Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-  -

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC
THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẨN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
MSSV: 05127013

K.S VŨ VĂN QUANG

NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

-2010-


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp,
em luôn nhận đƣợc sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,
ngƣời thân và bạn bè. Em luôn chân trọng những giây phút đƣợc sống và học tập cùng
với các bạn trong lớp DH06MT, đƣợc sự chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu của các thầy cô, và luôn nhận đƣợc tình thân thƣơng của mọi ngƣời trong lớp,
trong khoa chỉ có tìm thấy ở giảng đƣờng đại học.
Chính vì vậy, xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi Trƣờng
& Tài Nguyên trƣờng ĐH Nông Lâm TP.HCM.


Xin đặc biệt cảm ơn ngƣời thầy em luôn khâm phục, Ks Vũ Văn Quang. Cảm
ơn thầy đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh
nghiệm thực tế cho em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn tất cả những ngƣời thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH06MT đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Quảng
thời sinh viên là những kỷ niệm mình cùng sống với nhau, luôn đoàn kết, cùng nhau
chia sẻ vui buồn, cùng nhau giúp đỡ học tập. “DH06MT ơi, tôi yêu Môi trƣờng 32”.
Cuối cùng, con xin gữi lời biết ơn sâu sắc đến nội, cha mẹ, anh chị em, tất cả
mọi ngƣời trong gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ
và luôn giúp con có đủ nghị lực để vƣợt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Dù đã rất cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận
đƣợc sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn!
SVTH: Nguyễn Quang Tuấn Vũ

i


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN .................................................................................. 1
1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN.................................................................................. 2
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................................................................... 2

1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết ..................................................................................... 2
1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................... 2
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ................................................................. 2
1.5.1 Quy mô: ......................................................................................................... 2
1.5.2 Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................... 3
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN ................................................................................................................ 4
2.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU .............................................. 4
2.1.1 Giới thiệu về công ty ..................................................................................... 4
2.1.2 Nhu cầu về năng lƣợng, nhiên liệu, nƣớc ...................................................... 6
2.1.3 Các nguồn tác động có liên quan tới chất thải ............................................... 6
2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất ........................................................................ 7
2.2 TỔNG QUAN CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI THUỶ SẢN
.......................................................................................................... 10_Toc266719020
2.2.1 Xử lý cơ học ............................................................................................... 11
2.2.2 Xử lý hóa học............................................................................................... 13
2.2.3 Xử lý sinh học .............................................................................................. 14
2.3 ĐẶC TRƢNG TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI THUỶ SẢN .................................. 15

ii


CHƢƠNG III
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU
...................................................................................................................................... 18
3.1 QUY TRÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI CÔNG TY .................. 18
3.2 Thông số thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải hiện hữu ........................................ 22
3.3 THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC
THẢI ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƢỜNG .................................................................... 22
CHƢƠNG IV

ĐỀ XUẤT- TÍNH TOÁN CÁC GIẢI PHÁP - CẢI TẠO CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU ....................................................... 27
4.1 ĐẶC TÍNH NƢỚC THẢI VÀ LƢU LƢỢNG XỬ LÝ ..................................... 27
4.1.1 Đặc tính nƣớc thải ....................................................................................... 27
4.1.2 Lƣu lƣợng nƣớc thải .................................................................................... 28
4.2 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẢI TẠO..................................................... 29
4.3 ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN .................................................................................. 30
4.3.1 Phƣơng án 1 ................................................................................................. 30
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 45
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 45
5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 48

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trƣớc tình hình phát triễn kinh tế nhƣ hiện nay đặc biệt là các ngành công
nghiệp trong đó có ngành chế biến thuỷ sản. Sản sinh ra lƣợng lớn nƣớc thải công
nghiệp đang là vấn đề lớn của nhà quản lý cũng nhƣ các doanh nghiệp, công ty hay
tập đoàn. Việc xử lý nƣớc thải công nghiệp đã và đang đƣợc quan tâm, bảo đảm cho
sự trong sạch môi trừơng đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh
tế quốc gia. Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu cả nƣớc về sản xuất các sản
phẩm cá Tra xuất khẩu ra các thị trƣờng lớn, công ty Cổ phần Châu Âu nằm trong tập
đoàn công ty chế biến thuỷ sản Hùng Vƣơng luôn hƣớng đến mục tiêu đạt tiêu chuẩn
trong nƣớc và quốc tế về chất lƣợng sản phẩm, an toàn lao động, môi trƣờng.
Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải với công suất 1500 m3/ngày.đêm
tuy nhiên do hệ thống xử lý nƣớc thải ở công ty chƣa đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi

trƣờng tiếp nhận. trƣớc tình hình đó nhà máy cần cải tạo lại hệ thống xử lý nƣớc thải
đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp.
Qua quá trình khảo sát thực tế cùng với việc kiến thức đã đƣợc học và tham
khảo tài liệu. Đã nghiên cứu đƣa ra phƣơng pháp xử lý nƣớc thải thuỷ sản là hoá lý
kết hợp với phƣơng pháp sinh học.
Cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải cho nhà máy đạt tiêu chuẩn QCVN 11:
2008/BTNMT, cột A, trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Khóa luận này tập trung giải quyết các vấn đề nhằm cải tạo HTXLNT trên cơ
sở tìm ra phƣơng án phù hợp với tình hình của công ty, vừa đảm bảo nƣớc thải đầu ra
đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 11 : 2008 cột A, từ đó tính toán, bố trí cho phù hợp
với công trình hiện hữu tránh lãng phí.
Phƣơng án cải tạo
Nƣớc đƣợc phân thành 2 nguồn
Nguồn từ khu cắt tiết, fille, sinh hoạt qua song chắn rác tới ngăn tiếp nhân 1
bơm về bể điều hoà.

iv


Nguồn từ khu định hình, phân màu qua bể vớt mỡ tới ngăn tiếp nhận 2 qua bể
tuyển nổi đổ về bể điều hoà. Tại bể điều hoà nƣớc thải đƣợc hoà trộn để điều hoà
nồng độ và lƣu lƣợng nƣớc thải. Nƣớc thải tới bể trộn bể phản ứng kết hợp với lắng
bể UASB tới bể Aerotank bể lắng 2 qua bể trung gian bơm qua thiết bị lọc áp lực bể
sau xử lý tới bể khử trùng và cuối cùng nguồn tiếp nhận là sông Tiền.

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5


: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nƣớc thải

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hổn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


QCVN

: Qui chuẩn Việt Nam

QCVN 11 : 2008/BTNMT : Qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp chế
biến thủy sản
XLNT

: Xử lý nƣớc thải

VSV

: Vi sinh vật

VSS

: Hàm lƣợng chất rắn bay hơi

GVHD

: Giáo viên hƣớng dẫn

KLTN

: Khóa luận tốt nghiệp

CBTS

: Chế biến thủy sản


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích phân bố ............................................................................................ 5
Bảng 2.2 - Một vài phƣơng pháp xử lý nƣớc thải theo quy trình xử lý cơ học, hóa học,
sinh học ........................................................................................................................ 10
Bảng 2.3 Thành phần nƣớc thải CBTS thô và sau khi qua HTXL tại một số nhà máy
CBTS ............................................................................................................................ 16
Bảng 2.4 Thành phần nƣớc thải tại mỗi công đoạn chế biến thuỷ sản ........................ 16
Bảng 2.5 Thành phần nƣớc thải chế biến cá Basa ....................................................... 17
Bảng 3.1 Nƣớc thải đầu vào hệ thống .......................................................................... 22
Bảng 3.2 Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải từng công trình đơn vị ............................. 23
Bảng 3.3 Hiệu suất xử lý các công trình theo COD..................................................... 24
Bảng 3.4 Hiệu suất xử lý các công trình theo BOD5 ................................................... 24
Bảng 3.5 Hiệu quả xử lý các công trình theo SS. ........................................................ 25
Bảng 3.6 Hiệu quả xử lý các công trình theo Nitơ. .................................................... 25
Bảng 3.7 Hiệu quả xử lý các công trình theo Phospho. .............................................. 25
Bảng 3.8 Hiệu quả xử lý các công trình theo Dầu mỡ. ............................................... 25
Bảng 4.1 Bảng giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải
công nghiệp theo QCVN 11 : 2008.............................................................................. 28
Bảng 4.2 Dự đoán hiệu suất của phƣơng án cải tạo ..................................................... 36
Bảng 4.3: Tƣơng quan giữa công trình hiện hữu và công trình trong phƣơng án cải
tạo. ................................................................................................................................ 40
Bảng 4.4: Các thông số thiết kế và kích thƣớc của bể tuyển nổi ................................. 41
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế và kích thƣớc của bể điều hòa ................................... 42
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế và kích thƣớc bể trộn ................................................. 43
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế và kích thƣớc bể phản ứng kết hợp lắng .................... 43

Bảng 4.8 Các thông số thiết kế và kích thƣớc bể UASB ............................................. 44
Bảng 4.9 Các thông số thiết kế và kích thƣớc bể chứa bùn 1 ...................................... 44
vii


Bảng A.1 Chi phí xây dựng ......................................................................................... 71
Bảng A.2.1 Chi phí thiết bị bể trộn .............................................................................. 71
Bảng A.2.2 Chi phí thiết bị bể phản ứng kết hợp lắng ................................................ 72
Bảng A.2.3 Chi phí máy móc ....................................................................................... 73
Bảng A.3 Chi phí phụ kiện và chi phí gián tiếp ........................................................... 73
Bảng A.4.1 Chi phí hoá chất ........................................................................................ 74
Bảng A.4.2 Chi phí điện năng ...................................................................................... 74
Bảng A.4.3 Chi phí nhân công ..................................................................................... 74

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất ......................................................................... 9
Hình 3.1 Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải tại Công ty Cổ phần Châu Âu ........... 21
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ. ........................................................................................... 31
Hình 1: Nƣớc thải khu cắt tiết vào hệ thống xử lý ....................................................... 75
Hình 2: nƣớc thải khu định hình vào hệ thống xử lý ................................................... 75
Hình 3: Bể tuyển nổi .................................................................................................... 76
Hình 4: Bể Aerotank .................................................................................................... 76
Hình 5: Bể lắng 2 ......................................................................................................... 77
Hình 6: Thiết bị lọc áp lực, Bể chứa váng ................................................................... 77

ix



Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập WTO, và điều kiện tự nhiên vùng
đồng bằng sông Cữu Long rất thích hợp cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Sản phẩm thu đƣợc từ loại hình này có giá trị kinh tế cao trong đó Cá Tra, Cá Ba Sa
có giá trị xuất khẩu rất cao. Lƣợng thuỷ hải sản ở các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông
Cửu Long cung cấp cho thị trƣờng rộng lớn mà tập trung là các khu đô thị lớn của
Miền Nam và xuất khẩu dƣới dạng sản phẩm đông lạnh.
Tuy nhiên tăng trƣởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhƣng chƣa
đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lƣợng chất thải càng lớn. Đặc biệt
là các vấn đề ô nhiễm do nguồn nƣớc thải từ của nhà máy chế biến có hàm lƣợng ô
nhiễm rất lớn lại có mùi hôi thối. Vấn đề đặc ra là tìm ra phƣơng pháp xử lý nƣớc thải
sao cho hiệu quả, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề rất đƣợc
quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà cả các nhà quản lý.
Bên cạnh đó một loạt các chính sách mạnh mẽ của Nhà nƣớc đƣợc áp dụng
nhằm cải thiện tình hình nhƣ luật bảo vệ môi trƣờng 2005, nghị quyết của Đảng CS
Việt Nam về mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Với nhu cầu cấp thiết của thực tế, áp dụng những kiến thức đã đƣợc học từ
phía nhà trƣờng nhằm đƣa ra một phƣơng án phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đã
nêu trên giúp cho nhà máy thực hiện tốt yêu cầu về luật bảo vệ môi trƣờng.
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Tổng kết và bổ sung những kiến thức từ thực tiển cụ thể cho những môn học đã
đƣợc học ở nhà trƣờng. Sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề quản lý,
nghiên cứu cải tạo hệ thống cụ thể trên công trình hiện hữu của công ty.
Nghiên cứu đƣa ra giải pháp nhằm cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải đạt tiêu

chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận sông Tiền với giá thành có thể chấp nhận đƣợc.
SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

1


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN
Tổng quan về công ty Cổ phần Châu Âu.
Xác định thành phần và tính chất nƣớc thải của công ty
Khảo sát đo đạc các thông số về mặt bằng, kích thƣớc bể, chế độ vận hành của
hệ thống.
Xác định các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào hệ thống xử lý nƣớc thải.
Phân tích thống kê và tổng hợp kết quả khảo sát và đo đạc tại hệ thống.
Phân tích nguyên nhân hệ thống hoạt động chƣa đạt hiệu quả.
Tổng quan các phƣơng án xử lý nƣớc thải thuỷ sản thƣờng dùng.
Đề xuất phƣơng án cải tạo khả thi cho công ty.
Tính toán một số công trình đơn vị cho phƣơng án đƣợc chọn.
Thể hiện mặt bằng, mặt cắt công nghệ và một số công trình đơn vị.
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết
Phƣơng pháp sƣu tầm, tham khảo, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu.
Nghiên cứu các tài liệu về công nghệ xử lý nƣớc thải thuỷ sản và các bản vẽ thi công.
Phƣơng pháp thống kê xử lý số liệu (sử dụng các phần mềm Microsoft Word,
Microsoft Excel)
1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm
Thông qua quá trình thực tập tại công ty về hệ thống XLNT đã hổ trợ về:
Đƣợc tiếp cận trực tiết với hệ thống xử lý.
Quy trình vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải.

Đã làm quen với các bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công.
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
1.5.1 Quy mô:
Đề tài chỉ nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu và
các phƣơng pháp xử lý.
Đề tài chỉ tìm ra nguyên nhân hạn chế của hệ thống xử lý nƣớc thải hiện hữu và đề
xuất các giải pháp khắc phục hạn chế.

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

2


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

1.5.2 Đối tƣợng nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải trong công ty.
Thời gian thực hiện khóa luận: 16/03 – 11/07/2010

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

3


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

CHƢƠNG II
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU
2.1.1 Giới thiệu về công ty

a. Khái quát chung:
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU
Trụ sở công ty: Lô 69 Khu công nghiệp Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại: 0733854249
Tổng giám đốc: Bà Lê Kim Phụng
Nghành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, kinh
doanh thuỷ hải sản.
Nguồn vốn đầu tƣ ban đầu: tổng vốn đầu tƣ 180.000.000.000 đồng (một trăm
tám mƣơi triệu đồng)
Tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng: HACCP, ISO 9001 – 2000.
b. Vị trí địa lý:
Địa chỉ: Lô 69 Khu Công nghiệp Mỹ Tho – Tiền Giang
Tứ phía khu đất tiếp giáp với:
Phía Bắc giáp với đƣờng tỉnh 864.
Phía Nam giáp với sông Tiền.
Phía Đông giáp với Xí nghiệp chế biến thực phẩm (Công ty chăn nuôi Tiền
Giang).
Phía Tây giáp với rạch thoát nƣớc và khu dân cƣ.
Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích: 25.264,5 m2

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

4


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

Bảng 2.1 Diện tích phân bố
Hạng mục xây dựng


STT

Đơn vị

Diện tích

Phần
trăm(%)

1

NHà xƣởng và nhà kho

m2

11.200

44,3

2

Khối văn phòng

m2

1.000

4

3


Công trình phụ

m2

3.000

12

4

Xữ lý nƣớc thải và nƣớc

m2

2.000

8

Đƣờng nội địa và cây xanh

m2

8.064,5

32

Tổng cộng

m2


25.264,5

100

cấp
5

c. Nguồn nguyên, nhiên liêu:
Nguyên liệu sản xuất cho công ty Châu Âu là cá Tra.
Nguồn gốc nguyên liệu: nguyên liệu này đƣợc thu mua chủ yếu từ các hộ nuôi
cá ở Tiền Giang và tất cả các tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nhƣ An
Giang, Đồng Tháp,…
d. Số công nhân và thời gian làm việc:
Số lƣợng công nhân tham gia sản xuất: công ty có khoảng 2.000 ngƣời.
Công ty làm việc mỗi ngày 3 ca.
e. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
Sản phẩm chính là fillet đông lạnh đƣợc chia làm 2 loại: Fillet đông lạnh rời và
fillet đông lạnh block (khối).
Công suất: khoảng 225 tấn cá nguyên liệu/ngày (xấp xỉ 75 tấn sản phẩm/ngày)
và tƣơng ứng với 81.000 tấn cá nguyên liệu/năm (xấp xỉ 27.000 tấn sản phẩm/năm)
f. Thị trường tiêu thụ:
Châu Âu đã khẳng định đƣợc vị thế vững chắc của mình trên thƣơng trƣờng,
tạo đƣợc lòng tin của khách hàng từ các thị trƣờng ; Mỹ, Châu Âu, Úc, Mexico,
Cannada, …

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

5



Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

2.1.2 Nhu cầu về năng lƣợng, nhiên liệu, nƣớc
a. Cấp điện:
Với nguồn điện năng hiện có tại khu vực, Công ty đã đầu tƣ thêm một trạm
biến thế 2.000 KVA để biến điện lƣới 15 KV thành điện hạ thế 380 KV; 3 pha, tần số
50 Hz.
b. Nhu cầu sử dụng nước:
Việc sử dụng nƣớc chủ yếu là cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công
nhân viên ở Công ty.
Lƣợng nƣớc đƣợc sử dụng rất lớn khoảng 2.310 m3/ngày chủ yếu cho quá trình
sản xuất và vệ sinh xƣởng. Hiện nay Công ty sử dụng chủ yếu nguồn nƣớc mặt đƣợc
lấy từ Sông Tiền.
Hiện nay Công ty có hệ thống xử lý nƣớc cấp công suất 2.000 m3/ngày.đêm.
2.1.3 Các nguồn tác động có liên quan tới chất thải
a. Chất thải rắn công nghiệp:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu qua các khâu cắt đầu,
lột da, rút ruột , bỏ gan, lóc thịt theo tỷ lệ 3 tấn nguyên liệu thì cho ra 1 tấn sản phẩm
và 2 tấn phế phẩm. Phế phẩm này sẽ đƣợc chuyển qua nhà máy chế biến phụ phẩm.
Theo thống kê từ một số nhà máy thuỷ sản cho thấy mức tiêu thụ nguyên liệu
và phát sinh chất thải rắn có thể ƣớc tính nhà máy phát sinh khoảng 150 tấn chất
thải/ngày. Chất thải của phân xƣởng có thành phần hửu cơ dễ phân huỷ cho ra các khí
H2S và NH3 có mùi hôi khó chịu. Do đó, đối với loại chất thải này phân xƣởng cần có
biện pháp lƣu chƣa hợp lý, hạn chế tối đa chất thải phân huỷ sinh nhiều khí.
b. Chất thải rắn sinh hoạt:
Số lƣợng công nhân làm việc tại phân xƣởng là 2.000 ngƣời và trung bình mỗi
ngày mỗi ngƣời thải ra khoảng 0,3 kg, thì khối lƣợng chất thải rắn ƣớc tính là 600
kg/ngày. Chất thải rắn loại này có chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ, nếu không
đƣợc thu gom thích hợp sẽ gây mùi khó chịu và mất vẽ mỹ quan của công ty.

c. Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại chủ yếu ở nhà máy là các thùng đựng hoá chất, can đựng
dầu, găng tay cao su và các loại bóng đèn huỳnh quang bị hƣ... Các loại chất thải nguy
SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

6


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

hại này sẽ đƣợc thu gom và xử lý thích hợp. Ngoài ra, còn có một lƣợng lớn bùn thải
từ hệ thống xử lý nƣớc thải và nƣớc cấp của nhà máy. Lƣợng bùn này cũng đƣợc thu
gom và làm phân bón hoặc mang đi chôn lấp.
2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất
Mô tả quy trình công nghệ sản xuất cá Tra:
Từ các trại nuôi các nguyên liệu đƣợc vận chuyển về đến Công ty bằng Ghe,
tải trọng của Ghe 15-25 tấn/ghe. Nguyên liệu đƣa đến nhà máy đƣợc cập cảng cá của
công ty. Tại đây cá nguyên liệu đƣợc nhân viên của công ty vết lên từng sọt và móc
lên bằng cẩu. Công ty chỉ nhận cá còn sống, loại bỏ cá chết. Từ bến cá, cá đƣợc đƣa
vào nhà máy bằng xe 3 bánh, mỗi xe chỉ có 2 thùng.
Tại công đoạn tiếp nhận, công nhân loại bỏ cá chết, tiến hành cắt tiết ngâm cho
máu chảy ra khoảng 15 - 40 phút.
+ Fillet: Cá đƣợc lóc lấy phần thịt và loại bỏ phần đầu, xƣơng, nôi tạng,…
+ Rữa 1: Phần thịt vừa fillet đƣợc rữa bằng nƣớc mát có hòa trộn một lƣợng
nhỏ Chlorine để loại bỏ những mảnh vụn và một phần vi khuẩn.
+ Lạng da, định hình: Loại bỏ da và cắt thành miếng tùy theo loại sản phẩm.
+ Rửa 2: Thịt cá đƣợc rữa bằng nƣớc mát có hòa trộn một lƣợng nhỏ chlorine
để loại bỏ những mảnh vụn và một phần vi khuẩn.
+ Kiểm tra kí sinh trùng: Lấy mẫu phân tích kiểm tra nguồn gây bệnh tại phòng
vi sinh của nhà máy .

+Rửa 3: Rửa bằng nƣớc lạnh trong 30 giây, để cho ráo nƣớc trên vỉ thép không
gỉ đặt nghiêng 300 trong 5 - 6 phút.
+ Công đoạn quay cá: Sử dụng các chất nhƣ muối, polyphotphat,… nồng độ 2 3% để ngâm cá để làm trƣơng nƣớc căng bề mặt miếng cá trƣớc khi đƣa qua đông
lạnh.
+ Phân cỡ và cân: phân loại cỡ theo sản phẩm và cân trọng lƣợng.
+ Rữa 4: Tiếp tục rữa sạch sau khi cấp đông.
+ Đông lạnh: Đông khối bằng máy động lạnh dạng tấm, cấp động IQF ở nhiệt
độ -18oC. Có hai loại đông lạnh: đông lạnh băng chuyền dùng cho loại hàng rời và
đông lạnh tiếp xúc áp dụng cho loại hàng theo khuôn.
SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

7


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

+ Mạ băng: Nhúng nƣớc đá để tạo ra lớp băng bao bên ngoài bảo quản sản
phẩm.
+ Bao gói, lƣu kho: Sản phẩm đƣợc đóng thành từng hộp rồi đƣa vào kho lạnh
bảo quản chờ xuất kho.
Quá quá trình chế biến Fillet, định hình, phân cỡ, phân loại, cá đƣợc duy trì
nhiệt độ hợp lý đảm bảo không bị hƣ hỏng. Trong quá trình này sẽ phát 2 loại chất
thải là rắn (đầu, da, xƣơng, mỡ, thịt vụn của cá) và chất thải là nƣớc ( máu cá, nƣớc
rữa cá).
Chất thải rắn đƣợc chuyển đến kho phế liệu bán lại cho công ty chế biến bột cá,
thức ăn gia súc. Chất thải lỏng đƣợc chuyển đến hệ thống XLNT để xử lý.
Bán thành phẩn sau khi đƣợc chuyến đến công đoạn cấp đông, thời gian cấp
đông với hàng block là 2,5 - 3 giờ/mẻ; thời gian cấp đông với băng chuyền IQF là 20
phút /vòng, nhiệt độ của các thiết bị cấp đông nhỏ hơn -40oC. Sản phẩm sau khi cấp
đông nhiệt độ trung tâm đạt dƣới -18oC, sản phẩn cuối cùng đƣợc đóng gói, dán nhản

theo yêu cầu của khách hàng có thời gian sử dụng là 2 năm.

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

8


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

Tiếp nhận nguyên liệu
Nƣớc sạch

Cắt tiết

Nƣớc thải

Nƣớc sạch

Fillet

Nƣớc sạch

Rửa 1

Nƣớc thải

Nƣớc sạch

Lạng da, định hình


Nƣớc thải, CTR

Nƣớc sạch

Rửa 2

Nƣớc thải

Nƣớc thải, CTR

Kiểm tra kí sinh
Nƣớc sạch

Rửa 3

Nƣớc thải

Nƣớc sạch

Quay cá

Nƣớc thải

Phân cỡ
Cân
Xếp khuôn
Cấp đông
Mạ băng
Bao gói
Bảo quản kho lạnh


Hình 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

9


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

2.2 TỔNG QUAN CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI THUỶ SẢN
Phân loại các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải theo đặc tính của quy trình xử lý,
gồm có:
Xử lý cơ học.
Xử lý hóa học.
Xử lý sinh học.
Hệ thống xử lý nƣớc thải hoàn chỉnh có thể gồm một vài công trình đơn vị
trong các công đoạn xử lý cơ học, hóa học, sinh học và xử lý bùn cặn.
Bảng 2.2 - Một vài phƣơng pháp xử lý nƣớc thải theo quy trình xử lý cơ học, hóa
học, sinh học
Quy trình xử lý

Các công đoạn có thể áp dụng
Lắng cặn
Tách rác
Lọc qua lƣới lọc

Cơ học

Làm thoáng

Lọc qua lớp vật liệu lọc, lọc qua màng
Tuyển nổi và vớt bọt
Khử khí
Khuấy trộn pha loãng
Oxi hóa – khử: Clo hóa, Ozon hóa, làm thoáng, điện
giải, UV

Hóa học

Trung hòa bằng dung dịch axit hoặc kiềm
Keo tụ tạo bông
Hấp thụ và hấp phụ
Trao đổi ion
Xử lý hiếu khí

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

10


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

Sinh học

Bùn hoạt tính

Sinh trƣởng dính bám

Bể Aeroten thông


Lọc sinh học

thƣờng

Aeroten tiếp xúc

Cấp từng bậc

Lọc sinh học kết hợp làm

Tăng cƣờng

thoáng

Mƣơng oxy hóa

Đĩa sinh học

Từng mẽ (SBR)

Tiếp xúc lơ lửng

Khử Nitơ
Ổn định cặn trong môi
trƣờng hiếu khí
Xử lý yếm khí
Bể UASB
Bể lọc yếm khí
Bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ
Hồ yếm khí

Ổn định cặn trong môi trƣờng yếm khí – bể metan
2.2.1 Xử lý cơ học
Xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nƣớc thải đi qua quá trình đó sẽ
không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm tách các chất
lơ lửng, chất rắn dễ lắng ra khỏi nƣớc thải, cặn có kích thƣớc lớn loại bỏ bằng song
chắn rác. Cặn vô cơ (da, xƣơng nội tạng, đầu…) đƣợc tách ra khi qua bể lằng cát. Xử
lý cơ học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các bƣớc xử lý tiếp theo và là
bƣớc ban đầu cho xử lý sinh học. Đối với ngành chế biến thuỷ sản, trong xử lý này
thƣờng có các thiết bị nhƣ: song chắn rác (SCR), bể vớt mỡ, bể tuyển nổi, bể lắng đợt
một, bể lọc.
Song chắn rác, lƣới lọc
Thƣờng đƣợc đặt trƣớc trạm bơm trên đƣờng tập trung nƣớc thải chảy vào hầm
bơm, nhằm bảo vệ bơm không bị rác làm nghẹt. SCR và lƣới chắn rác thƣờng đặt
vuông góc hoặc đặt nghiêng 45 - 900 so với dòng chảy. Vận tốc nƣớc qua SCR giới
SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

11


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

hạn từ 0,6 - 1m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 - 1m/s nhằm tránh đẩy
rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải.
SCR và lƣới chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thƣớc lớn hoặc ở dạng sợi
nhƣ giấy, bao bì, găng tay… đƣợc gọi chung là rác. Rác đƣợc lấy bằng thủ công, hay
bằng các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Rác sau khi thu gom thƣờng đƣợc vận
chuyển đến nơi quy định.
Bể tách mỡ
Đƣợc sử dụng để vớt bọt giúp loại bỏ mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây
cản trở cho quá trình oxy hóa và khử.

Bể lắng đợt 1
Loại bỏ các chất rắn lắng đƣợc mà các chất này có thể gây nên hiện tƣợng bùn
lắng trong nguồn tiếp nhận.
Tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác.
Giảm tải trọng hữu cơ cho công trình xử lý sinh học phía sau. Bể lắng đợt 1 khi
vận hành tốt có thể loại bỏ 50 - 70% SS và 25 - 40% BOD5.
Hai thông số thiết kế quan trọng cho bể lắng là tải trọng bề mặt (32 - 45
m3/m2.ngày) và thời gian lƣu nƣớc (1,5 - 2,5 h).
Bể lắng thƣờng có dạng hình chữ nhật (lắng ngang) hoặc hình tròn (lắng ly
tâm).
Hệ thống thu gom bùn lắng và gạn chất nổi là bộ phận quan trọng của bể lắng.
Bể lắng đợt 1 đƣợc đặt trƣớc bể xử lý sinh học. Trƣớc khi vào bể Aeroten hoặc
bể lọc sinh học, hàm lƣợng chất lơ lửng trong nƣớc không đƣợc quá 150 mg/l. Thời
gian lắng không dƣới 1,5 giờ.
Bể lắng đợt 2
Có nhiệm vụ lắng các bông cặn có khả năng liên kết và có nồng độ lớn trên
1.000 mg/l. Tốc độ lắng của bể phụ thuộc vào nồng độ cặn. Thời gian lắng và tải
trọng bùn trên một đơn vị diện tích bề mặt là những thông số quyết định. Đó là những
thông số và đặc tính của bùn hoạt tính ở bể Aeroten dùng để thiết kế bể lắng đợt 2.

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

12


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

Bể lọc
Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thƣớc nhỏ bằng cách
cho nƣớc thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại

nƣớc thải công nghiệp.
Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nƣớc thải đƣợc
60% các tạp chất không hòa tan và ≥ 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lƣợng chất lơ lửng và 30 - 35%
theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
Các loại bể lọc giúp loại bỏ cặn lơ lửng làm cho nƣớc trong trƣớc khi xả ra
nguồn tiếp nhận. Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi qua bể lọc nƣớc thải
đƣợc khử trùng và xả ra môi trƣờng.
2.2.2 Xử lý hóa học
Thực chất của phƣơng pháp xử lý hóa học là đƣa vào nƣớc thải chất phản ứng
nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành chất khác
dƣới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhƣng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trƣờng.
Xử lý hóa học nhằm nâng cao chất lƣợng của nƣớc thải để đáp ứng hiệu quả xử lý của
các công đoạn sau đó.
Ví dụ:
Dùng acid hay vôi để điều chỉnh pH
Dùng than hoạt tính, Clo, Ozon để khử các chất hữu cơ khó oxy hóa, khử màu,
mùi, khử trùng…
Dùng bể lọc trao đổi ion để khử kim loại nặng …
Phƣơng pháp xử lý hóa học thƣờng đƣợc áp dụng để xử lý nƣớc thải công
nghiệp. Đối với nƣớc thải thuỷ sản, xử lý hóa học thƣờng sử dụng hoá chất phèn,
polymer, acid, NaOH và Clo hay Ozon hóa chất để khử trùng.
Khử trùng nƣớc thải là nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây
bệnh nguy hiểm, chƣa đƣợc hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nƣớc thải.
Trong điều kiện tự nhiên, xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học cho hiệu
suất xử lý và khử trùng cao nhất, đạt tới 99,9%, còn các công trình xử lý sinh học
trong điều kiện nhân tạo chỉ đạt đƣợc 91 – 98%.
SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

13



Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

Khử trùng nƣớc thải có nhiều phƣơng pháp. Hiện nay những phƣơng pháp hay
đƣợc sử dụng là:
Dùng clo hơi qua thiết bị định lƣợng clo.
Dùng hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – hòa tan trong thùng dung dịch
3 - 5% rồi định lƣợng vào bể tiếp xúc.
Dùng hypoclorit natri, nƣớc javel (NaClO).
Dùng clorua vôi (CaOCl2).
Dùng ozon thƣờng đƣợc sản xuất từ không khí bằng máy tạo ozon đặt trong
nhà máy xử lý nƣớc thải. Ozon sản xuất ra đƣợc dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc.
Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản ra. Đèn phát tia cực
tím đặt ngập trong dòng chảy nƣớc thải.
Trong các phƣơng pháp trên, khi khử trùng nƣớc thải ngƣời ta hay dùng clo
nƣớc tạo hơi và các hợp chất của clo vì clo là hóa chất đƣợc các ngành công nghiệp
dùng nhiều và có sẳn trên thị trƣờng, giá thành chấp nhận đƣợc, hiệu quả khử trùng
cao.
2.2.3 Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là phƣơng pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy
sinh hóa các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất
ổn định với sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và các chất vô cơ khác.
Phƣơng pháp xử lý sinh học có thể chia ra làm hai loại: xử lý hiếu khí và xử lý
yếm khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan.
Những công trình xử lý sinh hóa phân thành 2 nhóm:
Những công trình xử lý sinh học thực hiện trong điều kiện tự nhiên là: Cách
đồng tƣới, bãi lọc, hồ sinh học… Quá trình xử lý diễn ra chậm, dựa chủ yếu vào ôxy
và vi sinh có ở trong đất và nƣớc. Do đó, những công trình này đòi hỏi diện tích lớn
và thời gian xử lý dài.

Những công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo là: Bể lọc sinh học
(Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aeroten)… Do các điều kiện nhân tạo, có sự tính
toán và tác động của con ngƣời và máy móc mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn,
cƣờng độ mạnh hơn, diện tích nhỏ hơn.
SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

14


Nghiên cứu – cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải công ty Cổ phần Châu Âu

Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn (xử
lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 – 95% và không hoàn toàn với BOD
giảm tới 40 – 80%.
Giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng sau giai
đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng đợt 1. Còn bể đƣợc gọi là bể lắng đợt 2 là để chắn
giữ màng sinh học (sau bể Biôphin) hoặc bùn hoạt tính (sau bể Aeroten). Nƣớc thải
sau khi đƣợc xử lý sinh học luôn đƣợc qua bể khử trùng trƣớc khi xả vào nguồn thải
nhằm tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
Mục đích của quá trình xử lý nƣớc thải là loại bỏ cặn lơ lửng, các hợp chất hữu
cơ, các chất độc hại, vi khuẩn và vi rút gây bệnh đến nồng độ cho phép theo tiêu
chuẩn xả và nguồn tiếp nhận.
2.3 ĐẶC TRƢNG TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI THUỶ SẢN
Hàm lƣợng ô nhiễm chủ yếu trong nƣớc thải thuỷ sản là các chất hữu cơ, màu
và mùi cảm quan. Trong nƣớc thải thƣờng chứa nhiều mảnh vụn thịt và nội tạng cá,
các mảnh vụn này thƣờng dễ lắng và dễ phân huỷ gây nên các mùi hôi tanh, chất ô
nhiễm hữu cơ thể hiện qua các thông số COD, BOD5 (do vụn thịt và nội tạng cá),
Nitơ, Phospho. Các chất ô nhiễm này làm cho nƣớc thải có mùi hơi khó chịu và biến
nƣớc thải thành nƣớc đen. Nƣớc thải có lƣợng dầu mỡ lớn là do mỡ trong cá Tra sinh
ra trong quá trình fillet và lạng da. Hàm lƣợng chất lơ lững rất cao sinh ra trong quá

trình rữa cá.

SVTH: NGUYỄN QUANG TUẤN VŨ

15


×