang tính thời vụ. Kết quả của đề tài
có thể sử dụng tham khảo để nghiên cứu thêm.

3



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái.
2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái (DHST).
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách
nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế-xã
hội nói chung. Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi
toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế (Ngô
An, 2009).
Tuy nhiên, DLST cũng đang còn rất mới đối với các nhà tổ chức, quản lý, điều
hành tour, hướng dẫn viên du lịch và các chuyên gia nghiên cứu về du lịch. Do đó,
thường có sự nhầm lẫn giữa DLST với các loại hình du lịch khác. Hiện nay, có rất
nhiều định nghĩa về DLST được đưa ra:
- DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi, với những mục
đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những
giá trị văn hóa được khám phá (Hector Ceballos-lascurain, 1987).
- DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn
môi trường và cai thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương (Lindberg và Hawkins,
1993).
- Sau đó, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa khá
đầy đủ hơn: “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các
điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã
tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những
người dân địa phương tham gia tích cực (Ceballos-lascurain 1996).
- DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 1999).

4


2.1.2 DLST và các loại hình du lịch khác.
Theo các chuyên gia về bảo tồn DLST ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu du
lịch tiếp cận thiên nhiên ngày càng tăng mà còn từ những tác động tích cực của nó như
một công cụ bảo tồn. Một số lợi ích của DLST:
• DLST đòi hỏi rằng việc bảo tồn ở một số khu vực nhất định và bảo tồn, có
hiệu quả nhằm thu hút khách du lịch.
• Đem lại lợi ích cho đất nước, cộng đồng địa phương và gây quỹ phục vụ bảo
tồn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời khuyến khích
họ tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn.
Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau: lợi ích kinh tế, sự nhầm lẫn, ngộ nhận do
DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau
mà làm cho thuật ngữ “Du lịch sinh thái” bị lạm dụng. Nhiều khu du lịch không có gì
là sinh thái mà vẫn lấy “Sinh thái” gắn cho nhãn hiệu của khu du lịch mình.
Không nên coi DLST là ngành du lịch dựa vào thiên nhiên. Vì điều này có thể
sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (leo núi,
tắm biển,…). Những hoạt động du lịch này cũng có thể thuộc loại hoạt động thân thiện
với môi trường. Quan hệ giữa DLST và các loại hình du lịch khác thể hiện qua sơ đồ
của Phạm Trung Lương (2002):

5


Nguồn gốc

Các loại hình du lịch

yDu lịch dựa

vào thiên
nhiên
(Naturebased tourim)

y Nghỉ dưỡng.
y Tham quan.
y Mạo hiểm.
y Thể thao.
y Thắng cảnh.
y Vui chơi, giải trí.
y v.v…

y Giáo dục
nâng cao
nhận thức.

Sinh
thái

y Có trách
nhiệm
bảo tồn

Du lịch dựa
vào văn hóa
(Culture –
based tourim)

y Tham quan, nghiên cứu.
y Hành hương, lễ hội.

y Vui chơi giải trí.
y v.v…
y Hội nghị, hội thảo.
y Hội chợ.
Công vụ
y Tìm cơ hội đầu tư.
y Quá cảnh.
y v.v…
Hình 1.1 Vị trí của các loại hình DLST (Phạm Trung Lương, 2002)

2.2 Tổng quan huyện Cần Giờ.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên.
2.2.1.1 Vị trí địa lý.
Từ 106046’12” đến 107000’50” kinh độ Đông.
Từ 10022’14” đến 10040’00” vĩ độ Bắc.
Cần Giờ nằm ở phía cực Nam và là vọng gác tiền tiêu của TP.HCM, hướng ra
biển Đông. Về mặt địa lý, Cần Giờ là huyện ngoại thành của Tp.HCM, nằm ở phía
Đông Nam và cách trung tâm Tp.HCM khoảng 50 km đường bộ là cửa ngõ duy nhất
đi ra biển Đông. Cần Giờ với diện tích 71.361 ha (720 km2) chiếm 1/3 diện tích toàn
Thành phố, trong đó rừng và đất rừng chiếm 38.664 ha; chiều dài từ Bắc xuống Nam
là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km.
• Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè và tỉnh Đồng Nai lấy sông Lòng Tàu và sông
Nhà Bè làm ranh giới.
• Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng Tranh và sông Thị Vải làm
ranh.
• Phía Tây giáp tỉnh Long An lấy sông Soài Rạp làm ranh giới.
6


• Phía Nam giáp Biển Đông.

Huyện Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen vào nhau. Nguồn
nước ngọt từ sông đổ ra là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và Đồng Nai ra biển bằng hai
tuyến chính là sông Lòng Tàu và Soài Rạp. Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ
sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác. Có sự
hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại hai cửa sông chính hình phễu là vịnh
Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Diện tích sông rạch chiếm 32% diện tích tự nhiên của
huyện Cần Giờ. Sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính cho phép các tàu biển
quốc tế có trọng tải dưới 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn.
2.2.1.2 Địa hình.
Huyện Cần Giờ có đại bộ phận diện tích là vùng trũng, chịu ảnh hưởng của chế
độ bán nhật triều biển Đông. Một số nơi mặt đất tương đối cao gọi là giồng như Cần
Thạnh, Lý Nhơn, Long Hòa. Địa hình tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều
sông rạch.
2.2.1.3 Khí hậu, thủy văn.
Cần Giờ có 2 mùa rõ rệt:
• Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
• Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm.
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1000-1400 mm. Tháng thấp nhất khoảng
100 mm, tháng nhiều nhất khoảng 240 mm.
• Nhiệt độ tương đối cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình 25-290C. Độ ẩm
không khí cao, khoảng 85%.
• Nước mặn và lợ quanh năm, mỗi ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng.
2.2.1.4 Thổ nhưỡng.
Cần Giờ là vùng đất bồi, là một phần đồng bồi xứ Đồng Nai ngày xưa, có tên
gọi chung là Rừng Sác Gia Định (Diện tích: 170.000 ha), diện tích lớn đứng thứ hai
sau rừng U Minh, Cà Mau.
Hiện tượng bồi đất này trải qua hơn nhiều nghìn năm do sự tích tụ, bồi lắng phù
sa của các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ. Trong đó, hệ thực vật nước mặn với bộ
rễ đặc biệt (rễ chân nôm, rễ chum, rễ bang,…) góp phần tích cực trong việc giữ đất và
làm tăng sự tích tụ phù sa.

7


Đất Cần Giờ mặn và phèn, cơ cấu nền đất yếu. Chủ yếu là đất bùn pha cát với
tỷ lệ thấp. Một số nơi mặt đất tương đối cao, gọi là giồng (là những nơi người dân
quần cư đông). Giồng cao nhất là giồng Chùa, cao 10 m trên mặt biển.
2.2.1.5 Đa dạng sinh học.
Cần Giờ có hệ động thực vật rất phong phú:
• 157 loài thực vật thuộc 76 họ: đước, mắm,…
• 63 loài phiêu sinh thực vật thuộc 3 ngành: tảo, khuê, tảo giáp, tảo lam.
• 100 loài động vật đáy không xương sống: tôm, cua, sò, ốc,…
• Một số loài có giá trị kinh tế như cá chẽm, cá ngát, cá dứa,…
• 9 loài lưỡng thê: cóc, ếch, nhái,…31 loài bò sát như cá sấu, trăn, rắn, kỳ
đà,…
• 19 loài có vú: khỉ, heo rừng, rái cá, mèo rừng,…
• 145 loài chim: cò, vạt, sáo, dòng dọc,…
2.2.2 Lịch sử hình thành.
Năm 1698, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam để đặt
phủ, huyện. Khi triều đình nhà Nguyễn thiết lập phủ Gia Định; Cần Giờ là một làng
thuộc tổng Bình Dương và huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Vùng đất
Cần Giờ lúc bấy giờ đã có dân cư, tuy cũng thưa thớt, làm nghề buôn bán gần các đồn
bảo, đánh cá và trồng trọt bên cạnh số binh lính giữ gìn cửa biển, viên chức thu thuế ở
đồn tuần; cho thấy ngay từ thế kỷ XVII, cửa Cần Giờ trở thành quan trọng cả về
thương nghiệp lẫn quân sự.
Đến năm 1808 địa bàn Cần Giờ thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn
Phiên An, thành Gia Định.
Năm 1832, triều đình nhà Nguyễn đổi trấn Phiên An thành tỉnh Phiên An và
đến năm 1836 tỉnh Phiên An được đổi thành tỉnh Gia Định. Lúc bấy giờ, dân số Cần
Giờ tăng nhanh qua các cuộc di dân mở rộng đất trồng lúa ở phía Bắc, làm đồ gốm,
giao thương, đặt biệt là đánh cá ở phía Nam.

Năm 1871, địa bàn Cần Giờ được chia ra hai Tổng và trực thuộc tỉnh Gia Định
gồm tổng An Thịt (xã Tam Thôn Hiệp ngày nay) và tổng Cần Giờ.
Năm 1920, một cấp hành chánh trung gian là Quận được đặt ra giữa cấp Tổng
và Tỉnh, địa bàn Cần Giờ thuộc quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định.
8


Năm 1947, Pháp tách vùng Rừng Sác Cần Giờ ( gồm cả tổng An Thịt và tổng
Cần Giờ) từ tỉnh Gia Định sang cho thị xã Ô Cấp để thiết lập một tỉnh mới là tỉnh Cap
Staint – Jacques. Như vậy suốt thời gian chống Pháp, Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu.
Sau hiệp định Genever năm 1954, chế độ Ngô Đình Diệm chia cắt và phân bố
lại ranh giới hành chánh gây nhiều xáo trộn. Hai tổng Cần Giờ và An Thịt hợp thành
quận Cần Giờ nằm trong tỉnh Phước Tuy (gom lại từ 2 tỉnh Vũng Tàu và tỉnh Bà Rịa).
Năm 1959, từ quận Cần Giờ lập thêm Quảng Xuyên (quận Cần Giờ có địa bàn
của tổng Cần Giờ, và quận Quảng Xuyên có địa bàn của tổng An Thịt trước đó). Đến
năm 1965 chính quyền cũ chuyển hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên từ tỉnh Phước
Tuy sang tỉnh Biên Hòa.
Năm 1970, hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên từ tỉnh Biên Hoà chuyển về tỉnh
Gia Định như cũ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, do điều kiện thực tiễn của công cuộc lãnh đạo,
chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng, hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên được
mang tên huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai cho đến ngày giải phóng năm 1975.
Tháng 02/1978, huyện Duyên Hải đó được chuyển từ tỉnh Đồng Nai về Thành
phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/12/1991, Hội đồng Bộ Trưởng đó ra quyết định đổi tên
huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ cho đến ngày nay.
2.2.3 Nguồn gốc dân cư.
Theo sách sử ghi chép lại, từ đầu thế kỷ XVII lần lượt có những người dân từ
miền ngoài di cư đến lập nghiệp tại đây. Họ đi vào qua cửa biển Cần Giờ, có người
định cư cạnh biển, có người men theo sông đi sâu vào trong. Số di dân đến ngày càng
đông, một số đi xa hơn về phía Nam Bộ.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Viện bảo tàng Lịch Sử Tp.HCM và Viện
bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, qua công tác đào – thám sát ở các giồng cho thấy ở Cần
Giờ đã tìm được di tích đồ gốm của nền văn hóa Óc Eo.
Hai mươi năm gần đây, do sự phát triển kinh tế và giao thông, sự giao lưu giữa
Cần Giờ và vùng phụ cận, kể cả miền Nam hết sức dễ dàng cho nên cơ cấu dân cư và
nghề nghiệp cũng đã thay đổi lớn, người tỉnh khác đến định cư làm ăn rất đông làm gia
tăng dân số cơ học. Tính đến năm nay, cả huyện có trên 70.000 dân đại bộ phận là
người Việt, một số dân tộc Khmer và người Hoa.
9


2.2.4. Hành chánh - Văn hóa – Xã hội.
Cần Giờ có 7 xã (Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long
Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh). Hệ thống chính quyền, đòan thể, ban, hội phát
triển.
Các tiện nghi về đời sống tinh thần, sinh hoạt, phong tục, lễ hội phong phú (lễ
cúng Đình Thần Trần Hưng Đạo 20/08 âm lịch tại xã Tam Thôn Hiệp; lễ cúng Đình
Thần không đầu tại xã Lý Nhơn 16/12 âm lịch thờ ông Dương Văn Hạnh - một nghĩa
binh của đội nghĩa quân Trương Định; đặc biệt lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng tại
Cần Thạnh vào Rằm tháng 8 âm lịch, quy tụ đông đảo nhân dân địa phương và cả
vùng lân cận).
Trường học, bệnh xá, đường giao thông, điện, nước ngọt đã tương đối đáp ứng
được nhu cầu chung. Mặt bằng học vấn thanh thiếu niên có bước chuyển biến mạnh.
Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi nhiều. Các nghề truyền thống dựa vào tài nguyên
thiên nhiên giảm mạnh. Ngày nay, có thêm các nghề làm dịch vụ, buôn bán, sửa chữa
cơ khí, du lịch, nuôi trồng khai thác thủy sản theo kỹ thuật nuôi bán công nghiệp hay
công nghiệp.
2.3 Sơ lược khu Dự Trữ Sinh Quyển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ.
2.3.1 Quá trình hình thành.
Rừng ngập mặn hay còn gọi Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ, hình thành trên hạ

lưu sông Đồng Nai. Trước chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ đa dạng phong phú,
che phủ một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 40.000 ha, tán rừng dày, cây cao to.
Trong thời gian chiến tranh, nhằm mục đích phá hủy chắn hoàn toàn rừng cây
Rừng Sác Cần Giờ, một khu vực nằm sát nách Sài Gòn, là yết hầu 2 ngõ thủy lộ quốc
tế và nội địa tối quan trọng, là chiến khu an toàn của bộ đội đặc công Trung Đoàn 10
Rừng Sác, quân đội Mỹ đã rải xuống Cần Giờ các chất độc khai hoang: hợp chất màu
da cam, hợp chất trắng, hợp chất xanh. Tổng cộng 1.017.515 gallons làm hủy diệt gần
như toàn bộ diện tích rừng tự nhiên. Tuy nhiên, với địa hình chằng chịt sông rạch và
tán rừng ít ỏi còn lại (4.500 ha) cũng đủ cho bộ đội bám trụ chiến đấu tới ngày hoàn
toàn giải phóng đất nước.
Hai mươi hai năm chủ động trồng cây gây rừng với kết quả thần kỳ phủ xanh
rừng trồng và nuôi duỡng rừng tự nhiên tái sinh phát triển tốt trên toàn bộ diện tích đất
10


bị hoang hóa do chất độc khai hoang, đạt quy mô là khu rừng ngập mặn đuợc phục hồi
lớn nhất Việt Nam. 21/01/2000, tổ chức UNESCO quyết định công nhận Cần Giờ là
khu dự trữ sinh quyển thế giới, là thành viên thứ 368 của mạng dự trữ sinh quyển thế
giới thuộc 91 nuớc. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở nước ta đuợc thế
giới công nhận với diện tích 75.740 ha. Tháng12/2001, UBND Tp.HCM phê duyệt
“Dự án khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ” chính thức trở thành khu bảo
tồn thiên nhiên.
Về tổng thể, rừng Cần Giờ được phân chia được 3 vùng:
• Vùng lõi: diện tích 4.721 ha, bao gồm các tiểu khu 3, 4b, 6, 11,12, 13. Đây
là rốn rừng, quy hoạch lâu dài nhằm bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái và đa
dạng sinh học, bảo tồn thủy vực, bãi bồi ven sông, biển, để tái sinh tự nhiên
động thực vật. Vùng lõi không có hoạt động của con người, chỉ cho phép
giám sát, nghiên cứu khoa học.
• Vùng đệm: diện tích 37.339 ha, gồm các tiểu khu 1, 2, 4a, 5, 7, 8, 9, 10, 14,
15, 16,17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. Đây là vùng bao quanh vùng lõi, nhiệm

vụ phòng chống các hoạt động có thể gây hại đến chức năng bảo tồn của
vùng lõi. Là vùng không gian mở lớn hơn cho các loài thú hoang dã sinh
hoạt, cho phép hoạt động các lĩnh vực như duy trì sản xuất thủy sản thân
thiện với môi trường, du lịch sinh thái, giải trí…nhưng phải bảo tồn các quá
trình tự nhiên và đa dạng sinh học.


Vùng chuyển tiếp: diện tích 29.320 ha. Đây là vùng ngoài cùng, nơi có các
cơ quan quản lý hành chính, khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, diêm
nghiệp, …là vùng có vai trò quan trọng duy trì các hoạt kinh tế xã hội của
địa phương.

2.3.2 Tầm quan trọng của Rừng Ngập Mặn Cần Giờ.
Nằm án ngữ mặt Đông Nam Tp.HCM, tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài 20
km, Cần Giờ giữ vị trí quan trọng chiến lược trong rất nhiều lĩnh vực:
• Về môi trường:
¾ Cải tạo môi trường thành phố và các tỉnh lân cận bị ô nhiễm do khói,
bụi, chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
¾ Là rừng cây chắn sóng biển, gió bão, hạn chế thiên tai do thời tiết.
11


¾ Giảm hiệu ứng nhà kính, điều hòa nhiệt độ.
¾ Bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học.
¾ Làm mô hình mẫu về bảo vệ môi trường cho các vùng bờ biển khác của
Việt Nam.
• Về kinh tế:
¾ Là thủy lộ quốc tế và nội địa quan trọng cho khu vực phía Nam.
¾ Cung cấp nguồn thủy hải sản cho người dân và xuất khẩu.
¾ Là khu vực dự phòng làm cảng, kho bãi hàng hóa.

¾ Là thành phố vệ tinh trong kế hoạch phát triển lâu dài của thành phố.
¾ Cung cấp cây gỗ.
• Về du lịch:
¾ Phát triển du lịch sinh thái bền vững.
¾ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng trong quần chúng.
• Về văn hóa, khoa học:
¾ Bảo tồn văn hóa, phong tục, lễ hội cư dân miền biển.
¾ Nghiên cứu khoa học tự nhiên về sinh học động, thực vật nước lợ.
• Về quốc phòng: là cửa ngõ đường thủy, cửa biển rất quan trọng về chiến lược
và chiến thuật cần được bảo vệ chắc chắn phòng ngoại xâm.
2.4 Giới thiệu khu DLST Vàm Sát.
2.4.1 Lịch sử.
Khu DLST Vàm Sát nguyên trước đây là Nông Trường và Trường Giáo Dục
Lao Động CNN Duyên Hải quận 11 Tp.HCM. Được thành lập vào năm 1978, UBND
Tp.HCM giao diện tích 1.862 ha. Nông trường chuyên trồng về rừng (cây dước, dà
hôi,…) phục hồi lại hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bị hủy hoại hoàn toàn sau chiến
tranh do Mỹ rải chất độc màu da cam và nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Nông trường quận 11 là người tiên phong phát triển mô hình nuôi tôm tự nhiên
dạng đầm khép kín; sáng tạo hoàn chỉnh mẫu cống làm bằng bê tông lấy nước và đánh
bắt mới rất tiện dụng, hiệu quả, giá thành thấp phù hợp điều kiện vốn ít mà mãi cho
đến hôm nay vẫn còn sử dụng cho hầu hết địa bàn Cần Giờ và vùng lân cận. Trường
Giáo dục lao động làm nhiệm vụ giáo dục, cải tạo thành phần xấu thành con người mới
thông qua lao động và học tập nhiều ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp.
12


Đến năm 1999, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh hết
đất trống, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học viên, đơn vị chuyển về trực thuộc Công
ty DVDL Phú Thọ, phát triển DLST trên cơ sở vật chất và tài nguyên thiên nhiên sẵn
có. Ở đây, cây đặc trưng của vùng đất rừng ngập mặn rất phong phú (đước, mắm, dà

hôi, cóc, chà là,…) và một hệ động vật trên cạn, dưới nước đa dạng chủng loại rất lý
tưởng cho du khách tham quan, nghiên cứu tìm hiểu thiên nhiên và thư giãn.
Tháng 09/2000 khu DLST Vàm Sát bắt đầu tiếp đón khách tham quan trong và
ngoài nước. Hai năm sau, tháng 07/2002, Tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO) công
nhận khu DLST Vàm Sát là một trong 2 khu DLST phát triển bền vững của thế giới tại
Việt Nam. Khu DLST Vàm Sát là nơi có cánh rừng đẹp nhất, được bảo tồn tốt nhất
theo công nhận này.
Ngày 06/01/2004 UBND Tp.HCM quỵết định thành lập 2 khu bảo tồn động vật
thuộc khu DLST Vàm Sát.
• “Sân Chim Vàm Sát”: quy mô 602,5 ha. Hiện có khoảng 7.000 chim, cò các
loại (trong đó có 11 loài chim nước): Khu Bảo Tồn Chim Cò Vàm Sát.
• “Đầm Dơi Vàm Sát”: quy mô 123,2 ha. Đặc chủng Dơi Nghệ (Scotophilus
heathii) hiện có 300 cá thể : Khu Bảo Tồn Dơi Nghệ.
Từ năm 2005, khu DLST Vàm Sát đã thành công phối giống nhân đàn tại chỗ
giống nai, cá,… góp phần tạo lại hệ sinh vật tự nhiên.
Hiện nay, được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, Công
ty DVDL Phú Thọ, đội ngũ CBNV khu DLST Vàm Sát đã và đang phấn đấu đưa Vàm
Sát thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
2.4.2 Chỉ dẫn đường đi.
• Đường bộ.
¾ Sài gòn ÎNhà Bè (17 km) Î Qua phà Bình KhánhÎ đến ngã 3 Lý
Nhơn (13 km) quẹo phải vào đường Lý Nhơn Î cầu Vàm Sát (10km)
Î đi thẳng (7km) đến ngã 3 rẽ trái 600 m là đến cổng và cầu Gốc Tre
vào khu DLST Vàm Sát.
¾ Sài Gòn Î Phú Mỹ Hưng, Q.7 Î xã Hiệp Phước Î bến đò, qua đò Î
Doi Lầu Î cầu Vàm Sát Î cầu Gốc Tre Î khu DLST Vàm Sát (tổng
cộng khoảng 35 km đường bộ và 20 phút vượt sông Soài Rạp).
13



¾ Xe bus (20) tuyến Sài Gòn – Nhà Bè từ 04 sáng giờ đến 21 giờ tối và từ
05 giờ sáng đến 19 giờ tối trên tuyến Cần Giờ - Bình Khánh (xe bus số
90).
• Đường thủy và du thuyền trên sông.
Sài Gòn Î Nhà Bè (17 km) Î phà Bình Khánh, qua phà Î đi thẳng đến
cầu Dần Xây (22 km) Î rẽ phải vào bến tàu khu DLST Vàm Sát (100 m).
Bến tàu có sẵn canoe cao tốc (dành cho du khách muốn đi nhanh) và du
thuyền gỗ (dành cho du khách thích ngắm, chiêm ngưỡng cảnh quan thơ mộng hai bên
sông và tìm hiểu sinh hoạt cư dân địa phương trên sông dài 12 km).
2.4.3 Sản phẩm du lịch.
™ Các sản phẩm du lịch đã định hình.
• Tham quan Khu bảo tồn dơi nghệ (Đầm dơi).
-

Tham ao cua, câu cua giải trí, học cách trói cua và chọn cua ngon.

-

Đi xuồng chèo.

-

Thăm vườn dơi ngủ.

-

Tham dự hoạt động rập bắt cua.

• Tham quan Đầm sấu.
-


Quan sát phân biệt các loại cá sấu. Tìm hiểu sinh hoạt bình thường và

sinh sản của cá sấu.
-

Tham dự trò chơi “câu cá sấu bằng thuyền”.

-

Thăm đàn khỉ đuôi dài hoang dã và trại kỳ đà nuớc.

• Tham quan Sân chim Vàm Sát: quan sát các loài chim và tổ chim cò mùa
sinh sản.
• Chinh phục Tháp Tang Bồng. Quan sát toàn cảnh rừng, sông nước từ trên
cao và tìm phương hướng địa lý.
• Du lịch trên sông tuyến sông Dinh bà – Lò rèn – Vàm Sát.
• Tắm và khám phá điều kỳ diệu của hồ nổi.
• Tham quan hồ thủy sản nước lợ, mô hình sản xuất muối, đường xuyên rừng,
các loài thú hiền hòa như: nai, hưu, vượn má vàng.
• Thưởng thức các món ăn thủy đặc sản tại nhà hàng.
• Câu cá ao, đầm giải trí.
14


• Thư giãn buổi trưa với cánh võng dưới chòi lá.
™ Các sản phẩm bổ sung theo yêu cầu.
• Tham quan xổ tôm đầm.
• Bếp nướng tôm cá tươi bên cống xổ.
• Câu cá chẽm cao cấp.

• Giới thiệu “Rừng Sác xưa và nay”.
• Tham quan hoạt động đóng đáy trên sông.
• Bơi, chèo thuyền dạo trên đầm.
• Trồng đước.
• Sinh hoạt dã ngoại, lửa trại.
• Thuê tàu đi câu hay du lịch trên sông.
• Địa điểm tổ chức tiệc đặc sản, họp mặt, lễ hội.
• Địa điểm nghiên cứu, tìm hiểu về môi trường, động và thực vật ngập mặn.
Dưới đây là một số hình ảnh về khu du lịch Vàm Sát:

Hình 2.1 Mô hình cá sấu.

Hình 2.2 Du khách đến tham quan.
Nguồn: Khảo sát thực tế.

15


Hình 2.3 Xe đưa đòn du khách khu

Hình 2.4 Cầu treo

vực trung tâm
Nguồn: Khảo sát thực tế.
Các hoạt động đã diễn ra tại khu DLST Vàm Sát:

Hình 2.5 Sự kiện giờ Trái Đất.

Hình 2.6 Sự kiện mừng ngày 8.3.


Hình 2.7 Thi hát.

Hình 2.8 Đua thuyền thúng.
Nguồn: www.vamsat.com.vn.

16


×