Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG PRATYLENCHUS COFFEAE GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ CỦA NẤM FUSARIUM OXYSPORUM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG
PRATYLENCHUS COFFEAE GÂY HẠI TRÊN CÂY
CÀ PHÊ CỦA NẤM FUSARIUM OXYSPORUM
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Họ và tên sinh viên: PHAN HỒNG LUÂN
Lớp: DH06NHGL
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG
PRATYLENCHUS COFFEAE GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ
PHÊ CỦA NẤM FUSARIUM OXYSPORUM TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả

PHAN HỒNG LUÂN

(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:
TS: LÊ ĐÌNH ĐÔN


ThS: LÊ ĐĂNG KHOA

Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy
Lê Đình Đôn và Lê Đăng Khoa, những người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Con xin thành kính cảm
ơn bố mẹ và gia đình đã tiếp thêm nghị lực cho em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng các thầy cô trong khoa đã tận tình truyền
đạt cho em những kiến thức trong suốt 4 năm học đại học.
Khoa nông học.
Tất cả quý thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm đã giảng dạy tôi trong suốt
quá trình học tập.
Em xin cảm ơn các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đã chỉ bảo và giúp đỡ em trong khi tiến hành
làm thí nghiệm.
Cuối cùng em cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Gia Lai, ngày 12 tháng 08 năm 2010
Sinh viên
PHAN HỒNG LUÂN


ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng Pratylenchus.
coffeae (P. coffeae) gây hại trên cây cà phê của nấm Fusarium oxysporum (F.
oxysporum) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện, góp phần làm cơ sở
cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cà phê. Đề tài đã được tiến hành
tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên,
thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010.
Đề tài được thực hiện với các thí nghiệm: Phân lập các mẫu F. oxysporum từ
đất, rễ và tuyến trùng tại các vùng trồng cà phê chè và cà phê vối bị bệnh tại Đăk lăk.
Đánh giá khả năng hạn chế của các mẫu F. oxysporum phân lập đối với sự phát triển
của tuyến trùng P. coffeae trong điều kiện phòng thí nghiệm và khảo sát một số đặc
điểm sinh học của các mẫu F. oxysporum chọn lọc được.
Kết quả đạt được:
Thu thập và phân lập được 112 mẫu F. oxysporum. Trên môi trường PDA các
mẫu nấm F. oxysporum có sự khác biệt nhau về hình thái khuẩn lạc và đã phân chia
làm 5 nhóm với 5 mẫu không gây bệnh cho cây cà phê và tiêu là 56 RCF, 77 RCF,
90ART, 90BRT và 96 RCF đều phát triển tốt trên môi trường PDA ở 2 mức nhiệt độ
25oC và 30oC. PH trung tính của môi trường PDA tạo điều kiện thuận lợi hơn cho 5
mẫu F. oxysporum này phát triển còn các điều kiện nhiệt độ và pH của môi trường đất
không có ảnh hưởng nhiều tới sự tồn tại và phát triển của 5 mẫu nấm Fusarium
oxysporum được dùng trong thí nghiệm này.

iii


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích đề tài .............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu đề tài ................................................................................................................ 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................... 3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1 Sơ lược về cây cà phê ................................................................................................ 4
2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái cây cà phê.................................................................. 5
2.2.1 Đặc tính sinh học ........................................................................................................... 5
2.2.2 Đặc tính sinh thái ........................................................................................................... 6

2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê ..................................................................... 7
2.4 Một số đặc điểm của tuyến trùng Pratylenchus coffeae ............................................ 9
2.4.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của tuyến trùng P. coffeae................................. 9
2.4.2 Một số đặc điểm sinh học của tuyến trùng P. coffeae ................................................... 9
2.4.3 Sự gây hại của tuyến trùng P. coffeae trên cà phê ....................................................... 11
2.4.4 Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại cà phê ................................................................ 12
2.4.4.1 Xử lý đất và các vật liệu giống ................................................................................. 12

2.4.4.2 Loại bỏ cây có nguồn tuyến trùng ra khỏi vườn ....................................................... 13
2.4.4.3 Luân canh ................................................................................................................. 13
2.4.4.4 Bổ sung chất hữu cơ cho đất..................................................................................... 13
iv


2.4.4.5 Biện pháp sinh học ................................................................................................... 14
2.4.4.6 Biện pháp hóa học ..................................................................................................... 14

2.5 Nấm nội ký sinh không gây bệnh Fusarium oxysporum .........................................14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................17
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................17
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .......................................................................17
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 17
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 17
3.2.2.1 Phương pháp thu thập ............................................................................................... 17
3.2.2.2 Phương pháp phân lập .............................................................................................. 17
3.2.2.3 Phương pháp định danh nấm bằng hình thái ............................................................ 19
3.2.2.4 Phương pháp thử tính gây bệnh của các mẫuđã phân lập ......................................... 20
3.2.2.5 Đánh giá khả năng hạn chế sự phát triển của tuyến trùng P. coffeae của các chủng
nấm F. oxysporum thu thập được trong điều kiện phòng thí nghiệm ................................... 20
3.2.2.6 Đánh giá ảnh hưởng của dịch lọc nấm F. oxysporum đến khả năng phát triển của
tuyến trùng P. Coffeae .......................................................................................................... 21
3.2.2.7 Đánh giá khả năng kí sinh tuyến trùng của nấm F. oxysporum (Eapen, 2009) ........ 21
3.2.2.8 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của các mẫu F. oxysporum chọn lọc được ....... 22

3.3 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................24
4.1 Kết quả thu thập và phân lập các mẫu F. oxysporum từ một số vùng trồng cà phê
chủ yếu ở Đăk Lăk.........................................................................................................24

4.2 Khả năng hạn chế sự phát triển của tuyến trùng P. coffeae của 5 mẫu F. oxysporum
thu thập được trong điều kiện phòng thí nghiệm...........................................................27
4.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của dịch lọc nấm F. oxysporum đến khả năng phát triển của
tuyến trùng P. coffeae ........................................................................................................... 27
4.2.2 Đánh giá khả năng kí sinh tuyến trùng P. coffeae của 5 mẫu F. oxysporum.............. 28
4.2.3 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của 5 mẫu F. oxysporum ..................................... 30
4.2.3.1Khả năng phát triển của 5 mẫu F. oxysporum chọn lọc được ở các mức pH của môi
trường PDA và nhiệt độ nuôi cấy khác nhau ........................................................................ 30
4.2.3.2 Khả năng phát triển của 5 mẫu F. oxysporum chọn lọc được ở các mức pH đất và
các nhiệt độ ủ đất khác nhau................................................................................................. 33

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................36
v


5.1 Kết luận....................................................................................................................36
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
F. oxysporum

: Fusarium oxysporum.

P. coffeae

: Pratylenchus coffeae.


PDA

: Môi trường thạch đường khoai tây.

WA

: Môi trường thạch nước cất.

RCF

: Rễ cà phê.

RT

: Rễ tiêu.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Tần suất xuất hiện của nấm F. oxysporum trong các mẫu đất, rễ cây và tuyến
trùng ...............................................................................................................................24
Bảng 4.2: Đặc điểm và hình ảnh các nhóm nấm F. oxysporum thu thập ......................25
Bảng 4.3: Danh sách các mẫu F. oxysporum không gây bệnh cho cây cà phê và tiêu .26
Bảng 4.4: Mật độ tuyến trùng P. coffeae trong dịch lọc của 5 mẫu F. oxysporum sau 2

ngày ủ ............................................................................................................................28
Bảng 4.5: Tỷ lệ (%) tuyến trùng P. coffeae (sống, bị ký sinh và chết) sau 15 ngày ủ ở
nhiệt độ 28oC. ................................................................................................................29
Bảng 4.6: Sự phát triển của khuẩn lạc của 5 mẫu F. oxysporum được nuôi cấy trên môi
trường PDA ở các mức nhiệt độ khác nhau. .................................................................31
Bảng 4.7: Sự phát triển trở lại của 5 mẫu F. oxysporum trong điều kiện nhiệt độ 28 oC
.......................................................................................................................................32
Bảng 4.8: Sự phát triển đường kính khuẩn lạc của 5 mẫu F. oxysporum nuôi cấy trên
môi trường PDA có độ pH khác nhau ở nhiệt độ 28oc ..................................................32
Bảng 4.9: Khả năng tồn tại và phát triển của 5 mẫu F. oxysporum trong đất ở các điều
kiện nhiệt độ khác nhau .................................................................................................34
Bảng 4.10: Khả năng tồn tại và phát triển của 5 mẫu F. oxysporum trong các điều kiện
pH đất khác nhau ...........................................................................................................35

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 : Tuyến trùng P.coffeae cái ( a ) tuyến trùng P.coffeae đực ( b ) ...................11
Hình 2.2: Cây cà phê và bộ rễ bị tuyến trùng P. coffeae gây hại .................................12
Hình 4.6: Đại bào tử nấm F. oxysporum nảy mầm trên môi trường WA 2% ...............27
Hình 4.7. Tuyến trùng P. coffeae bị ký sinh bởi nấm F. oxysporum (100x) ................30

ix



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần túy, nó thật sự
trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế
giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” ngành cà phê. Với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là khoảng 100 tỷ USD, cà phê
nguyên liệu cũng là loại hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch toàn cầu đứng thứ hai chỉ
sau dầu lửa. Ngành cà phê không chỉ là một ngành sản xuất chế biến nông sản mà đó
còn có các yếu tố của tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, kinh tế tri thức,
du lịch sinh thái, du lịch cà phê,…. Chính cà phê chứ không phải vàng bạc, đá quý,
dầu mỏ là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất trên thế giới.
Trong những năm gần đây nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát
triển vững chắc, sản lượng lương thực tăng đáng kể, phẩm chất các mặt hàng nông sản
tăng rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn
có thể xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho đất nước. Trong đó phải kể đến những cây công
nghiệp quan trọng như: cà phê, tiêu, điều, cao su.... Tuy nhiên quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng luôn bị ảnh hưởng bởi các
điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, dịch hại cây trồng (sâu hại, bệnh hại, cỏ dại,
chuột hại ...). Trong đó các bệnh hại rễ cà phê đã gây nên những thiệt hại rất lớn đối
với người trồng cà phê. Từ năm 1994, hiện tượng vàng lá do các bệnh hại rễ xuất hiện
phổ biến tại một số vùng trồng cà phê của tỉnh Đăk Lăk và sau đó là các vùng trồng
khác củaTây Nguyên.
Đăk lăk là một trong những nơi có diện tích và sản lượng cà phê cao nhất trong
4 tỉnh Tây Nguyên. Cà phê ở đây cho năng suất lớn song gần đây một trong những trở
ngại lớn nhất đối với việc phát triển của cây cà phê đó vấn đề dịch bệnh diễn ra khá
1


phổ biến, làm chết cây trên diện tích lớn gây thiệt hại cho nông dân. Một trong những
đối tượng gây hại nghiêm trọng và cũng khó phòng trị đó là loài tuyến trùng kí sinh P.

coffeae . Hiện nay hiệu quả của việc phòng trừ tuyến trùng còn rất nhiều hạn chế đặc
biệt là ở Việt Nam. Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học hầu như rất kém hiệu quả
và gây những hậu quả xấu đến mội trường sinh thái nông nghiệp. Do đó đề xuất biện
pháp phòng trừ có hiệu quả là việc hết sức khó khăn tuy nhiên việc nghiên cứu tìm ra
giải pháp phòng trừ hiệu quả giúp nông dân cũng là một việc làm không thể thiếu.
Một số nghiên cứu đã cho thấy trên thực tế có một số loài nấm kí sinh không
gây hại cho cây trồng (cây kí chủ) nhưng lại có tác dụng làm giảm sự phát triển của
một số loài tuyến trùng gây hại cho cây trồng đó, ví dụ như một số mẫu của 2 loài nấm
F. oxysporum (Athman và cộng sự, 2006) và Rhizoctonia solani (Sankaralingam và
McGawley, 1994). Điều này mở ra một hướng mới trong việc kiểm soát tuyến trùng
gây hại bằng việc sử dụng các loại nấm ký sinh không gây bệnh cho cây trồng hoặc
các loại nấm có khả năng dẫn dụ tuyến trùng không tấn công kí chủ.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng
Pratylenchus coffeae gây hại trên cây cà phê của nấm Fusarium oxysporum trong
điều kiện phòng thí nghiệm” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày
8/3/2010 đến ngày 30/7/2010.
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục đích đề tài
Thu thập và chọn lọc một số mẫu Fusarium oxysporum không gây bệnh có khả
năng hạn chế sự phát triển của tuyến trùng Pratylenchus coffeae gây hại trên cây cà
phê tại Đăk lăk trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.2.2 Yêu cầu đề tài
Nắm bắt được một số đặc điểm sinh học của nấm F. oxysporum và tuyến trùng
P. coffeae .
Thu thập một số mẫu kí sinh F. oxysporum không gây bệnh tại Đăk lăk.

2


Kiểm tra khả năng hạn chế của một số mẫu kí sinh F. oxysporum không gây

bệnh đã phân lập được đối với sự phát triển của tuyến trùng P. coffeae gây hại trên cây
cà phê tại Đăk lăk trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tuyến
trùng Pratylenchus coffeae gây hại trên cây cà phê.mẫu được thu thập tại một số điểm
trồng cà phê điển hình ở Đăk lăk.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cà phê
Cây cà phê được Jussie mô tả đầu tiên dưới tên khoa học là Jasminum
arabicanum trong quá trình nghiên cứu cây cà phê duy nhất ở vườn thực vật
Amsterdam. Đến năm 1737 Liné phân loại cây cà phê thành một chi riêng là chi
Coffea với một loài duy nhất được biết đến lúc bấy giờ là loài Coffea arabica.
Nhiều loài cà phê khác được khám phá ở vùng rừng nhiệt đới Châu Phi vào nửa
đầu thế kỷ 19. Chevalier (1929), liệt kê vào khoảng 75 loài cà phê có giá trị kinh tế
trên thế giới. Các công trình nghiên cứu gần đây của Leroy (1967, 1980) ở Madagascar
cho thấy có sự quan hệ rất chặt giữa các loài trong chi Coffea L. (genus Coffea) và chi
Psilanthus (genus Psilanthus), dựa vào sự phát triển của trục hoa ở ngọn hay ở nách.
Họ Rubiaceae gồm nhiều họ phụ, gồm các cây gỗ, cây bụi, cây nửa bụi và cây
thân thảo, có trên 450 chi với 7000 loài, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới. Họ phụ Cinchonoidea có 2 chi chính là Coffe L. và Psilanthus (Hook.f.f) (Leroy
1980).
Theo Leroy (1980)
Chi Coffea L. gồm các chi phụ:
-Coffea
-Psilanthus (Chev.) Leroy.

-Baracoffea (Leroy) Leroy.
Chi Psilanthus gồm các chi phụ:
-Paracoffea (Miquel) Leroy.
-Psilanthus.

4


Cà phê được chia làm 4 loài phụ: Eucoffea K. Schum, Argocoffea Pierre,
Mascarocoffea Chev. và Paracoffea Miq. Ba nhóm đầu có nguồn gốc ở Châu Phi,
nhóm Paracoffea có nguồn gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka và Malaysia (Walyaro, 1983).
Nguyên quán của cây cà phê là mọc hoang dại trong những cánh rừng ở
Ethiopia và vùng Arabia Feli (Yemen) Châu Phi. Theo truyền thuyết kể rằng, có một
ông thầy tu tên là Ali bin omer do mắc tội thông gian với công chúa nên bị đày ra vùng
núi cao Yemen. Tại đây ông ta phát hiện ra một loại cây có hoa màu trắng, lấy quả của
nó đem sắc nước uống thì thấy người sảng khoái. Sau đó ông ta đem theo những loại
hạt này trong cuộc hành hương về Mecca và trên đường đi đã cứu giúp cho người hành
hương khỏi bị cơn dịch ghẻ lức bấy giờ. Với việc làm này khi trở về ông được đón tiếp
rất nồng nhiệt và được phong là ông thánh của người trồng, pha chế và uống cà phê.
Thế là từ đây con người ta đã biết đến một thứ nước uống mới lạ đó là cà phê. Và cũng
từ đây cà phê trở thành một thứ đồ uống làm đam mê không biết bao nhiêu con người.
Tổ tiên của loài cà phê chè (coffea arbica) có nguồn gốc ở Ethiopia và vùng cao
nguyên Boma thuộc Sudan, nhưng mãi tới năm 850 sau Công nguyên mới phát hiện
thấy những cây cà phê chè hoang dại mọc rải rác dưới cánh rừng nơi đây. Hiện nay ở
Ethiopia có khoảng 200.000 ha rừng vẫn còn thấy cà phê chè mọc hoang dại. Từ đây
cây cà phê được đem sang trồng ở Ảrập, thuộc địa của Harar rồi mới tới Mecca và các
vùng trồng khác trên thế giới theo bước chân của những người truyền đạo.
Riêng 2 loài cà phê vối (coffea cabephora) và cà phê mít (coffea liberica) cũng
có nguồn gốc ở châu Phi nhưng mới được phát hiện vào đầu thế kỉ này. Do chất lượng
kém hơn cà phê chè nên lúc đầu 2 loại này chỉ được trồng ở vùng Tây Phi với diện tích

ít. Mãi tới đầu chiến tranh thế giới lần thứ 2 mới được các nước châu Âu nhập khẩu để
thay thế cho cà phê chè ở châu Mỹ do thiếu hụt về ngoại tệ. Mặt khác do có khả năng
kháng được một số bệnh hại, đặc biệt là bệnh gỉ sắt nên sau này đã được trồng ở nhiều
nước trên thế giới. (cây cà phê ở Việt Nam – Ts Hoàng Thanh Tiệm, Ts Phan Quốc
Sủng, ths Đoàn Triệu Nhạn, 1999).
2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái cây cà phê
2.2.1 Đặc tính sinh học
Cà phê là một cây lưu niên, thân gỗ nhỏ, cao từ 4 - 20m tùy theo từng loài và
điều kiện sinh sống. Cây có đặc tính sinh trưởng lưỡng tính hình theo 2 chiều là chiều
5


thẳng đứng và chiều nằm ngang. Những chồi chỉ sinh trưởng theo chiều thẳng đứng
gọi là chồi vượt bao gồm các thân chính và các chồi vượt mọc từ thân chính. Những
chồi chỉ phát triển theo chiều ngang gọi là chồi ngang bao gồm những cành ngang cơ
bản mọc từ thân chính và các cành thứ cấp mọc từ cành ngang cơ bản trên thân chính.
Thân cây cà phê lúc còn nhỏ hình vuông sau chuyển dần sang màu nâu và có
dạng hình trụ tròn. Trên thân được phân chia thành nhiều đốt. Tại mỗi mắt của đốt
thân có một cặp lá. Trên mỗi nách lá có rất nhiều chồi ngủ nhưng chỉ duy nhất có một
chồi là phát triển thành cành ngang cơ bản và chỉ mọc có một lần không có khả năng
tái sinh. Các cành ngang cơ bản mọc thành từng cặp đối xứng nhau qua thân chính và
cặp mọc sau luôn vuông góc với cặp ra trước. Các chồi ngủ còn lại chỉ có thế phát
triển thành chồi vượt tạo thân mới mọc nhiều lần thường xuyên quanh năm.
Lá cà phê mọc đối xứng, hình bầu dục dài, đầu nhọn, cuống ngắn, mép lá xoăn,
phiến lá có màu xanh đậm, bóng, hơi gợn sóng và có từ 6 - 12 cặp gân.
Hoa thuộc loại lưỡng tính phát triển trên các nách lá của cành ngang tạo thành
các xim hoa. Mỗi xim hoa có từ 1 - 5 hoa. Cuống hoa ngắn lá đài kém phát triển. Hoa
thường có 5 cánh màu trắng, phía dưới dính với nhau tạo thành tràng hình ống. Nhị
hoa mảnh phía dưới dính liền với tràng hoa, phía trên có bao phấn dài, hẹp và vươn dài
ra ngoài tràng hoa. Nhụy cái gồm một bầu noãn hạ và một vòi nhụy dài với 2 nướm.

Bầu noãn có 2 ngăn, trong mỗi ngăn có một noãn ngược. Hoa cà phê khi nở có hương
thơm rất riêng.
Quả cà phê thuộc loại quả hạch, thường có 2 hạt. Lúc quả chín được bao bọc
bởi một lớp vỏ thịt dày. Mỗi hạt có một nội nhũ cứng được bao bọc bởi lớp da mỏng
màu bạc gọi là vỏ lụa và phần còn lại của ngoại bì được hóa gỗ coa màu vàng nhạt gọi
là vỏ thóc. Giữa lớp vỏ thịt và vỏ thóc là một lớp chất nhày dính.
Hạt cà phê thường được gọi là nhân có màu xanh xám hoặc xám xanh, xanh lục
tùy theo giống và phương pháp chế biến, chính là một nội nhũ cứng mặt trong phẳng
có rãnh hẹp ở giữa, mặt ngoài cong, chứa một phôi nhũ nằm ở phía dưới đáy có một rễ
non hình chóp và 2 tử diệp cuộn tròn lại (Nguyễn Sĩ Nghị và cộng tác viên, 1996).
2.2.2 Đặc tính sinh thái
Nhiệt độ: Nói chung cà phê phát triển trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ
50C đến 320C cây cà phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm
6


vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ưa nơi mát mẻ
và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 18 - 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. Do yêu cầu
về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 2500 m. Các nước trồng cà phê chè có phẩm vị thơm ngon như: Kenya, Tanzania,
Ethiopia, Colombia thường được trồng ở nơi có độ cao từ 800 m trở lên. Ngược lại cà
phê vối thích ở nơi nóng ẩm. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 260C, song giới hạn
nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 260C.
Ánh sáng: Cây cà phê ưa ánh sáng trực xạ. Vì vậy cây cà phê cần cây che bóng.
Ẩm độ: Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và
phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao,
do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà
phê. Ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho
các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió
quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị

khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là
trong mùa khô (http:/www.dalat.gov.vn).
2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê
Theo Cục bảo vệ thực vật cho biết, tập đoàn sâu bệnh hại trên cây cà phê rất
phong phú và đa dạng gồm 18 loại sâu bệnh chính. Các loài sâu hại quan trọng thuộc 6
họ của 3 bộ gồm bộ cánh cứng, bộ cánh đều và bộ cánh vảy. Trong đó xuất hiện phổ
biến nhất là các loại sâu bệnh sau: rệp sáp, ve sầu hại rễ, sâu đục thân, mọt đục cành,
đục quả và các loại bệnh do nấm khác như đốm mắt cua, khô cành khô quả, bệnh gỉ
sắt.
Rệp sáp là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Trong những
năm qua, rệp sáp đã gây hại trên diện rộng ở hầu hết các vùng chuyên canh cây cà phê.
Chúng không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
thành phẩm. Rệp sáp gây hại cà phê từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh
doanh. Chúng phát sinh và gây hại quanh năm, hại thân, lá, cành, quả tập trung chủ
yếu ở các phần non của cây như lá non, chồi non, chùm hoa, quả non. Chúng hút chất
dinh dưỡng của hoa, quả non làm giảm khả năng đậu quả. Chúng thường xuất hiện
7


nhiều nhất là vào giai đoạn mùa khô từ khi cây ra hoa và hình thành quả (khoảng từ
tháng 1 đến tháng 4) nhưng mật độ rệp sẽ giảm dần khi mùa mưa đến.
Ve sầu là loài côn trùng chích hút, thuộc loại biến thái không hoàn toàn với 3
pha phát dục là trứng, sâu non và trưởng thành. Trứng ve sầu được đẻ trên thân, cành
cấp 1, 2 của cây cà phê. Sau khi ve sầu nở rơi xuống đất, ngay lập tức chúng chui ngay
vào trong đất và tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. Nguồn thức ăn chính của ve sầu là
dịch nhựa được hút từ rễ cây thông qua vòi chích hút. Thông thường ve sầu sống bám
theo hệ thống của rễ cây, di chuyển sâu xuống đất và tạo thành các lổ xung quanh rễ
làm đứt rễ tơ. Ở những khu vực có mật độ ve sầu cao, chúng không chỉ chích hút dịch
nhựa mà còn làm cho lượng rễ tơ giảm sút đi một cách rõ rệt nên khả năng hút chất
dinh dưỡng của cây là rất yếu. Ve sầu thường sống ở độ sâu từ 10 đến 40 cm và ở độ

rộng của tán cây từ 20 đến 70cm, đây là tầng đất mà rễ cây cà phê phát triển tập trung
và nhiều nhất.
Sâu đục thân, mọt đục cành thường đục một lổ nhỏ trên thân cành cây, chui sâu
vào bên trong và làm thành một lổ rỗng lớn khiến thân cây không tiếp xúc được với
chất dinh dưỡng cây gãy thân dẫn đến chết hàng loạt . Sâu đục thân thường phát triển
mạnh vào các tháng mùa khô bắt đầu phá hại từ tháng 9 - 10 và cao điểm là tháng 12 –
tháng 1 năm sau.
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ có màu vàng
nhạt trông như những giọt dầu. Sau đó ở giữa những vết bệnh xuất hiện lớp bột màu
vàng cam, đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Vết bệnh chuyển dần sang màu trắng, từ
trung tâm ra ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy
có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Nếu bệnh nặng, cây có thể rụng
hết lá, khô cành, năng suất kém rồi chết. Tại khu vực Tây Nguyên, bệnh gỉ sắt thường
xuất hiện trong thời gian bắt đầu mùa mưa.
Bệnh do tuyến trùng gây hại trên cà phê ở tất cả các loại tuổi, cả trong giai đoạn
ở vườn ươm. Trong vườn cà phê, thường bệnh xuất hiện với triệu chứng đầu tiên là
một mảng hay một vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây xung quanh vẫn sinh
trưởng tốt. Trên cây, triệu chứng do tuyến trùng gây ra có thể được chia làm 2 nhóm
trên mặt đất và dưới đất. Triệu chứng trên mặt đất thể hiện rõ nhất là cây giảm sinh
trưởng, thiếu dinh dưỡng, lá vàng, thường héo khi thời tiết nóng hoặc khô, làm giảm
8


năng suất, chất lượng. Ở dưới đất, bệnh thường gây ra triệu chứng thối rễ cọc trên cà
phê kiến thiết cơ bản và thối rễ tơ trên cà phê kinh doanh. Trên cà phê kiến thiết cơ
bản, bệnh xuất hiện trên các vườn trồng lại trên đất các vườn cà phê già cỗi. Đối với
các vườn cà phê kinh doanh, bệnh thuờng xuất hiện ở những vườn cà phê cho năng
suất cao trong một thời gian dài nhưng không được bổ sung phân hữu cơ cũng như
không bón phân hoá học cân đối khiến cây kiệt sức và giảm sức đề kháng.
(www.thienduongcafe.com).

2.4 Một số đặc điểm của tuyến trùng Pratylenchus coffeae
2.4.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của tuyến trùng P. coffeae
Theo phân loại của Paramonov (1962), Kirjanova và Krall(1969), Goodey(1967),
Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh (2000) thì P. coffeae thuộc:
Ngành : Nematode (Diessing, 1861) Potts, 1932.
Lớp : Secernentea (Von Linstow, 1905) Dougherty, 1958.
Bộ : Tylenchida (Filipjev, 1934) Thomas, 1948.
Liên họ : Tylenchoidea (Orley, 1880) Chitwood và Chitwood, 1937.
Họ :Pratylenchidae Thorne, 1949.
Phân họ : Pratylenchinae Thorne, 1949.
Giống : Pratylenchus Filipjev, 1936.
Loài: P. coffeae (Zimmermann, 1898) Filipjev và Sch. Stekhoven,1941.
P. coffeae là loài tuyến trùng tương đối nhỏ, dài không quá 1mm (Noe và
Sikora, 1990). Đặc trưng của loài này là vùng đầu ngắn và phẳng. Vùng môi được chia
thành 2 - 4 đốt. Kim chích dài khoảng 20μm (thường dài gấp đôi chiều rộng của đầu).
Tuyến thực quản kéo dài che phủ ruột. Con cái có lỗ sinh dục cái ở phía dưới đuôi,
khoảng 70 - 80% chiều dài cơ thể tính từ đầu. Cơ thể con cái thẳng hoặc hơi cong về
phía bụng. Khoảng cách từ lỗ sinh dục cái đến lỗ hậu môn bằng 3 - 4 lần đường kính
cơ thể. Đuôi con cái bằng tận cùng mút đuôi nhẵn. Cơ thể con P. coffeae đực thường
mảnh hơn con cái, đuôi hình chóp, gai sinh dục cong về phía bụng tuyến sinh dục đực
chiếm 1/2 chiều dài cơ thể. Cánh đuôi của con đực kéo dài đến tận cùng mút đuôi,
đường viền của đuôi hơi nhăn nheo như dạng sóng (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ
Thanh, 2000).
2.4.2 Một số đặc điểm sinh học của tuyến trùng P. coffeae
9


P. coffeae là giống tuyến trùng di chuyển gây hại trên nhiều loại cây trồng, còn
được gọi là tuyến trùng gây tổn thương rễ. Đây là tuyến trùng gây hại chính trên cà
phê ở một số nước trên thế giới.

Theo Whitehead (1998), tuyến trùng P. coffeae gây các vết thương ở rễ, tạo ra
các rãnh và đẻ trứng vào đấy. Trứng được đẻ rời rạc hoặc thành từng ổ nhỏ. Loài P.
coffeae đơn tính, tỷ lệ đực cái khoảng 5.1 (Kumar,1992). Vòng đời của tuyến trùng P.
coffeae khoảng 30 ngày P. coffeae là loài tuyến trùng nội ký sinh di chuyển, còn có tên
gọi là tuyến trùng gây thương tổn. Trước khi xâm nhập vào rễ cây trồng, tuyến trùng
thường tập trung ở bề mặt rễ và dùng kim hút châm vào rễ. Khi kim hút đã cắm được
vào bên trong tế bào tuyến trùng bắt đầu tiết men tiêu hoá vào hoà tan các chất trong tế
bào để dinh dưỡng. Bằng sự co bóp của diều giữa, tuyến trùng P. coffeae hút thức ăn
đã được hoà tan vào ruột. Quá trình dinh dưỡng của tuyến trùng tiếp tục xảy ra bằng sự
châm chích nhiều lần như vậy, kết quả làm cho rễ bị hủy hoại một phần. Men tiêu hoá
do tuyến trùng tiết ra cũng làm trương nở nhân tế bào rễ (Whitehead, 1998). Nguyễn
Ngọc Châu (2001) cho rằng: Tuyến trùng P. coffeae xâm nhập vào bên trong mô vỏ rễ,
di chuyển song song với trụ giữa và dinh dưỡng theo kiểu chu kỳ. Trong quá trình di
chuyển tuyến trùng châm chích vào thành tế bào làm cho thành tế bào bị cắt và tuyến
trùng di chuyển đến thành tế bào tiếp theo. Sự di chuyển như vậy làm cho tế bào chất
bị tách khỏi các vách tế bào làm cho các tế bào bị chết. Đôi khi tuyến trùng còn nằm
cuộn lại bên trong tế bào. Đối với tuyến trùng P. coffeae thì tất cả các dạng ấu trùng và
trường thành đều có khả năng xâm nhập vào trong rễ. Chúng cũng có thể đi ra khỏi mô
thực vật bất kỳ lúc nào, sống một thời gian trong đất và tìm đến vật chủ mới, sau khi
xâm nhập vào trong rễ chúng có thể sinh sản nhanh và tăng số lượng. sinh lên rất lớn.
Toàn bộ chu kỳ sống của tuyến trùng P. coffeae có thể xảy ra trong mô thực vật. Khi
tuyến trùng xâm nhập vào rễ để hút dinh dưỡng đã làm cho rễ bị thương tổn, và do đó
theo sau sự gây hại của tuyến trùng thường là các vi sinh vật gây hại khác, đặc biệt là
các loài nấm. Khi tuyến trùng P. coffeae xâm nhập vào rễ thì mật độ tuyến trùng trong
đất thường giảm xuống. Khi nấm tấn công theo tuyến trùng thì hệ rễ thực vật thường bị
thối và trở nên không còn ưa thích với tuyến trùng nữa, lúc này tuyến trùng thường
phát tán từ rễ ra ngoài đất.

10



(a)

(b)

Hình 2.1 : Tuyến trùng p.coffeae cái ( a ) tuyến trùng p.coffeae đực ( b )
(Nguồn Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Kĩ Thuật Nông Lâm Nghiệp
Tây Nguyên).
2.4.3 Sự gây hại của tuyến trùng P. coffeae trên cà phê
P. coffeae có thể xâm nhập vào rễ ở tất cả các độ tuổi. Các vết thương trên rễ
sau đó chuyển nâu và thối. Các vết thương này cũng tạo điều kiện cho nấm và vi
khuẩn xâm nhập vào rễ. Khi cây bị gây hại nặng hầu hết các rễ ngang đều bị thối. Các
triệu chứng trên mặt đất là vàng lá, cây bị lùn, đọt non không phát triển, khô cành, héo
dần và chết ( Whitehead, 1969), (từ Campos và cộng sự, 1990). Trong điều kiện đất đủ
ẩm, P. coffeae có thể tồn tại trên đồng ruộng trong 1 năm. Đây là loài gây hại trên 200
loài cây khác (Edwards và Wehunt, 1973; Goodey và cộng sự, 1965; Kumar và cộng
sự, 1971a, 1971b), trong đó có chuối, chanh, bông cải, cà chua...(Kumar, 1992).
P. coffeae là loài tuyến trùng gây hại nặng nhất trên cà phê chè ở miền Nam Ấn
Độ (Palanichamy, 1973). Vào những năm 1980, P. coffeae đã gây hại hàng nghìn ha cà
phê chè tại Ấn Độ, gây thiệt hại trên 20 triệu Rupi (Krishnappa, 1985).
Tại Việt Nam, tuyến trùng P. coffeae đã làm suy yếu và chết hàng loạt
các vườn cà phê chè tại Phủ Quỳ (Nghệ An) vào những năm 1970 (Phan Quốc Sủng,
1976). Các khảo sát của Nguyễn Thị Thu Cúc và cộng sự (1990) về tình hình tuyến
11


trùng trên cà phê tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre,
Hậu Giang đã cho thấy P. coffeae là loài tuyến trùng hiện diện phổ biến nhất trên các
vườn cà phê tại đây, 44,8% số vườn điều tra có P. coffeae. Trong tổng số 12 giống
tuyến trùng được phát hiện trên các địa điểm khảo sát thì P. coffeae chiếm tỷ lệ 50 %

vượt xa các loài khác.
Tại Tây nguyên, tuyến trùng P. coffeae là nguyên nhân chính gây hiện tượng
vàng lá thối rễ trên các vườn cà phê vối kinh doanh và cà phê tái canh. Hàng nghìn ha
cà phê vối đã phải bị nhổ bỏ trong những năm 1995 - 2000 (Trần Kim Loang, 2003).

Hình 2.2: Cây cà phê và bộ rễ bị tuyến trùng P. coffeae gây hại
(Nguồn chụp tháng 6 năm 2010 tại vườn cà phê viện Khoa học Kĩ Thuật Nông Lâm
Nghiệp Tây Nguyên)
2.4.4 Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại cà phê
2.4.4.1 Xử lý đất và các vật liệu giống
Shlevin và cộng sự (1994) đã đề xuất biện pháp phơi nắng nhà lưới để diệt
nguồn bệnh trong vườn ươm. Giữa 2 vụ trồng, nhà lưới được đóng cửa trong mùa hè
để nhiệt độ trong đó được nâng lên đến 60 – 65oC hay cao hơn nữa. Ở một số nước
trên thế giới như Uzbekistan, Turkmenia, Ý, Ấn Độ, Florida, Philippines, Hàn Quốc
biện pháp này được sử dụng kết hợp với việc che phủ bằng tấm nhựa trong để diệt
tuyến trùng Meloidogyne spp. Và P. coffeae trên đồng ruộng. Đôi khi người ta còn kết
hợp với biện pháp dùng thuốc xông hơi (Campos và cộng sự, 1990; Whitehead, 1998).
Bridge (1984) cũng đã khuyến cáo biện pháp xử lý đất bằng hơi nước nóng và phơi đất
12


trong nhiều tuần vào mùa khô để phòng trừ tuyến trùng P. coffeae cho cà phê trong
vườn ươm (trích dẫn từ Whitehead, 1998).
2.4.4.2 Loại bỏ cây có nguồn tuyến trùng ra khỏi vườn
Nhổ và đưa cây bị tuyến trùng ra khỏi đồng ruộng tiến hành phơi nắng, đốt
hoặc cày sâu để diệt nguồn tuyến trùng còn ở dưới mặt đất. Các biện pháp này có thể
không diệt được hết tuyến trùng nhưng ít nhất cũng đã giảm được một số lớn mầm
bệnh có trong đất (Hendrina, 1999).
2.4.4.3 Luân canh
Luân canh là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc phòng trừ tuyến trùng

vì hầu hết các loài tuyến trùng ký sinh cây đều là tuyến trùng ký sinh bắt buộc. Các
loài Tagetes có chứa chất α-terthienyl có thể diệt các loài tuyến trùng Pratylenchus
spp. và Meloidogyne spp. (Whitehead, 1998). Loài Tagetes patula có hiệu quả hơn loài
Tagetes erecta và Tagetes minuta. Oostenbrink và các đồng nghiệp (1957) thử trồng
xen 16 chủng Tagetes patula và Tagetes erecta với các cây bị nhiễm tuyến trùng. Kết
quả cho thấy tất cả các chủng Tagestes đều làm giảm số lượng tuyến trùng trong rễ
cũng như trong đất. Thí nghiệm cũng cho kết quả tốt khi trồng lại cây đó trong năm
thứ hai. Tagetes phải được trồng trước khi trồng cây ký chủ tuyến trùng 3 - 4 tháng,
trong khi đó những nơi không có luân canh thì bệnh hại rễ xuất hiện rất phổ biến, ít
nhất phải luân canh từ 2 - 5 năm mới có hiệu quả (trích dẫn từ Mehrotra, 1980). Kết
quả nghiên cứu của Moraes (1977) cho thấy sau 1 năm luân canh với bông vải, đậu
tương và ngô có thể trồng lại cà phê trên các diện tích đã bị Meloidogyne exigua gây
hại. Carneiro và Carneiro (1982) thấy Crotalaria spectabilis kháng được tuyến trùng
Meloidogyne incognita khi trồng luân canh với cà phê trên các vườn đã bị tuyến trùng
gây hại (trích dẫn từ Campos và cộng sự, 1990).
2.4.4.4 Bổ sung chất hữu cơ cho đất
Việc sử dụng các chất hữu cơ bón đất để phòng trừ tuyến trùng cũng đã được
nhiều tác giả đề cập đến. Các chất bón đất có nhiều chitin sẽ tạo điều kiện cho sự phát
triển của hệ vi sinh vật phân giải chitin trong đất và những vi sinh vật này là các loài
đối kháng với tuyến trùng (Rodríguez và Kokalis, 1997). Mian và cộng sự (1982) cũng
như Culbreath và cộng sự (1985) đều cho rằng bón các chất có 1% chitin hay cao hơn
nữa có thể phòng trừ hiệu quả tuyến trùng. Các tác giả cho rằng trong quá trình phân
13


giải chitin đã sinh ra NH3 là chất độc đối với tuyến trùng. Rodríguez-Kábana và cộng
sự (1983) thấy rằng 8 - 10 tuần sau khi bón các chất có 1% chitin, mật độ nấm và xạ
khuẩn trong đất sẽ cao nhất. Spiegel và cộng sự (1987) cũng khẳng định rằng bón
chitin sẽ làm tăng mật độ xạ khuẩn trong đất ở vụ trồng sau. Bên cạnh đó các tác giả
cũng nhận thấy số lượng nốt sưng và mật độ tuyến trùng nốt sưng tuổi 2 trong rễ các

cây được bón các chất có chitin cũng giảm rõ rệt so với đối chứng (trích dẫn từ
Stirling, 1991). Sự phối hợp giữa chất hữu cơ bón đất và urê đã được áp dụng thành
công để phòng trừ tuyến trùng nốt sưng (Rodríguez, 1986). Bổ sung vào đất vườn ươm
1,5% bã hạt thầu dầu có thể phòng trừ Meloidogyne incognita gây hại trên cây con cà
phê trong vườn ươm và làm cây sinh trưởng tốt. Tương tự như vậy, nếu bổ sung 1% bã
đậu tương, bã hạt bông vải, hay bã hạt thầu dầu sẽ làm giảm mật độ tuyến trùng
Meloidogyne exigua trên cây con cà phê (Whitehead, 1998).
2.4.4.5 Biện pháp sinh học
Stirling (1999) khi nghiên cứu về tuyến trùng nốt sưng cho thấy có 3 loài ký
sinh chính trên tuyến trùng này:
Verticillium chlamydosporium (nấm ký sinh trên trứng tuyến trùng).
Paecilomyces lilacinus (nấm ký sinh trên trứng tuyến trùng).
Pasteuria penetrans (khuẩn hạn chế hoạt động của ấu trùng và sinh sản của
tuyến trùng cái). Đây là loài ký sinh bắt buộc của tuyến trùng nốt sưng.
2.4.4.6 Biện pháp hóa học
Biện pháp hoá học thường không được sử dụng nhiều để phòng trừ tuyến trùng
do giá thành cao, khó áp dụng trên diện rộng. Tuy nhiên trong vườn ươm biện pháp
này cho hiệu quả cao.
Tại Ấn Độ, D’Souza, Kasi Viswanathan và Kumar (1971) đã thử nghiệm nhiều loại
thuốc để phòng trừ tuyến trùng P. coffeae trong vườn ươm trong đó Nemaphos, Terracur và
Thimet cho hiệu quả cao nhất nhưng chỉ có Terracur là an toàn với sinh trưởng của cây con.
Kumar (1982) [65] đã dùng 25 - 50mg Fenamiphos 5g/cây để phòng trừ tuyến trùng P.
coffeae , hiệu quả có thể kéo dài trong 90 ngày và cần thiết phải xử lý thêm lần thứ 2.

2.5 Nấm nội ký sinh không gây bệnh Fusarium oxysporum
Theo Burgess và cộng sự (1994) F. oxysporum Schlecth.emend.Snyder và
Hansen:
14



Lớp: Deuteromyces; Bộ: Moniniales; Họ: Tuberculariaceae; Giống: Fusarium.
Theo Burgess và cộng sự (1989), khuẩn lạc của nấm F. oxysporum thay đổi rất
nhiều trên môi trường nuôi cấy từ nàu trắng đến tím nhạt. Thông thường, môi trường
thạch nuôi cấy nấm F. oxysporum có màu tím nhạt đến tím đậm, tuy nhiên vẫn có một
số isolate nấm F. oxysporum không tạo màu trên môi trường thạch. Trên môi trường
PDA, nấm F. oxysporum tạo ra những sắc tố làm môi trường có màu sắc thay đổi từ
tím nhạt đến tím đậm, khuẩn lạc có màu từ trắng đến tím nhạt. Đường kính khuẩn lạc
sau cấy 3 ngày ở 25oC và 30oC từ 2,5 đến 4,0cm. Trên môi trường CLA, bào tử lớn
tương đối ngắn, hình cong lưỡi liềm hay hơi thẳng, vách tế bào mỏng và thường có 3
vách ngăn. Bào tử lớn được hình thành trong các ổ bào tử (sporodochia) có màu cam
nhạt. Bào tử nhỏ thường được hình thành rất nhiều trong các bọc giả đính ở đầu các
cuống mang bọc giả ngắn và không phân nhánh. Bào tử nhỏ thường không có vách
ngăn, có hình trứng, hình bầu dục, hay hình quả thận. Bào tử hậu được hình thành rất
nhiều nhưng muộn (sau 3 - 6 tuần) và dễ thấy trên các sợi nấm mọc ở phía trên của
môi trường CLA.
F. oxysporum bao gồm nhiều loài gây bệnh héo do tắc bó mạch và một số bệnh
do thối rễ. F. oxysporum là loài nấm có phân bố rất rộng trên toàn thế giới, trên nhiều
loại cây trồng và trong nhiều loại đất với tần suất xuất hiện khoảng 77 - 97%, gồm
nhiều chủng hoại sinh và ký sinh thực vật (Domsch và Gams, 1972). Những dạng ký
sinh thường gây triệu chứng héo cây và được phân thành nhiều dạng chuyên hóa
(formae speciales) theo loài cây ký chủ, một số dạng chuyên hóa đã được phân thành
nhiều chủng sinh lý (races). So với các loài Fusarium khác thì F. oxysporum có rất
nhiều dạng chuyên hóa, điều này cho thấy F. oxysporum có phổ ký chủ rất rộng.
Snyder và Hansen (1940) đã phân thành 25 dạng chuyên hóa của F. oxysporum. Năm
1971, Booth phát hiện 79 dạng chuyên hóa của F. oxysporum và 10 năm sau đó,
Amstrong thấy rằng 79 dạng chuyên hóa này thay đổi không đáng kể. Theo Brayford
(1990) F. oxysporum có 95 dạng chuyên hóa, trong đó có 14 dạng chuyên hóa phổ
biến.
Tuy nhiên F. oxysporum cũng bao gồm loài hoại sinh và một số loài nội ký sinh
nhưng không gây bệnh. Một số nghiên cứu đã cho thấy trên thực tế có một số loài nấm

15


×