Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP – TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.81 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN
LẬP – TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Niên khóa:

Nguyễn Thị Trang
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
2006 – 2010

Tháng 7 năm 2010


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP
DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP
TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ TRANG
Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VINH QUY



Tháng 7 năm 2010


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===000===

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ & tên sinh viên:

NGUYỄN THỊ TRANG


Mã số sinh viên:

06157198

Khóa học:

2006 – 2010

1. Tên KLTN: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng
cho nhà máy chế biến cao su Xuân Lập_Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai
2. Nội dung KLTN:
™ Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định
quy trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết
bị máy móc; số lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy
™ Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế
biến cao su của nhà máy
™ Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải
dựa trên quy trình chế biến cao su của nhà máy
™ Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình
sản xuất của nhà máy.
3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu: 01/03/2010

Kết thúc: 10/07/2010

4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của khóa luận tốt ngiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2010
Ban chủ nhiệm khoa


Ngày tháng năm 2010
Giáo viên hướng dẫn


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý tận
tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Nay tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến:
¾ Cha và mẹ đã suốt đời tận tụy vì con để con có được ngày hôm nay.
¾ Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
¾ Quý Thầy, Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên, trường Đại học Nông
Lâm TP. HCM.
¾ Thầy TS. Nguyễn Vinh Quy, Khoa Công nghệ Môi trường, Trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
¾ Các cô chú tại Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập – Tổng công ty
cao su Đồng Nai.
¾ Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp DH06DL đã chia sẽ những vui buồn,
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2010

Nguyễn Thị Trang

SVTH: Nguyễn Thị Trang

i



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

TÓM TẮT
Ngày nay, vấn đề về môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu.
Tại các quốc gia, nhà nước yêu cầu các công ty, xí nghiệp thực hiện tốt vấn đề về môi
trường, đáp ứng được các quy chuẩn, quy định về môi trường. Nhưng để có thể đạt
được các quy chuẩn, quy định về môi trường đòi hỏi các công ty phải đầu tư rất nhiều
cho hệ thống xử lý môi trường đạt hiệu quả và rất nhiều công ty đã sử dụng biện pháp
xử lý cuối đường ống. Xử lý cuối đường ống là một biện pháp xử lý môi trường được
sử dụng phổ biến hiện nay nhưng cũng có những nhược điểm như:
+ Trên thực tế các quá trình sản xuất không thể đạt hiệu suất 100% nên sẽ phát
sinh ra một lượng nhiên liệu bị lãng phí.
+ Xử lý cuối đường ống không thể kiểm soát, hạn chế lượng chất ô nhiễm sinh
ra mà chỉ xử lý khi chúng đã được tạo ra.
Vì thế từ những năm 80, con người đã tìm biện pháp mang tính chủ động hơn
trong vấn đề tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm, vừa kiểm soát, hạn chế được lượng ô
nhiễm sinh ra mà còn có thể tận dụng được lượng nguyên nhiên liệu bị thất thoát và
Sản Xuất Sạch Hơn đã ra đời vì những lý do trên. Việc ứng dụng SXSH có giá trị rất
lớn đối với những nước đang phát triển do các nước này có trình độ kinh tế chưa phát
triển cao nên việc cơ hội ứng dụng SXSH ở đây sẽ cao và đạt hiệu quả hơn.
Và cũng nhằm đáp ứng được nhu cầu vừa kiểm soát, hạn chế được lượng ô
nhiễm vừa tiết kiệm được một phần nhiên liệu bị lãng phí mà khóa luận tiến hành
nghiên cứu đề xuất các biện pháp SXSH phù hợp cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai. Khóa luận được thực hiện với các nội dung:
-

Giới thiệu tổng quát về nhà máy và các quy trình chế biến mủ.


-

Đề xuất các biện pháp quản lý nội vi, cải tiến trang thiết bị, thay đổi công nghệ

nhằm giúp nhà máy tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và hạn chế được lượng ô nhiễm,
tạo cho người dân có cái nhìn thân thiện đối với nhà máy.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

ii


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài. ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 1
1.3. Nội dung của đề tài ...................................................................................................... 2
1.4. Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu. ................................................................. 2

1.5 Phương pháp thực hiện đề tài ................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ

CAO SU Ở VIỆT NAM. ...................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về SXSH .................................................................................................... 4
2.1.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng của SXSH........................................................ 4
2.1.2. Khái niệm về SXSH. ................................................................................................ 5
2.1.3. Phương pháp luận và các giải pháp thực hiện SXSH. .............................................. 6
2.1.4. Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH. .............................................................. 7
2.1.4.1. Lợi ích.................................................................................................................... 7
2.1.4.2. Trở ngại. ................................................................................................................ 8
2.2 Tổng quan về ngành chế biến mủ cao su ở Việt Nam .................................................. 9
2.2.1.Tổng quan ngành chế biến mủ. .................................................................................. 9
2.2.2. Quy trình chế biên cao su ........................................................................................ 9
2.2.3. Vấn đề môi trường trong ngành chế biến cao su ở Việt Nam và tiềm năng áp dụng sản
xuất sạch hơn ......................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP .................. 13
3.1. Giới thiệu chung về tổng công ty cao su Đồng Nai..................................................... 13
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cao su Đồng Nai. .................................. 13

SVTH: Nguyễn Thị Trang

iii


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
3.1.2. Vị trí địa lý................................................................................................................ 13
3.1.3. Quy mô và cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 14
3.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty......................................................................................... 14
3.2. Giới thiệu về nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập. ................................................ 15
3.2.1 Sơ lược về nhà máy. .................................................................................................. 15
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy. ..................................................................................... 16

3.2.3.Sản phẩm và máy móc thiết bị sử dụng. .................................................................... 17
3.3. Tình hình sản xuất tại nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập ................................... 18
3.3.1 Quy trình sản xuất ..................................................................................................... 18
3.3.2. Quy mô sản xuất tại nhà máy. .................................................................................. 22
3.3.2.1.Công suất sản xuất: ................................................................................................. 23
3.4. Hiện trạng và công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy. .............................................. 23
3.4.1. Hiện trạng môi trường .............................................................................................. 23
3.4.1.1. Môi trường nước .................................................................................................... 23
3.4.1.2. Môi trường không khí ............................................................................................ 24
3.4.1.3 Chất thải rắn ........................................................................................................... 26
3.4.2. Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy. ................................................................. 27
3.4.2.1. Chất thải rắn. ......................................................................................................... 27
3.4.2.2. Môi trường không khí. ........................................................................................... 27
3.4.2.3. Xử lý nước thải. ..................................................................................................... 27
3.5. Đánh giá và lựa chọn công đoạn SXSH cho nhà máy. ................................................ 28
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ
MÁY...................................................................................................................................... 29
4.1. Phân tích quy trình công nghệ. .................................................................................... 29
4.2 Cân bằng vật liệu cho công đoạn gia công cơ học, xông sấy và đóng gói. .................. 31
4.3 Định giá dòng thải. ....................................................................................................... 32
4.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp. .............................................................. 33
4.5. Lựa chọn cơ hội thực hiện SXSH ................................................................................ 35
4.5.1. Sàng lọc các giải pháp SXSH .................................................................................. 35
4.5.2. Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH......................................................................... 37
4.5.2.1. Miêu tả các giải pháp ............................................................................................. 37
4.5.2.2. Đánh giá sơ bộ các giải pháp. ................................................................................ 40

SVTH: Nguyễn Thị Trang

iv



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
4.6 Lựa chọn các giải pháp thực hiện ................................................................................. 47
4.7 Kế hoạch thực hiện. ..................................................................................................... 49
4.8 Duy trì các giải pháp đã chọn. ...................................................................................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 52
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 52
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................... 53
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 54

SVTH: Nguyễn Thị Trang

v


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Sản lượng chế biến mủ năm 2009 .............................................................. 17
Bảng 3.2 Nguyên nhiên vật liệu sử năm 2009 ........................................................... 17
Bảng 3.3 Các loại máy móc sử dụng trong nhà máy. ................................................ 18
Bảng 3.4 Định mức tiêu hao thực tế cho 1 tấn mủ latex ........................................... 18
Bảng 3.5 Định mức tiêu hao thực tế cho một tấn mủ cốm ........................................ 18
Bảng 3.6 Đặc tính nước thải sản xuất nhà máy cao su Xuân Lập ............................. 23
Bảng 3.7 Chất lượng không khí xung quanh một số khu vực trong nhà máy ........... 25
Bảng 3.8 Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đầu ra của nước thải ............................ 28

Bảng 4.1 Cân bằng nguyên nhiên vật liệu - hóa chất cho công đoạn đã chọn để
sản xuất. ..................................................................................................................... 31
Bảng 4.2 Giá trị nguyên nhiên vật liệu sử dụng ........................................................ 32
Bảng 4.3 Giá trị mất mát do dòng thải. ..................................................................... 33
Bảng 4.4 Đánh giá nguyên nhân và đề xuất cơ hội ................................................... 34
Bảng 4.4 Phân loại và sàng lọc các giải pháp. ........................................................... 35
Bảng 4.6 Kết quả sàng lọc các giải pháp .................................................................. 37
Bảng 4.7 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH .................. 40
Bảng 4.8 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH ............... 42
Bảng 4.9 Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp....................... 45
Bảng 4.10 Lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH ................................................. 48
Bảng 4.11 Kế hoạch thực hiện các giải pháp đã chọn ............................................... 49

SVTH: Nguyễn Thị Trang

vi


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện SXSH ............................................................... 6
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn.................................... 7
Hình 2.3 Quy trình sản xuất mủ cao su ..................................................................... 10
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cao su Đồng Nai. .................................. 15
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập ........................ 16
Hình 3.3.a Sơ đồ quy trình sản xuất mủ kem ............................................................ .19
Hình 3.3.b Sơ đồ quy trình sản xuất mủ cốm. ........................................................... 19
Hình 4.1 Quy trình công nghệ cho công đoạn gia công cơ học................................. 29

Hình 4.2 Quy trình công nghệ cho công đoạn sông sấy ............................................ 32

SVTH: Nguyễn Thị Trang

vii


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.
BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

DRC:

Hàm lượng cao su khô.

EDTA:

Thuốc thử ethyklene diamine tetra acetic

HA:

Ammonia cao


LA:

Ammonia thấp

SXSH:

Sản xuất sạch hơn

SVR:

Tiêu chuẩn cao su Việt Nam

SVR CV:

Tiêu chuẩn độ dẻo cao su Việt Nam.

SVR L:

Tiêu chuẩn độ sáng cao su Việt Nam.

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TSC:

Tổng hàm lượng chất khô.

UNEP:


Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc.

UNIDO:

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc.

VFA:

Chất béo bay hơi.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

viii


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề môi trường hiện tại là một trong những vấn đề nóng bỏng được Việt Nam
nói riêng và thế giới quan tâm. Trên thế giới đã có những hội nghị, công ước quốc tế
về vấn đề bảo vệ môi trường như: Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân
hủy ,Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn, Tuyên bố Liên Hiệp Quốc về môi
trường và phát triển… và đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng như:
xử lý cuối đường ống, kiểm soát ô nhiễm, sản xuất sạch hơn…
Gia nhập nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các nước trên thế giới phải sản xuất ra
những sản phẩm tốt và có giá cạnh tranh, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo vấn đề môi

trường. Để có thể thực hiện tốt những vấn đề trên đòi hỏi các nhà sản xuất, công ty
phải tìm hiểu một biện pháp tốt và khả thi để áp dụng cho công ty của mình và sản
xuất sạch hơn là một biện pháp thích hợp cho các nhà máy và công ty tìm hiểu và áp
dụng.
Để có thể đạt được những giải pháp tiết kiệm về nguyên nhiên liệu, giảm thiểu
lượng chất thải sinh ra cũng như chi phí cho quá trình xử lý chất thải để đạt lợi ích tốt
nhất về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn môi trường
cho phép nhà máy cao su Xuân Lập đã thực hiện việc nghiên cứu về SXSH để đạt
được những mục tiêu trên và đây cũng chính là lý do để thực hiện đề tài “Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân Lập _ Tổng
công ty cao su Đồng Nai”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu đặt ra như sau:
- Khái quát được quy trình sản xuất của nhà máy và các nguyên nhân gây lãng phí
nguyên nhiên vật liệu.
- Đề xuất các giải pháp SXSH cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại nhà
máy chế biến mủ cao su Xuân Lập.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

1


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
1.3.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với những nội
dung sau đây:
+ Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy
trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc; số

lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy.
+ Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến cao
su tại nhà máy.
+ Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải dựa trên
quy trình chế biến cao su của nhà máy.
+ Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản
xuất của nhà máy.
1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện tại nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập trực thuộc Tổng
công ty cao su Đồng Nai thuộc xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu quy trình sản xuất tại khu chế biến mủ cốm và đề xuất biện pháp sản
xuất sạch hơn cho một số công đoạn trong khu chế biến mủ cốm.
Thời gian thực hiện đề tài: 01/03/2010 đến 11/07/2010.
Giới hạn của đề tài:
Vì điều kiện thời gian và vật lực nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích một vài
công đoạn tại nhà máy.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp sau đây đã được thực hiện:
- Khảo sát thực tế nhà máy: khảo sát các quy trình sản xuất tại nhà máy như: quy
trình chế biến mủ tạp, mủ khối…
- Tổng hợp tài liệu: thông tin và số liệu được tổng hợp thông qua các tài liệu sản
xuất, bảng định mức, số liệu sản phẩm các năm qua phòng kế toán, tài liệu trên
internet.
- Phân tích tài liệu: tài liệu về sản xuất sạch hơn, các quy trình công nghệ,…

SVTH: Nguyễn Thị Trang

2



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích và các phương pháp khác.
- Phỏng vấn cán bộ công nhân tại nhà máy và người dân sống khu vực xung
quanh.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

3


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ
BIẾN MỦ CAO SU Ở VIỆT NAM.
2.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng của SXSH.
Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp
gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
- Bỏ qua thiếu nhận thức: Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả của ô nhiễm
gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các nghành công nghiệp còn
nhỏ lẻ.
- Pha loãng và phát tán: nhận thức được về ô nhiễm và tìm cách giải quyết nhưng
chỉ là hình thức đối phó.
Tuy nhiên đối với phát tán và pha loãng thì tổng lượng ô nhiễm đưa vào môi
trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là bãi rác cho mọi loại chất
thải: các kim loại nặng, PBC (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến
thế và tụ điện…)…, đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối.

- Xử lý cuối đường ống: Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng
thải để làm phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng các yêu
cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm
1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
- Tuần hoàn và thu hồi năng lượng.
- SXSH và các biện pháp phòng ngừa:Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại
nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất.
Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 với những cách gọi khác nhau
như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thuật ngữ sản xuất sạch
hơn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các
thuật ngữ tương đương vẫn còn được ưa thích ở một vài nơi.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

4


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
Các cách ứng phó là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách
ứng phó sau cùng là cách tiếp cận, xử lý chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp
cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”, “nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao
giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ xử lý cuối đường
ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử
lý ô nhiễm.
Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn quốc tế
về sản xuất sạch hơn” (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP.
Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của Việt
Nam với chiến lược phát triển bền vững.
“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020” (2003) của Việt Nam đã xác định quan điểm “coi phòng ngừa là chính, kết hợp
với xử lý và kiểm soát ô nhiễm…” Một trong 36 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp
quốc gia trong chiến lược (số 28) liên quan đến SXSH.
2.1.2. Khái niệm về SXSH.
Theo UNIDO, SXSH là một chiến lược tổng hợp mang tính phòng ngừa áp dụng
cho toàn bộ vòng đời sản phẩm nhằm:
- Tăng năng suất thông qua bảo đảm sử dụng hiệu quả hơn nguyên liệu thô, năng
lượng và nước.
- Tăng cường cải thiện tình trạng môi trường thông qua giảm chất thải tại nguồn.
- Giảm các tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm thông qua thiết kế
các sản phẩm thân thiện với môi trường đồng thời mang lại lợi nhuận.
Tác động thực là giúp cho doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển và trong
thời kỳ phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn, và qua đó giúp họ hội nhập với thị
trường quốc tế.
Tiếp cận của UNIDO về SXSH bao gồm áp dụng SXSH trong hoạt động sản xuất
của các ngành công nghiệp, cũng như thực hiện các hiệp định môi trường đa phương
thông qua phát triển và chuyển giao các công nghệ sạch hơn và thúc đẩy đầu tư.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu thô, năng lượng
để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Loại trừ càng nhiều càng tốt việc sử dụng các loại

SVTH: Nguyễn Thị Trang

5


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
nguyên liệu độc hại và nguy hiểm. Giảm tại nguồn lượng và độc tính của tất cả các
dạng phát thải.
Đối với sản phẩm: SXSH nhằm vào làm giảm các tác động của sản phẩm tới môi

trường, an toàn và sức khỏe.
Đối với dịch vụ: SXSH nhằm vào lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
trong khi thiết kế và cung cấp dịch vụ.
Trong hoạt động bảo vệ môi trường các khái niệm liên quan tới SXSH như:
- Giảm thiểu chất thải.
- Phòng ngừa ô nhiễm.
- Năng suất xanh.
2.1.3. Phương pháp luận và các giải pháp thực hiện SXSH.
Phương pháp luận thực hiện SXSH.
Triển khai SXSH như thế nào?
Có 3 bước logic:
¾ Phân tích nguồn thải/ tổn thất: Ở đâu sinh ra chất thải?
¾ Phân tích nguyên nhân: Tại sao sinh ra chất thải?
¾ Đề xuất giải pháp: Làm thế nào để loại bỏ hoặc giảm được chất thải?
Phương pháp luận thực hiện SXSH theo hướng dẫn của UNEP gồm 6 bước.
Bước 1: Bắt đầu
Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất

Bước 3: Đề xuất cơ hội
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Bước 5: Thực hiện
Bước 6. Duy trì SXSH

Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH

SVTH: Nguyễn Thị Trang

6



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
SXSH không đơn thuần là thay đổi trang thiết bị mà còn thay đổi quá trình vận
hành và quản lý của nhà máy, doanh nghiệp. Có nhiều cách để thực hiện SXSH nhưng
về cơ bản có 8 nhóm SXSH được thể hiện ở sơ đồ:

Các nhóm giải pháp SXSH

Tuần hoàn

Thu hồi và
tái sử dụng
tại chỗ

Giảm tại nguồn

Tạo ra sản
phẩm phụ
có ích

Thay nguyên
liệu đầu vào

Thay đổi
quy trình
sản xuất

Kiểm soát tốt
hơn qui trình

sản xuất

Cải tiến sản phẩm

Quản lý
nội vi tốt

Cải tiến thiết
bị

Thay đổi
công nghệ

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn.
2.1.4. Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH
2.1.4.1. Lợi ích
Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích về
môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế cho các nhà sản xuất. Các lợi ích này có
thể tóm tắt như sau:
+ Cải thiện sản xuất.
+ Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả.
+ Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.
+ Giảm ô nhiễm.
+ Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải rắn, nước thải, khí thải.
+ Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn.
+ Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

7



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
2.1.4.2. Trở ngại.
Trở ngại thuộc về nhận thức: thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm trong quản lý
sản xuất và vấn đề môi trường. Thái độ chống đối với sự thay đổi do sợ thất bại hay sợ
những gì họ không hiểu rõ, từ đó mất khả năng kiểm soát quá trình và làm giảm năng
suất.
Trở ngại thuộc về kỹ thuật:
+ Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: đa số công nhân, thậm chí người quản lý trong
công ty thường làm việc dựa trên kinh nghiệm tích lũy. Họ thiếu các kỹ năng cơ bản
về quản lý, kỹ thuật nhằm kiểm soát và cải tiến công nghệ.
+ Hạn chế về công nghệ: Đa số các công nghệ cũ, truyền thống được công ty cải
tiến bởi quá trình “thử và sai” mà không có phân tích về công nghệ, điều này làm cho
việc sử dụng thiết bị không được hiệu quả, không ở mức tối ưu và do đó vẫn tái sinh
nhiều chất thải.
Trở ngại thuộc về kinh tế:
+ Thiếu kế hoạch, chính sách đầu tư đặc biệt: thể hiện thông qua việc thiếu phân
tích kinh tế đối với các chi phí và lợi ích trực tiếp dễ thấy, thiếu lựa chọn các chỉ tiêu
đầu tư, thiếu kế hoạch đầu tư vào từng dự án.
+ Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm: là hạn chế sự thúc đẩy việc xác định và thực
hiện các giải pháp SXSH.
Trở ngại thuộc về chính phủ: ảnh hưởng đến việc ra quyết định bao gồm ngăn cản
hay khuyến khích công ty tham gia vào việc áp dụng SXSH:
+ Các chính sách công nghiệp: sự thay đổi chính sách hoặc thiếu các chính sách
khen thưởng, khuyến khích khi doanh nghiệp áp dụng SXSH.
+ Các chính sách môi trường: các cơ quan chức năng có khuynh hướng bắt buộc
các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống giới hạn tiêu chuẩn xả thải môi trường mà không
có hướng dẫn về việc giảm phát thải. Vì vậy, các doanh nghiệp thường áp dụng các

biện pháp “Kiểm soát cuối đường ống” hơn là áp dụng biện pháp SXSH.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

8


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
2.2.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU Ở VIỆT NAM
2.2.1.Tổng quan ngành chế biến mủ cao su.
Ở Việt Nam, cây cao su đầu tiên được trồng vào năm 1887. Trong khoảng thời
gian từ năm 1900 đến 1929 thực dân Pháp đã phát triển cây cao su ở Việt Nam. Cuối
năm 1920 tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam khoảng 7000 ha với sản lượng cao su
3000 tấn/năm.
Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 500.000 ha cao su được trồng tập trung ở
Đông Nam bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và
Duyên Hải Nam trung bộ (6.500 ha), và dự định sẽ mở rộng diện tích trồng cao su lên
600.000 ha vào năm 2015 và đầu tư phát triển 200.000 ha cao su tại Lào và
Campuchia.
Ngành chế biến mủ cao su tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 nước
ta (sau xuất khẩu gạo). Điều kiện khí hậu và đất thuận lợi kết hợp với ứng dụng công
nghệ mới đã góp phần cho sự thành công này.
Với việc tăng diện tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu tấn
cao su thiên nhiên trước năm 2020.
Hiện nay, cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
ngành chế biến cao su Việt Nam chủ yếu là sơ chế và xuất khẩu thô, công nghệ chế
biến còn lạc hậu và cũ kĩ, và ngành công nghiệp chế biến cao su là một trong những
ngành ô nhiễm nặng. (Ngành cao su Việt Nam báo cáo cập nhật, 2009)
2.2.2 Quy trình chế biến cao su.


SVTH: Nguyễn Thị Trang

9


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
Mủ nước, Mủ tạp
Tiếp nhận
Mương
Kéo
Cán
Cắt
Rung tách nước
Sấy
Làm nguội
Ép kiện
Đóng gói
Sản phẩm

Hình 2.3. Quy trình sản xuất mủ cao su
Công đoạn xử lý nguyên liệu: mủ mới thu hoạch được chống đông bằng
ammonia, sau đó được đưa về xả vào bể chứa, trộn đều bằng máy khuấy. Tiếp theo,
mủ nước được dẫn vào các mương đánh đông bằng các máng dẫn inox, ở đây mủ được
làm đông nhờ axit acetic 5%. Đối với mủ tạp thì khi mủ mới chở về được chở vào khu
tồn trữ một thời gian sau đó sẽ đi vào công đoạn cán.
Công đoạn gia công cơ học: mủ đông trong các mương đánh đông được đưa qua
máy cán, máy kéo, máy cán tạo tờ, máy cắt băm cốm để cuối công đoạn tạo ra các hạt
cao su cốm sau đó sẽ được rửa sạch trong hồ chứa mủ.


SVTH: Nguyễn Thị Trang

10


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
Công đoạn sấy: nhờ hệ thống bơm thổi rửa và hệ thống phân phối mủ tự động có
sàn rung để làm ráo nước và tạo độ xốp cho mủ, sau đó mủ được cho vào xe đẩy để
đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 110 – 1200C trong khoảng 90 phút thì mủ chín và vận
chuyển ra khỏi lò sấy.
Công đọan hoàn thiện sản phẩm: mủ được quạt nguội, đem cân và ép bánh với kích
thước và trọng lượng theo tiêu chuẩn TCVN 3769 – 83 (33,3 kg mỗi bánh). Các bánh
cao su được bọc bằng bao PE và đưa vào kho trữ sản phẩm.
Thiết bị chủ yếu được sử dụng trong ngành chế biến cao su là: máy cán, máy cắt,
máy kéo, lò sấy, máy băm và máy ép kiện.
Nguyên vật liệu chủ yếu sử dụng trong ngành gồm hai loại mủ chính là mủ nước và
mủ tạp bên cạnh đó còn có một số hóa chất sử dụng làm đông tụ cao su và giúp khử
mùi cao su.
2.2.3. Vấn đề môi trường trong ngành chế biến cao su ở Việt Nam và tiềm
năng áp dụng sản xuất sạch hơn.
Trong ngành chế biến cao su, vấn đề chủ yếu về môi trường là nước thải và mùi
hôi, vấn đề mùi hôi có thể xử lý bằng các biện pháp sinh học như phun hóa chất khử
mùi nhưng cũng chỉ cần một lượng nhỏ là có thể xử lý được mùi của cao su. Vấn đề
lớn ở đây là nước thải.
Chất lượng nước thải sau xử lý còn thấp, trong đó mặt hiệu quả xử lý chất hữu cơ
còn thấp là khả năng khắc phục nếu nâng cao công suất và đảm bảo các thông số vận
hành của các hệ thống ứng dụng. Mặt chưa thể khắc phục là hiệu quả xử lý ammonia
còn thấp, bởi vì các công nghệ đang có hoặc ít có khả năng xử lý nitơ một cách triệt

để.
Đặc tính ô nhiễm nước thải.
- Nước thải chế biến cao su có pH trong khoảng 4,2 -5,2 do việc sử dụng axit làm
đông tụ mủ cao su. Đối với mủ skim, nước thải đôi khi có pH thấp hơn nhiều (đến
pH=1). Đối với cao su khối được chế biến từ nguyên liệu đông tụ tự nhiên thì nước
thải có pH cao hơn (khoảng pH=6) vì tính axit của nó chủ yếu là do các axit béo bay
hơi, kết quả của sự phân hủy sinh học các lipid và photpholipid xảy ra trong khi tồn trữ
nguyên liệu.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

11


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
- Chất rắn trong nước thải cao su có hơn 90% là chất rắn bay hơi, phần lớn chất
rắn bay hơi này ở dạng hòa tan, còn ở dạng lơ lửng chủ yếu chỉ có những hạt cao su
còn sót lại.
- Hàm lượng nitơ hữu cơ thường không cao lắm và có nguồn gốc từ các protein
trong mủ cao su, trong khi hàm lượng nitơ dạng ammonia là rất cao, do việc sử dụng
ammonia để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ cao su.
- Tóm lại, nước thải chế biến cao su thuộc loại có tính chất gây ô nhiễm nặng.
Những chất gây ô nhiễm mà nó chứa thuộc hai loại: chất ô nhiễm hữu cơ và chất ô
nhiễm dinh dưỡng.
Bên cạnh đó mùi hôi cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Tất cả các hệ thống
xử lý nước thải chế biến cao su đều đã bị khiếu kiện vì mùi hôi tỏa ra các khu vực lân
cận. Nồng độ khí H2S trong không khí đo được tại các hệ thống xử lý nước thải qua
các đợt kiểm tra là 2 – 21 ppm. Vấn đề này không thể giải quyết bằng các công nghệ
đang được ứng dụng.

Do trong quá trình chế biến cao su phải sử dụng một lượng nước khá lớn nên vấn
đề môi trường tồn tại trong ngành chế biến cao su là một vấn đề khá nóng bỏng.
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành này sẽ mang lại nhiều lợi ích từ việc
tiết kiệm nước.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

12


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

Chương 3
KHÁI QUÁT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cao su Đồng Nai
Công ty cao su Đồng Nai (Dong Nai Rubber Company DONARUCO)) là đơn vị
trực thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, được thành lập ngày 02/06/1975
trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền có diện tích 21054 ha vườn cây và 4 nhà máy sơ chế
của các công ty Pháp để lại với sản lượng 10500 tấn vào năm 1975. Sau 10 năm đã
nâng lên 17 nông trường, diện tích 55718 ha, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản
lượng cao su Việt Nam. Năm 1994 Công ty cao su Đồng Nai tách ra 4 nông trường,
với tổng diện tích vườn cây là 36662 ha (trong đó có 30839 ha diện tích khai thác,
5823 ha vườn cây xây dựng cơ bản).
3.1.2. Vị trí địa lý
Công ty cao su Đồng Nai có trụ sở chính tại xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh
Đồng Nai.
+ Điện thoại: (84)0613724444 – 0613724333
+ Fax: (84) 0613724123

+ Email: donaruco @hcm.vnn.vn
+ Website: www.donaruco.com
Văn phòng đại diện tại Tp. HCM: số 39 – Bến Văn Đồn, Phường 12, Quận 4, Tp.
HCM.
+ Điện thoại (84)0839400345 – 0838264935
+ Fax: (84)0839400874
Vị trí địa lý của công ty:
+ Phía Đông giáp: xã Xuân Lập, Long Khánh, Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp: xã Xuân Thạnh, Long Khánh, Đồng Nai.
+ Phía Nam giáp: Đường sắt Bắc Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

13


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến cao su Xuân
Lập _ Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
+ Phía Bắc giáp: quốc lộ 1A.
3.1.3. Quy mô và cơ sở hạ tầng
Hiện nay, Công ty cao su Đồng Nai có 13 nông trường, với tổng diện tích vườn
cây là 36662 ha (trong đó có 30839 ha diện tích khai thác, 5823 ha vườn cây xây dựng
cơ bản).
Công ty cao su Đồng Nai trực tiếp quản lý 4 nhà máy chế biến cao su:
+ Nhà máy An Lộc, cách xa văn phòng công ty 0,5 km và cách Tp.HCM 76 km,
công suất 50 tấn mủ khối mỗi ngày, chuyên sản xuất SVR 5, SVR 3, SVR CV50, SVR
CV60.

+ Nhà máy Xuân Lập, cách xa văn phòng công ty 1 km và cách Tp.HCM 75 km,
công suất 30 tấn mủ tạp và 30 tấn mủ kem mỗi ngày, chuyên sản xuất SVR 10, 10 CV,

SVR 20, 20CV, Latex HA và LA, skim.
+ Nhà máy Cẩm Mỹ, cách xa văn phòng công ty 20 km và cách Tp HCm 109 km,
công suất 60 tấn mủ mỗi ngày, chuyên sản xuất SVR 5,SVR L, 3L, SVR CV50, SVR
CV60.
+ Nhà máy Long Thành, cách xa văn phòng công ty 38 km và cách Tp HCM 58
km, công suất 30 tấn mủ khối và 30 tấn mủ kem mỗi ngày.
Ngoài ra công ty còn có một nhà máy Hàng Gòn (công ty có 50% vốn), cách xa
văn phòng công ty 10km và cách Tp HCM 88 km, công suất của nhà máy là 60 tấn
mỗi ngày.
Sản lượng chế biến của 5 nhà máy ổn định từ 50000 đến 55000 tấn/năm.
3.1.4. Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty cao su Đồng Nai
Tổng công ty cao su Đồng Nai hiện có 14.117 người lao động. Cơ cấu tổ chức của
Tổng công ty cao su Đồng Nai là trực tuyến – chức năng, bên cạnh đó chia nhỏ các
mảng ra để tiện cho việc quản lý và mỗi mảng sẽ có những phòng ban, xí nghiệp nhà
máy riêng quản lý.
+ Giám đốc Công ty và 3 phó giám đốc công ty.
+ 10 phòng ban nghiệp vụ.
+ 01 ban Quản lý dự án.
+ 13 nông trường chuyên trồng, chăm sóc và khai thác cao su.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

14


×