Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH LOÉT THÂN, THỐI TRÁI (Phytophthora palmivora) TRÊN CÂY CA CAO TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM
BỆNH LOÉT THÂN, THỐI TRÁI (Phytophthora palmivora)
TRÊN CÂY CA CAO TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên: TRẦN HOÀI THANH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 7 / 2010


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH LOÉT
THÂN, THỐI TRÁI (Phytophthora palmivora) TRÊN CÂY CA CAO
TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Tác giả

TRẦN HOÀI THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ VÕ THỊ THU OANH



Tháng 7 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bản luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Võ Thị Thu
Oanh, giảng viên khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cảm
ơn sự tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Hồng Đức Phước – giảng viên bộ môn
Công nghệ sinh học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ks. Đỗ Tấn Lợi đã
giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông học và bạn bè cùng lớp đã động viên và
giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Võ Đình Cần, bà con nông dân tại huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh và động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Sinh viên thực hiện
Trần Hoài Thanh


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra tình hình canh tác và mức độ nhiễm bệnh loét thân,
thối trái (Phytophthora palmivora) trên cây ca cao ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu” được tiến hành từ tháng 03 đến 07 năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Võ Thị Thu Oanh.
Đề tại được thực hiện tại xã Kim Long và xã Xà Bang của huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ ngày 30/3/2010 đến ngày 30/6/2010.
Nội dung thực hiện

Điều tra kỹ thuật canh tác cây ca cao tại các hộ nông dân, sự hiểu biết của nông
dân về bệnh loét thân và thối trái ca cao. Điều tra tình hình sâu bệnh hại chung và tình
hình bệnh loét thân, thối trái Phytophthora palmivora trên ca cao.
Cách điều tra
Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin về các yếu tố kỹ thuật canh tác và
tình hình sâu bệnh hại chung trên các vườn điều tra, điều tra định kỳ 30 ngày/ lần để
nắm diễn biến bệnh loét thân và thối trái ca cao. Số hộ điều tra là 40 hộ, mỗi vườn
chọn 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm chọn 3 cây điều tra và ghi nhận.
Kết quả đạt được
Tổng diện tích ca cao điều tra là 342 ha, trong đó diện tích trồng chủ yếu tại
mỗi hộ từ 0,5 – 1 ha chiếm tỷ lệ lớn nhất là 70 %. Các vườn ca cao điều tra được trồng
chủ yếu từ năm 2004 đến nay, 57,14 % cây ghép và cây hạt lai chiếm 42,86 %. Có đến
90 % số cây đang được trồng tại các hộ điều tra được cấp từ trường Đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
Tất cả các hộ điều tra điều trồng xen ca cao với một số cây khác trong đó có
đến 65 % số hộ trồng xen với tiêu, số vườn trồng xen sầu riêng chiếm 37,5 % số hộ
điều tra. Khoảng cách trồng ca cao phần lớn là 3 x 3 m, mật độ trồng chính nhỏ hơn
750 cây/ha chiếm 80 % số hộ điều tra.
Về kỹ thuật chăm sóc, có đến 95 % số hộ điều tra sử dụng phương pháp tưới
tràn, 80 % số hộ tưới nước với khoảng cách giữa 2 lần tưới liên tiếp từ 10 – 15
ngày/lần; 82,5 % số hộ sử dụng NPK 16 – 16 – 8 để bón cho cây, số lần bón trong năm

i


không quá 3 lần; 62,5 % số hộ điều tra có bón phân chuồng cho cây. Trong 40 hộ điều
tra, có 37,5 % số hộ sử dụng thuốc trừ bệnh.
Về tình hình bệnh loét thân thối trái trong 40 hộ điều tra tại 2 xã Kim Long và
Xà Bang, tỷ lệ cây nhiễm bệnh loét thân và thối trái cao nhất vào tháng 6 trên địa bàn
xã Kim Long (9,7 % số cây nhiễm loét thân và 26,67 % số cây nhiễm thối trái trong

tổng số cây điều tra).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bệnh loét thân, thối trái trên cây ca
cao. Tháng 6 là tháng có mưa nhiều nhất trong các tháng điều tra nên tỷ lệ cây nhiễm
bệnh tương cao cao. Mật độ ca cao trồng lớn hơn 750 cây/ha có tỷ lệ cây nhiễm bệnh
loét thân cao nhất là 11,43 %, bệnh thối trái là 30,48 %. Các vườn có cây trồng xen là
tiêu, điều có tỷ lệ cây nhiễm loét thân cao nhất từ 8,00 – 8,57 %, các vườn trồng xen
sầu riêng tỷ lệ cây nhiễm loét trái cao nhất 28 %. Các vườn có thời gian tưới từ 7 – 10
ngày/lần, tỷ lệ cây nhiễm lớn hơn so với các vườn khác (loét thân từ 8,89 – 9,33 %,
thối trái từ 26,67 – 27,11 % cây bị nhiễm). Các vườn không bón vôi tỷ lệ cây nhiễm
bệnh lên đến 40,83 %. Ở các vườn có bón phân chuồng cho cây, tỷ lệ cây nhiễm loét
thân (5,93 %) thấp hơn so với các hộ không bón (9,74 %). Tỷ lệ cây nhiễm bệnh thối
trái cao tại các vườn sử dụng phân hóa học có hàm lượng Kali thấp để bón cho ca cao
(23 % số cây điều tra). Mức độ sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh hại trên cây
còn khá thấp và chưa có hiệu quả.

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i 
TÓM TẮT........................................................................................................................ i 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ vi 
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2 
1.3. Giới hạn đề tài .......................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3 

2.1. Nguồn gốc và tình hình phát triển cây ca cao .......................................................3 
2.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................3 
2.1.2. Tình hình phát triển ca cao trên thế giới và Việt Nam ...................................3 
2.1.2.1. Tình hình phát triển ca cao trên thế giới .................................................3 
2.1.2.2. Tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam ..................................................5 
2.1.2.3. Tình hình phát triển ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...............................7 
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Châu Đức ......................7 
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................7 
2.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết ..............................................................................7 
2.3. Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái của cây ca cao ...............................8 
2.3.1. Đặc điểm thực vật học cây ca cao ..................................................................8 
2.3.2. Điều kiện sinh thái cây ca cao ........................................................................9 
2.4. Kỹ thuật canh tác và một số sâu bênh hại thường gặp trên ca cao .....................10 
2.4.1. Kỹ thuật canh tác cây ca cao ........................................................................10 
2.4.2. Một số sâu bệnh hại thường gặp trên ca cao ................................................10 
2.5. Các đặc tính chủ yếu của nấm và vi sinh vật giống nấm ....................................11 
2.6. Sơ lược về nấm Phytophthora ............................................................................12 
2.6.1. Chu kỳ bệnh của nấm Phytophthora ............................................................12 
2.6.2. Đặc tính của các loài Phytophthora .............................................................13 
2.6.3. Sơ lược về bệnh thối trái, loét thân trên cây ca cao .....................................16 
2.6.3.1. Tác nhân gây bệnh và sự phân bố của bệnh ..........................................16 
2.6.3.2. Triệu chứng bệnh thối trái, loét thân ca cao Phytophthora palmivora .16 
2.6.3.3. Biện pháp phòng trừ ..............................................................................18 
iii


Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA....................................20 
3.1. Thời gian và địa điểm .........................................................................................20 
3.2. Đối tượng điều tra ...............................................................................................20 
3.3. Phương tiện điều tra ............................................................................................20 

3.4. Phương pháp điều tra ..........................................................................................20 
3.4.1. Điều tra tình hình canh tác ...........................................................................20 
3.4.2. Điều tra mức độ nhiễm bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ cây nhiễm bệnh loét thân, thối trái trên cây ca cao ........................................20 
3.5. Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................................21 
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................21 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................22 
4.1. Điều tra hiện trạng canh tác ca cao tại huyện Châu Đức ....................................22 
4.1.1. Lịch sử canh tác ...........................................................................................22 
4.1.2. Qui mô trồng ................................................................................................23 
4.1.3. Giống ca cao trồng tại địa bàn điều tra ........................................................23 
4.1.4. Kỹ thuật trồng ..............................................................................................25 
4.1.5. Kỹ thuật chăm sóc ........................................................................................26 
4.1.5.1. Tưới tiêu nước .......................................................................................26 
4.1.5.2. Tình hình bón vôi, phân hữu cơ và chế phẩm sinh học.........................27 
4.1.5.3. Tình hình bón phân hóa học ..................................................................28 
4.1.5.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các hộ điều tra.................29 
4.1.6. Một số bệnh hại trên cây ca cao tại địa điểm điều tra ..................................29 
4.2. Điều tra tình hình bệnh loét thân, thối trái (Phytophthora palmivora)
trên cây ca cao tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................................30 
4.2.1. Tình hình, mức độ nhiễm bệnh loét thân, thối trái tại địa bàn điều tra ........30 
4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát triển
bệnh loét thân, thối trái ca cao (Phytophthora palmivora) ...................................33 
4.2.2.1. Ảnh hưởng của giống ............................................................................33 
4.2.2.2. Ảnh hưởng của cây trồng trước .............................................................34 
4.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng (cây/ha)...................................................34 
4.2.2.4. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến tình hình bệnh ..........................36 
4.2.2.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến tình hình bệnh ..................37 
4.2.2.6. Tình hình sử dụng thuốc hóa học ..........................................................38 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................40 

5.1. Kết luận ...............................................................................................................40 
5.2. Đề nghị ................................................................................................................41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................44
iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng ca cao trên thế giới (ngàn tấn) từ 2005 – 2008 .......................................... 4 
Bảng 2.2 Tiêu thụ ca cao trên thế giới (ngàn tấn) từ 2003 – 2007 ............................................. 5 
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ca cao trong nước năm 2006 ........................................................ 6 
Bảng 4.1 Các cây trồng được canh tác trước khi trồng ca cao tại 40 vườn điều tra ................ 22 
Bảng 4.2 Phân bố diện tích vườn ca cao trong 40 hộ............................................................... 23 
Bảng 4.3 Các giống ca cao đang được trồng ở huyện Châu Đức. ........................................... 23 
Bảng 4.4 Tuổi vườn ca cao tại 40 hộ điều tra. ......................................................................... 24 
Bảng 4.5 Nguồn gốc các giống ca cao đang trồng tại 40 vườn điều tra. ................................. 25 
Bảng 4.6 Thời gian và phương pháp tưới nước cho cây ca cao vào mùa khô ......................... 25 
Bảng 4.7 Tình hình tưới nước cho ca cao vào mùa khô tại 40 vườn điều tra .......................... 26 
Bảng 4.8 Tỷ lệ sử dụng các loại phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh ......................................... 27 
Bảng 4.9 Công thức phân và số lần bón tại các hộ điều tra ..................................................... 28 
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng thuốc hóa học tại các hộ điều tra .............................................. 29 
Bảng 4.11 Mức độ bệnh hại khác tại các vườn điều tra ........................................................... 29 
Bảng 4.12 Mức độ nhiễm bệnh loét thân ca cao trên 40 vườn điều tra ................................... 30 
Bảng 4.13 Mức độ nhiễm bệnh thối trái ca cao trên 40 vườn điều tra ..................................... 30 
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của giống đến bệnh loét thân, thối trái trên cây ca cao........................ 33 
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của cơ cấu cây trồng trước đến tình hình bệnh .................................... 34 
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh loét thân, thối trái ca cao .......................... 34 
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của cây trồng xen đến bệnh loét thân, thối trái ca cao ......................... 35 
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến bệnh loét thân, thối trái ca cao .................. 36 
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của thời gian tưới đến tình hình bệnh .................................................. 36 

Bảng 4.20 Ảnh hưởng của việc sử dụng vôi và phân hữu cơ đến tình hình bệnh.................... 37 
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân hóa học đến tình hình bệnh ............................. 38 
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ bệnh đến tình hình bệnh ........................... 38 

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ phân bố cây ca cao (CABI Bioscience, 2003).....................................4 
Hình 2.2 Quá trình sinh sản hữu tính (Burgess L.W và ctv, 2009) ..............................13 
Hình 2.3 Chu kỳ bệnh đã được đơn giản hóa của tác nhân gây bệnh thuộc lớp nấm
trứng (Burgess L.W và ctv, 2009) .................................................................................13 
Hình 2.4 Một số ký chủ của Phytophthora (Burgess L.W và ctv, 2009) .....................15 
Hình 2.5 Các vùng xuất hiện nấm Phytophthora palmivora (CABI Bioscience, 2003)
.......................................................................................................................................16 
Hình 2.6 Các vùng xuất hiện P. capsici (điểm màu vàng) và P. citrophthora (điểm
màu xanh) (CABI Bioscience, 2003) ............................................................................16 
Hình 2.7 Triệu chứng thối trái ca cao do Phytophthora palmivora gây ra...................17 
Hình 4.1 Vườn ca cao ghép 3 năm tuổi ........................................................................24 
Hình 4.2 Cây ca cao nhiễm loét thân và thối trái..........................................................31 
Hình 4.3 Mô vết bệnh ...................................................................................................31 
Hình 4.4 Cây ca cao nhiễm bệnh thối trái.....................................................................32 
Hình 4.5 Mẫu trái ca cao nhiễm bệnh thối trái .............................................................32 
Hình 4.6 Loét thân gây chết cây  .............................................................................................. 33
Hình 4.7 Thối trái ca cao

................................................................................33 

vi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ca cao (Theobroma cacao) là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh
tế cao, sản phẩm thu được có giá trị dinh dưỡng cao, một số sản phẩm có tác dụng khá
tốt cho sức khỏe con người. Bộ phận chính của ca cao được sử dụng là hạt. Hạt ca cao
được sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm cao cấp như chocolate, bơ,
bánh kẹo, ca cao còn là đồ uống thông dụng có chất kích thích là caffeine nhưng thấp
hơn cà phê rất nhiều. Ngoài ra, vỏ trái sau khi lấy hạt có thể phơi khô xay làm thức ăn
cho gia súc. Cây không cạnh tranh về ánh sáng nhiều vì có thể trồng xen trong các
vườn cây có sẵn giúp tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời ca cao là loại cây có bộ rễ
phát triển rộng và sâu do đó cây còn được trồng ở những vùng đất dốc nhằm chống xói
mòn đất và giữ nguồn nước ngầm. Với những đặc tính trên, ở nước ta cây ca cao còn
được phát triển dưới dạng cây nông lâm nghiệp bền vững trong những dự án trồng
rừng và bảo vệ rừng, điển hình là dự án ca cao trồng xen dưới tán rừng ở Cát Tiên –
Lâm Đồng, trong tương lai dự án không những có thể tăng thêm thu nhập cho nông
dân mà còn góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ môi trường, một vấn đề cấp thiết
trong quá trình phát triển toàn cầu. Theo tính toán của người nông dân, trồng ca cao
hiệu quả kinh tế cao gấp 2,3 lần so với cây cà phê và 1,3 lần so với hồ tiêu. Vốn đầu tư
ban đầu cũng như công chăm sóc vườn ca cao chỉ bằng khoảng 50 % so với cây cà
phê.
Tuy nhiên, ca cao là loại cây rất mẫn cảm với sâu bệnh nhất là bệnh do nấm
Phytophthora. Đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng trên cây ca cao ở hầu
hết các nước trồng ca cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong đó đáng chú ý là
bệnh loét thân và thối đen trái. Cho đến nay, trên thế giới có 8 loài nấm Phytophthora
gây hại trên cây ca cao trong đó xuất hiện phổ biến nhất là loài Phytophthora
palmivora. Chỉ riêng loài này đã làm thiệt hại hàng năm khoảng 1 tỷ đô la trên cây ca
1



cao. Tại Samoa, thiệt hại do bệnh thối trái ca cao có thể lên đến 60 – 80 % trong những
năm mưa nhiều, ẩm ướt; tại Mexico là 80 %; tại Papua New Guinea là 5 – 39 %. Tại
Indonesia, Phytophthora palmivora đã làm giảm 26 – 56 % năng suất ca cao. Tại
Malaysia, có những năm Phytophthora palmivora đã làm giảm 70 % sản lượng ca cao
(Trần Kim Loang, 2007). Hiện nay các nghiên cứu về dịch hại ca cao đang còn ít, tài
liệu về sâu bệnh hại ca cao còn khá hạn hẹp. Đặc biệt ở Việt Nam, các nghiên cứu về
bệnh loét thân và thối trái do nấm Phytophthora palmivora gây ra còn rất ít, diễn biến
bệnh cũng như các biện pháp phòng trừ vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Điều tra tình hình canh tác và mức độ nhiễm
bệnh loét thân, thối trái (Phytophthora palmivora) trên cây ca cao tại huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được tiến hành.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nắm được tình hình canh tác, các kĩ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh hại
trên cây ca cao được trồng tại địa bàn điều tra.
Nắm được tình hình bệnh và sự ảnh hưởng của các yếu tố canh tác đến mức độ
nhiễm bệnh loét thân, thối trái (Phytophthora palmivora) trên cây ca cao.
1.3. Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, đề tài chỉ được thực hiện tại một số hộ nông
dân tại xã Xà Bang và Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và tình hình phát triển cây ca cao
2.1.1. Nguồn gốc
Cây ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao L., thuộc họ Sterculiaceae là
loài duy nhất trong số 22 loài của chi Theobroma được trồng sản xuất. Ca cao có

nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon khu vực Nam, Trung Mỹ và được trồng rộng rãi
bởi những người nói tiếng Maya vào thế kỷ 16. Những người bản xứ Maya tìm thấy ca
cao ít nhất 1000 năm trước đó (Janny G. M. Vos và ctv, 2003).
Từ xa xưa, thổ dân Aztec ở Mexico đã xem ca cao là thực phẩm cao cấp, là
thức uống thiêng liêng dùng để dâng cúng và dành cho giới quí tộc. Linné đặt tên cho
giống cây này là thực phẩm của thần linh cũng nhằm phản ánh ý nghĩa này. Theo tiếng
La Tinh, Theos: thần linh; broma: thực phẩm (Phạm Hồng Đức Phước, 2005).
2.1.2. Tình hình phát triển ca cao trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình phát triển ca cao trên thế giới
Các nước trồng ca cao đều nằm trong vùng có vĩ độ trong khoảng 150 BắcNam (Phạm Hồng Đức Phước, 2005). Hiện nay trên thế giới có 3 vùng trồng ca cao
chính: Tây Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Năm 2008 tổng diện tích trồng ca cao là
trên thế giới là hơn 3 triệu ha với sản lượng hằng năm đạt trên 3,7 triệu tấn. Những
nước có sản lượng cao là Bờ Biển Ngà, Ghana, Indonesia chiếm khoảng 70% sản
lượng ca cao toàn thế giới. Trong đó, loài Forastero Amazon được trồng chủ yếu
(Nguyễn Thị Phương Hoàng, 2005).

3


Hình 2.1 Bản đồ phân bố cây ca cao (CABI Bioscience, 2003)
Bảng 2.1 Sản lượng ca cao trên thế giới (ngàn tấn) từ 2005 – 2008
QUỐC GIA

06/2005

07/2006

08/2007

Tây phi


2643

2334

2578

Bờ Biển Ngà

1408

1229

1370

Ghana

740

615

675

Nigeria

200

190

210


Cameroon

166

166

185

Các nước châu phi khác

129

133

138

Châu Á / Thái Bình Dương

670

627

690

Indonesia

560

520


580

Các nước Châu Á khác

110

107

110

Châu Mỹ

446

415

445

Brazil

162

126

160

Ecuador

114


115

115

Các nước Châu Mỹ khác

170

175

171

THẾ GIỚI

3759

3376

3713

Nguồn: Phạm Hồng Đức Phước, 2009

4


Bảng 2.2 Tiêu thụ ca cao trên thế giới (ngàn tấn) từ 2003 – 2007
QUỐC GIA

04/2003


05/2004

06/2005

07/2006

Châu Âu

1348

1379

1456

1540

Đức

224

235

306

357

Hà Lan

445


406

455

465

Các nước khác

678

684

695

719

Châu Phi

464

501

485

514

Bờ Biển Ngà

335


364

336

336

Các nước khác

129

137

149

179

Châu Mỹ

852

853

881

853

Brazil

207


209

223

224

Mỹ

414

419

432

418

Các nước khác

235

225

226

212

Châu Á Thái Bình Dương

575


662

698

699

Indonesia

120

115

140

140

Malaysia

203

249

267

270

Các nước khác

252


258

291

289

THẾ GIỚI

3238

3355

3520

3608

Nguồn Phạm Hồng Đức Phước, 2009
2.1.2.2. Tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam
Cây ca cao đã được trồng ở Việt Nam từ những năm 1960, nhưng sau đó chỉ
dừng ở trồng thử nghiệm do không có thị trường tiêu thụ. Những năm 2000 diện tích
trồng ca cao đã được tăng lên khi có một số công ty tổ chức thu mua, tiêu thụ hạt ca
cao sơ chế cho nông dân. Với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thông qua Chương trình khuyến nông quốc gia, sự quan tâm của các tỉnh và hỗ trợ của
Dự án quốc tế Success Alliance diện tích ca cao từ vài chục ha năm 2000 đã được khôi
phục phát triển lên 7320 ha cuối năm 2006, trong đó có 996 ha đang cho thu hoạch,
năng suất ban đầu khoảng 0,8 tạ/ha, ước tính sản lượng 773 tấn hạt sơ chế (Nguyễn
Văn Hòa, 2007). Hiện nay, nước ta có 17 tỉnh trong cả nước trồng ca cao, hiện mới
trồng được 12.300 ha, trong đó diện tích trồng thuần ca cao gần 1.300 ha, chủ yếu tập
trung ở các tỉnh Ðắk Lắk, Ðắk Nông, còn hầu hết gần 11.000 ha là trồng xen với các

5


loại cây công nghiệp khác, gồm các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình
Phước, Ðồng Nai, Bình Thuận, Lâm Ðồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Với tổng diện tích
đã cho thu hoạch là 4.000 ha, và sản lượng trung bình hằng năm gần 1.000 tấn hạt khô
(theo Trung tâm khuyến nông quốc gia, 6/7/2010
Theo dự án phát triển ca cao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện
tích trồng ca cao là 20.000 ha vào năm 2010 và tăng lên 100.000 ha vào năm 2020.
Cây ca cao đáp ứng cho 3 chương trình lớn của quốc gia là phủ xanh đồi trọc; xóa đói
giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa và đa dạng hóa hệ thống cây trồng. Đến thời điểm
hiện nay nước ta đã thành lập nhóm hành động (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn) gồm 14 thành viên trong và ngoài nước nhằm mục đích mở rộng diện
tích trồng, xây dựng các nhà máy chế biến, nghiên cứu thị trường, xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng quốc gia về ca cao, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những
quốc gia sản xuất, cung cấp sản phẩm từ cây ca cao chính trên thế giới đồng thời xây
dựng phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ hạt ca cao ngay ở trong
nước. Theo Ban điều phối phát triển cây ca cao Việt Nam, các tỉnh vùng Tây Nguyên,
miền Ðông và miền Tây Nam Bộ nước ta là những nơi giàu tiềm năng để trồng cây ca
cao, theo kế hoạch phát triển đến năm 2015 diện tích cây ca cao của cả nước sẽ là 60
nghìn ha, với sản lượng hạt khô đạt khoảng 52 nghìn tấn và đến năm 2020 sẽ đạt 80
nghìn ha, sản lượng là 108 nghìn tấn (theo báo Đảng Cộng Sản Việt Nam,
13/05/2010).
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ca cao trong nước năm 2006
Địa phương

Tổng DT

DT trồng mới DT thu hoạch


(ha)

(ha)

(ha)

Năng suất

Ước sản

(tấn/ha)

lượng (tấn)

Bến Tre

1.920

750

600

1,5

900

Tiền Giang

1.203


650

8

0,6

5

Bà Rịa – VT

1.100

446

100

0,6

60

Bình Phước

798

495

11

0,55


6

Daklak

874

134

55

1,05

58

Dak Nông

468

35

16

1,7

27

Tỉnh khác

957


750

200

0,4

82

Tổng cộng

7.320

3.260

990

1,15

1.138

Nguồn Nguyễn Văn Hòa, 2007
6


2.1.2.3. Tình hình phát triển ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng
“Chương trình phát triển cây ca cao bền vững cho các hộ nông dân tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu giai đoạn 2004 – 2006” và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại
quyết định số 5128/QĐ-UB ngày 19/7/2004.
Tính đến năm 2007 dự án đã đạt được một số kết quả: đào tạo được 79 tập huấn

viên; thành lập được 101 câu lạc bộ, mỗi câu lạc bộ có 40 nông dân tham gia; có tổng
cộng 4.337 nông dân tham gia dự án; số lượng cây giống cung cấp là 765.695 cây;
tổng diện tích trồng đã qui đổi là 1.081 ha với 14 điểm trình diễn và 3 vườn mẫu.
Việc phát triển cây ca cao gặp một số thuận lợi do một số cây trồng khác có
hiệu quả kinh tế thấp hoặc giá cả lên xuống thất thường, nên người dân đang có nhu
cầu đa dạng hóa cây trồng, do vậy họ chấp nhận trồng xen cây ca cao với một số cây
trồng khác; hiệu quả kinh tế của cây ca cao qua các mô hình trình diễn đã phần nào
giúp người dân yên tâm khi đưa một loại cây trồng mới vào canh tác. Tuy nhiên, tình
hình canh tác ca cao cũng gặp khá nhiều khó khăn: chưa có quy hoạch cụ thể; giống
mới gặp nhiều trở ngại về quản lý cũng như về chất lượng; kỹ thuật thâm canh và sơ
chế chưa cao; tình hình quản lý sâu bệnh hại trên ca cao tính đến thời điểm này còn rất
thấp (Phạm Thị Chín, 2007).
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Châu Đức
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Châu Đức nằm ở phía Bắc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập năm
1994 từ một phần của huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai cũ. Diện tích tự nhiên 42.260
ha có 37.583 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đất trồng cây hàng năm có 12.713
ha chủ yếu là cao su, điều, cà phê, cây ăn quả. Cây ca cao thực sự được chú ý từ năm
2004, tính đến năm 2006 diện tích trồng ca cao của tỉnh là 1.081 ha (Phạm Thị Chín,
2007)
2.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết
Về mặt khí hậu thời tiết, huyện Châu Đức tạm chia ra làm hai tiểu vùng:
Tiểu vùng 1: nằm ở phía Bắc của huyện Châu Đức gồm các xã, thị trấn Xà
Bang, Láng Lớn, Kim Long, Quảng Thành, Ngãi Giao có độ cao độ từ 150 – 200 m so
với mặt nước biển. Lượng mưa từ 2.000 – 2.250 mm/năm, thời gian mưa kéo dài.
7


Nhiệt độ bình quân 25 – 260C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 khoảng 34,5 – 36,50C, số
giờ nắng trong ngày 9 – 10 giờ/ngày.

Tiểu vùng 2: gồm các khu vực phía Nam và Đông Nam của huyện gồm các xã
Xuân Sơn, Suối Rao, Đá Bạc, Nghĩa Thành có cao độ bình quân từ 100 – 150 m. Tiểu
vùng này có lượng mưa thấp hơn, thời gian mưa ngắn hơn tiểu vùng 1. Mùa khô ở tiểu
vùng này gay gắt hơn, nhiệt độ mùa khô cao hơn từ 4 – 60C so với tiểu vùng 1.
Yếu tố chi phối lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp là lượng mưa
và phân bố mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 1.600 – 1.950 mm.
Trong đó, lượng mưa tăng dần từ phía Nam lên phía Bắc, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa tập trung trong mùa mưa từ
88 – 93 %. Các số liệu trên cho thấy mùa mưa khá ngắn và kết thúc sớm trong khi mùa
khô khá dài dẫn đến mưa nhiều và tập trung trong mùa mưa, đây là điều kiện khá tốt
để bệnh hại phát triển đặc biệt là bệnh do nấm Phytophthora palmivora.
Về đất đai, địa bàn sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu phân bố trên các
loại đất bao gồm đất đỏ nâu, đất nâu vàng, đất đen trên núi lửa và đất bồi tụ trên nền
bazan (Nguyễn Thị Nhã Trúc, 2005).
2.3. Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái của cây ca cao
2.3.1. Đặc điểm thực vật học cây ca cao
Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao 10 – 20 m nếu mọc tự nhiên trong
rừng. Trong sản xuất, do trồng mật độ dày và khống chế sự phát triển thông qua tỉa
cành nên cây thường có chiều cao trung bình 5 – 7 m, đường kính thân 10 – 18 cm. Ca
cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, có rễ trụ từ 1,5 – 2 m và bộ rễ ăn nông lan rộng hết
tán lá do đó cây ca cao có thể trồng xen với một số loại cây kinh tế khác như cà phê,
tiêu, điều và một số loại cây ăn trái khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài
từ 25 – 40 năm.
Lá ca cao phát triển theo từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái
ngủ. Thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường đặc biệt là nước và sự che bóng
nhưng thường khoảng 4 – 6 tuần lễ. Màu sắc lá non thay đổi tùy theo giống từ màu
xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm. Khi trưởng thành lá có màu xanh thẫm,
cứng cáp hơn và nằm ngang. Cuống lá dài từ 2 – 3 cho đến 7 – 9 cm tùy theo loại cành
mang lá, khí khổng chỉ có ở mặt dưới của lá.
8



Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành, hoa nhỏ đường kính khoảng 10 – 15
mm, hoa có 5 cánh, cánh hoa màu trắng có sọc đỏ có 10 nhụy màu đỏ đậm có 5 lép và
5 nhụy có thể sinh sản, hoa trổ thành từng chùm nhỏ ở thân và các nhánh lớn từ gốc tới
ngọn với số lượng rất lớn nhưng chỉ có khoảng 1 – 5 % hoa hình thành quả, số hoa còn
lại sẽ bị khô và rụng đi. Hoa ra tập trung vào mùa mưa, những nơi có đủ nước cây ra
hoa ra quanh năm nhưng vẫn có điểm ra hoa rộ. Hoa thường nở vào khoảng 3 giờ
chiều và sẽ nở hết vào 9 giờ sáng hôm sau. Hoa được thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng
thụ phấn, chủ yếu là những con ruồi nhỏ thuộc họ Ceratopogonidae. Loài
Forcipomyia là loài phổ biến tham gia thụ phấn, loài côn trùng này rất nhỏ thường cư
trú trong điều kiện tối, ẩm nơi có các tàn dư thực vật, do đó vườn quá sạch hoặc quá
khô sẽ không có lợi cho thụ phấn.
Trái ca cao có màu sắc khá đa dạng. Trái chưa chín có màu xanh, đỏ tím hoặc
xanh điểm đỏ tím. Khi trái chín màu xanh chuyển sang vàng; màu đỏ tím chuyển sang
màu da cam. Hình dạng trái thay đổi nhiều từ hình cầu đến dài nhọn hay hình trứng.
Vỏ trái có thể dày từ 1 – 3 cm. Trọng lượng trái thay đổi 0,2 – 1 kg. Mỗi trái chứa từ
30 – 40 hạt; mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5
dãy (Phạm Hồng Đức Phước, 2005).
2.3.2. Điều kiện sinh thái cây ca cao
Cây ca cao có thể trồng được từ vĩ độ 20o Bắc đến 20o Nam, cao độ từ mặt biển
đến 800 m. Tuy nhiên, chúng chỉ sinh trưởng tốt nhất trên đất thấp dưới 200 – 300 m
so với mặt nước biển, lượng mưa thích hợp hằng năm từ 1.150 – 2.500 mm. Cây ca
cao sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21 – 25oC, nhiệt độ tối đa
để ca cao phát triển là 30 – 32oC và tối thiểu là khoảng 18 – 20oC. Cây bị thiệt hại
nghiêm trọng ở nhiệt độ dưới 10oC hoặc 15oC nhưng phải kéo dài. Ca cao không thích
hợp những nơi có gió mạnh liên tục (< 12 km/giờ) và không được che chắn.
Cây ca cao có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ
bazan, đất ferralit vàng phát triển trên đá trầm tích, đất tro núi lửa, đất cát, nhưng
không thể sinh trưởng được ở những vùng đất quá khô hạn. Chỉ cần đất có tầng canh

tác sâu từ 1 – 1,5 m có khả năng giữ ẩm tốt nhưng không được ngập úng. Loại đất
thích hợp để trồng cây ca cao có thành phần cơ giới: cát 50%, sét 30 – 40%, chất hữu
cơ 3,5% và có pH từ 5,5 – 6,7. Do đó ở Việt Nam ca cao có thể được trồng trên các
9


vùng đất ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh ở
miền Tây Nam Bộ (Phạm Hồng Đức Phước, 2005).
2.4. Kỹ thuật canh tác và một số sâu bênh hại thường gặp trên ca cao
2.4.1. Kỹ thuật canh tác cây ca cao
Giống như những cây dài ngày khác ca cao có cùng chung những kỹ thuật cơ
bản như chuẩn bị đất trồng, đào hố, bón phân nhiều ít tùy theo giai đoạn sinh trưởng,
độ phì của đất hoặc năng suất dự kiến. Tuy nhiên vùng sinh thái tự nhiên của cây ca
cao vốn là ở tầng thấp trong những cánh rừng mưa nhiệt đới ở đó cường độ ánh sáng
thấp, ẩm độ không khí cao, biên độ nhiệt ngày đêm và trong năm hẹp nên muốn trồng
ca cao hiệu quả cần có những kỹ thuật đặc thù riêng.
Trước tiên, đất trồng ca cao cần chọn loại đất có tầng canh tác dày, có mực
nước ngầm sâu và có thể thoát nước tốt, tránh nước đọng khi mưa. Làm đất kỹ, đảm
bảo đất tơi xốp. Sau khi đào hố theo mật độ cần thiết cần bón lót cho mỗi hố 10 – 15
kg phân chuồng hoai; 0,5 kg vôi bột và 0,5 kg phân lân. Hố trồng cần được xử lý bằng
Confidor hay Admire để trừ mối trước khi trồng. Giai đoạn cây con cần cây che bóng
từ 50 – 75 % để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tưới nước thường xuyên để đủ ẩm và
tránh đọng nước gây ngập úng.
Đối với ca cao ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm, lân, một ít kali và
trung vi lượng để phát triển bộ rễ và thân lá. Ta có thể sử dụng phân NPK 20 – 20 – 15
hoặc 16 – 16 – 8 chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và một lần vào mùa khô
với tổng lượng phân bón cho một cây trong năm thứ nhất 0,2 - 0,3 kg/cây, năm thứ hai
0,5 – 0,6 kg/cây, năm thứ ba 0,6 – 0,8 kg/cây.
Ở giai đoạn kinh doanh nên dùng phân chuyên dụng cho ca cao với hàm lượng
12 % N, 14 % P2O5, 18 % K2O và các trung vi lượng phù hợp. Lượng phân bón thay

đổi theo loại đất, tuổi cây và năng suất, nên bón từ 1,5 – 2,5 kg/cây/năm; lượng phân
trên chia làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa (Nguyễn Xuân Trường, 2007).
2.4.2. Một số sâu bệnh hại thường gặp trên ca cao
Qua theo dõi sự ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất và phẩm chất của ca cao
năm 1956, Padwich đã nhận định: sự thiệt hại do bệnh trên ca cao dựa trên các nguồn
thu thập dữ liệu khác nhau trong khối cộng đồng các nước trồng ca cao (Ghana,

10


Nigeria, Togo, Trinidad và Tobago, Cameroon, Island) là khoảng 29,4% (Nguyễn Thị
Phương Hoàng, 2005).
Theo Phạm Đình Trị (1989), cây ca cao là một trong các loài cây bị nhiều sâu
bệnh hại nhất. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh, cây ca cao
thường bị các loại bệnh phổ biến như: bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (Phytophthora
palmivora); bệnh VSD (Oncobasidium theobromae); bệnh héo rũ (Ceratocystis
fimbrata); bệnh nấm hồng (Corticium salmoncolor) (Phạm Hồng Đức Phước, 2005).
Một số loại côn trùng hại thường gặp trên ca cao như: mọt đục cành (Xyleborus
morstatti), bọ xít muỗi (Helopeltis sp.), bọ cánh tơ (Thrips sp.), rệp sáp phấn
(Planococus citri), rệp muội đen (Toxoptera aurantii), sâu khoang (Prodenia litura),
mối (Odontotermes sp.) (Đỗ Quốc Tấn, 2007).
2.5. Các đặc tính chủ yếu của nấm và vi sinh vật giống nấm
Nấm và các vi sinh vật giống nấm gây bệnh là các vi sinh vật dị dưỡng, chúng
cần một nguồn dinh dưỡng bên ngoài để phát triển và sinh sản. Hiểu biết về các đặc
tính chủ yếu khác của những vi sinh vật này có thể giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu
chúng.
Sợi nấm có cấu tạo dạng sợi giống như sợi chỉ với đặc tính phát triển phân
nhánh là một đặc tính phổ biến ở hầu hết các nấm. Sợi nấm phát triển trên giá thể để vi
sinh vật có thể hấp thu dinh dưỡng từ đó. Các loài gây bệnh cây phát triển xuyên qua
các bề mặt cây ký chủ còn nguyên vẹn. Các nấm hoại sinh có khuynh hướng xâm

nhiễm và phát triển trên các mô cây bị bệnh, cây già yếu đang chết dần và các tàn dư
thực vật. Những nấm này là các tác nhân chủ yếu làm phân hủy chất hữu cơ trong đất.
Nấm thực có vách tế bào cấu tạo bởi polysacarit và kitin, trong khi các vi sinh
vật giống nấm có vách tế bào cấu tạo bởi xenlulô và polysacarit. Nấm thực có vách
ngăn trong khi vi sinh vật giống nấm không có.
Nấm thực không có các bào tử động, ngoại trừ nhóm nấm cổ sinh Chytrids. Các
du động bào tử thường phổ biến ở nhiều loài thuộc nhóm vi sinh vật giống nấm
Oomycota như Pythium và Phytophthora. Các du động bào tử có thể lan truyền qua
nước trong đất và trên bề mặt cây.
Nhiều loài nấm thực sản sinh ra các bào tử vô tính hoặc hữu tính với chức năng
lan truyền nhờ gió. Đây là một đặc tính phổ biến của nấm gây bệnh trên lá. Tuy nhiên
11


một số bào tử lại thích ứng với hình thức lan truyền nhờ mưa và nước tưới. Các bào tử
vách dày như bào tử trứng, bào tử hậu; hạch nấm và các cấu trúc sinh sản đa bào như
quả cành, quả thể có vai trò rất quan trọng trong chu kỳ bệnh. Trong các điều kiện
ngoại cảnh bất lợi hoặc không có ký chủ hay các giá thể thích hợp khác, những vi sinh
vật này thường tồn tại ở các dạng cấu trúc bảo tồn đặc biệt như vậy (Burgess L.W.,
Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T., 2009).
2.6. Sơ lược về nấm Phytophthora
2.6.1. Chu kỳ bệnh của nấm Phytophthora
Phytophthora thuộc lớp Oomycete (nấm trứng). Chúng không phải là nấm thực
vì lớp này thuộc giới Chromista. Phytophthora sinh ra các bào tử di chuyển được, hay
còn gọi là du động bào tử, có vai trò rất quan trọng. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt
những nấm này với nấm thực trong giới Nấm (Mycota). Du động bào tử vô tính tạo
điều kiện cho những nấm này lan truyền trong đất ướt và nước tưới.
Sinh sản vô tính tạo thành các cấu trúc gọi là bọc bào tử động, nơi hình thành
và giải phóng du động bào tử. Những du động bào tử này di chuyển được và có vai trò
quan trọng trong chu kỳ bệnh, đặc biệt là chức năng lan truyền trong đất ướt hoặc trên

bề mặt cây trồng. Các loài Phytophthora tạo các túi bào tử có hình dạng nhất định một
cách rõ rệt trên cành mang bọc bào tử. Các du động bào tử hình thành trong bọc bào tử
và được giải phóng trực tiếp từ bọc bào tử. Một số loài như Phytophthora infestans và
Phytophthora palmivora tạo các bọc bào tử rất dễ rụng ra khỏi cành mang bọc bào tử
và có thể được phân tán nhờ gió.
Sinh sản hữu tính liên quan đến sự hình thành các túi noãn (thể cái) và túi đực
(thể đực). sau khi thụ tinh, noãn cầu (giao tử cái) trong túi noãn phát triển thành bào tử
vách dày. Bào tử trứng là bào tử bảo tồn và có vai trò quan trọng trong chu kỳ bệnh.
Khoảng 50 % loài Phytophthora đòi hỏi sự kết hợp của hai cá thể dạng giới tính khác
nhau để việc sinh sản hữu tính xảy ra.

12


Hình 2.2 Quá trình sinh sản hữu tính (Burgess L.W và ctv, 2009)

Hình 2.3 Chu kỳ bệnh đã được đơn giản hóa của tác nhân gây bệnh thuộc lớp nấm
trứng (Burgess L.W và ctv, 2009)
2.6.2. Đặc tính của các loài Phytophthora
Phytophthora là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh trên cây ăn quả, rau màu và
cây công nghiệp ở Việt Nam. Các bệnh bao gồm thối rể, thân và quả sầu riêng; thối rể
ớt; thối nõn dứa; thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu; mốc sương cà chua, khoai tây; thối rể,
thân và quả đu đủ; tàn lụi cao su và các cây trồng khác.
13


Các triệu chứng chính của bệnh do Phytophthora gây ra: cây bị chết dần từ
ngọn cây và có thể có triệu chứng thối rể và nứt ở phần thân gần mặt đất. Các cây rau
bị thối rể, như ớt, trở nên còi cọc và héo. Cây thường chết nhanh sau khi các triệu
chứng héo trầm trọng xảy ra.

Cách xâm nhiễm của Phytophthora tùy thuộc từng loài. Tuy nhiên, bào tử
trứng, bọc bào tử động và du động bào tử tạo điều kiện cho việc xâm nhiễm vào các bộ
phận khác nhau của cây. Mưa tạt phân tán bào tử lên bộ lá của cây vì vậy quá trình
xâm nhiễm có thể bắt đầu từ thân, lá và quả, tùy thuộc loài Phytophthora và ký chủ.
Côn trùng bò hoặc bay cũng có thể mang nấm từ đất tới các bộ phận phía trên của cây.
Phổ ký chủ của Phytophthora tùy thuộc vào từng loài cụ thể. Một số loài như
Phytophthora palmivora có phổ ký chủ rộng, trong khi các loài khác như
Phytophthora infestans có phổ ký chủ hẹp
Các tác nhân gây bệnh bảo tồn dưới dạng bào tử trứng và/hoặc bào tử hậu trong
đất, và có thể được di chuyển theo vật liệu nhân giống, đất hoặc nông cụ có chứa mầm
bệnh.
Các bệnh do Phytophthora thích hợp với điều kiện ẩm ướt. Lượng mưa cao tại
các vùng nhiệt đới thúc đẩy quá trình lan truyền của du động bào tử và các mầm bệnh
khác theo nước mưa tạt. Du động bào tử cũng di chuyển theo nước trong các lạch và
kênh tưới tiêu. Nhiều loài Phytophthora ưa điều kiện nóng ẩm trong khi đó một số loài
như Phytophthora infestans (mốc sương), lại ưa điều kiện ẩm ướt và mát.

14


Hình 2.4 Một số ký chủ của Phytophthora (Burgess L.W và ctv, 2009)
(a, d: khô lá ca cao; e: thối trái ca cao; c: thối trái sầu riêng;
f, g: chết nhanh trên tiêu; h: khô lá trên đậu tương)

15


2.6.3. Sơ lược về bệnh thối trái, loét thân trên cây ca cao
2.6.3.1. Tác nhân gây bệnh và sự phân bố của bệnh
Trong tất cả các bệnh gây hại trên cây ca cao thì bệnh thối đen quả hay thối

đỉnh quả Phytophthora là nguyên nhân gây mất mùa lớn nhất ở các vùng trồng ca cao
trên thế giới. Đã có 7 loài nấm được xác định là nguyên nhân gây bệnh thối đen quả và
loét thân ca cao, nhưng có 2 loài gây hại chính:
- Phytophthora palmivora phân bố ở khắp nơi trên thế giới, tìm thấy ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó gây hại trên 200 loài cây trồng khác cũng như trên ca
cao.
- Phytophthora megakarya chỉ xuất hiện ở Trung và Tây Phi.

Hình 2.5 Các vùng xuất hiện nấm Phytophthora palmivora (CABI Bioscience, 2003)

Hình 2.6 Các vùng xuất hiện P. capsici (điểm màu vàng) và P. citrophthora (điểm
màu xanh) (CABI Bioscience, 2003)
2.6.3.2. Triệu chứng bệnh thối trái, loét thân ca cao Phytophthora palmivora
Triệu chứng bệnh trên quả ca cao do các loài nấm Phytophthora sp. gây ra đều
giống nhau. Bệnh lúc đầu xuất hiện với một đốm mờ khoảng 2 ngày sau khi bị nhiễm.
các đốm chuyển sang màu nâu sô cô la, sau đó bị đen và lan rộng nhanh chóng trên
16


×