Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.84 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠ TẺH - TỈNH
LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
:
:
:
:
:
NGUYỄN XUÂN THANH
06124110
DH06QL
2006 – 2010
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGUYỄN XUÂN THANH
“CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠ TẺH - TỈNH


LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY”
Giáo viên hướng dẫn: Ths. PHẠM HỒNG SƠN
(Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên

……………………………………
- Tháng 8 năm 2010 -

Để đạt được kết quả như hôm nay em xin chân thành gởi lời cám ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và
đào tạo em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã dạy dỗ, giúp đỡ,
động viên và cho em những kiến thức về cuộc sống nói chung và ngành học nói
riêng.
Thầy - Ths. PHẠM HỒNG SƠN đã tận tình động viên, giúp đỡ và truyền
đạt cho em nhiều kiến thức để hoàn thành luận văn này.
Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại phòng TN-MT, văn phòng
ĐKQSDĐ huyện Đạ Tẻh đã giúp đỡ em nghiên cứu, truyền đạt những kinh
nghiệm bổ ích cho em trong suốt 4 tháng vừa qua để em hoàn thành luận văn
này và hiểu biết thêm về chuyên ngành trong môi trường làm việc thực tế.
Tập thể lớp DH06QL cùng bạn bè gần xa đã động viên, giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình học tập.
Và cũng mượn cơ hội này, em xin bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ em:
“Con chưa bao giờ nói lời cảm ơn cha mẹ, con không biết nên nói thế nào cho
xứng đáng và cũng không biết cha mẹ ở nơi ấy có nghe được tiếng con hay
không, dù rằng đã quá muộn màng nhưng con vẫn xin một lần được nói: Con
cám ơn và nhớ cha mẹ nhiều lắm...!”.
Do thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn
Tp. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Nguyễn Xuân Thanh
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC BẢNG..................................................................................6
DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................6
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ..................................................................................6
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU......................................................................................................1
I.2.1 Mục đích: .......................................................................................................................1
I.2.2 Yêu cầu:...........................................................................................................................2
I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................................................2
I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................................2
I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN.........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN.......................................................................................3
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................3
II.1.1 Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam..........................................3
II.1.2 Cơ sở khoa học..............................................................................................................4
II.1.2.1 Các vấn đề về hồ sơ địa chính...................................................................................4
II.1.2.2 các vấn đề về biến động đất đai................................................................................6
II.1.2.3 Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính...................................................6
II.1.3 Cơ sở pháp lý.................................................................................................................7
II.1.4 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................7
II.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................................7
II.2.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................7
II.2.2 Tài nguyên thiên nhiên................................................................................................11
II.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................14
II.2.4.1 Tăng trưởng kinh tế.................................................................................................14

II.2.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế..................................................................15
II.2.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập..................................................................16
II.2.4.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn............................................17
II.2.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.........................................................................18
II.2.4.6 Giáo dục - đào tạo....................................................................................................19
II.2.4.7 Y tế, dân số, gia đình và trẻ em...............................................................................19
II.2.4.8 Văn hoá....................................................................................................................19
II.2.4.9 Thể dục - thể thao....................................................................................................20
II.2.4.10 Quốc phòng, an ninh..............................................................................................20
II.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................21
II.3.1 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................21
II.3.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................21
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................21
III.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI.....................................................21
III.1.1 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính...................................................................21
III.1.2 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và quản lý đất đai trên hồ sơ địa chính........22
III.1.3 Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất..........................................................23
III.1.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất..............................................................24
III.1.5 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ............................................25
III.1.6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai............................................................................25
III.1.7 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai.......................................................................25
III.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐẠ TẺH NĂM 2009..........................25
III.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng.........................................................25
III.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng........................................................29
III.3 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI..............................................................................31
III.3.1 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH GIAI ĐOẠN 2004-2009................................................31
III.3.2 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH GIAI ĐOẠN 2004-2009..35
III.3.3 KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2004-
2009.......................................................................................................................................36
III.4 CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI...............................................................................37

III.4.1 Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai...............................................................37
III.4.2. Phân loại biến động đất đai và nguyên tắc chỉnh lý biến động................................39
III.4.3 Thẩm quyền chỉnh lý biến động.................................................................................42
III.4.4 Quy trình chỉnh lý biến động.....................................................................................43
1. Chỉnh lý bản đồ địa chính................................................................................................44
2. Chỉnh lý sổ theo dõi biến động đất đai............................................................................46
3. Chỉnh lý sổ mục kê...........................................................................................................47
4. Chỉnh lý sổ địa chính.......................................................................................................48
5. Chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.................................................................50
6. Chỉnh lý sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất......................................................51
III.4.5 MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
TRONG THỰC TẾ...............................................................................................................51
III.5 KẾT QUẢ CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI............................................................56
III.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT
ĐAI............................................................................................................................................57
PHẦN IV: KẾT LUẬN.......................................................................................58
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Đặc trưng sông suối chính của huyện Đạ Tẻh.........................................9
Bảng 2: Quản lý đất đai theo địa giới hành chính của huyện tính đến năm 2010.
.............................................................................................................................22
Bảng 3: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Đạ Tẻh.........22
Bảng 4: Tổng hợp cấp giấy từ 2004 đến 6-2010 trên địa bàn huyện Đạ Tẻh.....25
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2009...................................26
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2009.....................................26
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009...............................27
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2009....................29
Bảng 9: Biến động diện tích đất đai trong giai đoạn 2004-2009.........................31
Bảng 10: Biến động các nhóm đất chính giai đoạn 2004-2009...........................35
Bảng 11: kết quả thống kê các dạng biến động đất đai trên đại bàn huyện Đạ
Tẻh-tỉnh Lâm Đồng từ 2004 đến tháng 6-2010...................................................36

Bảng 12: Kết quả chỉnh lý biến động trên đại bàn huyện Đạ Tẻh từ 2004 đến
tháng 6-2010........................................................................................................56
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu kinh tế năm 2009........................................................................14
Hình 2: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính..........................................................26
Hình 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp............................................................27
Hình 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp......................................................28
Hình 5: Cơ cấu đất theo đối tượng sử dụng (đơn vị: ha).....................................30
Hình 6: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại đất chính giai đoạn 2004-
2009 (so sánh từng năm).....................................................................................32
Hình 7: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại đất chính giai đoạn 2004-
2009 (so sánh 2 năm)...........................................................................................35
Hình 8: thống kê tình hình đăng ký biến động từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm
2010.....................................................................................................................37
Hình 9: Chỉnh lý tách thửa..................................................................................45
Hình 10: Chỉnh lý hợp thửa.................................................................................45
Hình 11: Cập nhật số hiệu thửa vào bảng...........................................................46
Hình 12: Chỉnh lý diện tích.................................................................................46
Hình 13: Chỉnh lý tách thửa, chuyển nhượng.....................................................51
Hình 14: Hình minh họa chỉnh lý hợp thửa.........................................................54
Hình 15: Hình minh họa cập nhật số hiệu thửa vào bảng (trường hợp hợp thửa).
.............................................................................................................................54
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình đăng ký biến động................................................................38
Sơ đồ 2: Sơ đồ chỉnh lý biến động......................................................................44
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQ : Cơ quan.
TT : Thông tư.
NĐ : Nghị định.
QĐ : Quyết định.

HS : Hồ sơ.
DT : Diện tích.
NN : Nhà nước.
SDĐ : Sử dụng đất.
CMĐ : Chuyển mục đích.
GCN : Giấy chứng nhận.
HSĐC : Hồ sơ địa chính.
BĐĐC : Bản đồ địa chính.
QSDĐ : Quyền sử dụng đất.
VPĐK : Văn phòng đăng ký.
HĐND : Hội đồng nhân dân.
UBND : Ủy ban nhân dân.
NVTC : Nghĩa vụ tài chính.
TN-MT : Tài Nguyên Môi Trường.
MĐSDĐ : Mục đích sử dụng đất.
TN-TKQ : Tổ tiếp nhận và trả kết quả.
QH-KHSDĐ : Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất.
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Thanh, khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐẠTẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Hồng Sơn, bộ môn Công Nghệ Địa Chính, khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Công tác chỉnh lý biến động đất đai là công tác quan trọng và cấp thiết, đảm bảo
quản lý nguồn tài nguyên một cách đầy đủ, chính xác, đúng hiện trạng góp phần hỗ trợ
công tác quản lý nhà nước, phân bổ hợp lý các nguồn lực kinh tế thúc đẩy sự phát triển
của đất nước.

Mặc dù đây là công tác định kỳ hàng năm nhưng ở các địa phương, công tác chỉnh
lý biến động vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Đây là một trở ngại vô cùng lớn
cho các nhà quản lý.
Để thực hiện tốt và nhanh chóng công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung
và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng, để thấy được những thuận lợi cũng như
khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong công tác chỉnh lý biến động đất đai, từ đó
đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động. Đề tài nghiên cứu các nội
dung: tình hình kinh tế xã hội và quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất và công tác
chỉnh lý biến động trên địa bàn huyện. Phương pháp thực hiện: phương pháp điều tra
thu thập số liệu, tài liệu, phương pháp thống kê đất đai, …
Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương có sự chuyển
biến tích cực dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ địa chính có chuyên môn ngày càng
được nâng cao. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được triển khai đồng bộ, đạt được
kết quả khả quan, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh chính trị, xã
hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc theo dõi biến động sử dụng đất và chỉnh lý biến
động vào sổ địa chính cũng như trên bản đồ chưa kịp thời do số trường hợp biến động
quá nhiều.
Trước tình hình này, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện trở nên
cấp bách và thiết thực hơn. Đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo,
các cơ quan ban ngành có liên quan để công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung
và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng được thực hiện tốt hơn. Góp phần tạo
điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp của nhà nước với đối tượng sử dụng đất, giúp nhà
nước quản lý đất đai một cách hợp lý có hiệu quả.
Huyện Đạ Tẻh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, với tổng diện
tích tự nhiên là : 52.419, 64 ha. Tình hình biến động đất đai diễn ra khá phổ biến và
ngày càng trở nên phức tạo trên địa bàn huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nỗ lực rất
nhiều mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả: Từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm
2010 huyện đã chỉnh lý được 5.519 trường hợp chuyển nhượng, 842 trường hợp chuyển
mục đích, 449 trường hợp tặng cho, thừa kế, 1.324 trường hợp tách thửa, 627 trường
hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ, 2.235 trường hợp thế chấp GCNQSDĐ.

Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai ngoài việc xác định lãnh thổ còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá,
xã hội, an ninh quốc phòng. Nên việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quyết
định sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia đó. Hiện nay, đất nước ta đang trong
thời kỳ mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, tiến dần tới công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nên nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Bên
cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng làm cho nhu cầu sử dụng đất của người dân và các
thành phần kinh tế khác ngày một tăng cao dẫn đến tình hình biến động đất đai ngày
một diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn.
Hòa chung xu thế cả nước, trong những năm gần đây tỉnh Lâm Đồng nói chung
và huyện Đạ Tẻh nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, thương mại-
dịch vụ nên đã dần thay đổi về diện mạo của huyện. Những thay đổi này dẫn đến việc
biến động đất đai trên địa bàn huyện ngày càng phức tạp và đa dạng. Mặc khác, trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác chỉnh lý biến động đất đai là việc hết sức
quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải cập nhật liên tục, chỉnh lý thường xuyên biến động
đất đai trên hồ sơ địa chính để đánh giá, phản ánh kịp thời biến động đất đai. Từ đó nhà
nước điều chỉnh biến động và đề ra những phương án để quản lý tốt nguồn tài nguyên
đất, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất, lợi ích
cao nhất.
Bên cạnh đó, huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng là một huyện nông lâm nghiệp
thuộc vùng kinh tế mới của vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn đô thị hóa huyện đang
ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả nhất định. Cùng với xu thế đó, đất đai
biến động thường xuyên, liên tục do nhu cầu của người sử dụng đất ngày càng tăng cao.
chính vì thế, tình hình biến động đất đai đang diễn ra ngày càng phức tạp, làm cho quỹ
đất chưa được bảo vệ và phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, chỉnh lý biến động đất đai trên
địa bàn huyện là công tác rất cần thiết và cấp bách.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất Đai
Và Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh -tỉnh
Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay”.
I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
I.2.1 Mục đích:
- Đánh giá tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông qua chỉnh lý biến động nhằm nắm chắc quỹ đất, phân bổ và quản lý thống
nhất, có hiệu quả.
- Thống kê lại toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng từ đó giúp cho công
tác quản lý Nhà nước được thực hiện tốt hơn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử
Trang 1
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
dụng đất, làm cơ sở cho định hướng quy hoạch và phân bổ hợp lý đất đai trên địa bàn
huyện ĐạTẻh.
- Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, xác định nguyên nhân tăng
giảm của từng loại đất, giúp các nhà quản lý nắm bắt được cơ cấu diện tích, vị trí các
loại đất cụ thể tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện.
- Đảm bảo hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất. Nhà nước
thường xuyên nắm chắc quỹ đất tạo cơ sở hoạch định quản lý thống nhất, có hiệu quả
cao. Đặc biệt tránh tình trạng cấp trùng thửa trên nhiều GCNQSDĐ.
I.2.2 Yêu cầu:
- Các thông tin cập nhật phải đầy đủ, chính xác, phản ánh trung thực tình hình khách
quan, không thêm bớt thửa, không tùy ý thêm chỉ tiêu loại đất, đối tượng sử dụng đất,
phải đúng với hướng dẫn quy định.
- Giữa bản đồ và hệ thống sổ bộ phải đảm bảo sự đồng bộ về thông tin và nội dung.
- Số liệu chỉnh lý phải phản ánh đúng thực tế và sửa chữa kịp thời những sai xót
trước đây.
- Đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, giữ nguyên được thông tin cũ, cập
nhật được thông tin mới.

- Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép biến động và cấp GCNQSDĐ hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ đồng
thời phải thực hiện đúng với quy định và hướng dẫn.
- Khi thực hiện chỉnh lý biến động, phải thực hiện đồng bộ trên toàn bộ hồ sơ địa
chính, đồng thời phối hợp đồng bộ giữa ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Quy trình chỉnh lý, cập nhập biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh
Lâm Đồng.
 Hồ sơ địa chính.
 Số lượng hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm 2005, 2006,
2007 đến nay.
 Các quy định quy phạm pháp luật liên quan, trang thiết bị phục vụ công tác cập
nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
 Các loại hình biến động đất đai.
I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong 4 tháng, từ ngày 05 tháng 04 năm 2010
đến ngày 05 tháng 08 năm 2010.
 Phạm vi không gian: Nghiên cứu biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-
tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến tháng 06 năm 2010 để chỉnh lý biến động.
I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Việc thực hiện đánh giá tình hình chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện
ĐạTẻh sẽ đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính xác hơn và đề xuất
những phương hướng khắc phục nhược điểm trong công tác chỉnh lý biến động và hoàn
chỉnh hồ sơ địa chính.
Trang 2
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
PHẦN II: TỔNG QUAN
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.1.1 Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam
Ngành địa chính Việt Nam có hiệu lực từ triều đại vua Hồng Đức, gọi là bản đồ

Hồng Đức. Bản đồ lúc bấy giờ vẽ khái quát các huyện có trong cả nước và ghi tên các
quận, huyện. Đến triều Nguyễn, vua Gia Long lập địa bạ đến các làng, ghi chép đến xứ
đồng, mỗi xứ có bao nhiêu ruộng công điền, ruộng tư điền, các mốc giới làng, tứ cận,
hạng thuế, hàng năm đều có tu sửa sổ bộ.
 Giai đoạn trước năm 1930 đến năm 1945
Ngay khi thực dân Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, năm 1886 Pháp thực hiện đo
đạc vẽ bản đồ thành phố Sài Gòn. Năm 1888, Pháp thiết kế xong bản đồ quy hoạch mở
rộng thành phố Sài Gòn.
Năm 1887 lập Sở Địa Chính Sài Gòn, từ năm 1898 đến năm 1930 đo vẽ xong
bản đồ giải thửa các làng ở Nam Kỳ, dựa vào các bản đồ giải thửa lập ra các tài liệu của
chế độ quản thủ địa chính cùng với Lý trưởng, Chưởng bạ có quyền nhận thị thực các
văn bản về ruộng đất trong các làng, chuyển dịch ruộng đất thì phải nộp phí cho cho
Chưởng bạ.
Sở địa chính lập ra từ năm 1931, các thư ký đạc điền đo vẽ lập các tài liệu địa
chính như bản đồ, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ khai báo.
 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Thi hành sắc lệnh điền thổ được ban hành năm 1927 quy định đất đai là tài sản
mà người dân có quyền sở hữu để mua bán, sang nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp.
Đất đai được mua bán tự do nhưng phải chấp hành quy định của Nhà nước để
thực hiện vào công trình công ích phúc lợi xã hội, mọi sự mua bán nhà, xây dựng, sửa
chữa đều phải có sự chấp thuận của chủ đất.
Chính sách “Người có ruộng cày” năm 1970 chỉ cho phép sở hữu 15 ha đất
hương quả, còn người trực canh được quyền sở hữu đất 03 ha.
 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986
Thời kỳ này triển khai công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê đất trong
cả nước theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/01/1980 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 56/QĐ-ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất về việc ban
hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất.
Năm 1983 thực hiện chính sách hợp tác hoá gia nhập “Tập đoàn sản xuất” đã
gây sáo trộn lớn về sử dụng đất. Việc phân chia ruộng đất được thực hiện theo phương

thức bình quân nhân khẩu, độ tuổi lao động và khoán cho từng hộ gia đình.
Năm 1986, phong trào hợp tác hoá giải thể, kinh tế hộ gia đình được coi là vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng.
Trong thời gian này, Nhà nước không cho phép sang nhượng, mua bán đất đai nhưng
thực tế việc sang nhượng, mua bán bất hợp pháp vẫn xảy ra rất nhiều, nên Nhà nước
không quản lý được công tác chỉnh lý biến động.
 Giai đoạn từ năm 1987 đến 1993
Trang 3
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
Năm 1987, Chính phủ ban hành luật đất đai đầu tiên.
 Giai đoạn 1993-2003
Chính phủ ban hành luật đất đai năm 1993
Các văn bản pháp luật và dưới luật chủ yếu như sau: Nghị định số 34/CP, Thông
tư số 1990/2001/TT-TCĐC,…
 Giai đoạn 2003 đến nay
Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2004, quy định chặt chẽ và chi tiết công tác quản lý nhà nước về đất đai
(13 nội dung so với 7 nội dung của Luật cũ). Tháng 11/2004, Chính phủ ban hành Nghị
định số 181 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai. Công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ
sơ địa chính hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004.
Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai xuất hiện nhiều bất cập, ngày 02/8/2007 Bộ
Tài Nguyên & Môi Trường ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT thay thế Thông
tư số 29/2004/TT-BTNMT.
II.1.2 Cơ sở khoa học
II.1.2.1 Các vấn đề về hồ sơ địa chính
 Khái niệm hồ sơ địa chính
 Hồ sơ địa chính là hệ thống bảng tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,…chứa
đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai
được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký
biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất và phải đảm bảo tính
thống nhất giữa bàn đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động
đất đai, thống nhất giữa bản gốc và bản sao, thống nhất giữa hồ sơ địa chính với
GCNQSDĐ và hiện trạng sử dụng đất.
 Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn gồm
3 bộ lưu ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
 Hồ sơ điạ chính gồm:
 Bản đồ địa chính
 GCNQSDĐ
 Sổ theo dõi biến động đất đai
 Sổ địa chính
 mục kê
 Sổ cấp GCNQSDĐ
 Tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ yêu cầu quản lý đất
đai thường xuyên
 Bản đồ địa chính
- Là loại bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai, được lập theo đơn vị hành chính
xã, phường, thị trấn nhằm phục vụ yêu cầu đăng ký, lập sổ bộ địa chính, cấp
GCNQSDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai, cập nhật chỉnh lý biến động, làm nền tảng để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất …
Trang 4
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
- Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ
nhà nước. Nội dung bản đồ địa chính thể hiện thửa đất, hệ thống thủy văn, thủy lợi, hệ
thống đường giao thông, mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành
lang an toàn công trình, điểm tọa độ dịa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
 Sổ địa chính
- Là sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất về người sử dụng đất đó đang sử
dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó.
- Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

 Sổ mục kê
- Là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới
khép kín trên bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất để phục vụ
nhu cầu thống kê diện tích, tra cứu bản đồ.
- Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cùng với việc lập bản
đồ địa chính. Thông tin thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác, trên sổ phải phù hợp
với hiện trạng sử dụng đất. Thửa đất đã cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi nội dung thông
tin so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính phải chỉnh sửa cho thống nhất với
GCNQSDĐ.
 Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để ghi nhận những biến
động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. Sổ được lập nhằm mục đích theo dõi
và quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện đăng ký biến động làm cơ sở thống kê diện tích
đất đai theo định kỳ.
 Sổ cấp GCNQSDĐ
Giúp UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt, cấp
GCN đến từng chủ sử dụng đất. Sổ được lập trên cơ sở thứ tự của GCNQSDĐ đã cấp
vào sổ. Cơ quan địa chính Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, cơ quan địa chính
huyện chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm
quyền của cấp mình.
 GCNQSDĐ
- Là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận gồm bốn trang, thể hiện đầy đủ nộp dung, tính pháp lý sử
dụng đất của hộ gia đình cá nhân và tổ chức. GCNQSDĐ được cấp theo một mẫu thống
nhất trong cả nước đối với tấc cả các loại đất do Bộ TN-MT phát hành.
 Tài liệu gốc lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
 Các tài liệu hình thành trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính: hồ sơ
kỹ thuật thửa đất, sổ dã ngoại…
 Các tài liệu hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến

động đất đai và cấp GCNQSDĐ.
Trang 5
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
II.1.2.2 các vấn đề về biến động đất đai
 Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất
sau khi được xét duyệt cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính ban đầu.
 Các dạng biến động đất đai
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai, chia làm 2 dạng biến động chính:
 Biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thửa đất
sạt lở tự nhiên, thay đổi ranh giới hành chính…
 Biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này gắn liền với các
quyền của người sử dụng đất.
 Các hình thức biến động đất đai
 Chuyển quyền sử dụng đất:
+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất.
+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định công nhận kết quả hòa giải thành đối
với tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai của UBND có thẩm quyền.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của tòa án nhân dân hoặc
quyết định của cơ quan thi hành án.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử
dụng đất phù hợp với pháp luật.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản thỏa thuận xử lý nợ trong hợp đồng thế
chấp bảo lãnh.
+ Chuyển quyền do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định của cơ quan, tổ
chức.

 Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
 Hợp thức hóa quyền sử dụng đất.
 Cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ.
 Người sử dụng đất đổi tên.
 Biến động do sai sót nội dung thông tin trên GCNQSDĐ.
 Thay đổi mục đích, thời hạn sử dụng đất.
 Tách hoặc hợp thửa.
 Thửa đất sạt lở tự nhiên.
 Chuyển từ hình thức được nhà nước cho thuê đất sang hình thức được nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất…
II.1.2.3 Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính
Các loại hồ sơ địa chính cần chỉnh lý để hoàn thiện khi có biến động đất đai:
 Chỉnh lý bản đồ.
Trang 6
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
 Chỉnh lý GCNQSDĐ.
 Chỉnh lý hoàn thiện sổ bộ địa chính:
 Sổ theo dõi biến động.
 Sổ địa chính.
 Sổ mục kê.
 Sổ cấp GCNQSDĐ.
II.1.3 Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ
họp thứ 10.
- Luật đất đai ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ
sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi

thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
II.1.4 Cơ sở thực tiễn
Sau 25 năm xây dựng và phát triển, huyện Đạ Tẻh đang trên đà phát triển mạnh,
nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng. Chỉnh lý biến động đất đai là công tác thường
xuyên và liên tục của cơ quan các cấp để nắm bắt, cập nhật và chỉnh lý để công tác quản
lý Nhà Nước về đất đai được thực hiện tốt hơn. Từ đó, thực hiện công tác quy hoạch để
phát triển.
Dựa vào kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, 2010. Các nguồn tài liệu thống kê đất
đai năm 2004, 2006 2007, 2008, 2009. Và các hồ sơ đăng ký biến động đất đai từ năm
2004 đến năm 2010 để tiến hành chỉnh lý biến động đất đai.
II.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
II.2.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Huyện Đạ Tẻh nằm về phía Tây-Nam tỉnh Lâm Đồng, trung tâm huyện lỵ cách
QL20 khoảng 18 km và cách TP. Đà Lạt khoảng 180 km. Huyện được thành lập vào
năm 1986 trên cơ sở tách từ huyện Đạ Huoai cũ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện
52.419,64 ha, địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
Trang 7
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
- Phía Bắc và Đông bắc giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Nam giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và phía Đông Nam giáp huyện Đạ
Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự
nhiên là : 52.419, 65 ha
Trong đó : - Đất nông nghiệp : 49.407,76 ha.
- Đất phi nông nghiệp : 2.692,30 ha.
- Đất chưa sử dụng : 319,58 ha.
Do huyện nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông
Nam Bộ nên địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,… khá đa dạng để phát triển nhiều
loại cây trồng ngắn và dài ngày như lúa nước, mía, bắp, hồ tiêu, điều, cà phê và cây ăn
quả,... Tuy nhiên, so với một số huyện khác, vị trí địa lý của huyện cũng có những hạn
chế sau:
- Do nằm xa các trục giao thông chính và các trung tâm kinh tế của tỉnh và vùng,
nên việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài ít thuận lợi.
- Huyện nằm trong vùng kinh tế mới và thuộc vùng sâu vùng xa, mặc dù đã được
quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đồng thời tình trạng
di dân tự do ồ ạt vào huyện của một số năm trước đây đã và đang gây áp lực lớn cho
công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện.
 Địa hình địa mạo
Đối với huyện Đạ Tẻh, địa hình là một yếu tố chi phối lớn đối với việc sử dụng
đất đai. Căn cứ vào cao độ và độ dốc cho thấy: địa hình của huyện dốc dần từ Bắc
xuống Nam, từ 2 phía Đông và phía Tây vào thị trấn Đạ Tẻh và được chia thành 2 dạng
địa hình chính sau:
 Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40.150 ha (chiếm gần 77% diện tích
tự nhiên), cao độ biến động từ 200-625m, phân bố ở phía Bắc và Đông-Bắc huyện,
thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị, Mỹ
Đức, Quốc Oai và một phần phía bắc các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. Do địa
hình núi cao, độ dốc lớn, nên trước mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích hợp
cho phát triển rừng.

 Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha (chiếm
23% diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu
các con sông, tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh, xã Hà Đông, Đạ Kho và một phần phía nam
các xã Đạ Lây, Hương Lâm và An Nhơn. Đây là khu vực đất sản xuất nông nghiệp tập
trung của huyện, địa hình khá bằng phẳng, cao độ biến đổi từ 120-200m.
 Khí hậu
Huyện Đạ Tẻh có 2 chế độ khí hậu đan xen nhau: Khí hậu cao nguyên Nam
Trung Bộ và khí hậu Đông Nam Bộ, trong đó: vùng núi phía Bắc có khí hậu cao
nguyên, nên nhiệt độ thấp và mát mẻ, lượng mưa lớn và phân bố tương đối đều giữa các
tháng trong năm; vùng phía Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ, nên
chế độ nhiệt và số giờ nắng cao hơn, lượng mưa thấp và số ngày mưa ít hơn.
Trang 8
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
So với khí hậu của Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của Đạ Tẻh
có những đặc điểm nổi bật sau:
 Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn
chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và đặc biệt
là chất lượng nông sản hàng hoá, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các cây
trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn.
 Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều
thấp hơn so với vùng Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố
trí cơ cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
 So với vùng Đông Nam Bộ, Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung hơn,
cùng với yếu tố địa hình, đã gây ra tình trạng ngập lũ ở các khu vực địa hình thấp, đặc
biệt là các khu vực trũng ven sông.
 Thủy văn
Mật độ sông suối trên địa bàn huyện khá dày, bao gồm: sông Đồng Nai (đoạn
chảy qua huyện dài khoảng 23 km) và các nhánh sông, suối chính như: suối Đạ Nhar
(42km), Đạ Miss (30km), Đạ Lây (40km) và Đạ Kho (11km) với tổng lưu vực
1.744km

2
, ngoài ra còn có một số suối ngắn và nhỏ khác.
Bảng 1: Đặc trưng sông suối chính của huyện Đạ Tẻh.
Tên sông, suối L
(Km)
Flv
(km
2
)
Độ dốc
đáy
Sông (‰)
Qo
(m
3
/s)
Wo
(10
6
m
3
)
1.Sông Đạ Hoai 53,4 925 29,5 37,00 1.166,83
2. ĐạTẻh (Đạ Nha) 42,5 529 16,8 19,84 625,67
3. Đạ Mí 30,5 110 51,0 4,13 130,24
4. Đạ Lây 40 180 5,3 6,75 212,86
(Nguồn: Dự án quy hoạch thủy lợi và nước sạch nông thôn Đạ Tẻh - Đạ Huoai)
Nhìn chung, về mùa khô các sông suối có lưu lượng khá dồi dào do độ che phủ
của thảm thực vật trên lưu vực còn khá cao. Trên các suối có rất nhiều vị trí có thể đắp
hồ chứa, đập dâng, trạm bơm để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, vùng tưới hạn chế, chi phí tưới cao.
Ngược lại, về mùa mưa, do mưa lớn và tập trung, lòng các sông suối dốc nên nước
mưa tập trung về nhanh, trong khi khả năng tiêu thoát của sông Đồng Nai hạn chế nên
đã gây tình trạng ngập lũ trên diện rộng ở khu vực địa hình thấp ven sông.
Hệ thống thuỷ lợi: ngoài nguồn nước từ các sông suối thì trên địa bàn còn có 2 hồ
chứa lớn là hồ Đạ Hàm, hồ Đạ Tẻh với năng lực tưới thiết kế trên 2.700 ha đất nông
nghiệp.
Trang 9
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
Trang 10
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
II.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất
Huyện Đạ Tẻh có 4 nhóm đất chính với 17 loại đất, gồm:
 Nhóm đất phù sa: Diện tích 3.546 ha (chiếm 6,77% diện tích tự nhiên), được
chia thành 7 loại đất sau:
 Đất phù sa được bồi hàng năm: diện tích 101 ha (chiếm 0,19% diện tích
tự nhiên), phân bố ven sông Đồng Nai thuộc các xã Đạ Kho và Đạ Lây. Đây là loại đất
non trẻ và tốt nhất nhất trong nhóm đất phù sa, được bồi đắp phù sa hàng năm, nhưng
mức độ tùy thuộc vào mức độ lũ. Đất phù hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, rau
đậu và các loại cây công nghiệp như: dâu, mía…
 Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện: Diện tích 420 ha (chiếm 0,8%
diện tích tự nhiên), phân bố dọc theo các con sông phía bên trong đất phù sa được bồi,
tập trung ở các xã Đạ Kho, thị trấn Đạ Tẻh và xã Hương Lâm. Đất này thích hợp với các
loại cây như: ngô, rau, đậu, đỗ, mía, dâu…
 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích 998 ha (chiếm 1,9%
DTTN), phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh và xã An Nhơn, trên địa hình thấp bằng.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng lúa nước hoặc lúa - màu.
 Đất phù sa Gley: Diện tích 210 ha (chiếm 0,8% diện tích tự nhiên), phân
bố ở thị trấn Đạ Tẻh (phía Nam ĐT 721), trên địa hình trũng, thời gian ngập nước dài,

nên đất có phản ứng chua do quá trình gley hóa, chỉ thích hợp cho trồng lúa nước,
nhưng trong quá trình sử dụng cần chú ý các biện pháp tiêu nước, thau chua thì mới cho
năng suất cao.
 Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng: Diện tích 1.033 ha (chiếm 1,98% diện
tích tự nhiên), phân bố ở các xã dọc sông Đồng Nai và các suối lớn, tập trung ở các xã
Đạ Kho, Đạ Lây và thị trấn Đạ Tẻh. Đất thích hợp với các cây trồng như ngô, đậu, mía,
hoặc luân canh lúa - màu.
 Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng: Diện tích 308 ha (chiếm 0,59%
diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh (phía bắc ĐT 721). Loại đất này
thường được sử dụng để trồng lúa nước.
 Đất phù sa suối: Diện tích 477 ha (chiếm 0,91% diện tích tự nhiên), phân
bố ven bờ các suối lớn như: Đạ Nhar, Đạ Tẻh, Đạ Lây thuộc các xã Triệu Hải, Quảng
Trị, Đạ Lây và Hương Lâm. Đất phù sa suối có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều
loại cây trồng như: ngô, rau, đậu đỗ, mía, dâu…
 Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 618 ha (chiếm 1,18% diện tích tự nhiên),
chia làm 3 loại đất sau:
 Đất bạc màu trên phù sa cổ:có diện tích 367 ha, phân bố ở các xã Đạ
Lây, Quảng Trị và Đạ Kho.
 Đất bạc màu trên đá granite:có diện tích 106 ha, phân bố ở thôn xã Triệu
Hải.
 Đất dốc tụ bạc màu:có diện tích 145ha, phân bố ở xã Đạ Kho, Hương
Lâm.
 Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 45.989ha (chiếm 87,87% diện tích tự nhiên), chia
làm 6 đất chính, gồm:
Trang 11
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
 Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Bazan: Diện tích 8.183 ha (chiếm
15,63% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở độ cao trên 500 m thuộc các xã Triệu
Hải, Mỹ Đức, Quảng Trị, Quốc Oai, An Nhơn, Hương Lâm và Đạ Lây. Đây là các loại
đất có độ phì cao và tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta. Chúng thích hợp cho

phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: chè, tiêu, điều, cà phê, dâu tằm…,
nhưng các loại đất này lại nằm trong khu vực phân định đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ
và rừng sản xuất).
 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Diện tích 34.871ha (chiếm 66% diện tích
tự nhiên), phân bố ở tất cả các xã trong huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở phần địa hình
cao, dốc. Loại đất này có màu vàng đỏ đặc trưng, thành phần cơ giới trung bình, tầng
đất mịn dày trên 50 cm, lẫn nhiều đá, ở những nơi có độ dốc thấp, gần khu dân cư đã
được khai phá để trồng điều, nhưng nhiều nơi đã bị bỏ hoang vì tầng đất mặt bị xói mòn
rửa trôi, vùng đồi núi cao vẫn còn rừng thứ sinh khá tốt nên cần được bảo vệ.
 Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 2.179 ha (chiếm 4,16% diện tích
tự nhiên), phân bố ở 8 xã trong huyện (trừ 2 xã là An Nhơn và Đạ Kho). Đây là loại đất
có nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ của các sông suối trước đây. Đất có màu nâu vàng
chủ đạo, cấu tượng viên, cục nhỏ, khá chặt, tầng đất dày trên 100 cm, có nơi có kết von
sắt, nhôm khoảng 15 – 25% ở sâu dưới 70cm, thành phần cơ giới nhìn chung là thịt nhẹ
đến trung bình ở lớp mặt, thịt nặng ở các tầng dưới và là một trong những loại đất đất
nông nghiệp quan trọng của huyện, do phân bố trên địa hình khá bằng, không bị ngập
nước, hiện đang trồng các loại cây như: điều, mía, cà phê, tiêu và cây ăn quả các loại.
 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Diện tích 745ha (chiếm 1,42%
diện tích tự nhiên), phân bố ở thị trấn Đạ Tẻh và các xã: Mỹ Đức, Triệu Hải, Hà Đông,
Quốc Oai. Đất có nguồn gốc là đất nâu vàng trên phù sa cổ nhưng do tác động của quá
trình canh tác lúa nước liên tục đã làm thay đổi về cấu trúc, độ chặt ở tầng mặt, hình
thành gley ở các tầng dưới. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước và trồng màu.
 Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 278 ha (chiếm 0,53% diện tích tự nhiên), phân bố
rải rác ở các xã Đạ Kho, Hương Lâm, Quốc Oai, Triệu Hải, Mỹ Đức và thị trấn Đạ Tẻh,
được hình thành trong các thung lũng hoặc hợp thủy đồi núi do quá trình rửa trôi đất và
các sản phẩm khác từ trên núi, nên thường ngập nước nhiều tháng trong năm, phù hợp
với trồng lúa nước.
 Tài nguyên nước
 Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện khá phong phú,
ngoài nước mưa và nước sông suối, hiện nay huyện đã có 2 hồ chứa lớn là hồ Đạ Hàm,

hồ Đạ Tẻh với năng lực tưới thiết kế trên 2.700 ha đất nông nghiệp. Chất lượng nước
mặt của huyện nhìn chung chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn nước
sông suối trên địa bàn huyện để phục vụ cho nông nghiệp phụ thuộc lớn vào các công
trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và hệ thống kênh mương.
 Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện phân bố không
đều và chịu ảnh hưởng bởi các hồ chứa. Theo kết quả điều tra thực tế, khu vực dọc theo
thung lũng suối Đạ Miss và vùng hưởng lợi của hồ Đạ Hàm, Đạ Tẻh có mực nước ngầm
xuất hiện khá nông và được dâng cao so với trước đây; khu vực phía Bắc và Tây - Bắc
nước ngầm khá sâu, chất lượng nước kém vì có độ cứng và độ kiềm cao (pH từ 5,6 -
6,7, tổng độ khoáng hóa thường vào khoảng 40-60mg/l, hàm lượng Fe+3 có mẫu lên
đến 1,67mg/lít).
Trang 12
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
 Tài nguyên rừng
 Thực vật rừng: Tài nguyên rừng ở Đạ Tẻh khá phong phú về chủng loại
(rừng lá rộng thường xanh, tre nứa, lá rộng – tre nứa …) và tập đoàn cây rừng, trữ lượng
trung bình trên 1 ha khá cao. Kết quả thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2007, toàn
huyện còn 39.026,48 ha rừng, chiếm 74,45% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích
rừng sản xuất 29.797,83 ha, rừng phòng hộ 9.228,65 ha. Hiện tại tỷ lệ che phủ rừng đạt
khá cao 74,45%, nếu tính cả diện tích cây lâu năm quy đổi với hệ số 0,7 lần thì tỷ lệ che
phủ của huyện đạt 81,51%.
 Động vật rừng: Do nằm tiếp giáp với phần rừng Cát Lộc (thuộc khu bảo tồn
đa dạng sinh học rừng Cát Tiên) nên rừng Đạ Tẻh có nhiều động vật hoang dã sinh sống
như Sơn dương, Khỉ, Cheo, Heo rừng…Tuy nhiên, gần đây do việc săn bắt bừa bãi nên
phần nào đã ảnh hưởng đến sự đa dạng về chủng loại cũng như giảm số lượng động vật
hoang dã trên địa bàn huyện.
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Đạ Tẻh có sét làm gạch ngói với trữ lượng trung bình,
phân bố ở xã Đạ Kho và Đạ Lây; cát, sỏi xây dựng trên các con sông, trữ lượng khai
thác hàng năm khoảng 12.000m

3
.
 Tài nguyên du lịch
Trên địa bàn huyện hiện có một số cảnh quan đẹp và độc đáo như: thác Đạ K’La,
hồ Đạ Tẻh, hồ Đạ Hàm và đặc biệt hầu hết đất lâm nghiệp của huyện nằm trong vùng
đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên với tính đa dạng sinh học hiện có và định hướng phát
triển theo chiều hướng bảo tồn sẽ là những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các
mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch nghiên cứu khoa học, khảo cổ
ở huyện Cát Tiên.
 Tài nguyên nhân văn
Đạ Tẻh là một vùng đất mới và là nơi hội tụ của dân di cư từ nhiều tỉnh trong cả
nước đến từ năm 1976 đến nay, đồng thời cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc (20%
dân số), trong đó có đồng bào dân tộc K’Ho, Châu Mạ là những tộc người đã cư trú ở
đây từ lâu đời.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng bào dân tộc là những người
có nhiều đóng góp, nhất là trong việc xây dựng căn cứ cách mạng Khu 6. Đặc điểm trên
đã tạo cho Đạ Tẻh có một nền văn hóa đa dạng và phong phú, có tập quán sinh hoạt và
sản xuất khác nhau, góp phần to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội huyện Đạ Tẻh ngày một giàu mạnh.
▼ Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên.
 Lợi thế:
- Là huyện có đồng bằng, rừng núi, địa hình có nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều
thác nước hoang sơ, cùng với vị trí địa lý gần bên rừng quốc gia Cát Tiên… nên có tiềm
năng to lớn trong phát triển du lịch.
- Với hệ thống núi non bao phủ ba phía, tài nguyên rừng phong phú chứa đựng
nhiều tiềm năng sinh thủy.
 Hạn chế:
- Vị trí địa lý nằm ở cách xa những trung tâm đô thị lớn và tuyến giao thông chính
Trang 13
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh

nên hạn chế trong thu hút đầu tư và phát triển.
- Lũ lụt là một trong những yếu tố gây nhiều trở ngại và hạn chế đến quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đối với những vùng
thấp trũng, nền địa chất yếu chưa ổn định, xuất đầu tư cao. Hệ thống giao thông qua
vùng trũng, vùng thấp, dễ bị phá huỷ khi bị nước lũ xâm thực.
- Phần lớn đất đai kém màu mỡ, trong đó: trên 70% diện tích phân bố trên địa hình
núi cao, độc dốc lớn, nguồn nước mặt hạn chế; còn lại 30% diện tích phân bố trên địa
hình thấp bị ảnh hưởng lũ hàng năm.
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng phong phú, song việc khai thác
chưa hợp lý và chưa có khoa học nên đang có nguy cơ suy giảm; thảm phủ thực vật trên
đất có độ dốc lớn giảm nhanh dẫn đến đất đai nhanh chóng bị xói mòn.
- Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội
đã và đang tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng;
rác thải từ sự gia tăng dân số, ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp do việc sử dụng
thuốc trừ sâu tràn lan.
II.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
II.2.4.1 Tăng trưởng kinh tế
Mặc dù, Đạ Tẻh là huyện kinh tế mới vùng sâu vùng xa, nhưng kinh tế của huyện
giai đoạn 2000-2010 có sự tăng trưởng khá cao (11-12% năm) và tăng mạnh ở 2 khu
vực nông lâm nghiệp và dịch vụ (bình quân trên 10%/năm). Cụ thể vào năm 2009:
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 12,2% (KH từ 13 - 14 %);
- Về cơ cấu kinh tế : tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp 54,6%, ngành CN – TTCN
và xây dựng 11,6%, ngành dịch vụ 33,8 %.
Hình 1: Cơ cấu kinh tế năm 2009
- GDP bình quân đầu người đạt 15,3 triệu đồng, đạt 110,6% kế hoạch, tăng 2,6
triệu đồng so với năm 2008.
Trang 14
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
- Tổng giá trị sản xuất (theo giá CĐ94) đạt 476 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch, tăng

11,3% so với năm 2008, trong đó : lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 5,2%; lĩnh vực CN-
TTCN và xây dựng tăng 12%; lĩnh vực dịch vụ tăng 20%.
- Tổng thu ngân sách năm 2009 đạt 18.364 triệu đồng, đạt 121% chỉ tiêu kế
hoạch tỉnh giao. Trong đó thuế quản lý thu 9.133 triệu đồng đạt 83% kế hoạch, thu tài
chính 9.231 triệu đồng, đạt 227% kế hoạch.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 15,98%, giảm 2,16% so với năm 2008, trong đó : tỷ lệ hộ
nghèo dân tộc thiểu số chung còn 22,8%, hộ nghèo dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên
còn 46,58%.
II.2.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Khu vực kinh tế nông nghiệp
 Ngành Nông nghiệp
Ngành kinh tế nông nghiệp tiếp tục bám sát mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và
nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. Tổng diện tích gieo trồng đạt
107% kế hoạch, tăng 5,7% so với năm 2008; tổng sản lượng lương thực quy thóc 35.258
tấn, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 3,9% so với năm 2008.
Trong năm 2009 đã mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao đạt 1.512 ha,
tăng 262ha so với năm 2008; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 2, 3 vụ lúa/năm sang trồng 2
vụ lúa + vụ bắp đông xuân và rau màu 283,5 ha, tăng 83,5 ha so với năm 2008.
Diện tích một số cây công nghiệp giảm mạnh, cụ thể : cây mía giảm còn 367 ha,
cây dâu còn 208 ha, cây tiêu còn 82,5 ha. Diện tích cây trồng tăng chủ yếu là : cây điều
hiện có 3.574 ha, tăng 906 ha, cao su 387 ha, tăng 262 ha, cao cao 144,5 ha, tăng 87 ha.
Trong năm 2009 không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm: đàn
trâu bò tăng 9%, đàn heo tăng 52%.
Về công tác khuyến nông : Đã tổ chức 80 lớp tập huấn cho 3200 lượt hộ dân; thực
hiện một số mô hình sản xuất, chăn nuôi để giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật, hoàn thiện
hệ thống khuyến nông viên đến cấp thôn góp phần đẩy nhanh công tác chuyển giao khoa
học kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn huyện.
 Ngành lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (9-10%) trong cơ cấu kinh tế nông - lâm -
ngư nghiệp. Diện tích trồng rừng kinh tế năm 2009 đạt 1.476 ha, bằng 82,7% kế hoạch

HĐND huyện giao. Trong đó các dự án trồng 502 ha, đạt 35% kế hoạch; công ty Lâm
nghiệp giao khoán cho 408 hộ gia đình trồng 618ha, và các hộ dân đã trồng 356 ha.
Đến cuối năm 2009 có 12 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất lâm nghiệp để
thực hiện dự án trồng rừng kinh tế; 10/12 doanh nghiệp được cấp phép khai thác tận thu
lâm sản; 4 doanh nghiệp đã trồng 502 ha rừng; 10 doanh nghiệp đã khai thác tận thu trên
3.500m
3
gỗ; 6 doanh nghiệp xử lý thực bì 403 ha. Ước tính có 400 lao động địa phương
đang làm việc ổn định tại các dự án trồng rừng kinh tế.
Ngành lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng; Tuy
nhiên tình hình vi phạm phát phá rừng làm rẫy và khai thác trái phép lâm sản vẫn còn
xảy ra nhiều. Trong định hướng phát triển đối với ngành lâm nghiệp, chính quyền đã
tiến hành khảo sát nhằm tiến hành giao khoán quản lý đất lâm nghiệp cho người dân để
quản lý bảo vệ và hưởng lợi từ rừng theo chính sách của chính phủ. Ngoài ra cũng dự
kiến xây dựng kế họach trồng rừng kinh tế trên những diện tích rừng nghèo kiệt.
Trang 15
Ngành: Quản Lý Đất Đai SVTH: Nguyễn Xuân Thanh
 Ngành thủy sản
Ngành thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chung toàn ngành: Giá trị sản
xuất năm 2009 đạt 4,33 tỷ đồng, chiếm 2,3% giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản.
Theo kết quả thống kê, diện tích có mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện tăng
từ 82,1ha (năm 2005) lên đạt 136 ha năm 2009. Hầu hết diện tích này là các ao hồ nhỏ
trong đất vườn thổ cư. Sản lượng cá đánh bắt và nuôi hàng năm đạt khoảng 450-500 tấn,
trong đó sản lượng nuôi 430-450 tấn (chiếm 85-90%).
 Khu vực kinh tế công nghiệp-xây dựng
Năm 2009, toàn huyện có 968 cơ sở sản xuất công nghiệp & TTCN (giảm 51 cơ sở
so với năm 2005), trong đó: chủ yếu hộ sản xuất cá thể; tổng giá trị sản xuất của ngành
đạt 64.451 triệu đồng (tăng hơn 2 lần so với 2005), thu hút được 3.647 lao động. Các
lĩnh vực sản xuất chính gồm có: chế biến thực phẩm và đồ uống 419 cơ sở (chiếm 47%),
sản xuất gỗ và lâm sản 332 cơ sở (chiếm 34%), khai thác cát sỏi 29 cơ sở , sản xuất

trang phục cơ sở, cơ khí sửa chữa 56 cơ sở,… Nhìn chung, công nghiệp - TTCN của
huyện chưa phát triển, chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình (trung
bình 1 cơ sở chỉ có 3 lao động và doanh thu 64,3 triệu đồng/năm).
 Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 151.000 triệu đồng, đạt 95,6% kế hoạch và tăng 20%
so với năm 2008. Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ, nhưng không ảnh hưởng lớn
với người tiêu dùng, không xảy ra tình trạng tư thương đầu cơ, ép giá.
Công tác phòng chống, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng quá hạn sử dụng được
các cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra thường xuyên. Trong năm 2009 đã kiểm tra
gần 500 lượt hộ kinh doanh, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm các quy
định về giấy phép, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác. Riêng trong lĩnh
vực kinh doanh vật tư nông nghiệp đã phát hiện và xử lý 7 cửa hàng kinh doanh phân
bón kém chất lượng. Việc cấp phép kinh doanh rượu và bán thuốc lá lẻ được tổ chức
thực hiện đúng quy định.
II.2.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
 Dân số
Năm 2009, dân số trung bình của huyện là 47.845 người, mật độ dân số bình quân
toàn huyện 91,27 người/km
2
, thấp hơn mật độ dân số bình quân toàn tỉnh (118
người/km
2
), 103 khu phố, 10922 hộ gia đình. Dân số phân bố không đều giữa các xã (thị
trấn Đạ Tẻh 670 người/km
2
, xã Hà Đông 410 người/km
2
, xã Đạ Kho 126 người/km
2
, xã

Đạ Lây 114 người/km
2
và các xã còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức bình quân
toàn huyện). Do Đạ Tẻh là huyện kinh tế mới, cũng như các huyện kinh tế mới khác
trong tỉnh, dân số của huyện có những đặc điểm nổi bật sau:
- Đồng bào dân tộc đông (chiếm 20% dân số), bao gồm: dân tộc K’Ho, Châu Mạ
(dân tộc bản địa), dân tộc Tày, Nùng,… (dân tộc từ các tỉnh phía Bắc di cư vào).
- Người Kinh chiếm 80% dân số, hầu hết từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung
chuyển đến sau năm 1975, nên có truyền thống rất cần cù, chịu khó.
 Lao động và việc làm
Tổng số lao động xã hội của huyện năm 2009 là 27.632 người (chiếm 54,3% dân
số), trong đó đang làm việc trong nền kinh tế là 23.973 người, chiếm 92% lao động xã
hội, đây là một tỉ lệ khá lý tưởng. Cơ cấu lao động của huyện trong những năm qua hầu
Trang 16

×