Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN PHƯỚC HẢI, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.66 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HỢP TÁC XÃ RAU
AN TOÀN PHƯỚC HẢI, HUYỆN TÂN THÀNH,
TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HUYỀN TRANG
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
KHÓA: 2006 - 2010

-07/2010-


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: TRẦN HUYỀN TRANG



Mã số SV: 06157195

Khóa học: 2006 – 2010

Lớp: DH06QM

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu
Chuẩn VietGAP tại Hợp tác xã rau an toàn Phước Hải, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Nội dung KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân trong HTX RAT
Phước Hải.
Xây dựng hệ thống quản lý Thuốc BVTV cho HTX RAT Phước Hải theo hướng
Tiêu Chuẩn VietGap góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm RAT của HTX.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2010 và Kết thúc : tháng 07/2010
4. Họ tên GVHD 1: HUỲNH THANH HÙNG
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ……tháng ……năm 2010

Ngày 05 tháng 03 năm 2010

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG



XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THEO
TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN PHƯỚC HẢI,
HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Tác giả

TRẦN HUYỀN TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng

- 07/2010-


 

LỜI CẢM ƠN!

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao sanh thành
dưỡng dục của cha mẹ đã nuôi nấng tôi khôn lớn và ăn học cho đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông LâmTPHCM, đặc biệt là quý thầy cô
của khoa Môi trường và Tài Nguyên trong suốt thời gian qua đã dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm quý giá, để tôi có cơ sở định hướng cho mình khi thực hiện
đề tài cũng như sẽ mang theo bên mình trong cuộc sống.

Đồng thời tôi xin được phép nói lời cảm ơn sâu sắc đến các ban ngành, đoàn
thể:
-

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

-

Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

-

Hợp tác xã Rau An Toàn Phước Hải.

Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, tài liệu để thực
hiện đề tài.
Đạt được kết quả như ngày hôm nay tôi không thể không nhắc đến sự nhiệt tình
giúp đỡ và động viên của bạn bè lúc tôi gặp khó khăn.
Một lần nữa, xin cho tôi được nói lên lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Sinh viên thực hiện

Trần Huyền Trang



 
TÓM TẮT
Từ năm 2010 - 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động phong
trào thi đua áp dụng VIETGAP trong sản xuất rau, quả an toàn. Trên cơ sở đó, nội
dung


của đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ

thực vật theo tiêu chuẩn VIETGAP tại hợp tác xã rau an toàn Phước Hải, huyện
Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”: Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của
45 hộ nông dân (13 Xã viên và 32 Cộng tác viên) chiếm 30% số hộ nông dân trong
HTX Phước Hải, nhằm đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe của nông
dân và môi trường trong và sau khi sử dụng thuốc. Sau đó, tiến hành hướng dẫn xây
dựng một số chỉ tiêu theo yêu cầu VIETGAP với mục đích kiểm soát dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu RAT Phước
Hải.
Kết quả điều tra 45 hộ nông HTX sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng cho
thấy: Tình hình sâu bệnh chiếm 30 – 80%, có khi 100% diện tích canh tác; chỉ sử dụng
thuốc khi cây trồng có bệnh chiếm 56%, còn 42% là sử dụng thường xuyên; sử dụng
nhóm thuốc BVTV có nồng độ thấp như: Thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng, thuốc
vi sinh nhưng cũng vẫn còn sử dụng thuốc BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ, nhóm
Carbamat,.. cho RAT; trong quá trình phun xịt thuốc người nông dân chưa trang bị đầy
đủ bảo hộ lao động. Tỷ lệ mặc quần áo dài tay là 53% và mang khẩu trang là 56%. Tỷ
lệ thấp là không mang đồ đi mưa (13%), kính (11%) và găng tay (16%); các hộ nông
dân có nhận thức trong việc xử lý chai lọ, bao bì thuốc sau khi sử dụng (76%) và
không tái sử dụng cho mục đích khác; bà con nông dân chưa quan tâm đến tình trạng
sức khỏe, nhưng tỷ lệ 100% bà con nông dân nhận thức được việc sử dụng thuốc
BVTV bừa bãi, không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường .
Xây dựng hệ thống quản lý thuốc BVTV tại HTX RAT Phước Hải theo Tiêu
Chuẩn VIETGAP dựa trên các chỉ tiêu sau: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống
và gốc ghép; quản lý đất và giá thể; ghi chép, lưu trữ hồ sơ truy nguyên nguồn gốc và
thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; quản lý nguồn lực; người lao động; sử dụng hóa
chất, thuốc BVTV; ý thức bảo vệ môi trường.

ii 



 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1
1.3. Nội dung .......................................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................ 3
1.7. Hạn chế của đề tài ............................................................................................................ 3

Chương 2: CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................................ 4
2.1.1. Rau an toàn ............................................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm rau an toàn ........................................................................................ 4
2.1.1.2. Nguyên tắc sản xuất rau an toàn ........................................................................ 4
2.1.2. Thuốc bảo vệ thực vật .............................................................................................. 6
2.1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 6
2.1.2.2. Phân loại thuốc BVTV ...................................................................................... 6

2.1.2.3. Tính độc của thuốc BVTV. ............................................................................... 7
2.1.2.4. Dư lượng thuốc và thời gian cách ly ................................................................. 8
2.1.2.5. Một số khái niệm trong sử dụng thuốc BVTV .................................................. 9
2.1.2.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường và hệ sinh thái ................... 10
2.1.2.7. Ảnh hưởng của thuốc tới cây trồng ................................................................. 11
2.1.3. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated pest management – IPM) .......... 12
2.1.4. Tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) ....................... 13
2.1.4.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn VIETGAP .................. 13
2.1.4.2. Các yêu cầu trong sản xuất VIETGAP ............................................................ 14
2.1.4.3. Lợi ích của việc được cấp chứng nhận GAP ................................................... 14
2.1.4.4. Tình hình áp dụng GAP trên thế giới và Việt Nam hiện nay .......................... 14
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................. 15
2.3.Tổng quan về HTX RAT Phước Hải .............................................................................. 16

Chương 3:KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA NHỮNG KẾT LUẬN CÓ LIÊN
QUAN .......................................................................................................................18
3.1. Cơ cấu cây trồng tại HTX.............................................................................................. 18
3.1.1. Quy mô sản xuất của HTX ..................................................................................... 18
3.1.2. Các chủng loại RAT ............................................................................................... 18
3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của HTX và các vấn đề liên quan .............................. 19
3.2.1. Công tác quản lý Thuốc BVTV tại HTX ................................................................ 19
iii 


 
3.2.2. Tình hình sâu bệnh và các loại thuốc BVTV thường sử dụng tại HTX ................. 20
3.2.2.1. Tình hình sâu bệnh .......................................................................................... 20
3.2.2.2. Các loại thuốc BVTV thường sử dụng tại HTX .............................................. 21
3.2.3. Tình hình lưu trữ và vấn đề lưu trữ thuốc BVTV ở HTX ...................................... 21
3.2.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại HTX ............................................................... 21

3.2.4.1. Mức độ sử dụng thuốc BVTV ......................................................................... 21
3.2.4.2. Nguồn nước ..................................................................................................... 22
3.2.4.3. Đất ................................................................................................................... 22
3.2.4.4. Vị trí tiến hành pha thuốc BVTV và cách pha thuốc BVTV........................... 23
3.2.4.5. Liều lượng, nồng độ sử dụng, thời gian cách ly và dư lượng thuốc BVTV .... 23
3.2.4.6. Hướng gió và thời gian phun xịt...................................................................... 24
3.2.4.7. Dụng cụ phun xịt ............................................................................................. 24
3.2.4.8. Tình hình trạng bị bảo hộ lao động của nông dân khi sử dụng thuốc ............. 25
3.2.4.9. Tình hình chai lọ, bao bì đựng thuốc sau khi sử dụng thuốc ........................... 27
3.2.4.10. Ý thức người nông dân về việc bảo vệ sức khỏe và môi trường ................... 28
3.3. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tại HTX .................................................................. 28
3.3.1. Biện pháp canh tác.................................................................................................. 28
3.3.2. Biện pháp thủ công ................................................................................................. 28
3.4. Nhận xét, đánh giá chung .............................................................................................. 29

Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VẬT TẠI HTX...............................................30
4.1. Nguồn lực quản lý ......................................................................................................... 30
4.3. Giống và gốc ghép ......................................................................................................... 31
4.4. Quản lý đất và giá thể .................................................................................................... 31
4.5. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm .......................... 32
4.6. Kiểm tra nội bộ .............................................................................................................. 34
4.7. Người lao động .............................................................................................................. 34
4.7.1. Bảo hộ và an toàn lao động đúng khi tiếp xúc với thuốc BVTV............................ 35
4.7.1.1. Người phun thuốc ............................................................................................ 35
4.7.1.2. Áo quần/dụng cụ bảo hộ lao động ................................................................... 35
4.7.1.3. Dụng cụ phun xịt ............................................................................................. 36
4.7.1.4. Dụng cụ, thiết bị và các quy trình khi gặp nạn ................................................ 36
4.7.2. Phúc lợi ................................................................................................................... 36
4.8. Sử dụng thuốc BVTV .................................................................................................... 37

4.8.1. Tập huấn cách sử dụng thuốc BVTV ..................................................................... 37
4.8.2.1. Thiết lập hệ thống tự nhiên để ngăn ngừa hay giảm thiểu dịch hại bằng các cây
trồng xen ....................................................................................................................... 38
4.8.2.2. Sử dụng biện pháp kỹ thuật canh tác ............................................................... 38
4.8.2.3. Biện pháp cơ học và vật lý ............................................................................. 38
4.8.2.4. Biện pháp sinh học ......................................................................................... 38
4.8.2.5. Biện pháp hóa học (thuốc BVTV) ................................................................... 38
4.8.3. Sự lựa chọn loại thuốc BVTV ................................................................................ 39
4.8.4. Sử dụng thuốc BVTV ............................................................................................. 39
4.8.4.1. Áp dụng sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” đã được ngành BVTV
thường xuyên lưu ý ....................................................................................................... 40
4.8.4.2. Thiết bị phun thuốc BVTV .............................................................................. 43
4.8.5. Sổ ghi chép sử dụng thuốc BVTV .......................................................................... 43
4.8.6. Tồn trữ và bảo quản thuốc BVTV .......................................................................... 44
4.8.7. Bao bì, vỏ thuốc BVTV đã sử dụng ....................................................................... 45
iv 


 
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................48
5.1. Kết luận.......................................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1A
Phụ lục 1: Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau ở VN
............................................................................................................................................. 1A
Phụ lục 2: Các bảng phân chia nhóm độc theo WHO. ........................................................ 2A
Phụ lục 3: Bảng chia nhóm độc theo Farm Chemicals Handbook (Mỹ). ............................ 3A
Phụ lục 4: Bảng phân chia nhóm độc của Việt Nam. .......................................................... 3A

Phụ lục 5: Danh sách thuốc BVTV thường sử dụng tại HTX RAT Phước Hải. ................. 4A
Phụ lục 6: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới. ........ 7A
Phụ lục 7: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất. ................... 7A
Phụ lục 8: Kết quả phân tích tầng đất canh tác vùng rau an toàn xã Tân Hải, huyện Tân
Thành, tỉnh BR –VT năm 2008. .......................................................................................... 8A
Phụ lục 9: Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu rau cải thìa tại HTX RAT Phước Hải tháng
5/2010. ................................................................................................................................. 9A
Phụ lục 10: Tham khảo dịch hại và cách phòng trừ tổng hợp ........................................... 10A
Phụ lục 11: Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng trên rau an toàn ............................. 14A
Phụ lục 12: Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng trong sản xuất rau an toàn .................. 15A
Phụ lục 13: Danh mục các loại thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất RAT. ............ 16A
Phụ lục 14: Mẫu phiếu điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tại HTX RAT Phước Hải,
xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh BR- VT. .................................................................... 18A
Phụ lục 15: Hồ sơ sản xuất rau, quả tươi an toàn theo VIETGAP .................................... 24A
Phụ lục 16: Một số hình ảnh về cất giữ thuốc BVTV, phun xịt,thải bỏ bao bì, tiến hành pha
thuốc,… ................................................................................................................... 33A




 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

RAT

Rau an toàn


HTX

Hợp tác xã

XV

Xã viên

CTV

Cộng tác viên

IPM (Integrated pest management) (QLDHTH)

Quản lý dịch hại tổng hợp

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách các loại rau của HTX RAT Phước Hải .......................................19
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau tại HTX RAT Phước Hải 20
Bảng 3.3: Mức độ sử dụng thuốc BVTV tại HTX RAT Phước Hải .............................21
Bảng 3.4: Kết quả phân tích môi trường nước tại HTX RAT Phước Hải năm 2008 2009 ...............................................................................................................................22
Bảng 3.5: Kết quả phân tích đất tại HTX RAT Phước Hải năm 2009 ..........................23
.Bảng 3.6: Số lượng thời gian phun xịt thuốc của hộ nông dân HTX RAT Phước Hải 24
Bảng 3.7: Các triệu chứng sau khi phun thuốc của nông dân tại HTX RAT Phước Hải
.......................................................................................................................................26

vi 


 

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ sự biến đổi thuốc trừ sâu trong đất ...................................................... 11
Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhà kỹ thuật, nông dân và nhà nghiên cứu
trong IPM ....................................................................................................................... 13

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ:3.1: Tỷ lệ phần trăm sử dụng đồ bảo hộ lao động tại HTX RAT Phước Hải ....
... . ............................................................................................................................... .25
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phần trăm các biện pháp xử lý chai lọ, bao bì sau khi sử dụng thuốc
... …… ......................................................................................................................... 27

vii 


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau chiếm một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Rau là nguồn cung cấp
quan trọng các chất protein, lipid, glucid và lượng lớn các vitamin như vitamin C, B,
A, E,...(Phụ lục 1). Trong những năm gần đây, khi đời sống người dân ngày càng được
hoàn thiện thì chất lượng nông sản nói chung, rau nói riêng càng được quan tâm. Sản
xuất rau an toàn (RAT) được xem là một giải pháp khả thi để cung cấp sản phẩm rau
có chất lượng tốt cho thị trường.
Tuy nhiên, việc lạm dụng và sử dụng không đúng kỹ thuật (không đúng loại,
không đúng liều lượng, không đúng thời kỳ,...) các loại nông dược và phân bón đã tạo
ra các sản phẩm không an toàn, có hại cho môi trường, người sản xuất và người tiêu
dùng. Tình hình ngộ độc do sử dụng rau không an toàn xảy ra ngày càng phổ biến.
Trong chương trình sản xuất RAT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, xã Tân Hải được chọn đưa

vào trong quy hoạch vùng trồng RAT của tỉnh và với sự giúp đỡ của Viện Khoa học
Công nghệ Việt Nam, hệ thống quản lý sản xuất và quảng bá RAT tại Hợp tác xã
(HTX) RAT Phước Hải từng bước được hoàn thiện.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất và kinh doanh để sản phẩm
RAT tại HTX RAT Phước Hải có thương hiệu, chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng
và được sự cho phép của Khoa Tài Nguyên & Môi Trường chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn VIETGAP tại
Hợp tác xã rau an toàn Phước Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau.
Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV lên sức khỏe của nông dân và môi trường
trong và sau khi sử dụng thuốc.
Xây dựng hệ thống quản lý Thuốc BVTV cho HTX RAT Phước Hải theo hướng
Tiêu Chuẩn VIETGAP.

SVTH: Trần Huyền Trang

1


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

1.3. Nội dung
Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân trong HTX RAT
Phước Hải.
Xây dựng hệ thống quản lý Thuốc BVTV cho HTX RAT Phước Hải theo Tiêu
chuẩn VIETGAP góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm RAT của HTX.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo tài liệu, số liệu từ sách, báo, internet và các cơ quan có liên quan.
Điều tra thực địa và phỏng vấn người sử dụng: điều tra khảo sát thực tế sử dụng

thuốc BVTV và phỏng vấn 45 hộ nông dân của HTX bằng cách sử dụng bảng câu hỏi.
™ Cách chọn mẫu điều tra:
Căn cứ theo danh sách số hộ xã viên (42 hộ) và danh sách số hộ cộng tác viên
(108 hộ), lấy 30% số hộ dân trong từng danh sách theo cách lấy ở chính giữa
danh sách và theo thứ tự cách 2 hộ đến hộ thứ 3 thì chọn để điều tra.
™ Nội dung câu hỏi tập trung một số vấn đề sau:
-

Mức độ sử dụng thuốc BVTV

-

Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV

-

Nhận thức của người sử dụng về các mối nguy tiềm ẩn khi sử dụng thuốc
BVTV

-

Việc thải bỏ bao bì, chai lọ sau khi phun xịt.

-

Các triệu chứng về sức khỏe sau khi phun xịt.

-

Những biện pháp ứng phó và đảm bảo an toàn đã được áp dụng.

Tổng hợp và xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực địa

sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
13 xã viên (XV) và 32 cộng tác viên (CTV), chiếm 30% thành viên của HTX .
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Xã Tân Hải, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thời gian nghiên cứu: 10/03/2010 – 10/07/2010.

SVTH: Trần Huyền Trang

2


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

1.6. Ý nghĩa của đề tài
Là nghiên cứu mở đầu về tình hình sử dụng, thải bỏ thuốc BVTV của HTX RAT
Phước Hải.
Góp phần nâng cao ý thức nông dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng .
Giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
Đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
1.7. Hạn chế của đề tài
Do nông dân chưa có nhận thức đầy đủ về các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình
sử dụng thuốc BVTV, kết quả điều tra phỏng vấn có thể không đảm bảo hoàn toàn
chính xác hoặc có độ tin cậy cao.
Do đề tài chỉ có tính chất là một báo cáo tốt nghiệp, thời gian chỉ có 5 tháng ( cả
điều tra, xử lý số liệu, viết và chỉnh sửa khóa luận), số lượng mẫu ít do thiếu thời gian

và kinh phí thực hiện, kiến thức của sinh viên còn hạn chế. Cần có những nghiên cứu
xa hơn, số lượng mẫu nhiều hơn, thời gian và kinh phí hơn để thu được kết quả chính
xác hơn.

SVTH: Trần Huyền Trang

3


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

Chương 2
CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Rau an toàn
2.1.1.1. Khái niệm rau an toàn
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có
chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ
nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
gọi tắt là "rau an toàn".
™ Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn
• Dư lượng thuốc BVTV.
• Hàm lượng Nitrat (NO3).
• Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,...
• Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella ...) và kí sinh trùng
đường ruột (trứng giun đũa Ascaris).
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho
phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến:
Nga, Mỹ,... tại Việt Nam cũng có quy định về các chỉ tiêu này cho RAT (Bộ Y tế,

2007).
2.1.1.2. Nguyên tắc sản xuất rau an toàn
™ Đất trồng
Để có năng suất cao, chất lượng rau tốt, phải trồng rau ở đất cao, độ thoát nước
phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây. Tốt nhất là trồng trên đất cát pha, đất
thịt nhẹ, đất thịt có tầng canh tác 0,2 – 0,3 m. Nơi trồng cách xa khu công nghiệp, các
bệnh viện ít nhất là 2 km, chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể có
chứa lượng nhỏ kim loại nặng, nhưng không tồn dư chất độc hại.
™ Nước tưới
Trồng rau xanh lượng nước rất lớn, số nước này lấy chủ yếu từ nước tưới. Nên chất
lượng nước tưới có vai trò quyết định đến sản phẩm của rau.
SVTH: Trần Huyền Trang

4


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

Nước tưới rau tốt nhất là nước giếng khoan, nhất là nước tưới cho các loại rau
sống và rau gia vị như xà lách, rau thơm. Nếu dùng nước ao, hồ, sông thì phải dùng
nước không bị ô nhiễm. Nước pha thuốc BVTV, thuốc pha các loại phân bón lá cũng
cần nước sạch. Các loại rau ăn quả, ở giai đoạn phát triển có thể bơm nước từ mương,
sông, hồ để tưới vào rãnh.
™ Giống
Giống rau là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Chỉ được gieo
những hạt giống tốt, cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
Giống đem trồng phải biết nguồn gốc, giống nhập phải qua kiểm dịch thực vật.
Trước khi gieo cần xử lý hóa chất hoặc nhiệt độ theo hướng dẫn của cán bộ khuyến
nông, khi mang cây ra vườn trồng phải ngâm vào Sherpa 0,1 % để phòng trừ sâu hại.
™ Bón phân

Phân bón lót cho rau thường là phân hữu cơ đã ủ hoai và phân lân hữu cơ vi sinh.
Tùy theo loại rau mà có chế độ bón và lượng bón, lần bón khác nhau. Nhưng trung
bình một hecta bón khoảng 15 tấn phân hữu cơ, 300 kg lân hữu cơ vi sinh.
Phân hóa học muốn bón lót phải nắm được nhu cầu sinh lý của cây để bón thêm
30 % phân đạm và 50% phân Kali.
Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa ủ hoai bón lót để trừ vi sinh vật gây
bệnh, tránh nóng cho cây, tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi sinh
vật có trong phân đang cần Nitơ để phân giải phân chuồng.
™ Bảo vệ thực vật
Là giữ cho năng suất và chất lượng cây trồng bằng cách loại trừ các tác động và
các tác nhân gây hại rau.
Hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II),
thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc
sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng
phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.
Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch. Kết thúc
phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 10 ngày. Dùng các chế phẩm BVTV sinh
học như BT, hạt củ đậu; các chế phẩm có nguồn gốc thực vật; dùng ký sinh thiên địch
để phòng bệnh.

SVTH: Trần Huyền Trang

5


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp tổng hợp (IPM); luân canh cây trồng hợp lý;
sử dụng giống tốt, giống chống chịu bệnh; chăm sóc cây trồng theo yêu cầu sinh lý;
bắt sâu bằng tay; dùng bẫy sinh học diệt trừ bướm; sử dụng chế phẩm sinh học; thường

xuyên kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện, tập trung phòng trừ sớm.
™ Thu hoạch , bao gói
Rau phải thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo; quả bị sâu, dị dạng. Rửa
bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao túi sạch trước khi mang đi bán. Trên bao
gói cần có ghi, hay in các thông tin cần thiết, địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền
lộ của người tiêu dùng.
2.1.2. Thuốc bảo vệ thực vật
2.1.2.1. Khái niệm
Thuốc BVTV còn gọi là thuốc trừ dịch hại hoặc sản phẩm nông dược bao gồm
những chế phẩm dùng để phòng trừ những vi sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các
chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua
đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Tài nguyên thực vật được bảo vệ bằng thuốc BVTV bao gồm cây và sản phẩm
của cây trồng, nông lâm sản, thức ăn gia súc, nông sản khi bảo quản.
Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật (còn gọi là dịch hại) bao gồm sâu hại,
bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác.
2.1.2.2. Phân loại thuốc BVTV
Có nhiều cách phân loại, sau đây là 2 cách phân loại thường dùng:
™ Phân loại thep đối tượng phòng trừ, chia ra:
& Thuốc trừ sâu.
& Thuốc trừ bệnh.
& Thuốc trừ cỏ.
& Thuốc trừ chuột.
& Thuốc trừ nhện.
& Thuốc trừ ốc sên, ốc bươu vàng.
& Thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng.
™ Phân loại theo nguồn gốc hóa học, có các nhóm sau:
& Thuốc trừ sâu có các nhóm chính là:
-


Nhóm thuốc thảo mộc.

SVTH: Trần Huyền Trang

6


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

-

Nhóm Clo hữu cơ.

-

Nhóm lân hữu cơ.

-

Nhóm Carbamate.

-

Nhóm Pyrethroid (cúc tổng hợp).

-

Các hợp chất pheromone.

-


Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng.

-

Nhóm thuốc vi sinh.

& Thuốc trừ bệnh: Gồm có hai nhóm lớn là nhóm vô cơ và nhóm hữu cơ. Trong
mỗi nhóm lớn này lại có nhiều nhóm hóa học khác nhau.
-

Nhóm thuốc vô cơ: Chủ yếu là các nhóm hóa học: Nhóm đồng (Cu), nhóm lưu
huỳnh (S), nhóm thủy ngân (Hg).

-

Nhóm thuốc hữu cơ: Có nhiều nhóm hóa học khác nhau đang được sử dụng,
trong đó có các nhóm chính là: Nhóm lân hữu cơ, nhóm Carbamate, nhóm
Dithiocarbamate, nhóm Triazole.

-

Nhóm Dicarboximit.

-

Nhóm thuốc sinh học.

& Nhóm thuốc trừ cỏ:
-


Nhóm vô cơ: CopperSulfate, Sodium Chlorate…

-

Nhóm hữu cơ: Acetamid, Carbamate…

& Thuốc trừ chuột: Gồm có các nhóm:
-

Nhóm thảo mộc.

-

Nhóm vô cơ.

-

Nhóm hữu cơ.

-

Nhóm thuốc vi sinh: Chủ yếu là vi khuẩn Salmonnella gây bệnh cho chuột.

& Chất điều tiết sinh trưởng cây trồng.
& Thuốc trừ tuyến trùng.
2.1.2.3. Tính độc của thuốc BVTV.
™ Định nghĩa về chất độc

SVTH: Trần Huyền Trang


7


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật (người, động thực vật, vi sinh
vật) với liều lượng nhỏ đã có thể gây ra những rối loạn về cấu trúc hay chức năng làm
chậm sự sinh trưởng phát triển dẫn đến những tổn thất cho cơ thể hoặc tử vong.
™ Tính độc và độ độc:
Tính độc (độc tính): là một đặc điểm quan trọng của chất độc. Tính độc của một
chất là khả năng gây độc cho cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó.
Độ độc: Là biểu hiện mức độ của tính độc, là hiệu lực độc gây nên một lượng
chất nhất định của chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật.
Độ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm
độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung bình, viết
tắt là LD50 (Lethal Dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chất cho 50% số cá thể
vật thí nghiệm (thường là chuột), được tính bằng mg hoạt chất/kg trọng lượng cơ thể.
LC50 (Lethal concentration) là khái niệm dùng để chỉ nồng độ hơi hoặc bụi trong
không khí hoặc lượng chất độc dạng lỏng hòa tan trong nước sông suối hồ có thể gây
chất 50% số sinh vất thí nghiệm. Tính bằng microgram (10-6 gram) trên mỗi lít không
khí hoặc nước.
Thuốc có trị số LD50 hoặc LC50 càng thấp là thuốc có độ độc cấp tính càng cao.
Độ độc mãn tính: Nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể người và
động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh
hưởng đến bào thai và dị dạng đối với thế hệ sau. Các biểu hiện tác hại này phát sinh
chậm, do thuốc tích dần trong cơ thể, gọi là nhiễm độc mãn tính.
™ Phân loại nhóm độc
Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các
loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau là các nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc

trung bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc) (Phụ lục 2). Ở Mỹ chia thành 4 nhóm độc
(Phụ lục 3).Ở nước ta, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ
chính là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc,
gồm Ia và Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc) (Phụ lục 4).
2.1.2.4. Dư lượng thuốc và thời gian cách ly
™ Dư lượng thuốc
Theo quy định của tổ chức Lương thực Nông nghiệp thế giới (FAO) thì dư lượng
thuốc BVTV là những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm, trong sản
SVTH: Trần Huyền Trang

8


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi do sử dụng thuốc BVTV gây nên. Những
chất đặc thù này bao gồm hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu, các sản
phẩm chuyển hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với các
chất trong thực vật có hại tới sức khỏe con người và động vật máu nóng (gọi chung là
chất độc). Những chất độc này có thể tồn lưu ở lớp biểu bì (gọi là dư lượng biểu bì) ở
trong lớp biểu bì (dư lượng nội bì) hoặc ở phía ngoài lớp biểu bì (dư lượng ngoại bì).
Dư lượng này được tính bằng mg (miligam) hoặc µg (microgam) trong 1 kg nông
sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được quy định mức dư lượng tối
đa cho phép mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn nông sản đó.
(Maximum residue limited, viết tắt là MRL). Mức dư lượng tối đa cho phép có thể quy
định khác nhau ở mỗi nước, tùy theo đặc điểm sinh lý, sinh thái và đặc điểm dinh
dưỡng của người dân nước đó.
™ Thời gian cách ly
Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân
hủy đạt mức dư lượng tối đa cho phép, gọi là thời gian cách ly (Preharvest interval,

viết tắt là PHI). Trong thực tế, thời gian cách ly được quy định là từ ngày phun thuốc
lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản làm thức ăn cho người và vật
nuôi, được tính bằng ngày. Thời gian cách ly khác nhau với từng loại thuốc trên mỗi
loại cây trồng và nông sản, tùy theo tốc độ phân giải của thuốc trên cây trồng và nông
sản đó. Không đảm bảo thời gian cách ly có thể gây ngộ độc cho người sử dụng nông
sản có phun thuốc BVTV.
2.1.2.5. Một số khái niệm trong sử dụng thuốc BVTV
™ Liều lượng
Là lượng thuốc thành phẩm dùng cho một đơn vị diện tích, được tính bằng lít
hoặc kg cho một ha, hoặc một sào.
™ Hỗn hợp thuốc
Là pha dung dịch hai hay nhiều loại thuốc với nhau để kết hợp diệt trừ nhiều loại
dịch hại cùng một lúc để tăng hiệu lực, giảm lần phun (chỉ nên pha hỗn hợp các thuốc
có đối tượng phòng trị khác nhau: Sâu và bệnh hoặc cách tác động khác nhau: Tiếp
xúc và nội hấp), sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay.

SVTH: Trần Huyền Trang

9


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

™ Luân phiên thuốc
Là thay đổi lượng thuốc dùng trong một vụ. Đây là một trong biện pháp quan
trọng để hạn chế tính kháng thuốc quá hạn sử dụng.
™ Thời hạn sử dụng
Là thời gian từ khi gia công đóng gói đến khi thuốc giảm hiệu lực. Không nên
dùng thuốc quá hạn sử dụng.
™ Dạng thuốc:

Thể hiện trạng thái vật lý của thuốc thành phẩm. Phổ biến trong các nhóm thuốc
nước có dạng nhũ dầu (viết tắt EC, ND….) dạng dung dịch (viết tắt là FL, FC, SC,…)
nhóm thuốc bột, có dạng bột thấm nước (BTN, WP0 dạng bột hoà tan (viết tắt là SP),
dạng thuốc hạt (viết tắt là G, H).
™ Ngưỡng gây hại
Là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn hại đến sinh trưởng phát triển và năng
suất cây trồng.
™ Ngưỡng kinh tế
Là mức độ dịch hại mà ở đó khi tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ
ra phải ít hơn hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả phòng trừ.
Theo định nghĩa này thì ngưỡng gây hại thường thấp hơn ngưỡng kinh tế, khi
phòng trừ theo ngưỡng gây hại thường ít chú ý đến hiệu quả kinh tế.
2.1.2.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường và hệ sinh thái
Do thuốc BVTV mang tính độc đối với sinh vật và có khả năng vận chuyển, tồn
dư nên có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và hệ sinh thái.
Theo Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2000) – Cẩm nang
thuốc BVTV: Khi phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc bị rơi xuống đất,
đó là chưa kể biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Người ta cũng ước tính có tới
90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà là gây nhiễm độc cho đất, nước,
không khí, và nông sản. Ở trong đất, thuốc BVTV được keo đất và chất hữu cơ giữ lại,
sau đó sẽ phân tán và biến đổi theo nhiều con đường khác nhau qua các hoạt động sinh
học của đất là tác động của các yếu tố hóa lý.

SVTH: Trần Huyền Trang

10


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải


Bay hơi

Phân hủy
quang hóa

Thực vật
hấp phụ

Thuốc hấp phụ
trong đất

Chuyển hóa
hóa học

Rửa trôi

Rửa trôi
bề mặt

Phân hủy
sinh học

Hình 2.1:Sơ đồ sự biến đổi thuốc trừ sâu trong đất
Tuy vậy tốc độ phân giải này diễn ra tương đối chậm, ước tính từ 0 – 10%/năm.
Như vậy thời gian phân hủy hoàn toàn của thuốc có thể trên 10 năm.
Thuốc bị rửa trôi vào nước gây nhiễm độc nước bề mặt, nước ngầm, sông và
biển. Người ta đã phát hiện thuốc BVTV trong các khu vực nước ngọt và nước vùng
ven biển ở nhiều nơi trên thế giới. Ở California (Mỹ) năm 1980 – 1984 đã phát hiện
chất Dibromochloropropane ở nước giếng ăn trong khu vực rộng 18.000km2 . Ngoài
ra, cũng ở California còn phát hiện thấy có thuốc BVTV trong nước mưa và sương mù.

Nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi vào không khí, nhất là trong điều kiện khí
hậu nóng, ẩm. Qua nước và không khí, thuốc có thể chuyển đến những vùng rất xa,
đóng góp vào việc gây ô nhiễm hóa học toàn cầu.
2.1.2.7. Ảnh hưởng của thuốc tới cây trồng
Các loại thuốc BVTV nếu sử dụng đúng theo nồng độ và phương pháp hướng
dẫn đều không gây hại với cây trồng. Khả năng chịu đựng của cây trồng đối với thuốc
có liên quan đến điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng. Khi trời đang nóng quá,
khi cây còn nhỏ hoặc đang ra hoa thụ phấn dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc, nên tránh phun
thuốc vào những lúc này.
Thuốc trừ cỏ chọn lọc nếu sử dụng quá liều lượng, không đúng thời gian quy
định hoặc hạn chế nước không thích hợp cũng có thể gây hại cho cây trồng. Một số lại
SVTH: Trần Huyền Trang

11


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

thuốc trừ cỏ an toàn với lúa nhưng lại dễ hại các cây trồng lá rộng (như 2,4D). Đối với
thuốc trừ cỏ không chọn lọc, khi phun không để thuốc bay trên lá non của cây trồng.
Các biểu hiện cây trồng bị hại bởi thuốc thường thấy là lá bị vàng, trên lá có các
đốm hoặc mảng bị cháy khô, lá non và ngọn cây bị biến dạng, lá và hoa quả bị rụng.
Nếu bị hại nhẹ, cây có thể hồi phục sinh trưởng và không ảnh hưởng tới năng suất thu
hoạch.
2.1.3. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated pest management – IPM)
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated pest
management) (QLDHTH) nhưng tất cả đều dựa trên cơ sở sinh thái học cơ bản.
Theo Nguyễn Văn Sơn (2000) – Một số sâu bệnh chính hại rau ở Lâm Đồng và
các biện pháp phòng trừ tổng hợp có các định nghĩa sau:
• QLDHTH là một hệ thống quản lý dịch hạo cây trồng, bao gồm việc sử dụng

chung tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp để duy trì mức độ các loài dịch
hại ở dưới mức gây ra những tác hại kinh tế trong điều kiện cụ thể của môi
trường và những biến động quần thể của các loài dịch hại.
• QLDHTH là một hệ thống biện pháp phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền
dựa trên sự phối hợp các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và
hóa học nhằm đạt được sản lượng cây trồng cao nhất và tác hại đến môi trường
ít nhất.
• Quản lý tổng hợp là một chiến lược nhằm làm cho các biện pháp phòng trừ sâu
bệnh có hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế, kỹ thuật, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ
môi sinh.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là: “ QLDHTH
là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hòa tất cả những biện pháp
kỹ thuật một cách thích hợp, trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng hợp lý, để
giữ cho chuẩn quần dịch hại luôn dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Hiện nay, ở nước ta QLDHTH đã ra đời và không ngừng còn trong phạm vi là
phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà là một chiến lược cơ bản của công tác BVTV tiến
tiến. Một chương trình chuyển giao kỹ thuật tiên tiến này cho nông dân về IPM trên
đồng ruộng và các hoạt động IPM cộng đồng, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các
nhà kỹ thuật, nông dân và các nhà nghiên cứu.
SVTH: Trần Huyền Trang

12


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

Nhà nghiên cứu

Giảng viên IPM


Nông dân

Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhà kỹ thuật, nông dân và nhà nghiên cứu
trong IPM.
2.1.4. Tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices)
GAP là hệ thống canh tác trên cơ sở kiểm soát các mối nguy liên quan đến an
toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình canh tác từ đất, nguồn nước, giống, phân bón,
động vật gây hại, vệ sinh đồng ruộng và sức khỏe nông dân,…GAP khuyến khích một
nền nông nghiệp hữu cơ hơn là hóa học. Đó là nguyên nhân dẫn đến ngày càng có
nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng sản phẩm hữu cơ hơn.
Tiêu chuẩn VIETGAP (Good Agriculture Practice - GAP) là tiêu chuẩn sản xuất
nông nghiệp tốt Việt Nam nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả
tươi của Việt Nam, dựa trên 4 tiêu chí như:
-

Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.

-

An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn
hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

-

Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của
nông dân.

-

Truy tìm nguồn gốc sản phẩm.


2.1.4.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn VIETGAP
™ Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm
rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động
trong sản xuất, thu hoạch và xử lý thu hoạch.
™ Đối tượng áp dụng
VIETGAP áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản
xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam.
SVTH: Trần Huyền Trang

13


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

2.1.4.2. Các yêu cầu trong sản xuất VIETGAP
Gồm có 12 phần với 71 điểm kiểm tra, trong đó có:
-

43 điểm bắt buộc thực hiện (A) (100% phải tuân thủ).

-

23 điểm cần thực hiện (B) (tối thiểu (90% phải tuân thủ).

-

5 điểm khuyến khích thực hiện (C).


Bao gồm:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất (2A, 1B).
2. Giống và gốc ghép (2B).
3. Quản lý đất và giá thể (2A, 2B).
4. Phân bón và chất phụ gia (4A, 1B).
5. Nước tưới (2A).
6. Sử dụng hóa chất, thuốc BVTV (6A, 6B, 1C).
7A. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (đối với rau, quả) (12A, 3B, 1C).
7B. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển (đối với chè) (6A).
8. Quản lý và xử lý chất thải (1A).
9. Người lao động (1A, 4B, 2C).
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm (6A).
11. Kiểm tra nội bộ (1A, 2B, 1C).
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (2B).
2.1.4.3. Lợi ích của việc được cấp chứng nhận GAP
-

Tăng lợi thế cạnh tranh.

-

Tăng lợi thế thương hiệu.

-

Tăng độ tin cậy khách hàng.

-


Mở rộng thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

-

Tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

-

Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

2.1.4.4. Tình hình áp dụng GAP trên thế giới và Việt Nam hiện nay
Global GAP là tiêu chuẩn chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn
cầu. Tiêu chuẩn Global GAP tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn
gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản... Tiền thân
của Global GAP là EuroGAP xuất hiện năm 1997, do các nhà bán lẻ ở châu Âu sáng
SVTH: Trần Huyền Trang

14


Xây dựng hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn VIETGAP tại Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hải

lập nhằm thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm
bảo các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động. Để đạt được chứng nhận Global
GAP, nhà sản xuất hoặc chế biến phải tuân thủ và thỏa mãn các điều kiện mà quy định
này đưa ra.
Tại Việt Nam, năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho ra đời
tiêu chuẩn riêng của Việt Nam (VIETGAP), VIETGAP tương đương với GlobalGAP,
AsenGAP và các GAP khác trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được một số tổ chức chứng nhận VIETGAP,

mục tiêu trong tương lai sẽ có được những tổ chức chứng nhận GlobalGAP. Theo Cục
Trồng trọt, cả nước hiện có 15 mô hình sản xuất áp dụng VIETGAP được chứng nhận,
tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An,Vĩnh Long,
Bến Tre.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoài Đức – Hà Nội cho biết
Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam đã chính thức công nhận 9 loại rau được sản xuất
tại 2 vùng chuyên canh rau Tiền Lệ (xã Tiền Yên) và Phương Viên (xã Song Phương)
thuộc huyện Hoài Đức đạt tiêu chuẩn Viet GAP. 9 loại rau gồm: Rau cải cúc, cải chíp,
cải mơ, cải ngọt, rau dền, su hào, cải bắp, cà chua và rau mồng tơi.
Tại buổi phát động phong trào thi đua sản xuất VIETGAP, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng khẳng định cần thiết phải cho ra đời tiêu
chuẩn VIETGAP, đây là bước “chạy đà” để tiến đến hòa nhập vào GlobalGAP trong
vài năm tới. Tầm nhìn của VIETGAP là hòa nhập vào GlobalGAP, tiến trình hòa nhập
sẽ mất khoảng 4-5 năm. Rau, quả, chè là những đối tượng được xác định áp dụng đầu
tiên; sau đó sẽ mở rộng đến gạo, mía, tiêu, điều và các đối tượng còn lại.
2.2. Cơ sở pháp lý
Thông tư 59/2009/ TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm
2015.
Quyết định số 379/2008/QĐ-BNN-KHCN ban hành quy trình thực hành sản xuất
Nông Nghiệp Tốt Cho Rau, Quả tươi an toàn (VIETGAP).
Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực
hiện nông nghiệp tốt (VIETGAP) cho rau, quả và chè an toàn
SVTH: Trần Huyền Trang

15



×