Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI - XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 HUYỆN ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.45 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

-------  -------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI - XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
HUYỆN ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG

SVTH : NÔNG HỒNG KHÁNH
MSSV : 06124058
LỚP
: DH06QL
KHÓA : 2006-2010
NGÀNH : Quản lý đất đai

- TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010 -


Lời Cảm Ơn
Chân thành gửi lòng biết ơn đến:
Con xin cảm ơn cha mẹ, người đã chịu nhiều nhọc nhằn, vất vả nuôi dạy con nên
người.

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện cho em trong
thời gian học tập. Bốn năm học tại Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đối
với em là một khoảng thời gian vô cùng quý báu, vì qua đó em được các thầy cô


truyền dạy cho những kiến thức hết sức hữu ích giúp em tự tin hơn khi bước vào đời.
Quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản nói riêng và trường Đại học
Nông Lâm nói chung đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành
và một số vấn đề có liên quan trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Phạm Hồng Sơn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Các cô chú và các anh chị trong Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đạ tẻh
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan.
Tập thể lớp quản lý đất đai khoá 32 đã giúp đỡ, động viên tôi trong những năm
học vừa qua.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
Sinh viên

Nông Hông khánh


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nông Hồng khánh, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm.
Đề tài: “Kiểm kê đất đai – xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 huyện Đạ Tẻh -Tỉnh Lâm Đồng”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths Phạm Hồng Sơn, Bộ môn Công nghệ, Khoa Quản lý
đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ là một trong những
nhiệm vụ thường xuyên của UBND các cấp nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về đất đai.Công tác này giúp hiệu chỉnh lại tài liệu,số liệu bản đồ nhằm thu thập
thông tin chính xác, phản ánh trung thực HTSDĐ và tình hình sử dụng đất tại địa
phương.
Huyện Đạ Tẻh nằm về phía Tây nam của tỉnh lâm Đồng, cửa ngõ phía tây mở ra

các Tỉnh vùng cực Nam Trung Bộ. Llà một trong những Huyện được hình thành sớm
nhất của tỉnh. Hiện nay huyện đang trong giai đoạn đô thị hóa cao, có sự dịch chuyển
về cơ cấu sử dụng đất mạnh.Thực hiện chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ.
Trên cơ sở đó đề tài được thực hiện nhằm mục đích thống kê lại quỹ đất,đánh giá hiện
trạng sử dụng đất, phân tích tình hình biến động đất đai so với các kỳ kiểm kê trước đó
làm cơ sở cho công tác quản lý đất đai được hoàn thiện hơn.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra thực địa, thu thập số liệu, tài liệu
thực tế, các văn bản pháp luật quy định về hoạt động kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ
HTSDĐ.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê và
phương pháp điều tra thực địa, phương pháp thu thập thông tin...
Kết quả kiểm kê đất đai: tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 52419,64 ha gồm
các loại đất chính sau:
Nhóm đất nông nghiệp: 49407.76 chiếm tỷ lệ 94.25%
Nhóm đất phi nông nghiệp: 2692.30 chiếm tỷ lệ 5.14%
Nhóm đất chưa sử dụng: 319.58 chiếm tỷ lệ 0.61%
Đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho huyện ĐạTẻh tỷ lệ
1:25.000.
Huyện Đạ Tẻh là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng và là
một huyện thuần nông nên thu nhập và mức sống của dân còn hạn chế, trình độ sản
xuất chưa cao, người dân nhận thức pháp luật còn hạn chế trong khi tiềm lực của
huyện chưa được phát huy. Để khuyến khích, thúc đẩy kinh tế xã hội, huyện rất cần sự
quan tâm hỗ trợ của cơ quan cấp trên về tất cả mọi lĩnh vực để mở rộng và phát triển
trình độ sản xuất, phát huy có hiệu quả tiềm năng và nguồn lực, đặc biệt là đất đai, sử
dụng quỹ đất hợp lý tạo điều kiện tốt phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm
từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................... 1
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 2
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
PHẦN I: TỔNG QUAN
3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................11
I.1.3.Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................12
I.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................................................ 13
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ...........................................................13
I.2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng ............................................................20
I.3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................ 24
I.3.1Nội dung nghiên cứu ............................................................................................24
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................24
I.3.3. Quy trình và các bước thực hiện ..........................................................................26
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
30
II.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ....................................................... 30
II.1.1. Tình hình quản lý đất đai theo địa giới hành chính ............................................30
II.1.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính .................................................................30
II.1.3. Công tác kiểm kê và thống kê đất đai hàng năm. ..............................................30
II.1.4. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất. ..................................................................31
II.1.5 Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ......................................................31
II.1.6. Về chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho và thừa kế QSDĐ: ............................31
II.1.7. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ......32
II.1.8. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai ............................32
II.1.9. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai.....................................................32

II.2. Đành giá nguồn tài liệu phục vụ công tác kiểm kê .......................................... 34
II.2.1 Các nguồn tài liệu ................................................................................................34
II.2.2 Đánh giá nguồn tài liệu ........................................................................................35
II.3. Kiểm kê đất đai 2010 ........................................................................................... 35
II.3.1.Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất .............................................35
II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phân theo đối tượng........................................................41
II.3.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005- 2010 .............................................42
II.3.4. Đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 ..................47
II.3.5. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................52


II.4. Một số vấn đề rút ra từ công tác kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ
Huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng năm 2010.................................................................. 54
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
55
1. Kết luận .................................................................................................................... 55
2. Kiến nghị : ............................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
BDDHTSDĐ
UBND
GCNQSDĐ
SDĐ
QHSDĐ
PTNMT


NỘI DUNG
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
Phòng Tài Nguyên Môi Trường


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Quy định tỷ lệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ....................................8
Bảng 2: Chuyển đổi chỉ tiêu năm 2005 về năm 2010 để so sánh ....................................9
Bảng 3: số lượng sổ mục kê sổ địa chính ......................................................................34
Bảng II.1: cơ cấu ba nhóm đất chính .............................................................................35
Bảng II.2: Cơ cấu đất nông nghiệp ................................................................................36
Bảng II.3: Cơ cấu đất phi nông nghiệp..........................................................................38
Bảng II.4: hiện trạng đất chuyên dùng ..........................................................................39
Bảng II.6: Diện tích sử dụng theo đối tượng sử dụng ...................................................41
Bảng II.7 :diện tích sử dụng đất phân theo đối tượng quản lý ......................................42
Bảng II.8 : biến động đất đai theo đơn vị hành chính, xã thị trấn .................................43
Bảng II.9: Biến động 3 nhóm đất chính ........................................................................43
Bảng II.10: Biến động diện tích theo mục đích sử dung đất năm 2010 với năm 2005 và
năm 2000 .......................................................................................................................44
Bảng II.11: Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoặc sử dung đất đến năm 2010 ............47

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bản đồ 1: Ranh giới hành chính huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng ...................................14
Biểu đồ II.1: Cơ cấu ba nhóm đất chính ........................................................................36
Biểu đồ II.2: Cơ cấu đất phi nông nghiệp .....................................................................38

Biểu đồ II.3: Hiện trạng đất chuyên dùng .....................................................................40
Biểu đồ II.4: Hiện trạng đất chưa sử dụng ....................................................................41
Biểu đồ II.5 : Biến động ba nhóm đất chính .................................................................44
Biểu đồ II.6 : Biến động diện tích đất nông nghệp........................................................45
Biểu đồ II.7: Biến động đất phi nông nghệp .................................................................46
Sơ đồ II.1: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .....................................53


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, là tư liệu sản xuất trực tiếp của ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, là địa bàn
để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nơi bố trí cơ sở hạ tầng và là nhu cầu
thiết yếu cho sinh hoạt của con người, là vấn đề nhạy cảm nhất mọi thời đại mà bất cứ
nhà nước nào cũng muốn quản lý thật tốt để hướng đất đai phục vụ một cách hiệu quả
nhất theo lợi ích của mình.
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất vào các mục
đích khác nhau thay đổi. Muốn quản lý được qủy đất đai phải thống kê, kiểm kê để
nắm được các biến động đó. Chính vì thế, thống kê kiểm kê đất đai đã được khẳng
định là một trong những nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai (điều 6 - Luật đất
đai 2003 ).
Huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng là một huyện nông - lâm nghiệp thuộc vùng
Tây Nguyên trong giai đoạn đô thị hóa tỉnh Lâm Đồng nói chung huyện Đạ Tẻh nói
riêng đang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả nhất định. Trong những
năm qua tình hình kinh tế huyện liên tục phát triển nhu cầu sử dụng đất tăng cao,điều
này làm tình hình biến động đất đai phức tạp hơn. Chính vì vậy kết quả kiểm kê đất
đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010 sẽ giúp cơ quan quản lý đất đai các cấp quản lý

chặt chẻ quỷ đất của mình và định hướng sử dụng đất theo chiến lược phát triển được
hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý và mang lại lợi
ích cao nhất.
Trong những năm gần đây, việc quản lý đất đai ở nước ta tuy được coi trọng
nhưng thực tế vẫn lỏng lẻo, nên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần có một chiến
lược quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Hiện nay công
tác thống kê, kiểm kê được các cấp quan tâm vì nó gắn liền với việc hoạch định chiến
lược, chính sách phát triển của địa phương trên địa bàn cụ thể công tác kiểm kê tiến
hành 5 năm một lần nên tầm quan trọng của nó không chỉ dừng lại ở mức độ ngành
mà còn liên quan đến các ngành khác như ngành xây dựng, ngành lâm nghiệp , ngành
nông nghiệp… mà đây còn là cơ sở cho cấp trên kiểm tra hoạt động các ngành có liên
quan đến đất đai.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của PTNMT huyện
Đa Tẻh và sự phân công của khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, đề tài được thực
hiện với nội dung: “Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010 huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất,làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiếp theo.
Xây dựng tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xác định
nhu cầu sử dụng đất.
Làm tài liệu cơ sở phuc vụ cho các yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, cho các
lần kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ tiếp theo.
Trang: 1


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh


Yêu cầu:

Tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định, hướng dẫn về công tác thống kê,
kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Thu thập đầy đủ tài liệu, số liệu, bản đồ làm cơ sở cho việc tính toán, thống kê,
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Nắm được tổng diện tích, diện tích của từng loại đất theo từng loại đối tượng sử
dụng hay quản lý.
Số liệu kiểm kê, bản đồ hiện trạng phản ánh đúng hiện trạng quản lý, sử dụng đất
Sử dụng số liệu, tư liệu có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý.
BĐHTSDĐ mang tính khách quan, các thông tin đầy đủ theo quy chuẩn thống
nhất do BTNMT ban hành.
Kết quả đạt được kịp thời , đồng bộ, chính xác.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện việc kiểm kê đất đai trong phạm vi ranh giới hành chính huyện
Đạ Tẻh trên cơ sở thực hiện chi tiết cấp xã, thị trấn và tổng hơp lên cấp Huyện.
Đối tượng của đề tài là các loại hình sử dụng đất, đối tượng quản lý và đối tượng
sử dụng trên địa bàn huyện.
Phạm vi nghiên cứu
Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được tiến
hành đồng loạt trên phạm vi toàn huyện theo đơn vị hành chính cấp xã , trong đó cấp
xã là đơn vị cơ bản tiến hành kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất. Kết quả kiểm kê cấp xã là cơ sở để tổng hợp kiểm kê đất đai cấp huyện, cấp tỉnh.
được biên tập biên vẽ ở cùng tỷ lệ bản đồ xuất bản.

Trang: 2


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Nông Hồng Khánh

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên
thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai
giữa hai lần kiểm kê. Kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần.
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần
thống kê. Thống kê đất đai được tiến hành 1 năm một lần.
Phân biệt thống kê và kiểm kê.
Về cơ bản kiểm kê và thống kê đều giống nhau về bản chất, đều dựa trên cơ sở
tổng hợp đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất đai tại
thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai kỳ thống kê, kiểm
kê nhưng điểm khác biệt là cơ sở lý luận. Theo đó thống kê là dạng điều tra không toàn
bộ, mang tính chất tương đối và được tiến hành hàng năm. Kiểm kê là dạng điều tra
toàn bộ, mang tính chất tuyệt đối và được tiến hành 5 năm một lần bởi do tính chất chi
tiết, cụ thể, tốn kém thời gian, vật chất.
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất đai,
bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất
đai.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời đểm xác định,
được lập theo đơn vị hành chính.
Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử
dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
để ghi các thông tin thửa đất và các thông tin liên quan đến thửa đất đó.

Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi trong các trường hợp thay
đổi sử sụng đất bao gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất,
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
Thửa đất là phần diện tích bị giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc
được mô tả trên hồ sơ.
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất như số liệu thửa, kích
thước hình thể, diện tích, vị trí, người sử dụng đất nguồn gốc, thời hạn, sử dụng đất giá
đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính đã và chưa thực hiện, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền và hạn chế về quyền của người sử dụng đất, biến động trong
quá trình sử dụng đất và các thông tin có liên quan.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một
thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Trang: 3


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện mốc địa giới hành chính và các yếu
tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
Bản đồ nền là tên gọi chung của bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp trực
tiếp ở thực địa bằng phương pháp sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung thực
địa
2. Lược sử vấn đề nghiên cứu.
a. Lược sử công tác kiểm kê đất đai.
Thống kê kiểm kê đất đai, chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một
trong những nhiệm vụ thường xuyên của Ủy ban nhân các cấp nhằm thực hiện chức
năng quản lý về đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm thống kê đầy đủ và phân tích,
đánh giá đúng tình hình hiện trạng sử dụng quỹ đất của từng đơn vị hành chính cấp xã,

huyện, tỉnh, cả nước làm cơ sở cho hoản thiện chính sách pháp luật đất đai thực hiện
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của cả nước.
b. Đối tượng của thống kê đất đai.
Thống kê đất đai trước hết nghiên cứu về mặt lượng trên cơ sở sử dụng hệ thống
các phương pháp thu thập, sử lý và phân tích các con số từ đó tìm ra bản chất và tính
quy luật vốn có của chúng liên quan đến đất đai trong những điều kiện, thời gian cụ thể.
Khi nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của hiện tượng và quá
trình kinh tế xã hội phải chú ý đến quy luật số lớn trong thống kê đất đai. Điều đó có
nghĩa là nếu không nắm bắt được bản chất của hoạt động kinh tế xã hội trong quá trình
quản lý và sử dụng đất đai thì không thể chỉ ra chính xác về mặt số lượng và cơ cấu của
nó hoặc ngược lại, không có phương pháp thu thập, xử lý phân tích số liệu về đất đai
chính xác thì không rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khoa học.
Thống kê đất đai chuyên nghiên cứu một trong những ngồn lực chủ yếu của sự
phát triển kinh tế xã hội, đó là đất đai. Thống kê đất đai chỉ sự nghiên cứu hiện tượng và
quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai mà
không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên có liên quan. Tuy vậy đất đai là một yếu tố tự
nhiên cho nên các điều kiện tự nhiên có ảnh hường và tác động rất lớn đến đất đai, do
đó tuy không xem xét đến các bản chất điều kiện tự nhiên đến sự biến đổi đất đai, đến
quá trình và kết quả của quản lý, sử dụng đất.
c. Nhiệm vụ của thống kê đất đai.
Xác định quy mô đất đai của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính, các vùng kinh
tế.
Xác định quy mô, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng,
quản lý đất để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo việc quản lý, sử
dụng đất đai của các cấp quản lý.
Đảm bảo việc cải tạo đất đai hiệu quả nâng cao chất lượng sự biến đổi mục đích
sử dụng giữa các loại đất.
Thu thập tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất đai và định giá đất
trong nền kinh tế thị trường.

Phân tích quá trình sử dụng đất đai, phát hiện khả năng tiềm tàng để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sự bền vững tài nguyên đất đai.
Trang: 4


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

d. Yêu cầu của thống kê đất đai.
Chính xác: Phản ánh trung thực thực tế, khách quan, không trùng lặp, thiếu thừa,
không tùy tiện thêm bớt, xác định chính xác chỉ tiêu các loại đất và loại đối tượng sử
dụng đất theo quy định, tính toán tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho
việc phân tích thống kê và xây dựng kế hoạch.
Đầy đủ: thu thập tài liệu và số liệu đúng với nội dung và số lượng đã được quy
định, không bỏ sót chỉ tiêu loại đất, chủ sử dụng hay thửa đất nào, tổng hợp biểu mẫu
theo quy định.
Kịp thời: điều tra, thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp biểu mẫu đúng thời
gian quy định, cung cấp tài liệu đúng lúc cho người sử dụng, nhất là đối với người quản
lý.
e. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai.
Thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở bản đồ được đo đạc chính xác diện
tích. Thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng, do tác động của con
người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể … vì vậy
thường xuyên chỉnh lý bản đồ.
Thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ, số liệu thống kê gắn liền cơ sở pháp
lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, do đó công tác thống kê muốn
chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất đai. Kết quả đăng ký càng tốt, sự phối hợp
thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lý số liệu
thống kê đất càng cao.

f. Phân loại thống kê đất đai.
Báo cáo thống kê định kỳ.
Đây là hình thức tổ chức thống kê đất đai thường xuyên, định kỳ theo nội dung,
phương pháp, chế độ báo cáo đã được quy định thống nhất. Hiện nay công tác thống kê
đất đai được tiến hành một năm một lần theo quy định điều 53 luật đất đai 2003.
Điều tra chuyên về đất đai.
Đây là hình thức tổ chức điều tra đất đai không thường xuyên, được tiến hành
theo một kế hoạch, nội dung, phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra, hình
thức này được áp dụng khi chưa có quyết định về báo cáo thống kê định kỳ và khi cần
nghiên cứu sâu vào một nội dung nào đó mà trong báo cáo định kỳ không có.
g. Ý nghĩa của thống kê đất đai.
Phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
Phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
h. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai.
Việc thu thập số liệu trong thống kê đất đai được thực hiện trực tiếp trên hồ sơ địa
chính trên địa bàn đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn.
Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai được thực hiện trực tiếp từ thực địa đối
chiếu với hồ sơ địa chính trên địa bàn hành chính phường, xã, thị trấn.
Việc thu thập số liệu trong thống kê đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp
huyện trở lên đươc tổng hợp số liệu từ số liệu thu thập trong thống kê đất đai của các
đơn vị hành chính trực thuộc .
Trang: 5


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Tổng diện tích các loại đất theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải bằng diện
tích tự nhiên của đơn vị hành chính thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, trường hợp

diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai khác với diện tích tự nhiên đã
công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân.
Số liệu thống kê, kiểm kê phản ánh đầy đủ tình trạng sử dụng đất thể hiện trong
hồ sơ địa chính, số liệu kiểm kê đất đai phản ánh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất thực tế,
diện tích đất đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống kê, kiểm
kê đất đai.
Diện tích đất trong biểu thống kê kiểm kê đất đai được xác định theo mục đích thì
ghi theo mục đích sử dụng vào nhiều mục đích sử dụng chính, diện tích đất trong các
biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định rõ diện tích thuộc đô thị và diện tích thuộc
khu đô thị và diện tích thuộc khu dân cư nông thôn.
3. Tổng kiểm kê
Tổng kiểm kê đâi năm 2010 là kết quỉa thống kê thời điểm quy định theo thông
tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ địa chính là cơ sở quan trọng nhất cho việc kiểm kê diện tích đất đai. Ngoài ra
còn sử dụng bản đồ địa giới hành chính 364, bản đồ địa chính cơ sở, sở mục kê, sổ cấp
giấy, sổ đăng ký biến động…
a. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tài liệu, phần mền được sử dụng để thành lập bản đồ
Các thông tin được phân lớp, định dạng về kiểu dáng, lực nét, màu sắc theo quy
định trong quy phạm:”Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoăchj sử
dụng đất” do BTNMT ban hành kèm theo quết định số 05/2007 /QĐ-BTNMT ngày 27
tháng 02 năm 2007.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng bằng phần mền microsation là
chủ yếu, kết hợp với phần mền mapinfo, famis.
Sử dụng nền bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:25.000 với hệ quy chiếu VN2000
Căn cứ để xác định tỷ lệ bản đồ
Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ.
Mức độ phức tạp của địa hình, địa vât và khả năng phát triển và sử dụng đất.

Phù hợp với bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất
Tiện lợi cho xây dựng, nhân bản, sử dụng và bảo quản tài liệu.

Trang: 6


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ
Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại quyết định số 83/2000/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 07 năm 2000 của thủ tướng chính phủ về việc sử dụng Hệ quy chiếu và
hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02
năm 2007 về việc sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS
– 84 về hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000
1.1 E-líp-xô-ít quy chiếu WGS-84 với kích thước:
Bán trục lớn:6.378.137 m.
Độ dẹt: 1/298, 257223563.
1.2 Lưới chiếu bản đồ:
Sử dụng lưới chiếu hình nón đông góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11 và 21 để thành
lập các bản đồ nền tỉ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ điều chỉnh tỷ
lệ biến dạng chiều dài ko = 0.9996 để thành lập bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/500.000 đến
1/25.000:
Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh
tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0.9999 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/10.000
đến 1/1.000.

1.3 Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã quy định tại phục lục số 01 ban hành kèm theo
theo quy định này.
b. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Việc xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào các căn cứ sau:
- Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ.
- Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất.
- Phù hợp với bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp.
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng.
Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như
sau:

Trang: 7


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Bảng 1: Quy định tỷ lệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Tỷ lệ bản đồ


Quy mô diện tích tự nhiên
(ha)

1:1.000

Dưới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Trên 500 đến 3.000

1:10.000

Trên 3.000

1:5.000

Dưới 3.000

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000

1:25.000


Trên 12.000

1:25.000

Dưới 100.000

1:50.000

Từ 100.000 đến 350.000

1:100.000

Trên 350.000

Cấp vùng

1:250.000

Cả nước

1:1.000.000
Nguồn: Quy định về thành lập BĐHTSD

c. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập phải đảm bảo được mục đích, yêu
cầu, tỷ lệ bản đồ đặt ra, phải thể hiện được đầy đủ các tính chất sử dụng đất phù hợp
với biểu mẫu thống kê nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin về hiện trạng
sử dụng đất thể hiện trên bản đồ về các mặt như vị trí, số lượng, nội dung…của các
loại đất. Cụ thể bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Ranh giới các loại đất.

Ranh giới các loại đất thể hiện trên bản đồ thông qua các khoanh đất. Khoanh đất
là yếu tố chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất biểu thị ở dạng đường viền khép kín
bao gồm 1 hoặc nhiều thửa đất có cùng loại đất nằm liền kề nhau. Mỗi khoanh đất cần
thể hiện được loại đất thông qua ký hiệu và màu sắc. Việc thể hiện ranh giới các loại
đất phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo tỷ lệ, cụ thể như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: các khoanh đất có diện tích lớn hơn hoặc
bằng 10mm2 theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ, các khoanh đất có
diện tích nhỏ hơn 10mm2 nhưng có tính đặc biệt thì có thể thể hiện phi tỷ lệ nhưng
không quá 1,5 lần và đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu
để thể hiện.
Trang: 8


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

- Ranh giới hành chính các cấp.
Phải thể hiện ranh giới hành chính các cấp từ ranh giới xã, ranh giới huyện, ranh
giới tỉnh đến ranh giới quốc gia (nếu có). Khi ranh giới các cấp trùng nhau thì thể hiện
ranh giới cấp cao nhất.
- Ranh giới lãnh thổ sử dụng đất như nông trường, lâm trường, nhà máy, xí
nghiệp, doanh trại quân đội nhân dân…
- Đường bờ biển.
- Mạng lưới thủy văn bao gồm hệ thống sông ngòi, kênh mương…cùng tên gọi.
- Mạng lưới giao thông bao gồm các đường giao thông như đường sắt, đường
quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cùng tên đường, các đường liên xã, đường đi lớn trong khu
dân cư nông thôn và ngoài đồng ruộng, các công trình liên quan với đường xá như cầu
cống, bến phà..
- Dáng đất.

Dáng đất được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng điểm độ cao đối
với vùng đồng bằng và đường đồng mức đối với vùng đồi núi đồng thời phải phù hợp
với các yếu tố khác như thủy hệ, đường sá, thực vật..
- Địa danh bao gồm tên tỉnh - thành phố, tên huyện - thị xã, tên xã - thị trấn, tên
các hồ lớn, tên sông suối chính…
- Thể hiện vị trí trung tâm như thủ đô, tỉnh lỵ, huyện lỵ, Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn.
d. Chyển đổi một số chỉ tiêu năm 2005 về chỉ tiêu năm 2010 để so sánh biến
động.
Năm 2005 thực hiện kiểm kê theo hệ thống chỉ tiêu được quy định tại thông tư
số 28/2004/TT-BTNMT có một số điểm khác so với hệ thống chỉ tiêu quy định tại
thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, để chuyển đổi hệ thống số liệu năm 2005 theo chỉ
tiêu cũ sang hệ thống chỉ tiêu mới được thuận tiện.
Bảng 2: Chuyển đổi chỉ tiêu năm 2005 về năm 2010 để so sánh
CHỈ TIÊU THÔNG KÊ
NĂM 2010
Đất trồng cây hàng năm
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp nhà nước

Đất trụ sở khác

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NĂM
2005
Đất trồng cây hàng năm
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi,

Đất trồng cỏ
Đất cải tạo tự nhiên cải tạo
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
Đất trụ sở cơ quan tổ chức

Đất trụ sở cơ quan
Trang: 9

GHI CHÚ
Bỏ chỉ tiêu chi tiết

Bỏ bớt chỉ tiêu chi
tiết


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Đất trụ sở cơ quan khác
Đất công trình sự nghiệp
Đất công trình sự nghiệp
Đất công trình sự nghiệp không
KD
Đất công trình sự nhiệp có kinh
doanh
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất có mục đích công

cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất cở sở văn hóa
Đất y tế

Đất quốc phòng an ninh
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất giao thông không KD
Đất giao thông có KD
Đất thủy lợi
Đất thủy lợi không KD
Đất thủy lợi có KD
Đất cơ sở văn hóa

Tách thành 2 chỉ
tiêu riêng

Bỏ chỉ tiêu chỉ tiết

Đất cơ sở văn hóa không KD
Đất cơ sở văn hóa có KD
Đất cơ sở kinh tế
Đất cơ sở y tế không KD
Đất cơ sở y tế có kinh doanh

Đất cơ sở giáo dục đào tạo

Đất cơ sở thể dục thể thao
Đất có di tích thắng cảnh
Đất chợ
Đất bãi thải sử lý chất thải

Đất cơ sở giáo dục đào tạo
Đất cơ sở giáo dục đào tạo không
KD
Đất cơ sở giáo dục đào tạo có
kinh doanh
Đất cơ sở thể dục thể thao
Đất cơ sở thể dục thể thao có KD
Đất cơ sở thể dục thể thao không
KD
Đất có di tích thắng cảnh
Đất chợ
Trang: 10

Bỏ chỉ tiêu chi tiết


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Đất chợ được giao không thu tiền
Đất chợ khác
Đất bãi rác, Bãi sử lý rác thải
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính

viễn thông

Đất để chuyển dẫn năng lượng,
truyền thông
Đất để chuyển dẫn năng lượng,
truyền thông không kinh doanh

Bỏ bớt chỉ tiêu chi
tiết và tách thành
2 chỉ tiêu mới

Đất để chuyển dẫn năng lượng
truyền thông có knh doanh
Đất cơ sở nghiên cứu khoa
học
Đất cơ sở dich vụ xã hội
Đất phi nông nghiệp khác

Thêm 2 chỉ tiêu
mới
Đất phi nông nghiệp khác
Đất cơ sở tư nhân không KD
Đất làm nhà tam, lán trại
Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại
đô thị

Chỉ tiêu mới
Bỏ bớt chỉ tiêu chi
tiết


I.1.2. Cơ sở pháp lý
1. Luật đất đai năm 2003.
2 Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật
đất đai 2003.
3. Thông tư 08/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên và môi
trường về việc hướng dẫn về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
4. Quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 ban hành quy định thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 của thủ tướng chính phủ về việc kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
6. Thông tư 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/06/2009 V/v hướng dẫn kiểm tra,
thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính.
7. Kế hoặc số 2841/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07/08/2009 của bộ tài nguyên và
môi trường để chỉ đạo và thực hiện và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện tại cơ sở.
8. Văn bản số6247/UBND-ĐC ngày 28/08/2009 cuả UBNN tỉnh về triển khai
thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010.
9. Công văn 1539/TCQLĐĐ ngày 26/10/2009 của tổng cục quản lý đất đai V/v
hướng dẫn nghiệp vụ KKĐĐ và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010.
Trang: 11


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

10. Văn bản 6247/UBND-ĐC ngày 28/08/2009 của UBND tỉnh về triển khai
thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010.
11. Văn bản 989/TTr-TNMT ngày 26/11/2009 đã được UBNN tỉnh thống nhất
chỉ đạo thực hiện tại văn bản số 8561/UBND-ĐC ngày 17/11/2009.

12. QĐ số 01/QĐ-TNMT ngày 01/03/2010 của phòng tài nguyên và môi trường
V/v thành lập tổ công tác kiểm kê đất đai.
13. Công văn 153UBND-KT ngày 10/03/2010 của UBND huyện Đạ tẻh V/v
triển khai thực hiện công tác KK Đ Đ và xây dựng BDDHTSDĐ.
14. Công văn 520/STNMT ngày 28/05/2010 V/v đôn đốc , kiểm tra nghiệm thu
sản phẩm KKĐĐ cấp xã năm 2010 tại tỉnh Lâm Đồng.
I.1.3.Cơ sở thực tiễn
Đề tài dựa trên cơ sở biên hội, kế thừa các kết quả ngiên cứu sau:
Kết quả kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995, 2000,
2005
Bản đồ địa chính cơ sở (bản đồ địa hình) tỉ lệ 1:10.000
Bản đồ địa giới hành chính 364 và bản đồ địa chính 1:2000
Sổ mục kê sổ dăng ký biến động
Kết quả hồ sơ khai hoang.
Kết quả quy hoạch sử dụng đất huyện Đạ Tẻh giai đoạn 2001 đến 2010.
Phương án tiến hành tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ tỉnh
Lâm Đồng.
Phương án tiến hành tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ huyện
Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng.

Trang: 12


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

I.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Huyện Đạ Tẻh nằm về phía Tây - Nam tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng IV (vùng kinh tế 3
huyện phía Nam của tỉnh). Trung tâm huyện lỵ cách QL20 khoảng 18 km và cách TP. Đà Lạt
khoảng 180 km. Huyện được thành lập vào năm 1986 trên cơ sở tách từ huyện Đạ Huoai cũ.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 52.419,33 ha, địa giới hành chính của huyện được xác định
như sau:

Phía Bắc và Đông bắc giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Nam giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và phía Đông Nam giáp huyện
Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Tây giáp huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Toạ độ địa lý:107024’48’’- 107043’30’’ độ kinh Đông ; 11029’00’’ 0
11 43’10’’ độ vĩ Bắc.
Do huyện nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông
Nam Bộ nên địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,… khá đa dạng để phát triển nhiều
loại cây trồng ngắn và dài ngày như lúa nước, mía, bắp, hồ tiêu, điều, cà phê và cây ăn
quả,... Tuy nhiên, so với một số huyện khác, vị trí địa lý của huyện cũng có những hạn
chế sau:
Do nằm xa các trục giao thông chính và các trung tâm kinh tế của tỉnh và vùng,
nên việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài ít thuận lợi.
Huyện nằm trong vùng kinh tế mới và thuộc vùng sâu vùng xa, mặc dù đã được
quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đồng thời tình
trạng di dân tự do ồ ạt vào huyện của một số năm trước đây đã và đang gây áp lực lớn
cho công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện.

Trang: 13


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Nông Hồng Khánh

Bản đồ 1: Ranh giới hành chính huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng

Trang: 14


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

b. Địa hình
Đối với huyện Đạ Tẻh, địa hình là một yếu tố chi phối lớn đối với việc sử dụng đất
đai. Căn cứ vào cao độ và độ dốc cho thấy: địa hình của huyện dốc dần từ Bắc xuống
Nam, từ 2 phía Đông và phía Tây vào thị trấn Đạ Tẻh và được chia thành 2 dạng địa
hình chính sau:
Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40.150 ha (chiếm gần 77% diện tích
tự nhiên), cao độ biến động từ 200-625m, phân bố ở phía Bắc và Đông-Bắc huyện,
thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị,
Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần phía bắc các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. Do
địa hình núi cao, độ dốc lớn, nên trước mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích
hợp cho phát triển rừng.
Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha (chiếm
23% diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện, thuộc khu vực hạ
lưu các con sông, tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh, xã Hà Đông, Đạ Kho và một phần phía
nam các xã Đạ Lây, Hương Lâm và An Nhơn. Đây là khu vực đất sản xuất nông
nghiệp tập trung của huyện, địa hình khá bằng phẳng, cao độ biến đổi từ 120-200m.
c. Khí hậu
Huyện Đạ Tẻh có 2 chế độ khí hậu đan xen nhau: Khí hậu cao nguyên Nam
Trung Bộ và khí hậu Đông Nam Bộ, trong đó: vùng núi phía Bắc có khí hậu cao

nguyên, nên nhiệt độ thấp và mát mẻ, lượng mưa lớn và phân bố tương đối đều giữa
các tháng trong năm; vùng phía Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ,
nên chế độ nhiệt và số giờ nắng cao hơn, lượng mưa thấp và số ngày mưa ít hơn.
So với khí hậu của Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của Đạ Tẻh
có những đặc điểm nổi bật sau:
Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn
chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và đặc
biệt là chất lượng nông sản hàng hóa, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các
cây trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn.
Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều
thấp hơn so với vùng Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố
trí cơ cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
So với vùng Đông Nam Bộ, Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung hơn,
cùng với yếu tố địa hình, đã gây là tình trạng ngập lũ ở các khu vực địa hình thấp, đặc
biệt là các khu vực trũng ven sông.
d. Thuỷ văn
Mật độ sông suối trên địa bàn huyện khá dày, bao gồm: sông Đồng Nai (đoạn
chảy qua huyện dài khoảng 23 km) và các nhánh sông, suối chính như: suối Đạ Nhar
(42km), Đạ Miss (30km), Đạ Lây (40km) và Đạ Kho (11km) với tổng lưu vực
1.744km2, ngoài ra còn có một số suối ngắn và nhỏ khác.
Nhìn chung, về mùa khô các sông suối có lưu lượng khá dồi dào do độ che phủ
của thảm thực vật trên lưu vực còn khá cao. Trên các suối có rất nhiều vị trí có thể đắp
hồ chứa, đập dâng, trạm bơm để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, vùng tưới hạn chế, chi phí tưới cao.
Trang: 15


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh


Ngược lại, về mùa mưa, do mưa lớn và tập trung, lòng các sông suối dốc nên
nước mưa tập trung về nhanh, trong khi khả năng tiêu thoát của sông Đồng Nai hạn
chế nên đã gây tình trạng ngập lũ trên diện rộng ở khu vực địa hình thấp ven sông
thuộc thị trấn Đạ Tẻh và các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn, Đạ Kho, làm mất
trắng hoặc giảm năng suất của hầu hết cây trồng.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:
Thuận Lợi:
Là huyện có đồng bằng, rừng núi, địa hình có nhiều cảnh quan thiên nhiên,
nhiều thác nước hoang sơ, cùng với vị trí địa lý gần bên rừng quốc gia Cát Tiên… nên
có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch.
Với hệ thống núi non bao phủ ba phía, tài nguyên rừng phong phú chứa đựng
nhiều tiềm năng sinh thủy.
Khó khăn:
Vị trí địa lý nằm ở cách xa những trung tâm đô thị lớn và tuyến giao thông
chính nên hạn chế trong thu hút đầu tư và phát triển.
Lũ lụt là một trong những yếu tố gây nhiều trở ngại và hạn chế đến quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đối với những
vùng thấp trũng, nền địa chất yếu chưa ổn định, xuất đầu tư cao. Hệ thống giao thông
qua vùng trũng, vùng thấp, dễ bị phá huỷ khi bị nước lũ xâm thực.
Phần lớn đất đai kém màu mỡ, trong đó: trên 70% diện tích phân bố trên địa
hình núi cao, độc dốc lớn, nguồn nước mặt hạn chế; còn lại 30% diện tích phân bố trên
địa hình thấp bị ảnh hưởng lũ hàng năm.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng phong phú, song việc khai thác
chưa hợp lý và chưa có khoa học nên đang có nguy cơ suy giảm; thảm phủ thực vật
trên đất có độ dốc lớn giảm nhanh dẫn đến đất đai nhanh chóng bị xói mòn
Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Quá trình phát triển kinh tế - xã
hội đã và đang tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây
dựng; rác thải từ sự gia tăng dân số, ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp do việc

sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan;
e. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Theo kết quả đánh giá đất đai của Trung tâm Đất - Phân viện Nông hoá Thổ
nhưỡng năm 2000, huyện Đạ Tẻh có 4 nhóm đất chính với 17 loại đất, gồm:
Nhóm đất phù sa: Diện tích 3.546 ha (chiếm 6,77% diện tích tự nhiên), được
chia thành 7 loại đất sau:
Đất phù sa được bồi hàng năm: diện tích 101 ha (chiếm 0,19% diện tích tự
nhiên), phân bố ven sông Đồng Nai thuộc các xã Đạ Kho và Đạ Lây. Đây là loại đất
non trẻ và tốt nhất nhất trong nhóm đất phù sa, được bồi đắp phù sa hàng năm, nhưng
mức độ tùy thuộc vào mức độ lũ. Đất phù hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, rau
đậu và các loại cây công nghiệp như: dâu, mía…

Trang: 16


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện: Diện tích 420 ha (chiếm 0,8% diện tích
tự nhiên), phân bố dọc theo các con sông phía bên trong đất phù sa được bồi, tập trung
ở các xã Đạ Kho, thị trấn Đạ Tẻh và xã Hương Lâm. Đất này thích hợp với các loại
cây như: ngô, rau, đậu, đỗ, mía, dâu…
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích 998 ha (chiếm 1,9% DTTN),
phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh và xã An Nhơn, trên địa hình thấp bằng. Đất có
thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng lúa nước hoặc lúa - màu.
Đất phù sa Gley: Diện tích 210 ha (chiếm 0,8% diện tích tự nhiên), phân bố ở thị
trấn Đạ Tẻh (phía Nam ĐT 721), trên địa hình trũng, thời gian ngập nước dài, nên đất
có phản ứng chua do quá trình gley hóa, chỉ thích hợp cho trồng lúa nước, nhưng trong

quá trình sử dụng cần chú ý các biện pháp tiêu nước, thau chua thì mới cho năng suất
cao.
Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng: Diện tích 1.033 ha (chiếm 1,98% diện tích tự
nhiên), phân bố ở các xã dọc sông Đồng Nai và các suối lớn, tập trung ở các xã Đạ
Kho, Đạ Lây và thị trấn Đạ Tẻh. Đất thích hợp với các cây trồng như ngô, đậu, mía,
hoặc luân canh lúa - màu.
Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng: Diện tích 308 ha (chiếm 0,59% diện tích
tự nhiên), phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh (phía bắc ĐT 721). Loại đất này thường
được sử dụng để trồng lúa nước.
Đất phù sa suối: Diện tích 477 ha (chiếm 0,91% diện tích tự nhiên), phân bố
ven bờ các suối lớn như: Đạ Nhar, Đạ Tẻh, Đạ Lây thuộc các xã Triệu Hải, Quảng Trị,
Đạ Lây và Hương Lâm. Đất phù sa suối có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều loại
cây trồng như: ngô, rau, đậu đỗ, mía, dâu…
Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 618 ha (chiếm 1,18% diện tích tự nhiên),
chia làm 3 loại đất sau:
Đất bạc màu trên phù sa cổ:có diện tích 367 ha, phân bố ở các xã Đạ Lây,
Quảng Trị và Đạ Kho.
Đất bạc màu trên đá granite:có diện tích 106 ha, phân bố ở thôn xã Triệu Hải.
Đất dốc tụ bạc màu:có diện tích 145ha, phân bố ở xã Đạ Kho, Hương Lâm.
Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ, lại phân bố trên địa hình hơi dốc, bị
rửa trôi mạnh nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng, quá trình sử dụng cần chú ý các biện
pháp chống rửa trôi và tăng cường bồi dưỡng nâng cao độ phì của đất.
Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 45.989ha (chiếm 87,87% diện tích tự nhiên), chia
làm 6 đất chính, gồm:
Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Bazan: Diện tích 8.183 ha (chiếm 15,63% diện
tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở độ cao trên 500 m thuộc các xã Triệu Hải, Mỹ Đức,
Quảng Trị, Quốc Oai, An Nhơn, Hương Lâm và Đạ Lây. Đây là các loại đất có độ phì
cao và tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta. Chúng thích hợp cho phát triển các
loại cây công nghiệp dài ngày như: chè, tiêu, điều, cà phê, dâu tằm…, nhưng các loại
đất này lại nằm trong khu vực phân định đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ và rừng sản

xuất).
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Diện tích 34.871ha (chiếm 66% diện tích tự
nhiên), phân bố ở tất cả các xã trong huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở phần địa hình
Trang: 17


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nông Hồng Khánh

cao, dốc. Loại đất này có màu vàng đỏ đặc trưng, thành phần cơ giới trung bình, tầng
đất mịn dày trên 50 cm, lẫn nhiều đá, ở những nơi có độ dốc thấp, gần khu dân cư đã
được khai phá để trồng điều, nhưng nhiều nơi đã bị bỏ hoang vì tầng đất mặt bị xói
mòn rửa trôi, vùng đồi núi cao vẫn còn rừng thứ sinh khá tốt nên cần được bảo vệ.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 2.179 ha (chiếm 4,16% diện tích tự
nhiên), phân bố ở 8 xã trong huyện (trừ 2 xã là An Nhơn và Đạ Kho). Đây là loại đất
có nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ của các sông suối trước đây. Đất có màu nâu
vàng chủ đạo, cấu tượng viên, cục nhỏ, khá chặt, tầng đất dày trên 100 cm, có nơi có
kết von sắt, nhôm khoảng 15 – 25% ở sâu dưới 70cm, thành phần cơ giới nhìn chung
là thịt nhẹ đến trung bình ở lớp mặt, thịt nặng ở các tầng dưới và là một trong những
loại đất đất nông nghiệp quan trọng của huyện, do phân bố trên địa hình khá bằng,
không bị ngập nước, hiện đang trồng các loại cây như: điều, mía, cà phê, tiêu và cây ăn
quả các loại.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Diện tích 745ha (chiếm 1,42% diện
tích tự nhiên), phân bố ở thị trấn Đạ Tẻh và các xã: Mỹ Đức, Triệu Hải, Hà Đông,
Quốc Oai. Đất có nguồn gốc là đất nâu vàng trên phù sa cổ nhưng do tác động của quá
trình canh tác lúa nước liên tục đã làm thay đổi về cấu trúc, độ chặt ở tầng mặt, hình
thành gley ở các tầng dưới. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước và trồng màu.
Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 278 ha (chiếm 0,53% diện tích tự nhiên), phân bố
rải rác ở các xã Đạ Kho, Hương Lâm, Quốc Oai, Triệu Hải, Mỹ Đức và thị trấn Đạ

Tẻh, được hình thành trong các thung lũng hoặc hợp thủy đồi núi do quá trình rửa trôi
đất và các sản phẩm khác từ trên núi, nên thường ngập nước nhiều tháng trong năm,
phù hợp với trồng lúa nước.
Tóm lại: Đất đai của huyện đa dạng về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng,
cần phải có sự phân bổ đất hợp lý để khai thác những lợi thế vốn có của địa phương.
Đất bị ảnh hưởng ngập lũ bao gồm nhóm đất phù sa và nhóm đất xám có diện
tích 4.164 ha, chiếm 7,95% diện tích tự nhiên.
Đất phân bố trên địa hình dốc dễ bị rửa trôi, xói mòn gồm nhóm đất đỏ vàng và
nhóm đất dốc tụ có diện tích 46.273 ha, chiếm 88,4% diện tích tự nhiên.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện khá phong phú,
ngoài nước mưa và nước sông suối, hiện nay huyện đã có 2 hồ chứa lớn là hồ Đạ Hàm,
hồ Đạ Tẻh với năng lực tưới thiết kế trên 2.700 ha đất nông nghiệp. Chất lượng nước
mặt của huyện nhìn chung chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn nước
sông suối trên địa bàn huyện để phục vụ cho nông nghiệp phụ thuộc lớn vào các công
trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và hệ thống kênh mương.
Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện phân bố không
đều và chịu ảnh hưởng bởi các hồ chứa. Theo kết quả điều tra thực tế, khu vực dọc
theo thung lũng suối Đạ Miss và vùng hưởng lợi của hồ Đạ Hàm, Đạ Tẻh có mực nước
ngầm xuất hiện khá nông và được dâng cao so với trước đây; khu vực phía Bắc và Tây
- Bắc nước ngầm khá sâu, chất lượng nước kém vì có độ cứng và độ kiềm cao (pH từ
5,6 - 6,7, tổng độ khoáng hóa thường vào khoảng 40-60mg/l, hàm lượng Fe+3 có mẫu
lên đến 1,67mg/lít).
Trang: 18


×