Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM CÔNG SUẤT 15300m3/NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ HIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM CÔNG SUẤT
15300m3/NGÀY.ĐÊM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ HIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM CÔNG SUẤT
15300m3/NGÀY.ĐÊM

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS LÊ HOÀNG NGHIÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

ii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian bốn năm học ở trường đại học và quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp đã giúp em có thêm nhiều kiến thức quý báu và sẽ là nền tảng kiến thức vững chắc
để em xây dựng sự nghiệp của bản thân trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm đã tạo môi trường, phương tiện
cho em có thể học tập tốt nhất.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên, cùng các thầy cô
trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Lê Hoàng Nghiêm, đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn lớp DH06MT đã giúp đỡ, gắn bó với tôi trong suốt khoảng thời
gian sinh viên, tôi sẽ mãi nhớ các bạn.
Cuối cùng, cho con được gởi lời cảm ơn đặc biệt đến cha me, anh chị, các em và
mọi người thân đã cho con có được ngày hôm nay.
Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong các
thầy cô góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiệp

i


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đơ thị mới Thủ Thiêm với cơng suất 15.300m3/ngày.đêm

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Thò Hiệp

Lớp: DH06MT

MSSV: 06127040

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Hoàng Nghiêm
1. Ngày giao luận văn: 15 – 03 - 2010
2. Ngày hoàn thành luận văn: 15 – 06 – 2010
3. TÊN ĐỀ TÀI
Thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu đô thò mới Thủ Thêm
công suất
15300 m3/ngày đêm.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:
 Giới thiệu khu đô thò mới Thủ Thêm.
 Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải sinh

hoạt.
 Xây dựng phương án công nghệ xử lý nước thải cho trạm xử
lý nước thải sinh hoạt cho khu đô thò mới Thủ Thêm đạt tiêu
chuẩn loại A QCVN 14: 2008 (2 phương án).
 Tính toán các công trình đơn vò theo các phương án đề xuất.
 Tính toán kinh tế và so sánh lựa chọn phương án.
 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì hệ thống xử lý.
- Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý theo các
phương án chọn.
- Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ (theo nước, theo bùn, cao độ công
trình);
- Vẽ sơ đồ bố trí đường ống cho trạm xử lý;
- Vẽ chi tiết 05 công trình đơn vò hoàn chỉnh.
Ngày 22 tháng 12 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM

ii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Như chúng ta đã biết, số dân ở TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng mà diện tích
đất ở thành phố thì rất hạn chế. Vì vậy, khu đô thị mới Thủ Thiêm được ra đời để
đáp ứng cho nhu cầu này. Và như một tất yếu, có dân cư sinh sống thì có nước thải
sinh hoạt và lượng nước này cần được xử lý trước khi xả thải vào môi trường.
Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ
Thiêm công suất 15.300 m3/ngày.đêm.

Nước thải sinh hoạt có hàm lượng BOD5 ở khoảng 110 – 350 mg/l, SS
khoảng 390 – 1230 mg/l, Nitơ tổng khoảng 20 – 70 mg/l và Phốt pho tổng khoảng 4
– 12 mg/l (theo Metcalf & Eddy), đây đều là các chất ô nhiễm cần được xử lý.
Hiện nay các hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư chỉ xử lý được BOD5,
COD, SS, còn một lượng lớn Nitơ và Phốt pho thì không được quan tâm xử lý và
thải trực tiếp ra môi trường gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước như hiện
nay. Trong khóa luận này, đề xuất 2 phương án xử lý cho nước khải sinh hoạt khu
đô thị mới Thủ Thiêm. Ngoài xử lý BOD, SS còn xử lý cả Nitơ và Phốt pho đảm
bảo nước đầu ra đạt QCVN 14:2008 cột A.
Phương án 1: Nước thải qua song chắn rác, bể lắng cát đến bể điều hòa, rồi
qua bể lắng li tâm đến công trình xử lý chất hữu cơ kết hợp chất dinh dưỡng là
SBR, cuối cùng được khử trùng trước khi xả vào sông Sài Gòn.
Phương án 2: tương tự phương án 1 nhưng thay SBR bằng mương oxy hóa
để khử Nitơ rồi qua bể lắng đợt 2 trước khi tới bể lắng tiếp xúc để khử Phốt pho.
Qua tính toán, phân tích ta lựa chọn phương án 1 vì: nước thải đầu ra đạt yêu
cầu xử lý, công nghệ xử lý đơn giản, hiện đại, giá thành thấp hơn.
Hệ thống xử lý nước thải này sẽ giúp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho khu đô
thị, đồng thời giảm bớt những thách thức do ô nhiễm môi trường gây ra.

iii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... I
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .......................................................................................... II
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................................................III
MỤC LỤC........................................................................................................................................ IV
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................................. VI

DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................................. VII
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................VIII
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... I
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................................ I
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................................. I
1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG KHÓA LUẬN ............................................................................................ II
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................................................................. II
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.................................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM .........III
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM .............................................................................................. III
2.1.1 Khái niệm đô thị - khu đô thị .......................................................................................................... iii
2.1.2 Hiện trạng đô thị hóa ở Việt Nam ................................................................................................... iv
2.2 TỔNG QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM .................................................................................... V
2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực.................................................................................... v
2.2.2 Quy hoạch mặt bằng tổng thể .......................................................................................................... vi
2.2.3 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật .......................................................................................... vii

CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG .................................................................................................................X
3.1 ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT............................................................................................... X
3.1.1 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải sinh hoạt ................................................................................... x
3.1.2 Thành phần nước thải sinh hoạt ...................................................................................................... xi
3.1.3 Tính chất nước thải sinh hoạt ......................................................................................................... xii
3.2 CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐANG ÁP DỤNG ...................................... XIII
3.2.1 Công ty gỗ Kim Huy - Bình Dương .............................................................................................. xiii
3.2.2 Khách sạn Quê Hương - Trần Phú - Nha Trang ........................................................................... xiii
3.2.3 Thành phố Christchurh – Thổ Nhĩ Kỳ .......................................................................................... xiv

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU ĐÔ

THỊ MỚI THỦ THIÊM .................................................................................................................. XV
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI....................................................................XV
4.1.1 Tiêu chuẩn xử lý ............................................................................................................................. xv
4.1.2 Tính chất nước thải ......................................................................................................................... xv
4.1.3 Tính toán lưu lượng ........................................................................................................................ xv
4.1.4 Mức độ cần thiết xử lý nước thải .................................................................................................. xvi
4.1.5 Một số yêu cầu khác của khu đô thị Thủ Thiêm ........................................................................... xvi
4.1.6 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý ............................................................................................ xvi
4.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ....................................................................................................... XVII
4.2.1 Phương án xử lý............................................................................................................................ xvii
4.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ .................................................................................................. xx

iv


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

Phương án 1 ....................................................................................................................................... xx
Phương án 2 ...................................................................................................................................... xxi
4.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ....................................................................................................................... XXI
4.3.1 Phương án 1 ................................................................................................................................... xxi
Ngăn tiếp nhận .................................................................................................................................. xxi
Song chắn rác ................................................................................................................................... xxii
Bể lắng cát ngang ............................................................................................................................ xxiii
Bể điều hòa ...................................................................................................................................... xxiii
Bể lắng li tâm .................................................................................................................................. xxiii
Bể chứa nước trung gian ................................................................................................................. xxiv
Bể SBR ............................................................................................................................................ xxiv
Khử trùng nước thải ....................................................................................................................... xxvii
Bể nén bùn (kiểu lắng đứng)......................................................................................................... xxviii

Bể mêtan........................................................................................................................................ xxviii
Bể chứa bùn..................................................................................................................................... xxix
Máy ép bùn ...................................................................................................................................... xxix
Ngăn tập trung nước bùn ................................................................................................................ xxix
4.3.2 Phương án 2 .................................................................................................................................... 29
Mương oxy hóa ............................................................................................................................... xxix
Bể lắng li tâm đợt 2 .......................................................................................................................... xxx
Bể lắng tiếp xúc............................................................................................................................... xxxi
Khử trùng nước thải ........................................................................................................................... 31
Bể nén bùn (kiểu lắng đứng).......................................................................................................... xxxii
Bể mêtan........................................................................................................................................ xxxiii
Bể chứa bùn................................................................................................................................... xxxiii
Máy ép bùn .................................................................................................................................... xxxiii
Ngăn tập trung nước bùn .............................................................................................................. xxxiii
4.4 TÍNH TOÁN KINH TẾ ..................................................................................................................... XXXIV
4.4.1 Dự toán kinh tế cho phương án 1 .............................................................................................. xxxiv
Chi phí xây dựng cơ bản ............................................................................................................... xxxiv
Chi phí quản lý và vận hành ......................................................................................................... xxxiv
Khấu hao tài sản và lãi suất .......................................................................................................... xxxiv
4.4.2 Dự toán kinh tế cho phương án 2 .............................................................................................. xxxiv
Chi phí xây dựng cơ bản ............................................................................................................... xxxiv
Chi phí quản lý và vận hành .............................................................................................................. 34
Khấu hao tài sản và lãi suất ........................................................................................................... xxxv
4.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ............................................................................................................... XXXV

CHƯƠNG 5 VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG .......................................................... XXXVI
5.1 VẬN HÀNH ...................................................................................................................................... XXXVI
5.1.1 Giai đoạn khởi động hệ thống sinh học .................................................................................... xxxvi
5.1.2 Giai đoạn vận hành hàng ngày ................................................................................................. xxxvii
5.2 BẢO TRÌ........................................................................................................................................... XXXVII

5.3 SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..........................................................................................XXXVIII
5.4 KỸ THUẬT AN TOÀN .................................................................................................................... XXXIX

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................40
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................. 40
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................................. 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn nước thải từ các công sở

10

Bảng 3.2 Tiêu chuẩn thải nước một số cơ sở dịch vụ

11

Bảng 3.3 Tiêu chuẩn nước thải từ các khu giải trí


11

Bảng 3.4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

12

Bảng 3.5 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau xử lý

13

của công ty Kim Huy
Bảng 3.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau xử lý

14

của khách sạn Quê Hương
Bảng 4.1 Tính chất nước thải sinh hoạt

15

Bảng 4.2 Hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị trong phương án 1

19

Bảng 4.3 Hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị trong phương án 2

19

Bảng 4.4 Sơ đồ làm việc của các bể SBR


25

vi


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Vị trí khu đô thị mới Thủ Thiêm

5

Hình 2.2 Quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đô thị mới Thủ Thiêm

7

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý của công ty Kim Huy

13

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý của khách sạn Quê Hương

14

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý của TP. Christchurh


14

Hình 4.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 1

17

Hình 4.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2

18

Hình 4.3 Cấu tạo ngăn tiếp nhận

22

Hình 4.4 Cấu tạo song chắn rác

22

Hình 4.5 Chi tiết máng trộn

27

Hình 4.6 Sơ đồ bể mêtan

28

Hình 4.7 Chi tiết mương oxy hóa

29


vii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm với công suất 15.300m3/ngày.đêm

DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

SBR

: Sequence Batch Reactors


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

QCVN 14 - 2008 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XLNT

: Xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật

MLSS
Solids)

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended

viii


Thi t k


h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với tốc độ gia tăng dân số đến chóng mặt thì việc giải quyết các
vấn đề về trao đổi mua bán, cung cấp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hóa, giáo dục…
cho người dân cũng đang được quan tâm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hiện tại,
TP. Hồ Chí Minh đang kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó các khu đô thị mới được ưu
tiên đầu tư xây dựng. Khi các khu đô thị này ra đời sẽ mở ra cơ hội phát triển mọi
mặt và nâng cấp TP. Hồ Chí Minh ngang tầm các đô thị hiện đại trên thế giới.
Cùng với những lợi ích thiết thực của nó thì sự ra đời của các khu đô thị đã
làm phát sinh ra môi trường một lượng lớn rác thải và nước thải sinh hoạt, mà nếu
không có biện pháp xử lý kịp thời trước khi xả thải ra sông, ra biển thì ô nhiễm chắc
chắn xảy ra vì khả năng tự làm sạch của môi trường là có giới hạn.
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bán đảo Thủ Thiêm có được khoảng mặt nước phía trước dài tới 8,5km dọc

sông Sài Gòn. Và một phần đã bị ô nhiễm do sử dụng làm lối giao thông cho tàu
thuyền vào các kho hàng và sân trữ hàng, đồng thời cũng là nơi để các khu công
nghiệp, khu dân cư xả thải một khối lượng khổng lồ nước thải . Khi Thủ Thiêm phát
triển con sông này sẽ trở thành một tầm nhìn cảnh quan quan trọng. Vì vậy, việc
khắc phục ô nhiễm cho dòng sông cần được chú trọng. Để làm được điều đó, việc
xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho các khu dân cư trong khu đô thị mới Thủ
Thiêm là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn để Thủ Thiêm trở thành một khu
đô thị sinh thái thật sự.

i


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Mục tiêu: thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho một phần khu vực
lân cận 4 – khu vực nhà ở phía Bắc của sông Sài Gòn công suất 15.300m3/ngày.đêm

đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN14:2008 cột A.
Nội dung:
Tổng quan về: đô thị, khu đô thị ở Việt Nam và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra và
các biện pháp xử lý đang áp dụng hiện nay.
Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện hiện trạng.
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị theo các phương án đề xuất.
Tính toán kinh tế và lựa chọn phương án.
Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý nước thải.
Vẽ sơ đồ bố trí đường ống và mặt cắt sơ đồ công nghệ (theo nước, theo bùn).
Vẽ chi tiết 5 công trình đơn vị.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Tổng hợp, phân tích những tài liệu số liệu thu thập được về lý thuyết và
nghiên cứu bản vẽ.
Đề xuất các công nghệ phù hợp và tính toán dựa vào các tài liệu liên quan.
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Quy mô: đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một phần khu vực
lân cận 4 - khu nhà ở phía bắc sông Sài Gòn với công suất dự định 15.300 m3/ngđ.
Đối tượng xử lý: chỉ xử lý nước thải sinh hoạt không pha nước mưa, nguồn
nước này bao gồm: nước thải từ nhà vệ sinh, từ nhà ăn.
Thời gian thực hiện khóa luận: bắt đầu từ ngày 15/03/2010 đến ngày
15/06/2010.

ii


Thi t k

h


th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Chương 2
TỔNG QUAN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ
KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
2.1.1 Khái niệm đô thị - khu đô thị
Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp và có quy mô dân số thành thị
tối thiểu là 4000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2800 người) với tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã, thị trấn.
Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị.
Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị,
được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính
đô thị. Khu đô thị gồm: các đơn vị ở, các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị
đó, có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Cấu trúc của khu đô thị và đô thị gồm có: hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng
xã hội đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm các công trình sau:
-


Hệ thống giao thông.

-

Hệ thống cung cấp năng lượng.

-

Hệ thống chiếu sáng công cộng.

-

Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước.

-

Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường.

-

Các công trình công cộng khác.

iii


Thi t k

h

th ng x


lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Hạ tầng xã hội đô thị gồm các mục:
-

Các công trình nhà ở.

-

Các công trình công cộng, dịch vụ: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể
thao, thương mại,…

-

Các công trình: quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước.

-

Các công trình hạ tầng – xã hội khác.

2.1.2 Hiện trạng đô thị hóa ở Việt Nam
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra

hết sức nhanh chống đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ
Chí Minh. Theo dự báo của bộ xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm
2020 sẽ đạt khoảng 40%.
Từ năm 1990, các đô thị ở Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới
có khoảng 500 đô thị (tỉ lệ đô thị hóa vào khoảng 17 – 18 %), đến năm 2000 con số
này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay cả nước có trên 700 đô thị,
trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị
xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình hành các chuỗi đô thị trung tâm: các đô thị
trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... Các đô
thị trung tâm vùng gồm các thành phố lớn: Cần Thơ, Biên Hòa, Nha Trang, Vũng
Tàu…. Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã và các đô thị trung tâm
huyện, đô thị trung tâm cụm các dân cư nông thôn, các đô thị mới.
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để
lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì
vậy chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững. Để làm
được như vậy cần quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị trên
cả nước, hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện,
hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

iv


Thi t k

h

th ng x

lý n


c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

2.2 TỔNG QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực
Vị trí địa lý:
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm với diện tích 737 ha, đối
diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn. Gồm các phường An Khánh, Thủ
Thiêm, An Lợi Đông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2
– TP.Hồ Chí Minh.
Hình 2.1: Vị trí khu đô thị mới Thủ Thiêm

Ranh giới:
Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (Bình Thạnh) và phường An Khánh (quận 2).
Phía Nam giáp sông Sài Gòn (quận 7).
Phía Đông giáp phường An Khánh, Bình Khánh (quận 2).
Phía Tây giáp sông Sài Gòn (quận 1 và 4).
Điều kiện tự nhiên:
 Lượng mưa, khí hậu
Môi trường cận nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình là 270C, nhiệt độ cao nhất là 360C, thấp nhất là 240C.
Có 2 mùa: mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 4) và mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11).

v



Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Độ ẩm trung bình hằng ngày là 70 – 80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1,949 mm.
Hướng gió thịnh hành là Đông Nam – Tây Bắc vào mùa khô, và Tây Nam – Đông
Bắc vào mùa mưa.
 Lũ lụt
Khu này là khu đất lún do ảnh hưởng chế độ thủy triều 2 lần/ngày.
Hiện nay, chưa có thiết bị nào để ngăn chặn hoặc kiểm soát lũ lụt trong khu vực
Thủ Thiêm. Và mặt bằng của công trình được đề nghị nâng cao từ 2,5 m đến 4,5 m
để thích hợp với tình trạng lũ lụt.
 Sự ổn định của bờ sông
Đặc tính hiện nay của bờ sông Thủ Thiêm hầu hết là bờ dốc thoải, trong đó mức độ
ổn định và việc bảo vệ thay đổi dọc theo bán đảo.
Do mức độ tốc lực trong sông, có nhiều sự xói mòn dọc theo bờ sông.
2.2.2 Quy hoạch mặt bằng tổng thể

Theo quy hoạch tổng thể, có bảy khu vực lân cận được xác định trong khu đô
thị mới Thủ Thiêm, dựa trên những đặc tính và những đường ranh giới chung.
1. Khu vực lõi phía Bắc: bao gồm công viên trung tâm (trung tâm mua sắm),
trung tâm hội nghị phía Bắc, giữa sông Sài Gòn và hồ trung tâm.
2. Khu vực lõi phía Nam: được định vị phía Nam của công viên trung tâm
gồm: đường hầm Đông Tây, tháp truyền hình, và những sân vận động/trường đua.
3. Khu vực nhà ở phía Bắc cầu Thủ Thiêm: phía đông của trung tâm hội
nghị, bao gồm khu nhà ở và vùng đa năng lân cận nơi mà cầu Thủ Thiêm cắt ngang
đại lộ vòng cung.
4. Khu vực nhà ở phía Bắc của sông Sài Gòn: bao gồm khu vực nhà ở còn lại
ở phía Bắc, với một vài địa điểm trường học.

vi


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t


5. Đại lộ Đông – Tây ở hồ trung tâm: bao gồm nhà bảo tàng, những tòa nhà
hành chính thành phố và khu vực nhà ở phía Nam.
6. Đại lộ Đông – Tây của quận đa năng: bao gồm khu vực đa năng dọc theo
Đại lộ Đông – Tây và những khu vực nhà ở phía Bắc và phía nam.
7. Khu vực nhà ở phía đông: khu nhà ở lân cận nơi mà định ra ranh giới phía
đông của Thủ Thiêm, nối tiếp quận 2.
Hình 2.2: Quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đô thị mới Thủ Thiêm

2.2.3 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật
-

Chuẩn bị đất xây dựng: gần 12 triệu m3 đất đắp sẽ được đưa về khu đất nơi

tạo nên khu đô thị Thủ Thiêm. Hệ thống cây xanh được dựng lên ở rìa các khu đất
ẩm ướt để ngăn chặn sự xói mòn và mất ổn định của vùng đất ven sông.
-

Giao thông: gồm 3 dạng

Lưu thông trong vùng: không sử dụng các con đường nhỏ và đường chính.
Lưu thông trong địa phương: sẽ đi từ một vùng đến một vùng khác trong khu vực
Thủ Thiêm.
Lưu thông trong HCMC: sẽ rời khỏi hoặc vào Thủ Thiêm qua kênh đào, cầu và đại
lộ Đông Tây hoặc các đường khác dẫn đến phần phía đông của quận 2.
Đường hầm và đại lộ Đông – Tây sẽ có vai trò liên kết giữa Thủ Thiêm với phía
Tây của sông Sài Gòn.

vii



Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Cầu Thủ Thiêm sẽ kết nối bán đảo đến phía Bắc của thành phố, đến Bình Thạnh và
kết thúc tại quốc lộ 1.
-

Cấp nước: mạng lưới đường được phân chia thành ba hạng chức năng:

Các đường ống chính truyền một khối lượng nước lớn từ ống chuyển tải, thường
phục vụ cho mạch vòng đường ống chính.
Các đường ống thứ cấp, truyền khối lượng nước lớn tương ứng từ tuyến đường ống
chính đến các khu vực có nhu cầu.
Các tuyến nhánh cung cấp nước đến các đầu mối tiêu thụ.
Nguồn cung cấp nước chính cho khu đô thị Thủ Thiêm sẽ tới từ một đường ống
phân phối nước có đường kính 1.500mm từ nhà máy xử lý nước Thủ Đức. Cùng với
đường ống này có một đường ống 500mm hiện hữu dọc theo đường Lương Định
Của. Tổng lưu lượng nước hàng ngày ước tính là 100.000m3/ngày dựa trên giả

thuyết về số dân cư và làm việc vào năm 2020.
-

Quy hoạch thoát nước thải

Nước thải sẽ được thu gom chủ yếu qua một hệ thống tự chảy, năm trạm bơm chính
sẽ bơm nước thải từ các khu vực đến giếng thăm và tổng lượng nước thải sẽ được
dẫn đến nhà máy xử lý nước thải dự kiến ở Cát Lái. Tuy nhiên, không biết lúc nào
thành phố sẽ triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Cát Lái. Cho nên để
đáp ứng nhu cầu giai đoạn phát triển đầu của khu vực đô thị mới Thủ Thiêm, một
loạt trạm xử lý nước thải tạm thời được đặt ở ven sông Sài Gòn để xử lý nước thải
khu vực trước khi thải ra sông.
-

Quy hoạch thoát nước mưa

Hệ thống tiêu nước mưa rào sẽ là hệ thống phân ly để thu gom dòng chảy nước
mưa. Hệ thống sẽ thiết kế phù hợp với toàn khu vực Thủ Thiêm, phần lớn đất được
đánh giá là không ngấm nước mhờ có mặt đường ô tô và mái nhà.

viii


Thi t k

h

th ng x

lý n


c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Có hai hệ thống tiêu nước mưa rào được đề xuất cho đường ô tô:
Một là hệ thống thu gom thông thường: nước mưa sẽ thu gom vào bể chứa với bể
lắng sau để xử lý lại, rồi chảy ra sông, hồ hoặc kênh hoặc vùng đầm lầy ở phía nam
khu đất.
Thứ hai là hệ thống Bioswale gồm cây trồng và đất đã được thi công có kỹ thuật để
xử lý nước mưa.
-

Chất thải rắn

Rác thải từ các hộ gia đình được đựng trong các otto 25 – 30 lít hay các thùng solo.
Rác từ Block căn hộ sẽ đựng vào thùng có bánh xe có nắp đậy 0,24 – 1,5 m3 và rác
ở những nơi công cộng. Rác thải sẽ được thu gom hằng ngày bằng xe ép rác sau đó
được vận chuyển tới Bình Chánh để vứt bỏ.
-

Cấp điện

Theo quy hoạch tổng thể của Sasaki, trạm điện An Khánh sẽ được cải tạo thành
trạm điện cuối 220kV cho Thủ Thiêm, nhận điện năng qua đường dây truyền tải
bằng cáp nổi được dỡ bằng trụ thép, đường dây này nối từ trạm điện Thủ Đức đến
Cát Lái. Trạm biến áp 220/110 kV Thủ Thiêm sẽ cung cấp điện cho trạm An Khánh

hiện hữu và trạm Thủ Thiêm mới qua mạng lưới vòng mới với cáp điện áp là
110kV. Theo kế hoạch phát triển, tổng dân số là 200.000 dân với nhu cầu điện theo
dự kiến là 10,3MWH cho mỗi đầu người, do đó khu vực Thủ Thiêm sẽ có nhu cầu
điện khoảng 2,10 tỷ kWh. Mạng lưới truyền tải ngầm sẽ là các dải ống cáp và
miệng cống đặt bên dưới vỉa hè hoặc các dãi phân cách.
-

Cấp khí đốt

Dầu mỏ sẽ được xử lý tại nhà máy khí đốt Dinh Cô, sau đó theo ống dẫn tới nhà
máy phân bón Phú Mỹ tiếp theo là phân bố đến khu vực Thủ Thiêm. Ống cung cấp
khí trực tiếp được lắp đặt ở dưới vỉa hè hoặc lắp đặt ống dẫn khí trong hạng mục
đường hầm sao cho tiếp cận dễ dàng trong tương lai. Vật liệu làm ống dẫn khí tự
nhiên sẽ là polyethylen mật độ cao.

ix


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th


Thiêm v i công su t

Chương 3
ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ MỘT SỐ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
3.1 ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… thường có màu
nâu hay đen, chứa nhiều cặn lơ lửng, chất hữu cơ và các vi sinh vật gây bệnh.
3.1.1 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc: từ khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, trường học, bệnh viện,
khu vui chơi, công viên, các cơ sở công nghiệp riêng lẻ.
Lưu lượng: lưu lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư thường được xác
định trên cơ sở nước cấp. Đối với nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước dao động
từ 120 đến 180 l/người/ngày.đêm. Thông thường nước thải sinh hoạt lấy từ 90 đến
100% tiêu chuẩn nước cấp. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô
thị thường là từ 100 đến 250 l/người/ngày.đêm (đối với các nước đang phát triển) và
từ 150 đến 500 l/người/ngày.đêm (đối với các nước phát triển).
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nước thải từ các công sở
Nguồn nước thải
Bệnh viện
Bệnh viện tâm thần
Nhà Tù

Lưu lượng (l/đơn vị tính - ngày)
Khoảng dao động
Trị số tiêu biểu
437 - 908
625

19 - 56
38
284 - 530
378
19 - 56
38
284 - 530
378
19 - 56
38

Đơn vị tính
Giường bệnh
Nhân viên phục vụ
Giường bệnh
Nhân viên phục vụ
Tù nhân
Quản giáo

Nhà nghỉ

Người trong nhà điều dưỡng

190 - 455

322

Trường đại học

Sinh viên


56 - 133

95

Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment

x


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Bảng 3.2: Tiêu chuẩn thải nước một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng
Nguồn nước thải
Nhà ga, sân bay
Gara - ô tô, sửa xe
Quán bar


Lưu lượng(l/đơn vị tính - ngày)
Khoảng dao động
Trị số tiêu biểu
7,5 - 15
11
26 - 50
38
3,8 -19
11
38 - 60
50
1515 - 2270
1900
30 - 45
38
151 - 212
180
26 - 49
38
26 - 60
49
1703 - 2460
2080
7,5 - 15
11
26 - 50
38
26 - 60
49


Đơn vị tính
Hành khách
Đầu xe
Khách hàng
Người phục vụ
Nhà vệ sinh
Nhân viên phục vụ
Khách
Người phục vụ
Công nhân
Máy giặt
Người ăn
Người làm
Nhân viên

Kho hàng hóa
Khách sạn
Hiệu giặt là
Tiệm ăn
Siêu thị
Cơ quan

Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment

Bảng 3.3: Tiêu chuẩn nước thải từ các khu giải trí
Nguồn nước thải

Lưu lượng (l/đơn vị tính - ngày)
Khoảng dao động

Trị số tiêu biểu

Đơn vị tính

Khu nghỉ mát, khách sạn
Người
mini
Lều, trại, ôtô di động
Người
Quán cà phê giải khát
Khách
Nhân viên phục vụ
Cắm trại
Người
Nhà ăn
Xuất ăn
Nhân viên
Bể bơi
Người tắm
Nhân viên
Nhà hát
Ghế ngồi
Khu triển lãm, giải trí
Người thăm quan

189 - 265

227

30 - 189

3,8 - 11
30 - 45
75 - 150
15 - 38
30 - 189
19 - 45
30- 45
7,5 - 15
15 - 30

151
7,5
38
113
26,5
151
38
38
11
19

Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment

3.1.2 Thành phần nước thải sinh hoạt
Các chất chứa trong nước thải sinh hoạt gồm: chất hữu cơ, vô cơ và VSV.
Chất hữu cơ: các chất hữu cơ trong nước thải chiếm khoảng 50 - 60% tổng
các chất, gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy … và các
chất hữu cơ động vật: chất thải bài tiết của người. Nồng độ các chất hữu cơ thường
được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD. Bên cạnh các chất trên nước thải còn


xi


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp: các chất hoạt động bề mặt mà điển hình là chất
tẩy tổng hợp (Alkyl bezen sunfonat- ABS) rất khó xử lí bằng phương pháp sinh học.
Chất vô cơ: chiếm 40 - 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các axit, bazơ vô cơ…
Vi sinh vật: trong nước thải có mặt nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút,
nấm, rong tảo, trứng giun sán…, trong đó có nhiều loại có khả năng gây bệnh.
3.1.3 Tính chất nước thải sinh hoạt: nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải là yếu
tố quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Bảng 3.4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Các chỉ tiêu

Đơn vị


Chất rắn tổng cộng
Tổng chất rắn hoà tan
- Cố định
- Bay hơi
Chất rắn lơ lửng
- Cố định
- Bay hơi
Chất rắn lắng được
BOD5 ( 20oC)
Tổng cacbon hữu cơ
COD
Tổng nitơ
- Hữu cơ
- Amônia tự do
- Nitrit
- Nitrat
Tổng photpho
- Hữu cơ
- Vô cơ
Clorua
Sunfat
Dầu mỡ
Chất hữu cơ bay hơi
Tổng Coliform

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L

mg/L
mg/L
mg/L

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
No/100mL

Nhẹ
390
270
160
110
120
25
95
5
110
80
250
20
8
12
0
0
4
1

3
30
20
50
<100
106 – 108

Nồng độ
Trung bình
720
500
300
200
210
50
160
10
190
140
430
40
15
25
0
0
7
2
5
50
30

90
100 – 400
107 – 109

Nặng
1230
860
520
340
400
85
315
20
350
260
800
70
25
45
0
0
12
4
10
90
50
100
>400
107 – 1010


Nguồn: table 3-15, chapter3, Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment.

xii


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

3.2 CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐANG ÁP DỤNG
3.2.1 Công ty gỗ Kim Huy - Bình Dương
Nước thải sinh hoạt của nhà máy với công suất là 100 m3/ngđ, chủ yếu xuất
phát từ các nguồn sau: nước thải vệ sinh, toilet và nước thải nhà bếp, căn tin. Yêu
cầu nước thải qua hệ thống xử lý phải đạt TCVN 5945 – 2005, cột A.
Bảng 3.5: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau xử lý
STT
01
02
03

04
05
06
07

Chỉ tiêu
pH
BOD
COD
SS
Tổng N
Tổng P
Coliform

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg
mg/l
MPN/100ml

Nồng độ đầu vào
5-9
200 - 300
300 - 400
150 - 250
40
12

9.3 x 106

Giới hạn cho phép
6-9
30
50
50
15
4
3000

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý của công ty Kim Huy
Nước thải
sinh hoạt

Song chắn
rác

Bể điều hòa

Aerotank

Bể lắng

Bể phân
hủy bùn

Cống thoát nước

Thiết bị lọc

áp lực SFI

Bồn chứa trung gian,
khử trùng

3.2.2 Khách sạn Quê Hương - Trần Phú - Nha Trang
Nước thải sinh hoạt của khách sạn với tổng lưu lượng khoảng 60 m3/ngđ chủ
yếu xuất phát từ các nguồn sau: nước thải vệ sinh, toilet, nước thải từ giặt giũ, lau
rữa nhà và nước thải nhà bếp, nấu ăn. Yêu cầu nước thải qua hệ thống xử lý đạt
QCVN 14:2008 cột B.

xiii


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Bảng 3.6: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau xử lý

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Giới hạn cho phép

01

pH

mg/l

5-9

5-9

02

BOD

mg/l

300 - 500

50


03

Chất rắn lơ lửng

mg/l

100 - 200

100

mg/l

12 - 25

50

mg/l

25 - 50

20

mg/l

4-8

10

04
05

06
07

Nitrat

(NO3-)

Dầu mỡ (thực phẩm)
Phosphat

(PO43-)

Coliform

MPN/100ml

6

9.3 x 10

5000

Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý của khách sạn Quê Hương
Nước thải
sinh hoạt

Bể điều hòa

FBR


Bể lắng

Hố thu bùn

Khử trùng

Chôn lấp

Cống thoát
nước

3.2.3 Thành phố Christchurh – Thổ Nhĩ Kỳ
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt TP. Christchurh
Nước thải
sinh hoạt

Song chắn
rác

Lắng cát
thổi khí

Lắng + tách
dầu
Cánh đồng
tưới

Sông

Aerotank


Bể lắng

Bể mêtan

xiv

Lọc nhỏ
giọt


Thi t k

h

th ng x

lý n

c th i sinh ho t khu ô th
15.300m3/ngày. êm

m i Th

Thiêm v i công su t

Chương 4
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4.1.1 Tiêu chuẩn xử lý: nước thải đầu ra phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A trước khi xả ra sông Sài Gòn.
4.1.2 Tính chất nước thải
Bảng 4.1: Tính chất nước thải sinh hoạt
Thông số
SS
BOD5
COD
Tổng P
Tổng N
Amoni tự do
Tổng Coliform

Đơn vị

Nồng độ chất ô nhiễm

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/10ml

400
350
800
12
70

45
107 -1010

QCVN 14:2008
Mức A
50
30
50
6
30
5
3000

Nguồn: table 3-15, chapter3, Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment.

Nồng độ các chất ô nhiễm cần xử lý chọn ở mức cao nhất trong Bảng 3.4:
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Hệ thống xử lý nước thải được
đề xuất cho khu đô thị mới Thủ Thiêm ngoài xử lý được các chất ô nhiễm như là:
chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật, ngoài ra còn xử lý cả các chất dinh dưỡng
nitơ, phốt pho mà hiện nay việc xử lý chúng hầu như còn chưa được quan tâm đến.
4.1.3 Tính toán lưu lượng
Nước thải sinh hoạt của khu đô thị mới Thủ Thiêm được tập trung thu gom
và xử lý ở 6 trạm đặt ở ven sông Sài Gòn với công suất dự định lần lượt là: 32.400
m3/ngày.đêm, 6.500 m3/ngày.đêm, 15.300 m3/ngày.đêm, 4.800 m3/ngày.đêm,
10.300 m3/ngày.đêm, 7.300 m3/ngày.đêm.

xv



×