Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA.

Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ HOA
Chuyên ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Khóa học : 2006 – 2010
Mã SV : 06127042

--07/2010--


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA.

Tác giả

PHAN THỊ HOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn


Kỹ sư NGUYỄN HUY VŨ

--07/2010--


Bộ giáo dục và đào tạo

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Môi trường & Tài nguyên

==o0o==

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa

: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN.

Ngành

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.

Họ & Tên SV: PHAN THỊ HOA.

Mã SV: 06127042.


Khóa học

Lớp

: 2006 – 2010.

: DH06QM.

1. Tên đề tài: “Xây hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa”.
2. Nội dung Khóa luận tốt nghiệp:
Sinh viên phải thực hiện những vấn đề sau đây:
 Tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 và khả năng áp dụng tại Việt
Nam.
 Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001:2004.
 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty. Từ đó, nhận dạng khía
cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể tại Công ty Cổ phần
Bao bì Biên Hòa.
 Lập ra mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường nhằm quản lý các vấn đề
môi trường tại Công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
 Đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001:2004 trong thực tế tại Công ty.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010.
4. Họ & Tên Giáo viên hướng dẫn: KS Nguyễn Huy Vũ.
Nội dung Khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày

, tháng

, năm 2010.


Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày 15 , tháng 03 , năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn

KS Nguyễn Huy Vũ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng
Ban chủ nhiệm khoa Môi trường & Tài nguyên - Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy cô trong trường nhất
là Quý thầy cô khoa Môi trường & Tài nguyên đã truyền đạt cho tôi vốn
kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ đã định hướng
đề tài, hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể
hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trong Công ty Cổ phần
Bao Bì Biên Hòa đã cho phép tôi thực tập tìm hiểu về Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty
đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành tốt Khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp DH06QM đã giúp đỡ và chia sẻ
cho tôi nhiều điều hữu ích.
Cuối cùng con xin gởi lời tri ân sâu sắc tới Cha Mẹ - Người đã
sinh thành và nuôi dưỡng con thành người.
Xin chân thành cảm ơn !!!



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa là một trong những Công ty sản xuất giấy bìa
carton lớn trong khu vực Miền Nam. Công tác bảo vệ môi trường nơi đây được Công
ty chú trọng nhiều, song vẫn còn một số mặt chưa hoàn thiện như nước thải, khí thải,
chất thải, …
Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây
dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty
Cổ phần Bao Bì Biên Hòa”. Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn quản lý chung
nằm trong Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản
lý môi trường nhằm tạo điều kiện cho tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu môi trường
liên quan đến yêu cầu pháp luật và thông tin về các tác động môi trường đáng kể.
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010, với
các phương pháp tiếp cận quá trình, khảo sát – điều tra, phân tích so sánh, thống kê mô
tả, ma trận, tham khảo tài liệu, và phương pháp chuyên gia.
Sau quá trình thực hiện đề tài tại Công ty, tôi đã xác định được 265 khía cạnh
môi trường từ việc nhận dạng các vấn đề môi trường tại Công ty, trong đó 95 khía
cạnh môi trường đáng kể; xác định 11 mục tiêu, 19 chỉ tiêu, và 88 chương trình môi
trường, lập ra được hệ thống tài liệu về môi trường trong Công ty bao gồm: các thủ tục
quy trình, hướng dẫn công việc, và các biểu mẫu phù hợp với điều kiện cụ thể của
Công ty; đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm giúp Công ty đáp ứng các yêu cầu của
tiêu chuẩn và nâng cao công tác quản lý môi trường trong Công ty.

SVTH: Phan Thị Hoa

i



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................................................. ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ .......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................... vi
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................................... vi
Chương 1.MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẮN ĐỀ ....................................................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 1
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................... 3
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ............................................................................................................................... 3
Chương 2.TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 4
2.1. GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN HTQLMT ISO 14000 .........................................................................4
2.1.1. Sự ra đời của bộ Tiêu chuẩn .......................................................................................................... 4
2.1.2. Mục đích của bộ Tiêu chuẩn .......................................................................................................... 4
2.1.3. Cấu trúc Bộ tiêu chuẩn .................................................................................................................. 4
2.1.4. Hệ thống quản lý môi trường - Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (ISO 14001) ...................................... 5
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................................ 7
2.2.1. Trên Thế giới ................................................................................................................................ 7
2.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................................................ 7
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI VIỆT NAM
................................................................................................................................................................... 8
2.3.1. Thuận lợi ...................................................................................................................................... 8

2.3.2. Khó khăn ...................................................................................................................................... 9
Chương 3.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA .............................................11
3.1. TỔNG QUAN CÔNG TY.................................................................................................................... 11
3.1.1. Thông tin chung ...........................................................................................................................11
3.1.2. Lịch sử hình thành........................................................................................................................11
3.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty....................................................................................12
3.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong Công ty ...........................................................12
3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ............................................................... 12
3.2.1. Thiết bị máy móc và nguyên vật liệu tại Công ty...........................................................................12
3.2.2. Quá trình sản xuất tại Công ty ......................................................................................................13
3.2.3. Các nguồn tài nguyên được sử dụng trong Công ty .......................................................................15
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÀ CÔNG TY ĐÃ ÁP
DỤNG........................................................................................................................................................16
3.3.1. Môi trường nước ..........................................................................................................................16
3.3.2.Môi trường không khí ...................................................................................................................19
3.3.3. Chất thải rắn.................................................................................................................................21

SVTH: Phan Thị Hoa

ii


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .
3.3.4. Tiếng ồn, nhiệt độ ........................................................................................................................21
3.3.5. Các vấn đề khác ...........................................................................................................................22
Chương 4.XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA .................................................................24
4.1. YÊU CẦU CHUNG............................................................................................................................. 24
4.1.1. Phạm vi HTQLMT .......................................................................................................................24
4.1.2. Thành lập ban ISO .......................................................................................................................24

4.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................... 25
4.2.1. Xem xét lại các yếu tố cơ bản .......................................................................................................25
4.2.2. Phổ biến CSMT ...........................................................................................................................26
4.2.3. Kiểm tra .......................................................................................................................................26
4.3. LẬP KẾ HOẠCH ................................................................................................................................ 28
4.3.1. Khía cạnh môi trường ...................................................................................................................28
4.3.2. Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác .....................................................................................30
4.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình ................................................................................................30
4.4. THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................................................................... 33
4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ...............................................................................33
4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức .....................................................................................................34
4.4.3.Trao đổi thông tin..........................................................................................................................36
4.4.4. Hệ thống tài liệu...........................................................................................................................37
4.4.5.Kiểm soát tài liệu ..........................................................................................................................38
4.4.6. Kiểm soát điều hành .....................................................................................................................40
4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ..............................................................42
4.5. KIỂM TRA ........................................................................................................................................ 43
4.5.1. Giám sát và đo lường ...................................................................................................................43
4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ.....................................................................................................................44
4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa ..............................................45
4.5.4. Kiểm soát hồ sơ ...........................................................................................................................46
4.5.5. Đánh giá nội bộ ............................................................................................................................47
4.6. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................................................. 48
Chương 5. ..KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA ...............................................................................................................49
5.1. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY ...............49
5.1.1. Thuận lợi .....................................................................................................................................49
5.1.2. Khó khăn .....................................................................................................................................49
5.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY ..........50
Chương 6.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................54

6.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 54
6.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................56
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CÔNG TY .............................................................................................59
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................61

SVTH: Phan Thị Hoa

iii


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng kết chứng chỉ ISO 14001 được cấp ............................................ 7
Bảng 2.2: Danh sách 10 quốc gia được cấp chứng chỉ ISO 14001nhiều nhất .............. 7
Bảng 3.1: Sản phẩm và công suất hàng năm. ............................................................ 12
Bảng 3.2: Danh mục máy móc, thiết bị của Công ty . .............................................. 12
Bảng 3.3: Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong Công ty. .............................................. 13
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng điện nước trong Công ty................................................ 16
Bảng 3.5: Lưu lượng nước thải tại các phân xưởng trong Công ty. ........................... 16
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải sau khi qua HTXLNT tại phân xưởng xeo giấy
.................................................................................................................................. 18
Bảng 3.7: Kết quả phân tích nước thải trước và sau khi qua HTXLNT tại phân xưởng
carton ......................................................................................................................... 19
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khuôn viên các phân xưởng
.................................................................................................................................. 21
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu vực sản xuất tại các phân
xưởng . ...................................................................................................................... 21

Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng không khí khí thải tại nguồn tại phân xưởng
xeo và phân xưởng carton – Vị trí các lò hơi. ............................................................. 21
Bảng 3.11: Danh mục chất thải nguy hại ................................................................. 21
Bảng 4.1: Bảng nhận dạng KCMT trong các phân xưởng . ....................................... 28
Bảng 4.2: Bảng đánh giá các KCMT trong Công ty . ................................................ 29
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp các KCMT đáng kể. ......................................................... 29

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ...................................................... 5
Hình 2.2: Sơ đồ tiêu chuẩn ISO 14001. ....................................................................... 6
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấy tổ chức của Công ty. ............................................................. 12
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất phân xưởng xeo giấy. .......................................... 13
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình sản xuất tại phân xưởng carton. ........................................ 14
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình sản xuất xưởng in offset. .................................................. 15
Hình 3.5: Bể tự hoại 3 ngăn tại phân xưởng offset. .................................................... 17
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất tại phân xưởng xeo giấy. ............ 18
Hình 3.7: Sơ đồ HTXLNT của phân xưởng carton. ................................................... 19

SVTH: Phan Thị Hoa

iv


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization).


ISO

: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa.
(International Organization for Standardization).

SA

: Trách nhiệm xã hội (Social Accountability).

OHSAS

: Hệ thống quản lý An Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp
(Occupational Health & Safety Advisory Services).

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường

EMS

: Enviromental Manager System.

QLMT

: Quản lý môi trường.

KCN

: Khu Công nghiệp.


KCMT

: Khía cạnh môi trường.

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên.

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand).

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

SS

: Chất rắn lửng (Suspended solid).

QCNV

: Quy chuẩn Việt Nam.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

HTXLNT


: Hệ thống xử lý nước thải.

HTXL

: Hệ thống xử lý

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường.

TNMT

: Tài nguyên Môi trường.

PCCC

: Phòng chống cháy nổ.

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo.

GĐ, PGĐ

: Giám đốc, Phó Giám đốc.

CSMT

: Chính sách môi trường.


KCMTĐK

: Khía cạnh môi trường đáng kể.

KCMT

: Khía cạnh môi trường.

YCPL&YCK : Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác.
CTMT

: Chương trình môi trường.

HĐKPPN

: Hành động khắc phục phòng ngừa.

KPPN

: Khắc phục phòng ngừa.

CTR

: Chất thải rắn thông thường.

CTNH

: Chất thải nguy hại.


SVTH: Phan Thị Hoa

v


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 ............................................................................................................... 58
Phụ lục 2................................................................................................................ 66
Phụ lục 3................................................................................................................ 73
Phụ lục 4................................................................................................................ 74
Phụ lục 4A ............................................................................................................. 76
Phụ lục 4B ............................................................................................................. 87
Phụ lục 4C ............................................................................................................. 92
Phụ lục 5 ............................................................................................................... 95
Phụ lục 5A ............................................................................................................. 96
Phụ lục 6.............................................................................................................. 102
Phụ lục 7A ........................................................................................................... 109
Phụ lục 7B ........................................................................................................... 110
Phụ lục 7C ........................................................................................................... 114
Phụ lục 8.............................................................................................................. 115
Phụ lục 8A ........................................................................................................... 120
Phụ lục 8B ........................................................................................................... 121
Phụ lục 9.............................................................................................................. 122
Phụ lục 9A ........................................................................................................... 125
Phụ lục 9B ........................................................................................................... 127
Phụ lục 10 ........................................................................................................... 129
Phụ lục 11 .......................................................................................................... 133

Phụ lục 12 ............................................................................................................ 138
Phụ lục 12A ......................................................................................................... 141
Phụ lục 13 ............................................................................................................ 143
Phụ lục 13A ....................................................................................................... 145
Phụ lục 13B ......................................................................................................... 146
Phụ lục 14 ............................................................................................................ 147
Phụ lục 15 ............................................................................................................ 150
Phụ lục 16 ............................................................................................................ 152
Phụ lục 16A ........................................................................................................ 156
Phụ lục 16B ........................................................................................................ 157
Phụ lục 17 ........................................................................................................... 163

SVTH: Phan Thị Hoa

vi


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Chương 1.

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẮN ĐỀ
Với tình hình phát triển chung của các quốc gia trên Thế giới, các vấn đề về
kinh tế, chính trị, con người, … là mối quan tâm chủ yếu trong xã hội. Trong những
năm gần đây vấn đề môi trường được quan tâm đáng kể, môi trường nổi lên như vấn
đề về hoạt động kinh tế trong xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và Thế giới.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam gia nhập WTO, việc tiêu chuẩn
hóa tại các doanh nghiệp là vấn đề không thể thiếu. Ngoài tiêu chuẩn chất lượng ISO

9001, các doanh nghiệp luôn mong muốn kết hợp với các tiêu chuẩn khác khi có thể
như SA8000, OHSAS 18000, ISO 14000, …
Trong đó ISO 14000, bộ tiêu chuẩn về HTQLMT, là một trong các lựa chọn tối
ưu để giải quyết các mâu thuẫn giữa các KCMT một cách hiệu quả. Việc “Xây dựng
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ
phần Bao bì Biên Hòa” nhằm tìm hiểu việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 cho một doanh nghiệp cụ thể, đồng thời tạo nên nền tảng cho Công ty
thực hiện tiêu chuẩn hóa ISO 14001:2004. Với các kết quả nghiên cứu và kiến nghị
trong khóa luận này, tôi luôn hy vọng chúng sẽ được phổ biến và áp dụng tại Công ty.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Đánh giá hiện trạng QLMT tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa.
 Giúp Công ty hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và cách thức triển khai
HTQLMT theo tiêu chuẩn này.
 Nghiên cứu các giải pháp QLMT một cách có hệ thống theo bộ tiêu chuẩn ISO
14000, hỗ trợ Công ty trong việc quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 và khả năng áp dụng tại Việt
Nam.
 Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001:2004.

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 1


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty. Từ đó, nhận dạng khía
cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể tại Công ty Cổ phần

Bao bì Biên Hòa.
 Lập ra mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường nhằm quản lý các vấn đề
môi trường tại Công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
 Đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001:2004 trong thực tế tại Công ty.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp tiếp cận quá trình
Phương pháp này được sử dụng để xác định các KCMT của Công ty bao gồm các
phân xưởng, phòng ban, mỗi phân xưởng, phòng ban đều có những hoạt động ảnh
hưởng đến môi trường. Do đó, ta cần xác định đầu vào và đầu ra của mỗi hoạt động, từ
đó ta xác định được KCMT của mỗi phòng ban, phân xưởng.
 Phương pháp khảo sát điều tra
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường của Công ty thông qua: quan sát trực
tiếp các hoạt động diễn ra trong Công ty và phỏng vấn CBCNV trong Công ty về các
vần đề liên quan đến môi trường tại Công ty.
 Phương pháp phân tích so sánh
Các kết quả điều tra – khảo sát về hiện trạng QLMT tại Công ty được phân tích, so
sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004, từ đó đưa ra các hướng dẫn áp
dụng và xây dựng mô hình QLMT cho Công ty.
 Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của HTQLMT,
các loại máy móc, thiết bị sử dụng, nguyên nhiên vật liệu trong Công ty có tác động
đến môi trường.
 Phương pháp ma trận
Phương pháp này dùng để đánh giá các tác động của KCMT đã được xác định tại
Công ty, từ đó xác định được các KCMT đáng kể.
 Phương pháp tham khảo tài liệu
Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
Tài liệu Công ty
SVTH: Phan Thị Hoa


Trang 2


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Tham khảo từ sách, báo, thư viện, internet,…
 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14001,
hoạch định HTQLMT, và các cán bộ thực hiện công tác QLMT tại Công ty.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Địa điểm: Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa, đường số 7 KCN Biên Hòa 1
Đồng Nai.
 Thời gian thực hiện đề tài: 03/2010 đến 07/2010.
 Đối tượng nghiên cứu:
 Các vấn đề về môi trường thông qua quá trình hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản
xuất, dịch vụ tại Công ty.
 Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 – Các quy định và hướng dẫn sử dụng.
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài đưa ra các hướng dẫn thực hiện ban đầu khi đi vào xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn
bộ hệ thống tài liệu cho tất cả các hoạt động tại Công ty.
Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT cho Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa trên lý
thuyết có tham khảo thực tế chứ không có thời gian triển khai thực hiện nên các mục
tiêu, chỉ tiêu, CTMT chưa tính toán được chi phí thực hiện và chưa đánh giá được hiệu
quả áp dụng của các kế hoạch được nêu ra trong đề tài.

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 3



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Chương 2.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1. GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ISO 14000
2.1.1. Sự ra đời của bộ Tiêu chuẩn
 Năm 1991, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO thiết lập nhóm tư vấn chiến lược về
môi trường (SAGA) với sự tham gia của 25 nước trên Thế giới.
 ISO thành lập ủy ban kỹ thuật 207 (TC207) để xây dựng các tiêu chuẩn QLMT,
phạm vi cụ thể để thực hiện hệ thống này .
 Trong khoảng 5 năm biên soạn, một loạt các tiêu chuẩn đã được hợp thành tài
liệu liên quan đến HTQLMT (như ISO 14001 và ISO 14004) và những tài liệu
liên quan đến công cụ QLMT (các tài liệu trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000).
 Bộ tiêu chuẩn chính thức được ban hành vào tháng 09/1996 và được điều chỉnh,
cập nhật vào tháng 11/2004.
2.1.2. Mục đích của bộ Tiêu chuẩn
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm thiết lập
HTQLMT có khả năng cải tiến liên tục tại tổ chức với mục đích:
 Hỗ trợ các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, đáp ứng
yêu cầu của kinh tế xã hội. Trong đó chủ yếu là hỗ trợ việc phòng tránh các ảnh
hưởng đến môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình.
 Đảm bảo các hoạt động môi trường của mình đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
 Không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một
cách cụ thể.
2.1.3. Cấu trúc Bộ tiêu chuẩn
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một HTQLMT và cung cấp công cụ hỗ trợ

các doanh nghiệp, giúp họ nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi
trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là
cơ sở để bên thứ ba đánh giá HTQLMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 4


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia làm 2 nhóm với 6 lĩnh vực sau:
Bộ tiêu chuẩn ISO14000

Đánh giá tổ chức

Đánh giá sản phẩm và quy trình

 Hệ thống quản lý môi trường
(EMS): ISO 14001, 14002,
14004.

 Đánh giá vòng đời sản phẩm
(LCA): ISO 14040, 14041, 14042,
14043, 14047, 14048, 14049.

 Đánh giá tác động môi trường
(EPE): ISO 14031, 14032.

 Cấp nhãn môi trường (EL): ISO

14020, 14021, 14022, 14023,
14024.

 Kiểm toán môi trường (EA): ISO
14010, 14011, 14012, 14015.

 Khía cạnh môi trường trong các tiêu
chuẩn sản phẩm (EAPS): ISO
14062, GL64.

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
(Nguồn: />B44D0/View/Thong-tin-chung_ISO_14000/)
2.1.4. Hệ thống quản lý môi trường - Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (ISO 14001)
 Nội dung cơ cấu Tiêu chuẩn
ISO 14001 là tiêu chuẩn quản lý chung, quy định các yêu cầu đối với
HTQLMT, tạo điều kiện cho tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
liên quan đến yêu cầu pháp luật và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu
chuẩn này áp dụng cho các KCMT mà tổ chức có thể kiểm soát và có ảnh hưởng, đồng
thời không nêu ra các chuẩn mực về kết quả hoạt động của môi trường cụ thể.
HTQLMT còn giúp cho tổ chức đạt được hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường tiến đến cải tiến liên tục hệ thống; và được xây dựng dựa trên các nguyên tắc PD-C-A ( Plan – Do – Check – Act ) : Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến ,
và được thể hiện trong sơ đồ sau:

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 5


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .


Hình 2.2: Sơ đồ tiêu chuẩn ISO 14001.
Phụ lục 1: HTQLMT – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng theo ISO 14001:2004.
 Các lợi ích khi áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14001
 Ngăn ngừa ô nhiễm
ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn thông qua giảm thiểu lãng phí nguồn lực,
giảm chất thải, giảm số lượng hoặc khối lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn.
Khi đó, nồng độ ô nhiễm của chất thải được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất
thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn
ngừa được ô nhiễm.
 Tiết kiệm chi phí đầu vào
Việc thực hiện HTQLMT sẽ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đầu vào bao gồm
nước, năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu, hoá chất,… Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan
trọng và có ý nghĩa nếu nguyên nhiên vật liệu là nguồn khan hiếm.
 Chứng minh sự tuân thủ luật pháp
Việc xử lý hiệu quả chất thải sẽ giúp tổ chức đạt được những yêu cầu do luật
pháp qui định và tăng cường uy tín của mình. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng
chứng chứng minh điều đó có trên thực tế.
 Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài
Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu. Chứng chỉ
ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể sử dụng như công cụ hàng rào phi
thuế quan của bất kỳ nước nào trong việc nhập khẩu. Tuy nhiên, khách hàng có quyền
chọn lựa mua hàng hoá của một tổ chức có HTQLMT hiệu quả như ISO 14001.
SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 6


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

 Gia tăng thị phần

Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức. Điều này sẽ đem lại lợi thế
cạnh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiện tại.
 Xây dựng niềm tin cho các bên hữu quan
HTQLMT nhằm vào thỏa mãn nguyện vọng của các bên hữu quan nhất là
những bên có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong tổ
chức có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng
và những tổ chức tài chính quốc gia và quốc tế.
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Trên Thế giới
ISO 14001:2004 là sự khẳng định liên quan đến toàn cầu của các tổ chức nhằm
mang lại hoạt động bền vững cho môi trường. Tính đến cuối tháng 12/2008 , số lượng
chứng chỉ ISO 14001 tăng khá cao: 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007.
Bảng 2.1: Bảng tổng kết chứng chỉ ISO 14001 được cấp
Chứng chỉ ISO
14001:2004
Toàn Thế giới
Mức tăng
Số quốc gia

Tháng
12/2005
111.162
21.225
138

Tháng
12/2006
128.211
17.049
140


Tháng
12/2007
154.572
26.361
148

Tháng 12/2008
188.815
34.243
155

(Nguồn: />B44D0/View/Thong-tin-chung_ISO_14000)
Bảng 2.2: Danh sách 10 quốc gia được cấp chứng chỉ ISO 14001nhiều nhất
STT
01
02
03
04
05

Quốc gia
Trung Quốc
Nhật Bản
Tây Ban Nha
Ý
Anh

Số chứng chỉ
39.195

35.573
16.443
12.922
9.455

STT
06
07
08
09
10

Quốc gia
Nam Triều Tiên
Đức
Mỹ
Thụy Điển
Rumani

Số chứng chỉ
7.133
5.709
4.974
4.478
3.884

(Nguồn: />B44D1/View/Thong-tin-chung_ISO_14000)
2.2.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả khảo sát, Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh về số chứng chỉ, trong
2 năm 2005 đến 2007 từ 127 tới 180 chứng chỉ. Mặc dù so với mặt bằng chung thì số


SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 7


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

chứng chỉ ISO 14001 của chúng ta vẫn còn thấp (với tỉ lệ 1/1000) nhưng đó cũng là
bước khởi đầu cho sự hội nhập, phát triển và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004 TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Thuận lợi
 Luật pháp về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện
Tháng 12/2005, Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý của nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, các tổ
chức, các cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra các yêu cầu pháp luật khác liên quan nhằm
bắt buộc cá nhân, đơn vị, tổ chức phải quan tâm và chú trọng hơn nữa tới công tác bảo
vệ môi trường.
 Được hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế
Theo định hướng phát triển bền vững của Chính phủ, chiến lược bảo vệ môi
trường trong sản xuất tính đến năm 2010 là 80% các doanh nghiệp trong nước đạt
chứng chỉ ISO 14001. Theo đó, Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và
khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ISO 14001.
Nhiều dự án hỗ trợ như đánh giá và chứng nhận ISO 14001, xây dựng năng lực
về HTQLMT cho hơn 200 doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, mạ, dệt may và các
ngành chế biến thực phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai HTQLMT
theo ISO 14001 tại Thái lan, Việt Nam, Philipine và Indonesia do Đức tài trợ đã được
thực hiện và được quan tâm của các ban ngành liên quan.

 Các hàng rào thương mại
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, cộng đồng thương mại trên Thế giới ngày
càng quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Họ đều đưa ra nguyên tắc chung về môi
trường trong hoạt động kinh doanh của mình. Và chỉ những tổ chức hội đủ các các yêu
cầu đã đề ra mới có thể tham gia vào quá trình trao đổi mậu dịch chung giữa khối này.
Do đó các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế buộc phải cải tiến,
nâng cao hiệu quả môi trường lao động thông qua một hệ thống chung hướng đến việc
QLMT tại các doanh nghiệp được Quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn ISO sẽ đáp ứng các
yêu cầu trên và một sự lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp.
SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 8


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

 Việt Nam hội nhập WTO và kết quả tất yếu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
Việt Nam là thành viên của WTO cho nên phải tuân thủ quy định chung của
Thế giới. Trong tình hình mới, các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế thì
buộc phải cải tiến, nâng cao phát triển kinh tế đi đôi với hoạt động cân bằng giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, con đường tất yếu cho hội nhập kinh
tế Thế giới là áp dụng ISO 14001.
2.3.2. Khó khăn
 Vấn đề nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thực sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo ISO 14001, còn rất hạn chế. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
tư tưởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho những nhà máy, công ty lớn, những công
ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho các cơ sở dịch vụ, các công ty vừa và nhỏ. Có
những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT chỉ phục vụ cho mục đích xin
chứng nhận chứ không hiểu rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện môi trường

làm việc cho CBCNV của doanh nghiệp.
 Chi phí thực hiện ban đầu cao
Để đáp ứng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu
tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí có liên quan bao gồm:
 Chi phí xây dựng và duy trì một HTQLMT.
 Chi phí tư vấn.
 Chi phí cho việc đăng kí bên thứ ba.
Tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ít dám đầu tư hàng trăm
triệu đồng để thực hiện ISO 14001. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp được cấp
chứng chỉ ISO tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu tổ chức đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì sẽ có
điều kiện thuận lợi cho tiến trình thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
 Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO ở các doanh nghiệp Việt Nam còn
rất hạn chế. Khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng
HTQLMT là: tài chính, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, thiếu thông tin, ...

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 9


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Thông tin yêu cầu thị trường quốc tế về chứng nhận HTQLMT đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất hạn chế. Đối với thị trường trong nước, người tiêu
dùng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng HTQLMT nên chưa
gây áp lực lớn để các doanh nghiệp quan tâm tới việc xây dựng HTQLMT.
 Tư vấn, chứng nhận
Nhu cầu tiếp cận HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của các doanh

nghiệp trong nước ngày càng cao. Do đó, số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt
động tư vấn, đánh giá, cấp chứng nhận ISO 14001 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn cơ quan tư vấn hay đánh giá cho HTQLMT
của mình.
Mặc dù đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam phát triển khá mạnh, nhưng một số
chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng,
... Tổ chức chứng nhận nước ngoài hầu như chưa quan tâm đến vấn đề tổ chức, phát
triển lâu dài tại Việt Nam, thường gộp bộ phận tư vấn với bộ phận chứng nhận, gây
nhiều nhầm lẫn về giá trị chứng chỉ với giá trị hệ thống. Ngoài ra hành lang pháp lý để
quản lý các hoạt động này vẫn còn trong quá trình xây dựng, chưa được hoàn thiện.

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 10


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Chương 3.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ BIÊN HÒA

3.1. TỔNG QUAN CÔNG TY
3.1.1. Thông tin chung
 Tên Công ty: Công Ty Cổ Phần Bao Bì Biên Hòa.
 Tên tiếng anh: BIEN HOA PACKAGING COMPANY.
 Địa chỉ: đường số 7, KCN Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai.
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
 Tel: 061.3836121 - 061.3836122


Fax: 061.3836030

 E-mail:
 Quy mô tổng diện tích: 62.000m 2. Trong đó: phân xưởng xeo giấy : 4000 m2,
phân xưởng offset: 12.000 m2, phân xưởng carton: 45.000 m 2.
 Vốn điều lệ: 32.500.000 VND (Ba mươi hai tỷ năm trăm triệu đồng).
 Tổng số lượng lao động: 520 CBCNV. Trong đó: phân xưởng xeo giấy 20
CBCNV, phân xưởng in offset 165 CBCNV và phân xưởng carton 335 CBCNV.
3.1.2. Lịch sử hình thành
 Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa được thành lập vào năm 1968 tiền thân là
Nhà máy sản xuất bao bì gợn sóng đầu tiên tại miền nam Việt Nam với công
nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
 Năm 1978,Công ty đổi tên thành Nhà máy bao bì Biên Hòa trực thuộc Sở Công
nghiệp tỉnh Đồng Nai và lấy tên thương hiệu là “Sovi”.
 Năm 2003, Công ty thực hiện chính sách cổ phần hóa Doanh nghiệp từ Nhà
máy Bao bì Biên Hòa sang Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa và duy trì thương
hiệu là “Sovi”.
 Từ năm 2004 đến năm 2006, Sovi tiến hành mở rộng và xây dựng thêm phân
xưởng carton tại gần Công ty.

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 11


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

3.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty
 Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì carton, bìa hộp và hộp giấy cao cấp.

 Thị trường tiêu thụ: 100% sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong nước.
 Danh mục các loại sản phẩm và công suất được tổng hợp trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1:Sản phẩm và công suất hàng năm.
STT
1
2
3

Tên sản phẩm
Thùng carton
Hộp giấy cao cấp (in offset)
Giấy xeo

Đơn vị
Tấn
Tấn
Tấn

Số lượng/năm
25.000
2.500
2.500

(Nguồn : Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa.)

3.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban kiểm soát
GIÁM ĐỐC


PGĐ
KINH DOANH

PGĐ
KỸ THUẬT

PGĐ
NỘI CHÍNH

 Phòng TCNS – KSNB
 Phòng Kế toán – Tài chính
 Phân xưởng xeo giấy




Phòng Kinh doanh
Phòng Kế hoạch sản xuất
Phân xưởng carton






Phòng Kỹ thuật cơ điện
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Nghiên cứu phát triển
Phân xưởng in offset







Phòng Quản trị hành chánh
Các công tác Đoàn
5s, an toàn
Chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.
(Nguồn: Tài liệu Công ty)
 Chức năng các phòng ban tại Công ty (chi tiết trong Phụ lục 2 – Mục 1).
3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
3.2.1. Thiết bị máy móc và nguyên vật liệu tại Công ty
Bảng 3.2: Danh mục máy móc, thiết bị của Công ty (chi tiết trong phụ lục 2 – Mục 2).
SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 12


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

Bảng 3.3: Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong Công ty.
Phân xưởng

Tên nguyên, nhiên liệu

Số lượng(tháng)


Đơn vị

Phân xưởng carton
Tấn
2.083
Tấn
6
Tấn
38
Tấn
4
Tấn
0,6
Tấn
79
Phân xưởng offset
Giấy in
Tấn
300
Mực in
Tấn
0,5
Cồn công nghiệp
Tấn
0,4
Phân xưởng xeo
Giấy vụn
Tấn
250

Than đá
Tấn
42
(Nguồn : Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa)

1
2
3
4
5
6

Giấy cuộn
Mực in
Bột mì
Kẽm đóng
NaOH
Dầu FO

7
8
9
10
11

3.2.2. Quá trình sản xuất tại Công ty
 Phân xưởng xeo giấy
- Giấy vụn tạp chất
- Nước


- Bột giấy thô
- Nước

- Bột giấy mịn
- Nước
- Nhiệt lò hơi

- Giấy xeo (tấm)

Xử lý cơ

Phân tán, nghiền bột

Xeo, ép, sấy

Cuộn cắt

-

Bột giấy thô
Tạp chất
Nướcthải
Bụi, tiếng ồn
Bột giấy mịn
Cặn bột, tạp chất
Nướcthải
Mùi
Bụi, tiếng ồn

-


Giấy xeo (tấm)
Bột thừa
Nước thải
Nhiệt thừa
Bụi, tiếng ồn

- Giấy xeo (cuộn)
- Giấy thừa
- Bụi

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất phân xưởng xeo giấy.
Thuyết minh sơ đồ quy trình sản xuất (chi tiết trong Phụ lục 2 – Mục 3).

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 13


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .

 Phân xưởng carton
-

Giấy cuộn
Nhiệt lò hơi
Hồ dán
Nước

- Giấy sóng

- Mực in
- Nước

- Giấy bìa
- Giấy bìa
- Kim bấm
- Keo
- Giấy bìa
- Giấy gói
- Dây nilon

Tạo sóng carton

-

Giấy sóng
Giấy thải
Nhiệt thừa
Hồ thừa
Nuớc thải
Bụi, tiếng ồn

In Flexco/In

-

Giấy bìa
Mực thừa
Nước thải
Bụi, tiếng ồn


Tạo rãnh

Đóng kim/dán

Đóng gói

- Giấy bìa
- Giấy thải
- Bụi, tiếng ồn
- Giấy bìa
- Keo thải
- Mùi,bụi,tiếngồn
-

Thành phẩm
Giấy thải
Dây thừa
Bụi, tiếng ồn

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình sản xuất tại phân xưởng carton.
Thuyết minh sơ đồ quy trình sản xuất (chi tiết trong Phụ lục 2 – Mục 4).

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 14


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa .


 Phân xưởng in offset
-Giấy cuộn

-Giấy bìa
-Mực in
-Nước
-Bột

- Giấy offset
- Keo UV
- Màng OPP

- Giấy bìa
- Giấy thải
- Tiếng ồn, bụi

Cắt

- Giấy offset
- Giấy thải
- Mực thải, Nước thải
- Bột thừa
- Bụi, mùi, tiếng ồn

In offset

-Giấy offset
-Giấy thải
-Keo thải, màng hư, lõi
-Mùi, tiếng ồn


Cán màng OPP/tráng UV

- Thành phẩm 1
- Giấy thải
- Bụi, tiếng ồn

Bế định hình
- Giấy offset
Dán

- Giấy offset/
Giấy sóng
- Keo

- Giấy bìa

Dán Duplex /
Bồi giấy

-Giấy bìa
-Giấy thải
-Keo thải
-Mùi, tiếng ồn, bụi

Bế định hình

- Giấy bìa
- Giấy thải
- Bụi, tiếng ồn


- Thành phẩm 2
- Giấy bìa
Dán
- Keo thải, dây thải, lõi dây
- Keo
- Bụi, tiếng ồn
- Dây nilon
- Hình 3.4: Sơ đồ quy trình sản xuất xưởng in offset.

Thuyết minh sơ đồ quy trình sản xuất (chi tiết trong Phụ lục 2 – Mục 5).
3.2.3. Các nguồn tài nguyên được sử dụng trong Công ty
 Nhu cầu sử dụng điện: năm 2009 là 3.668.669 Kwh (tương đương 305.772
Kwh/tháng) từ mạng lưới điện KCN Biên Hòa I.
 Nhu cầu sử dụng nước: mục đích sinh hoạt của CBCNV và sản xuất của của
Công ty trung bình khoảng 117 m3/ ngày, do Công ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên Xây dựng và Cấp nước Đồng Nai cung cấp.

SVTH: Phan Thị Hoa

Trang 15


×