Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỶ LỆ 1:2000 NĂM 2010 PHƯỜNG CHÁNH NGHĨA, TX THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TỶ LỆ 1:2000 NĂM 2010 PHƯỜNG CHÁNH NGHĨA, TX
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Loan
Mã số sinh viên : 06151048
Lớp: DH06DC
Ngành: Công nghệ địa chính

-Tháng 08 năm 2010-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

ĐỀ TÀI :

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT


TỶ LỆ 1: 2000 NĂM 2010 PHƯỜNG CHÁNH NGHĨA,
TX THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: KS NGUYỄN TRUNG QUYẾT
(Địa chỉ cơ quan : Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM)

Ký tên:


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và quý thầy cô
trường Đại học Nông lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập trên
ghế giảng đường và đã cung cấp cho em những kiến thức làm nền tảng vững chắc
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa QLĐĐ & BĐS đồng gửi lời cám
ơn đên quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Địa chính đã truyền đạt cho em những kiến
thức chuyên ngành để em có thể nắm vững chuyên môn và ứng dụng vào công việc
của mình
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Trung Quyết, người đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành đề tài này
Em xỉn gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Văn Minh, chị Lâm Thái Hà , anh Lê
Đình Tân và các anh chị ở Trung tâm Ứng dụng công nghệ viễn thám đã nhiệt tình chỉ
bảo giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn lớp DH06DC đã luôn ủng hộ và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài , mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh
khỏi những sai sót, kính mong ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài

được hoàn thiện hơn.

Tp.HCM Tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Loan

Trang i


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sinh viên thực hiên : Nguyễn Thị Thanh Loan , Khoa Quản lý đất đai & bất
động sản, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Đề tài : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN
TRANG SỬ DỤNG ĐẤT TỶ LỆ 1: 2000 NĂM 2010 PHƯỜNG CHÁNH NGHĨA
,TX THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn : KS. Nguyễn Trung Quyết
Hiện nay cũng với sự phát triển của kỹ thuật công nghê, các ứng dụng của nó
trong các ngành, lĩnh vực ngày một phổ biến. Có rất nhiều ngành đã ứng dụng công
nghệ thông tin vào các công tác chuyên môn trong đó có ngành quản lý đất đai và đặc
biệt là sản phẩm bản đồ số với các đặc tính ưu việt so với bản đồ truyền thống. Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất là một tài liệu vô cũng quan trong và không thể thiếu được đối
với công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, vì thế việc thành lập bản đồ hiện
trang sử dụng đất một cách nhanh chóng chính xác và tiết kiệm là vô cùng cần thiết.
Công nghệ viễn thám là một công nghệ khá mới mẻ ở nước ta nhưng ứng dụng
của nó trong các lĩnh vực thì khá là phổ biến. Với những đặc điểm ưu việt của ảnh vệ
tinh độ phân giải cao thì ảnh vệ tinh là dữ liệu tốt nhất để thành lập bản đồ hiện trang

lớp phủ bề mặt
Từ thực tế trên, việc sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao để thành lập bản đồ
hiện trang sử dụng đất sẽ góp phần nào giải quyết công tác thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất hiện nay
Đề tài tập trung nội dung nghiên cứu sau :
- Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai trên địa bàn
- Các phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh
- Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đề tài đã đạt được các kết quả sau :
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1 : 2000 năm 2010 phường
Chánh Nghĩa
- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng từ ảnh vệ tinh

Trang ii


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................3
I.1.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................................3
I.1.2 Cơ sở pháp lý : .....................................................................................................15
I.1.3 Cơ sở thực tiễn : ..................................................................................................16
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................16
I.2.1 Vị trí địa lý :.........................................................................................................16
I.2.2 Khí hậu thời tiết: .................................................................................................16

I.2.3Thủy văn : .............................................................................................................17
I.2.4 Giao thông : .........................................................................................................17
I.2.5 Kinh tế xã hội : ....................................................................................................17
1. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: ...............................................................................17
2. Thương mại – dịch vụ : ...........................................................................................17
3. Sản xuất nông nghiệp : ............................................................................................17
I.3 NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : .....................................................17
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ........18
I.4.1 Nội dung nghiên cứu:..........................................................................................18
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu : .................................................................................18
I.4.3 Phương tiện nghiên cứu : ...................................................................................18
I.5 QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : ................................................................22
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................23
II.1 ĐÁNH GIÁ HTSDĐ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA ĐỊA
PHƯƠNG .....................................................................................................................23
II.1.1 Hiện trạng sử dụng đất: ....................................................................................23
II.1.2 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2010........................................25
II.1.3: Tình hình quản lý đất đai của địa phương ....................................................27
II.2 SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH IKONOS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HTSDĐ .........28
II.2.1 Xử lý ảnh vệ tinh Ikonos bằng phần mềm ENVI : .........................................28
II.2.2 Biên tập bản đồ HTSDĐ bằng phần mềm MICROSTATION .....................40
II.3.1 Bản đồ HTSDĐ năm 2010 : ..............................................................................54
II.3.2 Biểu kiểm kê đất đai phường Chánh Nghĩa ....................................................55
II.3.3 Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ ảnh vệ tinh ......................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58

Trang iii



Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TN & MT
HTSDĐ
QHSDĐ
UBND
QSDĐ

Tài nguyên và môi trường
Hiện trạng sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đât
Ủy ban nhân dân
Quyền sử dụng đất
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Phổ phản xạ của một số đối tượng
Hình 1.2: Quá trình viễn thám thu nhận dữ liệu
Hình 1.3: dải phổ điện từ
Hình 1.4: viễn thám chủ động và viễn thám thụ động
Hình 1.5: Sơ đồ phân loại viễn thám theo bước sóng
Hình 1.6:Vệ tinh IKONOS
Hình 1.7: sơ đồ hệ thống vệ tinh Ikonos
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí phường Chánh Nghĩa
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất phường Chánh Nghĩa 2010
Hình 2.3: Giao diện chính phần mềm ENVI 4.3
Hình 2.4: Của sổ Available Bands list
Hình 2.5: Ảnh vệ tinh Ikonos

Hình 2.6: Phần ảnh vệ tinh bao phủ phường Chánh Nghĩa
Hình 2.7: Cửa sổ hiệu chỉnh độ tương phản
Hình 2.8: Ảnh Ikonos sau khi hiệu chỉnh độ tương phản
Hình 2.9: Cửa sổ đăng kí ảnh
Hình 2.10: Đất ở đô thị
Hình 2.11:Đất trồng cây lâu năm
Hình 2.12: Đất trồng cây hàng năm
Hình 2.13: Đất cở sở sản xuất kinh doanh
Hình 2.14: Đất sông ngòi, kênh rạch
Hình 2.15: Đất giao thông
Hình 2.16: Dấu hiệu nhận biết đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Hình 2.17: Dấu hiệu nhận biết đất sông ngòi kênh rạch
Hình 2.18: Dấu hiệu nhận biết đất ở đô thị
Hình 2.19: Dấu hiệu nhận biết đất trụ sở cơ quan
Hình 2.20: Dấu hiệu nhận biết đất cơ sở giáo dục đào tạo
Trang iv


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

Hình 2.21: Dấu hiệu nhận biết đất nông nghiệp
Hình 2.22: Hộp thoại load IrasC
Hình 2.23: Cửa sổ microstation manager
Hình 2.24: Cửa sổ tạo file mới
Hình 2.25: Vector hóa một số đối tượng chủ yếu trên ảnh
Hình 2.26: Dữ liệu sau khi số hóa trên nền ảnh
Hình 2.27: Hộp thoại load MRF Clean
Hình 2.28: Cửa sổ MRF Clean

Hình 2.29: Hộp thoại MRF Flag
Hình 2.30: Cửa sổ load MRFpoly
Hình 2.31: Cửa sổ MRF Polygon
Hình 2.32: Dữ liệu sau khi đã tạo vùng
Hình 2.33: Bảng màu cũ
Hình 2.34: Bảng màu HTSDĐ
Hình 2.35: Cửa sổ change element attributes
Hình 2.36: Dữ liệu sau khi tô màu
Hình 2.37: Thư viện cell
Hình 2.38: Cửa sổ nhập text
Hình 2.39: Gán cell và text cho đối tượng
Hình 2.40: Khung bản đồ hiện trạng
Hình 2.41: Bản đồ HTSDĐ phường Chánh Nghĩa năm 2010

Trang v


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là địa bàn phân bố dân cư, xây dưng nhà ở, các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội,
an ninh quốc phòng.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo sự biến động phức tạp về đất đai. Nhà
nước và các cơ quan chức năng cần nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy và chính
xác, từ đó đưa ra các chính sách, phương hướng giải quyết sao cho triệt để tiết kiệm và
hiệu quả. Để giúp các nhà quản lý nắm bắt hiện trạng này, việc thành lập bản đồ hiện

trạng sử dụng đất hàng năm là rất cần thiết.
Bản đồ HTSDĐ là một trong các tài liệu quan trọng trong công tác quản lý đất
đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giúp cho các nhà chuyên môn và nhà chức
trách có tầm nhìn tổng quan về HTSDĐ của cả địa phương. Vì vậy, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong xây dựng bản đồ là tất yếu, vừa đảm bảo độ chính xác, vừa
rút ngắn thời gian và làm tăng tính thẩm mỹ. Microstation là phần mềm quy định của
Bộ TN&MT trong công tác xây dựng, thành lập bản đồ HTSDĐ hiện nay
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã mang lại những thành quả
mang tính ứng dụng cao. Ngành công nghệ bản đồ số gặt hái được rất nhiều thành
công, kết quả của nó được ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực đặc biệt là trong
ngành quản lý đất đai vì những đặc tính ưu việt của bản đồ số.
Công nghệ viễn thám tuy là một công nghệ khá mới mẻ đối với nước ta, nhưng
nó đã từng bước trở thành một ngành công nghệ mũi nhọn, hàng đầu trong việc thành
lập bản đồ và quản lý đất đai.Phương pháp sử dụng ảnh viễn thám với những đặc tính
ưu việt hơn các phương pháp khác như: ảnh có độ phân giải cao và độ bao phủ không
gian lớn cung cấp lượng thông tin lớn, đa không gian, đa thời gian, tiết kiệm nhân lực
và chi phí,…vì thế ảnh viễn thám được xem như là dữ liệu tốt nhất để thành lập bản đồ
hiện trạng lớp phủ bề mặt trong đó có bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Từ những lý do nêu trên, và được sự đồng ý của Khoa QLĐĐ & BĐS chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:” Ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tỷ lệ 1 : 2000 năm 2010 phường Chánh Nghĩa, TX Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương”.

Trang 1


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan


 Mục tiêu nghiên cứu :
Sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao IKONOS để thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tỷ lệ 1 : 2000 năm 2010 phục vụ công tác thống kê,
kiểm kê đất đai
 Đối tượng nghiên cứu :
 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai
 Ảnh vệ tinh IKONOS độ phân giải 1m
 Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất có sẵn trên địa bàn
 Quy trình kỹ thuật giải đoán ảnh vệ tinh
 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
 Phạm vi nghiên cứu :
 Không gian : phường Chánh Nghĩa, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
 Thời gian thực hiện đề tài : đề tài được thực hiện trong vòng 4 tháng từ
01 tháng 04 đến 30 tháng 07 năm 2010
 Ý nghĩa của đề tài :
 Ý nghĩa khoa học : Đưa ra phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất bằng ảnh vệ tinh IKONOS độ phân giải 1m
 Ý nghĩa thực tiễn : sản phẩm của đề tài là bản đồ hiện trạng sử dụng đất
tỷ lệ 1: 2000 là tư liệu rất quan trọng phục vụ cho ngành quản lý đất đai
và các ngành khác

Trang 2


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

PHẦN I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.1.1 Cơ sở khoa học
1. Công nghệ viễn thám
a) Giới thiệu về viễn thám :
Trong những năm gần đây, Viễn thám (Remote Sensing) đã được nghiên cứu ứng
dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được xem như là phương pháp
rất hiệu quả trong việc xây dựng, cập nhật dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý
tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường… Đây là kỹ thuật nghiên cứu các đối
tượng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với những đối tượng đó.
Viễn thám (Remote Sensing) được định nghĩa bằng nhiều từ ngữ khác nhau, nhưng
nói chung đều thống nhất theo quan điểm chung là khoa học và công nghệ thu thập
thông tin của vật thể mà không tiếp xúc trực tiếp với vật thể đó.
Định nghĩa sau đây có thể coi là tiêu biểu: “Viễn thám là khoa học và công nghệ
mà theo đó các đặc tính đối tượng quan tâm được nhận diện, đo đạc, phân tích các
tính chất mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng”. Đối tượng trong định nghĩa
này có thể hiểu là một đối tượng cụ thể, một vùng hay một hiện tượng.
Một vệ tinh mang bộ cảm biến viễn thám để quan sát mặt đất được gọi là vệ tinh
viễn thám hay vệ tinh quan sát mặt đất. Các vệ tinh này được phân biệt bỡi các đặc
trưng về độ cao, quỹ đạo và cảm biến được sử dụng.
Vệ tinh viễn thám có thể được chia thành các nhóm chính sau:
 Vệ tinh khí tượng địa tĩnh: GMS (Geosynchronous Meteorological
Satellite) ở độ cao 36.000km.
 Vệ tinh khí tượng quỹ đạo cực: NOAA (quan sát khí tượng và giám sát
thực phủ) ở độ cao 850km.
 Vệ tinh tài nguyên: LANDSAT – độ cao 705km và SPOT – độ cao
832km… (quan sát tài nguyên mặt đất).
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin
chủ yếu về đặc tính của đối tượng cần phải đo lường và phân tích trong viễn thám. Một
thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể được gọi là bộ
cảm biến. Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy quét. Phương tiện mang
các bộ cảm biến được gọi là vật mang, đó có thể là máy bay, khinh khí cầu, tàu con

thoi hoặc là vệ tinh… Thuật ngữ Remote Sensing (Viễn thám) được sử dụng đầu tiên ở
Mỹ vào năm 1960 bao gồm tất cả các lĩnh vực như: không ảnh, giải đoán ảnh, địa chất
ảnh…
Mỗi đối tượng trên bề mặt đất có tính chất khác nhau, do đó khả năng hấp thụ
và phản xạ năng lượng cũng khác nhau. Viễn thám dựa vào đặc điểm vật lý này để ghi
nhận và phân loại đối tượng.
Mặt khác, trong cùng một đối tượng nhưng sự hấp thị và phản xạ năng lượng
cũng không giống nhau theo thời gian và không gian.Do đó ở cùng một kênh phổ của
viễn thám, cường độ thể hiện của cùng một đối tượng cũng không giống nhau thông
qua giá trị của bước sóng. Ví dụ như đối tượng thực vật được ghi nhận ở nhiều kênh
của viễn thám nhưng đặc biệt được ghi nhận nhiều và rõ nhất là 0.7-1.3 µm

Trang 3


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

Hình 1.1: Phổ phản xạ của một số đối tượng

Trang 4


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

Quá trình viễn thám gồm 2 công đoạn chính:
 Công đoạn thu nhận dữ liệu (Data-Acquisition): Liên quan đến các yếu tố về

nguồn bức xạ điện từ (1), môi trường lan truyền bức xạ (2), sự tương tác của
bức xạ với các đối tượng mặt đất (3), hệ thống thiết bị thu nhận (4), dữ liệu viễn
thám và truyền dữ liệu đến mặt đất (5).
 Công đoạn phân tích dữ liệu (Data-Analysis): Liên quan đến các phương pháp
xử lý nguồn dữ liệu thu nhận được (6), phương pháp giải đoán thông tin viễn
thám, hình thành các loại sản phẩm thông tin (7) cung cấp cho người sử dụng.

Hình 1.2:Quá trình viễn thám thu nhận dữ liệu
Chất lượng của dữ liệu viễn thám được đánh giá dựa vào 4 yếu tố sau:
 Độ phân giải phổ : là số lượng và độ rộng của các khoảng bước sóng
trong phổ điện từ mà sensor thu nhận được
 Độ phân giải không gian : là kích thước của trường nhìn tức thời hay
chính là diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ cảm có thể ghi nhận được
 Độ phân giải thời gian : là mức độ thường xuyên ghi lại hình ảnh cụ thể
của một vùng
 Độ phân giải bức xạ : là độ nhạy của detector trong việc phân biệt độ
mạnh tín hiệu mà nó ghi nhận từ các dòng bức xạ phản chiếu hoặc phát
ra từ đối tượng quan tâm

Trang 5


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

b) Phân loại viễn thám:
Hầu hết các hệ thống viễn thám hoạt động trong vùng phổ khả kiến (0.4
µm- 0.7 µm ) , hồng ngoại nhiệt (3 µm – 10 µm), sóng ngắn 10 µm – 10 m) , và
cả trong vùng cực tím (0.3 µm-0.4 µm). Dựa vào tính chất này người ta chia

viễn thám ra làm 3 loại chủ yếu :
 Viễn thám trong giải sóng nhìn thấy và hồng ngoại phản xạ:
Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời. Mặt trời cung cấp một bức
xạ có bước sóng ưu thế 0,5 micromet. Tư liệu viễn thám nhận được dựa vào
sự phản xạ từ bề mặt vật thể và trái đất. Vì vậy thông tin về vật thể có thể
được xác định chủ yếu từ các phổ phản xạ

Hình 1.3: dải phổ điện từ

Trang 6


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

 Viễn thám hồng ngoại nhiệt
Nguồn năng lượng sử dụng là bức xạ nhiệt do chính vật thể sản sinh
ra. Mỗi vật thể mang nhiệt độ bình thường đều tự phát ra một bức xạ (ưu thế
tại bước sóng 10 micromet). Ảnh thu được bởi kỹ thuật viễn thám này được
gọi là ảnh nhiệt.
 Viễn thám siêu cao tần
Trong viễn thám siêu cao tần 2 loại kỹ thuật chủ động và bị động đều
được áp dụng. Trong viễn thám bị động, thông tin nhận được dựa vào bức xạ
siêu cao tần do chính vật thể phát ra, còn viễn thám siêu cao tần chủ động lại
thu những phản xạ sóng từ các vật thể khi được cung cấp năng lượng riêng,
bộ cảm phát ra năng lượng sóng điện từ và thu sóng phản xạ lại từ vật thể.

Hình 1.4: viễn thám chủ động và viễn thám thụ động


Trang 7


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

Viễn thám trong dải
sóng nhìn thấy và
hồng ngoại phản xạ

Viễn thám hồng
ngoại nhiệt

Bộ cảm

Bộ cảm

Viễn thám siêu cao
tần

Bộ cảm

Bộ cảm

NGUỒN
BỨC XẠ

Vật thể


Mặt trời

Bức xạ phản xạ

Vật thể

rada

Bức xạ phản xạ

BỨC XẠ PHỔ

0.5 µm

PHỔ ĐIỆN TỪ
BỘ CẢM

UV

3µm

NHÌN THẤY

0.4 µm
0.3 µm

HỒNG NGOẠI

10 µm


độ dài bước sóng

HỒNG NGOẠI NHIỆT SIÊU CAO TẦN

0.7 µm

1mm
0.9 µm

Máy ảnh
0.3µm

14 µm

Bộ tách sóng
ánh sáng

1 mm

Bộ cảm nhận
sóng cực ngắn

Hình 1.5: Sơ đồ phân loại viễn thám theo bước sóng

Trang 8

30 mm


Ngành : Công nghệ Địa chính


SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

c) Ảnh vệ tinh IKONOS
I konos là một vệ tinh quan sát trái đất được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động
ngày 24 tháng 9 năm 1999 bằng tên lửa Athena 2 tại căn cứ không quân Vandenberg ở
Califonia , Mỹ.Vệ tinh Ikonos là thiết kế của hãng GeoEye , tháng 11 năm 2000 đã
nhận được giải thưởng “Best of What's New”, giải thưởng Grand hàng không và
không gian của tạp chí Popular Science. Đây là vệ tinh có khả năng chụp các tấm ảnh
vệ tinh có độ phân giải rất cao, Hiện tại đã có tới 18 quốc gia đặt trạm thu của Ikonos

Hình 1.6: Vệ tinh IKONOS
Các thông tin và thông số kĩ thuật của vệ tinh Ikonos:
 Thông tin chung :
 Thời gian đưa lên quỹ đạo : 24/11/1999
 Tên lửa đẩy : Athena 2
 Tại: Căn cứ không quân Vandenberg, California
 Thời gian hoạt động : 7 năm
 Khối lượng : 726 kg
 Kích thước : 1,83m x 1,57m
 Quỹ đạo :
 Độ cao : 681- 709 km
 Nghiêng 98o so với mặt phẳng quỹ đạo
 Quỹ đạo đồng bộ mặt trời
 Độ phân giải radio 11 bit
 Loại ảnh Pan ; Ms
 Độ phân giải GSD ảnh Pan / Ms : 0,82 / 3,2 m
 Số pixel trên 1 đường 13818
 Số đường quét : 3454
 Độ rộng của băng quét : 11km

 Góc nghiêng trục quang :
 Dọc theo quỹ đạo: ±450
Trang 9


Ngành : Công nghệ Địa chính






SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

 Vuông góc với quỹ đạo : ±450
Thiết bị quét ảnh theo đường
Dung lượng bộ nhớ đĩa cứng : 137 Gbits
Tốc độ truyền số liệu về trạm : 329 Mpbs
Thời gian tái quan trắc : 3,5 ngày

Hình 1.7: Sơ đồ hệ thống vệ tinh Ikonos
1- thiết bị cảm ứng mặt trời , 2- lắp đậy ống kính, 3- thiết bị kiểm tra vô tuyến, 4- bộ
phận xác định vị trí mặt trời, 5- ăngten GPS, 6- thiết bị GPS, 7- ăngten dải hẹp, 8- bình
nhiên liệu, 9- thiết bị làm lạnh ắcquy, 10- ăngten dải rộng
2. Các phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh
Giải đoán ảnh viễn thám là quá trình tách thông tin định tính cũng như định lượng
của hình ảnh dựa trên các tri thức chuyên ngành hoặc kinh nghiệm của người giải
đoán. Việc tách thông tin trong công tác viễn thám có thể phân thành 5 loại:
 Phân loại đa phổ
 Phát hiện biến động

 Chiết tách các thông tin tự nhiên
 Xác định các chỉ số
 Xác định các đối tượng đặc biệt
a) Phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh bằng xử lý số
Các tư liệu thu được trong viễn thám phần lớn là dưới dạng số cho nên vấn đề
giải đoán ảnh bằng xử lý số giữ một vai trò quan trọng và có lẽ cũng là phương pháp
cơ bản trong viễn thám hiện đại. Giải đoán ảnh bằng xử lý số trong viễn thám bao gồm
các giai đoạn sau: Nhập số liệu; Khôi phục và hiệu chỉnh ảnh; Biến đổi ảnh; Phân loại;
Xuất kết quả.

Trang 10


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

Có hai phương pháp phân loại đa phổ:
 Phương pháp phân loại có giám định
Phân loại có giám định là một hình thức phân loại mà các chỉ tiêu phân loại
được xác lập dựa trên các vùng mẫu. Vùng mẫu là khu vực mà trên ảnh người giải
đoán biết chắc chắn nó thuộc vào một trong các lớp cần tìm. Dựa vào các vùng mẫu,
các tham số thống kê sẽ được xác định và đó chính là các chỉ tiêu thống kê sử dụng
trong quá trình phân loại sau này.
 Phương pháp phân loại không có giám định
Tại những khu vực không có một thông tin nào về đối tượng cần phân loại,
người ta sử dụng kỹ thuật phân loại không giám định. Phân loại không giám định chỉ
sử dụng thuần tuý thông tin ảnh. Trình tự thực hiện có thể tóm tắt như sau:
Đầu tiên, các pixel trên ảnh được gộp thành các nhóm có đặc trưng phổ tương
đối đồng nhất bằng kỹ thuật ghép lớp.

Các nhóm này được sử dụng để tính các tham số thống kê cho quá trình phân
loại tiếp theo. Việc xác định các tham số thống kê tệp mẫu phụ thuộc vào các phương
pháp phân loại sẽ được sử dụng. Tuy nhiên phần lớn các phương pháp phân loại đều
sử dụng các tham số như giá trị trung bình tệp mẫu, ma trận, phương sai
b) Phương pháp giải đoán bằng mắt
Giải đoán ảnh bằng mắt có thể áp dụng trong mọi điều kiện trang thiết bị. Giải
đoán ảnh bằng mắt là việc sử dụng mắt thường cùng với các dụng cụ quang học như
kính lúp, kính lập thể, máy tổng hợp màu để xác định các đối tượng. Cơ sở để giải
đoán ảnh bằng mắt là các chuẩn giải đoán và khóa giải đoán ảnh.
 Các chuẩn giải đoán ảnh vệ tinh
 Chuẩn kích thước
 Chuẩn hình dạng
 Chuẩn bóng
 Chuẩn độ đen
 Chuẩn màu sắc
 Chuẩn cấu trúc
 Chuẩn phân bố
 Chuẩn mối quan hệ tương hỗ
Nhằm trợ giúp cho công tác giải đoán, người ta thành lập các khóa giải đoán
cho các đối tượng khác nhau. Khóa giải đoán là tập hợp các chuẩn dùng để giải đoán
một đối tượng nhất định. Kết quả giải đoán phụ thuộc vào khóa giải đoán. Mục đích
của việc sử dụng khóa giải đoán là làm chuẩn hóa các kết quả giải đoán của nhiều
người khác nhau. Thông thường, khóa giải đoán do những người có kinh nghiệm và
hiểu biết thành lập dựa trên những vùng nghiên cứu thử nghiệm đã được điều tra kỹ
lưỡng. Tất cả 8 chuẩn giải đoán cùng với các thông tin về thời gian chụp, tỷ lệ ảnh,
mùa chụp đều phải đưa vào khóa giải đoán. Một bộ khóa giải đoán bao gồm phần ảnh
và phần mô tả bằng lời.

Trang 11



Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

 Ảnh tổng hợp màu
Tư liệu ảnh dùng để giải đoán bằng mắt tốt nhất là ảnh tổng hợp màu. Đặc điểm
cơ bản của ảnh tổng hợp màu là sự mã hóa bằng màu các khác biệt về phổ của các đối
tượng. Ở đây chuẩn giải đoán chính là sự tương phản màu được nhấn mạnh nhờ sự lựa
chọn một cách có ý thức phương án tổng hợp màu. Trong trường hợp tư liệu gốc thỏa
mãn các điều kiện kỹ thuật, sử dụng phương án tổng hợp màu chuẩn và điều kiện xử lý
ảnh chặt chẽ thì màu là một chuẩn giải đoán tương đối ổn định.
Một số thiết bị dùng cho tổng hợp màu đa phổ thông dụng trên thế giới và ở nước ta
như:
 Máy chiếu hình đa phổ chuyên dụng MSP-4C (Đức) và AC-90B (Nhật).
 Máy nắn Rectimat - C, Dust 2000 có gắn đầu màu.
 Các máy vi tính có màn hình màu và các trạm làm việc.
c) Đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại
Có hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá độ chính xác công
tác phân loại đa phổ. Cả hai đều so sánh kết quả thu được từ cách phân loại bằng đối
số với đặc tính “đã biết” của mặt đất trong các vùng thử nghiệm từ các tài liệu tham
khảo. Các khu vực thử nghiệm được đại diện điển hình bằng một hoặc tổ hợp của:
 Các khu vực thử nghiệm đồng nhất cho người giải đoán lựa chọn.
 Các khu vực thử nghiệm hoặc các pixel được chọn một cách ngẫu nhiên
Trong việc xác định độ chính xác phân loại, điều quan trọng là không chỉ nêu
lên độ chính xác tổng thể thông qua tỷ lệ các pixel được phân loại đúng mà còn cần
xác định tính chất sai sót phạm phải của từng loại một và các sai sót mà một quá trình
phân tích ngẫu nhiên có thể sinh ra thông qua chỉ tiêu Kappa.
Chỉ tiêu Kappa này nằm trong phạm vi từ 0 đến 1 và biểu thị sự giảm theo tỷ lệ
về sai số được thực hiện bằng một yếu tố phân loại hoàn toàn ngẫu nhiên. Do vậy, giá

trị 0,75 sẽ chỉ ra rằng các yếu tố phân loại đã tránh được 75% các sai số mà một quá
trình hoàn toàn ngẫu nhiên có thể sinh ra.
Kích thước của vùng mẫu cũng cần phải được cân nhắc cẩn thận trong việc xây
dựng và giải thích độ chính xác phân loại. Để đánh giá độ chính xác trung bình của
một loại với sai số 5% cần phải có nhiều hơn 250 pixel thử nghiệm. Khi số lượng pixel
thử nghiệm được lấy mẫu ít hơn thì độ chính xác sẽ bị giảm đáng kể. Tóm lại, số
lượng các điểm cần lấy mẫu phụ thuộc vào quy trình lấy mẫu được sử dụng, độ chính
xác của việc ước tính, số lượng pixel có mặt trong một chủng loại và độ chính xác
phân loại yêu cầu.
Ngoài ra, khi đánh giá độ chính xác phân loại cần lưu ý đến hai vấn đề: thứ nhất
là chất lượng của bất kỳ việc đánh giá độ chính xác nào cũng chỉ tốt khi thông tin được
sử dụng để thiết lập loại đất “thực” có mặt trong các vùng thử nghiệm. Với một chừng
mực nào đó, sai số ước lượng có mặt trong tài liệu tham khảo phải được đưa vào quá
trình đánh giá độ chính xác. Thứ hai là quy trình đánh giá độ chính xác phải được thiết
kế sao cho phản ánh đúng mục đích của việc phân loại đó.

Trang 12


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Định nghĩa :
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là bản đồ chuyên đề được thành lập
theo đơn vị hành chính các cấp, thể hiện hiện trạng sử dụng các loại đất trong thực
tế với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số lượng, các loại
đất…trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm nhất định
b) Yêu cầu của bản đồ HTSDĐ

 Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đai của một đơn vị hành chính ở
thời điểm yêu cầu.
 Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỉ lệ, mục đích của bản đồ cần
thành lập.
 Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của kiểm kê đất đai
và quy hoạch sử dụng dất.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo đơn vị hành chính các
cấp nên thường phân mảnh tự do. Chọn kinh tuyến trung tâm của khu
vực cần xây dựng bản đồ và căn cứ vào kinh tuyến đó tìm toạ độ 4 góc
khung bao kín toàn bộ ranh giới hành chính của lãnh thổ để chia mảnh.
Yêu cầu phải đảm bảo lãnh thổ cần xây dựng bản đồ nằm ở trung tâm
của mảnh và kích thước của mỗi mảnh bản đồ không vượt quá khuôn
khổ tờ giấy Ao. Tên của mỗi mảnh bản đồ là tên của đơn vị hành chính
tương ứng.
 Về độ chính xác: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đáp ứng được các
quy định về sai số cho phép đối với ranh giới sử dụng đất, loại hình sử
dụng của các cấp hành chính nhưng phải đảm bảo sai số trung bình vị trí
mặt phẳng các địa vật chủ yếu so với điểm thuộc lưới đo vẽ gần nhất
không lớn hơn 0,5mm; đối với địa vật thứ yếu không lớn hơn 0,7 mm
trên bản đồ. Sai số tương hổ giữa các địa vật chủ yếu không lớn hơn 0,4
mm trên bản đồ.
c) Tỉ lệ bản đồ HTSDĐ
Căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ HTSDĐ thành lập là dựa vào: kích
thước, hình dạng của đơn vị hành chính, của khu vực. Đồng thời dựa vào đặc điểm,
diện tích, độ chính xác của các yếu tố nội dung chuyên môn hiện trạng sử dụng đất
phải thể hiện trên bản đồ HTSDĐ. Và phải đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung hiện
trạng sử dụng đất và theo dãy tỷ lệ của hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ địa chính
(đối với cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế). Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ cho các cấp
được quy định cụ thể như bảng sau:


Trang 13


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ
Đơn vị thành lập bản đồ

Tỷ lệ bản đồ

Qui mô diện tích tự nhiên (ha)

Cấp xã, khu công nghệ cao,
khu kinh tế

1:1.000
1:2.000
1:5.000
1:10.000

Dưới 120
Trên 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000

Cấp huyện

1:5.000

1:10.000
1:25.000

Dưới 3.000
Trên 3.000 đến 12.000
Trên 12.000

Cấp tỉnh

1:25.000
1:50.000
1:100.000

Dưới 100.000
Trên 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

Vùng kinh tế

1:250.000

Cả nước

1:1.000.000

( nguồn : qui phạm thành lập bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ 2007)
Các đơn vị hành chính thuộc khu vực đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế có
mật độ các yếu tố nội dung dày đặc thì bản đồ HTSDĐ được phép thành lập ở tỷ lệ
lớn hơn một cấp theo qui định trên. Các đơn vị hành chính thuộc khu vực miền núi
có các yếu tố nội dung thưa thớt thì bản đồ HTSDĐ được phép thành lập ở tỷ lệ nhỏ

hơn một cấp theo quy định trên.
d) Các phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ
 Phương pháp đo vẽ trực tiếp
 Phương pháp sử dụng ảnh máy bay
 Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu hiện có
 Phương pháp sử dụng ảnh công nghệ viễn thám
e) Nội dung bản đồ HTSDĐ
 Nội dung chuyên môn : thể hiện 3 nhóm đất chính :
 Đất nông nghiệp:
Bao gồm các loại đất là đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất
rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất
nông nghiệp khác.
 Đất phi nông nghiệp:
Gồm các loại đất là đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất an ninh, đất quốc
phòng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích
công cộng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất
sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác

Trang 14


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

 Đất chưa sử dụng:
Gồm các loại đất là đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử
dụng, núi đá không có rừng cây.
 Nội dung cơ sở địa lý :

 Ranh giới hành chính
 Trụ sở hành chính
 Thủy văn
 Giao thông
 Địa hình
 Các yếu tố địa vật kinh tế xã hội
f) Cơ sở toán học thành lập bản đồ HTSDĐ
 Sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000.
 Elípxôit quy chiếu WSG-84.
 Bán trục lớn: a = 6.3787.137m
 Độ dẹt: 298.257.223.563.
 Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc.
 Múi chiếu 30 với hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài là ko=0,9999
 Kinh tuyến trục là 105045’.
 Tỷ lệ bản đồ theo quy định về tỷ lệ bản đồ HTSDĐ nêu trên
I.1.2 Cơ sở pháp lý :
 Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20-06-2001 của Tổng Cục
Địa Chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu và hệ toạ độ Quốc
gia VN2000.
 Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 12-07-2000 của Thủ Tướng Chính
Phủ về sử dụng hệ qui chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000.
 Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17-12-2007 về qui phạm
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Quy chế quản lý chất lượng công trình - sản phẩm đo đạc bản đồ Tổng cục địa chính, Hà Nội – năm 1997
 Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu công trình - sản phẩm đo
đạc bản đồ của tổng cục địa chính tháng 11/1997.
 “ Định mức Kinh tế - Kỹ thuật đo đạc bản đồ ” theo Quyết định số
05/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 26/05/2006.
 Thông tư số 02/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm

thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Trang 15


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

I.1.3 Cơ sở thực tiễn :
 Căn cứ vào các số liệu thống kê về diện tích , các loại đất sử dụng …
của địa phương
 Căn cứ vào các tài liệu bản đồ HTSDĐ, bản đồ địa giới hành chính
… đã có của địa phương
 Tài liệu ảnh vệ tinh Ikonos độ phân giải 1m
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Vị trí địa lý :
Phường Chánh Nghĩa là một trong các phường nội ô của thị xã Thủ Dầu Một,
có tổng diện tích tự nhiên là 476,95ha, có vị trí tiếp giáp với các phường, xã như sau:
- Phía Bắc: giáp phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một;
- Phía Nam: giáp phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một;
- Phía Đông: giáp phường Phú Hoà thị xã Thủ Dầu Một;
- Phía Tây: giáp huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí phường Chánh Nghĩa
I.2.2 Khí hậu thời tiết:
Phường Chánh nghĩa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo,
có chế độ khí hậu ổn định:
- Nhiệt độ trung bình là 270 C
- Độ ẩm trung bình là 800

- Khí hậu phân chia thành 2 mùa riêng biệt :
 Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 11 hàng năm ; lượng
mưa trung bình đo được hàng năm là 1800 – 2000mm / năm.Thời
gian mưa trong ngày chủ yếu là vào buổi chiều từ 13h – 20h
Trang 16


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

 Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 5 với số giờ nắng dồi
dào
I.2.3Thủy văn :
 Nguồn nước mặt phong phú với hệ thống các kênh rạch tập trung chủ
yếu ở phía tây, tây bắc và tây nam, tạo điều kiện thuận lợi sản xuất nông
nghiệp, phục vụ tưới tiêu
 Mạng lưới thủy văn khá dày nhưng phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở phía tây , tây bắc và tây nam ; hệ hống kênh rạch đều chịu ảnh
hưởng của sông Sài Gòn, tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước khá ổn
định
I.2.4 Giao thông :
Nhìn chung mạng lưới giao thông trên địa bàn tương đối phát triển, chất lượng
đường khá tốt, phần lớn đưởng hẻm đã được bê tông hóa (70% ).Vì Chánh Nghĩa là
phường nội ô của thị xã Thủ Dầu Một nên mạng lưới giao thông khá dày đặc.Có đại lộ
Bình Dương chạy ngang địa bàn.
I.2.5 Kinh tế xã hội :
1. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Trong 5 năm qua, tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm
mạnh. Năm 2005 số cơ sở hoạt động sản xuất là 180 cơ sở, giá trị sản lượng đạt 36,29

tỷ đồng; đến năm 2009 số cơ sở hoạt động sản xuất giảm chỉ còn 123 hộ, đạt giá trị
tổng sản lượng 23,67 tỷ đồng. Tổng giá trị sản lượng 5 năm đạt 158,53 tỷ đồng, bình
quân đạt 31,71tỷ đồng/ năm.
2. Thương mại – dịch vụ :
Năm 2005 số hộ kinh doanh là 283 hộ, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 20,40 tỷ đồng; năm 2009 số hộ kinh doanh là 435 hộ,
thực hiện tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 100,14 tỷ
đồng. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm đạt
240,43 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 48,08tỷ đồng. Như vây ngành thương mai dịch vụ trong 5 năm qua tăng mạnh, tạo được việc làm cho lực lượng lao động trên địa
bàn phường, góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.
3. Sản xuất nông nghiệp :
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là kinh tế vườn, trồng vườn cây ăn trái kết hợp
với nhiều loại cây lâu năm khác, trồng 1 vụ lúa với một vụ hoa màu tập trung ở khu
vực gần sông Sài Gòn nhưng năng suất không cao. Hoa màu có xu hướng chuyển sang
trồng rau sạch.Ngành chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình.
I.3 NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
 Bản đồ HTSDĐ phường Chánh Nghĩa năm 2005
 Các số liệu thống kê đất đai trên địa bàn phường
 Bản đồ địa giới hành chính
 Các số liệu thống kê hiện trạng kinh tế xã hội
 Dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao Ikonos
Trang 17


Ngành : Công nghệ Địa chính

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Loan

I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
I.4.1 Nội dung nghiên cứu:

 Hiện trạng tự nhiên – kinh tế- xã hội
 Khái quát tình hình quản lý đất đai của địa phương
 Đánh giá hiện trạng và tình hình biến động đất đai
 Sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao Ikonos để thành lập bản đồ HTSDĐ
 Xử lý hình học và xử lý phổ
 Nắn ảnh
 Xây dựng các khóa giải đoán ảnh và tiến hành giải đoán
 Vector hóa các đối tượng thể hiện trên ảnh
 Xử lý và hoàn thiện dữ liệu
 Biên tập và hoàn chỉnh bản đồ
 Đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài nghiên cứu
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu :
 Phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh : sử dụng phương pháp giải đoán thủ công
để giải đoán ảnh Ikonos thành lập bản đồ HTSDĐ
 Phương pháp điều tra thực địa : Tiến hành điều tra lấy mẫu phục vụ cho việc
giải đoán ảnh và đối soát kiểm tra mẫu nhằm đánh giá độ chính xác cho bản đồ
hiện trạng. Đồng thời thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo về tự nhiên –
kinh tế – xã hội và các kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
 Phương pháp phân tích thống kê : xử lý tổng hợp số liệu từ các nguồn số liệu
thu phập được
 Phương pháp bản đồ : là phương pháp thể hiện nội dung và kết quả nghiên cứu
thông qua không gian đồ họa với cơ sở toán học thống nhất.
 Phương pháp chuyên gia: thường xuyên liên hệ, tham khảo ý kiến các chuyên
gia để thu thập thông tin và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học
I.4.3 Phương tiện nghiên cứu :
 Thiết bị:
 Máy vi tính:
Màn hình: LCD 17”
CPU: Bộ xử lý Intel Pentium 4; tốc độ 2.0

RAM: 1 Gb; Dung lượng ổ cứng 80 Gb
 Hệ điều hành Windows XP SP2.
 Máy in bản đồ

Trang 18


×